Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề cương môn lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.19 KB, 27 trang )

Đề cương lịch sử văn minh thế giới
 Khái niệm văn hóa,văn minh, điểm giống và khác nhau của lịch sử văn minh thế giới?
Văn hóa là 1 hệ thống giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo tích lũy trong lịch sử thông qua quá trình
thực tiễn của con người, các giá trị này được cộng đồng chấp nhận vận hành trong xã hội và k ngừng
truyền lại cho thế hệ sau, thể hiện trình độ phát triển và đặc tính của mỗi dân tộc.
Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trạng thái triển của xã hội,khi đã đạt đến trình độ có sự phân chia đẳng
cấp, đã hình thành tổ chức nhà nước ,đã có bước nhảy vọt về chế tác công cụ và phục vụ sản xuất và các
nhu cầu đời sống, đã có chữ viết và sự phát triển theo hướng tinh thần trong hướng nhân bản hóa.
Giống : Giá trị vật chất và tinh thần của con người sáng tạo ra.
Khác : về văn minh : từ khi có sự ra đời của đẳng cấp. văn hóa là 1 đường xuyên suốt của đẳng cấp
Câu 1 : Trình bày những thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại và phân tích ý nghĩa của
những thành tựu đó với sự phát triển của văn minh nhân loại đó.
Những thành tựu văn minh Ai Cập:
• Kiến trúc và điêu khắc :
• Về kiến trúc thì Kim tự tháp Ai Cập là 1 trong 7 kì quan thế giới . Trong khoảng thời gian
từ năm 3000 Tr.CN đến năm 1500 Tr.CN, ở Ai Cập đã xác lập được mô hình nhà nước
trung ương tập quyền hùng mạnh do các pharaong đứng đầu. Kim tự tháp đầu tiên cao
khoảng 60m, có bậc thang từ thấp lên cao, mỗi cạnh đáy là 120mx106m, các kim tự tháp
ở các triều đại tiếp theo như kim tự tháp Kê ốp có hình dáng một khối đá hình chóp nhọn
cân : đáy là hình vuông, mỗi cạnh dài 232m, cao 146,5m ; kim tự tháp Kê phren có kích
thước nhỏ hơn và chỉ cao 137m…. kim tự tháp không chỉ là kỳ quan của thế giới cổ đại
mà còn là đỉnh cao của văn minh nhân loại.
• Về điêu khắc tiêu biểu trong đó là tượng Nhân sư Ai Cập, trong hàng nghìn tượng nhân
sư thì tượng Nhân sư kim tư tháp Kê phren ở Ghi đê là đặc biệt nhất. Pho tượng này được
tạo tác từ một khối đá hoa cương nguyên gốc có độ dài 57m, cao 20m mô tả con sư tử
trong tư thế nằm nghỉ ngơi thoải mái, các cơ bắp hoàn toàn buông lỏng nhưng vẫn toát
lên một sức mạnh siêu phàm đáng kinh kinh ngạc. Đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Ai
Cập là tượng bán thân Hoàng hậu Nêphecti –vợ của vua Amen Khô tep IV (1424-1388
Tr.CN)
*Ý nghĩa : Để xây dựng những kim tự tháp đồ sộ như vậy, nhà nước phải có nền kinh tế vững
mạnh, dồi dào, đồng thời đòi hỏi một lực lượng lao động đông đảo tới hàng trăm ngàn người,


có tổ chức hết sức chặt chẽ và khoa học. Kiến trúc sư Ai Cập thời đó phải có kiến thức sâu
rộng về địa lý, thủy văn, toán học, vật lý, thiên văn… rất sâu sắc. Nô lệ thời đó cũng phải có
một sức khỏe tốt, trí tuệ mới đưa các khối đá nặng như vậy lên, những thành tựu về kiến trúc
cũng chứng tỏ rằng bàn tay các nhà điêu khắc thời đó đã hết sức tinh nghệ => tất cả những
thành tựu trên đã chứng tỏ bộ óc của người Ai Cập thời xưa đã rất phát triển và đến mức vượt
trội
• Tâm linh, tín ngưỡng:
Người Ai Cập mang theo tín ngưỡng đa thần. Xuất phát từ thực tế trồng trọt, chăn nuôi, phải phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố thiên nhiên như: mưa, nắng, gió, đất đai, sông ngòi… Người Ai Cập
thờ thần Trời (thần Nut), thần Đất (thần Ghep), thần Nước – nữ thần sông Nin (thần Oodirix).
Trong giai đoạn sơ kỳ, người Ai Cập theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đó là các vị thần Cây, thần
Núi, thần Sông, thần Đá, thần Lửa, thần Bò, thần Sư tử… Khi bước sang thời kì chiếm hữu nô
lệ,nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập, pharaong trở thành người đứng đầu đất đất
nước, có quyền uy tuyệt đối thì thần Mặt Trời (thần Ra) trở thành quan trọng nhất. Bên cạnh thần
Mặt Trời, người Ai Cập cũng thờ thần Mặt Trăng (thần Thoth) – đó là biểu tượng của trí tuệ và sự
thông minh. Biểu tượng kép vua- thần luôn được người Ai Cập tôn thờ. Người Ai Cập còn có tín
ngưỡng thờ linh hồn người chết, chính vì vậy mà người Ai Cập đã có phong tục ướp xác để mong
được hồi sinh sau khi chết.
*Ý nghĩa : sự thờ cúng tâm linh nghĩa của người Ai Cập cho ta thấy sự phát triển các thần linh từ
thời đó đến bây giờ không ngừng phát triển
• Bộ máy nhà nước Ai Cập xuất hiện
Sự ra đời nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập là một thành tựu của văn minh nhân loại. Đến đầu
thiên niên kỷ III Tr.CN, chính quyền trung ương tập quyền ở Ai Cập được thiết lập và củng cố
vững chắc. Thời kỳ này, người Ai Cập đã xây dựng được nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên trong
lịch sử. Đứng đầu bộ máy nhà nước là pharaong- người chủ sở hữu tất cả ruộng đất, của cải, nô
lệ.
Dưới pharaong là một hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu bộ máy hành
chính này là một quan tể tướng đầu triều (Vizir). Dưới Vizir là hệ thống các quan văn võ. Đơn vị
hành chính của Ai Cập là trung ương- các Nôm (các châu)- các công xã nông thôn. Các giai cấp
chủ yếu trong xã hội Ai Cập đương thời là nông dân công xã và nô lệ

*Ý nghĩa : nhà nước ra đời là một kết quả của một quá trình phát triển của lực lượng sản xuất dẫn
đến sự phân hóa giai cấp trong xã hội, đòi hỏi phải có một thiết chế xã hội chặt chẽ.
• Chữ viết và văn học :
Chữ viết : là một trong những thành tựu của văn minh của Ai Cập. Ban đầu chữ viết Ai Cập là
loại chữ tượng hình. Để thể hiện những suy nghĩ đơn giản, người Ai Cập đã trình bày bằng những
hình vẽ. Trong những hầm mộ các kim tự tháp và qua các hiện vật đã thu được, người ta thấy rất
nhiều hình người, chim cá cây cỏ hoa lá trăng sao,sông suối… được xếp cạnh nhau.
Sau đó, chữ viết Ai Cập phát triển đến trình độ hợp ý, nghĩa là thể hiện một tổ hợp có 2 hoặc 3
hình vẽ để nói lên một yêu cầu, một suy nghĩ nào đó trừu tượng.
VD : ≅ sông, Θ mặt trời…
Dần dần chữ Ai Cập cấu tạo phức tạp hơn, trên cơ sở hợp thanh, được biểu hiện thành hình vẽ,
sau đó là những chữ chỉ âm tiết được sắp xếp thành những chữ cái. Chữ của người Ai Cập thường
được khắc trên gỗ, trên xương, trên đồ gốm, hoặc được viết trên da thú, trên vải gai. Đặc biệt
người Ai Cập viết chữ trên cây papyrut
Văn học : thấm đẫm thế giới quan tôn giáo, đề cập đến đạo lý, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân
dân chống lại sự tàn bạo, bạo cường.
Các tác phẩm tiêu biểu :
o Lời kể của Ipuxe
o Lời răn dạy của Đua núp
o Nói thật và nói láo, nói chuyện với linh hồn của mình, sống sót sau vụ đâm thuyền
• Khoa học và kĩ thuật
ℑ Thiên văn học phát triển, biết được vị trí của 12 cung hoàng đạo, phân biệt được các hành tinh
trong hệ Mặt Trời để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
ℑ Dựa vào mực nước sông Nin và sự xuất hiện của ngôi sao Lang (Sirus) trên bầu trời để làm lịch
pháp. Một năm của người Ai Cập bắt đầu từ tháng 7 dương lịch có 365 ngày, 12 tháng. Đường
kinh tuyến đi qua đúng trung tâm kim tự tháp cho thấy trình độ cao của người Ai Cập. Một năm
của người Ai Cập có 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng.
ℑ Toán học phát triển cả về Đại số và Hình học
ℑ Để phục vụ cho việc ướp xác, y học và hóa học của Ai Cập cũng phát triển vượt bậc.
*Ý nghĩa : Là những thành tựu vô cùng xuất sắc của người Ai Cập thời cổ đại, những thành tựu đó

không chỉ là nền tảng cho đất nước mà còn thể hiện 1 đất nước phát triển phong phú về mọi mặt, đã
được thiết lập chính quyền từ trước => văn minh phát triển vượt bậc
Câu 2: Phân tích các hệ phái tư tưởng triết học chủ yếu của Trung Quốc cổ trung đại và sự
ảnh hưởng của Nho gia đến văn hóa Việt Nam
a. Các hệ phái tư tưởng triết học chủ yếu của Trung Quốc cổ trung đại
Trung Quốc là cái nôi của triết học phương Đông, nền triết học phát triển không thua kém triết học
Hy Lạp cổ đại. Triết học Trung Quốc ra đời trong thời loạn lạc của xã hội, nội dung xuất phát từ quan
hệ thiện – ác, trong phạm trù luân lý, gắn liền với các giải pháp chính trị nhằm mục đích tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thời kì phát triển nhất của triết học Trung Quốc chính là thời loạn lạc
binh đao Xuân Thu – Chiến Quốc, thời bách gia tranh minh. Trong số hàng trăm nhà tư tưởng đương
thời, có 4 hệ phái tư tưởng quan trọng nhất, ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa truyền thống Trung Quốc
và văn hóa Việt Nam: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.
Nho gia: là hệ phát quan trọng nhất, là cội nguồn nhân đạo của văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng sâu
sắc tới kết cấu văn hóa, đặc tính tâm lý và luân lý của nhân dân Trung Quốc. Người sáng lập nên hệ
phái này là Khổng Tử, người kế thừa và phát triển là Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư. Tư tưởng của
Khổng Tử là triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục.
• Đạo đức được Khổng Tử hết sức coi trọng vì đó là chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội. Nội dung
quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (ngũ thường) trong đó quan trọng
nhất là nhân.
- Nhân là 1 phạm trù rất rộng, gốc của nhân là hiếu đễ. Nhân là gốc, là nội dung còn lễ là biểu hiện
của nhân.
- Lễ không chỉ là biểu hiện của nhân, lễ còn điều chỉnh đức nhân cho đúng mực, bởi đó là lễ nghi thể
hiện các quy phạm đạo đức, các quan hệ tốt đẹp giữa người và người.
• Chính trị: xuất phát từ quan điểm “nhân chi sơ, tính bản thiện”, Khổng Tử đưa ra giải pháp đức trị,
đó là làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành. Đồng thời, Khổng Tử đưa ra
lý tưởng về 1 thế giới đại đồng, thiên hạ của chung, yêu thương nhân ái. Khổng Tử còn đưa ra tư
tưởng công bằng xã hội, an dân, bởi dân là gốc, “quốc dĩ dân vi bản”. Thuyết chính danh, tam cương,
ngũ thường là hệ thống quy phạm của Nho gia để trị quốc bình thiên hạ. Tam cương là 3 mối quan hệ
rường cột trong xã hội. Quan hệ quân thần dẫn tới chữ Trung, quan hệ phụ tử dẫn tới chữ Hiếu, quan
hệ phu thê dẫn tới chữ Nghĩa. Đó là trật tự để duy trì ổn định xã hội.

• Giáo dục: Khổng Tử là người đầu tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Mục đích của
giáo dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, vì vậy phương châm giáo dục quan trọng của
Khổng Tử là học lễ trước học văn sau, học đi đôi với hành, coi trọng phương pháp giảng dạy. Với
quan niệm “hữu giáo vô loài”, Khổng Tử khẳng định giáo dục không phân biệt giới tính, tuổi tác, giáo
dục đem đạo đức và trí thức cho tất cả mọi người. Với mục đích đào tạo chính nhân quân tử cho nhà
nước, nội dung dạy học của Khổng Tử thiên về đạo đức xã hội, ít chú trọng tới khoa học tự nhiên.
• Mạnh Tử hoàn thiện thêm học thuyết Khổng Tử bằng tư tưởng dân bản, thuyết tính thiện và lương
tri “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Dân là gốc bền của nước, để an dân phải chăm lo phát
triển kinh tế, chấm dứt chiến tranh.
Đạo gia: còn gọi là đạo Lão Trang vì người sáng lập là Lão Tử và người phát triển học thuyết này là
Trang Tử. Đạo gia cung cấp cơ sở triết học cho văn hóa Trung Quốc. Hạt nhân chủ yếu của hệ phái tư
tưởng này nằm trong tác phẩm “Đạo đức kinh” của Lão Tử.
• Đạo là nguồn gốc chung của thế giới, là quy luật tự nhiên, là bản nguyên vũ trụ, khởi thủy của sự
sống.
• Đức là đặc tính của sự vật, là sự thể hiện của đạo, là quy luật biến hóa tự thân của sự vật
• Lão Tử dùng đạo và đức để giải thích tính đa dạng và thống nhất của vũ trụ, nguyên nhân hình thành
và biến hóa của các hiện tượng tự nhiên. Yếu tố duy vật trong tư tưởng Lão Tử bắt đầu từ quan niệm
vũ trụ không có từ thượng đế mà khởi nguồn từ đạo. Mọi sự vật đều bao gồm 2 mặt đối lập nhưng
thống nhất, đó là chính và phản. Chúng đấu tranh và nhờ đó sự vật phát triển.
• Quan điểm của Lão Tử là đạo thường vô vi nên không áp đặt, không can thiệp, thuận lẽ tự nhiên.
Trong xã hội, con người nên tự biết mình mà giảm bớt dục vọng, thay đổi hiện thực đen tối bằng cách
quay về đời sống giản dị, thuần phác, gần gũi thiên nhiên. Giải pháp chính trị là áp dụng chính sách
nước nhỏ dân ít, sống đạm bạc ít học hành. Đó là sai lầm chính trị, nhưng phép biện chứng của Lão
Tử vẫn là 1 đóng góp lớn.
• Tư tưởng thiên nhân hợp nhất, coi đạo người cũng như đạo trời, theo đuổi cuộc sống hài hòa với
thiên nhiên là khởi phát trường phát nghệ thuật lãng mạn, sáng tạo ra những phạm trù thẩm mĩ, những
thú chơi tao nhã, những đạo sĩ thâm sâu. Họa đạo Trung Hoa, thú chơi bonsai… đều bắt nguồn từ đây,
lan truyền ra khắp thế giới, góp phần làm cho văn hóa xã hội phong phú sâu sắc.
• Trang Tử là người hiền tài nhưng không ra làm quan, ông đã thần bí hóa học thuyết Đạo gia bằng
những luận thuyết của mình. Trang Tử kế thừa học thuyết đạo pháp tự nhiên, không thừa nhận thượng

đế. Nhưng ông đi xa hơn Lão Tử trong sai lầm khi quan niệm không nên dùng sức người phá bỏ tự
nhiên, không nên cố gắng thay đổi mệnh trởi bởi con người nhỏ bé bất lực đành tuân theo tự nhiên.
• Từ Đạo gia Trung Quốc có 1 học thuyết đáng lưu tâm là Đạo giáo, do những hình thức mê tín cúng
tế quỷ thần, phù phép đồng bóng, bói toán, đặc biệt là tư tưởng tin vào thần tiên kết hợp với học
thuyết Đạo gia. Đạo giáo có 2 phái: đạo Thái Bình và đạo Năm đấu gạo.
Pháp gia là trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước, xuất hiện từ thời Xuân Thu, về sau
phát triển và được gọi là hệ phái tư tưởng của Hàn Phi Tử. Chủ trương pháp trị được áp dụng lâu dài
trong lịch sử Trung Quốc. Hàn Phi đã tổng hợp và trình bày thành hệ thống trong bộ sách được coi là
tác phẩm kinh điển của Pháp gia là Hàn Phi Tử
Nội dung chính của hệ phái này đề cập đến 3 phạm trù: pháp, thuật, thế.
- Pháp là pháp luật, pháp lệnh quốc gia, là phương pháp cai trị hiệu quả nhất, dùng người theo tài
năng, thưởng phạt công minh.
- Thuật là thủ đoạn chế ngự thần dân của bậc quân chủ, quyền mưu của kẻ bề trên, là phương pháp
điều hành chính sự.
- Thế là quyền uy, thế lực, pháp thuật thế chính là nghệ thuật chính trị tổng hợp dựa trên sức mạnh
của luật pháp và quyền uy.
Điểm xuất phát của Hàn Phi là thuyết phi thiện, coi bản tính con người là ích kỉ vụ lợi nên không thể
dùng đức trị mà phải dùng pháp trị. Để xã hội ổn định chỉ cần chăm lo sản xuất và xây dựng lực
lượng hùng hậu, tiến hành chiến tranh, thống nhất thiên hạ. Xã hội chỉ cần canh – chiến, tức nông dân
và binh lính, còn lại là sâu mọt cần được quản lý và nghiêm trị
Mặc gia là hệ phái do Mặc Tử, vốn là học trò của Khổng Tử, 1 nhà kỹ nghệ tinh thông, xuất thân từ
tầng lớp dưới sáng lập nên. Xuất phát từ lập trường giai cấp, cho rằng lễ nhạc của Nho gia xa xỉ, vô
dụng, Mặc gia đề xướng 10 điều quan trọng nhất là:
- Kiêm ái: yêu thương mọi người như nhau, không phân biệt đẳng cấp
- Phi công: phản đối chiến tranh nhưng là chiến tranh phi nghĩa, tranh giành quyền lợi thôn tính quốc
gia, chứ không phải phải đối sự phóng thủ chính nghĩa trừ bọn vô đạo.
- Thượng hiền: quý trọng và đề cử người hiền tài, không phân biệt sang hèn
- Thượng đồng: trăm họ đều ngang nhau và ngang Thiên tử
- Tiết dụng: tiết kiệm trong chi tiêu
- Tiết táng: tiết kiệm trong ma chay

- Phi nhạc: không lễ nhạc xa hoa
- Phi mệnh: phản đối mệnh trời
- Thiên chí: coi ý chí của trời là thương yêu tất cả
- Minh quỷ: thừa nhận có quỷ thần
b. Sự ảnh hưởng của Nho gia đến văn hóa Việt Nam
• Ảnh hưởng đến nhân sinh: Nho giáo đều ảnh hưởng đến con người, giúp cho người ta hiếu học và
thành công hơn trong xã hội, đặc biệt, bản tính "Thiện" luôn đề cao các giá trị về chính trị, phẩm chất
quý giá, phạm trù với chữ "Nhân" do Khổng Tử để lại, chữ "Nhân" được coi là nguyên lý để quy định
bản tính, quan hệ giữa người với người, từ quý tộc đến nông dân
• Ảnh hưởng đến tác phẩm, văn học và châm ngôn
- Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, điển hình như hai bản
tuyên ngôn độc lập như "Nam Quốc Sơn Hà" của Lê Hoàn và "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi
đề cao tính dân tộc, nguyện vọng dành độc lập của Nhân dân Việt Nam, trong đó ở tác phẩm "Nam
Quốc Sơn Hà" có kể đến câu: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở, rành rành định phận tại sách Trời" đã
nhắc đến nước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy hiếp từ phía phương Bắc cho dù chứng
mình với trời đất mà nhân dân kính phụng.
- Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã có từ nghìn năm của dân tộc Việt Nam, đối với
Nho giáo, chữ "Lễ" luôn nhắc đến người dân rằng phải học lễ độ, ứng xử tôn ti trật tự, đề cao tính lễ
kính với người và phải có trên dưới rõ ràng, còn chữ "Văn" luôn nhắc nhở phải học Văn để sau này
con cháu muôn thuở đời sau phải nhớ đến công lao của ông cha ta để lại trong suốt nhiều năm liền.
Câu này đã phổ biến ở khắp trường học trên cả nước, không những thế nó còn là một công cụ hữu ích
trong việc phát triển xã hội Việt Nam hiện nay.
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến khu vực Đông Nam Á
Ngay từ đầu Công nguyên, các cư dân Đông Nam Á đã có dịp tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn
Độ qua các thương gia và các nhà truyền đạo.
Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á không phải bằng cách
cưỡng bức, bằng sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình. Chính vì vậy, đối với các quốc gia Đông Nam Á,
việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, hay nói một cách chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn
Độ, gần như là tự nhiên.
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á được thể hiện ở rất nhiều mặt, nhiều

khía cạnh. Ảnh hưởng đó khá toàn diện và sâu sắc.
Trước hết, đó là sự phổ biến của chữ viết Pali – Sanscrit ở rất nhiều quốc ra Đông Nam Á như
Cămpuchia, Lào, Thái Lan, v.v… Thêm nữa, hàng loạt từ Ấn Độ cũng đã được du nhập vào các ngôn ngữ
Đông Nam Á như vào tiếng Melayu (ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hiện nay là
Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore), tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Thái, v.v… Trong tiếng Việt
chẳng hạn, một số từ chỉ cây cối (như “mít”,”lài”) và một loạt từ thuộc về phật giáo (“Bụt”, “bồ đề”, “bồ
tát”, “phù đồ”, “chùa”, “tháp”, “tăng già”,v.v…) đều có gốc từ Ấn Độ.
Về phương diện văn học, hai trường ca nổi tiếng của Ấn Độ Ramayana và Mahabharata được
truyền sang nhiều vùng Đông Nam Á và, thậm chí, ở một số nơi, chẳng hạn, ở đảo Jawa (Indonesia), dựa
theo cốt truyện gốc này, người ta đã tạo nên những biến thể khác tương tự. Sự thâm nhập của hai trường
ca Ấn Độ vừa nêu vào Jawa sâu đến mức cư dân địa phương đã không biết chúng có nguồn gốc Ấn Độ.
Họ vẫn quan niệm đó là của chính họ.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền được
xây dựng ở khắp Đông Nam Á mà tiêu biểu hơn cả là Ăngco Voat (Cămpuchia), hệ thống các tháp ở
vương quốc Chămpa, chùa Borobudur (Indonesia), chùa Thạt Luông (Lào). Đối với các công trình kiến
trúc đồ sộ này, ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ rất đậm đà: Đó là kiến trúc
Hindu giáo (Ăngco Voat, tháp Chămpa) và kiến trúc phật giáo (Borobudur, Thạt Luông).
Nhưng ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á là
việc phổ biến đạo Phật và đạo Bàlamôn (sau này là đạo Hindu). Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật, có
một ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa Đông Nam Á. Ở một
số quốc gia sau này, phật giáo đã trở thành quốc giáo.
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị - xã hội. Nhiều
nhà nước Đông Nam Á được hình thành trong thời kì này tuân theo mô hình chính trị - xã hội kiểu Ấn
Độ, trong đó nhà nước Chămpa, một trong những vương quốc cổ đại ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á, là
một ví dụ điển hình. Có thể nói, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người
Chămpa áp dụng triệt để. Ở đây vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ thần dân,
giữ gìn trật tự đất nước theo “luật riêng”. Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập một
hệ thống quan cai trị. Ngoài việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chămpa còn tiếp nhận cả
hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, mặc dù hệ thống đẳng cấp này của người Chămpa chỉ mang tính hình thức
Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị.

Trước hết như đã nói, thương gia Ấn Độ đến các vùng ở Đông Nam Á để mua hương liệu, gia vị, v.v…
Hoạt động có tính chất thương mại này của họ đã góp phần thúc đẩy kinh tế các vùng đó phát triển. Đồng
thời, văn hóa Ấn Độ cũng theo đó mà được truyền vào Đông Nam Á. Từ Ấn Độ các nhà truyền đạo cũng
lợi dụng các thuyền buôn để vào Đông Nam Á. Cũng có một tình hình là không chỉ người Ấn Độ đến
Đông Nam Á mà bản thân những người Đông Nam Á bản địa cũng đến Ấn Độ với mục đích thương mại
và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
Vào những thế kỉ gần Công nguyên, đồ sắt bắt đầu phổ biến ở Đông Nam Á. Với đồ sắt phát triển,
các dân tộc Đông Nam Á nói chung bước vào một thời kì mới: thời kì tan rã của xã hội nguyên thủy và
hình thành xã hội có giai cấp. Nhiều thủ lĩnh của các bộ tộc ở Đông Nam Á đã nhanh chóng tiếp thu cách
tổ chức và cai quản nhà nước của Ấn Độ (như trường hợp nhà nước Chămpa nói trên). Song để tổ chức
được một nhà nước vương quyền như Ấn Độ, người ta không thể không chú ý đến vai trò của tôn giáo.
Do đó, khi xây dựng nhà nước, tầng lớp trên của cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu của Ấn Độ cả chữ viết,
các văn bản lẫn tôn giáo. Và sau đó hàng loạt những thành tựu văn hóa khác của Ấn Độ được Đông Nam
Á tiếp thu cũng là nhằm để phục vụ cho việc thiết lập và củng cố vương quyền. Rõ ràng những ảnh hưởng
của Ấn Độ đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp
phần không nhỏ vào việc tạo ra bản sắc văn hóa Đông Nam Á.
Tóm lại, trên cơ sở của một nền văn hóa bản địa vững chắc – nền văn hóa nông nghiệp lúa nước –
trong thiên niên kỉ đầu Công nguyên, nhân dân Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới (cả về
vật chất lẫn tinh thần) từ Trung Quốc và Ấn Độ. Và điều đó đã làm cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á
ngày càng phong phú, đa dạng và giàu có. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng những sự tác động, ảnh hưởng
từ bên ngoài đến Đông Nam Á không thể biến vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” hay “Trung Hoa
hóa” được.
Quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á trong thời kì này gắn liền chặt
chẽ với quá trình dựng nước và giữ nước sôi động trên toàn khu vực. Trong khi “các dân tộc ở nam bán
đảo Trung - Ấn và ngoài hải đảo tiếp thu các yếu tố văn hóa Ấn để dần dần hoàn thiện tổ chức xã hội của
mình (dựng) thì các dân tộc ở bắc (giữ) mặc dù vẫn phải tiếp thu văn hóa Hán. Thực chất, xét trên toàn
miền [ở đây tác giả dùng từ “miền” để chỉ khu vực Đông Nam Á – MNC], đó chỉ là hai mặt của một vấn
đề có tác động tương hỗ nhau. Không phải ngẫu nhiên mà vào thế kỉ VI sau Công nguyên, tình thế đã diễn
ra là trong khi hầu khắp trên Đông Nam Á, nhiều dân tộc, sau một quá trình tìm tòi tiếp thụ có chọn lọc
văn hóa Ấn, đã thể nghiệm dựng nên được những nhà nước có tính dân tộc bản địa như Chân Lạp,

Dvaravati, Haripunjaya, Thaton, Pegu, Palembang, Kalinga… thì trong địa bàn của mình, người Việt đã
phải cam go đương đầu với cuộc tấn công toàn diện của phong kiến phương bắc và, qua nhiều cuộc khởi
nghĩa liên tiếp – mà quan trọng nhất là Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248) và Lý Bôn (544) – đã dựng
nên được nhà nước Vạn Xuân (thế kỉ VI), nhịp bước với đà tiến chung của toàn miền. Có thể nói, cuộc
đấu tranh của người Việt chống đế quốc phương bắc thời bấy giờ để tự khẳng định mình cũng đã có tác
dụng chặn bước nam tiến của các đế quốc đó và bảo đảm được một thế hòa bình ổn định cho toàn miền,
chí ít là khu vực bán đảo Trung Ấn. Và ngược lại, thông qua cư dân Đông Nam Á mà người Việt đã tiếp
thu Phật giáo là một thứ vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh chống Hán hóa, đồng thời cũng là một chất
keo liên kết dân trong làng trong xóm lại với nhau”
Một đặc điểm nữa cần nhấn mạnh là các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu văn hóa Trung Quốc và
Ấn Độ không phải một cách thụ động mà chủ động, sáng tạo, làm cho các yếu tố văn hóa ngoại phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ bản chất của con người Đông
Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận) và năng động (sáng tạo). Tính chất sáng tạo này được thể
hiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện, lĩnh vực. Xin nêu ra một số ví dụ minh họa.
Từ đầu công nguyên trở đi, khi cần ghi chép, một số nước Đông Nam Á sử dụng chữ Pali làm
phương tiện chuyển tải. Dần dần về sau, do yêu cầu ghi âm tiếng nói dân tộc mình, trên cơ sở chữ Pali,
mỗi nước đã sáng tạo ra một thứ chữ riêng. Do đó, tuy đều có gốc chung là chữ Pali nhưng chữ Khmer,
chữ Thái, chữ Lào, chữ Myanmar không hoàn toàn giống nhau. Ngay ở Chămpa, một vương quốc được
coi là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ mạnh nhất (thậm chí có người cho là quốc gia Ấn Độ hóa) thì bộ chữ
viết cũng có những thay đổi so với văn tự cổ Ấn Độ.
Hệ thống từ Hàn mà tiếng Việt mượn vào cũng được sửa đổi cách đọc, cách viết và thậm chí, cả
cách dùng lẫn ý nghĩa. Nó khá nhiều so với gốc Hán ban đầu nên được gọi là lớp từ Hàn Việt.
Một ví dụ khác là việc tiếp thu kĩ thuật làm giấy của Trung Hoa. Nhân dân Việt Nam lúc đó đã biết
tìm tòi, khai thác nguyên liệu địa phương như gỗ trầm, rêu biển, v.v… để tạo ra những loại giấy có chất
lượng tốt hơn giấy được sản xuất tại Trung Hoa.
Trong nghề gốm sứ cũng vậy, trong khi chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa, người Việt vẫn sản
xuất ra những mặt hàng riêng của mình như xanh hai quai (khác với chảo ở Trung Hoa), ống nhổ, bình
con tiện có đầu voi, v.v…
Đồng thời với việc du nhập những yếu tố văn hóa mới từ Trung Quốc, Ấn Độ, các dân tộc Đông
Nam Á còn biết kết hợp những yếu tố mới đó với những yếu tố văn hóa bản địa của mình. Chính sự kết

hợp tài tình này đã vừa làm phong phú văn hóa Đông Nam Á vừa giữ cho các yếu tố văn hóa bản địa
không bị các yếu tố ngoại lai chèn ép, tiêu diệt, thay thế. Trong các bộ nhạc cụ của các dân tộc Đông
Nam Á, ta thường thấy có cả khánh, chuông (du nhập từ Trung Hoa), trống cơm, hồ cầm (du nhập từ Ấn
Độ, Trung Á) lẫn cồng, chiêng, v.v… (nhạc cụ Đông Nam Á). Ngay bản thân các nghi thức tôn giáo vốn
khá chặt chẽ ở nước ngoài khi được nhập vào Đông Nam Á cũng “ị phối hợp” với các tín ngưỡng dân
gian bản địa, hay, nói theo nhà sử học nổi tiếng D.G.E Hall, “được chiết ghép vào những tập tục thờ
cúng”[ thậm chí, có lúc, có nơi trong sự phối hợp ấy, các tín ngưỡng dân gian bản địa lại có vai trò trội
hơn. Ngay ở chùa Dâu (Bắc Ninh) – một chùa nằm cạnh Luy Lâu, nơi phật giáo có cơ sở vào loại vững
chắc nhất nước ta trước đây – các lễ thức liên quan đến phật giáo vẫn bị mờ nhạt trước các lễ thức và các
trò diễn xướng dân gian liên quan đến nữ thần địa phương. Quan sát nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm
chúng ta cũng thấy một tình hình tương tự. Về hình dáng, tháp Chăm vừa mang hình núi (biểu tượng cho
núi Meru gọi là Sikhara – truyền thuyết trong Bàlamôn giáo Ấn Độ) lại vừa có những kiến trúc phụ có
mái cong hình thuyền (kiến trúc đặc thù của nhà cửa cư dân Đông Nam Á). Chính sự phối hợp tài tình ấy
đã tạo nên một kiến trúc hết sức độc đáo của các tháp Chăm.
Câu 4 : Những nội dung chủ yếu của Đạo Phật ở Ấn Độ cổ trung đại :
a, Những nội dung chủ yếu của Đạo Phật ở Ấn Độ cổ trung đại
• Đạo Phật ban đầu về bản chất là tôn giáo vô thần với quan niệm thế giới do nhân duyên tạo nên chứ
không có đấng sáng tạo Brahman. Người sáng lập đạo Phật là hoàng tử Gootama, sau này trở thành Thích
Ca Mâu Ni
• Mục đích của đạo Phật là tìm nguyên nhân và phương thức giải thoát nổi khổ cho con người
• Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI TCN, chủ trương đề cao đạo đức, tư tưởng bác ái, hướng tới xã hội bình
đẳng hòa đồng. Học thuyết của Phật giáo kết tinh trong tứ diệu kế.
- Bản chất nỗi khổ trên đời Khổ đế. Sinh, lão, bệnh, tử không được thỏa mãn ham muốn… tất thảy đều là
đau khổ. Phật giáo đưa 2 nội dung quan trọng đểu hiểu Khổ đế: Thuyết vô ngã, vô thường. Không có gì là
vĩnh hằng, bất biến.
- Tập đế là chân lý về nguyên nhân nỗi khổ. Vòng quay thập nhị nhân duyên là cơ chế luân hồi. Nguyên
nhân chủ yếu là dục vọng dẫn đến hành động tạo nghiệp do vô minh. Ham muốn còn khiến nghiệp không
dứt, luân hồi mãi mãi.
- Diệt đế là chân lý về sự chấm dứt nỗi khổ. Phải trừ bỏ gốc rễ nỗi khổ nằm ngay trong bản thân con
người là ái dục và vô minh, từ bỏ tham – sân – si để đạt tới niết bàn. Chân lý về sự giải thoát, cùng với vô

thường – vô ngã tạo nên tam pháp ấn của Phật giáo
- Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ, đạt tới sự giải thoát. Con đường ấy nhiều ngả, thường được gọi
là bát chính đạo mà chung quy là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn, là sự tự tu dưỡng, tự giải thoát
cho mình, đạt đến tới trạng thái tĩnh tâm tuyệt đối, sức mạnh của Phật giáo là ở phương diện đạo đức.
Bát chính đạo là con đường đi đến giải pháp gồm 8 điều:
- Chính ngữ: không nói những điều sai
- Chính nghiệp: hành động 1 cách chân chính, có ích cho mọi người
- Chính mệnh: sinh hoạt 1 cách chân chính, lành mạnh
- Chính tịnh tiến: tiến tới chân chính
- Chính niệm: luôn nghĩ đến đạo lý, từ bỏ sai lầm, u mê, từ bỏ hành động bất chính
- Chính định: giữ tâm bình thản, chân chính
- Chính tư duy: suy nghĩ chân chính
Chung quy “bát chính đạo “ là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn
Về giới luật, tín đồ phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới)
Không sát sinh
Không trộm cắp
Không tà dâm
Không nói dối
Không uống rượu
Trong số đó, giới luật “không sát sinh” là không được giết người, còn giết các động vật thì luật cấm
không khắt khe lắm. Phật giáo ban đầu không cấm tín đồ ăn thịt.
Tục tín đồ, nhất là các tăng ni phải ăn chay, không được ăn thịt động vật là do vua Lương Vũ Đế (502-
549) của Trung Quốc đặt ra thời kì đạo phật hình thành ở nước này
Về mặt xã hội, đạo phật không quan tâm đến vấn đề đảng cấp, vì đạo phật cho rằng nguồn gốc xuất thân
của mỗi người không phải là điều kiện để được cứu vớt. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu
hành theo học thuyết của phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng của một tăng đoàn.
Đồng thời, phật giáo mong mốn có một xã hội trong đó vua thì có đạo đức và phải dựa vào pháp luật mà
trj quốc , không được chuyên quyền độc đoán, còn dân cư thì an cư lạc nghiệp.
Như vậy, đạo phật ban đầu là một học thuyết khuyên người ta từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều
thiện đê được cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức

cúng bái và cũng không có tầng lớp thầy cúng
b, Sự ảnh hưởng của Đạo Phật tới diện mạo văn minh thế giới
Đạo phật đã trở thành tôn giáo thế giới, ảnh hưởng rất sâu rộng tới văn minh Đông Nam Á. Vượt qua cao
nguyên Tây Tạng, phật giáo xâm nhập vào Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản hoặc nguyên
dạng, hoặc đã phân nhánh Tiểu thừa-Đại thừa, hoặc dưới hình thức đạo Latsma, thờ tượng phật và rao
giảng lối sống tu hành. Về căn bản tư tưởng bình đẳng, bắc ái của đạo phật không phù hợp với quan niệm
ấn độ vốn bị quan niệm đẳng cấp và tín ngưỡng đa phần ăn sâu vào tiềm thức, nhưng lại phù hợp với khát
vọng chung của các dân tộc trên thế giới. Phật giáo là một cống hiến lớn của Ấn Độ cho văn minh tinh
thần của nhân loại.
Câu 5: Những thành tựu của văn minh ĐNÁ thời cổ trung đại:
1.ĐNÁ là quê hương của văn minh N.nghiệp lúa nước:
Nơi khởi đầu cho nền văn minh Nnghiep lúa nước từng được thế giới tranh luận, tìm tòi xem đó là vùng
đất nào, châu lục nào.Có thể thấy, xét về đkiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng,…thì trên TĐất có 1 số vùng
như ĐNÁ, nam T.Quốc, Trung Mĩ, Trung Phi là những nơi có thể phù hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa
nước.Nhưng theo kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ, người ta đã khẳng định ĐNÁ chính là vùng có
nền NN lúa nước ra đời rất sớm trên thế giới, nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng
10.000 năm trước Công Nguyên, và cư dân ĐNÁ chính là người phát hiện và thuần dưỡng, phát triển cây
lúa từ bấy giờ cho đến nay.Đó là 1 thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, cũng vì điều đó mã những con
người đã phát hiện ra cây lúa được người dân xem như những vị anh hùng của cộng đồng.
Dẫn chững di chỉ khảo cổ:
Những dấu tích, chứng cứ chứng minh cho việc ĐNÁ là cái nôi của văn minh lúa nước có thể kể ra tiêu
biểu như sau: Nhà khảo cổ học tiền sử người Mỹ, W.Solheim, đã phát hiện ở Hang Ma, Hang Thẩm Phi,
Sam Rong Sen ở Thái Lan dấu tích của giống lúa Oryzasatyva và hoa văn hình cây lúa trên đồ gốm có
niên đại 5000 năm về trước; truy tìm di chỉ khảo cổ trong nền văn hóa thời đại đò đá mới Hòa Bình- Bắc
Sơn ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của vỏ trấu, bào tử phấn hoa của các loại
rau, củ, quả cho thấy sự xuất hiện của nền văn minh N.Nghiệp sơ khai dùng cuốc cách đây 8000 năm.
.Điều đó chứng minh cây lúa được ra đời và thuần dưỡng rất sớm ở vùng ĐNÁ, nó đã trở thành cây lương
thực quan trọng của cư dân vùng này.Người ĐNÁ đã biết trồng cả lúa nếp, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước để tạo
ra nguồn lương thực dồi dào; và cây lúa cùng kỹ thuật trồng lúa nước từ vùng ĐNÁ đã dần dần phát triển
và lan tỏa đến các vùng khác nhau trên thế giới.

2.Con đường tơ lụa trên biển (viết tắt: CĐTL trên biển)
Tiền đề cơ sở cho sự xuất hiện của CĐTL trên biển chính là CĐTL trên bộ do Trương Khiên (thời Tây
Hán) thiết lập vào thế kỉ II TCN khi ông đi sứ sang các nước Tây Vực.Hành trình của nó (có thể minh họa
theo sơ đồ sau: Vẽ như trong vở ghi ) bắt nguồn từ kinh đô Tràng An của T.Quốc và kết thúc tại điểm
dừng chân Alecxăngđri Ai Cập.Nó đóng vai trò là huyết mạch Đông- Tây, là nơi buôn bán, trao đổi không
chỉ tơ lụa mà còn là các loại hương liệu, gốm sứ, vàng bạc giữa T.Quốc và các nước Tây Á, Địa Trung
Hải, Ả Rập, sau đó dần dần đã xuất hiện sự giao thoa văn hóa, truyền bá văn minh.Nhưng sau bốn thế kỉ
tồn tại thì con đường này bắt đầu có những hạn chế: xuất hiện nạn cướp bóc tại vùng hoang mạc Trung Á,
các đoàn buôn khi chở hàng đi qua khu vực này thường bị cướp lấy hàng hóa quý, đồng thời nhận thấy
con đường trên bộ này rất khó khăn trong việc chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn nên vì thế “con
đường tơ lụa” trên bộ này bị cắt đứt, thay vào dó, vào thế kỷ III SCN, CĐTL trên biển đã hình thành.
Nhờ những phát minh của người T.Quốc về từ tính trái đất, nam châm và la bàn; nhờ tiếp thu kinh nghiệm
sử dụng thuyền buồm của người Hy Lạp từ văn minh Địa Trung Hải; đồng thời nhờ những thành tựu của
kỹ thuật đóng thuyền cỡ lớn của cư dân Địa Trung Hải mà việc đi lại bằng tàu thuyền trên biển đã dễ
dàng, thuận lợi hơn.Đó chính là những điều kiện để phát triển con đương buôn bán trên biển nối T.Quốc
với Âu châu này.
Sơ đồ: Mn vẽ trong sách nhé
Đây là con đường bắt đầu từ Tô Châu, Hàng Châu, T.Quốc qua 1 số nước ĐNÁ sang Â.Độ, Ả Rập,
Đ.T.Hải và kết thúc tại châu Âu.Mặc dù quãng đường dài hơn so với CĐTL trên bộ nhưng nó đã khắc
phục được những hạn chế khi đi trên bộ, mang lại nhiều thuận lợi: tránh được nạn cướp bóc hàng hóa, tốc
độ đi lại nhanh hơn, số lượng hàng hóa được chuyên chở nhiều hơn so với đường bộ, quãng đường mở
rộng cũng là điều kiện tốt để giúp cho các trung tâm văn hóa, văn minh nhân loại từ các châu lục Á, Âu,
Phi xích lại gần nhau.Sứ mệnh của CĐTL trên biển là liên kết các trung tâm văn minh của thế giới, qua đó
thúc đẩy ngoại thương, quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội.
Vai trò của ĐNÁ đối với CĐTL trên biển: Trong hơn 1000 năm tồn tại và phát triển của CĐTL trên biển,
ĐNÁ đã đóng 1 vai trò quan trọng, vừa là nơi các đoàn thương thường ghé vào nghỉ chân, vừa trở thành 1
địa điểm buôn bán hàng hóa.ĐNÁ đã tham gia vào quá trình buôn bán, cung cấp các sản vật nông lâm
nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản, hương liệu, đá quý, đồ thủ công mỹ nghệ, đồng thời cung cấp dịch vụ
cho các đoàn tàu thuyền như sửa chữa, bến bãi neo đậu, cung cấp lương thực thực phẩm, nước ngọt khi
các đoàn thủy thủ cần.ĐNÁ trở thành cầu nối văn minh quan trọng của các thị trường lớn trong hệ thống

buôn bán Đông- Tây và ngược lại.Cũng trong quá trình đó, các trung tâm văn minh thương nghiệp ven
biển ĐNÁ , nhiều đô thị thương nghiệp cũng được hình thành và phát triển.
3.Kiến trúc tôn giáo
Kiến trúc của văn minh ĐNÁ chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ, mang hơi thở tôn giáo.Một số công
trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu của ĐNÁ có thể kể đến các công trình sau:
a.Tòa tháp Bôrôbuđua (Inđonexia): là kiến trúc của Phật giáo, được xây trên đồi cao, có bậc đi lên, được
xây nên bởi những khối đá lớn.Xung quanh có nhiều vòm nhỏ đặt tượng phật bên trong và những phù
điêu trên đá mô tả cảnh sinh hoạt của người Inddonexxia thời kỳ đó: đánh cá, cày ruộng, thu hoạch mùa
màng, cảnh chiến trận.Đây là 1 trong những kiến trúc Phật giáo được xây dựng sớm nhất ở ĐNÁ, được
đánh giá là 1 kiệt tác của nghệ thuật thế giới, thể hiện sự sáng tạo tài tình của các nghệ nhân
Inddooneexxia cách đây 1200 năm.
b.Tháp Chàm: là 1 loại hình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu của vương quốc Chămpa (Lào).Tháp thường
được xây trên những vùng đồi cao trong thung lũng phía tây, hướng mặt trời lặn, nơi thượng nguồn các
dòng sông mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo.Tháp Chàm có chức năng để thờ các vị vua Chàm và các vị
thần Â.Độ giáo: Brahma (thần sáng tạo thế giới), Visnu (thần bảo tồn thế giới) và Siva (thần phá hủy thế
giới).Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm đó là giữa các hàng gạch dính vào nhau không cần
sử dụng chất liệu kết dính như các công trình kiến trúc cùng thời khác trên thế giới, mà người Chàm đã sử
dụng lại nhựa cây của cây “dầu rái”, cùng với lỹ thuật kết dính đặc biệt mà các công trình tháp Chàm đều
rất bền vững, đứng vững trước mọi thử thách của chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt.
c.Đền tháp Ăngkor (Campuchia):
Khu đền tháp Ăngkor Vát là khu đền đài, mộ táng, đài thiên văn được xây dựng bằng đá khối có chức
năng là kinh thành và là đền thờ Â.Độ giáo, thờ vua, thần Siva, Linga.Ăngkor Vát là biểu tượng cho núi
vũ trụ Mêru trong thần thoại Â.Độ, phía dưới có hệ thống hồ chứa nước, kênh ngầm dẫn nước phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Ăngkor Thom được xây dựng trong 40 năm (1181-1219) từ những khối đá lớn nặng trên 10 tấn.Đền tháp
là 1 thế giới gắn với vũ trụ quan Â.Độ.Xung quanh tháp là cung điện, thành lũy, trong khu đền có 1 hồ
nước nhân tạo Barangtay như 1 nguồn dự trữ nước cung cấp cho trung tâm quyền lực chính trị, tôn giáo
d.Quần thể kiến trúc chùa tháp Mianma: từ thế kỷ XI-XIII, người Mianma đã xây dựng quần thể kiến trúc
Pangan Goong trên 5000 tháp với những mái nhọn dát vàng vươn cao.Năm 1774, chùa Vàng (được xây
dựng từ 2000 năm trước nhưng bị chiến tranh phá hủy) được xây dựng lại với chiều cao 99m, chùa được

dát vàng toàn bộ, trên tháp nhọn được khảm hàng nghìn viên kim cương, đá quý khác nhau.Đây là 1 trong
những kiến trúc Phật giáo ở ĐNÁ được xây dựng cầu kỳ và sang trọng vào bậc nhất thế giới.
*) Ý nghĩa của quá trình hình thành văn minh nông nghiệp lúa nước:
Nền văn minh lúa nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của cư dân
ĐNÁ.Từ xa xưa, họ đã thờ cây lúa, thờ hồn lúa bởi vì họ có quan niệm vạn vật hữu linh, đồng thời họ còn
sùng bái các vị thần tự nhiên như thần M.Trời, thần Nước, thần Mưa, thần Sấm…bởi vì đấy là các yếu tố
tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.Chính vì thế mà ở ĐNÁ
vẫn phổ biến tục cầu mưa, mong muốn thần linh sẽ ban mưa xuống cho vụ mùa được tươi tốt, cây trồng
sinh sôi nảy nở.
Đồng thời, bước chuyển từ nền kinh tế phụ thuộc vào săn bắt hái lượm của con người thời công xã
nguyên thủy lên nền kinh tế trên cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, trồng lúa nước là 1 bước tiến vĩ đại của nhân
loại.Bắt đầu từ khi xuất hiện nền văn minh lúa nước, nó đã thúc đẩy quá trình khai khẩn, chinh phục đồng
bằng châu thổ, các vùng đầm lầy ven sông, ven biển, và thúc đẩy quá trình tụ cư, định canh định cư, hình
thành nên các làng xã, tổ chức xã hội là tiền đề cho sự hình thành các quốc gia nông nghiệp.Cây lúa trở
thành cây lương thực chiến lược, đồng thời cũng là tiền đề cho sự phát triển dân số, ổn định cuộc sống,
thúc đẩy quá trình hình thành nền văn hóa N.Nghiệp với những đặc điểm tiêu biểu: bám đất, bám làng,
sống ổn định, tự cấp, tự túc, hướng nội và khép kín.
Câu 6: phân tích vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển của lịch sử văn minh thế
giới
Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng
Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng
góp giá trị với nền văn minh thế giới.
- Chữ viết, văn học:
Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phênixi (Phoenicia) rồi cải
tiến, bổ sung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành
nên chữ Latinh và chữ Slavơ. Đó là cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.
Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên quan với nhau, đó là thần thoại,
kịch, thơ.
Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế giới tự nhiên, nói lên kinh nghiệm
cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con người. Hầu như trong cuộc sống thời đó có việc gì thì đều có thần

bảo trợ, lo về công việc đó. Kho tàng thần thoại Hy Lạp mãi tới ngày nay còn được nhiều môn nghệ thuật
ở các nước trên thế giới khai thác. Đây là một dân tộc có một kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc lớn
trên thế giới phải ghen tị. Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt ( nhà thơ Hy Lạp
sống vào thế kỉ VIII TCN ) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần.
Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển, đặc biệt nó có thế mạnh khi chưa có chữ viết. Tiêu biểu nhất phải
kể đến tácphẩm Iliat và Ôđixê của Homer ( thế kỉ IX TCN ). Iliat dài 15893 câu thơ, ca ngợi lòng dũng
cảm, ý chí chiến đấu, khát vọng lập chiến công của các vị anh hung, tình cảm nhân văn được thể hiện qua
sự thương xót của tác giả về tính chất khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh. Trường ca Ô-đi-xê dài 12110
câu thơ, biểu tượng cho ý chí trí tuệ nghị lực con người Hy Lạp, bài ca lao động hòa bình, thể hiện ước
mơ của con người đến với vùng đất mới chinh phục thiên nhiên, khám phá biển cả bao la.Tới thế kỉ VII-
VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông
Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch. Những nhà viết kịch nổi
tiếng thời đó như Etsin, Sôphôclơ, Ơriphrat
- Sử học:
Từ thế kỉ VIII-VI TCN, lịch sử Hy Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V
TCN lịch sử ở Hy Lạp mới trở thành một bộ môn riêng biệt. Các nhà viết sử tiêu biểu của Hy Lạp thời đó
là Hêrôđôt (Herodotus) với cuốn Lịch sử chiến tranh Hy-Ba , Tuyxiđit (Thuycudides) cuốn Lịch sử chiến
tranh Plôpônedơ.
- Kiến trúc, điêu khắc:
Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại nhưng nó lại nổi bật
ở sự thanh thoát, hài hoà. Các công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ đại thường được xây dựng trên những nền
móng hình chữ nhật với những dãy cột đá tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp cổ đại đã hình
thành ra ba kiểu cột mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong trường phái “cổ điển”.Kiểu Đôric(thế
kỉVIITCN ), trên cùng là những phiến đá vuông giản dị không có trang trí; kiểu Lônic (t.kỉ V TCN) cột đá
tròn thon hơn, có đường cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như hai lọn tọc uốn; kiểu Côranh ( thế kỉ IV
TCN ) có những cành lá dưới những đường cong, thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.
Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ là đền Pactơnông (Parthenon) ở Aten, đền thờ thần Dớt
(Zeus) ở núi Olempia, đền thờ nữ thần Atena (Athena).
Các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại cũng để lại nhiều tác phẩm tới bây giờ vẫn xứng đáng là mẫu mực cho
điêu khắc như các pho tượng Vệ nữ ở Milô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atena, tượng thần

Hecmet Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời đó như Phiđat ( Phidias), Mirông( Miron),Pêliklêt,
(Polykleitos)
- Khoa học tự nhiên:
Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn
còn giá trị như: Ơclit (Euclide), người đưa ra các tiên đề hình học đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp.
Pitago ( Pythagoras), ông đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ V TCN ông đã đưa ra giả
thuyết trái đất hình cầu. Talét (Thales), người đã đưa ra Tỉ lệ thức (Định lí Talét). Đặc biệt là Acsimet
(Archimede), người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy
tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Acsimet).
- Tôn giáo và triết học:
Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và
duy tâm, xoay quanh bản chất của sự tồn tại giữa con người và thế giới. Đại diện cho trường phái duy vật
là các nhà triết học nổi tiếng như: Talét (Thales), Hêraclit (Heracleitus), Đêmôcrit (Democritus) Đại
diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platôn, Arixtôt.
- các hoạt động thể thao
Hy Lạp là một dân tộc mang tinh thần thượng võ. Ngay từ thời cổ đại, họ đã có các hoạt động thể thao đề
cao sức mạnh tinh thần và thể chất mà các cuộc thi còn ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Thế vận hội 4 năm
tổ chức 1 lần-sự kiện thể thao có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới hiện đại vốn có nguồn gốc từ Hy Lạp.
đây là sự kiện xuất phát từ 1 câu chuyện có thật, người Hy lạp coi đó là tinh thần marathon, là tinh thần và
nguồn gốc của môn chạy marathon, môn thi đấu không thể thiếu trong các thế vận hội ngày nay.
Câu 7 Biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn trong thời đại Phục Hưng ở Châu Âu (thế kỷ XIV -
XVI)
Chủ nghĩa nhân văn (CNNV) là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng (thế kỷ XIV - XVI) ở châu
Âu. Đây là phong trào chống những mặt tiêu cực của Thiên Chúa giáo lúc bấy giờ nhằm đề cao con
người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, hướng con người vào xây
dựng cuộc sống thực tại.
1. Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng
1.1. Khái niệm Chủ nghĩa nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng ở châu Âu. Đây là một phong trào
chống Thiên chúa giáo nhằm đề cao con người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ

phong kiến, chống chủ nghĩa kinh viện và giáo hội, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực tại.
Lịch sử ra đời của chủ nghĩa nhân văn được xác lập từ khi xuất hiện phong trào Phục hưng. Với lý do
khôi phục lại nền văn hoá cổ đại, các nhà nhân văn đã khởi xướng phong trào Renaissance (Phục hưng)
khôi phục các giá trị văn hóa cổ đại - những gì mà Chúa đã cho phép - nên giáo hội không có cách gì
ngăn cản
Chủ nghĩa nhân văn khởi phát ở Ý và được thực hiện bởi những nhà tư tưởng, những cá nhân ưu tú, uyên
bác, giàu tinh thần cách mạng và canh tân. Hơn nữa, họ còn có quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện lý tưởng
nhân văn ấy. "Tinh thần nhân văn trước hết là một tinh thần tranh đấu. Tranh đấu cho giai tầng tư sản các
thành thị chống phong kiến. Tranh đấu cho dân tộc Ý chống lại cuộc xâm lăng của những dị tộc"
Với tinh thần đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc của chế độ phong kiến, chủ nghĩa nhân văn trở thành
một trào lưu tư tưởng hiện thực với sức mạnh to lớn và có ý nghĩa sâu sắc. Tinh thần nhân văn là tinh thần
để xây dựng văn hoá mới. Tinh thần nhân văn là tinh thần tranh đấu cho một tư tưởng, một chế độ tiến bộ
hơn, một đời sống lành mạnh, đầy đủ, công bằng hơn đời sống phong kiến"(1, tr.27).
Ban đầu, tư tưởng nhân văn xuất hiện trong lòng người, mang âm hưởng thời đại, được quần chúng nhiệt
liệt hưởng ứng, mang tính tự nguyện, tự phát. Các tư tưởng này hướng về cái mới, chống lại sự thủ cựu
của những kẻ bóc lột, chống lại sự xuống cấp đạo đức trong xã hội và của cả tầng lớp tăng lữ.
Dần dần, những tư tưởng tiến bộ này đã được các nhà triết học, các nhà văn, các nghệ sĩ có tên tuổi tán
thành. Họ nhiệt tình đem kiến thức sâu rộng của bản thân để hoàn thiện, nâng cao những tư tưởng ấy
thành chủ nghĩa nhân văn. Đó là những người như: Dante, Petracca, Boccacio, Alberti, Leonar de Vinci,
Eraxmer, Bruno, Rabelais, Montaigne, Copernic, F.Becon và nhà soạn kịch vĩ đại của thế giới - William
Sheakerspear.
Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng đã được hoàn thiện trong các tác phẩm của Voltaire, D.Diderot,
J.J.Rousseau ở nước Pháp thời Khai sáng - thế kỷ XVIII.
Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng được kết tinh trong khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng -
Bác ái", từ hành vi muốn lật nhào chế độ phong kiến, đem Louis XVI ra chém đầu trước quảng trường
Louvere, lập nên nước Cộng hòa ở Pháp.
1.2. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa nhân văn được sinh ra trong thời kỳ Phục hưng ở châu Âu. Chủ nghĩa
nhân văn - đó là đỉnh cao của những lý tưởng, lý luận, quan điểm nhằm kêu gọi, thức tỉnh và phục vụ cho
lợi ích của loài người tiến bộ, đặc biệt là những người lao động, để giúp con người tự khẳng định những

giá trị cao đẹp, tài năng và nhân phẩm của bản thân. Với mục đích cao cả ấy, chủ nghĩa nhân văn thời
Phục hưng đã tập hợp được lực lượng hùng hậu với những con người tài giỏi, tâm huyết và xây dựng nên
một hệ thống lý luận phong phú, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Từ những cơ sở thực tiễn và lý luận
ấy, nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng gồm:
1. Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên.
2. Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái
"xương sườn cụt".
3. Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới trần thế, không
phải đợi ngày mai lên thiên đàng.
4. Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải trở
thành đối tượng của nghệ thuật
Bốn đặc trưng trên - những nội dung làm nên bản chất của chủ nghĩa nhân văn (về thế giới tự nhiên, con
người, cuộc sống và vẻ đẹp của con người) - là bước đột phá mang tính cách mạng hết sức sâu sắc trong
tư duy của thời đại bấy giờ. Nói cách khác, chủ nghĩa nhân văn đã đưa con người trở thành chúa tể của
thế giới. Ngự trị cuộc sống là chính con người chứ không phải Chúa Trời. Để có được bước đột phá ấy,
châu Âu đã phải trải qua những cuộc cách mạng to lớn. Trong số đó, nổi bật lên là cuộc cách mạng toàn
diện, sâu sắc trong nghệ thuật.
"Sau những cuộc đấu tranh về văn hoá (…) tư tưởng ý nguyện Phục hưng với nội dung nhân văn đã đẩy
lùi trung cổ, tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển rực rỡ. Nền nghệ thuật này trước hết dựa trên quan
điểm về cái đẹp hài hòa, trong sáng đầy khát vọng hướng tới ngày mai. Cái đẹp này tiếp thu cổ đại Hy
Lạp, nhưng cái đẹp của nó là hướng tới cái đẹp ngoại cỡ, không tiếp thu cái đẹp mực thước của Hy Lạp
mà phát triển cái đẹp khổng lồ, nó muốn bộc lộ cái đẹp vô biên của con người công nghiệp thay thế con
người nông nghiệp, lấy máy hơi nước thay thế cối xay gió"(3, tr.48).
Như vậy, chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng là cuộc cách mạng diễn ra trên lĩnh vực văn
hoá và tư tưởng. Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn đã chuẩn bị tiền đề tư tưởng, thực hiện "cuộc cách mạng"
trong nhận thức để con người thực hiện cuộc cách mạng xã hội trong thực tiễn.
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trong xã hội
2.1. Sự hình thành và phát triển của văn minh công nghiệp
Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng xuất hiện với sứ mệnh làm đảo lộn những quan niệm sống cổ lỗ và mở ra
một chân trời mới cho những hy vọng mới. Như vậy, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng phải dựa vào một

hình thái kinh tế xã hội mới, nghĩa là phải dựa vào nền văn minh mới - văn minh công nghiệp.
Nói đến ảnh hưởng của một triết thuyết đối với sự phát triển con người tức là nói tới vai trò của lý luận,
mở ra một triển vọng thực tiễn cho bước tiến mới của xã hội.
Đây là thời kỳ mà "dưới ảnh hưởng của sự cải tạo tư tưởng, con người phương Tây đã thoát ly hẳn khỏi
"cái bầu trời ảm đạm của đêm trường trung cổ" mà bước vào một đời sống mới, như được một luồng sinh
khí mầu nhiệm vừa thổi vào trong mạch máu, bộ mặt châu Âu bỗng trẻ trung, hồng hào lại. Châu Âu từ ấy
ngày càng tiến bộ và đã có cơ vượt hẳn các dân tộc khác để làm bá chủ thế giới suốt mấy thế kỷ ròng về
tất cả các phương diện kinh tế - chính trị - văn hoá”
Cùng với những nền tảng thực tiễn ấy, những tiền đề về tư tưởng văn hoá, khoa học kỹ thuật cũng phát
triển vô cùng mạnh mẽ. Một phần rất quan trọng của những công trình xã hội ấy có nền tảng từ việc trở
lại và làm hưng khởi những giá trị vốn có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. "Nói đến các tiền đề nhận thức
của triết học châu Âu thời kỳ này, trước tiên, phải đề cập đến những thành tựu về tư tưởng và văn hoá cổ
đại nói chung và văn hoá Hy Lạp nói riêng. Các phát kiến khoa học của nhân loại thời cổ như toán học
của Talét, Pitago, hình học của Ơclit, vật lý của Acsimet,… được khôi phục lại sau đêm trường trung cổ.
… Ý nghĩa của những giá trị tư tưởng, văn hoá Hy Lạp, La Mã cổ đại đối với xã hội Tây Âu thời kỳ này
lớn tới mức người ta gọi giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI là thời kỳ Phục hưng “
Chúng ta thấy những giá trị có được từ thời cổ đại có những ý nghĩa to lớn: một mặt, chúng có cơ sở từ
việc quan sát, nghiên cứu tự nhiên, phản ánh những quy luật của tự nhiên, nó mang tính vĩnh cửu; mặt
khác, những định đề của Talet, Pitago, … trở nên đắc dụng trong những đổi thay to lớn của xã hội. Những
công trình kiến trúc, những áng sử thi, những giá trị văn hoá với tinh thần quật khởi và anh hùng được
sống lại và mang những sinh khí mới sau giấc ngủ dài suốt nghìn năm của châu Âu trung cổ. Lúc này,
người châu Âu khao khát sống một cuộc sống mãnh liệt. Họ mạnh mẽ đòi vứt bỏ cái trầm mặc yếu đuối
cũng như sự lặng lẽ đến u uất của những cánh cửa nhà thờ. Họ muốn tình yêu của họ được công khai và
tự do. Sau cả ngàn năm đọc kinh cầu Chúa, sau giấc ngủ dài suốt thời kỳ trung cổ, người dân châu Âu trở
dậy vươn mình trong ánh bình minh của nền văn minh công nghiệp.
Những năm của thế kỷ XIV, XV, những bộ óc đầy tính trí tuệ và đôi tay khéo léo của Jame Hagrever và
Jame Watt đã mở ra một cách nhìn mới, một hướng đi mới cho châu Âu. Những chiếc máy dệt đã thay thế
chiếc xa kéo sợi. Những chiếc máy hơi nước đã thay thế cối xay gió và đem lại cho con người biết bao
nhiêu lợi ích. Với sự ra đời của máy móc, gia súc chỉ còn được nuôi để mang lại nguồn thực phẩm cho
con người chứ không còn phải cày kéo. Những con tàu ra khơi vào lộng trên sóng Đại Tây Dương hay

biển Địa Trung Hải không còn phải dùng sức của nô lệ mà bằng những cỗ máy hàng nghìn sức ngựa.
Những công xưởng dệt ra đời khiến hàng trăm ngàn cái xa kéo sợi thành đổ cổ hoặc gỗ mục. Sự ra đời
của máy hơi nước đã thực sự mang lại một nền văn minh tươi sáng và mới mẻ cho châu Âu.
"Cùng với nhiều biến cố lịch sử khác, những sự kiện trên cho thấy, bước sang thời kỳ Phục hưng và cận
đại, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành một xu thế lịch sử không gì có
thể ngăn cản nổi. Sự quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản là nền tảng thực tiễn xã hội của triết
học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại"
F.Engels đã chỉ ra một đặc điểm rất quan trọng của thời đại:"Đó là một thời đại cần có những con người
khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ. Khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính
cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng."
2.2. Tâm thế thời đại
Trước hết, cần đặt vấn đề: khi nghiên cứu những bước chuyển của thời đại, người ta hay đặt vấn đề
nghiên cứu hạ tầng cơ sở, sau đó là thượng tầng kiến trúc. Trong thượng tầng kiến trúc, người ta chủ yếu
hướng vào những biến động của tư tưởng, nghĩa là của triết học, chính trị, đạo đức, cũng có khi những
nhà nghiên cứu chú ý đến tâm lý, tâm trạng của con người. Ở đây vẫn là chú ý đến cái đã bộc lộ ra, có thể
quan sát, phân tích được. Còn những vấn đề thuộc khát vọng bên trong của con người thì chưa được chú ý
lắm.
Như vậy, vấn đề tâm thế - vấn đề thuộc xu hướng, thuộc tiềm năng sâu thẳm của con người vẫn còn bị bỏ
ngỏ.
Phải giải quyết nội dung: Tâm thế là gì? Trước hết, khi xác định khái niệm "Tâm thế", PGS.TSKH Đỗ
Văn Khang đã có quan điểm rất rõ ràng: "Tâm thế là xu thế hướng thượng bên trong của chủ thể. Xu thế
này giúp con người tạo thành khát vọng, thổi lên thành luồng gió mới của thời đại, làm thời đại biến
chuyển mà không gì cưỡng lại được". Mỗi con người có một tâm thế, cả dân tộc và cả thời đại cùng muốn
hướng đến cái tối thượng bên trong của dân tộc mình và của cả nhân loại. "Tâm thế thời đại là khát vọng
hướng tới sự hoàn thiện cao cả, được hợp thành từ những cộng đồng người trong một thời đại lịch sử có
chung ước vọng hướng đến cái vĩ đại của dân tộc mình và của cả nhân loại".
Những thành tựu tư tưởng nhân văn từ nguyên thuỷ đến Phục hưng đã phát triển thành chủ nghĩa nhân
văn với ba tiêu chí:
Thứ nhất, chủ nghĩa nhân văn là học thuyết thể hiện khuynh hướng tư tưởng đề cao giá trị con người.
Thứ hai, khuynh hướng này đã được tạo dựng thành hệ thống.

Thứ ba, hệ thống này dựa vào phương pháp duy vật trên nền lịch sử mà xây dựng thành một chỉnh thể.
Và khi những lời cầu nguyện đã thê thiết suốt bao đêm dài, sau bao buổi cầu kinh mà vẫn chẳng thấy
Thượng đế đến cứu rỗi, trong khi vợ con nheo nhóc, cuộc sống bần hàn, khổ cực,… thì người ta phải
đứng lên. Lúc này, người ta nhận thức rằng một con
3.Tư tưởng trung tâm, tư tưởng lãnh đạo cuộc vận động Văn hóa phục hưng là chủ nghĩa nhân văn.
Nói một cách sơ lược, thì chủ nghĩa nhân văn là một hệ thống tư tưởng lấy cõi người, lấy con người làm
trọng. Các nhà nhân văn chủ trương rằng: công cuộc kiến thiết văn hóa là một công cuộc của người và lấy
con người, lấy cõi đời làm bản vị.
Nếu chỉ có thế thôi, thì chủ nghĩa nhân văn có gì là lạ, là cao sâu, là vĩ đại?
Ngay trong các công trình kiến thiết của nhân loại, xưa nay, đối với con người, với khả năng và giá trị của
con người, từ tình cảm cho đến nghị lực, từ tâm tư cho đến hành động, con người vẫn bị hoài nghi, khinh
rẻ. Tình cảm trí tuệ, nghị lực của ta, ta thấy là quá chật hẹp, quá bạc nhược! Và quá ngắn ngủi, qua bấp
bênh là đời sống của con người, là tác dụng của việc người. Vận mệnh của con người, con người cũng đã
vui lòng đem “phó cho Ông Xanh”. Thành bại trong công việc hằng ngày là tùy sự định đoạt của Trời,
Phật, Thánh thần. Mọi phát kiến về khoa học, về tư tưởng về nghệ thuật là câu chuyện “thần linh phù
hộ” Nói rằng mấy ngàn năm nay, một bầu “âm khí nặng nề” đã phủ kín cả gầm trời tư tưởng của con
người, tưởng cũng chẳng phải quá lời.
Nhận con người làm bản vị cho mọi công việc kiến thiết, trước hết là thừa nhận năng lực của con người
trong sự nghiệp kiến thiết. Cũng là thừa nhận tính cách người – trái với tính cách thần linh của mọi hệ
thống tôn giáo. Cũng là chủ trương rằng: văn hóa phải thích ứng với cõi người, phải có tính cách nhân
đạo, phải chống lại những lực lượng trái với quyền lợi của sự sống, bất kỳ là lực lượng nào, từ đâu mà
đến. Và cũng nói rằng: mọi công cuộc kiến thiết của con người cũng chỉ có giá trị trong một thời kỳ, một
xã hội. Với tính cách có điều kiện tương đối ấy, văn hóa loài người cần phải luôn luôn đổi mới để cho
thích hợp với đời sống.
Ta hằng nhìn bộ mặt con người trên các tác phẩm mỹ thuật của thời đại: nó rất ít sinh sắc và thiếu hẳn yếu
tố cá tính. Ngay trong chân dung các bậc vua chúa cũng vậy: Cơ hồ như bộ mặt nào cũng giống bộ mặt
nào. Khó nhìn thấy những nét riêng cá biệt. Chỉ có một bộ phận duy nhất, một bộ mặt ước lệ của ông vua
Trung Cổ. Không có ý thức rõ rệt về nhân cách. Điển hình nghệ thuật cũng chỉ đi đến con đường ước lệ.
Nói như Jacob Burckhardt, một nhà sử học thế kỷ XIX, một chuyên gia về lịch sử Trung Cổ và thời kỳ
Văn hóa phục hưng: “Nghệ thuật chỉ là một lối biểu hiện, không có một cốt cách nào để mô tả đời sống

phần hồn và đời sống tập đoàn”.
Từ thế kỷ XIII trở đi, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, sự phát triển của phương tiện giao thông, sự trao đổi về
sách cũ, sách mới bên cạnh nền học thuật chính thức, bên cạnh kinh viện học, người ta đã thấy nảy nở
một nguồn tư tưởng lành mạnh, bạo dạn. Kho tàng tư tưởng Hy Lạp, khoa học Ả Rập kích thích tinh thần
học hỏi với người xưa, với ngoại quốc. Đi đôi với những cuộc thám hiểm, những đạo quân viễn chinh, với
sự phát triển công nghệ và thương mại, là những cuộc phát kiến về văn hóa, về khoa học, về phong tục
của xã hội Đông Âu và Tiểu Á Tế Á.
Tinh thần nhân văn trong xã hội có giai cấp, trước hết, là một tinh thần tranh đấu ở Tây Âu, dưới thời kỳ
Văn hóa phục hưng, chủ nghĩa nhân văn là một phong trào chống chế độ phong kiến, do tư tưởng tư sản
phát động. Tranh đấu cho giai tầng tư sản các thành thị chống với phong kiến. Tranh đấu cho dân tộc Ý
chống với cuộc xâm lăng của những dị tộc.
Trên lập trường tư tưởng chống phong kiến, chủ nghĩa nhân văn bao hàm hai yếu tố chính: yếu tố tri thức
và yếu tố luân lý.
Về phương diện tri thức, chủ nghĩa nhân văn nêu cao giá trị và tác dụng của lý tính để chống với nguyên
tắc quyền uy của học thuật phong kiến. Nhà nhân văn chủ nghĩa đi vào lĩnh vực tư tưởng, với khối óc tự
do sẳn sàng kiểm điểm lại các giá trị cũ và phê bình cả giáo chỉ của Kinh thánh. Nhưng chủ nghĩa hoài
nghi, nếu đi đến tuyệt đối, sẽ chỉ đưa tri thức đến chỗ bỡ ngỡ, lưỡng lự, siêu thoát. Động cơ chính của
công việc xây dựng giá trị mới là một tinh thần tích cực, căn cứ vào thực nghiệm. Một mặt nữa, chủ nghĩa
nhân văn đặc biệt chú trọng đến di sản văn hóa của dân tộc, để xây dựng cho dân tộc một nền văn hóa
mới. Văn chương của Dante, Pétrarque, Boccace là tinh thần dân tộc Ý Đại Lợi. Sau đó phái Văn tinh hay
Thất tinh (La Pléliade) ở Pháp bước vào văn đàn với một bản tuyên ngôn có tính cách tranh đấu: Bảo vệ
và phát huy tiếng nói nước Pháp.
Trên quá trình phát triển của chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tranh đấu dần dần cũng thuần thục lại. Dưới
ảnh hưởng phê bình của kinh nghiệm, những nét phức tạp càng ngày càng giản dị bớt, những cử chỉ ồ ạt
lúc đầu sẽ nhuần lại và bao nhiêu ngóc ngách cũng được gọt giũa dần. Phong trào kém vẻ bạo dạn, nhưng
mọi sự lố lăng, hỗn độn đã bị sa thải. Tư trào nhân văn đã đi đến chỗ thanh tao, nhã nhặn như một giòng
nước chảy vào vùng đồng bằng dã thành một con sông rộng rãi, êm đềm, trong trẻo. Công trình nghiên
cứu, phê bình, sáng tác của mấy thế hệ triết học, văn học, ngữ học và nghệ thuật đã chuẩn bị nền móng
cho văn phái cổ điển sắp xuất hiện, Chủ nghĩa nhân văn tư bản đã phát triển đến hạn độ tối cao của nó.
Từ nửa thứ hai thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XV, nước Ý là lực lượng trung kiên của chủ nghĩa nhân văn.

Những bậc thiên tài trác tuyệt đã xuất hiện trong văn học và nghệ thuật, đại biểu cho khuynh hướng tiến
bộ. Tác phẩm của họ đã in rõ nhãn hiệu của thời đại: tinh thần khoa học, tinh thần dân tộc và cá nhân chủ
nghĩa. Camabue (1246-1032), Gioto (1266-1336) và Massacio hướng dẫn hội họa về với tinh thần tự
nhiên của nghệ thuật Hy Lạp. Brunellesco (1367-1446) xây dựng lại nền nếp kiến trúc cổ điển, ngọn dao
trổ của Nicolas de Pise hoàn hồn cho nghệ thuật điêu khắc, Ghiberti (1378-1455) Donatello (1386-1466)
bước vào nghệ thuật tả chân. Những bức họa phong cảnh bắt đầu ra mắt công chúng. Luật viễn cận và họa
khỏa thân đã được thông dụng trong hội họa để mô tả con người, từ cơ thể, nhan sắc, tinh thần của nhân
vật cho đến khung cảnh hoạt động của đời sống. Nét mặt, cử chỉ, nếp áo trong họa phẩm muốn bộc lộ cả
một tâm trạng, một tư cách, một cá tính riêng biệt. Nghệ thuật đã đẵm một vẻ nhục cảm, chan chứa ý vị
trần tục, vật chất, chân thật chống lại lý tưởng thượng giới ngày xưa.
Trong nền nghệ thuật mới, bao nhiêu tinh thần đã quy tụ: chủ nghĩa tự nhiên có tính chất chủ quan của
nghệ thuật Gothique, tác phong trang nghiêm, lạnh lùng và kết cấu minh bạch, phân lượng cân xứng giữa
tinh thần cổ điển, cái thâm trầm của tư tưởng miền Bắc cho đến chủ nghĩa thần bí của nghệ thuật
Byzantin, di sản của Hy Lạp, La Mã, văn hóa Trung Cổ Pháp và mọi sự tiến bộ hiện đại về toán học, về y
học, về lịch sử, đều có cống hiến cho nghệ thuật mới. Người ta đã nhận thấy ở đây tất cả cái nhiệt tình của
thời đại, sự sáng suốt của khối óc, của cặp mắt vừa được mở rộng trước một vũ trụ mênh mông, thiên
hình vạn tượng. Xu thế lịch sử đã chuẩn bị những điều kiện khách quan đầy đủ cho một lớp thiên tài mới
có thể xuất hiện: Léonard de Vinci (1452-1519), Michel Ange (1475-1564), Le Corrège (1499-1534),
Gior-gione (1477-1511), Le Titien (1477-1576). Nhưng nói đến nhân văn chủ nghĩa Ý, trước hết phải nói
đến văn học. Mà nói đến văn học Ý là phải nhắc đến sự nghiệp của ba nhà văn hào có công nhiều hơn hết
trong sự xây dựng nền văn học tân tiến: Dante, Pé trarque và Boccace.
Dante (1265-1321) là một nhà thi sĩ quý tộc, đại biểu cho thời kỳ quá độ. Nhân sinh quan của Dante chưa
thoát khỏi hẳn khuôn sáo của lên luân lý phong kiến. Dante đã thi vị hóa cái chủ nghĩa cấm dục
(ascétisme) của tôn giáo Gia Tô. Tập Thần khúc là tiểu truyện của một tâm hồn đã từng mê mẩn trong cõi
dục tình, và được ái tính cứu vớt, rồi sống lại cái đời sống sáng sủa hạnh phúc bên cạnh Chúc. Một nhà thi
sĩ, tức Dante, vừa lùi bước khoảng nửa đời người trên đường đời, đã bị lạc đường vào một cảnh rừng âm
u. Trong khi hoảng hốt, thi sĩ bỗng thoảng nghe giọng nói của cô tình nhân ngày trước là Béatrice.
Béatrice sẽ tìm cách cứu người cũ. Rồi tình cờ thi sĩ gặp một tiền bối trong làng thơ Ý Đại Lợi là Virgile.
Virgile sẽ dẫn bạn đồng nghiệp trẻ tuổi đi xem địa ngục. Đây là chỗ để trừng trị tội lỗi của những bọn
người lừa thầy, dối bạn, trốn chúa, lộn chồng. Bao nhiêu kẻ tham lam, dữ tợn và không tin đạo, đang quằn

quại trong vạc dầu sùng sục sôi, trên ngọn lửa lu mờ, rùng rợn, khét lẹt mùi âm phủ. Sau đó Virgile dắt
Dante đi xem quang cảnh vùng tĩnh thổ tẩy oan là chỗ tạm trú của những người đã biết sám hối. Ra khỏi
tĩnh thổ, Virgile sẽ cho Dante gặp Béatrice trên một đỉnh núi. Dante thú mọi tội lỗi với người yêu và cả
hai người đều bay lên thiên đường, chỗ hưởng thụ vĩnh viễn, thuần túy của những linh hồn trong trắng,
sống trong thể phách thiên thần. Kết cục câu chuyện là nhờ sự giác ngộ thần bí của ái tình – ái tình trước
hết là một linh tính, hay thần tính (spiritualité), - nhờ sự giúp đỡ của Béatrice, nhà thi sĩ đã tẩy hết mọi ô
uế trong cõi đời nhục dục để sống trong một đời sống thần tính, trong hạnh phúc thuần túy, vĩnh viễn.
Trong tập thơ, mọi nhân vật và sự trạng đều có ý nghĩa tượng trưng. Dante là tượng trưng cho tính người,
Virgile là lý tính, Béatrice là tín ngưỡng. Cuộc du lịch của thi sĩ là hình ảnh của phần hồn đi từ tội lỗi, qua
tĩnh thổ đến thiên đường, Cái rừng âm u làm cho nhà thi sĩ lầm đường lạc lối cũng là cõi người mù quáng,
đen tối và đầy những dục vọng điên cuồng, hư hốt. Tập Thần khúc, xét về phương diện đó, là tác phẩm
đại biểu cho luân lý Trung Cổ.
Pétrarque (1304 -1374) là một thiên tài vĩ đại, là một nhà học giả uyên thâm đã có công lao nhất trong nên
nhân văn Ý. Quê ở Florence, Pétrarque từ thở bé đã phải theo cha qua Provence bên Pháp. Ông thân sinh
là một nhà ái quốc, bị trục xuất khỏi đất Ý đồng thời với Dante. Từ thuở thơ ấu cho đến trưởng thành,
Pétrarque đã được giáo dục trong học thuật và văn nghệ Trung Cổ nước Pháp. Trong ánh sáng ấm áp của
gầm trời Pro-vence, Pétrarque đã học tập, nghiên cứu nhiều về văn học cổ đại. Pétrarque đã ở Montpellier,
Provence, Bologne và đã du lịch khách các đô thành lớn như Paris, Aix-la-chapella, Cologne. Khi trưởng
thành, cuộc gặp gỡ giữa Pétrarque với một tiểu thư quý tộc, cô Laure, đã xúc động một nguồn thơ trong
tập Le Rime[4]. Thơ trữ tình của Pétrarque kết tinh trên hai truyền thống: ái tình lý tưởng của Platon và
tinh thần sùng bái nữ tính của các thi ca troubadours[5] Pháp. Thời kỳ đó cũng là thời kỳ Giáo hoàng La
Mã bị dân chúng phản kháng, phải trốn sang Avignon, sống dưới sự bảo hộ và quản thúc của một Hoàng
gia Pháp. Và cũng là hồ nước Ý bị một bọn bạo chúa (tyrans) chia năm xẻ bày dưới chế độ phong kiến để
làm mồi cho sự xâm lăng của bọn Barbares miền Bắc. Cố đô tráng lệ nhất đã điêu tàn. Đế quốc La Mã
hùng mạnh ngày xưa chỉ còn là một ký ức xa xăm, tủi hổ. Suốt đời Pétrarque, tình hoài cố quốc sẽ là động
cơ chính trong công trình nghiên cứu cũng như trong sáng tác. Cũng có một lúc nhà văn sĩ dường như
muốn bước vào hoạt động chính trị. Cho nên khi được tin Rienzo khởi nghĩa, chống với bọn quý tộc
phong kiến và có mục đích thống nhất nước Ý thành một nước cộng hòa, thì trong một bức thư nồng nàn,
Pétrarque đã nhiệt liệt hoan nghênh cái lý tưởng ái quốc của nhà chí sĩ cách mạng, Nhưng với cái khí
phách anh hùng, Rienzo vẫn là một tay cường bạo, độc đoán, nhiều tham vọng hơn tài đức. Ảo tưởng lập

lại một đế quốc La Mã chung quy
Câu 8: Phân tích những đặc điểm cơ bản của văn minh công nghiệp liên hệ với quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
***Những đặc điểm cơ bản của văn minh công nghiệp
Đây là nền sản xuất được cơ giới hóa bằng máy móc, quá trình sản xuất không tách chia mà liên kết thành
một dây chuyên theo quy trình công nghệ cao. Khi cỗ máy khởi động nó liên kết sức lao động của rất
nhiều người theo một trình tự nhất định.
Đặc điểm của văn minh công nghiệp gắn với 4 nguyên tắc cơ bản của nền sản xuất tập thể.
-Những quy tắc của sản xuất công nghiệp chi phối tất cả các mặt hoạt động của kinh tế và xã hội, tất cả
đều phải được tiêu chuẩn hóa. Nền giáo dục phải được tổ chức thành hệ thống theo chương trình thống
nhất để tạo nên nguồn nhân lực đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi của xã hội công nghiệp. Các phương
tiện giao thông, thông tin liên lạc, bưu điện… phải được xây dựng theo những tiêu chuẩn chung để tạo
nên mạng lưới nối liền các thành thị, các trung tâm kinh tế trên quy mô quốc gia và quốc tế… Sự tiêu
chuẩn hóa không chỉ áp dụng cho các công nhân trong nhà máy mà được thực hiện rộng rãi đối với nhân
viên trong công sở, mọi thành viên của guồng máy kinh tế dù họ là người bán hàng, người giữ kho hay
nhà giao dịch…
-Quy tắc chuyên môn hóa là đòi hỏi bắt buộc của văn minh công nghiệp dẫn đến sự phân công lao động
cụ thể, đòi hỏi nỗ lực trách nhiệm từng người. Không chỉ nhân viên văn phòng hay quan chức cấp cao
mới cần tri thức mà ngay cả người lao động, công nhân vận hành máy móc cũng cần phải có trình độ nhất
định, được đào tạo bài bản theo ngành nghề cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất khi đi vào làm việc. Mô
hình sản xuất dây chuyền cũng đòi hỏi người lao động phải có trách nhiệm cao. Chỉ cần một người, một
bộ phận làm sai nhiệm vụ hoặc bỏ bê công việc ngay lập tức toàn bộ dây chuyền sẽ gặp trục trặc thậm chí
ngừng hoạt động, ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả công việc.
-Đồng bộ hóa yêu cầu người lao động phải tạo nên sự phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở thi hành đúng
chức năng và nhiệm vụ của mình, bởi mỗi người chỉ là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất thống
nhất. Mỗi phân xưởng, mỗi nhà máy cũng không thể tồn tại độc lập khách quan, mà luôn bị quy định ràng
buộc bởi quan hệ biện chứng tương tác.
-Tập trung hóa làm xuất hiện các trung tâm công nghiệp lớn: tập trung người lao động, công cụ và nguyên
liệu lao động để công tác quản lí lao động đảm bảo, nguồn vốn được tập trung
Kết luận:

Trước hết là khả năng lao động và sáng tạo của con người được phát huy cao độ, đã làm ra một khối
lượng vật phẩm vô cùng phong phú về chất lượng và số lượng mà trước đó người ta không thể hình dung
nổi. Chính nguồn hàng hóa dồi dào, cùng với sự chuyên môn hóa sâu sắc trong lao động làm cho không ai
cần phải và có thể sản xuất để hoàn toàn tự cung cấp cho mình mà vừa là người sản xuất vừa là người tiêu
dùng. Thời kì này, người ta sản xuất nhằm mục đích bán ra thị trường là chính, và lại tiêu thụ nhiều mặt
hàng do người khác làm ra. Do vậy, kinh tế ngày càng thị trường hóa, mọi hoạt động sản xuất ngày càng
xã hội hóa, nó thúc đẩy thương nghiệp mở rộng trên quy mô lớn và nhờ thế các ngành công nghiệp phát
triển. Mối quan hệ tác động qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa thương nghiệp và công nghiệp tạo
nên nguồn động lực kích thích sản xuất.
*** Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách
phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ của khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay có 2 nội dung:
-Xây dựng thành công cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH để dựa vào đó mà trang bị công nghệ hiện đại
cho các ngành kinh tế quốc dân
-Tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công
nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức, bước đi, quy mô thích hợp.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành
tựu lớn: Đã xây dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho xã hội mới, đã chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tiến bộ hơn (tăng tỷ trọng của các nghành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP,
phát triển nông nghiệp toàn diện hơn ), thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 9 Đặc điểm của nền văn minh nông nghiệp
a.Đông Nam Á là quê hương của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
Dấu tích của nền văn minh nông nghiệp lúa nước có thể tìm thấy trong thơ ca truyền thuyết, truyện cổ tích
dân gian của cư dân Đông Nam Á. Từ khi, nền văn minh nông nghiệp lúa nước được xác lập nó đã thúc
đẩyquá trình khai khẩn vùng đầm lầy ven sông, ven biển và vùng châu thổ bên các dòng sông để tạo nên
những cánh đồng màu mỡ trồng lúa. Đồng thời, con người lựa chon lúa nước là cây lương thực chủ yếu
đã thúc đẩy quá trình cố kết cộng đồng, đẩy mạnh quá trình tụ cư thành những làng xóm ven song ven

biển. Từ quá trình sống định cư thành làng xóm đã phát triển thành những mối quan hệ lien làng, siêu
làng dẫn đến việc hình thành nhà nước nông nghiệp. Cây lúa trở thành cây lương thực chiến lược là tiền
đề cho sự phát triển dân số, ổn định cuộc sống, mở rộng quốc gia và văn minh nông nghiệp lúa nước đã
thúc đảy quá trình hình thành nền văn hóa nông nghiệp với những đặc điểm tiêu biểu là bám đất bám
làng, tự túc, tự cấp, hướng nội và khép kín.
Xét về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng . . . thì trên trái đất có một số vùng như Đông Nam Á,
Nam Trung Quốc, Trung Mĩ, Trung Phi, có thể đáp ứng những yêu cầu cho sự sinh trưởng của cây lúa
nước. Nhưng kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua ở các khu vực nêu trên đã chứng tỏ Đông Nam Á
là vùng có điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển vì:
- Đông Nam Á là vùng có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 25-30¬0C
- Nguồn nước dồi dào
- Nhiều vùng đầm lầy ven song suối
- Vùng có nhiều giống lúa hoang sinh sống, cũng là vùngcó nền nông nghiệp ra đời sớm còn tồn tại và
phát triển cho đến tận ngày nay.
Các dấu tích của cây lúa nước còn để lại:
- W.Solheim, nhà khảo cổ học tiền sử người Mĩ, đã phát hiện ra tại các di chỉ Sam Rong Sen, Non Nok
Thà, Thẩm Phi, Hang Ma ở Thái Lan dấu tích của giống lúa Oryzasatyva và hình hoa văn cây lúa in trên
đồ gốm có niên đại từ 5000 năm trước
- Trong nền văn hóa thời đại đồ đá Hòa Bình- Bắc Sơn ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra
dấu vết vỏ trấu và một số loại bào tử phấn hoa của các loại rau đậu củ quả
- Ở hang Nia, hang Bukiftalang, hang Kendeng . . . các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra một phổ
rộng các cây họ đậu, củ, quả, bầu bí, khoai môn, khoai sọ, chuối mít, cọ, gừng, ớt . . . cùng với những vỏ
trấu trồng lúa nước
=>Điều đó chứng tỏ cây lúa được ra đời và thuần dưỡng rất sớm ở Đông Nam Á và trở thành cây lương
thực quan trọng của cư dân Long Nam Á
b Tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á
Cũng như nhiều quốc gia, khu vực và nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của
mình, khi mà nhà nước chưa ra đời, cư dân Đông Nam Á chưa có hệ thống tôn giáo hoàn chỉnh. Những
người đã dùng thuyết “vạn vật hữu linh” để chỉ cả những hình thức tín ngưỡng, thờ tự ở Đông Nam Á,
trước khi Phật giáo, KiTô giáo và Hồi giáo truyền bá tới khu vực này. Trong số các hình thức tín ngưỡng

nguyên thủy, thì hình thức “bái vật giáo” xuất hiện sớm hơn cả. Những ý niệm bái vật giáo xưa nhất là
những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên.
Trong số các thần cư ngụ trong đá, trên núi mà cư dân Đông Nam Á thờ phụng thì thần Đất – vị thần bảo
hộ phù trợ cho nông nghiệp bao giờ cũng là vị thần tối cao. Do cuộc sống gắn liền với yêu cầu phát triển
nông nghiệp trồng lúa nên bên cạnh việc sùng bái tự nhiên, tín nưỡng phồn thực với nghi thức cầu mong
được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi nảy nở… cũng rất phát triển ở Đông Nam Á vào buổi đầu lịch
sử.
ví dụ:
- Trên mặt trống đồng xen kẽ những tia mặt trời, là những hình tượng sinh thực khí nam nữ cách điệu hóa
những hình cóc trên mặt trống làm rõ ý cầu mưa của những trống “Sấm” thời Đông Sơn.
- Trên nóc Thạp đồng Đào Thịnh có 4 cặp nam nữ giao phối vừa rất tự nhiên, vừa có ý nghĩa nghi lễ phồn
thực
- Những hội “múa dưới trăng” của người Mông, người Dao, những tục đánh trống thi cho đến khi trống
thủng của người Việt, người Thái, người Mường, người Choang… những lễ cúng tế của nhiều dân tộc
khác đen những trò chơi phổ biến ở Đông Nam Á đều phần nào phản ánh được nghi thức phồn thực của
một xã hội nông nghiệp.
Tất cả những hình thức tín ngưỡng dân gian đó, đã được bảo tồn trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, đồng
thời có tác động to lớn đến các tôn giáo được truyền bá vào sau. Một nhà nghiên cứu cũng đã nhận xét:
“Từ khi Phật giáo và Ấn Độ giáo du nhập vào Đông Nam Á, những quan niệm và nghi thức tôn giáo bản
địa vẫn tiếp tục được duy trì và có ảnh hưởng sâu sắc đến các tôn giáo kia… và trong quá trình tiếp xúc
với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa cũng đã bị thay đổi khá nhiều.
C. hệ quả của việc xuất hiện cây lúa nước
-
1 Cây Lúa Nước Thúc Đẩy Quá Trình Đi Tìm Và Khai Thác Các Đồng Bằng Châu Thổ
2 Cây Lúa Nước Thúc Đẩy Quá Trình Hình Thành Các Tổ Chức Xã Hội, Làng Và Các Quốc Gia Nông
Nghiệp.
v í d ụ:
*Một số quốc gia hình thành từ nền nông nghiệp
- Mataram là một vương quốc nông nghiệp ở Nam và trung Jawa
- Senlendra xuất hiện từ thế kỷ VII ở Jawa. Kinh tế dựa trên nông nghiệp và đã xây dựng Borobudur hùng

vĩ đến nay vẫn còn.
- Mataram là một vương quốc nông nghiệp ở nam và trung Jawa, vào thế kỷ VIII. Nước này cũng đã huy
động nhân lực vật lực từ nông nghiệp và xây dựng những công trình kiến trúc đẹp ở Jawa, tiêu biểu là khu
Prambanam.1
- Đại Việt là tên cũ của nước việt nam từ thế kỷ thứ XI. Tổ tiên người Việt Nam đã định cư rất sớm ở
vùng trung du trước khi di chuyển xuống vùng châu thổ sông Hồng.Cư dân ở trung du không bám núi
rừng, đã đi xuống được đồng bằng châu thổ để phát triển nông nghiệp. Ở đây họ phải đắp đê chống lũ lụt
để lấy đất trồng lúa. Công cuộc trị thủy ở châu thổ sông Hồng để trồng Lúa đã làm theo 3 hướng. Đắp đê
tránh lụt; Tưới nước để đảm bảo được hai vụ lúa một năm; Tháo nước tránh úng.
- Angkor được xây dựng vào năm 802. Khi văn minh Khmer phát triển, thì kỷ thuật nông nghiệp và cách
quản trị sử dụng nước của họ càng trở nên phức tạp. Đỉnh cao của kỷ thuật thủy lợi Cambodia là vào
những năm 1000, vào triều Suryavarman 1, người ta đã xây dựng một hệ thống đường dẫn nước, bể chứa,
kênh mương và giếng kỳ vĩ trong thủ đô. Các bể chứa có khi xây bờ bằng gạch, và chia thành từng ô có
bờ đắp, nhưng có đường thông cho nước chảy. Tại Angkor có đến 1000 bể chứa nước được bố trí theo sơ
đồ của cả thành phố. Mỗi đền chùa cũng có bể chứa của mình. Có thể nói Angkor là một kinh thành thủy
lợi với hệ thống Baray Ấn Độ. Angkor dựa trên hai sức mạnh là nông nghiệp và tôn giáo Thần – Vua.
- Sailendra, xuất hiện từ thế kỷ VII ở Jawa. Kinh tế dựa trên nông nghiệp. Chính quyền dựa vào việc kiểm
soát và huy động được nhân lực và vật lực nông nghiệp để xây dựng và tiến hành chiến tranh.
3 Cây Lúa Nước Thúc Đẩy Hình Thành Nền Văn Hóa Nông Nghiệp. Nhìn Từ Mối Quan Hệ Với Đất Đai,
Nền Văn Hóa Nông Nghiệp Có Những Đặc Điểm Sau:
* Bám đất : yếu tố thứ nhất của một nền nông nghiệp là đất, cho nên văn hóa nông nghiệp trước tiên là
bám lấy đất.
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Sau cái nhà là cái làng, nơi có họ hàng, mồ mả tổ tiên”
Nền kinh tế nông nghiệp không khuyến khích đi xa. Con người luôn luôn dính chặt với đất, và vì vậy
cũng ít thích thay đổi.
* Tự túc: nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu sản xuất ra lúa gạo trước tiên vì nhu cầu của bản thân người
sản xuất. Họ không sản xuất ra hàng hóa để thúc đẩy thị trường mua bán. Sản phẩm nông nghiệp chỉ
nhằm thỏa mãn nhu cầu trong vùng đó. Vì vậy nước nông nghiệp thời xưa sản xuất ra sản phẩm phần lớn
là thỏa mãn nhu cầu tối thiểu trong nước đó. Nền kinh tế chủ yếu là tự cấp tự túc.

* Hướng nội: Do bám đất và tự túc, nên cư dân nông nghiệp không hướng ra ngoài mà hướng vào trong.
Người nông nghiệp hướng nội không biết những việc bên ngoài làng của mình, ngoài nước của mình.
* Đóng cửa: Chính sách bế quan tỏa cảng là chính sách thường dùng trước đây của các nước nông nghiệp.
Không khuyến khích buôn bán với nước ngoài. Luôn bế quan tỏa cảng, ngăn cản mọi sự tiếp xúc với bên
ngoài.
* Nông nghiệp trồng trọt lúa nước ở Đông Nam Á thu hút nhiều lao động. Trước hết là do sự cần thiết
phải chuẩn bị đất gieo mạ và cây lúa, tốn nhiều lao động hơn là chỉ gieo hạt như trồng lúa mì và các loại
ngũ cốc khác. Thứ hai là tốn thời gian trong cách gặt hái bằng dao nhỏ hoặc bằng liềm. Đồng lúa Đông
Nam Á thường ẩm ướt, dễ làm hỏng hạt khi rơi xuống nước và có khi bị ngập lụt vào mùa gặt. Thứ ba lao
động cực nhọc do mùa mưa chỉ diễn ra nhất định trong năm có khâu làm mạ rất tốn công. Nhìn chung
nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á và ảnh hưởng yếu tố gió mùa nên đòi hỏi khối lượng lao động rất lớn
nên mật độ dân số đông hơn so với các nước phương tây.
* Nông nghiệp lúa nước cũng khó cơ giới hóa. Máy cày dễ hoạt động bao nhiêu trên đất khô thì trên
ruộng nước lại khó bấy nhiêu và cũng hao tốn hơn. Bánh cao su hoạt động trên đất khô phải thay bằng
bánh lồng sắt để chạy trên ruộng nước.
Tất cả những yếu tố dẫn đến mật độ dân số tăng và đất đai trồng trọt ngày càng hiếm, dân số nông thôn
ngày càng tăng, việc làm ngày càng khó và ít, quy mô nông trại thường nhỏ.
* Hệ thống đê điều: Một nét quan trọng của nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á là hệ thống đê điều,
mạng lưới thủy lợi có tính chất chung của một làng, nhiều làng hay cả vùng. Sự duy trì mạng lưới thủy lợi
rộng lớn và điều tiết nước do cấp chính quyền trung ương đảm nhiệm, đã tạo sự ổn định chính trị, còn
những hệ thống thủy lợi nhỏ trong phạm vi làng tạo sự ổn định và gắn kết của từng làng, và quyết định
mối quan hệ giữa các làng.
* Ý thức thời vụ: cư dân Đông Nam Á rất chặt chẻ về thời vụ, là những người nông nghiệp truyền đời,
khuôn thời vụ theo mùa mưa nắng, nên từ lâu đã hình thành ở họ một quan niệm thời gian theo chu kỳ
khép kín của nông lịch. 1
*Tiết kiệm và không tiết kiệm: Người Đông Nam Á biết tiết kiệm tiền nhưng không biết tiết kiệm thời
gian.
* Tính cần cù, ưu lao động: Nhu cầu lớn về lao động trong thời vụ nông nghiệp trồng lúa nước có tác
động thuận lợi đối với sự cần cù, khuynh hướng ưa lao động, đặc biệt là đối với lao động trẻ con khi cấy
lúa và gặt lúa cần nhiều lao động phụ giúp. Nó trở thành một hình ảnh lao động gia đình ngay cả phụ nữ,

trẻ em cũng làm việc ngoài đồng phụ nam giới.
*Tính hợp tác tương trợ: Lúa nước thời vụ trong những tháng bận rộn nên lao động lao động phải lệ thuộc
vào họ hàng, láng giềng, vào tập đoàn. Do đó lao động tập thể tương tác và hổ trợ tập thể đoàn kết, liên
kết hoài hòa trở thành nếp sống lý tưởng của cộng đồng. Chính lao động tập thể đã nảy nở lối hát giao
duyên trong lao động Đông Nam Á.
* Triết lý sống của sự nghèo khổ: Người nông dân coi trọng cái nghèo mà trong sạch hơn là xoay sở làm
ăn buôn bán kinh doanh “đói cho sạch, rách cho thơm”. Người nông dân truyền thống chỉ quan tâm đến
việc lấy sức lao động ra để kiếm tiền, không quan tâm đến kinh doanh.
Về tâm thức : Con người Đông Nam Á coi trọng cộng đồng hơn cá nhân thích hòa hợp hơn cạnh tranh,
lấy tình nghĩa làm chính trong mối quan hệ giữa người với người. Làm Lúa nước chính yếu cũng có cuộc
sống ổn định, những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẻ với nhau thành xóm làng. Tổ
chức nông thôn theo địa bàn cư trú là bước phát triển của làng xã. Tính cồng đồng rất cao, mọi người
trong làng gắn bó mật thiết và hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ, đối phó với moi trường tự nhiên luôn đe dọa
đến mùa vụ cũng như đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm, cướp ) đều phải tập trung sức mạnh cả
làng mới có hiệu quả.
Văn hóa Đông Nam Á có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng: sự đa dạng của các phong tục tập quán
còn được biểu hiện ở các lễ hội lễ tết. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á cũng đa dạng nhiều vẻ nhưng
trong mỗi thành tố văn hóa chúng ta vẫn tìm thấy được cái thống nhất trong cái gốc chung mang tính khu
vực, đó là sự phản ánh bản sắc văn hóa của cư dân nông nghiệp lấy cây lúa làm nền tảng văn hóa.
4 Văn Hóa Vật Chất Phục Vụ Đời Sống
* Ẩm Thực
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món
ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh Rán, bánh Tét, bánh
Giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Sản phẩm phụ của cây lúa
+ Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axêtôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
+ Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao
cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
+ Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc
làm chất đốt.

Thức ăn của cư dân Đông Nam Á chủ yếu là thực vật mà cụ thể là lúa gạo, rau cỏ và hoa củ. Từ gạo
người ta nấu ra cơm và cơm trở thành thức ăn chính chủ đạo của vùng này. Cơm nếp cũng là món ăn
chính của nhiều dân tộc miền núi. Có nhiều món cơm nổi tiếng như cơm Lam của người Lào và một số
dân tộc Việt Nam, Cơm Rang (Nasi Goreng), cơm rau sống (Nasi Ulam) của người Melayu ở Malaysia,
Indonesia, Brunei, v.v 1
*Trang phục
Trang phục phù hợp với công việc trồng lúa như váy, khố. Hiện nay khố vẫn còn được một số dân tộc ít
người ở Đông Nam Á sử dụng như ở Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,Thái Lan, Lào,
Campuchia, Myanmar.
Khăn đối với phụ nữ cũng khá phổ biến vừa trang sức vừa có tác dụng che mưa, che nắng do đó giúp con
người lao động dễ dàng.
Thực tế trang phục ở khu vực này rất đa dạng.ở đây chỉ đề cập đến những trang phục phù hợp với công
việc đồng áng.
* Đặc điểm cư trú: Phần lớn cư dân đông nam á cư trú tập trung những vùng thung lũng và đồng bằng các
con sông lớn nhỏ, ở những nơi trồng lúa nước mà ít sống rải rác như các nước chăn nuôi du mục.
Câu 10 Triết lý tư tưởng của đạo Islam vị trí của văn minh ả rập trong quá trình phát triển
của văn minh nhân loại
1. Triêt lí tư tưởng của đạo Islam:
 Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không
chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu
của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo
Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi
giáo, thiên kinh Koran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Theo
Thiên Kinh Koran viết: “ Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai
và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Kgoong Một ai đồng đẳng với Ngài”.
 Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể Adam đến Jesus xuyên
qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ
không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Koran
được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
• Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con

của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì
theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Koran đã phán: “Allah là
Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính
Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật."
• Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi
của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.

×