Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Sự phi lí trong vở kịch Trong khi chờ đợi Godot của Samuel Beckett

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

SỰ PHI LÝ TRONG VỞ KỊCH
TRONG KHI CHỜ ĐỢI GODOT
Họ và tên GVHD

: TS. Nguyễn Phương Khánh

Nhóm SV thực hiện : Nhóm 01
Mơn

: Văn học Tây Âu – Mỹ

Lớp học phần

: 20-0204

ĐÀ NẴNG, THÁNG 05/2023


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 3
NỘI DUNG.................................................................................................................. 4
1. Đặc điểm kịch phi lý............................................................................................4
2. Samuel Beckett và vở kịch Trong khi chờ đợi Godot.........................................6
3. Những yếu tố phi lý trong vở kịch Trong khi chờ đợi Godot.............................9
3.1 Kịch không cốt truyện....................................................................................9
3.2 Ngôn ngữ không mang chức năng giao tiếp................................................10
* Ngôn ngữ lặp đi lặp lại...................................................................................11
* Ngôn ngữ phi logic.........................................................................................13


* Ngôn ngữ phá vỡ cấu trúc..............................................................................13
* Ngôn ngữ với những khoảng lặng..................................................................15
3.3 Hành động triệt tiêu diễn biến kịch.............................................................17
* Hành động phá vỡ xung đột...........................................................................17
* Hành động lặp đi lặp lại.................................................................................18
3.4 Nhân vật phi cá tính.....................................................................................20
3.5 Khơng gian và thời gian trong kịch phi lý..................................................23
* Không gian Trong khi chờ đợi Godot.............................................................24
* Thời gian Trong khi chờ đợi Godot................................................................25
4. Ý nghĩa, đóng góp..............................................................................................27
KẾT LUẬN................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................31

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Samuel Beckett là một nhà văn, nhà viết kịch và nhà phê bình người
Ireland có sức ảnh hưởng lớn tới văn học phương Tây của thế kỉ XX. Mặc dù
bắt đầu sự nghiệp văn học ở nhiều thể loại, nhưng Beckett gặt hái được nhiều
thành công ở thể loại kịch. Ông đã mở ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới trong
thể loại kịch, khi phá vỡ kết cấu kịch truyền thống, viết theo một kết cấu hoàn
toàn mới, được gọi là kịch phi lý (The Theatre of the Absurd). Với lối viết độc
đáo và mới lạ này, Beckett đã trở thành nhà văn kiểu mẫu để các thế hệ nhà văn
sau này noi theo.
Và vở kịch Trong khi chờ đợi Godot là một trong những tác phẩm tiêu biểu
được viết theo phong cách mới, đưa Samuel Beckett trở thành khuôn mặt nổi
bật của thể loại kịch mới “kịch phi lý”. Kịch ra đời dựa trên tinh thần phá vỡ,
đoạn tuyệt với kịch truyền thống, xây dựng kịch khơng có cốt truyện, khơng có
tính cách, hành động kịch không nhất quán. Vở kịch được diễn tả qua những

hành động ngớ ngẩn, ngôn ngữ lặp đi lặp lại. Điều này khiến độc giả không thể
xác định kiểu nhân vật hay chỉ ra những nét tính cách đặc trưng của nhân vật.
Chính vì vậy, nhóm chúng tơi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sự
phi lý trong vở kịch Trong khi chờ đợi Godot” để tìm hiểu những đặc điểm hình
thức tạo nên kết cấu kịch phi lý của Samuel Beckett như: cốt truyện, ngôn ngữ,
hành động, nhân vật, không gian và thời gian trong vở kịch. Trong bài viết,
chúng tơi phân tích các đặc điểm trong vở kịch dựa trên sự đối sánh với thể loại
kịch truyền thống để chỉ rõ sự phản kịch trong lối viết kịch phi lý của Samuel
Beckett. Vì thế thuật ngữ “kịch truyền thống” theo cách chúng tôi hiểu là một
thể loại kịch với cốt truyện rõ ràng, lôi cuốn; được đặc trưng bởi ngơn ngữ kịch;
hành động hay nhận thức phải có sự chuyển biến đến cao trào; các nhân vật
được cá tính hóa; khơng gian và thời gian được cụ thể hóa.

3


NỘI DUNG
1. Đặc điểm kịch phi lý
Trong những năm đầu của thế kỷ XX, ở phương Tây xuất hiện nhiều trào
lưu văn học mới như chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo... Kéo
theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của diện mạo văn học thế giới về nhiều mặt
như hệ thống thi pháp hay thể loại. Hiện tượng văn học phi lý cũng ra đời trong
bối cảnh đó và có tác động sâu sắc đến nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện
ngắn, đặc biệt là kịch phi lý.
Thuật ngữ “Kịch phi lý” được đặt ra đầu tiên bởi nhà phê bình Martin
Esslin - người Hungary. Thuật ngữ này đề cập đến tên một loại kịch cụ thể,
được thể hiện trên sân khấu triết lí phổ biến trong những năm 1950 - 1960. Khi
được trình diễn lần đầu tiên, những vở kịch này đã gây sốc cho khán giả vì
chúng khác biệt một cách đáng kinh ngạc so với bất kỳ vở kịch nào đã được dàn
dựng trước đó. Trên thực tế, các vở kịch lúc đương thời đã bị dán nhãn là “Phản

kịch”. Bởi hình thức của các vở kịch phi lý này như một cuộc nổi loạn chống lại
niềm tin và giá trị thiết yếu của văn hóa truyền thống hay đạp đổ đi những quy
tắc kịch truyền thống vốn có. Kịch phi lý là nơi mà tính hợp lý và logic khơng
cịn ý nghĩa.
Esslin coi thuật ngữ “Kịch phi lý” chỉ đơn thuần là một “công cụ” để thu
hút sự chú ý của độc giả đến một số đặc điểm cơ bản có thể thấy rõ trong các tác
phẩm của nhiều nhà viết kịch sử dụng tính phi lý để truyền tải cảm giác hoang
mang, lo lắng và kinh ngạc của họ khi đối mặt với một vũ trụ, thế giới mà chính
họ khơng thể giải thích được. Sự hoang mang, lo lắng hay cảm giác phi lý này
ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, ảnh hưởng lớn nhất là chiến tranh thế giới thứ hai,
kế đến là học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud, sau đó là chủ nghĩa siêu
thực. Vì thế yếu tố chính của các vở kịch phi lí là các nhân vật chính khơng
đồng nhịp, khơng tồn tại cùng với thế giới chung quanh hay khơng có lý do rõ
ràng để lí giải cho những ý tưởng, hành vi kỳ lạ, bên lề xã hội. Nó chỉ chú trọng
đến tâm thức của chính các nhân vật và được trình diễn trên sân khấu mơ hồ,
4


không rõ ràng. Theo Esslin, năm nhà soạn kịch tiêu biểu phong trào kịch phi lý
này là Eugene Ionesco, Samuel Beckett, Jean Genet, Arthur Adamov và Harold
Pinter.
Mặc dù các vở kịch theo chủ nghĩa phi lý có nhiều chủ đề khác nhau,
nhưng có hai chủ đề hoặc ý tưởng thường xuyên tái diễn trong các vở kịch là
một thế giới vô nghĩa bởi sự suy giảm đức tin tôn giáo trong thế kỷ XX làm
con người trong giai đoạn này nghĩ rằng cuộc sống này là vơ nghĩa, khơng có
mục đích. Khác với quan niệm cuộc sống là phương tiện để đi về với Chúa khi
tơn giáo cịn hưng thịnh. Và chủ đề thứ hai là sự cô lập cá nhân khi con người
khơng có khả năng kết nối với nhau, họ bị cắt đứt với thế giới bên ngoài và bị
cơ lập trong chính thế giới của riêng họ. Những chủ đề này là kết quả của tình
hình xã hội mới bao trùm châu Âu sau Thế chiến thứ hai.

Nếu như trước đây, những vở kịch truyền thống được nghiên cứu về
những gì nó đang nói hơn là cách nó nói về nó (chú trọng nội dung của vở kịch
hơn là hình thức). Nhưng đối với các nhà soạn kịch phi lý, hình thức mới là yếu
tố quan trọng nhất của các vở kịch theo chủ nghĩa phi lý. Vì họ khơng muốn
phản ánh cuộc sống như thực tế đang diễn ra mà hơn hết họ muốn chú trọng đến
đời sống nội tâm của con người. Để đạt được điều này, các nhà viết kịch buộc
phải từ bỏ lối viết truyền thống để đến với cách viết chú trọng kỹ thuật và hình
thức hơn. Vì thế kịch phi lý đoạn tuyệt với kịch truyền thống ở một số đặc điểm
sau:
Đầu tiên, các vở kịch theo chủ nghĩa phi lý khơng có cốt truyện hoặc
các phần mở đầu, kết thúc của vở kịch khơng rõ ràng và khơng có các chi tiết,
tình huống dẫn đến cao trào, ở giữa vở kịch để tạo nên chuyển biến hay kịch
tính cho vở kịch. Thứ hai, ngôn ngữ của kịch phi lý đã phá vỡ các quy tắc
hiện hành, không xem ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Các nhà viết kịch luôn
cố gắng nhấn mạnh sự mất kết nối giữa ngôn ngữ với chủ thể, ý nghĩa với thực
tế, ý thức với thế giới. Vì thế trong kịch phi lý chuyển động của các nhân vật
trên sân khấu thường mâu thuẫn với lời nói hoặc lời thoại của họ. Một cách phổ
5


biến khác mà các nhà viết kịch phi lý thể hiện sự vô dụng của ngôn ngữ là để
các nhân vật của họ liên tục nói những câu sáo rỗng, hoặc sử dụng quá mức
những cách diễn đạt rập khuôn, được quy ước hóa. Vì thế trong kịch phi lý, có
vẻ như ngơn ngữ đã trở thành một phương tiện cho những trao đổi vô nghĩa.
Thứ ba, sự lặp đi lặp lại trong các ngôn ngữ và hành động vô nghĩa, là một
trong những nguyên nhân chính tạo nên vở kịch nhạt nhẽo, gây nhàm chán cho
người xem. Chính sự lặp đi lặp lại này đã góp phần làm cho câu chuyện không
thể phát triển đến cao trào, tạo nên sự chuyển mạch cho vở kịch và nó càng
nhấn mạnh sự phi lý của nhân vật cũng như của vở kịch. Thứ tư, không tuân
theo quy tắc “Tam duy nhất”. Nếu kịch truyền thống ln tn theo quy tắc

này, thì trong kịch phi lý, các yếu tố thời gian, không gian dường như bị cố tình
làm cho mơ hồ, khơng rõ ràng, khiến cho người xem khơng xác định được
chính xác hoàn cảnh mà vở kịch đang diễn ra. Tuy có sự lặp đi lặp lại của ngơn
ngữ và hành động nhưng nó khơng xoay quanh một xung đột chủ yếu, mà nó
đang cố gắng khắc họa những hành động ngớ ngẩn, lố lăng.
2. Samuel Beckett và vở kịch Trong khi chờ đợi Godot
Tác giả Samuel Beckett
Samuel Beckett là một trong bốn nhà viết kịch phi lý vĩ đại, có ảnh hưởng
lớn đến văn học phương Tây thế kỉ XX. Ơng sống trong một gia đình giàu có
theo đạo Tin Lành ở Dublin. Trong những năm tháng đi học, ông thụ hưởng
phần lớn nền giáo dục của đạo Tin Lành. Năm 1927, ông sang Paris làm việc tại
một trung tâm nổi tiếng về đào tạo những người có học vấn và tự do về tinh
thần. Trong thời gian này, ông trở thành bạn của James Joyce – người ảnh
hưởng lớn đến các tác phẩm của ông sau này. Đến năm 1945, ông trở về quê
hương Dublin học thêm về nghệ thuật và cho ra đời nhiều tác phẩm, truyện
ngắn, kịch, tiểu thuyết, chủ yếu viết bằng tiếng Pháp. Những năm 1960 là thời
kì có nhiều thay đổi trong cuộc đời của Beckett, cả đời tư và đời văn.
Giai đoạn đầu năm 1930, những sáng tác của ông hầu hết chịu ảnh hưởng
từ nhà văn nổi tiếng James Joyce. Những tác phẩm trong thời kì này của ơng thể
6


hiện rõ sự uyên bác trong lối viết và đòi hỏi người đọc phải có một tầm tiếp
nhận cao mới có thể hiểu hết được những nội dung mà tác giả muốn truyền tải.
Ngay từ thời kì đầu đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy một hướng đi khác,
một phong cách đặc biệt đánh dấu tên tuổi của Beckett sau này. Năm 1932,
Beckett viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Giấc mơ hội chợ đối với người đàn bà
trung niên, và đó là nguồn cảm hứng cho hàng loạt bài thơ đầu tay và truyện
ngắn của Beckett. Năm 1933, tập truyện đầu tay Châm chọc nhiều hơn đấm đá
được xuất bản. Vào năm 1937, cuốn tiểu thuyết đầu tay Murphy ra mắt độc giả

và in dấu ấn của tiểu thuyết thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, Beckett bắt đầu
sáng tác bằng tiếng Pháp.
Giai đoạn hai năm 1945, Beckett bắt đầu coi tiếng Pháp như một phương
tiện thể hiện chủ yếu. Sự thôi thúc muốn bộc lộ thế giới quan nội tâm đã góp
phần định hình phong cách riêng của tác giả. Trong 15 năm sau chiến tranh, ông
đã cho ra đời 4 vở kịch nổi tiếng: Trong khi chờ đợi Godot (1948-1949), Tàn
cuộc (Viết 1955-1957), Cuộn băng cuối cùng của Krapp (1958) và Những ngày
tươi đẹp (1960). Bốn tác phẩm này được các nhà nghiên cứu cho là những tác
phẩm có vai trị quan trọng trong việc định hình loại hình “Kịch phi lý” nhằm
giải quyết một cách khơi hài những vấn đề đang hiện tồn của những người theo
thuyết hiện sinh. Thành tựu nổi bật của Beckett về văn xuôi trong giai đoạn này
là bộ ba tiểu thuyết: Molloy (1951), Malone chết (1951), Điều không thể gọi tên
(1953). Sau này, Beckett rơi vào một thời gian dài không viết, mất khoảng gần
10 năm. Tác phẩm văn xuôi Sự thể như thế (1961) đánh dấu sự kết thúc giai
đoạn sáng tác thứ hai của ông.
Giai đoạn cuối những năm 1960, các tác phẩm từ những năm 50 hướng về
tính chất cô đọng, lối viết tỉnh lược, đầy ẩn ý, đã khiến tác phẩm của ông không
được xem như thuộc về số đông. Như tác phẩm Hơi thở (1969), mang tính chất
kịch dùng để diễn trên sân khấu, chỉ kéo dài 35 giây và khơng có nhân vật. Hay
những vở kịch viết, những nhân vật rất ít so với những vở kịch viết giai đoạn
trước. Văn xuôi giai đoạn cuối không phong phú bằng kịch, những tác phẩm
7


văn xi thời kì này cho thấy Beckett tiếp tục thể hiện mối bận tâm của mình
với ký ức và sự ảnh hưởng của ký ức tới con người.
Vở kịch Trong khi chờ đợi Godot
Trong suốt chặng đường sáng tác của mình, Samuel Beckett đã để lại nhiều
tác phẩm lớn. Một trong số đó chính là vở kịch Trong khi chờ đợi Godot, vở
kịch đầu tiên trong hành trình sáng tác kịch của Beckett theo lối viết kịch phi lý.

Tác phẩm đã làm rạng danh tên tuổi của ông vang xa khơng chỉ trong nước
Pháp mà cịn ra quốc tế. Dù tác phẩm viết vào năm 1948 nhưng mãi đến 1953
mới được công chiếu lần đầu. Vở kịch là bước trở mình của Beckett, ơng từ một
nhà văn ở trong bóng tối bước ra ánh sáng và tạo nên tên tuổi Samuel Beckett
trên diễn đàn văn chương thế giới. Ông trở thành một khuôn mặt nổi bật của thể
loại kịch mới “Kịch phi lý”.
Trong khi chờ đợi Godot kể về hai kẻ lang thang ngồi từ ngày này qua
ngày khác để chờ đợi một người tên Godot xuất hiện. Nhưng cả hai đều không
biết Godot là ai và không biết chắc rằng Godot sẽ đến không. Nhưng họ vẫn cứ
chờ. Họ tìm mọi cách để lấp đầy thời gian trong khi chờ đợi Godot bằng những
cuộc trò chuyện và những hành động ngờ nghệch, vô nghĩa. Nhưng mãi đến
cuối tác phẩm nhân vật Godot vẫn chưa một lần xuất hiện trước mặt họ. Godot
có thể tồn tại, cũng có thể khơng tồn tại. Tồn bộ tác phẩm ngồi việc chờ đợi
ra, khơng có một điều gì khác. Điều đó khiến cho sự chờ đợi của hai nhân vật
trở nên vô nghĩa. Tại sao phải đợi Godot? Godot là ai? Tại sao Godot không
đến? Tất cả những điều này không hề được tác giả tập trung làm rõ trong suốt
câu chuyện. Việc chờ đợi Godot như một điều hiển nhiên trong suy nghĩ của hai
nhân vật. Tác phẩm nhằm phản ánh một điều: Nhân loại ngồi chờ đợi vô vọng
hoặc ngồi chờ chết ra thì chẳng có con đường khác; con người vốn khơng thể
hồn tồn điều khiển được vận mệnh của mình - những sinh lão bệnh tử, khơng
thể hiểu hết được chính mình và cả những gì xảy ra xung quanh. Cho nên ngoài
việc chờ đợi mọi thứ diễn ra như vậy, con người cịn có thể làm gì? Tác phẩm
khơng có nội dung cụ thể, mà sự đợi chờ một cách mù quáng và đầy vô vọng
8


cũng chính là nội dung, nó mang đến ý nghĩa, cái nhìn đầy hồi nghi về cuộc
đời, và sự vơ nghĩa của đợi chờ.
Trong khi chờ đợi Godot là vở kịch của sự chờ đợi, sự vô nghĩa “không thể
làm được gì” của các nhân vật. Tác phẩm xoay quanh việc chờ đợi một cách

không rõ ràng, chắc chắn về một người có thể đến hoặc khơng. Ở đây, Beckett
muốn truyền tải một thơng điệp mang tính hư cấu, tái hiện hình ảnh một xã hội
hoang tàn và những cơ độc, già cỗi trong tâm thức của con người.
3. Những yếu tố phi lý trong vở kịch Trong khi chờ đợi Godot
3.1 Kịch không cốt truyện
Theo nghĩa truyền thống, một cốt truyện nên tập trung vào một hành động
hay một sự kiện được thúc đẩy đến cao trào và cấu trúc của vở kịch sẽ có phần
đầu, phần giữa và phần kết như Aristotle đề ra. Hay đến sau này, khi lí luận văn
học phương Tây đề ra cấu trúc cốt truyện trên cơ sở xung đột của hành động với
5 phần: mở đầu, phát triển, cao trào, thoái trào và kết thúc.
Nhưng cấu trúc của vở kịch Trong khi chờ đợi Godot không được chia
theo 3 phần hay 5 phần như Aristotle và lí luận văn học phương Tây đã đưa ra
mà chỉ có 2 phần. Và trong 2 phần này cũng không xuất hiện những hành động,
sự kiện gây nên xung đột để tạo ra hành động và sự kiện tiếp theo như cấu trúc
truyền thống mà chỉ có thể mơ tả vở kịch này theo cấu trúc vòng tròn.

9


Hai kẻ lang thang, Vladimir và Estragon, đang đợi Godot bên gốc cây
trên một con đường quê, người mà họ chưa bao giờ gặp nhau và người thậm chí
có thể không tồn tại. Họ tranh luận, bịa đặt, định tự tử, thảo luận về những đoạn
văn từ Kinh thánh và chạm trán với Pozzo và Lucky. Gần cuối màn đầu tiên,
một cậu bé đi kèm với lời nhắn của ông Godot rằng ông ấy sẽ không đến hôm
nay nhưng sẽ đến vào ngày hôm sau. Các hành động ở màn thứ hai, về cơ bản
được lặp lại như màn đầu tiên, với một vài thay đổi như: cái cây bây giờ có lá,
Pozzo bị mù và có Lucky trên dây xích ngắn hơn. Một lần nữa cậu bé đến và
nói với họ rằng ông Godot sẽ không đến vào ngày hơm đó và khẳng định rằng
cậu bé ấy chưa bao giờ gặp những kẻ lang thang trước đây. Vở kịch kết thúc với
một cuộc hội thoại:

Vladimia: Well? Shall we go?
Estragon: Yes, let’s go.
Và hành động của họ là không di chuyển như hồi một. Mở đầu câu
chuyện là chờ đợi và kết thúc cũng là chờ đợi, khiến câu chuyện chỉ lẩn quẩn
trong vòng tròn của hành động chờ đợi. Mặc dù trong xuyên suốt vở kịch có
nhiều hành động và sự kiện diễn ra, nhưng những hành động và sự kiện này
không tạo nên cao trào, không tạo ra xung đột để thay đổi, tạo nên bước ngoặt

10


cho câu chuyện mà từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chỉ lặp đi lặp lại một hành
động chờ đợi Godot của hai kẻ lang thang Estragon và Vladimir. Vì thế Trong
khi chờ đợi Godot hầu như khơng thể cung cấp cho người đọc một tóm tắt cốt
truyện thơng thường như cốt truyện truyền thống trước đây. Mà chỉ có thể đưa
ra một sự việc trung tâm, xuyên suốt của câu chuyện là việc có hai kẻ lang
thang chờ đợi Godot từ ngày này sang ngày khác.
3.2 Ngôn ngữ khơng mang chức năng giao tiếp
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của kịch phi lý là việc không tin
tưởng vào chức năng của ngơn ngữ, tức nó khơng xem ngơn ngữ như một
phương tiện giao tiếp. Vì thế ngôn ngữ xuất hiện trong vở kịch Trong khi chờ
đợi Godot là ngôn ngữ tách rời thực tế, không biểu thị được mục đích của người
nói và khơng kết nối những người đối thoại với nhau.
* Ngôn ngữ
ặp đi lặp lại
Samuel Beckett không chỉ sử dụng phép lặp trong kết cấu vở kịch Trong
khi chờ đợi Godot, mà tác giả còn sử dụng các cụm từ, các câu thoại mang tính
lặp đi lặp lại. Ngay từ khi bắt đầu vở kịch, hai nhân vật đã có xu hướng lặp lại
những gì họ đã nói hoặc lặp lại lời nói của nhau theo một cách vịng vo, máy
móc. Chính cách nói vòng vo này đã tạo nên cảm giác mơ hồ giữa các nhân vật,

cũng như gây nên sự mô hồ cho khán giả. Bởi q trình trao đổi thơng tin giữa
các nhân vật khơng rõ ràng, vì thế họ ln hồi nghi những gì người khác nói và
hồi nghi ln chính lời nói của mình.
Vladimir: And they didn't beat you?
Estragon: Beat me? Certainly they beat me.
Vladimir: The same lot as usual?
Estragon: The same? I don't know.
Nếu giữa các cuộc đối thoại họ khơng lặp lại lời nhau thì họ cũng lặp lại
cấu trúc của cuộc hội thoại.
Estragon: Let's go.
Vladimir: We can't.
11


Estragon: Why not?
Vladimir: We're waiting for Godot.
Và xuyên suốt vở kịch, số lần lặp lại lời thoại của chính các nhân vật hay
lặp lại lời thoại của nhau khơng có dấu hiệu suy giảm mà ngày càng gia tăng.
Họ cứ lặp đi lặp lại mọi thứ trong nhiều lần như thể biểu thị rằng cuộc sống của
họ khơng có gì mới mẻ, họ khơng thể giải phóng mình, vượt qua được giới hạn
ngơn ngữ mà chỉ theo thói quen của mình, lặp đi lặp lại khơng ngừng những từ
đã nói hay đã được nghe. Trong hồi 1, khi Pozzo giải thích câu hỏi “Why
doesn’t he put down his bags?” được lặp lại 8 lần của Vladimir và Estragon, thì
Vladimir đã lặp lại câu hỏi “You want to get rid of him?” 6 lần xen kẻ với lời
giải thích của Pozzo. Ngay từ khi bắt đầu vở kịch, cụm từ "Nothing to be done"
(được lặp lại 4 lần trong hồi 1) như một dấu hiệu, ám chỉ vở kịch này không có
gì diễn ra. Và đúng như thế, các nhân vật trong vở kịch khơng làm gì ngồi việc
chờ đợi Godot. Trong khi chờ đợi, họ có cảm giác được sự chán chường với
những gì họ đang làm, họ tự hỏi 9 lần (3 lần trong hồi 1 và 6 lần trong hồi 2)
“What do we do?”. Ý thức được sự vơ nghĩa trong hành động của mình, họ đã

có ý định dừng lại sự chờ đợi này, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc nói thành lời
“I’m going” (14 lần), “Let’s go” (16 lần). Do thiếu sự giao tiếp và tương tác,
mỗi nhân vật nói theo cách riêng mà mình suy nghĩ, khơng có sự ăn khớp giữa
các cuộc đối thoại. Sự lặp đi lặp lại không chỉ nhắc nhở chúng ta về sự đơn điệu
của tác phẩm mà cịn là một cuộc sống tẻ nhạt. Vở kịch hồn tồn lặp đi lặp lại,
khơng có đa dạng hoặc mới lạ và những nghịch lý khơng có lời giải. Hơn thế
nữa, ngồi việc phản ánh vịng lặp lặp đi lặp lại của cuộc sống, rất nhiều sự lặp
lại trong vở kịch giúp các nhân vật bận rộn hơn, có thể vượt qua thời gian đau
khổ chờ đợi một cách có ít ý thức hơn. Vì vậy, Beckett sử dụng ngơn ngữ không
phải là một công cụ thần thánh mà chỉ là tiếng vo ve vô nghĩa.
Việc lặp lại từ ngữ và câu thoại trong vở kịch khiến ngôn ngữ không làm
cho người xem biết được động lực của các nhân vật trong hành động của họ là
gì, đồng thời cũng thể hiện vấn đề khó khăn trong giao tiếp giữa con người với
12


nhau. Bởi họ trị chuyện cùng nhau nhưng họ khơng hiểu đối phương đang đề
cập đến vấn đề gì và dường như họ bị lệch pha trong chính cuộc đối thoại của
họ. Khi có một người hỏi điều gì, thì hầu hết câu trả lời nhận lại được là “I don’t
know” (30 lần). Câu trả lời như được lập trình sẵn, khơng cần quan tâm nội
dung câu hỏi là gì, chỉ tự động hóa trả lời theo những gì mình đã được thiết lập
sẵn. Chính những sự lặp lại này đã góp phần khiến vở kịch khơng có bất kì mâu
thuẫn hay xung đột nào để tạo nên cao trào và chuyển biến mới. Vì thế sự lặp lại
càng nhấn mạnh sự vơ nghĩa của vở kịch mặc dù có sự hiện hữu của nhân vật
trong dịng chảy khơng ngừng của thời gian và có lẽ điều này đã làm cho khán
giả cảm thấy nhàm chán, khó hiểu.
* Ngơn ngữ phi logic
Ngôn ngữ phi logic được sử dụng xuyên suốt trong vở kịch Trong khi chờ
đợi Godot. Các nhân vật trong những tác phẩm này thường nói chuyện theo
cách khơng hợp lý và rối ren, tạo ra một cảm giác bất ổn và không chắc chắn

cho người đọc. Các câu thoại trong tác phẩm thường không tuân theo cấu trúc
logic chặt chẽ, mà đa số là “Ơng nói gà, bà nói vịt”, khơng có sự liên kết chặt
chẽ giữa các câu thoại.
Vladimir: How's the carrot?
Estragon: It's a carrot.
Rõ ràng Vladimir muốn hỏi cà rốt như thế nào nhưng câu trả lởi của
Estragon lại khẳng định đây là củ cà rốt và khơng kèm theo một tính từ nào để
miêu tả tính chất của cà rốt. Điều này cho thấy, tuy cả hai nhân vật đang trò
chuyện cùng nhau nhưng giữa họ khơng có sự kết nối, giao tiếp nào. Như hai
người điếc đang trò chuyện cùng nhau, mỗi người tự trả lời theo ý nghĩ của
mình, khơng quan tâm câu hỏi của đối phương là gì. Tuy khơng ngừng giao tiếp
nhưng họ lại bị cơ lập trong chính thế giới của riêng họ và ngôn ngữ cũng
không thể giúp họ thốt ra khỏi thế giới cơ độc ấy như chức năng vốn có của
ngơn ngữ.

13


Có thể thấy, Beckett đã có bước đổi mới trong việc xây dựng ngơn ngữ
kịch. Khơng cịn sử dụng mơ hình ngơn ngữ “cái biểu đạt” biểu đạt cho “cái
được biểu đạt” mà giờ đây ngôn ngữ kịch chỉ là “cái vỏ tiếng” độc lập, khơng
có mối quan hệ gì với “cái biểu đạt”. Vì thế, ngơn ngữ Trong khi chờ đợi Godot
hồn tồn khơng mang ý nghĩa để có thể sắp xếp thành những diễn đạt có nghĩa,
tạo nên diễn biến kịch tuân theo kết cấu truyền thống. Mà tác giả đã biến ngôn
ngữ thành những âm thanh vo ve, chỉ để tạo ra tiếng cho vở kịch vốn dĩ trầm
lặng trở nên có âm thanh hơn.
* Ngơn ngữ phá vỡ cấu trúc
Với tuyến nhân vật Pozzo và Lucky, ngôn ngữ của hai nhân vật được xây
dựng nhằm mục đích triệt tiêu ngơn ngữ kịch bởi trong vở kịch chỉ có Pozzo
ln gào thét, nạt nộ dùng những từ ngữ khó nghe để ra lệnh cho người hầu

Lucky, cịn Lucky thì khơng hề “mở miệng” đáp lại mà chỉ sử dụng hành động hành động nghe theo lời chủ như một con vật nuôi bị câm. Khác với tuyến nhân
vật Vladimir và Estragon, hai nhân vật luôn thay phiên, thực hiện chức năng đối
thoại của mình, thì Pozzo và Lucky lại phá vỡ cấu trúc đối thoại. Chỉ có mỗi
Pozzo độc thoại trong cuộc đối thoại giữa mình với Lucky.
Ngồi ra, thứ ngơn ngữ ra lệnh cộc lốc của Pozzo dành cho Lucky cũng là
yếu tố làm nên sự phá vỡ cấu trúc câu. Mặc dù, khi đối thoại Vladimir và
Estragon hay Pozzo cũng nhiều lần lược bỏ các thành phần câu. Nhưng hầu như
trong lời thoại của Pozzo khi ra lệnh cho Lucky chỉ tồn tại động từ, còn các
thành phần khác tạo nên câu gần như vắng mặt.
Pozzo: (with magnanimous gesture). Let's say no more about it. (He
jerks the rope.) Up pig! (Pause.) Every time he drops he falls asleep. (Jerks the
rope.) Up hog! (Noise of Lucky getting up and picking up his baggage. Pozzo
jerks the rope.) Back! (Enter Lucky backwards.) Stop! (Lucky stops.) Turn!
(Lucky turns. To Vladimir and Estragon, affably).
Tiêu biểu cho lối viết ngôn ngữ phá vỡ cấu trúc câu của Samuel Beckett
trong vở kịch này là đoạn thoại của Lucky. Ta có thể nhận thấy rõ ràng là từ đầu
14


cho đến khi kết thúc vở kịch, Lucky chỉ có duy nhất một đoạn độc thoại nhưng
nó lại rất dài. Trong đoạn thoại này, những dấu câu đều “biến mất”. Anh ta nói
một tràng khơng nghỉ hay ngắt qng từ khi bắt đầu đến khi gần kết thúc với
một giọng nói đều đều, từ câu chuyện này chắp vá lên câu chuyện kia. Từ hình
thức đến nội dung đoạn thoại của Lucky đã làm phá vỡ đi cấu trúc câu thoại
truyền thống. Cho thấy lời nói của anh ta khơng phải để giao tiếp, mà chỉ là
đoạn độc thoại nội tâm được thốt ra khi được “đội mũ”: (có mở đầu khơng có
kết thúc)
“Given the existence as uttered forth in the public works of Puncher and
Wattmann of a personal God quaquaquaqua with white beard quaquaquaqua
outside time without extension who from the heights of divine apathia divine

athambia divine aphasia loves us dearly with some exceptions for reasons
unknown but time will tell and suffers like the divine Miranda with those who
for reasons unknown but time will tell are plunged in...”
Không xuất hiện một dấu câu nào trong đoạn độc thoại trên, chỉ có những
liên từ và mệnh đề quan hệ để liên kết các nội dung không cùng chủ đề lại với
nhau. Lời thoại tuy dài nhưng trở nên vô nghĩa, bởi cuối cùng khán giả vẫn
không biết Lucky đang muốn truyền đi thơng điệp gì. Khi kết thúc lời thoại
Lucky cố gắng thốt ra những từ cuối với tốc độ gấp gáp nhưng những từ đó
cũng chẳng hề mang đến một ý nghĩa nào liên quan:
“. . . tennis . . . the stones . . . so calm . . . Cunard . . . unfinished . . .”
Beckett đã phá vỡ quy chuẩn cấu trúc câu chuyện truyền thống bằng việc
sử dụng lời thoại khơng có dấu câu, có bắt đầu nhưng khơng có kết thúc, sử
dụng ngơn từ rời rạc, vô nghĩa, không thể xâu chuỗi nội dung lại với nhau.
Ngơn ngữ của Lucky hồn tồn bị triệt tiêu bởi những yếu tố đó, vì thế mà
khơng ai hiểu Lucky đang nói gì, chỉ biết đó là thứ ngôn ngữ rối loạn do lối tư
duy rỗng tuếch tạo ra và là điểm nhấn trong lối viết phá vỡ cấu trúc câu của
Samuel Beckett. Đồng thời cũng thể hiện quan điểm hoài nghi của tác giả trước

15


chức năng của ngôn ngữ khi không thể hiện được chức năng giao tiếp cơ bản
của con người.
* Ngôn ngữ với những khoảng lặng
Ngôn ngữ kịch Trong khi chờ đợi Godot bị phá huỷ khơng chỉ vì ngơn
ngữ được phát ra một cách phi logic, mà cịn vì sự giãn cách ngôn ngữ bởi
những khoảng lặng tạo nên bởi dấu “...” hay những chỉ dẫn sân khấu “silence”
hay “pause” trong đoạn hội thoại giữa các nhân vật. Khác với khoảng lặng
trong lời thoại kịch truyền thống, được tác giả xây dựng để cho nhân vật tự đấu
tranh tư tưởng, đối mặt với tịa án lương tâm hay nhằm mục đích “kéo căng”

tình huống truyện. Thì khoảng lặng Trong khi chờ đợi Godot hoàn toàn ngược
lại, những khoảng lặng được tạo ra nhằm mục đích tạo thời gian để cho các
nhân vật suy nghĩ, tìm từ, tìm cách diễn đạt để hồn thành câu thoại của mình.
Estragon: Use your intelligence, can’t you.
Vladimir uses his intelligence.
Vladimir (finally): I remain in the dark.
Estragon: This is how it is. (He reflects.) The bough...the bough...(Angrily.) Use
your head, can’t you?
Vladimir: You’re my only hope.
Estragon (with effort). Gogo light – bough not break – Gogo dead. Didi heavy –
bough break – Didi alone. Whereas
Những khoảng lặng hầu như chỉ xuất hiện ở những lời thoại dài, hay
những lời thoại chỉ xuất hiện một lần hay sau những câu hỏi địi hỏi tính tư duy
để trả lời. Cịn ở những lời thoại mang tính rập khn, lặp đi lặp lại, những
khoảng lặng hầu như khơng có. Ngơn ngữ khoảng lặng trong lúc “suy nghĩ” của
hai nhân vật Vladimir và Estragon dường như đã mất đi tính tư duy, từ những
lời nói mà hai nhân vật suy nghĩ rồi trao đổi với nhau, ta nhận ra ở họ có lối tư
duy đơn sơ, nghèo nàn chất xám. Điều này chứng tỏ ngôn ngữ của các nhân vật
không đủ khả năng để tạo nên một cuộc hội thoại trọn vẹn về ý nghĩa lẫn hình
thức để khán giả có thể hiểu được. Tất cả khoảng trống “im lặng” và “suy nghĩ”
16


trên của các nhân vật đã làm sụp đổ hoàn tồn cấu trúc, cơng cụ thể hiện tính tư
duy, tính giao tiếp của ngơn ngữ, mà chỉ cịn lại những âm thanh ngắn ngủi, tản
mạn, lạc lõng không hề ăn nhập nhau trong các câu thoại kịch Beckett. Hơn
nữa, từng chữ được “rặn” ra như đang cố gắng nói để cho có chuyện để nói, cho
có việc để làm trong khoảng thời gian chờ đợi Godot, để thấy rằng mình còn
sống, còn tồn tại trên đời vậy. Cả một đoạn thoại ngắt qng gây khó chịu cho
người đọc, thậm chí có xâu chuỗi lại lời thoại cũng khơng biểu đạt được giá trị

gì cho vở kịch. Nhân vật ý thức được mình đang nói nhưng khơng ý thức được
mình đang nói gì và nói để làm gì. Chính Beckett cũng từng nói “kịch của tơi là
sự nối tiếp những âm thanh cơ bản được sử dụng để lấp đầy thời gian, càng
nhiều càng tốt”. [1, tr.8]
Tóm lại, ngơn ngữ kịch Trong khi chờ đợi Godot như vượt ra khỏi mọi
qui phạm của ngôn ngữ hiện thực đời sống. Logic ngữ nghĩa khơng cịn trùng
khớp với ngữ nghĩa thơng thường, tất cả cứ trở nên đứt đoạn, ngắt ngứ, vô nghĩa
và chắp nối rời rạc như tâm trạng của con người thời đại bấy giờ.
3.3 Hành động triệt tiêu diễn biến kịch
Hành động kịch trong kịch phi lý là một khía cạnh trong nghệ thuật kịch.
Nó khơng chỉ đơn thuần là những động tác vật lí mà cịn là cách thể hiện cảm
xúc, suy nghĩ của nhân vật. Và điều đặc biệt làm nên đặc trưng của các hành
động trong kịch phi lý là sự lặp lại của những tư thế, nhịp điệu, giọng nói, hoặc
cách di chuyển và đơi khi sự lặp đi lặp lại nhưng không mang đến ý nghĩa cho
tồn bộ vở kịch. Vì thế các hành động xuất hiện trong vở kịch Trong khi chờ
đợi Godot là những hành động lặp lại, không tạo nên mâu thuẫn hay xung đột
để chi phối các nhân vật, nhằm thúc đẩy phát triển câu chuyện.
* Hành động phá vỡ xung đột
Theo như kịch truyền thống trước đây thì kịch thường phản ánh đời sống
theo một phương thức rất riêng biệt. Phát hiện cuộc sống qua phát hiện những
mâu thuẫn, xung đột. Vì vậy, đăc trưng của kịch chính là xung đột.
A.Lunachasky cũng đã khẳng định “Xung đột chính là yếu tố châm ngòi, là nơi
17


bắt đầu kịch, cũng như tạo nên kịch tính cho vở kịch”. Nhưng trong vở kịch
Trong khi chờ đợi Godot những độc giả sẽ khơng tìm thấy bất cứ xung đột cao
trào nào được đẩy lên gay gắt mang cảm giác hồi hộp, đón chờ diễn biến tiếp
theo như trong kịch truyền thống. Mà mọi chuyện xảy ra trong vở kịch cứ trơi
qua một cách bình thường, chậm rãi, khơng cao trào. Tuy có những xung đột,

mâu thuẫn xuất hiện nhưng những xung đột, mâu thuẫn này lại không được tác
giả đẩy tới mức đỉnh điểm, cao trào, để mở ra một diễn biến hoàn toàn mới, thay
đổi mạch truyện. Ngược lại toàn bộ chi tiết được tác giả chủ ý sắp đặt đẩy đến
lưng chừng của sự đỉnh điểm và rồi tạo ra một chi tiết khác để dập tắt, làm đứt
đoạn sự cao trào ấy.
Tuyến nhân vật Estragon và Vladimir luôn đồng hành cùng nhau, luôn kiếm
chuyện để đùa nghịch và tán gẫu trong lúc chờ đợi Godot nhằm mục đích giết
thời gian. Tuy những cuộc đối thoại này giúp họ cảm thấy họ đang tồn tại,
nhưng vô tình tạo ra những mâu thuẫn giữa họ. Chi tiết Estragon trong lúc chờ
đợi muốn treo cổ tự tử đã làm khán giả một phen hết hồn, ngỡ là sẽ có một bước
chuyển mới trong câu chuyện. Nhưng ngay sau đó, ý nghĩ này đã bị dập tắt
bằng hàng loạt câu hỏi ngớ ngẩn rồi quay lại việc chờ đợi.
Estragon: Let’s hang ourselves immediately!
Vladimir: From a bough? (They go towards the tree.) I wouldn’t trust it.
Estragon: We can always try.
Vladimir: Go ahead.
Estragon: After you.
Vladimir: No no, you first.
Estragon: Why me?
Vladimir: You’re lighter than I am.
Các nhân vật trong vở kịch vơ vọng trong việc chờ đợi nhân vật bí ẩn
Godot nên đã tạo ra các câu chuyện hay bày ra các trị để xua tan đi sự nhàm
chán. Vì thế họ khơng có nhu cầu muốn biết chính xác các vấn đề họ quan tâm
hay giải quyết rốt ráo các vấn đề vướng phải. Đơn giản là họ chỉ cần có việc gì
18


đó để làm, thế nên nếu gặp việc gì đó họ khơng giải thích được hay vượt qua
ngồi khả năng xử lí của mình thì họ sẽ chọn cách im lặng.
Estragon: If he came yesterday and we weren't here you may be sure he won't

come again today.
Vladimir: But you say we were here yesterday.
Estragon: I may be mistaken. (Pause.) Let's stop talking for a minute, do you
mind?
Vladimir: (feebly) All right.
Chính vì việc các nhân vật khơng trực tiếp đối diện với các khuất mắt,
lãng tránh và từ chối “chạm vào” những mâu thuẫn mới “chớm nở”. Nên những
“mầm non” mâu thuẫn này khơng có cơ hội, điều kiện để phát triển thành những
xung đột gay gắt, góp phần tạo kịch tính cho vở kịch.
* Hành động lặp đi lặp lại
Trong khi chờ đợi Godot của Samuel Beckett là vở kịch của những hành
động lặp đi lặp lại, nhằm phân hủy diễn biến câu chuyện. Đây là một trong
những đặc điểm vi phạm nguyên tắc “Tam duy nhất”, duy nhất về hành động.
Là nguyên nhân khiến cho vở kịch không thể phát triển xoay quanh một hành
động kịch để tạo nên cao trào như kịch truyền thống. Điều này tạo nên sự đơn
điệu, vơ nghĩa, khơng xác định được mục đích cụ thể trong các hành động kịch
của nhân vật.
Xuyên suốt vở kịch là hành động chờ đợi của hai nhân vật Estragon và
Vladimir, họ đang chờ đợi một người mà họ chưa từng thấy mặt tên là Godot.
Chúng ta không biết Godot là ai, ngay cả các nhân vật cũng mơ hồ không biết
Godot là ai. Godot là nhân vật chỉ hiện hữu trong các đoạn đối thoại của hai
nhân vật Estragon và Vladimir:
Estragon: Let’go.
Vladimir: We can’t.
Estragon: Why not?
Vladimir: We’re waiting for Godot.
19


Dù thời gian trôi qua, Godot không đến họ vẫn tiếp tục chờ đợi và chính

Estragon, Vladimir cũng dần khơng quan tâm tới việc Godot có đến hay khơng.
Cả khi khơng đến thì họ vẫn cứ ở đó chờ đợi, sự chờ đợi dường như trở thành
yếu tố để nhân vật tồn tại. Chờ đợi sự xuất hiện của Godot với niềm tin rằng
Godot giúp họ thốt khỏi tình trạng hiện tại, là cứu cánh duy nhất của họ. Mỗi
ngày đều lặp đi lặp lại hành động chờ đợi không có mục đích, tạo nên sự nhàm
chán, vơ ích và trống rỗng trong cuộc sống của hai nhân vật. Con người dường
như chỉ có thể sống mịn trong chính sự chờ đợi ấy.
Đồng thời ở cả hai màn, những hành động như se sua, hăm hở tháo giày rồi
mang giày của Estragon được lặp lại 5 lần, hành động Vladimir loay hoay cởi
mũ rồi đội mũ được lặp lại 10 lần, hành động loay hoay lục lọi chiếc túi được
lặp lại 6 lần. Các hành động lặp đi lặp lại đến ngớ ngẩn của các nhân vật như
những con robot, tạo cảm giác nhàm chán trong kịch. Những cử chỉ, động tác
triền miên không dứt, không mang lại sự tiến triển, phát triển của vở kịch.
Hành động lặp lại của các nhân vật không tạo ra động lực để phát triển
xung đột kịch cũng như thể hiện đặc trưng của từng nhân vật với hành động của
vở kịch. Những hành động máy móc, vơ nghĩa của hai nhân vật như đang lắp
đầy thời gian và đôi lúc họ không kiểm sốt được chính bản thân của mình. Họ
như những con rối trong chính cuộc sống của họ, những con người khơng ý
thức được sự tồn tại của chính mình. Những động tác, cử chỉ của nhân vật diễn
ra xuyên suốt vở kịch không vận động hay phát triển và phần lớn không ăn
khớp với hành động chờ đợi, tạo nên mỗi nhân vật là mỗi mảnh vỡ. Vì thế,
Trong khi chờ Godot là vở kịch của những hành động khôi hài, những động tác
không ăn khớp với hành động của các nhân vật. Vở kịch khơng có một hành
động cụ thể nào để phát triển diễn biến câu chuyện mà chỉ tập trung vào việc
chờ đợi của Estragon và Vladimir.
Từ đó, những hành động trong Trong khi chờ đợi Godot là vơ nghĩa và
thiếu mục đích. Tác phẩm tập trung vào sự trống rỗng của cuộc sống, sự bất lực,
tuyệt vọng và sự chờ đợi vơ ích của con người. Beckett đã dùng những hành
20




×