Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tổng hợp ngữ pháp tiếng nah lớp 8 học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.21 KB, 12 trang )

TÓM TẮT NGỮ PHÁP HK-1 LỚP 8
Unit 1: LEISURE TIME
I. GRAMMAR:
1. Verbs of liking/ disliking (Các động từ chỉ sự u thích/ khơng thích)
* Các động từ chỉ sự u thích trong tiếng Anh thường bao gồm các động từ như:
- adore (v) rất thích, mê

- prefer (v) : thích hơn

- enjoy (v) thích thú ; love (v) yêu

- dislike (v); don’t like khơng thích

- like (v) thích

- hate (v) ghét

- fancy (v) mến, thích

- detest (v) căm ghét

2. Cách dùng :
- Khi có một động từ chỉ hành động khác theo sau động từ chỉ yêu thích , ta phải dùng
động từ đó ở dạng danh động từ (V-ing) hoặc động từ nguyên mẫu có to (to- infinitive).
2.1. Các động từ chỉ sự u thích chỉ có thể được theo sau bởi danh động từ (gerund) : adore,
enjoy, fancy, dislike, detest.
Eg :- I like building dollhouses
- They dislike surfing the net.
2.2. Các động từ chỉ sự yêu thích được theo sau bởi cả danh động từ và động từ nguyên mẫu
có to: like, love, hate, prefer
- We love going/ to go to the cinema.


- Trang hates getting up/ to get up early.
2.3. Các cụm từ đi kèm với giới từ để chỉ sự yêu thích: be fond of (thích) , be keen on
(say mê, ham thích) , be crazy about (rất thích) , be interested in (thích, ham mê) , be into.
* LANGUAGE NOTE:
- To be keen on có nghĩa là rất quan tâm hoặc sẵn sàng làm điều gì đó.
ex: I'm quite keen on football. ( Tơi khá mê bóng đá.)
- To be fond of có nghĩa là thích ai đó / cái gì đó hoặc làm điều gì đó rất nhiều.
- To be crazy about (Phát cuồng) Dùng nó mạnh hơn ( keen /fond )quan tâm / thích
Example: - He is fond of taking photo. (Anh ấy thích chụp ảnh )
+ Khi muốn diễn tả sự khơng thích, chúng ta thêm not vào sau động từ be.
Example: - I'm not crazy about surfing the net. (Tôi không mê lướt net.)
III. Gerund: Danh động từ (V-ing): Danh động từ là dạng động từ thêm + ing và được
dùng như một danh từ.


- Danh động từ đứng đầu câu làm chủ ngữ. Collecting stamps is my hobby
- Danh động từ đứng sau động từ be để làm bổ ngữ : Her hobby is painting.
- Danh động từ đứng sau một số động từ để làm tân ngữ : admit, appreciate, avoid, consider,
delay, deny, don't mind, finish, imagine, keep, mind, mention, miss, postpone, practice, risk,
suggest, ...
Eg: - Tom enjoys doing puzzles.
+ Danh động từ làm tân ngữ của giới từ + Adjective + preposition + gerund
+ Verb + preposition + gerund ...
Eg: Mary is interested in reading books . (Mary rất thích đọc sách)

Unit 2: LIFE IN THE COUNTRYSIDE
I. GRAMMAR: Comparisons of adverbs (Cấp so sánh trạng từ)
1. Adverbs : Trạng từ là loại từ bổ nghĩa cho động từ và miêu tả cách thức của một hành
động diễn ra như thế nào
* Tương tự như với tính từ, trạng từ chia thành 2 loại: Trạng từ ngắn và trạng từ dài

1.1. Trạng từ ngắn (Short adverbs): - Là những trạng từ có một âm tiết (one syllable)
Eg: : hard, fast, late, far, early, soon ... - She runs fast.
1.2. Trạng từ dài (Long adverbs): Là những trạng từ có 2 âm tiết trở lên (two syllable).
+ Là những trạng từ có đi + ly:
Eg: : slowly, carefully, quickly, interestingly,... - My father drives carefully.
II. COMPARATIVE FORM OF ADJECTIVE AND ADVERBS
1. Comparative adjectives ( So sánh hơn của tính từ )
Ta sử dụng So sánh hơn của tính từ (Comparative adjectives) để so sánh giữa 2 người (hoặc 2
vật) với nhau . Cấu trúc của câu so sánh hơn
Short Adj: S + be + adj + er + than + Noun/ Pronoun
Long Adj: S + be + more + adj + than + Noun/ Pronoun
Eg: - She is taller than her mother.
- He is more intelligent than I (am).
2. Comparative adverbs (So sánh hơn với trạng từ):
Short Adv: S + V + adv + er + than + Noun/ Pronoun
Long Adv: S + V + more/ less + adv + than + Noun/ Pronoun
Eg: - They work harder than I do/ me. (Họ làm việc chăm chỉ hơn tôi.)
3. Cách cấu tạo Trạng từ ngắn và Trạng từ dài.


* Tương tự như tính từ, với các trạng từ có hai hoặc nhiều âm tiết, ta thêm more trước trạng từ
cho so sánh hơn hoặc (the) most trước trạng từ cho so sánh nhất.
Trạng từ

So sánh hơn

So sánh nhất

carefully


more carefully

most carefully

slowly

more slowly

most slowly

quickly

more quickly

most quickly

* Với các trạng từ có một âm tiết, ta thêm + er với so sánh hơn hoặc + est với so sánh nhất.
Nếu trạng từ loại này tận cùng là y, bạn biến y thành i rồi sau đó thêm er hoặc est.
Trạng từ

So sánh hơn

So sánh nhất

hard

harder

hardest


early

earlier

earliest

fast

faster

fastest

* Một số trạng từ bất qui tắc:
Trạng từ

So sánh hơn

So sánh nhất

well

better

best

badly

worse

worst


late

later

latest

little

less

least

much

more

far

most

farther/ further

farthest/ furthest

Unit 3: : TEENAGERS
I. GRAMMAR: Simple sentence and Compound Sentences
Câu (sentence) là một đơn vị ngữ pháp gồm một nhóm các từ, ngữ có ý nghĩa hồn chỉnh,
thường chứa chủ ngữ và vị ngữ, bao gồm một mệnh đề chính và đơi khi là một hoặc nhiều
mệnh đề phụ

Example: - I go to school everyday.
- Ann watches videos on YouTube.
- I love Instagram.
1. Câu đơn (Simple sentence)
Câu đơn là cấu trúc câu đơn giản nhất trong tiếng Anh, bao gồm chỉ một chủ ngữ (subject) và
chỉ một vị ngữ (predicate). ( Câu chỉ có duy nhất một mệnh đề (Clause))
Example: - My brother ate a sandwich.


- Tom uses Facebook to connect with friends.
- He often chats with his friends on Facebook Messenger.
Eg: Minh has some problems with his schoolwork.
SV
+ Câu đơn có thể có nhiều hơn một chủ từ hoặc nhiều hơn một động từ, nhưng chỉ diễn đạt
một ý chính duy nhất.
Example: - John and Mary were sad.
- My friends and I joined a sports competition last year.
- Smith ate noodles and drank coffee.
+ Khi viết tiếng Anh, chúng ta nên hạn chế dùng một chuỗi các câu đơn liên tiếp vì điều này
sẽ làm người đọc khó chịu, trừ khi người viết có chủ ý.
- Mary and Tom are playing tenis.
- John and Mary always go jogging early in the morning.
2. Câu ghép – Compound Sentences
Câu ghép, hay còn gọi là câu tập hợp, là câu gồm hai hay nhiều mệnh đề độc lập có liên quan
về mặt ý nghĩa, được kết nối với nhau bằng một liên từ (conjunction) hoặc bằng một dấu
chấm phẩy (semicolon).
Câu ghép là câu được hình thành bởi hai hay nhiều mệnh đề độc lập. Các mệnh đề này được
nối với nhau bằng liên từ (FOR, AND, NOR, BUT, OR, YET). (FANBOY).
Mệnh đề 1 + (,) + liên từ + mệnh đề 2.
Ví dụ: + I talked and he listened.

+ She plays chess very well , and she won the first prize last year.
+ Tom is a club member, but he never participates in any of the activities.
+ You should eat less fast or you can put on weight.
* Chúng ta cần phải sử dụng dấu “,” trước liên từ so, còn với các liên từ and / or/ but thì có
thể có dấu phẩy hoặc khơng.
- Helen is good at English, so she wants to become an English teacher.
(Helen giỏi tiếng Anh, nên cô ấy muốn trở thành giáo viên tiếng Anh.)
- John loves going to the beach; however, he never plans on learning how to swim.
(John rất thích đi biển; tuy vậy, cậu ấy chẳng bao giờ có ý định học bơi.)
- Claire and Amy sing and (Claire and Amy) dance. (Claire và Amy hát và múa.)
*Các từ nối câu thường dùng: F-A-N-B-O-Y
1. For (vì): từ chỉ nguyên nhân:


He drinks much water, for he is thirsty. (Anh ấy uống nhiều nước, vì anh ấy đang rất khát.)
2. And (và): nối câu bổ sung ý nghĩa cho nhau.
She went to the market and she bought some apple. (Cô ấy đi chợ và cô ấy mua vài quả táo.)
3. Nor (không...cũng không):
Quan doesn’t watch T.V, nor does he play piano. (Quân k xem ti vi và cũng k chơi đàn.)
4. But (nhưng): chỉ sự mâu thuẫn
- He is handsome but he is not smart. (Anh ấy đẹp trai nhưng Anh ấy không thông minh)
5. Or (hoặc) chỉ sự lựa chọn
You should study harder, or you will not pass the next exam. (Bạn cần học hành chăm chỉ hơn
hoặc bạn sẽ trượt kỳ thi tiếp theo.)
6. So (vì vậy): chỉ kết quả của hành động trước đó
- He is sick, so he doesn’t go to work today. (Anh ấy bị ốm, nên anh ấy k đi làm hôm nay)
7. Yet (nhưng) : The weather was extremely cold, yet we enjoyed climbing the mountain .
2.2. Dùng trạng từ nối (conjunctive adverb) : However; therefore, otherwise...
Dùng trạng từ nối để nối hai mệnh đề tạo thành câu ghép tiếng Anh cũng được khá nhiều
người lựa chọn hiện nay. Các trạng từ này thường đứng sau dấu phẩy và trước dấu chấm

phẩy.
Eg:She is beautiful; however, she isn’t gentle.(Cô ấy đẹp, tuy nhiên, cô ấy không dịu dàng.)
+Lan wants to join the school music club; however, she can't sing or play any instruments
+ She wanted to prepare for the exam; therefore, she turned off her mobile phone.
+ Phong has to study harder, otherwise, he may fail the test.
2.3. Dùng dấu chấm phẩy
Khi hai mệnh đề để tạo nên câu ghép có quan hệ gần gũi với nhau, có thể tách riêng, đứng
độc lập thì chúng ta có thể liên kết chúng bằng dấu chấm phẩy (;)
Eg: : + My sister is cooking; my mother is reading newspaper.
Lưu ý: Ta hồn tồn khơng được dùng dấu phẩy để nối hai mệnh đề trong câu ghép khi
không có từ nối.
3. Câu phức (Complex sentence)
Câu phức là câu gồm một mệnh đề độc lập, hay mệnh đề chính (main clause), và một hay
nhiều mệnh đề phụ thuộc (subordinate clause), liên kết với nhau bởi liên từ phụ thuộc
(subordinating conjunctions) hoặc đại từ quan hệ (relative pronoun)...
Eg: + Although it was raining, we still decided to go outside.
+ If he comes back, you should help him.


+ Ba studied hard, so he passed the exam easily

Unit 4: ETHNIC GROUPS OF VIETNAM
I. Questions: Yes/ No questions
* Câu hỏi nghi vấn là câu hỏi dùng để xác nhận lại nội dung: Có hay khơng? Đúng hay sai?
- Để đặt được câu hỏi nghi vấn, ta cần xác định trợ động từ và đảo lên trước chủ ngữ.
- Khi trả lời, ta sử dụng chính trợ động từ ở đầu câu và đổi các danh từ chủ ngữ thành đại từ
chủ ngữ (I, you, we, they, he, she, it).
- Các loại trợ động từ thường gặp là: be (is / am / are / was / were), do (do / does / did), have
(have / has / had), modal verbs (can / could / may / might / will /should / must / ought to...).
1. Yes/ No Questions that need either a yes or a no answer are called yes-no questions:

( Những câu hỏi cần câu trả lời có hoặc không được gọi là câu hỏi Yes-No.)
+ Do you like classical music ? (answer: yes or no)
+ Did you watch television las tnight? (answer: yes or no)
1.1. Forming yes-no questions: (Cách đặt câu hỏi có - khơng?)
1.1. With an auxiliary verb: (Dùng Trợ động từ )
* We form yes-no questions with an auxiliary verb (be, do or have) + subject + main verb or
with a modal verb + subject + main verb:
( Chúng ta đặt câu hỏi có-khơng với trợ động từ (be, do hoặc have) + chủ ngữ + động từ chính
hoặc với Trợ động từ + chủ ngữ + động từ chính? )
Be: Is she working very hard? Were they waiting for the bus?
Do: Does she live near here? Did you watch TV last night?
Have: Have you finished it yet? Had they visited Lon Don before?
Modal: Could you help me open this box? Should I come to her party?
* Where there is no auxiliary verb be, have or modal verb already present in the statement, we
use the auxiliary do, does, did:
( Trường hợp khơng có trợ động từ be, have hoặc modal verb đã có trong câu trần thuật ,
chúng ta sử dụng các trợ động từ do, does, did: )
You usually walk to work. Do you usually walk to work?
You liked disco music in the 70s. Did you like disco music in the 70s?
1.2. We don’t use an auxiliary verb when we use be as a main verb:
( Chúng ta không sử dụng trợ động từ khi chúng ta sử dụng be làm động từ chính:
+ Is she your sister? Yes, she is


* Cấu trúc is there/ are there?
Example: - Is there any milk in the bottle? Yes, there is.
- Are there any people outside now? Yes, a lot of people are standing out there.
- Are there any children in the garden? No, there aren’t.
II. Câu hỏi với Wh-? Question with question word ?
- Câu hỏi với Wh bắt đầu bằng what, when, where, who, whom, which, whose, why và how.

- Chúng được dùng để là rõ thông tin. Câu trả lời không thể là Yes/No.
Example: A: When do you finish school? B: Next June.
A: Who is your favourite teacher? B: Mr. Pike.
2. Cách thành lập câu hỏi với Wh-Questions
2.1. Với trợ động từ:
Example: Be: When are you leaving? Who’s been paying the bills?
Do: Where do they live? Why didn’t you call me?
Have: What has she done now? What have they decided?
Modal: Who would she stay with? Where should I park?
2.2. Không có trợ động từ:
Note:Khi what, who, which hoặc whose là chủ ngữ hay một phần chủ ngữ, ta không dùng trợ
động từ.
Ta dùng trật tự từ : Chủ ngữ + Động từ.
Ví dụ: What fell off the wall? (Cái gì rớt trên tường xuống vậy?)
Which horse won? (Con ngựa nào về nhất?); Who bought this? (Ai mua cái này?)
Whose phone rang? (Điện thoại của ai kêu vậy?)
* Trả lời câu hỏi với Wh
- Câu hỏi với Wh- hỏi để lấy thơng tin. Do đó, câu trả lời khơng thể là Yes/No mà là cung
cấp thơng tin.
Ví dụ: A: Where’s the coffee machine? B: It’s in the room next to the reception.
A: How old is this church? B: It’s about 200 years old. I’m not very sure.
Wh- + Trợ động từ (be, do or have) + Chủ ngữ + Động từ chính?
Wh- + Động từ khuyết thiếu + Chủ ngữ + Động từ chính?
3/ Một số từ hỏi:
When? Khi nào (thời gian)

Who? Ai (con người - chủ ngữ)

Where? Ở đâu (nơi chốn)


Why? Tại sao (lý do)


What? Cái gì / gì (vật, ý kiến, hành động)

Whom? Ai (người - tân ngữ)

Which? Cái nào (sự chọn lựa)

How? Như thế nào (cách thức).

Whose? Của ai (sự sở hữu)
* Study this: Yes - No questions :
+ Are you from England ? - Yes, I am / No, I’m not .
+ Can you drive a car ? - Yes, I can / No, I can’t.
+ Does she like coffee ? - Yes, she does / No, she doesn’t .
+ Did you watch TV last night? - Yes , I did/ No I didn’t
II. Countable nouns and Uncountable nouns
1. Countable nouns (Danh từ đếm được)
Một số danh từ dùng để chỉ những thứ mà trong tiếng Anh được coi là những mục riêng biệt
có thể đếm được. Chúng được gọi là danh từ đếm được. Dưới đây là một số ví dụ:
a car, three cars; a book, a box full of books; a city, several big cities
* Singular and plural
Danh từ đếm được có thể là số ít hoặc số nhiều. Chúng có thể được sử dụng với a/an và với
số và nhiều từ hạn định khác (ví dụ: these, a few):
She’s got two sisters and a younger brother.
These shoes look old now.
2. Uncountable nouns (Danh từ không đếm được)
Trong ngữ pháp tiếng Anh, một số thứ được coi là toàn bộ hoặc khối lượng. Chúng được gọi
là danh từ không đếm được vì chúng khơng thể tách rời hoặc đếm được.

Some examples of uncountable nouns are:
- Ideas and experiences: ( Ý tưởng và kinh nghiệm ): advice, information, progress, news,
luck, fun, work
- Materials and substances (Vật liệu và chất) : water, rice, cement, gold, milk
- Weather words ( từ thời tiết ) : weather, thunder, lightning, rain, snow
- Names for groups or collections of things ( Tên cho các nhóm hoặc bộ sưu tập của sự
vật:) : furniture, equipment, rubbish, luggage
- Other common uncountable nouns include (Các danh từ không đếm được phổ biến
khác bao gồm) : accommodation, baggage, homework, knowledge, money, permission,
research, traffic, travel.
- Some nouns always have plural form but they are uncountable because we cannot use
numbers with them. ( Một số danh từ ln có dạng số nhiều nhưng chúng khơng đếm
được vì chúng ta khơng thể sử dụng số với chúng.)
I bought two pairs of trousers.

Not: I bought two trousers.


- Other nouns of this type are ( Các danh từ khác thuộc loại này là ): shorts, pants,
pyjamas, glasses (for the eyes), binoculars, scissors.

Unit 5: OUR CUSTOMS AND TRADITIONS
I . Article a, an, the and zero article
(Mạo từ : a, an, the và Ø (Zero article) )
1. Mạo từ bất định (Indefinite articles): a, an
A, an có thể đứng trước danh từ đếm được số ít (singular countable noun).
- A, an được sử dụng trong lời nói chung chung hoặc để giới thiệu một điều gì chưa được đề
cập đến truớc đó.
Eg: - A ball is round. ( nói chung mọi trái bóng đều trịn.)
- I saw a boy in the street. ( chúng ta không biết “boy” nào.)

+ An được dùng trước những từ bắt đầu bằng một nguyên âm. (u, e, o, a, i )
+ A được dùng trước những từ bắt đầu bằng một phụ âm.
Eg: a book, a pen.

an apple, an ink-pot

♦ Một số từ có thể gây ra sự nhầm lẫn vì cách viết và cách đọc khác nhau.
Eg: a house nhưng an hour; a university nhưng an umbrella
2. Cách sử dụng mạo từ “the”
Mạo từ xác định “the” đứng trước cả danh từ đếm được và không đếm được. Chúng ta gọi là
mạo từ xác định vì nó danh từ đã xác định mà cả người nói và người nghe đều biết.
Eg: The girl sitting near the window is my close friend.
Các trường hợp dùng “the” khác:
- “The” dùng với so sánh nhất.
Eg: I think Chinese is the most difficult language in the world.
- Dùng để nói về một đối tượng, một địa điểm đặc biệt, chỉ tồn tại duy nhất
Eg: the Eiffel Tower, the Tower Bridge, the Moon, the Sun, the Star
- Dùng trước danh từ riêng chỉ núi, sông, biển, đảo, sa mạc, miền ...
Eg: the Pacific Ocean, the Himalayan mountain, ...
- Dùng để chỉ một nhóm người, giai cấp trong xã hội
Eg: the old (người già), the rich (người giàu), the poor (người nghèo), ...
- Dùng với một số tên quốc gia thuộc tổ hợp hoặc liên bang.
Eg: the United State (US), the United Kingdom (UK), ...
3. No article (Không dùng mạo từ)


+ Trước tên quốc gia, châu lục, tên núi, hồ, đường phố (Trừ những nước theo chế độ
Liên bang): I'm from China. She lives in the US.
+ Ti Vi : I like watching TV
+ Ngôn ngữ, môn học : I have English every day.

+ Dùng với ; Next, last : Let’s go skiing next week.
+ Từ sử dụng với nghĩa chung: I don’t like snakes.
+ Bữa ăn : I have egg and bread for breakfast.
+ Năm, tháng, ngày : She was born in 2010

Unit 6: LIFE STYLES
A. The future simple: Will (Thì tương lai đơn: Will)
I. Cơng thức thì tương lai đơn: S + will + V-infinitive
1.1. Câu khẳng định : S + will/shall + V-inf
Chú ý: Trợ động từ will có thể viết tắt là ”ll (He will = He’ll, She will = She’ll, I will = I’ll,
They will = They’ll, You will = You’ll..)
Example: - We will take our first - term exams next week.
1.2. Câu phủ định: S + will + not + V-inf
Phủ định của will là won’t. will not= won’t
Example: I won’t choose online learning in the second term.
1.3. Câu hỏi: Will + S + V-inf ?
Yes, S + will // No, S + will not (won’t)
Example: Will you take a photo with him? => Yes, I will / No, I won’t
II. Use: (Cách dùng)
1. Dùng để chỉ những điều mà chúng ta quyết định làm ngay bây giờ. (Quyết định nhanh
chóng)
- Ngay lúc bạn đưa ra quyết định tại thời điểm đó, một cách tự phát
Example: We will buy an electric scooter soon.
2. Khi chúng ta nghĩ hoặc tin vào điều gì đó về tương lai. (Sự dự đoán)
Example: - My team will not win the league this season.
- I think it will rain later so take an umbrella with you.
3. Để đưa ra một lời đề nghị, một lời hứa hoặc một lời đe dọa.
Example: - I promise I will behave next time.



4. Bạn sử dụng WON'T khi ai đó từ chối làm điều gì đó.
Example: - Tommorow, we won’t have lesson, but we will do experiments in the lab.
4. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn
4.1. Trạng từ chỉ thời gian: - Tomorrow.
- Next day/ next week/ next month/ next year; Soon:
- In + (thời gian): trong bao lâu (in 5 minutes: trong 5 phút)
4.2. Trong câu có những động từ chỉ quan điểm
Think/ believe/ suppose/ assume...: nghĩ/ tin/ cho là ; promise: hứa ; hope, expect: hi vọng/
mong đợi .......
* Lưu ý : Ta dùng Shall cho 2 ngôi I và We trong Câu đề nghị yêu cầu:
+ Shall I help you? Yes, please/ No, thanks. I can manage it.
B. First conditional sentences (Câu điều kiện loại 1)
1. Theory: Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có
thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai khi điều kiện được nói đến xảy ra.
+ Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
- Mệnh đề chính (main clause) là mệnh đề chỉ kết quả.
- Mệnh đề if (if-clause) là mệnh đề phụ chỉ điều kiện.
+ Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau được. Nếu muốn nhấn mạnh điều
kiện, ta đặt "If-clause"ở đầu câu và có dấu phẩy (,) ở giữa hai mệnh đề. Nếu muốn nhấn mạnh
kết quả, ta đặt "main clause"ở đầu và giữa hai mệnh đề khơng có dấu phẩy.
+ Các loại câu điều kiện: Có ba loại câu điều kiện cơ bản: Loại 1 (câu điều kiện có thật trong
hiện tại hoặc tương lai), loại 2 (câu điều kiện khơng có thật trong hiện tại), loại 3 (câu điều
kiện khơng có thật trong q khứ.)
2.1. Câu điều kiện loại 1
+ Diễn tả về tình huống có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Example: If it rains, we will stay at home. (Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.)
+ Dùng để đưa ra lời chỉ dẫn, yêu cầu hoặc mệnh lệnh :
If + S + V (hiện tại đơn), V/don't V+ ...
If you know the answer, raise your hand. (Nếu bạn biết câu trả lời, hãy giơ tay.)
If + S + V (hiện tại đơn), S + will/ won’t + V

+ Dùng để diễn tả những khả năng, sự bắt buộc hoặc sự cần thiết...
If + S + V (hiện tại đơn), S + can/may/should/ought to/have to/must+ V
If you try your best, you can achieve success.


If you want to catch the first train, you must get up early.
+ Diễn tả sự thật hiển nhiên, một quy luật tự nhiên hoặc một hành động xảy ra thường xuyên.
If + S + V (hiện tại đơn), S + V (hiện tại đơn)
If you eat too much, you are overweight. (Nếu bạn ăn nhiều, bạn sẽ béo phì)
If you put a bowl of water in the sun, it evaporates.
2.2, Trong mệnh đề điều kiện, ta có thể thay liên từ IF bằng UNLESS (nếu... không, trừ
phi).
+ Unless tương đương với ‘If ... not’.
Ex: If you don’t study hard, you’ll fail in the exam. = Unless you study hard, you’ll fail in the
exam.
If she doesn’t water these trees, they will die. = Unless she waters these trees, they will die.
* Khi đổi câu điều kiện IF sang UNLESS, nhớ lưu ý không được đổi mệnh đề IF ở thể
khẳng định sang thể phủ định mà phải đổi mệnh đề chính theo thể ngược lại.
Ex: If I have time, I’ll help you. => Unless I have time, I won’t help you.
3. Câu điều kiện loại 2: (Reference)
+ Diễn tả những giả định trái ngược với thực tế ở hiện tại
If I had money now, I would buy a new car. (Nếu tơi có tiền bây giờ, tơi sẽ mua một chiếc ô
tô mới.)
+ Dùng để thay thế cho lời khuyên.
If + S + were + S + would/could/might + V
If I were you, I would accept their offer. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chấp nhận lời đề nghị của họ.)




×