Muốn mình vượt trội! Phải biết cách suy nghĩ khác biệt!
Đây là một bài viết mình đọc hồi còn là sinh viên cách đây cũng
đã 3 - 4 năm của mình. Theo cảm nhận của mình, bài viết đã
phản ánh tương đối đúng về rất nhiều sinh viên công nghệ hiện
nay. Mình xin được trích dẫn, giữ nguyên font chữ của tác giả,
các bạn cùng đọc và thảo luận với mình nhé:
Mày học có vất vả không? - tôi hỏi thằng bạn thân của mình sau khi nó
vừa trải qua 1 tháng chính thức là sinh viên Đại học Xây dựng (sau khi
thi lại - và đã đỗ).
- Bọn tao học từ thứ 2 đến thứ 7. Phải đi khắp nơi để vẽ cảnh.
+ Vất vả thế á. Chả bù cho bọn tao, chả phải học hành mấy. 1 tuần học
có gần 30 tiết (cả thực hành), học được gần 3 tháng đã kết thúc một số
môn và chuẩn bị làm bài tập lớn.
Và tôi lại chợt nghĩ về câu nói của nó.
Năm trước, nó đã đỗ ĐH Nông nghiệp và 1 trường cao đẳng. Nhưng nó
chọn trường cao đẳng để học. Và nó đã tiết lộ, nó sẽ thi lại Để lựa
chọn ĐH Xây dựng. Cuối cùng nó đã hoàn thành được tâm nguyện của
nó.
+ Mày có điên quá không?
- Tao quen 1 anh, học năm thứ 3 trường xây dựng. Anh ấy đã đi
làm thêm lương 3tr / tháng. Tao thấy có tương lai Và khiến tôi suy
nghĩ năm thứ 3. Đi làm thêm đúng chuyên ngành lương 3tr / tháng.
Chứng tỏ năng lực của anh ấy rất tốt.
Nếu đặt địa vị của một sinh viên bình thường, sau 1 năm nữa. Dấu hỏi
chấm rất lớn dành cho mình "có làm việc được không?"
Một số câu trả lời thường gặp
- Chỉ đơn giản là thi qua môn còn chật vật, huống chi là đi làm thêm
nữa. Thời gian ở đâu ra mà học.
- Làm á? Làm cái gì nhỉ. Tôi còn chả biết mình đang học cái gì. Thì đi làm
cái gì trong ngành học của mình được chứ.
- Năng lực của mình đã đủ đâu. Hơn nữa đặc thù công việc đòi hỏi rất
khác so với những gì được học.
- Hãy học tốt những gì được dạy trong trường ĐH, khi ra ngoài các công
ty tuyển dụng bạn, họ sẽ đào tạo bạn để bạn có đủ khả năng làm việc
Còn những câu trả lời rất ít gặp được là:
- Được chứ! Đi làm sẽ lấp trống thời gian rảnh (dành để ngủ, để chơi
game, xem phim, đi chơi ) thay vào đó là một tư duy trong công việc và
một phong cách công nghiệp.
- Sẽ khó khăn! Nhưng nếu đầu tư thời gian và có chiến lược học tập
trong 1 quãng thời gian thì nhất định sẽ có đủ kiến thức đủ để bắt đầu
một công việc như thiết kế Web chẳng hạn.
Đó chính là tâm lý chung của những đứa bạn mà tôi quen biết. Đã có
người chọn Thiên ngọc minh uy (sinh lợi) để học hỏi & làm thêm. Nhưng
tất cả những người đó, đều đã nhận 1 chung 1 kết quả. Chỉ có 2 chữ "đi
xuống". Đã có người kiếm việc làm thêm như gia sư, hoặc đi tìm việc
đơn giản ở các công ty máy tính. Nhưng đều gặp phải những khó khăn
nhất định. Và chưa từng thấy ai có ý định làm thêm đúng ngành học của
mình, hoặc có dự định làm việc ở ngành học của mình.
Vì sao thế?
1. Tư tưởng ỷ lại - bị động - chậm tiến:
- Đến khi học môn Nhập môn tin học, mới học pascal.
- Đến khi kiểm tra lấy điểm 1 tiết mới ngồi code.
- Đến khi thi mới chịu ôn bài.
Đó là tư tưởng phổ biến, và chắc chắn sẽ là tư tưởng chung của đại bộ
phận sinh viên. Thấy có bạn học khá hơn, không lấy đó làm điều "cay
cú", hay "ganh tị" để phấn đấu mà tự phụ bằng những câu quen thuộc:
- Nó học trước mình từ lâu rồi nên giỏi thôi. Mình mà học lâu như nó thì
cũng giỏi rồi. Kệ đi, chấp nhận.
- Nó được tạo điều kiện, có người hướng dẫn nên học khá hơn là đúng
thôi. Biết sao được.
Thời gian trong 1 kỳ học là quá dài, kiến thức thì quá nhiều,
nhưng bài học thì lại quá ít
Lại nhớ câu: "sinh viên cái gì cũng là tệ nhất". Vì có ai quản giáo
đâu, ai cũng được "thả rông" tùy ý làm theo những gì mình muốn. Ở
cấp III còn có bố mẹ thúc giục, bắt ép đi học mới chịu đi. Nhưng ĐH thì
khác. Cũng chính vì lý do thời gian dành cho học tập ít nên thói quen ỷ
lại, buông xuôi trở nên bành trướng. Bài học của một môn thì rất giới
hạn, kiến thức rất rộng nằm ở các tài liệu tham khảo. Nhưng không
được "chạm tới"
Hầu hết những sinh viên có thành tích học tập cao, là những người vượt
qua được cửa ải "tự thả rông mình". Một phần lớn là thói quen hình
thành từ trước - thói quen "không học không chịu được", "không để
thua ai", "tự tạo động lực"
Càng nghiêm khắc với bản thân thì càng tốt. Càng dễ tính với
mình thì càng tệ
vì vậy, muốn mình vượt trội. Phải có một lối tư duy khác biệt.
Tư tuy: Mình luôn luôn phải là số 1
- Khi mình thua kém người khác. Tuyệt đối đó là 1 điều sỉ nhục, phải
phấn đấu bằng mọi giá.
Dám vứt bỏ thời gian đi chơi, vứt bỏ thời gian chơi game, thời gian ngủ
nướng. Để đầu tư cho học, đầu tư cho số 1 của mình. Thì mới có thể
vượt trội được.
Không vượt qua được ranh giới của chữ "chơi"' và chữ "học" thì mãi cũng
chẳng khá lên được mấy. Có tiến cũng chỉ từng bước từng bước mà thôi.
- Khi mình đang ở số 1: Phải phấn đấu bằng mọi giá giữ vững vị trí, và
tăng cường khoảng cách với người số 2.
Bạn là bạn thân, nhưng trong học tập bạn sẽ là đối thủ mà bắt buộc
mình phải vượt qua.
2. Khó
Tôi vẫn nhớ ngày lớp 10, tải về 1 phần mềm VF (Virtual Friend) - bạn
chat ảo tiếng Việt. Do 1 anh sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH bán
công Tôn Đức Thắng viết.
VF "nói chuyện" với 1 cách rất ngộ nghĩnh. Tôi đã ngồi hàng giờ để nói
chuyện với cái máy và vọc nó.
Tôi rất vui mừng khi anh đã gửi cho tôi xem mã nguồn của chương trình
đó. Và thật thán phục anh ấy khi viết được 1 phần mềm "thông minh".
Và chợt nghĩ, có lẽ mình phải phấn đấu cả chục năm thì mới bằng anh ấy
được.
Tôi nhớ VF được viết bằng Visual Basic.NET trong bộ Visual Studio 2003.
Nhưng khi nói chuyện với anh, anh trả lời 1 câu làm tôi nhớ rất rõ:
- Viết nó không khó mà.
Câu nói khiến tôi phải suy nghĩ. Chức năng của nó thật tuyệt vời, thật
thông minh. Nếu là tôi thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ dám nghĩ tới việc
viết nó. Vì nó vượt quá xa so với năng lực của mình.
Nhưng anh ấy cho biết: "Viết nó không khó"
Anh ấy sẽ không nói dối, sự thực viết nó không khó chứ?
Và đến khi tôi hiểu được những dòng code của chương trình VF, thì tôi
mới nhận ra, anh ấy đã nói đúng. Nó không quá khó viết, đầu tư thời
gian với 1 kiến thức nhất định là có thể code được ra nó.
Và bài học tôi rút ra
Con đường nào cũng là khó đi, nếu chỉ biết đứng ngoài nhìn vào.
Không đi sao biết nó khó đi. Tại sao cứ dùng đôi mắt mà nhìn con đường
đó rồi cho rằng nó khó đi. Đã đi đến đó chưa mà kêu nó khó đi.
"Học Java khó lắm. Tôi chả muốn, thôi chọn PHP cho lành. PHP dễ hơn
mà."
- Đã học Java chưa mà biết nó khó. Hay chỉ nghe người ta nói là Java
khó rồi tự mình cũng đồng ý là nó khó.
Nếu cái gì cũng nghĩ nó khó, rồi e dè khi đặt chân vào nó thì chỉ nhận
được kết quả là "quay đầu là bờ" mà thôi.
Muốn mình vượt trội. Phải nhìn sự vật bằng ánh mắt "cái gì cũng
không quá khó"
Học cũng không quá khó. Nghiên cứu công nghệ mới cũng không quá
khó, vừa sức mình. Mình có thể làm được nếu đầu tư thời gian và có
chiến lược nhất định.
- Đã có người làm được một phần mềm chat, thì tôi cũng sẽ phải làm
được. Đã có người thiết kế được 1 website rất đẹp, chức năng phong
phú, cao cấp -> tôi cũng có thể làm được nếu lên kế hoạch và đầu tư
thời gian.
Chuyện của 1 năm trước
- "Mày lên nhà sửa hộ chú cái máy tính giúp chú với. Chẳng hiểu
tại sao chú gõ dấu mà nó chẳng ra" Tôi lặng lẽ sang nhà 1 ông chú
hàng xóm, chỉ bấm tổ hợp phím Alt + Z để bật chức năng gõ tiếng Việt
của Vietkey lên. Thế là 1 lỗi đã xong. Ông chú hàng xóm cảm phục khi
thấy vừa mới đi học ĐẠI HỌC được vài tháng mà tôi đã trở thành 1 kỹ
thuật viên máy tính giỏi trong mắt mọi người.
Chú ấy có 1 đứa con, năm nay lên lớp 11, thế là cũng chuẩn bị cho nó
chọn ngành để định hướng trường mà nó sẽ thi Đại học. Chú nấn ná hỏi
tôi:
- Cái ngành tin học này cháu theo, cháu thấy được chứ?
Tôi ngậm ngùi:
+ "Dạ! Cũng được chú ạ. Nhìn chung là sẽ làm được nhiều thứ.
Từ sửa máy tính, bán máy tính đến thiết kế mấy cái mẫu quảng
cáo, thiết kế ảnh, hay thiết kế 1 hệ thống máy tính, hay làm ra 1
phần mềm gõ tiếng Việt, hay làm ra 1 phần mềm quản lý rất
đa dạng." - Tôi nói vanh vách hệt như 1 chuyên gia CNTT - những thứ
mà tôi đọc được trước khi thi ngành CNTT.
- "Vậy năm đầu họ đã dạy cháu nhiều thứ như vậy rồi à. Sửa máy thành
thạo thế cơ mà"
Đến lúc nghe thấy câu này thì tôi mới đặt ra một dấu hỏi chấm rất lớn
cho bản thân mình - câu hỏi mà suốt 1 học kỳ trên trường ĐH tôi chưa
kịp hỏi mình
- "Mình đã học được những gì thế nhỉ?"
Và đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn tự hỏi mình: "Mình đã học được
những gì?"
Và chắc chắn phần lớn mọi người đều gặp phải 1 câu hỏi:
"Mình đã học được những gì? Những thứ mình học được dùng để
làm gì?"
Tôi đố các bạn học Pascal mà đi sửa máy tính được, tôi đố các bạn học
thiết kế Photoshop xong mà code được 1 chương trình liệt kê số nguyên
tố. Tôi cũng đố các bạn học xong ngôn ngữ lập trình C mà ngồi quản trị
hệ thống CSDL được.
3. Hãy biết mình đang học để làm việc:
Vấn đề rất lớn mà ai ai cũng gặp phải
Học một đằng, làm một nẻo
Hay
Chả biết mình sẽ làm gì khi tốt nghiệp
Tôi dành cho bạn 1 lời khuyên nho nhỏ, hãy tìm hiểu một số thông tin
tuyển dụng về chuyên ngành mà mình đang theo học. Và hãy nhìn vào
mục YÊU CẦU CHUNG của thông tin tuyển dụng đó. Từ đó tổng hợp lại
thành 1 Categories (danh mục) những công việc mà mình có thể làm sau
khi tốt nghiệp.
Từ đó tìm hiểu từng công việc cụ thể, yêu cầu của từng công việc.
hãy
Làm gì học nấy
Vì sao phải xã hội hóa giáo dục, một phần trong số những mặt tích cực
của nó chính là để các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tham gia
vào quá trình đào tạo nhân lực. Từ đó nguồn nhân lực được định hướng
theo đúng nhu cầu tuyển dụng, tạo nên một nguồn nhân lực chất lượng
phục vụ hiệu quả quá trình hoạt động của chính doanh nghiệp.
Nếu bạn hỏi: "Thế muốn có một tương lai sáng lạn, tôi phải chờ
một doanh nghiệp tham gia vào trường mình, định hướng cho
mình?"
Tôi sẽ trả lời: "Hãy làm thế, hãy chờ đợi khi bạn là một người lúc
nào cũng thụ động, chỉ biết trông mong"
Việc tìm hiểu nhu cầu của công việc tương lai, không chỉ giúp
bạn nhìn thấy lối đi đúng đắn cho mình, giúp bạn có gấp đôi thời
gian trau đồi kiến thức mà còn giúp bạn tự tin hơn rất nhiều -
nhân tố cực kỳ quan trọng trong khi phỏng vấn xin việc và quá
trình thăng tiến.
Hãy thử trải nghiệm và cảm nhận nhé!
Tôi cũng đã từng tham gia 1 số buổi giao lưu, trong đó có sự có mặt của
đại diện một số doanh nghiệp trong ngành CNTT. Khi được hỏi về việc
định hướng nghề nghiệp. Những câu trả lời mù mờ mà chúng tôi nhận
được đều là:
- Hãy học đi thật vững, rồi các bạn sẽ được học chạy khi đi xin
việc ở các doanh nghiệp. (Học đi chính là học những gì mà bạn được
học trong giáo trình Đại học, học chạy chính là tiếp cận các công nghệ
ứng dụng trong công việc)
Hãy nhìn câu hỏi:
- Chúng em rất muốn biết mình sẽ làm gì khi ra trường và sẽ
phải học như thế nào để tốt nghiệp có một công việc tốt.
+ Hãy học đi thật vững, rồi các bạn sẽ được học chạy khi đi xin
việc ở các doanh nghiệp.
Thoạt nhìn thì đây đúng là 1 câu trả lời hoàn hảo, nhưng thực chất nó
chưa giúp chúng ta hiểu ra được 1 vấn đề: Làm sao để có thể học đi thật
vững. Vì đâu có cái đích cho tôi đi đến.
Tôi dám chắc chắn với các bạn rằng nếu cho tôi 1 cái đích, 1 mục tiêu tôi
sẽ làm tốt hơn hẳn với việc cứ vừa đi vừa dò đường và chả biết mình
đang đi ở đâu, sẽ đến đâu.
Vì đơn giản 1 điều, học đâu chỉ lấy kiến thức. Chúng ta còn học
cả khả năng tư duy đặc thù cho từng chuyên ngành. Nếu tôi học
về CSDL, với đặc thù của việc phân tích thiết kế hệ thống - tôi sẽ
học 1 hướng khác. Nhưng với đặc thù của việc quản trị CSDL thì
tôi sẽ học theo 1 hướng khác.
Có bao nhiêu cái hướng cho 1 môn, và sẽ có bao nhiêu môn
trong 1 chương trình đào tạo. Tôi sẽ đi đâu?
Chính vì không được định hướng cho công việc rõ ràng nên cái
đích của phần lớn sinh viên hiện nay là ĐIỂM.
Học vì điểm ư??? Tôi chắc chắn với các bạn rằng, với 1 đề cương
của 1 môn học. Với 1 số câu hỏi ôn tập nhất định, tôi chả cần lên
lớp suốt 1 học kỳ, chỉ cần 1 tuần trước khi thi. Tôi cũng đủ sức
vượt qua kỳ thi đó. Và bạn cũng thế!
Học như thế, giỏi được sao?
Trích từ bài viết />Trao đổi với TS. Đồng Thị Bích Thuỷ, giám đốc trung tâm tin học của đại
học Khoa học tự nhiên TP.HCM nói: “Tôi đang quan ngại về chất lượng
của các cử nhân, kỹ sư ngành CNTT cho dù họ tốt nghiệp từ một trường
đại học danh tiếng nào đó trong nước. Lỗi này không chỉ của sinh viên
mà chính là lỗi của cả hệ thống giáo dục từ cấp cơ sở”. Theo TS. Thuỷ,
hiện naysinh viên chạy theo điểm số nên năng lực tư duy, phản biện
yếu; chỉ khoảng 10% số sinh viên tốt nghiệp đúng với trình độ.