Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác xã nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.78 KB, 91 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI GIẢNG
"Tổ chức dịch vụ thủy lợi trong Hợp tác xã nông nghiêp"
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ ĐỂ TỔ CHỨC DỊCH VỤ THỦY LỢI
TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
I. Sự cần thiết:
Hệ thống công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nhất là trong
việc phục vụ cho sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Trong những năm
qua Nhà nước đã quan tâm đầu tư, kết hợp nhân dân cùng làm, nhiều công
trình thủy lơi đã xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp, góp phần to lớn vào sự
nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong cả nước.
Nhằm quản lý khai thác, bảo vệ hệ thông công trình thủy lợi nhà nước
đã cho phép thành lập các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi theo
mô hình doanh nghiệp công ích, công ty này thường chỉ quản lý từ công
trình đầu mối đến hệ thống kênh mương cấp 3. Từ kênh mương nội đồng do
các hợp tác xã nông nghiệp hoặc tổ hợp tác thực hiện quản lý, khai thác, bảo
vệ tu sửa và điều tiết nước đến ruộng cho người sản xuất thông qua hợp
đồng giữa Công ty thủy nông với hợp tác xã, hoặc tổ hợp tác dùng nước
theo đơn đặt hàng được thỏa thuận giữa hai bên.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thủy lợi, từ đầu những năm
1990, Chính phủ đã khởi xướng chuyển giao công trình thủy lợi nhỏ, thực
hiện xã hội hóa theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Tỉnh
Tuyên Quang đã thực hiện việc chuyển giao toàn bộ công trình thủy lợi và
thủy lợi phí do công ty thủy nông quản lý khai thác cho các Hợp tác xã nông
nghiệp quản lý khai thác bằng Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày
19/01/1996. Đến nay sau 16 năm thực hiện tiếp nhận và quản lý, khai thác
công trình thủy lợi của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã
được thực hiện quản lý. Khai thác có hiệu quả, các công trình đầu mối được


tu sửa, nâng cấp, hệ thống kênh mương được kiên kố hóa trên 2.000 km,
theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đưa diện tích tưới
chủ động đạt gần 80% diện tích lúa. Điều đó khẳng định Hợp tác xã nông
nghiệp, nhất là đối với vùng Trung du, Miền núi có thể làm tốt được việc
quản lý khai thác công trình thủy lợi và thực hiện có hiệu khâu dịch vụ thủy
lợi phục vụ cho sản xuất của nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất
có sử dụng nước của công trình thủy lợi. Thực tế đã cho thấy nhiều HTX
1
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ việc làm tốt khâu dich vụ thủy lợi đã thúc
đẩy hoạt động của HTX sang các khâu dịch vụ khác làm cho các HTX hoạt
động ngày một hiệu quả hơn.
Thời gian gần đây Bộ NN&PTNT đã coi việc nông dân tham gia quản
lý công trình thủy lợi (gọi tắt là PIM) như là một nhân tố quan trọng trong
việc cải thiện hiệu quả của các hệ thống công trình thủy lợi. Tuy nhiên, việc
thành lập và hoạt động của tổ chức quản lý theo hướng PIM còn gặp nhiều
khó khăn, trở ngại nên các mô hình PIM chưa được mở rộng và phát triển.
Nhiều mô hình PIM không còn hoạt động hoặc hoạt động thiếu hiệu quả sau
khi các dự án hỗ trợ kết thúc.
Xuất phát từ thực tiến trân trong thời gian tới để quản lý, khai thác có
hiệu quả các công trình thủy lợi việc tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác
xã nông nghiệp cần được hướng dẫn một cách bài bản cho các hợp tác xã
trên địa bàn cả nước là rất cần thiết để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
II. Các căn cứ pháp lý và thực tiễn:
1. Các văn bản quy định của nhà nước;
Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH
ngày 04/4/2001;
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị

định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003;
Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi;
Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác
công trình thuỷ lợi;
Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
2
huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn
đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ
quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;
Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức
quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;
Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 12/5/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình
thuỷ lợi;
2. Kinh nghiệm thực tế quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên

địa bàn tỉnh Tuyên Quang:
Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 19/01/1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc chuyển giao công trình thủy lợi Nhà nước và thủy lợi phí
cho các Hợp tác xã nông lâm nghiệp, đồng thời quy định cho Hợp tác xã nông
nghiệp làm chức năng quản lý, khai thác, bảo vệ và làm dịch vụ thủy lợi phục vụ
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, quy định hợp tác xã cũng là chủ đầu tư
trong việc duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương;
Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ các
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 07/2008/QĐ-
UBND ngày 10/7/2008 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang tai Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006.
Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc kiện toàn Ban quản lý, khai thác công trình thủy
lợi Tuyên Quang.
3
Với các quyết định về giao cho các HTXNN thành lập Ban quản lý khai
thác các công trình thủy lợi và làm dịch vụ thủy lợi đã thực sự tạo được hành
lang pháp lý cho các hợp tác xã nông nông nghiệp của tỉnh thực hiện quản lý có
hiệu quả hệ thống các công trình thủy lợi phục vu cho sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực tổ chức quản lý, điều hành của
đội ngũ cán bộ các HTX và có thu nhập cho cán bộ, người lao động, tạo động lực
tiếp tục thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khác của các hợp tác xã.
* Xuất phát từ sự cần thiết, các căn cứ pháp lý của nhà nước và kinh
ngiệm thực tế việc tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác xã nông nghiệp được
hướng dẫn theo một số nội dung cơ bản sau đây:
Phần thứ hai
MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA.


Hệ Nhằm quản lý, khai thác triệt để, có hiệu hệ thống công trình thuỷ lợi
là cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn.
Tiếp tục duy tu, bảo dưỡng và hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh
mương, đảm bảo hệ thống các công trình đầu mối tưới chủ động đạt trên 75%,
đạt tiêu chí nông thôn mới đối với tiêu chí thủy lợi (tiêu chí 3).
Tạo điều kiện, cơ hội trong việc xã hội hóa quản lý, khai thác các công
trình thủy lợi, làm cho người dân ngày càng tự giác tham gia quản lý, bảo vệ
và sử dụng công trình thuỷ lợi có hiệu quả.
Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các Hợp tác xã Nông
nghiệp, các Ban quản lý công trình thuỷ lợi và người hưởng lợi trong việc tổ
chức quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
1. Phạm vi áp dụng, điều chỉnh:

Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, huyện, xã được quản lý, khai thác
và bảo vệ gồm:
- Công trình thuỷ lợi Nhà nước đầu tư đã được chuyển giao cho Hợp tác xã
nông nghiệp, Ban quản lý công trình hiện đang quản lý, sử dụng.
- Công trình thuỷ lợi do tập thể, đơn vị Hợp tác xã nông nghiệp tự bỏ vốn
xây dựng.
4
- Công trình thuỷ lợi được xây dựng mới bằng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước, các chương trình, dự án và các công trình nhân dân đóng góp xây dựng.
2. Đối tượng áp dụng:
- Tất cả các Hợp tác xã Nông nghiệp có quyết định của UBND xã thành
lập Ban quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã, liên xã được giao quản lý và
sử dụng công trình thuỷ lợi.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng nước từ công trình

thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;
- Nhóm hộ gia đình, cá nhân có ao, hồ sử dụng nước tưới tiêu cho sản
xuất nông lâm nghiệp.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ:
1.
Đối với công trình tưới gọn cho một Hợp tác xã Nông nghiệp:
- Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ra Quyết định thành lập Ban quản lý
công trình và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý;
- Trưởng ban quản lý công trình thuỷ lợi là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông
lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã về tổ chức thực hiện việc
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được giao. Ban quản lý công trình
thuỷ lợi được sử dụng con dấu của Hợp tác xã Nông nghiệp để tham gia các giao
dịch trong quá trình quản lý, điều hành, hoạt động;
- Tùy theo quy mô của Hợp tác xã, quy mô của công trình và số lượng
diện tích hưởng lợi từ công trình mà xác định số lượng thành viên trong Ban
quản lý cho phù hợp, Ban quản lý công trình nên bố trí như sau:
+ Hợp tác xã có quy mô thôn bản: Ban quản lý công trình nên có 3 người:
Trưởng Ban quản lý công trình: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã;
Kế toán: Là kế toán hợp tác xã;
Thành viên trực tiếp quản lý công trình và điều tiết nước tưới.
+ Hợp tác xã có quy mô liên thôn, bản: Ban quản lý công trình thủy lợi
nên có 3 người:
Trưởng Ban quản lý công trình: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã;
5
Kế toán: Là kế toán hợp tác xã;
Thành viên Ban quản lý: Là Trưởng thôn hoặc đội trưởng đội sản xuất
nơi có đầu mối công trình.
Tổ điều hành nước: Ngoài các thành viên Ban quản lý nêu trên mỗi thôn

bản (hoặc đội sản xuất) có 1 người trực tiếp bảo vệ công trình và điều tiết nước
tưới, có thể là trưởng thôn, bản (hoặc đội trưởng sản xuất) kiêm nhiệm.
- Hợp tác xã có quy mô toàn xã: Ban quản lý công trình thủy lợi nên có
từ 3 ngưởi trở lên:
Trưởng Ban quản lý công trình: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã;
Kế toán: Là kế toán hợp tác xã;
Một đến hai ủy viên: Kiêm đội trưởng, đội phó thủy nông trực tiếp tổ
chức bảo vệ công trình và điều tiết nước tưới;
Tùy theo quy mô công trình mà thành lập đội thủy nông giúp Ban quản
lý công trình bảo vệ, tu sửa công trình và dẫn nước tưới tới ruộng- có thể là các
trưởng thôn hoặc đội trưởng đội sản xuất kiêm nhiệm theo định mức từ 10- 15
ha/người.
2. Đối với công trình tưới cho nhiều Hợp tác xã nhưng nằm gọn trong
một xã:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ra Quyết định thành lập Ban quản lý công
trình và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý;
- Trưởng Ban quản lý công trình thủy lợi là Chủ nhiệm Hợp tác xã NN có
công trình đầu mối trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã về
tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được
giao. Ban quản lý công trình thuỷ lợi khi tham gia các giao dịch trong quá trình
quản lý, điều hành, hoạt động được sử dụng con dấu của Hợp tác xã NN có Chủ
nhiệm là Trưởng Ban quản lý công trình;
- Số lượng thành viên trong Ban quản lý nên như sau:
+ Trưởng Ban: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp có công trình đầu
mối trên địa bàn;
+ Phó Ban quản lý công trình: Là cán bộ Giao thông thuỷ lợi xã kiêm nhiệm;
6
+ Kế toán: Là kế toán Hợp tác xã Nông nghiệp có công trình đầu mối
kiêm nhiệm;
+ Uỷ viên: Gồm các Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp có sử dụng nước

của công trình.
+ Tổ điều hành nước: Tùy theo quy mô công trình thành lập tổ bảo vệ và
điều hành phân phối nước từ đầu mối đến kênh chính theo định mức từ 10-15
ha/người.
3. Đối với công trình thủy lợi tưới cho nhiều xã trong phạm vi một
huyện, thị:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã ra Quyết định thành lập Ban quản lý
công trình thủy lợi liên xã và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý;
- Tùy theo quy mô công trình, số lượng và thành phần Ban quản lý như sau:
- Trưởng Ban quản lý công trình do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,
Thị xã quyết định bổ nhiệm sau khi thoả thuận với Sở Nông nghiệp và PTNT;
+ Phó Ban quản lý công trình: Là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có công
trình đầu mối hoặc có diện tích hưởng lợi lớn nhất;
+ Kế toán: Là kế toán Hợp tác xã có đầu mối công trình hoặc có nhiều
diện tích tưới kiêm nhiệm;
(Trưởng ban, Phó ban, kế toán Ban quản lý công trình cần được bố trí đề
bạt sao cho thuận tiện trong công tác)
+ Các Uỷ viên: Là Chủ nhiệm các Hợp tác xã có sử dụng nước của công trình;
- Cán bộ kỹ thuật chuyên trách: Tùy theo quy mô và tính chát phức tạp
của công trình có thể bố trí thêm cán bộ kỹ thuật chuyên trách giúp việc cho
Ban quản lý (với định mức tối thiểu là 50 ha/người);
- Ban quản lý công trình thuỷ lợi khi tham gia các giao dịch trong quá
trình quản lý, điều hành, hoạt động được sử dụng con dấu riêng theo quy định
của pháp luật.
- Các Hợp tác xã nông nghiệp vẫn thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ hệ
thống công trình thủy lợi từ cống đầu kênh hoặc kênh cấp 3, kênh nội đồng vẫn
thực hiện theo quy định về quản lý khai thác như đối với công trình tại mục 1, 2
phần I .
7
4. Đối với công trình thủy lợi tưới liên huyện, thị xã:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Ban quản lý công trình thủy lợi liên
huyện, thị xã và Ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý công trình;
- Trưởng Ban và các thành viên Ban quản lý công trình thủy lợi do Giám
đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã trình
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
- Ban quản lý công trình thuỷ lợi được sử dụng con dấu riêng để giao dịch
trong quá trình quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật.
- Các Hợp tác xã nông nghiệp vẫn thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ hệ
thống công trình thủy lợi từ cống đầu kênh hoặc kênh cấp 3, kênh nội đồng vẫn
thực hiện theo quy định về quản lý khai thác như đối với công trình tại mục 1, 2
phần I .
5. Đối với các công trình thủy lợi trọng điểm có quy mô lớn, kỹ thuật
và quản lý phức tạp:
Được bố trí cán bộ chuyên môn kỹ thuật thủy lợi làm thành viên chuyên
trách của Ban quản lý, được đề nghị hưởng lương và phụ cấp theo quy định của
đơn vị sự nghiệp công ích;
Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật và quản lý phức tạp, phải đảm bảo các
điều kiện sau:
- Công trình liên xã có diện tích tưới lớn hơn 100ha.
- Công trình hồ chứa nước có chiều cao đập >10m hoặc trạm bơm thủy luân.
Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã lập phương án tổ chức quản lý gửi Sở
Nông nghiệp và PTNT thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Các Hợp tác xã nông nghiệp vẫn thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ hệ
thống công trình thủy lợi từ cống đầu kênh hoặc kênh cấp 3, kênh nội đồng vẫn
thực hiện theo quy định về quản lý khai thác như đối với công trình tại mục 1, 2
phần I .
6. Đối với các công trình thuỷ lợi do Hợp tác xã Nông nghiệp tự bỏ
vốn xây dựng:
8
6.1- Do Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp tự thành lập Tổ quản lý khai

thác công trình thuỷ lợi và ban hành quy chế hoạt động của Tổ;
6.2- Tổ quản lý công trình thuỷ lợi khi tham gia các giao dịch trong quá
trình quản lý, điều hành, hoạt động được sử dụng con dấu của Hợp tác xã Nông
nghiệp;
6.3- Tùy theo quy mô công trình và quy mô diện tích sử dụng nước của
công trình mà xác định số lượng thành viên trong Tổ quản lý:
a/ Đối với công trình tưới cho một đội sản xuất:
- Tổ trưởng: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp;
- Tổ phó: Là Đội trưởng đội sản xuất (hoặc Trưởng thôn, Trưởng xóm,
Trưởng bản) sử dụng nước của công trình;
- Kế toán: Là kế toán Hợp tác xã Nông nghiệp;
- Một tổ viên trực tiếp quản lý công trình và điều tiết nước tưới.
b/ Đối với công trình tưới cho nhiều đội sản xuất trong một Hợp tác xã:
- Tổ trưởng: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp;
- Tổ Phó: Là đội trưởng đội sản xuất (hoặc Trưởng thôn, Trưởng xóm,
Trưởng bản) có công trình đầu mối trên địa bàn;
- Kế toán: Là kế toán Hợp tác xã Nông nghiệp;
- Tổ điều hành nước bảo vệ công trình: Gồm các đội trưởng đội sản xuất
(hoặc Trưởng thôn, Trưởng xóm, Trưởng bản) có sử dụng nước của công trình;
II. NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC CÁC
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1. Thực hiện việc quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi,
mặt nước ao hồ theo đúng thiết kế kỹ thuật được phê duyệt. Xây dựng quy trình
vận hành, bảo vệ công trình thuỷ lợi, quy chế hoạt động của Ban quản lý, trình
cấp có thẩm quyền (cấp thành lập Ban quản lý) phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện;
9
2. Ký và thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp nước với hộ sử dụng nước
trên cơ sở lập sổ theo dõi sử dụng nước của các hộ hưởng lợi, tổ chức điều hoà,
phân phối nước theo lịch tưới tiêu, phát huy tối đa năng lực tưới của công trình.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, xử lý, sửa chữa kịp thời những hư hỏng
của công trình; tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, vận hành, duy tu, bảo
dưỡng công trình; giữ gìn, phòng chống cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ môi
trường sinh thái. Tổ chức để các hộ sử dụng nước và nhân dân tham gia quản lý
và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
3. Thực hiện thu, chi thuỷ lợi phí, tiền nước theo hợp đồng cung cấp nước
với các tổ chức, các hộ sử dụng nước theo đúng quy định;
4. Hàng năm lập kế hoạch tu bổ sửa chữa hệ thống công trình thuỷ
lợi; kế hoạch tưới tiêu; kế hoạch phòng, chống hạn hán, phướng án phòng
chống lũ lụt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo
quy định. Gồm:
- Kế hoạch cung cấp nước tưới và nuôi trồng thuỷ sản.
- Lập sổ theo dõi kết quả thực hiện tưới của công trình thủy lợi.
- Kế hoạch nạo vét, phát dọn kênh mương.
- Kế hoạch đầu tư, làm mới, nâng cấp sửa chữa công trình.
- Kế hoạch sử dụng điện năng, nhiên liệu.
- Kế hoạch phòng, chống hạn bằng bơm dầu, bơm điện.
5. Đăng ký kinh doanh dịch vụ thuỷ lợi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
(tại phòng kế hoạch các huyện, thị xã); Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả
hoạt động và sản phẩm dịch vụ của mình;
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ
được giao và đặc điểm của từng công trình thuỷ lợi (cung cấp nước sinh hoạt, nuôi
trồng thuỷ sản, du lịch …);
7. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn, nguồn lực do Nhà nước
hỗ trợ theo các chương trình, dự án hoặc đột xuất khi có thiên tai;
10
8. Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản và các chế
độ khác do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của
các hoạt động tài chính. Thực hiện công khai tài chính hàng năm về thu - chi thuỷ
lợi phí và sử dụng mọi nguồn vốn, nguồn lực đảm bảo dân chủ, minh bạch;

9. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường
gửi phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và phòng Kinh tế Thị xã và chịu trách
nhiệm về tính chính xác của các báo cáo. (Báo cáo kết quả tưới tiêu của công trình,
kết quả thu thủy lợi phí theo tiến độ tháng, quý, năm, tình hình hạn hán, hư hỏng do
lũ lụt, kiểm tra công trình trước và sau lũ .v.v.)
10. Tuân thủ sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
11. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, các ngành chức năng hoặc
đề nghị cơ quan pháp luật giải quyết trong trường hợp các hộ sử dụng nước
được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi cố tình không trả thủy lợi phí, tranh
chấp về hợp đồng sử dụng nước, sử dụng trái phép đất thuộc hành lang bảo
vệ công trình thủy lợi và các hành vi phá hoại, trộm cắp tài sản của hệ thống
công trình thủy lợi.
12. Bảo vệ công trình thuỷ lợi:
12.1- Các Hợp tác xã Nông nghiệp phải lập phương án bảo vệ công trình
thuỷ lợi do đơn vị mình quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp thành
lập Ban quản lý công trình), cụ thể như sau:
- Các công trình thuỷ lợi tưới trong phạm vi một xã do Uỷ ban nhân dân
cấp xã phê duyệt.
- Các công trình thuỷ lợi tưới liên xã do Uỷ ban nhân dân cấp huyện
phê duyệt.
12.2- Khi phát hiện công trình thuỷ lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra
sự cố thì người phát hiện có trách nhiệm báo ngay với Uỷ ban nhân dân xã, Hợp
tác xã NN để xử lý và thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời.
12.3- Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi:
Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi được áp dụng và thực hiện theo
Hướng dẫn số của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phân định, xác định mốc
11
giới đất làm hành lang an toàn bảo vệ đê điều và hệ thống công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh.

III- QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG
NƯỚC TỪ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI DO HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP LÀM
DỊCH VỤ.
1. Quyền lợi:
1) Được tham gia xây dựng kế hoạch khai thác, phương án bảo vệ công trình
thủy lợi; sử dụng nước theo kế hoạch; ký kết hợp đồng sử dụng nước với Ban quản
lý công trình thủy lợi, Tổ hợp tác dùng nước.
2) Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp công trình thủy lợi bị thu
hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng theo quy định của Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của
pháp luật do Ban quản lý công trình thủy lợi thực hiện không đúng với hợp
đồng đã ký.
3) Được khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các hành
vi vi phạm quyền quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
4) Được Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp trong quản lý, khai thác sử
dụng tài nguyên nước.
2. Nghĩa vụ:
1) Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, bảo vệ công trình
thủy lợi trong phạm vi sử dụng.
2) Trả thuỷ lợi phí, tiền nước đầy đủ và kịp thời theo quy định.
3) Chấp hành đầy đủ các quy định của Luật Tài nguyên nước và Pháp
lệnh Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và bản quy định này.
4) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nước hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
5) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, bồi thường thiệt hại do mình gây
ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
IV. KINH PHÍ ĐỂ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CÓ THÀNH LẬP
BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI ĐỂ LÀM DỊCH VỤ
12
1. Hợp tác xã nông nghiệp được Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ để chi

trả tiền điện, xăng dầu bơm nước chống hạn, chống úng đối với các trạm bơm
được xây dựng theo quy hoạch hoặc các trạm bơm di động nằm trong kế
hoạch phòng, chống hạn, úng; sửa chữa, khôi phục công trình thuỷ lợi bị
thiên tai phá hoại, công trình thủy lợi được xây dựng bằng ngân sách nhà
nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo Điều 13
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ban hành ngày 04 tháng 4
năm 2001 và điều 11 Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ. Cụ thể trong các trường hợp sau:
- Các trạm bơm nước nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt để chống hạn, chống úng được cấp kinh phí trả tiền điện, xăng, dầu
tiêu thụ vượt trội so định mức.
- Đại tu nâng cấp công trình thủy lợi theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ;
- Thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa;
- Khôi phục công trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư
xây dựng cơ bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc cấp kinh phí hỗ trợ cho Hợp tác xã nông nghiệp, Ban quản lý
công trình thủy lợi, Tổ hợp tác dùng nước hàng năm được thực hiện theo quy
định tại các điều: 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày
28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, cụ thể:
- Phải lập kế hoạch hàng năm về phòng chống hạn, úng tính toán nhu
cầu lắp đặt trạm bơm di dộng dự phòng và cho phép công trình được vận
hành trong trường hợp khẩn cấp, xác định định mức, nhu cầu điện năng,
xăng dầu.
- Thông qua kiểm tra, xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại lập báo cáo
cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
- Phải thực hiện đầy đủ quy trình vận hành, bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Hàng năm phải hoàn thành kế hoạch về tổ chức quản lý công trình và
thu, chi thủy lợi phí theo đúng các quy định hiện hành.
3. Phí thủy lợi nội đồng do các HTX xây dựng hành năm:

- Căn cứ vào diện tích tưới, số Km kênh mương hàng năm HTX lập kế
hoạch điều tiết nước, phát dọn, tu sửa, nạo vét kênh mương đối với từng công
13
trình để xác định số lượng, tính chất, nội dung công việc phải làm và số kinh phí
cần phải có để thực hiện được hoạt động dịch vụ của HTX.
- Việc xác định số lượng, tính chất, nội dung công việc từ điều tiết nước,
phát dọn, tu sửa, nạo vét kênh mương và dự toán kinh phí phải có sự tham gia
của người dân trong quá trình rà soát, lập kế hoạch;
- Việc thu thủy lợi nội đồng của cá nhân, tổ chức sử dụng nước của công
trình thủy lợi phải đảm bao dân chủ, công khai ngay từ đầu năm và được thảo
luận thông qua Đại hội xã viên HTX hoặc Đại hội đại biểu xã viên theo phương
“Thực tế sử dụng” vào các công việc HTX cần phải làm trong năm. Được báo
cáo quyết toán hàng năm tai Đại hội xã viên.
V- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỒ SƠ DUY TU, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, NÂNG
CẤP, XÂY DỰNG MỚI CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Được thực hiện phù hợp với các quy định tại điều: 11, 12, 13, 14, 15, 16,
17, 18 Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; Nghị định
số 115/2008/NĐ- CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ và Thông tư số
36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP và theo một số quy định cụ thể của Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc áp dụng các quy định của Trung
ương trên địa bàn tinh, thành phố. Cụ thể như sau:
1. Trình tự thủ tục lập hồ sơ diện tích đề nghị miễn thủy lợi phí.
1) Hợp đồng tưới nước, tiêu nước giữa Ban quản lý (BQL) CTTL với các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước (theo mẫu số 01).
2) Lập bảng kê diện tích đất được miễn thủy lợi phí theo từng hộ có xác
nhận của UBND xã, phường, thị trấn (theo mẫu của Chi cục Thủy lợi hàng năm).
3. Tờ trình của BQL công trình thủy lợi đề nghị UBND tỉnh ban hành
Quyết định diện tích miễn thủy lợi phí (theo mẫu số 02).
4) UBND huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, xác nhận đối

tượng, biện pháp tưới, diện tích đất được miễn thủy lợi phí của toàn huyện gửi Sở
Nông nghiệp và PTNT.
Hàng năm nếu có biến động về diện tích đất, mặt nước được miễn thủy lợi
phí thì các BQL công trình thủy lợi chỉ lập hồ sơ phần diện tích phát sinh tăng,
giảm có xác nhận của UBND huyện, thị xã gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng
hợp trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.
2. Trình tự lập, tổng hợp và giao dự toán kinh phí ngân sách cấp bù do
miễn thủy lợi phí.
1) Các Ban quản lý CTTL Hợp tác xã: Hàng năm căn cứ Quyết định của
UBND tỉnh phê duyệt diện tích đất được miễn thủy lợi phí và mức thu thuỷ lợi.
14
Ban quản lý lập dự toán kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ (theo mẫu
biểu 2a và 2b) gửi phòng tài chính - kế hoạch huyện, thị xã thẩm định, tổng hợp
gửi Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa phương báo
cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân bổ ngân sách địa phương,
UBND tỉnh giao dự toán kinh phí cấp bù thủy lợi phí cho các huyện , thị xã.
2) Căn cứ vào dự toán được giao các BQL công trình thủy lợi lập dự toán
kinh phí sử dụng cho từng quý gửi phòng Tài chính huyện, thị xã làm căn cứ cấp
phát. Việc cấp phát kinh phí cấp bù thủy lợi phí sẽ được phòng Tài chính-Kế hoạch
huyện cấp phát làm 2 lần: Lần 1 vào đầu quý I, lần 2 vào đầu quý III hàng năm.
3) Kết thúc vụ sản xuất, các BQL khai thác CTTL phải lập biên bản
nghiệm thu thanh lý hợp đồng tưới, tiêu nước với các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng nước để làm căn cứ thanh, quyết toán nguồn kinh phí cấp bù thủy
lợi phí với cơ quan Tài chính huyện, thị xã (theo mẫu biểu 03).
3. Hồ sơ thanh toán chi phí quản lý, điều hành .
1) Đầu mỗi vụ sản xuất, căn cứ vào tình hình cấp nước thực tế của mỗi
công trình thủy lợi BQL khai thác CTTL thực hiện ký kết hợp đồng tưới, tiêu
nước với các tổ chức, cá nhân, hộ sử dụng nước (theo mẫu biểu 01)
2) Cuối mỗi vụ sản xuất, trên cơ sở kết quả phục vụ tưới, tiêu nước(diện

tích thực tưới), chất lượng phục vụ BQL khai thác CTTL tiến hành lập biên bản
nghiệm thu và biên bản thanh lý hợp đồng tưới tiêu nước với các tổ chức, cá nhân
sử dụng nước (theo mẫu biểu 03).
3) Kết quả nghiệm thu, thanh lý hợp đồng tưới, tiêu nước và các chứng từ
chi phí hành chính ( hội họp, sửa chữa máy văn phòng, mua sắm thiết bị phục vụ
văn phòng…) là cơ sở để thanh toán 40% chi phí quản lý, điều hành của BQL
khai thác CTTL của các HTX.
4) BQL khai thác CTTL phải có bảng chấm công (theo mẫu số 3a), chia
lương theo Quy chế hoạt động.
4. Trình tự thủ tục thực hiện việc tu sửa, nạo vét, nâng cấp công trình.
a) Đối với việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ công trình.
1) Trước mỗi vụ sản xuất các BQL công trình thủy lợi tổ chức kiểm tra từng
công trình, lập biên bản xác định khối lượng từng loại công việc (nạo vét bao nhiêu
m3, phát dọn bao nhiêu m2, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị gì ). Biên bản
gồm đại diện các thành phần: BQL khai thác CTTL, cán bộ địa chính- xây dựng
xã, trưởng thôn hoặc đội trưởng sản xuất (theo mẫu biểu 04).
2) Lập dự toán kinh phí thực hiện theo đơn giá nhân công, vật liệu thực tế
tại địa phương nhưng không được vượt quá đơn giá xây dựng công trình theo
15
thông báo của liên sở Tài chính- Xây dựng tại thời điểm phê duyệt dự toán (chỉ
tính chi phí trực tiếp (theo mẫu biểu 05).
3) Trưởng ban quản lý CTTL thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí nạo
vét, phát dọn kênh mương, duy tu bảo dưỡng công trình (theo mẫu biểu 06) ( gửi
báo cáo phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính theo dõi, kiểm tra).
4) BQL khai thác CTTL ký hợp đồng thi công với đội sản xuất hoặc đội
thủy nông…thực hiện thi công công trình (theo mẫu biểu 07).
5) Khi công việc hoàn thành chậm nhất sau 10 ngày BQL khai thác CTTL
chủ trì nghiệm thu; Lập biên bản nghiệm thu (theo mẫu biểu 08) ( thành phần
nghiệm thu gồm đại diện BQL công trình thủy lợi, cán bộ địa chính xã, đội
trưởng sản xuất, đơn vị thi công).

6) Thanh toán và thanh lý hợp đồng: Căn cứ kết quả nghiệm thu BQL
thanh toán cho đơn vị thi công và thanh lý hợp đồng (theo mẫu biểu 09).
7) BQL CTTL tự tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chịu trách
nhiệm về tính chính xác báo cáo phòng tài chính huyện, thị xã theo dõi (theo
mẫu biểu 10).
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm, máy
đóng mở cánh cống…cũng làm các bước tương tự như trên.
b. Đối với đầu tư nâng cấp, xây dựng mới và sửa chữa lớn công trình có kỹ
thuật phức tạp, hư hỏng làm thay đổi kết cấu của công trình gồm các bước:
1) Lập biên bản kiểm tra công trình thủy lợi xác định khối lượng cần tu
sửa, nâng cấp (thành phần đại diện BQL khai thác CTTL, cán bộ Địa chính-Xây
dựng xã, đội trưởng sản xuất hoặc trưởng thôn) (theo mẫu biểu 11).
2) Lập kế hoạch đầu tư nâng cấp, kiên cố các hạng mục công trình thủy lợi
gửi phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng kinh tế thị xã thẩm định trình
UBND huyện, thị xã phê duyệt (theo mẫu biểu 12 và 13).
3) Sau được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt (mẫu biểu số 14), Ban
QLCTTL có thể tự khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật- dự toán phần tu sửa, nâng
cấp. (nếu BQL không đủ năng lực thì lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị, cá nhân
có đủ điều kiện khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (theo mẫu biểu 15 và 16).
BQL công trình thuỷ lợi tự ra quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập
báo cáo kinh tế kỹ thuật (theo mẫu biểu 17) và tổ chức nghiệm thu kết quả khảo
sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật- dự toán (theo mẫu biểu 18).
4) BQL công trình thủy lợi lập tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt báo
cáo kinh tế kỹ thuật gửi phòng nông nghiệp huyện, phòng Kinh tế thị xã thẩm
định, trình UBND huyện, thị xã phê duyệt (theo mẫu biểu19).
16
5) Căn cứ kết quả thẩm định của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
(theo mẫu biểu 20), Uỷ ban nhân dân huyện ra Quyết định phê duyệt báo cáo
kinh tế kỹ thuật- dự toán (theo mẫu biểu 21).
Căn cứ báo cáo kinh tế kỹ thuật- dự toán được phê duyệt, BQL công trình

thủy lợi chọn đơn vị có đủ điều kiện, năng lực ký hợp đồng thi công xây dựng
công trình (theo mẫu biểu 22 và 23) (BQL công trình chịu trách nhiệm về việc
chọn đơn vị thi công công trình).
6) BQL công trình có thể tự tổ chức giám sát thi công- nếu có đủ năng lực;
Trường hợp không đủ năng lực thì lựa chọn đơn vị, cá nhân có đủ năng lực ký
hợp đồng tư vấn giám sát (theo mẫu biểu 24). Đảm bảo công trình thi công đúng
thiết kế và các quy định về quản lý chất lượng.
7) Nghiệm thu công việc xây dựng và nghiệm thu công trình hoàn thành
đưa vào sử dụng phải thực hiện đúng quy định, đảm bảo chất lượng, tiến độ (theo
mẫu biểu 25 và 26).
Trường hợp có khối lượng phát sinh phải lập biên bản xác định khối
lượng, lập dự toán phát sinh đề nghị thẩm định, phê duyệt bổ sung.
8) Lập hồ sơ hoàn công (nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, biên bản thí
nghiệm mẫu thành phẩm xây dựng, bản thanh toán khối lượng hoàn thành).
9) Thanh toán khối lượng và thanh lý hợp đồng:
Trên cơ sở nghiệm thu khối lượng thực tế thực hiện. BQL công trình
thủy lợi thanh toán cho đơn vị thi công và để lại 5% giá trị nghiệm thu để bảo
hành công trình theo quy định. Khi hết hạn bảo hành (một năm kể từ khi bàn
giao công trình đưa vào sử dụng) không có hạng mục nào phải sửa chữa, khắc
phục thì thanh toán cho đơn vị thi công 5% bảo hành và thanh lý hợp đồng.
10) Hồ sơ, thủ tục quyết toán sửa chữa, nâng cấp công trình gồm:
- Bảng đề nghị quyết toán;
- Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng của UBND huyện;
- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật- dự toán của UBND huyện;
- Hợp đồng với đơn vị thi công;
- Hợp đồng TVGS với đơn vị tư vấn giám sát (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu công việc và nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn;
- Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Hóa đơn, chứng từ thanh toán;
- Các biên bản thanh lý hợp đồng:

+ Biên bản thanh lý hợp đồng khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật- dự toán
17
(theo mẫu biểu 27);
+ Biên bản thanh lý hợp đồng thi công xây lắp
(theo mẫu biểu 28);
+ Biên bản thanh lý hợp đồng giám sát kỹ thuật thi công xây lắp
(theo mẫu biểu 29);
- 05 bộ hồ sơ hoàn công gồm: Bản vẽ hoàn công, nhật ký thi công, tập các
biên bản nghiệm thu công trình.
Lập tờ trình kèm theo hồ sơ trên gửi phòng tài chính – kế hoạch huyện, thị
xã thẩm tra trình UBND huyện phê duyệt (theo mẫu biểu 30).
( Phần biểu mẫu kèm theo phụ lục từ biểu 01 đến biểu 30)
6. Trình tự thủ tục lập hồ sơ xác định diện tích, khối lượng công việc,
dự toán, kế hoạch thực hiện đối với phí thủy lợi nội đồng.
Được thực hiện tương tự như đối với thủy lợi cấp bù cho Ban quản lý công
trình thủy lợi của các HTXN, gồm:
- Xác định diện tích tưới của từng công trình:

- Tổng hợp và lập dự toán kinh phí thủy lợi nội đồng cần thu và sử dụng
trong năm (tính đến từng công trình).
- Trình tự thủ tục thực hiện việc phát dọn, nạo vét, tu sửa, nâng cấp công trình.
- Triển khai thực hiện, nghiệm thu thanh toán kinh phí thực hiện điều tiết
nước, phát dọn, nạo vét, tu sửa hoặc nâng cấp công trình.
Phần thứ tư
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
I. UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ (THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH):
1. Thực hiện quản lý Nhà nước trong việc lập, xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch xây dựng và phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn.
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp hệ
thống công trình hiện có để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; giám sát

chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình.
18
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và
hướng dẫn về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn. Ký
quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động đối với Ban quản
lý công trình thuỷ lợi xã, liên xã; Tổ chức kiểm tra, rà soát kiện toàn
củng cố các Ban quản lý công trình thủy lợi của các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn.
3. Giao chỉ tiêu kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch khai thác
và bảo vệ công trình thuỷ lợi; kiểm tra, thanh tra tình trạng và an toàn
công trình thuỷ lợi, việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ
công trình thuỷ lợi. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các
vi phạm trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên
địa bàn.
4. Quyết định xử lý trong trường hợp công trình thuỷ lợi có nguy cơ xảy
ra sự cố và những vấn đề Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị do vượt quá thẩm
quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
II. UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:
1. Tổ chức việc tuyên truyền, học tập sâu rộng Pháp lệnh Khai thác và
bảo vệ công trình thuỷ lợi, Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy định
của Trung ương, của tỉnh về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
đến toàn thể nhân dân và các đối tượng quản lý, sử dụng nước trên địa bàn.
Rà soát, kiện toàn các Ban quản lý công trình thủy lợi của các hợp tác xã tổ
quản lý khai thác công trình trong địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện và xử lý những
hành vi vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công tình thủy lợi và những
quy định của tỉnh .
3. Chỉ đạo Hợp tác xã nông nghiệp, Ban quản lý công trình thủy lợi xây
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác bảo vệ công trình
thuỷ lợi;

4. Thu hồi các ao, hồ, đập thuộc công trình thuỷ lợi đang cho các tổ
chức, cá nhân thuê, đấu thầu nuôi cá để giao cho các Hợp tác xã NN quản lý
sử dụng theo qui định của Uỷ ban nhân dân tỉnh
19
5. Trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch thu
chi thuỷ lợi phí và quyết toán thu chi thuỷ lợi phí hàng năm của toàn xã,
phường, thị trấn.
6. Chịu trách nhiệm trực tiếp giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm,
kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ Ban quản lý công trình thủy lợi thuộc các
hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi, xử lý đối với hộ sử dụng nước nợ đọng thuỷ lợi phí
hoặc cố tình không nộp thuỷ lợi phí. Kết quả thu thuỷ lợi phí, phí thủy
lợi nội đồng là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hàng năm.
III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM.
1. Khen thưởng:
1.1- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, khai thác và bảo
vệ công trình thuỷ lợi thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước
và được Uỷ ban nhân dân tỉnh ưu tiên trong đầu tư nâng cấp, xây mới công trình
thuỷ lợi.
1.2- Kết quả thu thủy lợi phí là một chỉ tiêu để xem xét khen thưởng và
đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn hàng năm.
2. Xử lý vi phạm:
2.1- Tổ chức, cá nhân nào có hành vi lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ
công trình thuỷ lợi, xâm hại đến công trình thuỷ lợi hoặc có hành vi vi phạm
pháp luật về khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi thì tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính theo Nghị định số
140/2005/NĐ- CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; buộc bồi

thường thiệt hại bằng vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2- Tổ chức, cá nhân nào chiếm dụng thuỷ lợi phí, sử dụng thủy lợi phí
sai mục đích thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử
lý từ phạt vi phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng cấp nước đến xử phạt hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
20
2.3- Tổ chức, cá nhân nào thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ
công trình thuỷ lợi, quyết định xử lý trái pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm
và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.
NGƯỜI BIÊN SOẠN BÀI GIÀNG
HÀ VĂN NGẠC
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH TUYÊN QUANG
PHẦN PHỤ LỤC:
CÁC MẪU, BIỂU HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC HỒ SƠ DUY TU, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, NÂNG
CẤP, XÂY DỰNG MỚI CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI DO CÁC
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP LÀM DỊCH VỤ
Mẫu số: 01
21
UBND XÃ
BAN QLÝ CTTL
Số: /HĐ-BQL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG NƯỚC
Giữa Ban quản lý CTTL với tổ chức, cá nhân, hộ sử dụng nước
Thuộc công trình thủy lợi:
Hình thức cấp nước:

Hôm nay, ngày tháng năm 20 Tại Ban quản lý
CTTL , xã , huyện , tỉnh
I. THÀNH PHẦN:
1. Bên cung cấp nước - Ban quản lý CTTL
- Ông (bà) Chức vụ: Trưởng Ban
- Ông (bà) Chức vụ: Kế toán
- Điện thoại:
- Số hiệu TK: mở tại
2. Bên sử dụng nước (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)- :
- Ông (bà): Chức vụ: ;
(Đội trưởng đội sản xuất, chủ hộ).
- Giấy chứng minh thư nhân dân số do Công an tỉnh
cấp ngày tháng năm
II. NỘI DUNG:
Hai bên thỏa thuận, thống nhất ký hợp đồng cung cấp và sử dụng nước
với các điều khoản sau:
Điều 1: Diện tích tưới (tiêu) nước và thủy lợi phí:
- Mức thủy lợi phí theo Quyết định số /20 /QĐ-UBND ngày -
Mức thủy lợi phí theo Quyết định số /20 /QĐ-UBND ngày
T
T
Vụ sản
xuất
Tổng
diện
Trong đó
Lúa
(ha)
Rau
màu,

cây
CN
(ha)
Nuôi
trồng
T. sản
(ha)
1
Vụ Đ xuân
2
Vụ mùa
3
Vụ đông
Tổng cộng
22
tháng năm 20 của UBND tỉnh/Chính phủ ban hành mức thu, công
tác quản lý, sử dụng thủy lợi phí, tiền nước như sau:
a) Đối với công trình tự chảy hồ, đập, cống:
- Lúa mùa: đồng/ha.
- Lúa đông xuân: đồng/ha.
- Nuôi trồng thuỷ sản: đồng/ha.
- Rau mầu: đồng/ha.
b) Đối với các trạm bơm điện:
- Lúa mùa: đồng/ha.
- Lúa đông xuân: đồng/ha.
Điều 2: Trách nhiệm.
1. Bên cung cấp nước:
- Thực hiện cung cấp nước tưới tiêu đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo
đúng thời vụ.
- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn công trình (nếu có) để đảm bảo

công trình vận hành theo công suất thiết kế.
- Tổ chức tu sửa, nạo vét công trình thủy lợi (hệ thống đầu mối) đến cống
chia nước đầu kênh.
2. Bên sử dụng nước:
- Sử dụng nước của công trình đúng lịch phân nước, quy chế của Ban quản
lý CTTL xã
- Không tự ý đóng mở các cống điều tiết nước, cuốc xẻ bờ kênh làm hư
hỏng công trình và thất thoát nguồn nước của công trình.
- Sử dụng nguồn nước tưới đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý.
- Tham gia công lao động tu sửa, nạo vét công trình thủy lợi.
- Trả đủ, đúng thời gian, số tiền thủy lợi phí, tiền nước theo hợp đồng.
Điều 3: Trong quá trình thực hiện hợp đồng có những vấn đề phát sinh,
vướng mắc, hai bên sẽ gặp gỡ trực tiếp để trao đổi, thỏa thuận điều chỉnh, bổ
sung thống nhất kịp thời.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản,
01 bản gửi phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, 01 bản đưa vào hồ sơ đề nghị phê
duyệt diện tích cấp bù TLP gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện kiểm tra, thẩm
định gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt./.
ĐẠI DIỆN BÊN SỬ DỤNG NƯỚC
(Ký, (đóng dấu) ghi rõ họ tên
ĐẠI DIỆN BÊN CUNG CẤP NƯỚC
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
Mẫu số: 02
23
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
BAN QUẢN LÝ CTTL
SỐ: /TT-BQL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm định và phê duyệt diện tích miễn thủy lợi phí
cho các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất năm
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi; Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày
14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai
thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cư vào các quy định tại các quyết định của tỉnh, hướng dẫn của Sở Nông
nghiệp và PTNT, Tài chính/liên sở……………………………….
Ban quản lý CTTL lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân
huyện thẩm định trình phê duyệt diện tích miễn thủy lợi phí
năm với nội dung sau:
1. Tên đơn vị: Ban quản lý CTTL
- Địa chỉ:
- Số hiệu TK: mở tại
2. Tổng diện tích đề nghị thẩm định và phê duyệt: ha
3. Tổng kinh phí đề nghị thẩm định và phê duyệt: đồng
(Bằng chữ: )
5. Nguồn kinh phí: Kinh phí cấp bù thủy lợi phí của nhà nước cho các
công trình thủy lợi xã năm
Ban quản lý CTTL kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
xem xét, thẩm định và trình phê duyệt diện tích miễn giảm thủy lợi phí năm
đối với các công trình thủy lợi do Ban quản lý CTTL đang quản lý./.
Nơi nhận:
- UBND huyện ;
- Phòng NN& PTNT;
- UBND xã ;

- Lu BQL.
Mẫu số: 03
24
UBND XÃ
BAN QLÝ CTTL
Số: /BB-BQL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
Diện tích tưới và thanh lý hợp đồng sử dụng nước
vụ năm 20
- Căn cứ hợp đồng sử dụng nước số: /HĐ-BQL
ngày / /20 giữa Ban quản lý CTTL xã và ông (bà)
- Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về việc sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Căn cứ hướng số của liên Sở Nông nghiệp và PTNT- Tài chính -
Xây dựng hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí cấp
bù thủy lợi phí, tiền nước để phát dọn, nạo vét, duy tu, sửa chữa, nâng cấp các
công trình thủy lợi.
- Căn cứ nhu cầu sử dụng nước cho (lúa, màu, thủy sản ) của
ông (bà) và khả năng cấp nước phục vụ của Ban quản lý CTTL
Hôm nay, vào hồi
h

ngày tháng năm 20 tại Ban quản lý
CTTL xã . Chúng tôi tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp
đồng sử dụng nước vụ năm 20
I. THÀNH PHẦN NGHIỆM THU NHƯ SAU:
1. Đại diện bên cung cấp nước (Ban quản lý CTTL xã ):
Ông (bà) Chức vụ: Trưởng Ban
Ông (bà) Chức vụ: Kế toán
Số hiệu TK: mở tại
2. Đại diện bên sử dụng nước (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ):
Ông (bà): Thôn (Xóm) xã
huyện tỉnh Tuyên Quang.
II. NỘI DUNG NGHIỆM THU:
Sau khi kiểm tra thực tế toàn bộ diện tích (lúa, màu, thủy sản )
vụ năm 20 của ông (bà) đã được Ban quản lý CTTL
cung cấp nước đầy đủ, đúng lịch, đúng thời vụ.
25

×