Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 84 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
GVHD: THS. Đinh Thế Hùng

Trêng Đại học kinh tế quốc dân
khoa kế toán
------------

chuyên đề
thực tập chuyên ngành
Đề tài:
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn
kho trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán
và Dịch vụ tin học
TP. Hồ Chí Minh thực hiện

Sinh viên thực hiện

: nguyễn thị thu phơng

MÃ số sinh viên

: cq482260

Chuyên ngành

: kiểm toán

Khoá

: 48


Giáo viên hớng dẫn

: ths. ®inh thÕ hïng

Hµ NéI 05/2010

Nguyễn Thị Thu Phương
MSV: CQ482260


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

2

GVHD: THS. Đinh Thế Hùng

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN
MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TỐN BCTC DO CƠNG TY
TNHH KIỂM TỐN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
THỰC HIỆN....................................................................................................3
1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm tốn BCTC do Cơng ty
AISC thực hiện..................................................................................................3
1.2 Đặc điểm kế toán khoản mục HTK của khách thể kiểm toán có ảnh hưởng
đến kiểm tốn BCTC do Cơng ty AISC thực hiện............................................5
1.3 Quy trình kiểm tốn khoản mục HTK trong kiểm tốn BCTC do Cơng ty

AISC thực hiện..................................................................................................8
1.3.1 Khái qt về khách hàng.......................................................................8
1.3.2 Lập kế hoạch kiểm tốn........................................................................9
1.3.2.1 Tìm hiểu khách hàng và mơi trường hoạt động..............................9
1.3.2.2 Tìm hiểu chính sách kế tốn.........................................................11
1.3.2.3 Phân tích sơ bộ BCTC..................................................................13
1.3.2.4 Tìm hiểu và đánh giá chung về hệ thống KSNB...........................14
1.3.2.5 Đánh giá ban đầu về rủi ro và xác định trọng yếu........................19
1.3.2.6 Thiết kế chương trình kiểm tốn...................................................19
1.3.3 Thực hiện kiểm tốn HTK..................................................................24
1.3.3.1 Thực hiện thủ tục phân tích...........................................................24
1.3.3.2 Kiểm tra chi tiết.............................................................................27
Các KTV sau khi thực hiện hầu hết các dịch vụ kiểm toán......................45
1.3.3.3 Tổng hợp báo cáo..........................................................................45
1.4 Đánh giá chung về việc thực hiện kiểm toán khoản mục HTK đối với
khách hàng.......................................................................................................48
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM

Nguyễn Thị Thu Phương

MSV: CQ482260


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

3

GVHD: THS. Đinh Thế Hùng


TOÁN BCTC DO CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ DỊCH VỤ TIN
HỌC TP. HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN....................................................53
2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục HTK trong kiểm
tốn BCTC do Cơng ty AISC thực hiện..........................................................53
2.1.1 Những ưu điểm....................................................................................53
2.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kiểm tốn.......................................................53
2.1.1.2 Cơng tác kiểm tốn HTK..............................................................54
2.1.2 Những mặt cịn hạn chế.......................................................................57
2.1.2.1 Về mặt nhân lực kiểm tốn...........................................................57
2.1.2.2 Về cơng tác thực hiện kiểm tốn...................................................57
2.2 Các giải pháp hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục HTK trong kiểm
tốn BCTC tại Cơng ty AISC..........................................................................60
2.2.1 Sự cần thiết phải hồn thiện kiểm tốn khoản mục HTK trong kiểm
toán BCTC do AISC thực hiện....................................................................60
2.2.1.1 Nhu cầu quản lý............................................................................60
2.2.1.2 Xuất phát từ xu thế hội nhập.........................................................61
2.2.1.3 Xuất phát từ thực tiễn kiểm toán HTK tại AISC..........................62
2.2.2 Các giải pháp hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục HTK trong
kiểm tốn BCTC do Cơng ty AISC thực hiện..............................................63
KẾT LUẬN....................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Thu Phương

MSV: CQ482260


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

4


GVHD: THS. Đinh Thế Hùng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
AISC
BGĐ
BCKQKD
BCTC
CĐKT
DN
HTK
KTV
KSNB
TK
TSCĐ
TP
TNHH
XDCB
XDDD

Nguyễn Thị Thu Phương

TỪ ĐẦY ĐỦ
Auditing and Informatic Services Company
Ban giám đốc
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo tài chính
Cân đối kế tốn
Doanh nghiệp

Hàng tồn kho
Kiểm toán viên
Kiểm soát nội bộ
Tài khoản
Tài sản cố định
Thành phố
Trách nhiệm hữu hạn
Xây dựng cơ bản
Xây dựng dở dang

MSV: CQ482260


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm tốn HTK..................................................................3
Bảng 1.2: Trích GLV phân tích sơ bộ BCTC cơng ty A................................13
Bảng 1.3: Trích GLV bảng câu hỏi đánh giá KSNB của bộ phận kế tốn tại
Cơng ty B........................................................................................................15
Bảng 1.4: Trích GLV bảng câu hỏi đánh giá KSNB bộ phận kho của B.......17
Bảng 1.5 Chương trình kiểm tốn xây dựng cho HTK...................................20
Bảng 1.6: Trích GLV về thủ tục phân tích HTK của Cơng ty A....................25
Bảng 1.8: Trích GLV đối chiếu số dư HTK....................................................28
Bảng 1.9: Trích biên bản kiểm kê tại Cơng ty A.............................................30
Bảng 1.10: Trích GLV kiểm tra việc trích lập dự phịng................................31
Bảng 1.11: Trích GLV kiểm tra đối ứng bất thường tại Cơng ty A................34
Bảng 1.12: Trích GLV đánh giá tổng quan về tính giá thành HTK................35
Bảng 1.13: Trích Biểu chủ đạo........................................................................37
Bảng 1.14: Trích GLV đối chiếu số dư Công ty B..........................................38
Bảng 1.16: Kết quả kiểm kê thành phẩm của Cơng ty B................................41
Bảng 1.17: Trích GLV kiểm tra chứng từ gốc tại Cơng ty B..........................42

Bảng 1.18: Trích GLV kiểm tra tính giá xuất kho..........................................44
Biểu 1.19: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra việc trích lập dự phịng tại B.......45
Bảng 1.20: GLV tổng hợp kết quả kiểm toán tại A........................................47
Bảng 1.21: GLV tổng hợp kết quả kiểm toán tại B.........................................48
Bảng 1.22: So sánh các bước công việc..........................................................50
Bảng 2.1: Bảng câu hỏi đóng về hệ thống KSNB HTK..................................64
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi mở về hệ thống KSNB HTK....................................65
Bảng số 2.3: Đánh giá mức trọng yếu.............................................................69
Sơ đồ 1.1 Quy trình đối chiếu kiểm tra chi tiết các nghiệp.............................27
Sơ đồ 1.2: Khái qt trình tự kiểm tốn HTK tại Cơng ty AISC...................52



LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán Việt Nam đã ra đời và phát triển cùng với quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Ngày
nay, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập bằng cách mở rộng thêm nhiều
mối quan hệ song phương và đa phương nhằm thúc nền kinh tế trong nước
phát triển. Chính vì vậy, vai trị của hoạt động kiểm tốn hoạt động nhằm đảm
bảo tính trung thực và hợp lý của BCTC ngày càng trở nên quan trọng.
BCTC là một tấm gương phản ánh kết quả hoạt động của một DN trên
mọi khía cạnh. Vì vậy, các thơng tin phản ánh trên BCTC phải đảm bảo tính
khách quan, trung thực đúng với thực trạng hoạt động của DN.
Trong BCTC của các DN, do đặc thù HTK là một khoản mục có giá trị
lớn, các nghiệp vụ xảy ra rất phong phú và đa dạng nên có thể chứa đựng
nhiều sai phạm ảnh hưởng lớn các chỉ tiêu trên BCĐKT và BCKQKD. Do đó,
kiểm tốn khoản mục HTK được đánh giá là một trong những khoản mục
quan trọng trong kiểm tốn BCTC.
Nhận thức được vấn đề trên và thơng qua q trình thực tập tại Cơng ty
TNHH Kiểm tốn và Dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh (AISC), em đó cú

điều kiện tiếp xúc với thực tế, vận dụng những kiến thức được học trong nhà
trường nên em đã lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập: “Hoàn thiện quy trình
kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho trong kiểm tốn BCTC do Cơng ty
TNHH Kiểm tốn và Dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh thực hiện”.
Nội dung của chuyên đề thực tập gồm 2 phần:
Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho
trong BCTC do Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Dịch vụ tin học TP. Hồ Chí
Minh thực hiện.


Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tốn
khoản mục hàng tồn kho trong BCTC do Cơng ty TNHH Kiểm tốn và
Dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh thực hiện.
Do hạn chế về mặt thời gian và nhận thức, bài viết của em không tránh
được những thiếu sót, vì vậy em rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến từ các
thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn,
TH.S Đinh Thế Hùng và các anh chị trong Cơng ty kiểm tốn AISC đã nhiệt
tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Phương


CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN
MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TỐN BCTC DO CƠNG TY
TNHH KIỂM TỐN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
THỰC HIỆN
1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm tốn BCTC do Cơng
ty AISC thực hiện

HTK là một tài sản của DN, là một khoản mục quan trọng trong
BCĐKT, HTK được quan tâm cả trong lĩnh vực kế toán và kiểm tốn bởi vì
tính chất đặc thù của nó.
Chính vì vậy, kiểm tốn khoản mục HTK ln được chú trọng. Mục tiêu
kiểm toán là đảm bảo các khoản mục HTK là có thực, thuộc quyền sở hữu của
DN, được hạch tốn đầy đủ, chính xác, đỳng niờn độ và đánh giá theo giá trị
thuần, và trỡnh bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành. Các mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK được cụ thể hóa như sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán HTK
Cơ sở dẫn liệu

Mục tiêu đối với số dư

Mục tiêu kiểm toán đối với

HTK
nghiệp vụ HTK
Sự hiện hữu HTK được phản ánh trên - Các nghiệp vụ mua hàng đã
hay phát sinh

BCĐKT là thực sự tồn tại

ghi sổ thể hiện số hàng hóa
được mua trong kì
- Các nghiệp vụ kết chuyển
hàng đã ghi sổ đại diện cho
số HTK được chuyển từ nơi
này sang nơi khác hoặc từ
loại này sang loại khác
- Các nghiệp vụ tiêu thụ

hàng hóa đã được ghi sổ đại


Đầy đủ

diện cho số HTK đã xuất bán
Số dư TK “HTK” đã bao Tất cả các nghiệp vụ mua,
hàm tất cả các nguyên vật kết chuyển và tiêu thụ HTK
liệu, công cụ dụng cụ, sản xảy ra trong kỳ đều đã được
phẩm, hàng hóa hiện tại có phản ánh trên sổ kế toán và

Quyền
nghĩa vụ

tại thời điểm lập BCĐKT.
báo cáo kế tốn
và Đơn vị có quyền đối với số Trong kỳ DN có quyền đối
dư HTK tại thời điểm lập với HTK đã ghi sổ
BCĐKT

Đo lường và Số dư HTK phải được phản Chi phí nguyên vật liệu và
tớnh giỏ

ánh đúng giá trị thực hoặc hàng hóa thu mua, giá thành
giá trị thuần của nó và tuân sản phẩm, sản phẩm dở dang
theo các nguyên tắc chung phải được xác định chính
được thừa nhận

xác và phù hợp với quy định
của chế độ và các ngun tắc


kế tốn hiện hành.
Trình bày và Số dư HTK phải được phân Các nghiệp vụ liên quan tới
khai báo

loại và sắp xếp đúng vị trí HTK phải được xác định và
trên BCĐKT. Những khai phân loại đúng đắn trên hệ
báo có liên quan tới sự phân thống BCTC
loại căn cứ để tớnh giỏ và
phân bổ HTK phải thích
đáng.

1.2 Đặc điểm kế tốn khoản mục HTK của khách thể kiểm tốn có ảnh
hưởng đến kiểm tốn BCTC do Công ty AISC thực hiện


HTK luôn là một khoản mục trọng yếu trong BCTC của mọi DN. Các
đặc điểm của HTK khiến cho HTK đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn
đến quá trình kiểm tốn bao gồm:
- HTK là một khoản mục quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng tài sản lưu động của DN. Những sai phạm trên khoản mục HTK
thường dẫn đến những sai sót trọng yếu về chi phí và kết quả kinh doanh của
DN. Nếu HTK bị đánh giá sai lệch, khơng chính xác sẽ làm ảnh hưởng trọng
yếu tới mức độ trung thực và hợp lý của BCTC của DN.
- Số lượng và chủng loại HTK tại các Công ty rất phong phú, đa dạng, số
lượng các nghiệp vụ lớn, phát sinh nhiều trong kỳ với giá trị lớn và liên quan
đến nhiều loại chứng từ. Do đó, việc quản lý và ghi chép HTK rất khó khăn
và phức tạp.
- Bên cạnh đó, việc xác định giá trị HTK ảnh hưởng trực tiếp đến giá
vốn hàng bán từ đó ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận của DN, có ảnh hưởng

trực tiếp tới kết quả kinh doanh của DN.
- Công việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị của HTK ln là
cơng việc khó khăn và phức tạp, nhiều khoản mục HTK rất khó phân loại và
định giá như các cơng trình XDDD hay các tác phẩm nghệ thuật, đá quý,…
- HTK thường được bố trí ở các địa điểm khác nhau, thậm chí có thể
phân tán và có thể do nhiều người ở các bộ phận khác nhau quản lý. Do vậy,
vấn đề kiểm sốt vật chất thường gặp nhiều khó khăn và phức tạp, sai phạm
thường dễ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra những gian lận từ phía nhà quản lý.
- Có nhiều phương pháp tớnh giỏ khác nhau để đánh giá HTK, với mỗi
phương pháp khác nhau thì giá trị HTK cũng sẽ khác nhau kéo theo sự thay đổi
của giá vốn hàng bán và sự thay đổi của lợi nhuận. Vì thế rất dễ xảy ra khả năng
DN áp dụng các phương pháp tớnh giỏ không phù hợp, không nhất quán theo
chuẩn mực và chế độ kế toán để điều chỉnh giá trị HTK, điều chỉnh lãi (lỗ).


Do tính chất phức tạp của HTK như đã trình bày ở trên, có thể thấy
khoản mục HTK là vơ cùng trọng yếu và có ảnh hưởng rất lớn tới q trình
kiểm tốn BCTC của DN.
Đối với các DN khác nhau thì tỷ trọng HTK chiếm trong tổng tài sản là
khác nhau. Điều này phụ thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của DN,
chính sách dự trữ, và tính thời vụ của kinh doanh và chu kỳ sống của sản
phẩm, hàng hóa.
Trong các DN kinh doanh thương mại, tỷ trọng HTK thường lớn do đối
tượng kinh doanh của DN này là hàng húa. Ngược lại, trong các DN kinh
doanh dịch vụ (khách sạn, giải trớ…), tỷ trọng HTK thường chiếm tỷ trọng
thấp. Đối với các DN sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, vào những thời
điểm nhất định trong năm, tỷ trọng HTK thường rất cao do yêu cầu dự trữ
thời vụ, ngược lại vào những thời điểm khác, lượng HTK lại quá thấp.
Các khách hàng của Công ty thường là DN hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất. Vì vậy, HTK của các khách hàng này thường chiếm tỷ trọng lớn và

chủng loại HTK phong phú và đa dạng do đó cơng việc kiểm tốn HTK tại
những khách hàng này đều được chú trọng quan tâm đặc biệt. Ngồi ra, kế
tốn HTK tại các khách hàng đều được tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán Việt
Nam chuẩn mực số 02.
Hạch toán HTK phải được hạch toán theo từng loại, từng nhóm, theo cả
hiện vật lẫn giá trị, trên cơ sở đó thống nhất tên gọi, kí hiệu quy cách, đơn vị tính
và giá trị hạch tốn của từng loại.
Đối với việc tớnh giỏ của HTK thực chất là xác định giá trị ghi sổ HTK.
Hầu hết công ty đều áp dụng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo Chuẩn
mực kế tốn, HTK được tính theo giá gốc, giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí
chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa
điểm và trạng thái hiện tại.


Đối với hạch tốn tổng hợp HTK, kế tốn có thể áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. Việc sử dụng phương pháp nào là tùy
thuộc vào loại hình kinh doanh của mỗi DN và u cầu của cơng tác quản lý và
cả trình độ các bộ kế toán cũng như vào quyết định của chế độ kế toán hiện
hành. Tuy nhiên hiện nay các công ty đều sử dụng phương pháp kê khai thường
xuyên vỡ tớnh tiện ích của nó do có độ chính xác cao và cung cấp các thông tin
về HTK một cách cập nhật, kịp thời. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm
nào, kế tốn cũng có thể xác định lượng nhập xuất từng loại HTK.
Theo chế độ kế toán hiện hành, HTK được hạch toán vào tất cả các TK đầu
15 bao gồm:
TK 151: Hàng mua đang đi đường
TK 152: Nguyờn vật liệu
TK 153: Công cụ dụng cụ
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 155: Thành phẩm
TK 156: Hàng hóa

TK 157: Hàng gửi đi bán
TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế
TK 159: Dự phịng giảm giá HTK
Dựa vào các đặc điểm kế toán nêu trên, khi kiểm tra khoản mục HTK tại
các khách thể, các KTV chú trọng đến kiểm tra độ chính xác của các số dư của
các TK đầu 15. Đặc biệt đối với DN sản xuất HTK các khoản mục của HTK bao
gồm hầu hết các TK đầu 15 như vì vậy cơng việc kiếm tốn được tiến hành phức
tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn so với kiểm toán HTK tại các DN hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ.
1.3 Quy trình kiểm tốn khoản mục HTK trong kiểm tốn BCTC do
Cơng ty AISC thực hiện


1.3.1 Khái quát về khách hàng
 Khách hàng A
Khách hàng A là một DN TNHH nhà nước 1 thành viên. Hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép các loại. Công ty
A là khách hàng thường xuyên của AISC. Năm 2009 là năm thứ ba AISC
thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho A. Điều này giúp cho cơng việc
kiểm tốn tại Cơng ty A có nhiều thuận lợi vỡ cỏc KTV của AISC có thể sử
dụng được tài liệu kiểm tốn năm trước để làm cơ sở cho cuộc kiểm toán năm
nay. Mặt khác, là khách hàng quen thuộc nên việc sử dụng các thủ tục kiểm
tốn tìm hiểu hệ thống KSNB, thu thập thông tin ban đầu …về khách hàng sẽ
được giảm bớt. Vì vậy, AISC dễ dàng chấp nhận kiểm tốn cho Công ty A
sau khi cập nhật thông tin mới nhất về khách hàng, thỏa thuận về phí kiểm
tốn cũng như đánh giá khả năng có thể kiểm tốn của khách hàng.
 Khách hàng B
B là một khách hàng kiểm tốn năm đầu của Cơng ty AISC. Vì vậy, việc
thu thập thông tin ban đầu về công ty khách hàng mất nhiều thời gian hơn.
KTV đã sử dụng các phương pháp cần thiết để có thể thu thập được thơng tin

về khách hàng như: phỏng vấn, quan sát, trao đổi trực tiếp với Ban lãnh đạo
đơn vị khách hàng, tìm hiểu thêm thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng như sỏch, báo, tivi… Bên cạnh đó KTV xem xét và liên hệ với KTV
tiền nhiệm để tìm hiểu thêm thơng tin về khách hàng này.
Sau khi tìm hiểu về một số thông tin ban đầu về khách hàng, các KTV
xem xét khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm tốn, đánh giá rủi ro của hợp
đồng Cơng ty đã đi đến quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng B,
một khách hàng mới.


Hợp đồng của Công ty ký kết với khách hàng B có nội bao gồm nhiều
điều khoản, một trong số đó là quyền và nghĩa vụ của từng bên và phí dịch vụ
cùng phương thức thanh tốn.
Hợp đồng kiểm tốn của Công ty aisc được ký kết với khách hàng B vào
10/10/2009, thời điểm trước khi kết thúc năm tài chính 2009.
1.3.2 Lập kế hoạch kiểm tốn
1.3.2.1 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Sau khi hợp đồng được ký kết, các KTV tiến hành lập kế hoạch tổng
quát:
 Công ty A
Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng:
Là một khách hàng thường niên, nên công việc này được tiến hành một
cách nhanh chóng thuận lợi hơn. Các thông tin cơ sở về Công ty A được lưu
trữ trong hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng. Khi bắt đầu cuộc kiểm tốn,
các KTV trong nhóm sẽ tiến hành tìm hiểu những thơng tin chung lưu trong
hồ sơ kiểm toán chung như các tài liệu pháp lý, Quyết định thành lập, Giấy
phép đăng ký kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu vốn… Các KTV cũng sẽ
liên hệ với Cơng ty khách hàng xem có những thơng tin quy định mới hay
khơng, nếu có sẽ u cầu cơng ty khách hàng cung cấp.
Hồ sơ pháp lý

Công ty A là công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên được thành lập theo
Quyết định 108/2005/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội. Hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000224 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 01/9/2005.
Vốn đăng ký kinh doanh: 50 tỷ đồng.
Trụ sở chính của Cơng ty: 227 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội


Hiện nay Công ty A, cú trên 2000 cán bộ công nhân viên và 7 dây
chuyền sản xuất giầy dép hiện đại.
Trong năm 2009, Cơng ty khơng có sự thay đổi về mặt nhân sự quản lý
cũng như nhân viên kế tốn, Cơng ty vẫn sử dụng phần mềm kế toán giống
năm trước.
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất các loại giầy vải, giầy thể thao và dộp cỏc loại
- Xuất khẩu các loại sản phẩm của Công ty và nhận ủy thác xuất khẩu
cho các đơn vị kinh tế trong nước khi có yêu cầu;
- Hợp tác liên doanh, liên kết, mở cửa hàng, đại lý để giới thiệu và tiêu
thụ các sản phẩm liên doanh, liên kết các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
- Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng thiết bị phục
vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị kinh tế có nhu
cầu.
- Dịch vụ nhà khách và dịch vụ du lịch
 Công ty B
Hồ sơ pháp lý
Công ty B là một Công ty Cổ phần Công nghiệp được thành lập hoạt
động theo Giấy phép đầu tư số 1191/GP ngày 05 tháng 04 năm 1995 do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cấp. Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất sô
47203300244 ngày 18 tháng 09 năm 2007 do Trưởng ban Quản lý khu cơng
nghiệp Hải Dương cấp.

Vốn điều lệ: 134.628.710.210 đồng.
Hình thức sở hữu vốn: hỗn hợp
Trụ sở chính: Xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất các sản phẩm ở dạng thanh nhôm, ống nhụm, lỏ nhụm, lưới nhôm;


Thực hiện các dịch vụ thiết kế, sửa chữa, lắp rỏp các sản phẩm bằng nhôm.
Sản xuất các phụ kiện để phục vụ lắp đặt các sản phẩm bằng nhôm (gioăng cao
su, bánh trượt bằng nhựa, tay nắm khóa, bản lề cửa).
Xử lý bề mặt các sản phẩm bằng kim loại nhôm.
Sản xuất nhôm tấm và nhôm phức hợp dùng trong lĩnh vực xây dựng.
1.3.2.2 Tìm hiểu chính sách kế tốn
 Cơng ty A
Để tìm hiểu hệ thống kế tốn của khách hàng, KTV cũng tiến hành các
công việc nhằm thu thập thông tin, thông tin thu thập được như sau:
Kỳ kế tốn của Cơng ty A theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01 tháng
01 và kết thúc tại ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế
toán và lập BCTC là Đồng Việt Nam (VND).
Chế độ kế tốn áp dụng: Cơng ty thực hiện cơng tác theo Chế độ kế tốn
DN ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hình thức kế tốn áp dụng: Kế tốn trên máy vi tính
Ngun tắc ghi nhận HTK:
-

Nguyên tắc ghi nhận HTK: theo nguyên tắc giá gốc.

-


Phương pháp tớnh giỏ xuất HTK: nhập trước xuất trước.

-

Phương pháp hạch toán HTK: kê khai thường xuyên.

Các thủ tục kiểm soát HTK: dựa vào giấy tờ làm việc, kết hợp với việc
quan sát trực tiếp và phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán HTK về các nguyên
tắc trong quản lý, kiểm sốt HTK KTV đã thu được những thơng tin ở khách
hàng:
Có sự phân cơng trách nhiệm giữa người bảo quản vật chất và người ghi
sổ HTK. HTK từ khi nhập kho đến khi xuất kho đều chịu sự quản lý chặt chẽ


bởi thủ kho, bảo vệ kho. HTK khi xuất khỏi kho phải có đầy đủ các chứng từ
cần thiết và có sự phê duyệt của các cấp quản lý có thẩm quyền.
 Công ty B
Cơ sở lập BCTC: BCTC được lập bằng Đồng Việt Nam (VND), theo
nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận
chung tại Việt Nam. Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các Chuẩn
mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế
tốn hiện hành tại Việt Nam.
Hình thức kế tốn: Nhật ký chung.
Kỳ kế tốn của Cơng ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Chế độ kế toán áp dụng: Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ
Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006.
Áp dụng Luật kế toán và các Chuẩn mực kế tốn Việt Nam: Trong năm
tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2009, Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế

toán Việt Nam ("VAS") ban hành đợt 01, đợt 02, đợt 03, đợt 04 và đợt 05.
HTK được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần
có thể thực hiện được. Giá gốc của HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chế
biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được HTK ở địa điểm và
trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của
HTK trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để
hồn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
- Nguyên tắc ghi nhận HTK: theo nguyên tắc giá gốc.
-

Phương pháp tính giá trị HTK: nhập trước xuất trước.

-

Phương pháp hạch toán HTK: kê khai thường xuyên.


1.3.2.3 Phân tích sơ bộ BCTC
Bảng 1.2: Trích GLV phõn tích sơ bộ BCTC cơng ty A
CƠNG TY KIỂM TỐN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
CHI NHÁNH HÀ NỘI

Khách hàng: Công ty A

Tham chiếu:

Kỳ kế toán: Từ 01/01 - 31/12/2009

Người thực hiện:


Nội dung: Phân tích sơ bộ BCTC

Người sốt xét:

Khoản mục

Số cuối năm

Số đầu năm

Chênh lệch

%

75.458.905.926

75.101.032.855

357.873.071

0,48

277.393.180

1.080.003.108

-802.609.928

-74,32


0

0

0

_

3. Phải thu ngắn hạn

27.203.372.970

29.406.132.518

-2.202.759.548

-7,49

4. HTK

46.165.391.763

42.371.848.357

3.793.543.406

8,95

5. Tài sản ngắn hạn khác


1.812.748.013

2.243.048.872

-430.300.859

-19,18

II. TÀI SẢN DÀI HẠN

69.925.694.833

72.402.270.811

-2.476.575.978

-3.42

500.000.000

500.000.000

0

0

39.620.933.698

42.908.220.811


-3.287.287.113

-7,66

0

0

0

_

28.440.300.000

28.440.300.000

0

0

1.364.461.135

553.750.000

810.711.135

146,40

145.384.600.759


147.503.303.666

-2.118.702.907

-1,44

III. NỢ PHẢI TRẢ

84.703.913.779

88.975.236.379

-4.271.322.600

-4,80

1. Nợ ngắn hạn

72.826.078.375

74.407.695.777

-1.581.617.402

-2,13

2. Nợ dài hạn

11.877.835.404


14.549.540.602

-2.671.705.198

-18,36

I.TÀI SẢN NGẮN HẠN
1.Tiền và tương đương tiền
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
3. Bất động sản đầu tư
4. Đầu tư tài chính dài hạn
5. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN


IV. VỐN CHỦ SỞ HỮU

60.680.686.980

58.546.067.287

2.134.619.693

3,65

1.Vốn chủ sở hữu


59.235.588.206

57.679.880.647

1.555.707.559

2,70

1.445.098.774

866.186.640

578.912.134

66,83

145.384.600.759

147.503.303.666

-2.118.702.907

-1,44

2. Nguồn kinh phí và quỹ
TỔNG NGUỒN VỐN

Qua phân tích sơ bộ BCĐKT tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn khơng có
biến động lớn, cụ thể năm 2009 tổng tài sản giảm nhẹ so với năm 2008 là 1,44%.
HTK vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tổng tài sản cũng như tài

sản ngắn hạn do Công ty A là một DN sản xuất. Tỷ trọng HTK tăng nhẹ 8,95% .
Thơng qua bảng phân tích sơ bộ ta cũng nhận thấy rằng một số khoản mục có
biến động lớn như khoản mục tiền mặt giảm 74,32%, tài sản dài hạn khác tăng
146,4% và khoản mục nguồn kinh phí và các quỹ khác cũng tăng đáng kế 66,83%.
Cần phải tiến hành một số thủ tục khác để xác minh là làm rõ ngun nhân.
• Cơng ty B
Cơng việc phân tích sơ bộ được tiến hành tương tự như tại Công ty A,
sau khi phân tích, các KTV rút ra nhận xét các khoản mục trên BCĐKT và
BCKQKD khơng có biến động bất thường, tổng tài sản và tổng nguồn vốn
tăng 11,72%, một trong những nguyên nhân đó là trong năm 2009 Cơng ty B
hoạt động có hiệu quả hơn nên làm cho lợi nhuận trong năm tăng, khiến cho
tài sản cũng như nguồn vốn tăng.
1.3.2.4 Tìm hiểu và đánh giá chung về hệ thống KSNB
KTV sẽ thực hiện các công việc để đánh giá hệ thống KSNB nhằm mục
đích giúp KTV có cái nhìn tồn diện và hiểu biết về hệ thống KSNB của
khách hàng.
• Cơng ty A



×