ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN MÔN THỐNG KÊ KINH TẾ
Đề tài:
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM
TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001 - 2011
Lớp
: CH21L
Nhóm : 1
Hà Nội, 2013
Mở đầu
Thống kê là công cụ của nhận thức và quản lý, thống kê học đã ra đời và
phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn, từ thấp đến cao cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, một q trình tích lũy từ giản đơn đến phức tạp, đúc kết
dần tạp thành lý luận khoa học thống kê. Ngày nay trong điều kiện phát triển của
nền kinh tế thị trường và tồn cầu hóa, vai trị của thống kê ngày càng trở nên quan
trọng và cụ thể. Trong cơ chế thị trường, yêu cầu thông tin nhanh, chính xác lại
càng quan trọng đối với quản lý sản xuất kinh doanh ở tầm vi mô cũng như ở tầm
vĩ mô. Đặc biệt, tổ chức và quản lý kinh tế ở tầm vĩ mơ địi hỏi những thơng tin
kinh tế xã hội tổng hợp, thu được từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ hoạch định
chính sách kinh tế vĩ mơ. Chính vì vậy thống kê kinh tế, một bộ phận của khoa học
thống kê ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Việt Nam được chia thành nhiều nhóm nhỏ,
trong đó, mỗi chỉ tiêu thống kê được phân vào các nhóm khác nhau và có vai trị
khác nhau trong phân tích, đánh giá hỗ trợ trong quản lý kinh tế. Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu thông dụng nhất, tổng hợp nhất và thường xuyên
được nhắc tới trong quản lý kinh tế từ cấp địa phương tới trung ương. Các phạm trù
kinh tế như tăng trưởng, suy thối, lạm phát… ln gắn liền với chỉ tiêu GDP.
Chính vì tầm quan trọng của chỉ tiêu này trong quản lý kinh tế vĩ mô, nhóm chọn
đề tài nghiên cứu “phân tích thống kê tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2011” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của nhóm.
1
Phần I: Tổng quan về đề tài
-
Đề tài bao gồm 4 phần chính:
+ Phần 1: Tổng quan về đề tài
+ Phần 2: Phân tích cơ cấu GDP
+ Phần 3: Phân tích sự biến động GDP bằng các phương pháp thống kê
+ Phần IV: Nhận xét chung và một số khuyến nghị
-
Đặc điểm nguồn số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp, được tổng hợp từ bộ số
liệu của tổng cục thống kê và các nghiên cứu khác. Do phân tích số liệu thống kê là
tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam nên nhóm không dùng các phương pháp thu
thập số liệu sơ cấp.
- Phương pháp phân tích
+ Phân tích cơ cấu GDP thơng qua các tiêu thức: khu vực kinh tế, thành
phần kinh tế và mục đích sử dụng của GDP.
Sử dụng số tương đối để phân tích tỷ trọng của các yếu tố cấu thành nên
GDP theo từng tiêu thức phân tích. Các số liệu được thu thập theo thời gian để thấy
được xu hướng biến động của các yếu tố.
+ Phân tích biến động GDP sử dụng các phương pháp:
* Phương pháp phân tích dãy số thời gian để cho thấy mức độ, xu hướng
biến động của GDP và dự báo mức độ đó trong tương lai.
* Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Trong phạm vi bài tiểu luận,
nhóm phân tích tác động của yếu tố vốn đầu tư tới biến động GDP.
- Đặc điểm của các chỉ tiêu
Các số liệu phân tích trong bài sử dụng số liệu tính theo giá thực tế, được
tổng hợp theo thời gian từ năm 2001- 2011
Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ tổng cục thống kê.
2
Phần II. Phân tích cơ cấu GDP
Để phân tích cơ cấu GDP, cần xác định cơ cấu GDP theo các tiêu thức khác
nhau, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu. Trong bài tiểu luận
này, nhóm sẽ phân tích cơ cấu GDP theo các tiêu thức: phân theo khu vực kinh tế,
phân theo thành phần kinh tế và theo mục đích sử dụng của nền kinh tế.
2.1 Phân tích cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
Phân tích cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế là xác định tỷ trọng VA của từng
khu vực tới nền kinh tế trong tổng GDP của cả nước. Từ đó so sánh chúng trong
thời gian, khơng gian và mục tiêu cho phép thấy được vai trò của từng khu vực
trong việc tạo ra GDP.
Có số liệu thống kê GDP của Việt Nam theo giá thực tế như sau:
Biểu 1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chia ra
Năm
Tổng số
Nông, lâm
nghiệp và
thuỷ sản
Công nghiệp
và
xây dựng
Dịch vụ
2001
481295
111858
183515
185922
2002
535762
123383
206197
206182
2003
613443
138285
242126
233032
2004
715307
155992
287616
271699
2005
839211
175984
348518
314708
2006
974264
198797
409603
365864
2007
1143715
232586
480151
430979
2008
1485038
329886
599193
555959
2009
1658389
346786
676408
635195
2010
1980914
407647
824904
748363
2011
2535008
558284
1034057
942667
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
3
Biểu 2: Cơ cấu GDP của Việt Nam theo khu vực kinh tế được xác định như sau:
Chia ra
Năm
Tổng số
Nông, lâm
nghiệp và
thuỷ sản
Công nghiệp
và
xây dựng
Dịch vụ
Cơ cấu (%)
2001
100,00
23,24
38,13
38,63
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
23,03
22,54
21,81
20,97
20,41
20,34
22,21
20,91
20,58
22,02
38,49
39,47
40,21
41,53
42,04
41,98
40,35
40,79
41,64
40,79
38,48
37,99
37,98
37,50
37,55
37,68
37,44
38,30
37,78
37,19
Nhận xét:
Trong giai đoạn này, giá trị VA của các khu vực đều có xu hướng tăng dần
làm cho giá trị GDP của cả nước tăng theo. Mặc dù khơng có sự thay đổi lớn về tỷ
trọng của các khu vực trong GDP nhưng nhìn chung xu hướng là giảm tỷ trọng khu
vực nông, lâm và ngư nghiệp (từ 23,24% năm 2001 xuống còn 22% năm 2011) và
4
tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng (năm 2001 đạt 38,13% đến năm
2011 đạt 40,79%).
Có sự thay đổi trong tỷ trọng đóng góp của các khu vực trong GDP do chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực hiện chủ trương này, Việt Nam đã
đưa ra những chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh phát triển nhóm ngành cơng
nghiệp và xây dựng, xây dựng nhóm ngành này trở thành khu vực chủ lực phát
triển của nền kinh tế. Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp được tập trung phát triển
theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa nhóm ngành này, xây dựng nền nơng nghiệp
hiện đại. Nhóm ngành dịch vụ với tư cách là nhóm ngành hỗ trợ khu vực công
nghiệp và xây dựng, giúp khu vực này phát triển vững chắc hơn và hiện đại hơn.
Trong thời kỳ phát triển sau, xu hướng khu vực này sẽ tăng dần tỷ trọng.
2.2 Phân tích cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế
Việc phân tích cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế là xác định tỷ trọng VA
của từng thành phần kinh tế trong GDP và so sánh chúng trong thời gian, không
gian và mục tiêu. Từ sự so sánh này để thấy được vai trò của từng thành phần kinh
tế trong việc tạo ra GDP.
Ta có số liệu thống kê về GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2001 – 2011 như sau:
Biểu 3: GDP giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Kinh tế Nhà
nước
205,65
2
240
279,70
4
322,
2
364,
3
410,
9
527,
7
582,
7
668,
3
837,2
Kinh tế ngồi
Nhà nước
256,41
3
284,96
3
327,34
7
382,
8
444,
5
527,
4
683,
7
771,
7
941,
8
1216,
9
Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngồi
73,697
88,744
108,25
6
134,
2
165,
5
205,
4
273,
7
304,
0
370,
8
480,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế được xác định ở bảng dưới đây:
5
Biểu 4: Cơ cấu GDP giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Kinh tế Nhà
nước
38%
39%
39%
38%
37%
36%
36%
35%
34%
33%
Kinh tế ngoài
Nhà nước
48%
46%
46%
46%
46%
46%
46%
47%
48%
48%
Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngồi
14%
14%
15%
16%
17%
18%
18%
18%
19%
19%
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhận xét:
Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 có sự thay đổi về tỷ trọng
đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP. Cụ thể: có sự chuyển dịch về cơ cấu
các thành phần kinh tế trong đó tỷ trọng kinh tế khu vực nhà nước có xu hướng
giảm dần, khu vực ngồi nhà nước và FDI có xu hướng tăng dần. Khu vực kinh tế
ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng có những
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong những năm
vừa qua. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến
khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia
6
phát triển một cách bình đẳng, chủ trương thực hiện tự do hóa nền kinh tế, đẩy
mạnh hội nhập kinh tế; quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh
hơn; năng lực của khu vực kinh tế FDI được gia tăng tạo ra làn sóng mới cả về số
vốn đăng ký mới và số vốn thực hiện.
2.3 Phân tích cơ cấu GDP theo mục đích sử dụng:
Phân tích cơ cấu GDP theo mục đích sử dụng là việc xác định giá trị trong
GDP đã được sử dụng cho các mục đích: Tiêu dùng cuối cùng của dân cư, tiêu
dùng cuối cùng của nhà nước, cho tích lũy và xuất khẩu thuần. So sánh chúng trong
các mối liên hệ về thời gian, không gian và mục tiêu cho phép nghiên cứu biến
động cơ cấu, ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng đến GDP.
Biểu 5: Số liệu thống kê GDP theo giá thực tế của Việt Nam phân theo mục đích sử dụng:
7
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Đơn vị: Tỷ đồng
TỔNG SỐ
Tổng tích luỹ tài sản
Tổng tài sản cố
định
Thay đổi tồn
kho
Tiêu dùng cuối cùng
Nhà nước
Cá nhân
Chênh lệch xuất
khẩu hàng hố và
dịch vụ
Sai số
481295
150033
535762
177983
613443
217434
715307
253686
839211
298543
974266
358629
1143715
493300
1485038
589746
1658389
632326
1980914
770211
2535008
827032
140301
166828
204608
237868
275841
324949
437702
513987
572526
704401
745494
9732
342607
30463
312144
11155
382137
33390
348747
12826
445221
38770
406451
15818
511221
45715
465506
22702
584793
51652
533141
33680
675916
58734
617182
55598
809862
69247
740615
75759
1091876
90904
1000972
59800
1206819
104540
1102279
65810
1446901
129313
1317588
81538
1794465
164323
1630143
-10982
-363
-27684
3326
-51288
2076
-54000
4400
-181302
21855
-225827
29243
-171663
-9093
-203547
-32651
-106852
20363
TỔNG SỐ
Tổng tích luỹ tài sản
Tổng tài sản cố
định
Thay đổi tồn
kho
Tiêu dùng cuối cùng
Nhà nước
Cá nhân
Chênh lệch xuất
khẩu hàng hoá và
dịch vụ
Sai số
100
31,17
100
33,22
100
35,44
100
35,47
-35088
-44438
-9037
-15841
Cơ cấu (%)
100
100
35,58
36,81
100
43,13
100
39,71
100
38,13
100
38,88
100
32,63
29,15
31,14
33,35
33,26
32,87
33,35
38,27
34,61
34,52
35,56
29,41
2,02
71,19
6,33
64,86
2,08
71,33
6,23
65,1
2,09
72,58
6,32
66,26
2,21
71,47
6,39
65,08
2,71
69,68
6,15
63,53
3,46
69,38
6,03
63,35
4,86
70,81
6,05
64,76
5,1
73,53
6,12
67,41
3,61
72,77
6,3
66,47
3,32
73,05
6,53
66,52
3,22
70,79
6,48
64,31
-2,28
-0,08
-5,17
0,62
-8,36
0,34
-7,55
0,61
-4,18
-1,08
-4,56
-1,63
-15,85
1,91
-15,21
1,97
-10,35
-0,55
-10,28
-1,65
-4,22
0,8
8
Nhận xét: Cơ cấu GDP phân theo mục đích sử dụng ở nước ta giai đoạn 2001
– 2011 cho thấy cán cân xuất nhập khẩu luôn thâm hụt khá cao, tỷ trọng tiêu dùng
cuối cùng có xu hướng tăng, tỷ lệ tích lũy khá cao, chiếm khoảng % vào năm 2011.
Tiêu dùng cuối cùng chiếm tỷ trọng lớn do quy mơ GDP của Việt Nam cịn
thấp, mức tiêu dùng bình quân đầu người hàng năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ
tăng tiêu dùng cuối cùng khá cao, đặc biệt là tiêu dùng của dân cư cao hơn nhiều
lần so với tiêu dùng của nhà nước. Tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng cao về quy
mô, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Cùng với xu hướng này cũng đã
xuất hiện tâm lý ưa chuộng hàng hiệu, hàng ngoại.
Về tỷ trọng tích lũy tài sản khá cao. Đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện tâm
lý tiết kiệm để dành cho tích lũy của khu vực Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp đầu tư tăng trưởng, có một phần khơng
nhỏ đã được để dành dưới dạng cất trữ hoặc chạy lòng vòng qua các kênh gây ra
những cơn sốt nóng hoặc lạnh ở các kênh này mà không được đầu tư trực tiếp cho
sản xuất kinh doanh. Hiện có hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư đang được chôn vào bất
động sản, vàng.
Tăng trưởng xuất khẩu ròng hiện đang mang dấu âm do nhập siêu gia tăng
mạnh cả về quy mô, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu. Nhập siêu cả về hàng hóa, cả về
dịch vụ. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là các loại linh kiện, phụ tùng và máy móc
phục vụ sản xuất, cịn hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thơ hoặc qua chế
biến giản đơn, trình độ thấp.
9
Phần III. Phân tích biến động GDP
3.1 Phân tích xu thế biến động của GDP
a/ Phân tích dãy số thời gian
Biểu: GDP theo giá thực tế
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
GDP
(nghìn tỷ
đồng)
481
535
613
715
839
974
1143
1485
1658
1980
2535
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Phân tích sự biến động của GDP theo giá thực tế sử dụng cách phân tích dãy
số thời gian để biết được sự biến động của GDP, chỉ ra xu hướng và tính quy luật
của sự phát triển, đồng thời dự báo biến động trong tương lai của chỉ tiêu GDP theo
giá thực tế.
Ta có bảng phân tích tổng hợp biến động GDP theo giá thực tế của Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2011 như sau:
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Trung
bình
GDP
(nghìn tỷ
đồng)
Lượng
tăng
tuyệt đối
liên
hồn
(nghìn tỷ
đồng)
Lượng
tăng
tuyệt đối
định gốc
(nghìn tỷ
đồng)
Tốc độ
phát
triển liên
hồn
(%)
Tốc độ
phát
triển
định gốc
(%)
Tốc độ
tăng liên
hồn
(%)
Tốc độ
tăng
định gốc
(%)
Giá trị
tuyệt đối
của 1%
tốc độ
tăng liên
hồn
(nghìn tỷ
đồng)
481
535
613
715
839
974
1143
1485
1658
1980
2535
54
78
102
124
135
169
342
173
322
555
54
132
234
358
493
662
1004
1177
1499
2054
111,2
114,6
116,6
117,3
116,1
117,4
129,9
111,6
119,4
128,0
111,2
127,4
148,6
174,4
202,5
237,6
308,7
344,7
411,6
527,0
11,2
14,6
16,6
17,3
16,1
17,4
29,9
11,6
19,4
28,0
11,2
27,4
48,6
74,4
102,5
137,6
208,7
244,7
311,6
427,0
4,81
5,35
6,13
7,15
8,39
9,74
11,43
14,85
16,58
19,8
1178
205,4
x
118,2
x
18,2
x
x
Nhận xét:
10
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy GDP theo giá thực tế có xu hướng tăng
dần qua các năm và mức độ tăng ngày càng lớn. So sánh cả giai đoạn 2001 – 2011,
giá trị GDP theo giá thực tế năm 2011 đã tăng tới 2054 nghìn tỷ đồng so với năm
2001, đây là mức tăng tương đối lớn. Tốc độ tăng GDP liên hồn nhìn chung cũng
có xu hướng tăng dần từ 11,2% vào đầu thời kỳ năm 2002 đến mức 28% năm 2011.
Sự gia tăng của GDP cả về giá trị và tốc độ trong thời gian dài thể hiện Việt Nam
đã có những chính sách kinh tế phù hợp để duy trì tăng trưởng kinh tế.
b/ Phân tích sử dụng hàm xu thế
Để có thể thấy rõ xu thế biến động của GDP thực tế theo thời gian giai đoạn
2001 – 2011, ta có thể sử dụng phương trình hồi quy theo thời gian (hàm xu thế).
Với đặc điểm của bảng số liệu về GDP, nhận xét giá trị GDP biến động theo
xu thế parabol. Sau khi dùng phương pháp ước lượng OLS, ta có phương trình ước
lượng như sau:
GDP = 638,9712 – 76,8311*t + 21,94318*t2
Dựa vào hàm xu thế này ta có thể dự báo được GDP thực tế một số năm tiếp
theo để đưa ra những chính sách kinh tế cho phù hợp. Ví dụ:
GDP (2012) = 638,9712 – 76,8311*12+ 21,94318*122 = 2876,81 (nghìn tỷ
đồng)
11
GDP (2013) = 638,9712 – 76,8311*13+ 21,94318*132 = 3348,56 (nghìn tỷ
đồng)
Tóm lại: GDP tính theo giá thực tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 biến
động theo hàm bậc 2 và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Để tiếp tục duy trì
được mức tăng như vậy và cao hơn nữa, Việt Nam cần có những chính sách kinh tế
hợp lý tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tới GDP.
3.2 Phân tích sử dụng phương pháp hồi quy tương quan:
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan, ta có thể phân tích sự
biến động của GDP thực tế do ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm phân tích tác động của yếu tố vốn
đầu tư toàn xã hội (giá thực tế) và số lượng lao động đến giá trị GDP (giá thực tế)
theo phương pháp hồi quy tương quan.
Ta có bảng số liệu về giá trị GDP theo giá thực tế, giá trị vốn đầu tư của Việt
Nam và lực lượng lao động trên 15 tuổi của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 như sau:
Năm
200
1
GDP
(nghìn
481
tỷ
đồng)
Vốn
đầu tư
(nghìn 170
tỷ
đồng)
Lao
động
39,6
(nghìn
người)
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
535
613
715
839
974
1143 1485 1658 1980 2535
200
239
291
343
405
532
617
709
830
878
40,7
41,8
43,0
44,9
46,2
47,2
48,2
49,3
50,4
51,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Dựa vào bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp OLS ước lượng mơ hình
hồi quy tương quan, ta xác định được phương trình hồi quy như sau:
GDPi = 1897,4 + 3,3*Vi -50,3*Li
12
Trong đó: Vi và Li lần lượt là vốn đầu tư toàn xã hội và lao động trên 15
tuổi của Việt Nam năm thứ i.
Hệ số tương quan của mô hình là r = 0,9792 nghĩa là các biến vốn đầu tư và
lao động có thể giải thích được 97,92% giá trị của GDP (giá thực tế).
Tính tốn độ co giãn tuyệt đối ta có:
E(V) = 3,3 nghĩa là khi vốn đầu tư tăng thêm 1 nghìn tỷ đồng trong khi lao
động không đổi sẽ làm cho GDP tăng thêm 3,3 nghìn tỷ đồng, và ngược lại.
E(L) = - 50,3 nghĩa là khi lao động tăng thêm 1 nghìn người trong khi vốn
đầu tư không thay đổi sẽ làm GDP giảm đi 50,3 nghìn tỷ đồng, và ngược lại.
Tính tốn độ co giãn tương đối ta có:
E’(V) = 1,327957 nghĩa là khi vốn đầu tư tăng 1%, trong khi lao động khơng
thay đổi thì sẽ làm cho GDP (giá thực tế) tăng 1,32%.
E’(L) = -1,95 nghĩa là khi tăng lao động lên 1% mà vốn đầu tư khơng thay
đổi thì GDP (giá thực tế) sẽ giảm 1,95%.
Nhận xét:
Vốn đầu tư và lực lượng lao động trên 15 tuổi là biến giải thích khá tốt cho
sự thay đổi của GDP theo giá thực tế. Hàm hồi quy cho thấy biến vốn đầu tư có tác
động thuận chiều cịn lao động có tác động nghịch chiều đến sự thay đổi giá trị của
13
GDP. Nhận xét được quy luật này giúp chính phủ đưa ra được các biện pháp kinh
tế vĩ mô quan trọng điều tiết vốn đầu tư và lao động cho phù hợp để đạt mục tiêu
tăng trường một cách hợp lý.
Phần IV: Nhận xét chung và một số khuyến nghị:
- GDP (giá thực tế) của Việt Nam trong những năm giai đoạn 2001 – 2011
biến động theo xu thế bậc 2 với chiều hướng tăng dần. Cần duy trì mức tăng GDP
để làm cơ sở nâng cao đời sống dân cư.
- Phân tích cơ cấu GDP cho thấy hiện nay GDP Việt Nam phụ thuộc lớn vào
khu vực công nghiệp và xây dựng. Khuyến nghị chính sách đưa ra là Việt Nam cần
có những chính sách tác động đến khu vực công nghiệp để nâng cao chất lượng
hoạt động của khu vực này. Đặc biệt tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo. Tập trung phát triển ngành công nghiệp cơng nghệ cao, song song với đó là
phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ. Có như vậy, ngành cơng nghiệp mới thực sự
tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho nền kinh tế và đưa nước ta tiến dần tới mục tiêu
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
- Phân tích cơ cấu GDP cũng cho thấy GDP của Việt Nam do đóng góp lớn
từ khu vực kinh tế ngồi nhà nước và khu vực kinh tế nước ngồi. Việt Nam cần
có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển
một cách bình đẳng. Khai thác tối đa hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế ngoài
nhà nước và khu vực kinh tế nước ngồi.
- Phân tích cơ cấu GDP theo mức độ sử dụng GDP cho thấy đóng góp của
tiêu dùng cuối cùng mà đặc biệt là tiêu dùng cuối cùng của khu vực cá nhân là rất
lớn. Chính vì thế, khuyến khích tiêu dùng khu vực tư nhân là một hướng chính sách
tốt để tăng giá trị GDP trong thời gian tới.
- GDP chịu tác động của các yếu tố đầu vào đó là vốn đầu tư và lao động.
Chính vì thế, một trong những khuyến nghị chính sách mà nhóm đưa ra là chính
phủ cần sử dụng các cơng cụ điểu tiết vĩ mô để điều tiết thị trường lao động và thị
trường vốn một cách hợp lý.
14
Việt Nam cần tăng cường thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao trong sản
xuất để làm tăng sử dụng vốn, qua đó nâng cao giá trị GDP. Công nghiệp công
nghệ cao sử dụng hạn chế lao động, đặc biệt là lao động tay nghề thấp nên giải
quyết việc làm cho người lao động bằng cách chuyển dịch cơ cấu lao động sang các
ngành công nghiệp hỗ trợ. Để tránh tình trạng thất nghiệp gia tăng cần thực hiện tốt
chính sách kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng lao động trong thời gian
tới.
15
Kết luận
Qua gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định về kinh
tế. Trong đó có thể kể đến những chuyển biến tích cực trong tăng trưởng kinh tế,
tăng mức thu nhập quốc dân; chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại. Tỷ trọng
ngành Nơng nghiệp trong GDP có xu hướng giảm, các ngành Công nghiệp, xây
dựng tăng lên và ngày càng thể hiện được vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Tỷ trọng sự
đóng góp của khu vực kinh tế Nhà Nước trong GDP cũng có xu hướng giảm và
thay vào đó là khu vực ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Xét
về sự biến động GDP thì nước ta được xếp hạng một trong nhóm các quốc gia có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế giúp chúng ta cải
thiện được các vấn đề xã hội như giảm đói nghèo và giảm bất bình đẳng. Tuy
nhiên, dường như mơ hình tăng trưởng của mà chúng ta đang áp dụng vẫn cịn
nhiều hạn chế. Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhưng với tốc độ chậm, đặc
biệt ngành dịch vụ trong gần 20 năm qua khơng có sự chuyển dịch nhiều. Qua phân
tích sự biến động của GDP theo vốn và lao động, nhận thấy sự tăng trưởng GDP
của Việt Nam đang bị phụ thuộc nhiều vào yếu tố vốn và lao động. Đây là những
yếu tố chỉ giúp chúng ta tăng trưởng theo chiều rộng, chưa có sự hiệu quả trong
tăng trưởng. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục cái tiến mơ hình tăng trưởng
phù hợp với điều kiện thực tế để đưa Việt Nam nhanh chóng trở thành nước cơng
nghiệp hóa, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.
16
DANH SÁCH NHÓM
STT
Họ và tên
1
Lê Tuấn Anh
Đánh gá mức độ tham gia
100%
2
Vũ Minh Đức
100%
3
Lê Mạnh Cường
4
Nguyễn Thị Quế Chi
100%
100%
5
Trần Thị Diệu
100%
6
Đặng Thùy Dung
100%
7
Ngô Thị Hà Giang
100%
MỤC LỤC
Mở đầu.........................................................................................................................................................1
Phần I: Tổng quan về đề tài..........................................................................................................................2
Phần II. Phân tích cơ cấu GDP.....................................................................................................................3
2.1 Phân tích cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế...............................................................................3
2.2 Phân tích cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế...................................................................................5
2.3 Phân tích cơ cấu GDP theo mục đích sử dụng:...................................................................................7
Phần III. Phân tích biến động GDP........................................................................................................10
3.1 Phân tích xu thế biến động của GDP................................................................................................10
3.2 Phân tích sử dụng phương pháp hồi quy tương quan:.......................................................................12
Phần IV: Nhận xét chung và một số khuyến nghị:......................................................................................14
Kết luận......................................................................................................................................................16