MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) ra đời ngày 18 tháng 11 năm 1930
với tên gọi ban đầu là Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt
trận Dân tộc thống nhất, một hình thức liên minh chính trị của giai cấp cơng nhân
với giai cấp nơng dân và các lực lượng yêu nước khác, có mục tiêu chung là giải
phóng dân tộc. Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, vị trí vai trị của
MTTQVN ngày càng được khẳng định và nâng cao, giữ vai trị đặc biệt quan trọng
trong hệ thống chính trị của nước ta. Ngày nay, trong giai đoạn phát triển mới của
đất nước, MTTQ VN đã và đang phát huy vai trị của mình trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, góp một phần tích cực vào quá trình thực thi dân chủ ở nước ta
hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiến
pháp 1992 đã ghi nhận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân……động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi
hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại
biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước” [24].
Tại khoản 2, điều 1, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 cũng đã quy
định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân…” [25].
Hoạt động giám sát của MTTQ và các đoàn thể đã được ghi nhận từ Hiến
pháp năm 1992, sau đó là Luật MTTQ Việt Nam năm 1999 và trong nhiều văn bản
pháp luật khác. Cho đến nay, nhìn chung hoạt động này vẫn cịn hạn chế về hiệu
quả, thậm chí cịn nhiều ý kiến cho rằng nó cịn mang tính hình thức, và là nội dung
yếu nhất trong phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam.
Hoạt động phản biện xã hội tuy đã có ở nước ta với những mức độ và hình
thức khác nhau, nhưng mới được ghi nhận từ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X (năm 2006) Nghị quyết chỉ rõ: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt
trận, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và
phản biện xã hội” [8, tr.135]. Như vậy, việc nghiên cứu về phản biện xã hội mới
thực sự được giới khoa học quan tâm từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
Đối với nước ta hiện nay, thực tế cho thấy, trong điều kiện duy nhất một
đảng cầm quyền, cơ chế quyền lực nhà nước tập quyền xã hội chủ nghĩa không tổ
chức theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập”. Những đặc điểm ấy của hệ thống
chính trị nước ta đã đặt sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Nhà nước nói riêng,
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của chúng ta nói chung vào trạng thái phát
triển khơng có đối trọng. Trong bối cảnh đó khơng thể khơng nói đến nguy cơ chủ
quan, tiềm ẩn mà Đảng ta phải đối mặt đó là lạm quyền và quan liêu, độc đoán, vi
phạm dân chủ trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đây cũng chính là một trong những
lý do khiến cho bộ máy Nhà nước ta tồn tại dai dẳng nhiều vấn đề bức xúc như nạn
tham nhũng, tệ quan liêu cửa quyền của các cơ quan và của các cơng chức hành chính
nhà nước, tình trạng lãng phí ngân sách và tài ngun quốc gia, tình trạng mất dân chủ
trong Đảng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đang diễn ra khá phổ biến và ngày
càng nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc, nhức nhối trong xã hội…Từ những tồn tại yếu
kém nêu trên đã làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu hoạt động quản
lý của chính quyền. Vì vậy, vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là cần phải nghiên cứu lại
hệ thống kiểm soát quyền lực, trong đó có vấn đề giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ. Với vai trò là một tổ chức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân, hoạt động giám sát và phản biện của MTTQ sẽ tạo ra yếu tố “kiềm chế” thay
cho cơ chế “đối trọng” trong hệ thống chính trị của nước ta. Để thực hiện vai trò của
yếu tố “kiềm chế” nhằm giới hạn quyền lực, tránh xu hướng lạm quyền, vi phạm dân
chủ, đòi hỏi MTTQ Việt Nam phải thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã
hội của mình.
Đối với thành phố Hà Nội, trong những năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh
đã tích cực triển khai thực hiện tốt hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Đặc biệt
là từ khi có Luật MTTQ Việt Nam, với cơ chế giám sát được quy định trong Luật,
hoạt động giám sát đã được mở ra ở tất cả các cấp Mặt trận, phạm vi nội dung
không chỉ giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các cơ quan nhà nước,
đại biểu dân cử, cán bộ cơng chức nhà nước mà cịn giám sát cả đạo đức lối sống,
văn hố cơng vụ của cán bộ Đảng viên…Hoạt động giám sát của MTTQ các cấp
thành phố Hà Nội bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần làm hạn chế những sai
sót trong hoạt động của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước…Hoạt động
phản biện xã hội là một hoạt động mới song MTTQ các cấp trong Tỉnh cũng đã có
nhiều cố gắng trong tham gia các ý kiến vào việc hoạch định các chủ trương đường
lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Nhiều ý kiến của MTTQ đã được
các cấp uỷ Đảng, chính quyền tơn trọng tiếp thu và điều chỉnh, đem lại nhiều lợi ích
thiết thực cho nhân dân.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hoạt động này trong nhiều năm qua cho thấy,
mặc dù hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ đã được đặt lên tầm hiến
định, song đến nay vẫn còn tỏ ra lúng túng về nội dung, phương pháp thực hiện, dẫn
đến hiệu quả rất hạn chế, chưa ngang tầm với vị trí chính trị pháp lý của mình. Phản
biện xã hội là nhiệm vụ mới, rất quan trọng khó khăn và nhạy cảm, nhưng chưa có
cơ chế phản biện xã hội cụ thể, chưa có quy định thật rõ về mục đích, yêu cầu,
nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung phản biện xã hội. Do vậy hoạt động phản
biện của MTTQ các cấp trong Tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đem lại chưa
cao. Nhận định về hạn chế này, tại báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu MTTQ
thành phố Hà Nội lần thứ 12 nhiệm kỳ 2009 -2014 đã khẳng định: “Mặt trận chưa làm
tốt vai trò phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chưa đóng góp xứng đáng vào việc
xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật, chưa tham mưu xây dựng cơ chế, cũng
như chưa thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội” [36, tr.18].
Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ Việt Nam nói chung và của MTTQ các cấp ở thành phố Hà Nội nói riêng là
đòi hỏi cấp bách và tất yếu trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước
ta hiện nay. Đây chính là một cơ chế bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và hoạt
động quản lý của Nhà nước đạt được mục đích và hiệu quả mong muốn, tránh được
những sai phạm, rủi ro khơng đáng có và đóng vai trị như một thứ lực kiềm chế chứ
không phải lực đối trọng trong điều kiện một Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền
ở nước ta hiện nay..
Là một cán bộ hiện đang công tác tại cơ quan Uỷ ban MTTQ thành phố Hà
Nội, bản thân tác giả đề tài luôn suy nghĩ và trăn trở về vấn đề làm thế nào để tăng
cường hơn nữa hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam nói
chung và của MTTQ các cấp thành phố Hà Nội nói riêng, góp phần bảo đảm phát
huy cao nhất quyền dân chủ của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các
cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước. Những vấn đề
nêu trên đã thôi thúc tác giả chọn đề tài “Nâng cao hoạt động giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở thành phố Hà Nội hiện nay” để xây
dựng đề tài nghiên cứu khoa học cho mơn xã hội học chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ là một đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành chính trị học, luật học, triết học và
các nhà chính trị, các nhà quản lý tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong thời
gian vừa qua, có các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động giám sát:
- Đề tài nghiên cứu khoa học KX10 - 07 (2006) "Xây dựng cơ chế pháp lý
đảm bảo sự kiểm tra giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và
Nhà nước" (do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ nhiệm).
- Đề tài khoa học cấp Bộ (2006) "Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân
cử ở nước ta hiện nay" (do GS.TS Đặng Đình Tân - Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh làm chủ nhiệm).
- Luận văn Thạc sĩ Luật (2006) "Giám sát xã hội đối với cơ quan quyền lực
nhà nước ở Việt Nam" (của Nguyễn Long Hải - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh).
- Phát huy vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện giám sát đối với cán
bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư (2005) của Đỗ Duy Thường - Tạp chí Mặt
trận số 22,tr 31-33..
- Nguyễn Văn Thanh (2003), "Thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận Tổ
quốc đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở nước ta hiện nay", Luận văn Thạc
sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Lưu Văn Đạt (2006), "Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ
quốc đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ cơng chức", Tạp chí Mặt trận
số 31, tr.19-22.
- Nguyễn Long Hải (2006), Giám sát xã hội đối với quyền lực Nhà nước ở
Việt nam, luận văn thạc sỹ luật, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí minh, Hà Nội.
- Nguyễn Thọ Ánh (2010), luận văn Tiến sỹ Chính trị học, học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí minh, “ Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay”
Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động phản biện xã hội
- Lê Thị Hồng Diễm (2008), "Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Đề tài "Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã
hội đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị" (mã số KX10-06/06-10) hoàn
thành vào cuối năm 2009 của PGS.TS Trần Hậu làm chủ nhiệm.
- Tác giả Trương Thị Hồng Hà (2007) với bài "Xây dựng cơ chế pháp lý bảo
đảm cho nhân dân tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội", Tạp chí Cộng
sản, số 8, tr 17-18.
Tác giả Trần Ngọc Nhẫn (2008) với bài "Một số đề xuất về giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân”, Tạp chí Mặt trận, số 56, tr 23-24..
- Lê Văn Đính (2007), "Phản biện Xã hội - Một trong những phương hướng
đặc trưng của thực thi dân chủ ở nước ta hiện nay", Tạp chí Dân vận, số 3, tr17-19.
- Hồng Hải (2007), "Về phản biện và giám sát xã hội", Tạp chí Xây dựng
Đảng, số 9, tr.40-41, 57.
- Trần Ngọc Nhẫn (2007), “Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1, tr41-43.
- Nguyễn Trọng Bình (2007), ‘Một số ý kiến về phản biện xã hội”, Thông tin nhà
nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, số 4,
tr.34.
- Hoàng Văn Tuệ (2006), "Vấn đề phản biện xã hội với yêu cầu thực tế hiện
nay", Tạp chí Triết học, số 4, tr.24-26.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên dưới nhiều góc độ khác nhau đã có nhiều
đống góp quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động giám sát và phản biện
xã hội của MTTQ, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào trực
tiếp nghiên cứu về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp tại
tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay dưới góc độ khoa học Luật học.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh gia đúng thực trạng hoạt động giám
sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề
xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện
xã hội của MTTQ các cấp thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ Việt Nam;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá
trình thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp thành phố
Hà Nội (giai đoạn 2015 - 2020). Làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế
trong giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp thành phố Hà Nội ;
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động giám sát và phản
biện xã hội của MTTQ các cấp thành phố Hà Nội hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ các cấp thành phố Hà Nội thời gian giới hạn từ 2015 - 2020.
4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân chủ, về kiểm soát quyền lực, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
việc thực thi quyền lực nhân dân, về vai trò của nhân dân, của MTTQ và các đồn
thể chính trị xã hội trong việc giám sát hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước,
thực hiện phản biện xã hội trong quá trình hình thành đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: Phân tích, tổng hợp,
thống kê, hệ thống, so sánh, lịch sử….
5. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ là một cơng trình khoa học dưới hình thức là một
đề tài khoa học, là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về giám sát và phản
biện xã hội của MTTQ các cấp thành phố Hà Nội. Những đóng góp mới của đề tài
đó là:
Thứ nhất: Đưa ra luận cứ khoa học về giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ trong điều kiện một Đảng duy nhất lãnh đạo cầm quyền.
Thứ hai: Làm sáng tỏ tính đặc thù và vai trò tất yếu của hoạt động giám sát và
phản biện xã hội của MTTQ trong việc thực thi quyền lực của nhân dân.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động giám sát và phản biện
xã hội của MTTQ các cấp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài cung cấp cơ sở lý luận về giám sát và phản biện xã hội góp phần vào
việc nghiên cứu, đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện duy nhất một Đảng cầm
quyền, trong đó có việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác Mặt trận nói
chung và hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ nói riêng, góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Đề tài góp phần nâng cao nhận thức về vai trị của MTTQ trong q trình
dân chủ hóa đời sống xã hội ở nước ta, đặc biệt là vai trò của MTTQ trong giám sát
và phản biện xã hội.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy,
học tập lý luận cho đội ngũ cán bộ của MTTQ và các tổ chức đồn thể, các giải
pháp đưa ra có thể được áp dụng trong thực tiễn triển khai hoạt động giám sát và
phản biện xã hội của MTTQ nói chung và MTTQ các cấp ở thành phố Hà Nội nói
riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chương, 8 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
1.1. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
1.1.1. Vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị
1.1.2. Vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, hình thức hoạt động giám sát và phản biện xã hội
của Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
1.2.2. Khái niệm, nội dung, hình thức hoạt động phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam
1.2.3. Mối quan hệ giữa giám sát và phản biện xã hội
1.3. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.3.1. Bảo đảm về nhận thức
1.3.2. Bảo đảm về pháp lý
1.3.3. Bảo đảm về nguồn lực
1.3.4. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT
TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP Ở TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, cơ
cấu tổ chức của Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội hiện nay
2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố
Hà Nội hiện nay
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội hiện nay
2.2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp
ở tỉnh Phú Thọ
2.2.2. Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp
ở tỉnh Phú Thọ
2.3. Những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở thành phố Hà Nội hiện nay
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ
PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP THÀNH PHỐ HÀ
NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Quan điểm tăng cường hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc các cấp ở thành phố Hà Nội
3.1.1. Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở tỉnh
Phú Thọ góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa
3.1.2. Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở tỉnh
Phú Thọ góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa
3.1.3. Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở tỉnh
Phú Thọ đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
3.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò và vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
về yêu cầu giám sát và phản biện xã hội
3.2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
3.2.4. Từng bước nâng cao văn hoá dân chủ cho nhân dân
3.2.5. Phối hợp giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp với
các chủ thể có chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực khác
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Nguyễn Thọ Ánh (2010), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Chính trị học, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (2009), Báo cáo số 33- BC/BCĐ
về tổng kết thực hiện quy chế dân chủ năm 2009.
Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, (Tài liệu dùng cho cán bộ chủ
chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồng Chí Bảo (2003), "Bước đầu tìm hiểu về kết hợp chế độ tập trung dân
chủ trong Đảng và chế độ hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt
động của Mặt trận TQVN", Tạp chí Mặt trận, (số 11), tr.43.
Nguyễn Trọng Bình (2007), "Một số ý kiến về phản biện xã hội”, Thông tin
Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (số 4), tr.34.
Nguyễn Thanh Bình (2009), “Điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản
biện xã hội của MTTQ Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận, (số 70), tr.16 - 19.
Chính phủ (2001), Nghị định 50/CP ngày 16/8/2001 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật MTTQ Việt Nam.
8.
Đảng Cộng sản Việt nam (2008), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hôi
X của Đảng, Nxb Chính tri quốc gia, Hà nội.
9.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Lưu Văn Đạt (2006), "Tăng cường hoạt động giám sát của MTTQ đối với hoạt
động của các cơ quan, cán bộ cơng chức nhà nước", Tạp chí Mặt trận, (số
31), tr.19-22.
11. Lưu Văn Đạt (2009), “Về tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta thời kỳ đổi mới”, Tạp
chí Mặt trận, (số 70), tr.10-14.
12. Lê Văn Đính (2007), "Phản biện xã hội - Một trong những phương hướng đặc
trưng của thực thi dân chủ ở nước ta hiện nay", Tạp chí Dân vận, (số 3),
tr.17-19.
13. Nguyễn Long Hải (2006), Giám sát xã hội đối với quyền lực Nhà nước ở Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
14. Hoàng Hải (2007), "Về phản biện và giám sát xã hội", Tạp chí Xây dựng Đảng,
(số 9), tr.40-41, 57.
15. Phạm Xuân Hằng (2011), Phản biện xã hội - một trong những phương kế để
MTTQ thành phố Hà Nội phát huy dân chủ, tham gia xây dựng chính
quyền, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
16. Trần Hậu (2001), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban MTTQ cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Kỷ yếu đề tài, Hà Nội.
17. Trần Hậu (Chủ nhiệm) (2009), Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát
xã hội và phản biện xã hội đối với hệ thống chính trị, Đề tài KX 10 06/06 - 10, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Lan (2008), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng
thuận xã hội ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
19. Trần Ngọc Nhẫn (2007), “Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 1), tr.41-43.
20. Trần Ngọc Nhẫn (2008), "Một số đề xuất về giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân”,
Tạp chí Mặt trận, (số 56), tr. 23-24.
21. Trần Ngọc Nhẫn (2011), Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt
Nam trong việc giám sát và phản biện xã hội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, tr 455.
22. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hà Nội - Đà Nẵng.
23. Thang Văn Phúc (2009), Mơ hình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ
thống chính trị giai đoạn 2010 - 2015, Đề tài KX.10.03, Hà Nội.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm
1992.
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
27. Phan Xuân Sơn (2007), Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
trị - xã hội với các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, Tài liệu Hội thảo
khoa học, Ban Dân vận, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Thanh (2003), Thực hiện chức năng giám sát của Mặt Trận Tổ
quốc đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở nước ta hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
29. Thanh tra thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết công tác giải quyết khiếu
nại tố cáo năm 2009 - 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
30. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng về Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập 1, Hà Nội.
31. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2006), Phát huy vai trò của
MTTQ Việt Nam giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm
góp phần xây dựng chính quyền cơ sở, Đề tài khoa học cấp Bộ.
32. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), Báo cáo tổng quan
chuyên đề: Phát huy vai trò của MTTQVN trong hoạt động giám sát và
phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và nhà nước trong sạch vững
mạnh, Hà Nội.
33. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết công tác
năm 2011.
34. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm
công tác thanh tra nhân dân ở xã phường thị trấn thành phố Hà Nội.
35. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết công tác
lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt ở xã, phường, thị trấn
ở thành phố Hà Nội năm 2010 -2015.
36. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo chính trị trình tại
đại hội đại biểu ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2009 - 2014.
37. Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt.