Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

năng lượng nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.06 KB, 17 trang )

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG
CỦA NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Năng lượng nguyên tử là nguồn năng lượng chủ yếu trong
tương lại…
Hình 1: Cấu tạo nguyên tử
1
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
 Cùng với xu hướng phát triển chung của nhân loại, Việt Nam
cũng đang tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện
đại hóa. Nhưng song song với sự phát triển là những vấn đề hệ
trọng cần phải giải quyết. Một trong số đó là sự tiêu tốn quá lãng
phí năng lượng, cụ thể là năng lượng điện. Trong những năm
vừa qua, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm
đạt khoảng 7,5%, nhu cầu năng lượng và điện năng tiếp tục tăng
với tốc độ tương ứng là 10,5% và 15%. Theo dự báo của các
chuyên gia kinh tế và năng lượng, tốc độ tăng GDP, nhu cầu
năng lượng và điện năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức độ cao, do đó
trong những năm tới nhu cầu thiếu điện để phát triển kinh tế - xã
hội là điều không tránh khỏi. Không chỉ thiếu điên trong phát
triển công nghiệp, thực tế về thiếu điện trong sản xuất cũng
đang là vấn đề nan giải. Thực trạng về sự thiếu điện nghiêm
trọng đang xảy ra ở rất nhiều nơi, cụ thể là ở những vùng sâu
vùng xa nhiều nơi chưa có điện lưới hay vấn đề thiếu điện sản
xuất và sinh hoạt vào mùa khô.
 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cũng cảnh
báo: "Mặc dù trình độ công nghệ còn ở mức khiêm tốn, tiềm lực
kinh tế còn khó khăn nhưng nếu không giải quyết được bài toán
về nguồn năng lượng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
thì đến năm 2020 Việt Nam không thể trở thành một nước công
nghiệp hiện đại như chúng ta mong muốn".


Để giải quyết về vấn đề năng lượng cho đất nước trong tương
lai, cần phải tìm đến những nguồn năng lượng mới, mà năng
lượng nguyên tử là giải pháp hàng đầu hiện nay.
2
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
I-TIỀM NĂNG VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ CỦA
NƯỚC TA HIỆN NAY:
Vào tháng 3/2014, Trận động đất và song thần lịch sử Sendai ở
Nhật Bản đã làm nhà máy điện Nguyên tử Fukushima xảy ra rò
rỉ phóng xạ đã trở thành một tâm điểm cần chú ý đối với các
nước có sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân, trong đó có Việt
Nam
Đất nước Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cân
xích đao, điều này tạo nên cho Việt Nam một vùng khí hậu nóng
ẩm và mưa nhiều, đồng thời Việt Nam nằm trong vùng thuộc
diện ít xảy ra động đất, vùng nhiều đồng bằng, đó là một thuận
lợi về khí hậu và địa lý giúp nâng cao tiềm năng để phát triển
nguồn năng lượng hạt nhân trong tương lai không xa.
Và ngoài ra con người cũng là nhân tố quan trọng trong việc
phát triển năng lượng nguyên tử, cần trang bị cho con người làm
việc trong ngành năng lượng này vốn kiến thức vững vàng, đi
kịp với kiến thức của thế giới.
Theo tài liệu “ 2*KH&CNN*5/2004 ”, với bài báo có tiêu đề:”
ĐIỆN NGUYÊN TỬ khả năng phát triển ở Việt Nam” có viêt:
Từ những năm 90, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan
chức năng tiến hành đề tài nghiên cứu về khả năng đưa điện
nguyên tử vào Việt Nam. Các nghiên cứu về địa điểm, công
nghê, an toàn, chất thải đã được tiến hành 5-7 năm trở lại đây.
Báo cáo dự án tiền khả thi về nhà máy điện nguyên tử tại Việt
Nam đã được Viên Năng Lượng hoàn thành.và dự kiến trình

chính phủ tháng 2/2004, Việt Nam có nên phát triển điện nguyên
tử hay không , vào thời điêm nào?, trước hết xét về năng lượng
điện tiêu thụ của Việt Nam, theo dự báo tính toán về nhu cầu
tiêu thụ, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và tính đến năm 2020
lượng điện tiêu thụ đạt 177 – 230 tỷ kWh.
3
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Trong khi đó nguồn năng lượng truyền thống của Việt Nam đa
dạng gồm: năng lượng gió, địa nhiệt, sinh khối, mặt trời, thuỷ
điện, than, dầu và khí,…Tuy nghiên nguồn cung cấp năng lượng
này lại không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển của nước ta
tăng nhanh trong thời gian dài. Tổng trữ lượng than đã tìm kiếm
thăm dò còn lại từ năm 2001-2010 là 3,808 tỷ Tấn. Tính đến
năm 2003 về dầu khí chúng ta có thể thu hồi khoảng 1,23 tỷ m3
dầu quy đổi, tập trung ở thềm lục địa. Tiềm năng về Thuỷ điện ở
nước ta khoảng 123 tỷ kWh.
Như vậy sau năm 2015 nếu khả năng khai thác nguồn nguyên
liệu sơ cấp không có gì đột phá thì cung cấp sẽ không đáp ứng
được nhu cầu . Sự thiếu hụt ngày càng lớn trong khi nhu cầu
năng lượng điện của Việt Nam chưa được bảo hoà. Vào năm
2030 có thể tính toán sự thiếu hụt điện lên đến 50%
4
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Một trong những giải pháp giải quyết vấn đề năng lượng cho
nước ta đó chính là nhập khẩu. Việt Nam có thể nhập khẩu điện
hoặc có thể nhập khẩu nhiên liệu như than, nhiên liệu hoá lỏng,
…nhưng như vậy việc nhập sẽ dẫn đến nhiều bất ổn như tăng
nhâpj siêu, cần nhiều ngoại tệ, dẫn đến sự phụ thuộc của nước
ta đến nguồn nguyên liệu của nước ngoài. Nhập khẩu than đá
dẫn đến tăng khả năng gây ô nhiễm mỗi trường. Chính vì vậy,

giải pháp tổng thể là tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong
nước, nhập khẩu một phần năng lượng và tập trung vào điện
nguyên tử, và sẽ trở thành tất yếu trong tương lai. Điện nguyên
tử còn đáp ứng an ninh lâu dài về năng lượng trong điều kiện
bối cảnh bất ổn. Mặt khác giá thành điện nguyên tử thâp nên
làm giá thành điện ổn định hơn.
Theo đánh giá của Việt Nam thì có trữ lượng mỏ Uranium khá
lớn,.
Phát triển điện nguyên tử mà trước hết là phát triển chương
trình hạt nhân sẽ thúc đẩy công nghệ, nâng cao tiềm lực công
5
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
nghiệp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu năng lượng, đảm bảo an
ninh năng lượng trong môi trường an ninh biến động cũng như
giữ gìn môi trường.
II- THỰC TRẠNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Ở
NƯỚC TA:
Hình 2: sơ đồ phân bố địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt
nhân
6
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Đã từ lâu Chính phủ đã chú tâm tới nguồn năng lượng hạt
nhân, do đó chính phủ đã đầu tư nghiên cứu chiều sâu về ngành
này, cụ thể:
Năm 1984, nhân dịp khánh thành mở rộng lò phản ứng hạt
nhân Đà Lạt, đó là lễ khánh thành trong những hoạt động kỷ
niệm 25 năm ngày ký kết hiệp định khoa học và kỹ thuật Việt
Nam - Liên Xô, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã có nói: ” Lò phản
ứng hạt nhân Đà Lạt tuy quy mô còn nhỏ nhưng có ý nghĩa và
triển vọng lớn, không những nó tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi

năng lượng nguyên tử phục vụ những yêu cầu trước mắt của
một số ngành kinh tế mà quan trọng hơn là cơ sở đầu tiên không
thể thiếu cho phép đội ngũ khoa học và kỹ thuật của ta tiến lên
từng bức làm chủ khoa học và kỹ thuật nguyên tử, đưa những
khả năng to lớn của năng lượng nguyên tử phục vụ mục tiêu hòa
bình xây dựng nền kinh tế quốc dân của chúng ta (1)”. Để thấy
được sự quan tâm một cách đặc biệt của Chính phủ đến ngành
này, nó là một trong vấn đề then chốt để phát triển đất nước .
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt xây dựng năm 1960, công
suất 250kWt đưa vào vận hành từ năm 1963, đến năm 1968
ngừng hoạt động. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, lò được khôi
phục, mở rộng và chính thức vận hành trở lại vào ngày 20-3-
1984 với công suất 500kWt, gấp 2 lần lò phản ứng cũ. Tính đến
cuối năm 2013, lò phản ứng đã có 37.800 giờ hoạt động an toàn
và khai thác hiệu quả, phục vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng
khoa học công nghệ hạt nhân vào phát triển kinh tế - xã hội và
đào tạo nguồn nhân lực – Tuy đây chỉ mới đáp ứng được trong
việc phục vụ nghiên cứu khoa học những đã là một dấu mốc
khẳng định tiềm năng của Việt Nam về điện Nguyên tử trong
tương lai.
7
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Trong bài báo của Công ty điện lực Bình Dương(EVN SPC) Phó
cục trưởng, Cục Năng Lượng Nguyên tử ông Lê Doãn Phát
cũng có đề cập đến: “thực tế ở nước ta cho thấy từ nay đến năm
2020, nguồn cung ứng điện từ nhiên liệu hóa thạch (than đá,
dầu mỏ) và năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt
trời ) đang dần cạn kiệt, sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội”, Cũng theo ông Lê Doãn Phát cho biêt : “từ
năm 1996 Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu về phát triển

năng lượng bền vững, bao gồm cả việc xem xét vai trò của điện
hạt nhân trong hệ thống năng lượng quốc gia. Dưới sự chỉ đạo
của Chính phủ, nhiều Bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại
học và các tổ chức liên quan đã tham gia vào các chương trình,
đề tài, dự án nghiên cứu và trong giai đoạn 1996-2011, Chính
phủ đã phê chuẩn và đầu tư kinh phí cho các chương trình và đề
tài, dự án như chương trình quốc gia về phát triển năng lượng
bền vững, nghiên cứu tổng quan đưa điện hạt nhân vào Việt
Nam, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề liên quan đến phát triển
8
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
điện hạt nhân ở Việt Nam, đề án Xây dựng Chiến lược sử dụng
năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Việt Nam đến
năm 2020”.
Hình 3: nhà máy điện hạt nhân
Nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng năng lượng
nguyên tử phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, Đảng và Chính phủ đã sớm quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực
này. Nghị quyết Trung ương lần 2 khoá VIII đã yêu cầu: "Chuẩn
bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử sau
năm 2000". Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX đã đề ra nhiệm vụ:
"Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử". Để cụ
thể hoá chủ trương này, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược,
quy hoạch liên quan đến phát triển điện hạt nhân.
Ngày 25/7/2009, tại Nhà khách Chính phủ đã diễn ra lễ ký
Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển điện hạt nhân giữa Viện Năng
9
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
lượng Nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn nhà nước về Năng

lượng nguyên tử Liên bang Nga ROSATOM.
Sự kiện này diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Việt
Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga X. La-vơ-
rốp. Theo Bản ghi nhớ này, hai bên sẽ tiến hành hợp tác trong
các lĩnh vực như xây dựng cơ sở pháp lý, pháp quy và xây dựng
bộ máy quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp
điện hạt nhân của Việt Nam, phát triển hệ thống giáo dục chuyên
ngành quốc gia cho Việt Nam, nghiên cứu lựa chọn địa điểm cho
nhà máy điện hạt nhân, nghiên cứu lựa chọn địa điểm, chuẩn bị
thiết kế và xây dựng trung tâm nghiên cứu hạt nhân mới ở Việt
Nam Giữa chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Liên bang Nga đã có Hiệp định hợp tác sử dụng năng
lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, ký ngày 27 tháng 3 năm
2002. Trong khuôn khổ Hiệp định này, các cơ quan hữu quan
của hai nước đã tiến hành nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh
vực năng lượng hạt nhân và điện hạt nhân.Việc ký Bản ghi nhớ
lần này thể hiện quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, mang
tính chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga, góp phần vào
việc thúc đẩy quá trình nghiên cứu, phát triển và sử dụng điện
hạt nhân một cách an toàn, an ninh và vì mục đích hoà bình ở
Việt Nam.
Ngày 25-11-2009, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu
tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà
máy có 2 tổ máy để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tỉnh Ninh Thuận.
Theo đó, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước
Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt
10
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh

Ninh Thuận.
Hình 4: Hình ảnh quy hoạch nhà máy điện nguyên tử ở
Tỉnh Ninh Thuận
11
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Hình 4: Hình ảnh minh phát hoạ nhà máy điện nguyên tử ở
Tỉnh Ninh Thuận
Ngày 3/10/2010 Việt Nam và Liên bang Nga ký kết 14
văn kiện, thỏa thuận hợp tác dự án thế hệ mới có quy mô lớn,
trong đó có thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hợp
tác năng lượng, kỹ thuật quân sự
12
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Ngày 28/9/2011 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Dịch vụ tư vấn lập Hồ sơ phê
duyệt địa điểm và Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh
Thuận 2 của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với Công ty Điện
Nguyên tử Nhật Bản (JAPC).
Bản ký kết có nội dung nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
2 có tổng công suất lắp đặt khoảng 2.000MW (2x1.000MW),
được xây dựng tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận, với công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại, đã
được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh
tế.
13
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-EVN ngày 17/3/2011 của Hội
đồng thành viên EVN về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu đợt 1
Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2; Điều khoản
tham chiếu và Hồ sơ yêu cầu Gói thầu số 1: “Dịch vụ tư vấn lập

14
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Hồ sơ phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt
nhân Ninh Thuận 2”, quá trình phát hành hồ sơ, công tác đánh
giá thầu và thương thảo hợp đồng đã được các đơn vị của EVN
tiến hành một cách chặt chẽ, đúng trình tự và thủ tục quy định.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày
06/9/2011 và Quyết định của Hội đồng thành viên EVN ngày
16/9/2011 phê duyệt kết quả chỉ định thầu và thương thảo hợp
đồng Gói thầu số 1: “Dịch vụ tư vấn lập Hồ sơ phê duyệt địa
điểm và Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2”
thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Hợp đồng Dịch vụ tư
vấn với nhà thầu JAPC được ký kết ngày hôm nay.
Theo Hợp đồng, JAPC sẽ thực hiện Dịch vụ tư vấn lập Hồ
sơ phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân
Ninh Thuận 2 trong vòng 18 tháng. Chi phí thực hiện dịch vụ tư
vấn này do Chính phủ Nhật Bản tài trợ với tổng giá trị khoảng 2
tỷ Yên thông qua Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật
Bản trực tiếp giải ngân cho Tư vấn.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể đáp ứng
nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an
ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải và phát triển trình độ
khoa học công nghệ của quốc gia về lĩnh vực năng lượng
nguyên tử.
15
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
PHỤ LỤC
I-TIỀM NĂNG VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ CỦA NƯỚC TA
HIỆN NAY trang 3
II- THỰC TRẠNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Ở

NƯỚC TA: trang 6
16
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GVHD: Nguyễn Hiếu Nghĩa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• />gtinvecongtacquanly/Trang/20131022081208.aspx (1)
• />25-02-53-17/1392-di-n-h-t-nhan-thanh-ngu-n-nang-lu-ng-
ch-l-c-c-a-vi-t-nam (2) - Cục điện lực tỉnh Bình Dương
• />Nga Viet-co-tiem-nang-phat-trien/119/13433365.epi
• Theo tài liệu “ 2*KH&CNN*5/2004 ”, với bài báo có tiêu đề:”
ĐIỆN NGUYÊN TỬ khả năng phát triển ở Việt Nam”. (3)
• />%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12818 (4)
• />actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2229&menuid=103110&
menuup=103000&menulink=100000 (5)
• ĐIỆN TỬ HẠT NHÂN- NGUYỄN ĐỨC HOÀ- Nhà xuất bản
giáo dục – 2012 (6)
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×