Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng việt và tiếng nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
------------

LÊ THANH NGÂN

ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

HUẾ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
------------

LÊ THANH NGÂN

ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 8222024



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ QUANG VINH

HUẾ, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác.
Huế, ngày 17 tháng 12 năm 2020.
Tác giả

Lê Thanh Ngân

i


TĨM TẮT

Luận văn giới thiệu một cách có phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu
về thành ngữ nói chung và thành ngữ tiếng Nhật nói riêng (trong sự liên hệ với các
cơng trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt), chỉ ra những điểm tương đồng, khác
biệt trong quan điểm về đặc trưng ngơn ngữ và văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận
cơ thể trong các thành ngữ giữa các nhà nghiên cứu thành ngữ trên thế giới và giữa
các nhà nghiên cứu thành ngữ Nhật Bản và Việt Nam, tạo tiền đề cho việc nghiên
cứu so sánh đối chiếu thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt trong tương lai. Luận văn
đã khảo sát các đặc điểm về cấu trúc hình thái của thành ngữ tiếng Nhật (trong sự
liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) và chỉ ra các mơ hình cấu trúc hình thái của thành

ngữ tiếng Nhật; khảo sát các đặc điểm về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật - đặc
biệt là ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể (trong sự liên hệ với
thành ngữ tiếng Việt) và chỉ ra những đặc trưng cơ bản về ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Nhật. Dựa trên các đặc điểm về cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ,
luận văn đã phân tích và nêu ra những nhận xét về đặc trưng văn hoá và tư duy dân
tộc ở người Nhật thể hiện qua thành ngữ.
Luận văn góp phần làm phong phú và tồn diện hơn cách nhìn của các nhà
nghiên cứu Việt Nam về thành ngữ tiếng Nhật nói riêng và thành ngữ của các
ngơn ngữ trên thế giới nói chung. Ngồi ra, việc phân tích đặc trưng văn hoá dân
tộc dựa trên khảo sát, so sánh đối chiếu thành ngữ một cách hệ thống về cả cấu
trúc hình thái và ngữ nghĩa có vai trị như một sự chứng minh cho hướng nghiên
cứu liên ngành (ở đây là nghiên cứu văn hố kết hợp với ngơn ngữ) trong lĩnh
vực thành ngữ. Luận văn giúp những người học tập, nghiên cứu và sử dụng tiếng
Nhật nắm vững những đặc điểm về cấu trúc hình thái cũng như ngữ nghĩa của
thành ngữ tiếng Nhật, góp phần cho việc dịch thuật thành ngữ của hai ngôn ngữ
đạt hiệu quả. Những đặc trưng về văn hoá - dân tộc Nhật Bản,những điểm tương
đồng hoặc khác biệt về văn hoá Nhật Bản và Việt Nam thể hiện qua thành ngữ
mà luận văn chỉ ra sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước
Việt Nam và Nhật Bản.
Luận văn gồm 70 trang với Phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương như sau:
1) Chương 1: Những vấn đề lý thuyết cơ bản về thành ngữ tiếng Việt và
thành ngữ tiếng Nhật;
2) Chương 2: Khảo sát các thành ngữ có thành tố từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt và tiếng Nhật;
3) Chương 3: Đối chiếu đặc trưng ngơn ngữ- văn hóa của các thành ngữ chỉ
BPCT trong tiếng Việt và tiếng Nhật.
ii


ABSTRACT


The thesis introduces, with analytical assessments, several studies in the
field of idioms, especially Japanese ones, in arcordance with the studies of
Vietnamese idioms. Particularly, the thesis provides insights on the similarities as
well as differences in opinions about the speciality of language and culture
among idiomological scholars around the world, including Vietnamese and
Japanese. Laying a basis for future study and comparison between Japanese and
Vietnamese idioms, the thesis reseaches: the characteristics and forms of
Japanese idioms (in comparison with Vietnamese ones) in order to come up with
theories about the formation structure of Japanese idioms; the semantics
characteristics of Japanese idioms, particularly those with words describing
human bodies (in reference with Vietnamese ones), and points out Japanese
idioms’ basic semantic features. Based on such reseaches on the structural forms
and semantic features of Japanese idioms, the thesis analyses and comments on
the cultural features and ethnic mindsets of the Japanese and the Vietnamese.
The thesis contributes to the viewpoints of Vietnamese researchers of
international idioms, especially Japanese ones. Additionally, the reseach of
national cultural features based on the systematic survey and comparison can
play a demonstrative point supporting the potential of interdisciplinary studies in
the field of idiomology (in this case the study of culture and linguistics). The
thesis provides students and researchers with knowledge about the structural
forms and semantic features of Japanese idioms, thus it may promote the quality
of idioms interpretation and translation. Furthermore, by presenting the cultural
differences
and
similarities
between
Japanese
and
Vietnamese,

the thesis encourages understanding between the two nations.
The thesis comprises of 70 pages with the Introduction, the Conclusion and
3 chapters as follows:
1) Chapter 1: Theories about idioms, Vietnamese and Japanese idioms;
2) Chapter 2: The structural forms of Japanese idioms (in reference with
Vietnamese idioms);
3) Chapter 3: The semantic features of Japanese idioms and Vietnamese
idioms.

iii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Hiệu phó
Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng- Tiến sĩ Ngô Quang Vinh đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện đề tài luận
văn.
Tơi cũng khơng qn cơng lao to lớn của Giáo viên Tình nguyện JICA cô
Maki Takeda, Quý Thầy cô trong Quỹ Giao lưu Quốc Tế Nhật Bản, Quý Anh
chị, đồng nghiệp chuyên ngành tiếng Nhật trong Phân hội Nghiên cứu Nhật
ngữ và Giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam AJEV đã giúp tôi tìm nhiều tài liệu
q giá và bổ ích, rất thiết thực cho đề tài luận văn của tơi được hồn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô thuộc Khoa Việt Nam học, Khoa
Ngơn Ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Phòng đào tạo quản lý Sau Đại học của
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Huế đã tạo điều kiện về
cơ sở vật chất thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng sư phạm Thừa
Thiên Huế, Các Khoa Phòng thuộc Trường, Quý anh chị đồng nghiệp Khoa

Ngoại Ngữ, Tổ Tiếng Nhật đã tạo mọi điều kiện về thời gian và bố trí cơng
việc hợp lí giúp tơi hồn thành luận văn đúng tiến độ từng giai đoạn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các em sinh viên đã động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Kính chúc Q Thầy Cơ sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con
đường sự nghiệp giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!

iv


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................... i
Tóm tắt ................................................................................................................... ii
Abstract ................................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iv
Mục lục .................................................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài ..................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ........................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6
5. Tư liệu nghiên cứu ............................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG NHẬT .. 8
1.1 Nhận diện thành ngữ ........................................................................................ 8
1.1.1 Thành ngữ tiếng Việt .................................................................................... 8

1.1.2 Thành ngữ tiếng Nhật.................................................................................. 12
1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa văn hóa trong thành ngữ ............................................... 14
1.2.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ...................................................... 14
1.2.2 Ngữ nghĩa văn hóa của từ ........................................................................... 15
1.2.3 Ngữ nghĩa văn hóa trong thành ngữ ............................................................ 17
1.3 Biểu trưng trong thành ngữ ............................................................................ 18
1.3.1 Khái niệm biểu trưng .................................................................................. 18
1.3.2 Một số quan niệm về biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt ......................... 20
1.3.3 Một số quan niệm về biểu trưng của thành ngữ tiếng Nhật ........................ 22
1.4 Tiểu kết ........................................................................................................... 23
v


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ TỪ NGỮ
CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI (BPCT) TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG NHẬT .................................................................................................... 24
2.1 Thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Việt ................................................... 25
2.2 Thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Nhật .................................................. 29
2.3 Nhận xét ......................................................................................................... 32
2.3.1 Về số lượng thành ngữ và tên các BPCT .................................................... 32
2.3.2 Về số lượng các thành tố BPCT trong một thành ngữ ................................ 35
2.4 Tiểu kết ........................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ - VĂN HĨA CỦA
CÁC THÀNH NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ ............................................... 39
3.1 Nội dung thể hiện hình dáng, bề ngồi của con người................................... 39
3.1.1 Nội dung thể hiện hình dáng, bề ngồi của con người trong thành ngữ tiếng
Việt ....................................................................................................................... 39
3.1.2 Nội dung thể hiện hình dáng, bề ngồi của con người trong thành ngữ tiếng Nhật 46
3.2 Nội dung thể hiện trí tuệ................................................................................. 46
3.2.1 Nội dung thể hiện trí tuệ trong thành ngữ tiếng Việt .................................. 46

3.2.2 Nội dung thể hiện trí tuệ trong thành ngữ tiếng Nhật ................................. 50
3.3 Nội dung thể hiện tâm lí – tình cảm, ý chí ..................................................... 53
3.3.1 Nội dung thể hiện tâm trạng, cảm xúc ........................................................ 53
3.3.2 Nội dung thể hiện ý chí ............................................................................... 64
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 73
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 75

vi


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngơn ngữ của một dân tộc, thành ngữ là một đơn vị đặc trưng. Trong
tiếng Việt có thành ngữ tiếng Việt và trong tiếng Nhật có thành ngữ tiếng Nhật
mang đậm nét đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Bởi vậy,
thành ngữ không chỉ là một phần quan trọng trong từ vựng của mỗi một ngôn
ngữ, mà còn là một nguồn tư liệu quý báu lưu giữ những tri thức văn hóa của dân
tộc sở hữu nó. Nói một cách khác, thành ngữ chính là những đơn vị ngơn ngữ kết
tinh nét văn hóa của dân tộc rõ nhất và là công cụ phản ánh đặc điểm văn hóa xã
hội điển hình nhất của dân tộc. Chính vì vậy, khơng chỉ các nhà ngơn ngữ học,
mà cả các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, những nhà nghiên cứu
văn hóa nói chung và những nhà giáo dục nói riêng thường rất quan tâm đến
những thành ngữ.
Về thành ngữ, từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên
cứu. Xuất phát từ các góc độ, khuynh hướng và phương pháp tiếp cận khác nhau,
những bài viết, những cơng trình đó cung cấp cái nhìn mới mẻ, đa diện hơn về
thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Nhật. Có thể nói, thành ngữ là mảnh đất
đã được cày xới nhiều và cũng đã thu được nhiều thành tựu. Thế nhưng theo tôi,

việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa- ngơn ngữ trong thành ngữ vẫn có thể bàn luận
thêm, nghiên cứu sâu hơn và tồn diện hơn.
Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố ngày càng được các nhà ngơn ngữ
học quan tâm. Người ta nhận thấy rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ thường xuyên
đòi hỏi phải thuyết minh những ý nghĩa do văn hoá xã hội quyết định, và ngược lại,
việc nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của văn hố địi hỏi sự hiểu biết
những khía cạnh ngơn ngữ của nền văn hố đó. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn
hoá được thể hiện ở nhiều cấp độ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Nhưng từ vựng
thể hiện rõ nhất mối quan hệ này. Nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa trong từ vựng là
một lĩnh vực chưa được đào sâu nghiên cứu ở Việt Nam cũng như Nhật Bản. Song
với nhu cầu tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, nhu cầu giao lưu văn hóa- ngơn ngữ
cũng như nhu cầu hội nhập trong thời đại hội nhập tồn cầu hóa hiện nay, nghiên
cứu hàm nghĩa văn hóa trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Để xem xét đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người (BPCT) trong thành ngữ, tơi đi tìm định nghĩa “thành ngữ là gì?”, thành
ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đồng thời là một thành tố văn hố nên nó mang trong
mình những đặc trưng dân tộc, những biểu tượng dân tộc. Tìm hiểu, khảo sát,
giải mã các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Nhật,
chúng ta sẽ thấy được những đặc trưng ngơn ngữ- văn hố của hai dân tộc Việt
1


và Nhật với hai loại hình ngơn ngữ và văn hoá khác biệt nhau, thấy được sự
giống và khác nhau trong quan niệm, liên tưởng ngôn ngữ giữa người Nhật và
người Việt.
Vì những lí do trên, tơi chọn đề tài luận văn “ Đối chiếu đặc trưng ngôn
ngữ - văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Nhật” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Tơi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp ích cho việc dạy và
học tiếng Việt cũng như tiếng Nhật với tư cách như một ngoại ngữ, đồng thời

phục vụ cho việc dịch thuật tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại.
2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài
2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài:
Trong những năm gần đây, nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên
cứu hàm nghĩa văn hóa thể hiện qua ngơn ngữ. Nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã
tập trung nghiên cứu vấn đề này.
Trước hết có thể kể đến luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bảo với đề tài
“Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với
tiếng Anh )”. Trong cơng trình này, Nguyễn Thị Bảo đã nghiên cứu khá kĩ về
ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt, có sự so
sánh với các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh.
Tiếp theo là luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Tùng với đề tài “ Tìm hiểu
đặc trưng ngơn ngữ- văn hố của nhóm từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt
(so sánh với tiếng Anh)”. Trong cơng trình này, Nguyễn Thanh Tùng có một tầm
nhìn khá bao quát về từ chỉ động-thực vật trong tiếng Việt. Ông tiến hành so sánh
chúng với tiếng Anh trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ, tìm ra
những nét tương đồng và khác biệt để từ đó thấy được đặc trưng ngơn ngữ-văn
hóa của hai loại hình ngơn ngữ và văn hóa khác biệt nhau.
Các nhà ngơn ngữ học có tên tuổi cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề văn
hóa - ngơn ngữ và để lại các cơng trình có giá trị. Đặc biệt đáng kể nhất là hai
cơng trình: “Tìm hiểu đặc trưng văn hố- dân tộc của ngơn ngữ và tư duy ở
người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” của Nguyễn Đức Tồn
và “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt” của Nguyễn Văn Chiến.
Trong cơng trình của mình, Nguyễn Đức Tồn đã trình bày khá cặn kẽ về
đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt trong sự đối
chiếu, so sánh với tiếng Nga về các đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của tên gọi
động vật, thực vật, BPCT. Ở cơng trình này, Nguyễn Đức Tồn cũng đã dành một
số trang để nói về biểu trưng của một số tên gọi BPCT trong tiếng Việt v.v…
2



Trong “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt”, Nguyễn Văn Chiến đã
trình bày khá chi tiết về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố, xác lập vốn từ
vựng thể hiện văn hoá của người Việt như “nước”, các từ biểu thị mơ hình kinh
tế- xã hội lúa nước cổ truyền Việt Nam, các từ chỉ quan hệ thân tộc và các từ
xưng hô trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ BPCT,…Về các từ chỉ BPCT, tác giả đã
xuất phát từ góc nhìn văn hóa học để đi tìm những “mật mã”, ngơn ngữ trong tổ
chức cấu trúc hệ thống các đơn vị từ vựng tiếng Việt biểu thị BPCT.
Ngồi các cơng trình trên, cịn có một số bài viết có liên quan đến đặc
trưng ngơn ngữ-văn hóa thể hiện ở các từ ngữ này đăng trên các tạp chí chun
ngành như:
- “Bình diện văn hố- ngơn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt”
(Như Ý, Văn hoá dân gian 1992, 39(3), tr.80-82.)
- “Tản mạn về từ “bụng” của người Việt” ( Hồng Dĩ Đình, Ngơn ngữ
và đời sống năm 2000, số1, tr.24-25.)
- “Vài nét về hình ảnh trái tim trong tiếng Việt” (Phan Thị Hồng Xuân,
Ngôn ngữ và đời sống 2000, số 4, tr.20-21).
- “Một số nhận xét về thành ngữ có từ chỉ BPCT trong tiếng Nhật” (Đỗ
Hồng Ngân, Ngơn ngữ năm 2002, số 8, tr.68-74)
- “Cấu trúc hai bậc trong ngữ nghĩa của thành ngữ có từ chỉ BPCT”
(Trịnh Đức Hiển- Lâm Thu Hương, Văn hóa dân gian 2003, số 5 (89), tr.62-65).
- “Một số thành ngữ có từ “bụng” (Tạ Đức Tú, Ngơn ngữ và đời sống
2005, số 3, tr.11-12).
- “Thành ngữ chỉ “tay”, “chân” với đặc trưng văn hoá dân tộc” (Nguyễn
Thị Thu, Ngôn ngữ và đời sống 2006, số 3, tr.22-26 ).
- Về thành ngữ có chứa yếu tố “ruột” trong tiếng Việt (Nguyễn Thanh
Thuỷ, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Tp.HCM, số 17, tr 70-78).
-…
Như vậy có thể thấy, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống về việc tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa của các từ ngữ chỉ BPCT

trong thành ngữ tiếng Việt so sánh với thành ngữ tiếng Nhật. Nguyễn Đức Tồn
chỉ mới tập trung nghiên cứu về đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của
nhóm từ này và dành một số trang để nói về việc biểu trưng tâm lí- tình cảm của
các từ chỉ BPCT trong tiếng Việt. Nguyễn Văn Chiến chỉ mới trình bày một cách
bao quát các nội dung có liên quan đến các nhóm từ này, xuất phát từ góc nhìn
văn hóa học.
3


Luận văn này, trên cơ sở kế thừa thành quả của các cơng trình đi trước, tiến
hành thống kê, miêu tả và phân loại trước hết là thành ngữ có từ chỉ BPCT người
trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Sau đó dựa vào kết quả có được, bước đầu so sánh
với thành ngữ tiếng Nhật cùng loại để tìm ra sự tương đồng và dị biệt các đặc
trưng văn hóa ảnh hưởng đến ngơn ngữ, tiếng nói riêng của mỗi dân tộc.
Nhiều cơng trình nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của sự khác biệt về
ngơn ngữ và văn hóa lên đời sống tinh thần của con người chịu sự chi phối của
cách thức con người trải nghiệm, tri giác thế giới khách quan, từ đó cho thấy tiềm
năng của các nghiên cứu liên ngành.
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đồng văn trong một thời gian dài cùng
chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên kho tàng từ vựng tiếng Việt và
tiếng Nhật Bản được bổ sung một khối lượng đáng kể từ những từ ngữ gốc Hán.
Trong tiếng Nhật những từ gốc Hán đó bao gồm cả các thành ngữ.
Việc nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Nhật đã được các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ Nhật Bản nghiên cứu từ lâu và có hệ thống với nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Có thể kể một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như: cơng trình Nghiên cứu
thành ngữ gốc Hán, đặc biệt là về thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người của
Yokoyama Tatsuji (1935), cơng trình nghiên cứu Thành ngữ tiếng Nhật của
Shiraishi Daiji (1950), cơng trình nghiên cứu Thành ngữ quốc ngữ của Yokoyama
Tatsuji (1953), Từ điển Kotowaza điển cố của Tozou Suzuki và Eitaro Hirota
(1956), Từ điển Kotowaza bằng tranh, của YutakaYoshida (1983, 1984,

1985), Đại từ điển thành ngữ, của nhà xuất bản Shufu To Seikatsu, (1995)…
So với Việt Nam, các công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Nhật khá phong phú. Các nghiên cứu so sánh đối chiếu từ
ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Nhật với ngôn ngữ khác rất phát
triển, đặc biệt là những nghiên cứu về mặt ý nghĩa và hình thức. Đầu tiên, phải
kể đến các nghiên cứu so sánh với tiếng Anh, tiếp sau là tiếng Hàn, tiếng Thái,
tiếng Trung Quốc,...
Hiện nay, do nhu cầu học tập và giao lưu văn hóa, ngoại ngữ nói chung,
tiếng Nhật và tiếng Việt nói riêng, đặc biệt trong ngành giảng dạy tiếng nước
ngoài. Việc nghiên cứu thành ngữ trên thế giới khơng những đóng góp quan
trọng về mặt lý luận cho chuyên ngành phương pháp giảng dạy mà còn giúp
người học ngoại ngữ tìm hiểu đặc trưng văn hóa của một cộng đồng thông qua
các thành ngữ, chỉ ra mối liên hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa cũng như cách thức
con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật, sự tình của thế giới khách quan sẽ
giúp các nhà giáo dục có thêm cơ sở lý luận để biên soạn giáo trình, đề ra phương
pháp, cách thức giảng dạy hiệu quả.
4


2.2.Tính mới của luận văn
Những đề tài nghiên cứu mở rộng ở nhiều góc độ, nhiều mặt, nhiều tầng lớp
đã đạt được những thành quả đáng kể. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến
từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Nhật như là một ngoại
ngữ, có sự liên hệ với ngơn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) của người học thì vẫn cịn khá
ít. Ngồi ra, việc đối chiếu từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong các thành ngữ
tiếng Việt và thành ngữ tiếng Nhật tồn tại khơng ít những điểm tương đồng và
khác biệt. Về thực tiễn đóng góp trên phương diện nghiên cứu, luận văn sẽ làm
sáng tỏ những nét tương đồng, khác biệt về ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của
những nhóm từ có quy chiếu và khơng có quy chiếu trong tiếng Việt và tiếng
Nhật. Từ đó làm rõ cách cảm, cách nghĩ, nét đặc trưng văn hóa của hai dân tộc,

hai ngơn ngữ khơng có họ hàng, thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác biệt. Kết quả
nghiên cứu sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến đối
chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt – Nhật hay các ngơn ngữ khác.
Vì những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài này với mong muốn sẽ
tìm ra những vấn đề sâu sắc, mới mẻ hơn, mang đậm nét văn hóa riêng của mỗi
dân tộc về nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt có
sự so sánh đối chiếu với thành ngữ tiếng Nhật, giúp người học tiếng Nhật có thể
hiểu và sử dụng trong văn viết hoặc giao tiếp trong đời sống khi cần vận dụng
câu có chứa thành ngữ.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Thực hiện đề tài: “Đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ
chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật”, tôi hướng đến những
mục đích sau:
- Tìm ra mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hoá trên cứ liệu từ ngữ chỉ
BPCT trong thành ngữ. Góp phần làm rõ thêm ngun lý ngơn ngữ phản ánh
văn hóa.
- Tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ- văn hoá của người Việt và người Nhật qua
các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ.
Việc nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Nhật không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về nét đặc trưng văn hóa
của một dân tộc mà còn giúp chúng ta hiểu được rằng mỗi dân tộc khi cùng biểu
đạt một thành ngữ sẽ có sự khác biệt, điều này giúp ích cho việc giao lưu và phát
triển văn hóa giữa hai dân tộc Nhật - Việt.
Tôi hy vọng với những kết quả đạt được của luận văn, sẽ có ích cho việc
học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Nhật, cung cấp tư liệu cho việc
5


nghiên cứu bản sắc văn hóa. Việc phân tích những tương đồng và khác biệt trong
đặc điểm ngữ nghĩa của từ cũng như đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa, cách tri nhận

trong tiếng Việt – tiếng Nhật, trước hết giúp người học hiểu rõ nguyên nhân dẫn
đến sự khác biệt văn hóa, từ đó giúp người học có kiến thức, khả năng phân tích,
xử lý các vấn đề ngơn ngữ trong giao tiếp cũng như trong dịch thuật một cách
hiệu quả hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp thống kê: mục đích của việc sử dụng phương pháp này là
nhằm thống kê tất cả các thành ngữ có từ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và
thành ngữ tiếng Nhật, làm tư liệu cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp này để phân
tích đặc trưng ngơn ngữ - văn hố của các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ
tiếng Việt và thành ngữ tiếng Nhật.
- Phương pháp so sánh- đối chiếu: Đây là một phương pháp khơng thể thiếu
để tìm ra những tương đồng và khác biệt trong văn hoá, tư duy của người Việt và
người Nhật, như Nguyễn Đức Tồn (2008) đã nói: “Chỉ có sự tiếp xúc với các nền
văn hóa khác, so sánh cái của mình với cái của người khác mới cho phép coi
những yếu tố nào đó của một nền văn hóa có địa vị đặc trưng khu biệt” .
Câu hỏi nghiên cứu:
4.1 Tìm ra điểm giống nhau về đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của các từ
ngữ chỉ BPCT người trong các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật?
4.2 Tìm ra điểm khác nhau về đặc trưng ngơn ngữ và văn hóa của các từ
ngữ chỉ BPCT người trong các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật?
5. Tư liệu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Để thống kê các thành ngữ có từ ngữ chỉ BPCT trong tiếng Việt, chúng tơi
sử dụng các từ điển của các tác giả có uy tín như Từ điển thành ngữ tiếng Việt
do Nguyễn Như Ý chủ biên; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của Viện
ngôn ngữ học; từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang;
Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân.
Để thống kê các thành ngữ có nhóm từ chỉ BPCT trong tiếng Nhật, chúng
tôi sử dụng cuốn “Thành ngữ tiếng Nhật” của Shiraishi Daiji (1950), NXB

Sanshoudou, Japan.
Dựa trên các tư liệu này, chúng tôi đã thống kê được 1100 thành ngữ BPCT
tiếng Việt và 685 thành ngữ BPCT tiếng Nhật.
6


6. Đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau:
- Góp phần vào xây dựng bộ mơn thành ngữ học.
- Đóng góp vào việc tìm hiểu những khác nhau và giống nhau về ngơn ngữ
do đặc trưng văn hố, tư duy quy định.
- Hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hố Việt và văn
hóa Nhật, cung cấp tư liệu nghiên cứu bản sắc văn hố, làm cơ sở cho việc hiểu
sâu ngơn ngữ, trực tiếp góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho
người Nhật cũng như trong việc dạy tiếng Nhật cho người Việt ngày càng tốt hơn.
- Tập hợp một khối tư liệu lớn bao quát hơn về các thành ngữ có chứa từ
ngữ chỉ BPCT, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, biên phiên dịch và sử dụng
thành ngữ trong đời sống hằng ngày.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài 7 trang mở đầu, 5 trang kết luận và 35 trang phụ lục, luận văn của
chúng tôi gồm nội dung chính như sau:
Chương một là chương tổng quan về thành ngữ tiếng Nhật và thành ngữ
tiếng Việt. Ở đây chúng tơi sẽ trình bày về các vấn đề như nhận diện thành ngữ
tiếng Nhật và thành ngữ tiếng Việt, đặc điểm ngữ nghĩa văn hoá trong thành ngữ
trong đó sẽ khái qt về mối quan hệ ngơn ngữ và văn hố, ngữ nghĩa văn hóa
của từ, ngữ nghĩa văn hóa trong thành ngữ và cuối cùng là vấn đề biểu trưng
trong thành ngữ.
Chương hai, chúng tôi sẽ khảo sát các thành ngữ có thành tố BPCT trong
tiếng Việt và tiếng Nhật, liệt kê các thành tố chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng
Việt và tiếng Nhật, nhận xét về số lượng thành ngữ và tên các BPCT xuất hiện

trong thành ngữ, về số lượng BPCT trong một thành ngữ của hai ngôn ngữ.
Chương ba, chúng tôi sẽ đi vào phân tích, so sánh, đối chiếu đặc trưng
ngơn ngữ - văn hố của thành ngữ có từ ngữ chỉ BPCT trong tiếng Việt và tiếng
Nhật. Ở đây, chúng tôi tập trung vào một số phạm vi phản ánh chủ yếu của thành
ngữ BPCT- nói lên được sự khác nhau về cách tri nhận của người Việt và người
Nhật đó là phạm vi phản ánh về hình dáng, bề ngồi của con người, phạm vi
phản ánh trí tuệ và phạm vi phản ánh tâm lí- tình cảm của con người.

7


CHƯƠNG 1
THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG NHẬT
1.1. Nhận diện thành ngữ
1.1.1. Thành ngữ tiếng Việt
Việc nghiên cứu thành ngữ từ trước đến nay đã được rất nhiều nhà Việt
ngữ học quan tâm, từ các nhà nghiên cứu văn học dân gian cho đến các nhà
ngôn ngữ học.
Dưới góc nhìn ngơn ngữ học, thành ngữ là một đơn vị của ngôn ngữ. Theo
cách phân bậc các đơn vị ngơn ngữ từ thấp đến cao thì thành ngữ nằm ở bậc cụm
từ cố định, trên từ và dưới câu.
Vậy thành ngữ là gì?
Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1996)”: “ thành ngữ là
cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về nghĩa, tạo thành một chỉnh thể
định danh có ý nghĩa chung khác với tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành
nó tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu”.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu biên soạn giáo trình Từ vựng- ngữ nghĩa Tiếng
Việt, tác giả định nghĩa thành ngữ như sau: “ Cho một tổ hợp có nghĩa S do các
đơn vị A, B, C…mang ý nghĩa lần lượt s{1}, s{2}, s{3}…tạo nên nếu như nghĩa
S khơng thể giải thích bằng các ý nghĩa s{1}, s{2}, s{3}… thì tổ hợp A, B, C có

tính thành ngữ”.
Ví dụ: “ Hết nước hết cái” là tổ hợp có tính thành ngữ vì ý nghĩa “quá dài,
quá mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột” của nó khơng thể giải thích được bằng các
nghĩa của “ hết nước, hết cái”…
Dĩ nhiên tính thành ngữ có những mức độ từ thấp đến cao khác nhau. “ Ba
hoa thiên tướng” có tính thành ngữ thấp hơn “ Ba chìm bảy nổi”, “ Ba chìm bảy
nổi” có tính thành ngữ thấp hơn “ Ba cọc ba đồng”…
Khi bàn về thành ngữ, các nhà Việt ngữ học thường đem phân biệt thành
ngữ với từ ghép, cụm từ tự do, quán ngữ, tục ngữ,…Theo chúng tôi, ngoại trừ
những trường hợp biệt lệ như : mát tay, xấu bụng, non dạ, …sự khác biệt giữa
thành ngữ và từ ghép, cụm từ tự do, quán ngữ là khá rõ ràng. Điều quan trọng là
cần phải phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Đây cũng là một trong những mũi nhọn
được các nhà nghiên cứu tập trung cao độ khi bàn về khái niệm thành ngữ bởi vì
thành ngữ và tục ngữ đều là những cụm từ cố định, chặt chẽ về cấu trúc hình thái,
có tính bóng bẩy và gợi tả. Và trên thực tế có những giáp ranh khó có thể phân
định rõ ràng. Về hai loại đơn vị này, có nhiều ý kiến khác nhau.
8


Trong bài “ Góp ý kiến phân biệt thành ngữ và tục ngữ”, Cù Đình Tú sử
dụng tiêu chí chức năng để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Ông quan niệm:
“Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng
để gọi tên sự vật, tính chất, hành động…” và “ Tục ngữ đứng về mặt ngơn ngữ
học có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo
khác của văn học dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thơng báo. Nó
thơng báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới
khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn
vẹn một ý tưởng. Đó cũng là lí do giải thích vì sao tục ngữ có cấu tạo là các kết
cấu hai trung tâm.”
Nguyễn Văn Mệnh thì quan niệm: “thành ngữ là một đơn vị ngơn ngữ có

sẵn. Chúng là những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất
định, có chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế.” Tác giả phân biệt
thành ngữ và tục ngữ như sau: Xét về nội dung “thành ngữ giới thiệu một hình
ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ…Tục ngữ thì
khác hẳn, nó khơng dừng lại ở mức độ giới thiệu hình ảnh, hiện tượng…như
thành ngữ mà đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh
nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức…. Và từ
đó ơng nhận xét chính sự khác nhau về nội dung như trên đã dẫn đến sự khác
nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói và cả sự
khác nhau về số lượng tuyệt đối nữa.
Nguyễn Thiện Giáp lại căn cứ vào ba đối lập để phân biệt từ, ngữ, thành
ngữ, quán ngữ, tục ngữ và kết cấu tự do. Ba đối lập đó là: (1) Tính bền vững hay
khơng bền vững của kết cấu. (2) Tính thống nhất hay tách rời về nghĩa. (3) Tính
võ đốn hay tính lí do của nghĩa. Ơng lập bảng phân biệt. Theo đó, thành ngữ
mang tính bền vững về kết cấu, có thể có sự thống nhất hoặc khơng thống nhất về
nghĩa, mang tính võ đốn về nghĩa; cịn tục ngữ chỉ có điểm khác so với thành
ngữ là nó khơng có sự thống nhất về nghĩa. Theo Nguyễn Thiện Giáp, “ Tục ngữ
là những kết cấu cố định, diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống,
kinh nghiệm lịch sử- xã hội của nhân dân lao động…Nội dung của tục ngữ là
những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh
xã hội, được thể hiện nhiều lần trong thực tiễn và dường như đã trở nên những
chân lí có tính chất phổ biến, được tồn thể nhân dân cơng nhận. Vì vậy, tính tái
hiện của tục ngữ trước hết là sự tái hiện của những kinh nghiệm, những chân lí
phổ biến ấy. Tính tái hiện về thành phần, cấu trúc là hậu quả nhu cầu tái hiện nội
dung của tục ngữ”. Còn đối với thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “ thành
ngữ là đơn vị trung gian giữa một bên là các quán ngữ và một bên là tục ngữ.
Tính chất trung gian này thể hiện ở chỗ thành ngữ cũng là đơn vị định danh, cũng
là tên gọi của một sự vật, hiện tượng, là sự thể hiện một khái niệm (có tính chất
9



thống nhất về nghĩa). Đồng thời nghĩa cộng lại của các thành tố theo quy luật ngữ
pháp cũng cần được hiểu (tính tách rời về nghĩa). Chính sự tồn tại của hai cách
hiểu như vậy mà nghĩa chung của thành ngữ bao giờ cũng là nghĩa hình tượng”.
Và ơng nhấn mạnh: “Có thể nói nghĩa định danh hình tượng là đặc trưng cơ bản
của thành ngữ”.
Tóm lại, có thể tổng hợp sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ trong
bảng sau:
Bảng 1: Các mặt khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ
Các mặt
Thành ngữ

Tục ngữ

khác biệt
- Là sự miêu tả một hình
ảnh, một hành động, một
tính chất hoặc một trạng
thái. Nội dung thiên về
Về ý nghĩa những cái có tính chất ngẫu
nhiên, riêng lẻ.

Về chức
năng

Về cấu tạo

- Là những lời khuyên răn về đối
nhân xử thế, là những bài học kinh
nghiệm về lao động sản xuất, về nhận

thức thế giới tự nhiên và đời sống xã
hội. Nội dung mang tính bản chất,
khái qt, tất yếu, quy luật.

- Nghĩa tồn khối.

- Nghĩa kết hợp của nghĩa từng từ cấu
tạo nên nó.

- Mang chức năng định
danh: gọi tên sự vật, tính
chất, hành động,…Về mặt
chức năng có thể nói thành
ngữ tương đương với từ. Dù
lớn đến đâu cũng khôn thể
nêu lên một thơng báo.
Chẳng hạn thành ngữ Chó
ngáp phải ruồi chỉ diễn đạt
việc gặp may một cách
ngẫu nhiên, hoặc việc gì hú
hoạ, chẳng mấy khi xảy ra;
thành ngữ Tay dùi đục,
chân bàn chổi miêu tả dáng
hình chân tay thơ vụng, xấu
xí, v.v.

- Mang chức năng thông báo:
thông báo một nhận định, một kết
luận về một phương diện của thế giới
khách quan. Tục ngữ dù nhỏ đến đâu

cũng đảm nhiệm chức năng này một
cách hồn chỉnh. Ví dụ: tức nước vỡ
bờ nêu lên một quy luật trong đời
sống xã hội; “có áp bức, có đấu
tranh”. Ao sâu tốt cá nêu lên một quy
luật trong sản xuất, Tham thì thâm
nêu lên một quy luật trong đời sống:
càng tham lam thì càng nhận được
những kết quả xấu, v.v.

- Là một ngữ, một cụm từ - Là một câu hồn chỉnh.
cố định, rất ít thành ngữ có
10


cấu tạo là một câu.
- Không bao chứa tục ngữ.
- Có thể bao chứa thành ngữ. Tục
ngữ có thể được cấu tạo bằng những
thành phần chức năng là thành ngữ.
Ví dụ: Cơm hàng cháo chợ ai nỡ thì
ăn có bộ phận Cơm hàng cháo chợ là
thành ngữ, Chết sông chết suối ai
chết đuối đọi đèn có bộ phận Chết
đuối đọi đèn là thành ngữ, v.v
Về đặc điểm - Được dùng làm bộ phận - Có khả năng độc lập để tạo câu,
vận dụng để tạo thành câu.
cũng có khi dùng làm một bộ phận để
trong lời nói
tạo câu.

Trên đây là những tiêu chí chủ yếu giúp chúng ta phân biệt phần lớn các
thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt. Tuy nhiên, ranh giới giữa thành ngữ và tục
ngữ không phải là một đường kẻ thẳng tắp. Nói như Nguyễn Văn Mệnh trong
“Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ: “Xen giữa những cột mốc biên giới ta
vẫn thấy có những miền đất xâm canh, những lùm cây mà gốc ở phương Nam
xòe sang phương Bắc”. Ngay cả các tác giả của “ Từ điển thành ngữ Việt Nam
(Nguyễn Như Ý chủ biên) cũng phải thừa nhận trong gần 8000 thành ngữ đã
thống kê thì “bao gồm một vài đơn vị chưa xác định rõ là thành ngữ hay tục ngữ,
một vấn đề còn bỏ ngỏ trong Việt ngữ học”. Chu Xuân Diên cũng nói: “Với tư
cách là một hiện tượng ngơn ngữ, tục ngữ cịn có những đặc điểm rất gần với
thành ngữ. Điều đó khiến cho tục ngữ và thành ngữ đã nhiều khi xảy ra hiện
tượng không có sự phân biệt, khơng những về cách dùng mà cả về quan niệm
nữa”. Và quả thật, hiện nay vẫn cịn nhiều trường hợp khơng biết đâu là thành
ngữ, đâu là tục ngữ. Cùng một trường hợp, có tác giả cho là thành ngữ, có tác giả
lại cho là tục ngữ. Ví dụ: Tre già măng mọc, Lệnh ơng khơng bằng cồng bà,
Sống lâu lên lão làng,…Có khi lại cho vừa là thành ngữ vừa là tục ngữ như
Hoàng Tiến Tựu trong Văn học Việt Nam: “mặt sứa gan lim, ruộng sâu trâu nái,
mèo mả gà đồng,…ít nhiều đều mang tính chất lưỡng tính” (vừa là tục ngữ vừa là
thành ngữ).
Chung quy lại, có thể xem thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị
có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh tức gọi tên sự vật và phản
ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy.
Với những đặc điểm này, thành ngữ trở thành đơn vị thường dùng và có
hiệu năng trong giao tiếp. Ngồi đặc điểm của một đơn vị ngơn ngữ, thành ngữ
cịn có những dấu ấn của một đơn vị văn hóa, cịn tiềm ẩn những đặc điểm văn
11


hóa dân tộc. Cho nên có thể xem thành ngữ là một đơn vị ngơn ngữ- văn hóa.
1.1.2. Thành ngữ tiếng Nhật

Từ những năm 20 của thế kỉ XX, người ta đã bắt đầu đề cập đến thành ngữ
trong các cơng trình nghiên cứu.
Việc nghiên cứu thành ngữ một cách có hệ thống và rầm rộ trên thế giới
diễn ra từ khoảng giữa thế kỉ XX, đặc biệt là những năm 50-60, và kéo dài cho
đến nay.
So với các nước khác, Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu về thành ngữ tương đối
muộn. Đến cuối thập kỷ 60, các nhà Nhật ngữ học mới bắt đầu đề cập đến thành
ngữ. Từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, số người nghiên cứu về thành ngữ tiếng
Nhật tăng lên, trong đó nổi bật là tác giả Miyaji Yutaka (1977, 1982, 1985) với
một số bài viết có tiếng vang về thành ngữ. Tuy vậy, theo đánh giá của một số
nhà nghiên cứu ngơn ngữ, vẫn chưa có những cơng trình nghiên cứu lớn, có tính
hệ thống và tồn diện về thành ngữ tiếng Nhật.
Các nhà Nhật ngữ học cũng không tránh khỏi những vấn đề đã và đang gây
tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu thành ngữ trong các ngôn ngữ khác, ví dụ như
vấn đề định nghĩa thành ngữ, vấn đề phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn
ngữ khác như cụm từ tự do, tục ngữ v.v…
Các nhà Nhật ngữ học sử dụng rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ thành ngữ
hoặc những đơn vị liên quan đến thành ngữ, ví dụ: kanyoo ku(慣用句 , “quán
dụng cú”); kanyoo go (慣用語 , “ quán dụng ngữ”); seiku (成句 , “thành cú”);
kaku gen (格言 , “ cách ngôn”); kotowaza (ことわざ , “tục ngữ”); kaishyaku
kata kanyoo ku (解釈方
kanyoo ku ( 表現型

慣用句 , “ thành ngữ dạng giải thích”); hyoogen gata

慣用句, “thành ngữ dạng biểu hiện”). Mặc dù tên gọi

Kanyoo ku (慣用句 , “ quán dụng cú”) được dùng phổ biến hơn cả, nhưng do có
quá nhiều tên gọi để chỉ đơn vị thành ngữ, việc xác định khái niệm thành ngữ
nhiều khi cũng dẫn đến cảm giác mập mờ, không rõ ràng.

Các tác giả Nhật Bản cũng chú trọng đến việc phân biệt thành ngữ với các
đơn vị khác khi nghiên cứu thành ngữ.
1.1.2.1. Phân biệt thành ngữ với từ
Một số tác giả nhấn mạnh đến việc phải phân biệt giữa thành ngữ và từ
ghép ( 複合語 , “ fukugoo go”), đưa ra một số tiêu chí để xác định một đơn vị
ngơn ngữ là thành ngữ hay từ ghép. Ví dụ Miyaji Yutaka (1987) cho rằng tiêu chí
để phân biệt thành ngữ với từ ghép là trong cấu trúc của từ ghép khơng xuất hiện
trợ từ ( 助詞, joshi), cịn trong cấu trúc của thành ngữ thì có nhiều trường hợp
12


xuất hiện trợ từ. Các tác giả khác đưa thêm một số tiêu chí khác để phân biệt
thành ngữ và từ ghép ví dụ như tính ẩn dụ về ngữ nghĩa, khả năng xác định nghĩa
toàn thể dựa vào nghĩa của các từ - yếu tố cấu tạo.
1.1.2.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Khi phân biệt giữa thành ngữ (慣用句 , kanyoo ku) với cụm từ tự do (一般
連合句 , ippan rengo ku), một số nhà Nhật ngữ học chú trọng đến cách sử dụng
của các đơn vị này trong lời nói. Theo Kunihiro Tetsuya (1992), có thể dựa vào
các yếu tố “ bất thường” trong cách sử dụng để xác định một cụm từ là cụm từ tự
do hay thành ngữ. Ví dụ, với cụm từ ( 手をきる, te wo kiru, “cắt tay”), trong
cách dùng thông thường thì có thể dùng với một kết hợp danh từ và trợ từ chỉ
phương tiện của hành động. (ví dụ:ナイフで 手を切った - naifude te wo kitta
= “ cắt tay bằng dao”). Trong trường hợp này, đây là cụm từ tự do, vì khơng xuất
hiện yếu tố “ bất thường” nào cả. Nhưng trong cách sử dụng 昔の仲間 と き
っぱり 手を切った = mukashi no nakama to kippari te wo kitta = “ đã hồn
tồn cắt tay với tình bạn ngày xưa” = đã đoạn tuyệt với tình bạn ngày xưa) thì
cụm từ “ 手をきる、te wo kiru” là thành ngữ, bởi ở đây xuất hiện yếu tố “ bất
thường” là =昔の仲間と mukashi no nakama to ( “ với tình bạn ngày xưa”).
Miyaji Yutaka (1987) cũng cho rằng cần phải dựa vào cách dùng của cụm
từ để xác định xem đó là thành ngữ hay cụm từ tự do. Theo tác giả, với các cụm

từ tự do, khi sử dụng trong câu, có thể dễ dàng thêm các yếu tố khác vào phía
trước, phía sau hoặc xen vào giữa các từ thành phần cấu tạo của cụm từ đó,
nhưng với thành ngữ thì điều đó khó xảy ra. Ngồi ra, Miyaji Yutaka đưa thêm
tiêu chí phân biệt dựa vào khả năng chuyển hóa thành cụm danh từ. Theo tác giả,
cụm từ tự do có thể chuyển được thành các cụm danh từ ( ví dụ, cụm từ tự do =
雲が ながれる kumo ga nagareru (= mây bay) có thể chuyển thành 流れる雲
nagareru kumo (= đám mây bay), cịn thành ngữ thì khơng có khả năng chuyển
hóa như vậy được. Ví dụ thành ngữ 頭に 来る ataman ni kuru (= “đến đầu”=
“ tức giận”) không thể chuyển thành 来る頭

kuru atama.

1.1.2.3 Phân biệt thành ngữ với cụm từ cố định
Về bản chất, sự khác nhau của thành ngữ (慣用句
từ cố định (

連合句

1) Nghĩa của 慣用句

kanyoo ku) và cụm

rengo) được các tác giả thống nhất ở hai đặc điểm là:
kanyoo ku có tính so sánh, ví von cịn nghĩa của

連合

句 rengo thì khơng có đặc điểm này; 2) Nghĩa của kanyoo ku 慣 用 句
không suy ra được từ nghĩa của các từ_ thành tố cấu tạo, nhưng nghĩa của
rengo 連合句 có thể suy ra được từ nghĩa của các từ_ thành tố cấu tạo nên

13


chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, các tác giả không thống
nhất khi xác định một đơn vị ngơn ngữ có phải là một cụm từ cố định (rengo
連合句) hay khơng. Ngồi ra, ngay trong tên gọi rengo 連合句 cũng có một
số quan niệm khác nhau.
1.1.2.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Có một số tác giả cho rằng ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ rất mơ hồ,
không xác định được. Tuy vậy, tổng hợp các định nghĩa về tục ngữ, vị trí của tục
ngữ trong hệ thống phân loại đơn vị ngôn ngữ dựa theo các nghiên cứu về thành
ngữ của các tác giả khác nhau cho thấy, trong tiếng Nhật, thành ngữ cũng được
phân biệt với tục ngữ theo các tiêu chí phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong các
ngôn ngữ khác nói chung và tiếng Việt nói riêng.
1.1.2.5 Nhận xét về khái niệm “ thành ngữ tiếng Nhật”
Trong các cơng trình nghiên cứu của giới Nhật ngữ học, vẫn còn một số
vướng mắc chưa giải quyết được, hoặc là còn một số mâu thuẫn lẫn nhau về quan
điểm giữa các nhà nghiên cứu. Trong phần này chúng tơi tóm tắt lại các quan điểm
khác nhau trên thế giới về thành ngữ và chỉ ra những đặc điểm mang tính phổ quát
của đơn vị này, đồng thời xác định khái niệm “ thành ngữ” trong luận văn.
Khái niệm “ thành ngữ” (kanyoo ku 慣用句) trong tiếng Nhật được hiểu
như sau:
1) Là những cụm từ cố định
2) Có hình thái cấu trúc là cụm từ hoặc cụm chủ-vị
3) Có tính tái hiện trong lời nói
4) Có chức năng định danh
5) Có ý nghĩa hồn chỉnh, mang tính ví von, ẩn dụ, bóng bẩy
1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa văn hóa trong thành ngữ
1.2.1. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa
Ngơn ngữ là sản phẩm văn hóa của nhân loại cũng giống như tất cả các sản

phẩm văn hóa khác. E.D.Sapir, nhà ngơn ngữ học người Mĩ, đã từng viết: “ Ngôn
ngữ là một sản phẩm văn hóa mà khơng phải là một thực thể chức năng”. Hay:
“Đằng sau ngôn ngữ của một dân tộc ln tồn tại phơng văn hóa của dân tộc ấy,
hơn thế ngôn ngữ không thể tồn tại độc lập với văn hóa.” L.R.Palmer cũng nói:
“ Lịch sử của ngơn ngữ và lịch sử của văn hóa ln đồng hành với nhau, chúng
cùng hợp tác, bổ trợ cho nhau”. Trong “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa
Việt”, Nguyễn Văn Chiến cũng đã phát biểu: “ Ngôn ngữ nói chính xác là một
hiện tượng văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó, ngơn ngữ có ngoại
14


diên hẹp hơn, nhưng có nội hàm rộng hơn. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngơn
ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và
giống nhau”.
Như vậy có thể thấy ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải, lưu giữ và phản ánh bộ mặt văn hóa đặc
trưng của dân tộc. Ngược lại, đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc lại ảnh hưởng
tới sự phát triển của các ngôn ngữ dân tộc.
Theo Trịnh Thị Thanh Huệ (Trong So sánh hàm nghĩa văn hóa các từ chỉ
động vật tiếng Hán và tiếng Việt) và Nguyễn Văn Chiến (Tiến tới xác lập vốn từ
vựng văn hóa Việt) có thể chia lớp từ vựng của một ngôn ngữ thành hai loại: từ
vựng mang hàm nghĩa văn hóa và từ vựng thơng thường. Sự khác biệt giữa từ
vựng văn hóa và từ vựng thơng thường là ở chỗ từ vựng văn hóa mang thơng
điệp văn hóa dân tộc; từ vựng văn hóa có mối quan hệ với văn hóa dân tộc, bao
gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, có khi là sự phản ánh trực tiếp văn hóa
này, ví dụ như “ rồng, phượng,…” trong tiếng Trung Quốc; có khi là biểu trưng
của văn hóa, ví dụ “ hoa sen, cây tre,…’ trong tiếng Việt. Từ vựng văn hóa cũng
có khi là các từ ngữ có mối quan hệ sâu xa với văn hóa, ví dụ các từ ngữ xuất
hiện từ các điển tích văn hóa hay các từ xuất hiện trong tơn giáo. Cịn từ vựng
thơng thường khơng có các đặc điểm trên, chúng chỉ có ý nghĩa thuần túy, ví dụ

như “sách”, “bút”, “đi”, “đẹp” ,v.v…
Nhiều người cho rằng các đặc trưng văn hóa – dân tộc chỉ thể hiện ở
phương diện ngữ nghĩa của thành ngữ. Những phân tích trong luận văn này cho
thấy có thể tìm ra những nét đặc trưng về văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư
duy qua cả hai phương diện là cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ.
Mặc dù Việt Nam và Nhật Bản là hai đất nước ở Châu Á, cùng chịu ảnh
hưởng tương đối sâu sắc của văn hóa Hán nói chung và tiếng Hán nói riêng,
nhưng trong cách tư duy và diễn đạt ngôn ngữ của người Việt và người Nhật,
điểm khác biệt rất nhiều.
1.2.2. Ngữ nghĩa văn hóa của từ
Có thể nói ý nghĩa của từ là kết quả phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản
ánh đặc biệt qua ý thức của con người với tư cách là đại diện của một cộng đồng
văn hóa- ngơn ngữ nhất định. Như vậy có thể thấy, ngữ nghĩa của các từ trong
các ngơn ngữ có đặc điểm chung nào đó. Song bên cạnh đó, trong ý nghĩa của từ
cịn có những yếu tố chỉ của riêng một nền văn hóa nhất định. Nghĩa là nó mang
những thơng tin đặc trưng về điều kiện địa lí, tự nhiên, về lịch sử, kinh tế, nghệ
thuật, sinh hoạt trong đời sống của dân tộc bản ngữ, về cơ cấu xã hội, kinh
nghiệm và những đặc điểm khác của dân tộc ấy. Đúng như các nhà nghiên cứu
15


Nga đã nhận xét: “mặc dù là quy luật chung phản ánh hiện thực khách quan của
những người bản ngữ thuộc ngơn ngữ (văn hóa) khác nhau, trong hệ thống ý
nghĩa khơng thể khơng phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc của hành động được
tiến hành bằng công cụ và của sự giao tiếp. Bởi ngơn ngữ có chức năng: “ là hình
thức tồn tại của kinh nghiệm lịch sử xã hội, mà mỗi dân tộc có kinh nghiệm lịch
sử- xã hội riêng của mình cho nên tất yếu rằng trong cấu trúc ý nghĩa của từ có cả
thành tố văn hóa- lịch sử. Chúng ta có thể nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử- xã hội
nói riêng, lịch sử tư tưởng nói chung của một dân tộc thơng qua ý nghĩa của từ,
qua lịch sử ngôn ngữ của dân tộc ấy”. Đó là một chức năng nữa của ngơn ngữ mà

một số nhà nghiên cứu gọi là chức năng văn hóa- dân tộc.
Những từ có thành tố văn hóa trước hết là những từ khơng có từ tương
đương hay nói cách khác là khơng có các đơn vị tương ứng cố định trong các
ngôn ngữ khác. Như vậy muốn hiểu các từ này ta không thể dịch trực tiếp mà
phải giảng giải dựa trên những hiểu biết về thực tiễn hoặc về nền văn hóa đó.
Nghĩa của thành ngữ liên quan đến mọi mặt của đời sống văn hóa như về
lao động sản xuất, về chiến tranh, về tính cách con người (頭が低い = atama ga
hikui= đầu thấp= “ khiêm tốn”), về trạng thái tâm lý của con người (腹が大きい
=hara ga ookii= bụng to= “tốt bụng, rộng lượng).
Theo khảo sát của chúng tôi, người Nhật Bản và người Việt Nam đều lựa
chọn và sử dụng các bộ phận cơ thể trong thành ngữ dựa vào 4 yếu tố sau:1)
Chức năng của bộ phận cơ thể; 2) Đặc điểm của bộ phận cơ thể; 3) Phong tục,
tập quán văn hóa liên quan đến bộ phận cơ thể; 4) Hình dung hay quan niệm của
con người về đặc điểm của bộ phận cơ thể.
Chức năng của bộ phận cơ thể, đặc điểm của bộ phận cơ thể là như nhau đối
với con người của mọi dân tộc, và được các dân tộc nhìn nhận như nhau. Chính
vì vậy, có những thành ngữ tương đối giống nhau về nghĩa, về từ chỉ bộ phận cơ
thể được sử dụng và về hình thức thể hiện. Tuy nhiên, do mỗi dân tộc hình dung
hay quan niệm về bộ phận cơ thể khác nhau nên có nhiều thành ngữ sử dụng các
bộ phận cơ thể khác nhau. Ví dụ: thành ngữ tiếng Việt “ rửa tay gác kiếm”, thành
ngữ tiếng Nhật “ 足を洗う ashi wo arau”= “ rửa chân gác kiếm”. Ngoài ra,
với ngay cùng một bộ phận cơ thể, người Nhật và người Việt cũng khai thác
những đặc điểm khác nhau để dựa vào đó cấu tạo nên thành ngữ.
Nhưng có thể nói, đặc trưng văn hóa được thể hiện rõ nhất qua ý nghĩa biểu
trưng của từ. “ Hiện tượng biểu trưng có tính chất văn hóa trong nền văn hóa
bằng ngơn ngữ và phi ngôn ngữ là đối lập nhau giữa các cộng đồng văn hóa khác
nhau. Vì vấn đề này có khá nhiều điều để bàn và cũng là một trong những cơ sở
chủ yếu để chúng tơi nói đến đặc trưng ngơn ngữ-văn hóa trong thành ngữ nên
16



chúng tơi sẽ nói kĩ ở phần sau.
1.2.3. Ngữ nghĩa văn hóa trong thành ngữ
Có thể nói, ở cấp độ từ vựng, thành ngữ là đơn vị mang nhiều nét nghĩa văn
hóa nhất. Bởi vì khơng một thành ngữ nào lại có thể vượt ra khỏi khơng gian và
thời gian mà lại không gắn với những điều kiện lịch sử của một xã hội, một cộng
đồng người nhất định.
Nét nghĩa văn hóa trong thành ngữ biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Trước hết
là hiện tượng một ý niệm được diễn đạt bằng những hình tượng khác nhau trong
mỗi thành ngữ của các nước khác nhau. Ví dụ, để biểu thị sự giống nhau ở mức
độ cao giữa hai người hoặc hai vật, người Việt nói: “ thích tít mắt” thì người
Nhật nói: 目がない = me ga nai= “ khơng có mắt”. Đối với người Nhật thành
ngữ này có hai nghĩa: 1) cực kỳ u thích một điều gì đó đến nỗi tít mắt, bất chấp,
mù qng; 2) khơng có năng lực phán đoán được giá trị của người hoặc vật, hay
khơng phân biệt được tốt/xấu/đúng/sai. Hoặc ví dụ khác, người Việt nói “ Cầm
tay chỉ việc” thì người Nhật nói “ te tori ashi tori” 手取り足取 = cầm tay cầm
chân. Thành ngữ này được người Việt và người Nhật sử dụng với ý nghĩa chăm
sóc, quan tâm, giúp đỡ một cách chu đáo từng li từng tí, cứ như cầm tay để viết
cầm chân tập đi từng bước.Một số thành ngữ tuy có cùng một thành phần từ vựng
như nhau song lại khác nhau về ý nghĩa. Sự khác biệt còn được thể hiện rõ qua
các từ chỉ BPCT. Đây là trọng tâm nghiên cứu của chúng tơi, sẽ nói ở phần sau.
Khi người Việt và người Nhật muốn dùng thành ngữ với ý nghĩa đừng tham
gia, can thiệp, đi sâu vào chuyện khơng liên quan đến mình, người Việt hay nói
“ đừng chõ mũi vào chuyện tơi”, nhưng người Nhật lại mượn hình ảnh 首を
突っ込む

“kubi wo tsukkomu”=“ chỉ vào cổ” hay

両手を


ポケットに突

っ込む “ ryoute wo poketto ni tsukkomu”=“ cho hai tay vào túi”.
Như vậy ở đây có thể thấy, sự khác nhau chủ yếu bắt nguồn từ sự nhận
thức khác nhau về giá trị biểu trưng của sự vật, mà nhận thức này lại do nhiều
điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần, do hồn cảnh địa lí, lịch sử, văn hóa,
phong tục tập qn, tâm lí khác nhau của từng dân tộc quy định. Chính vì vậy ta
mới thấy có nhiều trường hợp khi dịch lại thành ngữ của một ngơn ngữ khác thì
người dịch thường sửa đổi cho phù hợp với quan niệm biểu trưng và đặc điểm
ngôn ngữ dân tộc.
Đến đây, có thể nói, ngữ nghĩa văn hóa của thành ngữ được thể hiện rõ qua
ý nghĩa biểu trưng của từ.

17


×