Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

1010 nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng luận văn tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ LÀNH

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀNG NANO
VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và hóa lý
Mã số: 62.44.01.19

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HỐ HỌC

HUẾ, 2015


Cơng trình được hồn thành tại Khoa Hóa, trường Đại học Khoa học,
Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS. TS. Trần Thái Hòa
2. PGS. TS. Nguyễn Quốc Hiến

Giới thiệu luận án 1:

Giới thiệu luận án 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Huế chấm luận
án tiến sĩ họp tại ……………………………………………….


vào

hồi

ngày

tháng

năm


MỞ ĐẦU
Vàng nano là một trong những vật liệu kích thước nano đang thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước bởi những tính chất quang học độc đáo
của chúng, đặc biệt là hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt (surface plasmon
resonance, SPR) [35], [39], [81], [93] và những ứng dụng to lớn của chúng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như làm xúc tác [4], [19], [87], điện hóa [26], [45], [104, cảm biến
sinh học [40], [93], khuếch đại tán xạ Raman bề mặt (surface enhanced Raman
scattering, SERS) [32], đặc biệt là trong y học để chẩn đoán và điều trị ung thư [18],
[39], [40], [126].
Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp khác nhau được nghiên cứu để tổng hợp
vàng nano như phương pháp chiếu xạ [1], [23], [65], [66], phương pháp khử hóa học
[4], [12], [43], khử sinh học [13], [43], phương pháp điện hóa [63], [122], phương
pháp quang hóa [70], phương pháp phát triển mầm [10], [17], [40], [115], [127], ...
Mỗi phương pháp đều tạo ra các hạt vàng nano với hình dạng, kích thước khác nhau
như dạng cầu, dạng thanh, dạng sợi, hình tam giác, hình lăng trụ, hình tứ diện, hình lập
phương, ... [28], [70]. Chẳng hạn, để tổng hợp ra vàng nano dạng cầu thì phương pháp
phổ biến nhất là sử dụng tác nhân khử hóa học như NaBH 4 hay natri citrate [63]. Tuy
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là sử dụng các tác nhân độc hại, gây ảnh
hưởng đối với môi trường. Gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng "phương pháp xanh”

(green method) [13], [37], [80], [92] để tổng hợp vàng nano dạng cầu với mục đích
khắc phục hạn chế nói trên. Trong khi đó, để tổng hợp vàng nano dạng thanh thì
phương pháp được cho là tối ưu nhất cho đến thời điểm hiện tại là phương pháp phát
triển mầm [70], [93], [96]. Sản phẩm tạo thành từ phương pháp này có độ đơn phân
tán, có thể kiểm sốt được tỷ lệ dài/ngang (tỷ lệ cạnh) bằng cách thay đổi các yếu tố
ảnh hưởng [70], [93], [96].
Nhiễm bẩn melamine trong sữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của
trẻ em và là một vấn đề thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng xã hội [12], [20],
[22], [44]. Do đó, việc xác định melamine trong thực phẩm nói chung và trong sữa nói
riêng là điều hết sức cần thiết. Cho đến nay, các phương pháp thường được sử dụng,
đó là sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS) [41], sắc ký lỏng ghép nối khối phổ
(LC/MS) [41], [95], sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [85], ELISA [49], [95]. Nhìn
chung, những phương pháp này có độ chính xác cao nhưng yêu cầu thiết bị đắt tiền,


tốn nhiều thời gian và phải có chuyên viên thực hiện. Gần đây, một số tác giả trên thế
giới đã tìm ra phương pháp mới, sử dụng vàng nano để xác định melamine với ưu
điểm rẽ, nhanh, đơn giản và độ nhạy cao [32], [33], [36]. Dựa vào sự thay đổi màu của
dung dịch vàng nano khi có mặt melamine, có thể định tính melamine. Đồng thời, có
thể định lượng hàm lượng melamine trong sữa dựa vào phép đo trắc quang. Các hạt
vàng nano được tổng hợp từ các phương pháp khác nhau đã được sử dụng cho mục
đích này. Tuy nhiên, việc sử dụng vàng nano để xác định melamine vẫn chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ.
Phương pháp von-ampe hịa tan là một phương pháp phân tích điện hóa hiện đại
với nhiều ưu điểm như chi phí thấp, độ nhạy cao, giới hạn phát hiện thấp, độ chọn lọc
cao. Điện cực làm việc thường được sử dụng là điện cực thủy ngân với ưu điểm là có
khả năng tạo hỗn hống được với nhiều kim loại đồng thời khoảng thế hoạt động về
phía âm lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ tắc mao quản và độc tính cao. Do
vậy, xuất hiện ngày càng nhiều các cơng trình nghiên cứu biến tính điện cực để khắc
phục hạn chế này, trong đó điện cực biến tính vàng nano đang thu hút sự quan tâm

đáng kể của nhiều nhà khoa học bởi những tính chất độc đáo của nó khi ở kích thước
nano. Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học đã chế tạo thành công điện cực biến
tính vàng nano để xác định một số ion kim loại và hợp chất hữu cơ [45], [62], [98].
Trong đó, việc xác định axit uric trong các đối tượng sinh học đang nhận được sự quan
tâm lớn bởi vì nồng độ axit uric trong mẫu huyết thanh, nước tiểu sẽ giúp cho chúng ta
biết dấu hiệu của một số bệnh, đặc biệt là bệnh gout.
Hiện nay, hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn đang trở nên ngày càng phổ biến.
Do vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các hạt nano kim loại với mục đích
ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đã có một số cơng bố tổng hợp vàng nano từ các
dịch chiết quả nho, hoa hướng dương, trà, ... và sử dụng vàng nano để ức chế vi khuẩn
với nhiều khả quan [11], [13], [24], [52], [55]. Tuy nhiên, nghiên cứu kháng khuẩn của
vàng nano cũng chưa được phát triển đầy đủ.
Mặc dù vàng nano đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề mới mẻ, hứa hẹn nhiều khám phá mới từ chúng.
Trong xu thế đó, tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu tổng hợp vàng nano cũng như khảo sát các ứng dụng của chúng. Tuy nhiên, chưa
có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống quá trình tổng hợp vàng nano


cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Do vậy, tiếp tục đi sâu nghiên cứu tổng hợp và khảo
sát các ứng dụng của chúng là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu chế tạo vàng nano
và một số ứng dụng”.
Những điểm mới của luận án:
Đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống về tổng hợp và
khảo sát khả năng ứng dụng của vật liệu vàng nano. Lần đầu tiên sử dụng chitosan tan
trong nước làm chất khử và chất ổn định để tổng hợp vàng nano dạng cầu. Ngoài ra kết
quả cũng thu được một vài điểm mới về khả năng xác định melamine trong sữa, biến
tính điện cực với giới hạn phát hiện thấp cũng như khả năng kháng khuẩn tốt của vàng
nano đặc biệt là vàng nano dạng thanh.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phần tổng quan giới thiệu chung về vật liệu vàng nano, chitosan, melamine, biến
tính điện cực vàng nano và khả năng kháng khuẩn của vàng nano.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
THỰC NGHIỆM
2.1. MỤC TIÊU
Tổng hợp vật liệu vàng nano dạng cầu, dạng thanh và một vài ứng dụng.
2.2. NỘI DUNG
- Nghiên cứu tổng hợp vàng nano dạng cầu (GNP) bằng phương pháp khử sử
dụng WSC làm chất khử đồng thời làm chất ổn định.
- Nghiên cứu tổng hợp vàng nano dạng thanh (GNR) bằng phương pháp phát
triển mầm sử dụng cetyltrimethylammonium bromide (CTAB) làm chất bảo vệ.
- Nghiên cứu sử dụng vàng nano để xác định melamine trong sữa.
- Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính vàng nano để phân tích axit uric trong
huyết thanh và nước tiểu.
- Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của vàng nano.
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng các phương pháp: UV-Vis, UV-Vis/DR, XRD, TEM, FT-IR, EDX, đo
độ nhớt.


2.4. THỰC NGHIỆM
Nghiên cứu tổng hợp vàng nano dạng cầu bằng phương pháp khử sử dụng
chitosan tan trong nước làm chất khử và ổn định. Nghiên cứu tổng hợp vàng nano
dạng thanh bằng phương pháp phát triển mầm. Nghiên cứu sử dụng vàng nano để xác
định melamine trong sữa. Nghiên cứu biến tính điện cực vàng nano để xác định axit
uric bằng phương pháp von-ampe hòa tan anot. Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của
vàng nano.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỔNG HỢP VÀNG NANO DẠNG CẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỬ SỬ
DỤNG CHITOSAN TAN TRONG NƯỚC LÀM CHẤT KHỬ VÀ CHẤT ỔN
ĐỊNH
3.1.1. Điều chế chitosan tan trong nước (WSC)
Từ kết khả khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng N-acetyl hóa và phản ứng
với H2O2 ,chọn điều kiện thích hợp để điều chế WSC là: thời gian phản ứng N-acetyl
hóa là 2 giờ và thời gian phản ứng với H2O2 là 3 giờ. Hình ảnh của chitosan và sản
phẩm được trình bày trên hình 3.4.

Hình 3.4. Chitosan (a), bột WSC (b) và dung dịch WSC (c)
3.1.2. Tổng hợp vàng nano dạng cầu (GNP)
3.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng
a) Ảnh hưởng của thời gian khử
Phổ UV-Vis hình 3.7 cho thấy, khi tăng thời gian khử thì cực đại hấp thụ tăng.
Hình 3.7b cho thấy, cực đại hấp thụ tăng nhanh trong thời gian đầu của phản ứng,
chậm hơn sau 8 giờ và sau 31 giờ hầu như không thay đổi.


Hình 3.7. Phổ UV-Vis (a) và giản đồ biểu diễn cực đại hấp thụ (b) của GNP theo thời
gian khử
Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt cho thấy, tại thời gian 31 giờ ,kích thước hạt
lớn hơn so với tại 8 giờ nhưng không đáng kể đồng thời các hạt kém đồng đều hơn. Từ
kết quả khảo sát, chúng tôi chọn thời gian khử là 8 giờ.
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ khử
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khử đến độ ổn định của vàng nano được thực
hiện ở 4 nhiệt độ là 65, 75, 85 và 95C. Kết quả thu được tại nhiệt độ 85C, sản phẩm
có độ ổn định tốt nhất..
c) Ảnh hưởng nồng độ Au3+

Kết quả ảnh TEM hình 3.12 cho thấy, khi tăng nồng độ Au 3+ kích thước hạt tăng
nhưng độ đồng đều giảm.

Hình 3.12. Ảnh TEM của GNP tại các nồng độ Au3+ khác nhau
c) Ảnh hưởng nồng độ WSC
Ngược với ảnh hưởng của Au3+, ảnh TEM hình 3.14 cho thấy, khi tăng nồng độ
WSC, kích thước hạt giảm.

Hình 3.14. Ảnh TEM của GNP tại các nồng độ WSC khác nhau


d) Ảnh hưởng của khối lượng phân tử của WSC
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng phân tử WSC đến độ ổn định của
GNP cho thấy, khi giảm khối lượng phân tử WSC thì GNP kém bền hơn.
3.1.2.2. Tính chất, hình thái và cấu trúc của GNP
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm thu được có dạng cầu với đường kính
trung bình khoảng 8 nm, là tinh thể có cấu trúc lập phương tâm mặt .
3.1.2.3. Cơ chế hình thành vật liệu
Từ các kết quả nghiên cứu và tham khảo tài liệu, chúng tôi đưa ra cơ chế hình
thành GNP theo phản ứng 3.2 và hình 3.29.

Hình 3.20. Cơ chế hình thành GNP
3.1.2.3. Nghiên cứu động học của phản ứng khử Au3+ bằng WSC
Động học phản ứng được nghiên cứu bằng phương pháp nồng độ đầu. Kết quả
cho thấy phương pháp nồng độ đầu cho kết quả rất lặp lại và thuận lợi cho việc nghiên
cứu động học. Phương trình động học của phản ứng khử Au 3+ bằng WSC là: r = k.
[Au3+]. [WSC]0,088 (%.s-1) với k = 85,5 s-1(%-0,088).
3.1.2.4. Nghiên cứu gia tăng độ ổn định của GNP
Kết quả nghiên cứu cho thấy, để tăng độ ổn định của GNP, có thể thêm WSC vào
sau phản ứng với nồng độ thích hợp. Trong nghiên cứu này, với khoảng nồng độ WSC

khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nồng độ WSC 0,3% là nồng độ thích hợp để dung dịch
vàng nano được bảo vệ ổn định trong 6 tháng lưu trữ.


3.1.2.5. Nghiên cứu tăng kích thước hạt GNP bằng phương pháp phát triển mầm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bằng phương pháp phát triển mầm, sử dụng hạt
mầm là GNP, có thể tăng kích thước hạt. Tại tỷ lệ [Au 3+]/[Au0] bằng 8, kích thước hạt
tăng hơn gấp đơi so với hạt mầm.
3.2. NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀNG NANO DẠNG THANH (GNR) BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN MẦM
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng
3.2.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol [Ag+]/[Au3+]

Hình 3.26. Phổ UV-Vis (a) và đồ thị biểu diễn bước sóng của dao động LSPR và độ
hấp thụ quang R với tỷ lệ [Ag+]/[Au3+] .
Kết quả ghi phổ UV-Vis cho thấy, trong trường hợp khơng có Ag+ thì sản phẩm
chỉ có dao động TSPR, khi thêm Ag+ vào thì GNR đã hình thành với 2 dao động LSPR
và TSPR.

Hình 3.28. Ảnh TEM của GNR tại các tỷ lệ [Ag+]/[Au3+]khác nhau.
Kết quả ảnh TEM hình 3.28 cho thấy, khi khơng có Ag + thì có một lượng nhỏ
GNR tạo thành có tỷ lệ cạnh rất lớn (khoảng 15). Khi thêm Ag + thì sản phẩm chủ yếu
là các hạt hình que. Tại tỷ lệ [Ag+]/[Au3+] bằng 0,2 thì hiệu suất tổng hợp lớn nhất và


tỷ lệ cạnh cao. Do đó, chúng tơi chọn tỷ lệ [Ag+]/[Au3+] = 0,2 cho các nghiên cứu tiếp
theo.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol [AA]/[Au3+]

Hình 3.32. Ảnh TEM của GNR tại các tỷ lệ [AA]/[Au3+]khác nhau.

Kết quả ảnh TEM hình 3.32 cho thấy, khi tăng tỷ lệ [AA]/[Au 3+] thì tỷ lệ cạnh
giảm, đặc biệt khi tăng tỷ lệ [AA]/[Au 3+] lên 2,5 thì sản phẩm tạo thành khơng cịn
dạng thanh mà có dạng giống khúc xương.
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi chọn [AA]/[Au3+] = 1,0.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ Au3+
Kết quả khảo sát cho thấy, trong khoảng nồng độ khảo sát (từ 5-20 mM), tỷ lệ cạnh
đạt cực đại tại giá trị nồng độ Au3+ bằng 10 mM.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ CTAB

Hình 3.36. Ảnh TEM của GNR tại các nồng độ CTAB khác nhau
Ảnh TEM hình 3.36 cho thấy, tại nồng độ CTAB nhỏ (0,01 M) thì khơng tạo
thành vàng nano que, tỷ lệ cạnh đạt cực đại tại nồng độ CTAB bằng 0,1 M. Do đó,
chúng tơi chọn nồng độ CTAB = 0,1 M.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của giá trị pH
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH cho thấy, trong khoảng pH khảo sát (từ 1
đến 2,8), sản phẩm tạo thành đều là các hạt vàng nano dạng thanh và tại giá trị pH
bằng 1,7, tỷ lệ cạnh đạt cực đại. Do đó chúng tôi chọn pH = 1,7.


3.2.2. Cơ chế hình thành GNR
3.2.2.1. Giai đoạn tạo mầm vàng
Trong giai đoạn này, NaBH4 khử nhanh Au3+ về Au0

Hình 3.40. Giai đoạn tạo mầm trong quá trình tổng hợp GNR
3.2.2.2. Giai đoạn phát triển mầm
Trong giai đoạn này, hạt mầm phát triển với sự định hướng của Ag+ và CTAB
như minh họa trên hình 3.41, tạo ra GNR.

Hình 3.41. Cơ chế phát triển của GNR dưới sự định hướng của Ag+ và CTAB
3.2.3. Tính chất, hình thái và cấu trúc của vật liệu GNR

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm thu được chủ yếu là dạng thanh với hệ số
cạnh AR  5, có một lượng nhỏ hạt dạng cầu, sản phẩm có 2 cực đại hấp thụ, là dao
động TSPR và LSPR, là tinh thể có cấu trúc lập phương tâm mặt .
3.3. ỨNG DỤNG VÀNG NANO DẠNG CẦU ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
MELAMINE TRONG SỮA
3.3.1. Kết quả thiết lập đường chuẩn
Hình 3.45a cho thấy, khi thêm melamine vào dung dịch vàng nano, có sự thay đổi
màu của dung dịch từ màu đỏ tía sang màu tím hoặc xanh tối. Phổ UV-Vis hình 3.45b
cho thấy, GNP chỉ có một cực đại hấp thụ tại bước sóng 520 nm, khi thêm melamine
vào thì cịn xuất hiện thêm một cực đại hấp thụ tại bước sóng khoảng 650 nm. Ngồi
ra, ảnh TEM hình 3.48 cho thấy, trong khi GNP là các hạt dạng cầu, phân bố tương đối
đồng đều thì khi thêm melamine vào, các hạt đã có sự kết dính lại với nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy có sự tương quan tuyến tính giữa tỷ lệ A 650/A520 và
nồng độ melamine trong khoảng nồng độ từ 0,05 đến 1,00 mg/L với hệ số tương quan
lớn (R2 = 0,998).


b

Hình 3.45. Sự thay đổi màu (a) và phổ UV-Vis (b) của dung dịch vàng nano và vàng
nano-melamine với các nồng độ melamine khác nhau (mg/L)
3.3.2. Cơ chế phản ứng của vàng nano và melamine
Cơ chế phản ứng của GNP và melamine được trình bày trên hình 3.48. Theo đó,
các phân tử melamine với 3 nhóm NH 2, tích điện dương sẽ dễ dàng kết hợp với các
phân tử vàng nano tích điện âm trên bề mặt bởi TPP.

Hình 3.48. Cơ chế phản ứng giữa vàng nano và melamin
3.3.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
3.3.3.1. Ảnh hưởng của kích thước hạt
Kết quả khảo sát cho thấy, hạt có kích thước nhỏ nhạy hơn, cụ thể là thời gian

chuyển màu nhanh hơn và tỷ lệ A 650/A520 lớn hơn. Do đó, chúng tơi chọn hạt KT1 với
kích thước 8,6 nm để nghiên cứu.


3.3.3.2. Ảnh hưởng của pH
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH cho thấy, trong môi trường axit và bazơ, tỷ lệ
A650/A520 nhỏ và tỷ lệ này đạt cực đại trong mơi trường trung tính pH=7.
3.3.4. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp
Kết quả đánh giá độ tin cậy cho thấy, phương pháp trắc quang sử dụng vàng nano
xác định melamine có khoảng tuyến tính trong khoảng nồng độ melamine từ 0,05 –
1,00 mg/L với phương trình đường chuẩn có dạng: A 650/A520 = 0,0211  0,0203) +
(2,13 ± 0,0436).CMel, hệ số tương quan R2 = 0,998; giới hạn phát hiện thấp (4,9.10-5
g/L) và độ lặp lại rất tốt. Do đó có thể áp dụng phương pháp này để phân tích mẫu
thực tế.
3.3.5. Xác định melamine trong mẫu sữa
Tiến hành xác định melamine trong 7 mẫu sữa bằng phương pháp trắc quang sử
dụng vàng nano và bằng phương pháp HPLC. Kết quả được trình bày trong bảng 3.17.
Từ bảng 3.17 cho thấy, khơng có sự khác nhau về mặt thống kê giữa 2 phương pháp
này. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy, độ thu hồi của phương pháp nằm trong khoảng từ
94 đến 111% là chấp nhận được.
Bảng 3.17. Kết quả xác định melamine trong 7 mẫu sữa thật sử dụng vàng nano
và phương pháp HPLC
CMel10-3 (g/l)
Mẫu thu
Thêm vào (c)
1

0,05

2


0,08

3

0,10

4

0,40

5

0,50

Tính được
(xi)
0,047 
0,03
0,089 
0,01
0,094 
0,01
0,430 
0,20
0,489 
0,01

Phân tích


Độ

bằng HPLC

hồi (%)

(yi)

94

0,051

111

0,083

94

0,095

108

0,390

98

0,527

3.3.6. Ảnh hưởng của một số ion, aminoacetic axit (AA) và axit ascorbic (vitamin
C) đến quá trình xác định melamine trong sữa



Ảnh hưởng của các ion Ca2+, Mg2+, Zn2+, Fe3+ và Na+, AA và VC được thể hiện
trên hình 3.53. Kết quả cho thấy, các yếu tố này không ảnh hưởng đáng kể đến quá
trình xác định melamine trong sữa của vàng nano.

Hình 3.53. Ảnh hưởng của các ion, AA và VC đến tỷ lệ A650/A520 tại các nồng độ khác
nhau của tác nhân ảnh hưởng
3.4. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO ĐIỆN CỰC BIẾN TÍNH VÀNG NANO ĐỂ XÁC
ĐỊNH AXIT URIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE HỊA TAN
3.4.1. Khảo sát đặc tính điện hóa của các loại điện cực
Khảo sát đặc tính điện hóa của 3 loại điện cực: glassy cacbon (GCE); điện cực
biến tính bởi hạt vàng nano trên nền glassy cacbon (GCE/GNP) và điện cực biến tính
bởi màng L-cystein và hạt vàng nano trên nền glassy cacbon (GCE/L-cys/GNP) bằng
phương pháp von-ampe hòa tan anot (DP-ASV) và von-ampe vòng (CV). Kết quả
được trình bày trên bảng 3.21 và hình 3.55 và 3.56
Bảng 3.21. Giá trị Ep, Ip, b, và RSD của các điện cực trong DP-ASV
Loại điện

Ep,TB

Ip,TB

RSD

cực

(mV)(*)

(μA)(*)


(%)

GCE

603

1,552

0,29

0,056

GCE/GNP

597

0,113

5,57

0,004

611

19,00

2,78

0,711


GCE/Lcys/GNP

b (μA/μM)

Từ bảng 3.21 có thể thấy điện cực GCE/GNP có I p rất thấp, độ lặp lại của Ip kém
(RSD = 5,57%). So với điện cực GCE khơng biến tính thì điện cực GCE/L-cys/GNP
có Ip gấp 12 lần, tín hiệu ổn định và lặp lại tốt. Hình 3.15 cho thấy, đường DP-ASV
của axit uric với các peak rất cân đối với hệ số tương quan R = 0,992. Do đó, điện cực
GCE/L-cys/GNP rất khả quan trong việc xác định axit uric.


Hình 3.55. Đường DP-ASV của UA theo các lần thêm chuẩn (a) và trong 4 lần lặp lại
(b) (điện cực GCE/L-cys/GNP)).
Đường CV hình 3.56 cho thấy, cả 3 điện cực đều xuất hiện đỉnh hịa tan anot
(Epa), khơng xuất hiện đỉnh hịa tan catot. Do đó có thể cho rằng q trình điện hóa xảy
ra bề mặt điện cực của UA là quá trình bất thuận nghịch.

Hình 3.56. Các đường CV của 3 loại điện cực khác nhau
3.4.2. Nghiên cứu q trình biến tính điện cực
Q trình biến tính điện cực được minh họa trên hình 3.57.

Hình 3.57. Quá trình biến tính điện cực GCE
3.4.2.1. Khảo sát nồng độ L-cys
Kết quả khảo sát nồng độ L-cys cho thấy, trong khoảng nồng độ từ 0,5 đến 8
mM, cường độ pic IP đạt cực đại tại nồng độ L-cys bằng 1 mM. Ngoài ra, kết quả quét
DP-ASV tại nồng độ này cho thấy, tín hiệu dịng đỉnh hịa tan thu được khá cao, độ lặp
lại tốt và phương trình hồi quy tuyến tính sau các lần thêm chuẩn có hệ số tương quan
cao (R = 0,997). Do đó, chúng tơi chọn nồng độ của dung dịch L-cys là 1,0 mM.



3.4.2.2. Khảo sát số vòng quét L-cys
Kết quả khảo sát số vòng quét L-cys cho thấy, trong khoảng số vòng quét từ 10
đến 60 vòng, cường độ pic IP đạt cực đại tại số vịng qt bằng 20 vịng. Ngồi ra,
đường DP-ASV của UA với số vòng quét n = 20, cho thấy cường độ I p cao (Ip =
23,51), độ lặp lại tốt (RSD = 2,26%). Do đó, chúng tơi chọn số vịng qt n = 20 để
biến tính điện cực.
3.4.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tín hiệu hịa tan
3.4.3.1. Ảnh hưởng của pH
Ảnh hưởng của pH đến tín hiệu hịa tan được trình bày trên hình 3.62 và bảng
3.26. Kết quả cho thấy, tại pH = 2,2, giá trị Ip của UA lớn hơn so với giá trị Ip tại pH =
3,2. Tuy nhiên, tại giá trị pH này, độ lặp lại rất kém (RSD = 18,6%). Khi tăng pH từ
3,2 đến 4,8, Ip cao và khá ổn định, độ lặp lại của Ip khá tốt (RSD = 1,86% - 3,06%).
Tại pH = 8,8, giá trị Ip rất thấp và độ lặp lại kém (RSD = 13,5%). Như vậy, tại các giá
trị pH quá thấp hay quá cao, độ ổn định của điện cực kém, làm hạn chế q trình oxi
hóa của UA trên bề mặt điện cực.
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi chọn pH = 3,2 cho các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 3.62. Sự phụ thuộc của Ip vào pH (a) và các đường von-ampe hòa tan của UA tại
giá trị pH khác nhau (b)


Bảng 3.26. Giá trị Ep, Ip, và RSD với các giá trị pH khác nhau
pH

Ep,TB (mV)

Ip,TB (μA)

RSD (%)


2,2

712

28,07

18,6

3,2

641

26,06

3,06

4,1

613

26,06

4,17

4,8

536

25,50


1,86

5,8

436

15,63

1,84

6,8

386

6,675

1,36

8,0

328

5,898

1,94

8,8

278


2,587

13,5

3.4.3.2. Ảnh hưởng của tốc độ quét thế
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quét thế cho thấy, khi tăng tốc độ qt thế
từ 20 đến 120 mV/s thì tín hiệu dòng tăng. Tuy nhiên, khi tăng v từ 60 đến 120 mV/s,
số điểm đo trong quá trình quét giảm, do Ustep tăng dẫn đến trong q trình ghi đo tín
hiệu bỏ qua cực đại của peak, mất đỉnh peak hoặc làm peak bị biến dạng. Ngoài ra, thế
đỉnh (Ep) bị dịch chuyển về phía dương khi tăng v. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi chọn
tốc độ quét thế v = 20 mV/s.
3.4.4. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp
Kết quả đánh giá độ tin cậy cho thấy, phương pháp DP-ASV sử dụng điện cực
biến tính vàng nano xác định axit uric có khoảng tuyến tính trong khoảng nồng độ UA
từ 2 – 40 µM với hệ số tương quan R2 > 0,99; giới hạn phát hiện thấp (2,66 ± 0,29
μM.) và độ lặp lại rất tốt. Do đó có thể áp dụng phương pháp này để phân tích mẫu
thực tê.
3.4.5. Áp dụng thực tế
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của phương pháp, chúng tôi tiến hành áp dụng phân
tích mẫu thực với 2 đối tượng là mẫu nước tiểu và mẫu huyêt thanh. Lý lịch mẫu được
trình bày trên bảng 3.32.
3.4.5.1. Lý lịch mẫu
Lý lịch mẫu được trình bày trên bảng 3.32.


Bảng 3.32. Ký hiệu và lý lịch mẫu
Mẫu



Mẫu nước tiểu
1

2

3

Mẫu huyết thanh

4

5

1

2

3

4

5

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 HT1 HT2 HT3 HT4 HT5

hiệu
Đối

Nữ


Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

51

28

26

22

26

48


36

26

35

40

tượng
Tuổi

3.4.5.2. Kết quả phân tích
a) Mẫu nước tiểu
Kết quả xác định độ đúng được trình bày trên hình 3.68 và bảng 3.33. Từ kết quả
cho thấy Từ kết quả trên cho thấy, giá trị độ thu hồi nằm trong khoảng từ 94,7 đến
126,4% là chấp nhận được.

Hình 3.68. Đường von-ampe hòa tan của UA: TN1 (a); TN2 (b) của mẫu NT1 và TN1
(c); TN2 (d) của mẫu NT5
Bảng 3.33. Độ thu hồi của một số mẫu nước tiểu
Mẫu

NT1

NT4

NT5

Rev


C1 (μM)

Co (μM)

C2 (μM)

7,93

6,00

13,61

94,72

7,32

6,00

14,19

114,5

7,38

6,00

14,41

117,1


12,12

6,00

19,62

125,0

12,22

6,00

19,80

126,4

14,91

6,00

21,56

110,8

15,02

6,00

21,91


114,9

14,49

6,00

21,23

112,4

(%)


Tiếp theo, tiến hành phân tích 05 mẫu nước tiểu. Kết quả được trình bày trong
bảng 3.6.
Bảng 3.34. Nồng độ UA trong một số mẫu nước tiểu
Hàm lượng UA trong mẫu nước tiểu (mM)

Số thí nghiệm
lặp lại

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5


1

1,59

2,44

1,14

2,41

2,98

2

1,47

2,43

1,30

2,46

3,00

3

1,48

2,28


1,37

2,56

2,90

TB Sd

1,51±0,07

2,38±0,09

1,27±0,11

2,47±0,08

2,96±0,06

Từ kết quả, cho thấy độ lặp lại của trong 3 lần đo là khá tốt.
b) Mẫu huyết thanh
Kết quả xác định độ đúng được trình bày trên bảng 3.36. Từ kết quả cho thấy Từ
kết quả trên cho thấy, giá trị độ thu hồi nằm trong khoảng từ 115,7 đến 123,6%



chấp nhận được.
Bảng 3.36. Độ thu hồi của một số mẫu huyết thanh
Mẫu


HT1

HT2

HT4

Rev

C1 (μM)

Co (μM)

C2 (μM)

5,662

6,000

13,08

123,6

6,246

6,000

13,39

119,1


6,415

6,000

13,63

120,3

3,796

6,000

10,93

118,9

3,989

6,000

11,14

119,2

4,118

6,000

11,24


118,7

5,041

6,000

11,98

115,7

5,135

6,000

12,27

118,9

5,058

6,000

12,22

119,3

(%)

Tiếp theo, tiến hành phân tích 05 mẫu huyết thanh. Kết quả được trình bày trong
bảng 3.37.



Bảng 3.37. Nồng độ của UA trong năm mẫu máu
Số thí
nghiệm

Hàm lượng UA trong mẫu máu (M)
HT1

HT2

HT3

HT4

HT5

1

557

380

424,40

504

240,12

2


625

400

-

514

-

3

642

412

-

506

-

TB Sd

608±45

397±16

-


508±5

-

lặp lại

Từ kết quả cho thấy, độ lặp lại của các mẫu trong 3 lần đo là khá tốt với RSD nhỏ
hơn 7,5%. Hàm lượng UA trong mẫu HT1 (nam) cao hơn các mẫu HT2 đến HT4 – là
các mẫu nữ. bình thường (137 M) và hai mẫu HT3 và HT4 cao hơn giới hạn trên
(393 M).
3.5. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA VÀNG NANO
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của cả 2 loại vàng
nano tổng hợp được, đó là: vàng nano dạng cầu (GNP) và dạng thanh (GNR). Ở đây, 4
loại vi khuẩn được chọn là các loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thức ăn, gồm E.
Coli (ký hiệu: E. C), Salmonella Typhimurium (S. T), Listeria monocytogenes

(L.

M), Staphylococcus aureus (S. A). Kết quả được trình bày ở hình 3.73 và hình 3.74.

Ghi chú: A: mẫu + E.C; B: mẫu + S. T; C: mẫu+ L. M; D: mẫu+ S. A; E: Ks + E.C; F: Ks + S. T; G: Ks + L. M;
H: Ks + S. A

Hình 3.73. Kết quả kháng khuẩn của mẫu GNP (a: quan sát bằng mắt thường; b:
sử dụng thuốc thử Alamar Blue)

Từ hình 3.73 ta thấy, vi khuẩn phát triển làm cho môi trường BHI vẫn đục, lắng
cặn (cột 0) và khi thêm thuốc thử Alamar Blue vào thì mơi trường chuyển sang màu
hồng (cột 0). Khi cho kháng sinh Kanamycin (Ks) vào để ức chế sự phát triển của vi

khuẩn thì mơi trường sẽ khơng bị đục mà có màu vàng tươi, khơng lắng cặn đồng thời
môi trường sẽ giữ nguyên màu xanh khi thêm thuốc thử Alamar Blue vào (dãy E, F, G,



×