QJAN NIỆM CỦA KARL POPPER VÊ TRÁCH NHIỆM CỦA CÕNG DÂN
TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ V À Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC NÀNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
VÀ PHẦN BIỆN XÃ HỘI ở VIỆT NAM HIỆN NAY
•
•
•
•
Bùi La n Hương*
Trong đời số n g xã hội h iện nay, giám sát và p h ản biện là công cụ
khòng thể thiếu đ ể tổ chức ra m ột xã hội dân chủ. Giám sát và phản
biện xã hội là m ột vấn đề h o àn toàn không mới. Loài người đã làm
quen với "khái niệm " này từ rất sớm và biến nó trở thành công cụ hữu
hiệu để xây d ự n g Hiền dân chủ, tạo ra sự phát triển về chính trị ở nhiều
quốc gia tiên tiến trê n thế giới. Việt N am đang trong quá trình đổi mới
và hội n h ập , cần s ự cải cách dưới sự lãn h đạo của Đ ảng nhằm xóa bỏ
bệnh quan liêu, khắc phục n h ữ n g bất hợp lý trong hệ thống chính
quyền các cấp. M u ố n vậy cần p h ải có n h ữ n g giải pháp hữ u hiệu nhằm
khơi dây, p h ất h uy dân chủ, công khai, m inh bach mà giám sát và phản
biện xã hội là m ột cách thức có hiệu quả nhất, đặc biệt trong điều kiện
thể chế chính trị m ộ t đ ản g d u y n h ất cầm quyền. Trong thời đại ngày
nay, giám sát và p h ả n biện xã hội v ẫn là m ột trong n h ữ n g vấn đề hệ
trọng, là đối tượng cần nghiên cứu, n h ấ t là đối với các quốc gia đi sau,
các quốc gia đang p h ấ n đấu cho n ền d ân chủ trong đó có Việt Nam.
Karl Popper (1902 -1994) là m ột n h à triết học nổi tiếng của thế kỷ XX,
xây d ự n g m ột xã h ộ i d ân chủ là vấn đề m à ông d àn h nhiều tâm sức
nghiên cứu. Gạt b ỏ đi n h ữ n g h ạn chế cố hữu trong tư tưởng dân chủ
của ông có thể nhậ.n thấy tư tư ở n g về trách nhiệm của công dân trong
việc xây d ự n g m ột xã hội lý tư ở n g của Karl Popper là viên ngọc sáng.
M ột n gh iên cứu k h ác h quan khoa học về nội d u n g này là cần thiết
* ThS., K hoa Giáo dục C h ín h trị, Đ ại học Sư p h ạ m Hà N ội 2.
Bùi Lan Hương
212
giúp ch ú n g ta thu lượm được n h ữ n g bài học quý giá n h irn nâng cao
hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của côn* d â n ở nước
ta hiện nay.
1.
QUAN NIỆM CỦA KARL POPPER VẼ DÂN CHỦ
D ân chủ - theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "nhân d â n ' - về cơ bản
được đ ịn h nghĩa là m ột hình thức chính p h ủ trong đó quyền lực tối cao
thuộc về n h ân dân. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi. Ở
nhiều số nước, dân chủ được thực thi bởi các quan chức i o n h ân dân
bầu ra, là "nhà nước của n h ân dân, do dân và vì dân" theo n h ư câu nói
nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln.
Khi đi xây d ự n g lý thuyết về xã hội mở, Popper củng đ ã trình bày
quan niệm của m ình về m ột chế độ dân chủ. Bác bỏ câu hỏi 'Ai sẽ cai trị?"
n h ư là câu hỏi căn bản của lý thuyết chính trị, ông đề nghị m ộ t câu hỏi
mới "C h ú n g ta n ên tổ chức các thiết chế chính trị n h ư thế n ào để ngăn
chặn n h ữ n g kẻ cai trị kém cỏi hay xấu xa gây ra quá nhiều thiệt hại
cho xã hội?" Popper nói đây là m ột câu hỏi căn bản về thiết kế thể chế.
Dân chủ là d ạn g hệ thống chính trị tốt n h ất bởi vì nó đi một con đường
dài để giải quyết các vấn đề, n h ư th ông qua các biện pháp phi bạo lực,
đ ú n g q uy tắc để tống khứ n h ữ n g kẻ cai trị kém cỏi, cụ thế là bằng cách
bỏ p h iếu để loại bỏ họ khỏi vị trí (1).
Trong khi nhiều n hà nghiên cứu cho rằn g nguyên tắc đa số cai trị
là m ột tro n g n h ữ n g đặc trư ng cơ bản của xã hội dân chủ thì Popper
cho rằn g n ền d ân chủ không thể được đặc trư ng hoàn toàn n h ư sự cai
trị của đa số, mặc d ù thể chế về tổng tuyển cử là quan trọng nhất. Vì
m ột đa số có thể cai trị theo cách chuyên chế. Trong m ột nền dân chủ,
quyền lực của n h ữ n g người cai trị phải bị h ạn chế và tiêu chuẩn của
m ột n ền d ân chủ theo ông là: "Trong m ột n ền dân chủ, các nhà cai trị tức là ch ính p h ủ - có thể bị sa thải bởi n h ữ n g người bị trị mà không có
đổ m áu. N h ư thế nếu n h ữ n g người nắm quyền không bảo vệ thể chế
m à họ đảm bảo cho thiểu số khả n ăn g hoạt động cho m ột sự thay đổi
hoà bình, thì sự cai trị của họ là m ột chế độ chuyên chế"(2). Còn chính
thể chuyên chế "gồm các chính thể m à người bị trị không thể thoát
Quan niệm của Kỉrl Popper vé trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ.
khỏi nó bằr.g cách nào khác ngoài con đường của m ột cuộc cách m ạng
th à n h công (3).
Khi đi trình bày quan niệm của m ình về xã hội lý tưởng m à ông
gọi là xã hội m ở Popper đề xuất phương ph áp xây dự ng xã hội đó theo
"công trình xã hội tiệm tiến". Công trình này có đặc điểm là sửa chữa
và bổ sung m ột cách tiệm tiến, vừa thăm dò vừa tiến lên. N hiệm vụ của
công trình xã hội tiệm tiến là cải cách xã hội từng bước một. Theo ông
nhiệm vụ của công trình xã hội tiệm tiến là thiết kế kết cấu xã hội, cũng
n h ư cải tạo và sử d ụ n g các kết cấu xã hội đã có, cũng giống n h ư nhiệm
vụ chủ yếu của công trình tự nhiên là thiết kế m áy móc, cải tiến và d u y
tu sửa chữa m áy móc.
Để thực hiện được m ục tiêu của công trình xã hội tiệm tiến ấy, về
m ặt cơ sở hiện thực cần có hai điều kiện: Một là, sự can thiệp về kinh
tế; hai là, chế độ dân chủ về chính trị. Với hai điều kiện này, Popper
đã nh ấn m ạnh hơn đến điều kiện xây dự ng m ột xã hội dân chủ. Theo
Popper, d ân chủ không phải ở cách hiểu hỗn tạp, mà cốt lõi phải là m ột
"tổ hợp chế độ", trong đó việc người bị thống trị có thể tiến h à n h cải
cách "bằng biện pháp hòa bình" là quan trọng nhất, và nếu làm được
n h ư vậy, thì nó mới được coi là d ân chủ. N ếu không, thì đó là chính trị
bạo lựe.
N hư vậy khi đi xây d ự n g m ột xã hội lý tưởng - xã hội m ở ô ng luôn
coi trọng yếu tố dân chủ về chính trị. Tuy nhiên, điểm khác biệt tro n g
tư tư ở ng của ông so với các nhà nghiên cứu khác đó là ông k h ô n g coi
d â n chủ là mục tiêu của xây d ự n g xã hội là m ột trong hai điều kiện th en
chốt để xây d ự n g xã hội, trong đó trách nhiệm của các công d ân trong
việc tham gia vào xây d ự n g chế độ dân chủ là vô cùng quan trọng.
2.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÕNG DẦN TRONG XÃ HỘI DẦN CHỦ THEO QUAN ĐIỂM
CỦA KARL POPPER
Tư tưởng của Karl Popper về trách nhiệm của công dân tro n g m ột
xã hội m ở không được ông trình bày m ột cách có hệ thống h ay d àn h
riêng m ột chương sách nào. Song khi trình bày n h ữ n g tư tưởng của
m ìn h về m ột xã hội m ở thì chính n h ữ n g yêu cầu ông đặt ra đ ể có thể
Bùi Lan Hương
214
xây d ự n g được m ột xã hội mà ông cho là lý tưởng ấy, trách nhiệm của
n h ữ n g người công d ân trong việc giám sát thực thi quyền lực của nhà
nước và tin h th ần p h ản biện đối với n h ữ n g chính sách công trong m ột
xã hội m ở lại nổi lên n h ư m ột phần giá trị n h ất trong q u an niệm của
ô n g về d â n chủ.
Khác biệt căn b ản n h ất của "xã hội mở" với "xã hội đóng" là khả
n ă n g p h ả n ứng d u y lý của các cá n h ân đối với các vấn đề m à họ gặp
phải. Các th àn h viên của xã hội đóng thì buộc phải h àn h đ ộ n g p h ù
h ợ p với các m ệnh lệnh được thần th án h hóa. Đặc trư n g của xã hội
đ ó n g là niềm tin vào sự tồn tại của n h ữ n g điều cấm kỵ m àu nhiệm nào
đó. H ệ th ố n g n h ữ n g điều cấm kỵ ấy giống n h ư các đạo luật xã hội và
tư ơ ng tự n h ư các quy luật tự nhiên m à con người phải tu ân thủ tuyệt
đối, tuyệt n h iên kh ô n g được vi phạm .
N gược lại, công d ân trong m ột xã hội m ở phải có thái độ p hê p h án
đối với n h ữ n g cấm kỵ ấy và đưa ra các quyết định của m ình trên cơ
sở cùng n h au thảo luận, dựa trên n ăn g lực trí tuệ của con người. Sự
h iện d iện của n h ữ n g n g u y ên tắc phê phán lý tính tạo cho các th àn h
viên khả n ăn g đ ịn h h ư ớ n g sự p h át triển xã hội m ột cách có ý thức, dẫn
d ắt và q u ản lý "công nghệ cải biến xã hội dần dần", tạo nên các thiết
chế n h à nước p h ù h ợ p với n h u cầu hiện thực của các công dân. M uốn
vậy, các công dân phải chủ động, không được trông chờ m ột cách th ụ
động, bởi vì họ biết rằn g sự th àn h công hay th ất bại của chính p h ủ là
trách n h iệm của họ, chứ không phải của ai khác. Chính p h ủ d ân chủ do d ân b ầu ra và có trách nhiệm trước n h ân dân - bảo vệ các quyền cá
n h â n , từ đ ó công d ân trong m ột nền d ân chủ có thể thực hiện nghĩa vụ
và trách nhiệm công d ân của m ình, góp p h ần củng cố xã hội. ít n h ất thì
công d ân cũng phải tự n h ận thức về n h ữ n g vấn đề q u an trọng mà xã
hội đ an g phải đối m ặt. Chỉ có vậy họ mới có thể tham gia thảo luận và
biểu qu y ết m ột cách sáng suốt"(4). Bởi vì theo Popper n ền dân chủ có ý
nghĩa ở chỗ cho p h ép cải cách mà không có bạo lực. N h ư n g n ếu sự d u y
trì n ền d â n chủ kh ô n g biến thành cân nhắc đ ầu tiên trong bất cứ cuộc
chiến đ ấu nào được đ ấu tranh đ ến cùng trên chiến trường này, thì các
xu h ư ớ n g chống d ân chủ tiềm tàng luôn luôn hiện diện, có thể gây ra
Quan niệm của Karl Popper vé trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ...
m ột sự đổ vỡ của n ền dân chủ. N ếu một sự hiểu biết về các n g u y ên lí
này vẫn chưa được đạt được, phải tranh đấu cho điều đó. N ếu không,
có thể là nguy cơ cho bản thân n ền dân chủ.
N h ư vậy, đối với Popper, các công dân trong m ột nền d ân chủ
không chỉ có các quyền, m à còn có trách nhiệm tham gia hệ th ống
chính trị. Đổi lại, hệ th ống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do
của họ. Công dân trong xã hội dân chủ được tự do thực hiện các quyền
của m ình trong kh u ô n khổ quy định của pháp luật sao cho việc người
này thực hiện quyền tự do của m ình không làm ph ư ơ n g hại tới các
công dân khác. Trong ý nghĩa đó, "quyền tự do chuyển động các nấm
đấm của anh bị h ạn chế bởi vị trí cái mủi của người đ ứ n g cạnh a n h "(5).
Từ n h ữ n g p h ân tích trên có thể thấy, trong triết học chính trị - xã hội
của m ình Popper đã n h ấn m ạnh mối quan hệ giữa tự do và trách
nhiệm . Theo đ án h giá của Popper thì xã hội m ở là m ột xã hội m ang lại
nhiều tự do nhất. Nó m ở rộng khả năng tìm kiếm n h ữ n g khác biệt, khả
n ăn g tự ý thức và p h át triển cá nhân. Tự do h àn h động rộng lớn này
gắn liền với trách nhiệm đối với n h ữ n g quyết đ ịn h của chính b ản thân
mỗi người, cũng n h ư là trách nhiệm của nh à nước trên cơ sở tư tưởng
về sự tham dự vào các thể chế d ân chủ. Chỉ có thông qua việc thực hiện
trách nhiệm n h ư vậy m ới có thể phát triển và d uy trì m ột xã hội mở.
Trách nhiệm ở đây không chỉ giới hạn trong trách nhiệm của mỗi người
đối với cộng đồng chính trị của riêng m ình mà còn vươn tới tầm trách
nhiệm trong phạm vi toàn cầu và trách nhiệm đối với tương lai.
3.
Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM VỄ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG XÂ HỘI DÂN CHỦ
TRONG TRIẾT HỌC KARL POPPER ĐỔI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giám sát hoạt động của chính quyền ỉà việc theo dõi, p h át hiện,
xem xét, đ án h giá, kiến nghị đối với việc thực hiện công vụ của các cá
n h ản , cơ quan, tổ chức làm việc trong bộ m áy chính quyền.
"Phản biện xã hội là sự p h ản biện nói chung, n h ư n g có quy m ô và
lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của n h ân dân và các nh à khoa học về
nội dung, phư ơng h ư ớng chủ trương chính sách, giải p h áp p h át triển
215
Bùi Lan Hương
216
kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục, môi trường trật tự an ninh
chung của toàn xã hội, nh à nước và các tổ chức liên quan"(6). N hư
vậy, đối tư ợ ng của phản biện xã hội là chủ trương, đ ư ờ n g lối, chính
sách do Đ ảng và N hà nước ban h à n h và việc thực hiện các chủ trư ơ ng
đó. P hạm vi của p h ản biện xã hội rất rộng, từ chủ trương, chính sách
về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, từ đối nội đến đối ngoại, do đó
phải p h á t h u y sức m ạnh tổng hợp của toàn xã hội mới có thể thực hiện
có hiệu quả.
G iám sát là để trả lời câu hỏi việc th ự c thi chủ trương, ch ín h sách,
p h áp lu ật n h ư thế nào, tác d ụ n g đối với kinh tế - xã hội thế nào,
quyền lợi của n h â n dân có được bảo đ ảm không? Còn p h ả n biện xã
hội là để trả lời câu hỏi, d ự thảo chủ trư ơ n g , đư ờng lối, ch ín h sách,
p h áp lu ật đ ã p h ù hợp chưa, có đ áp ứ n g được yêu cầu của sự n g h iệp
đổi mới đ ấ t nước, hội n h ập quốc tế và n g u y ện vọng chính đ án g của
n h ân d â n hay không?
Q u a việc tìm hiểu n h ữ n g q u an điểm cơ bản của K.Popper về xã
hội dân chủ, từ việc khảo cứu n h ữ n g q u an niệm của ông về tiêu chuẩn
của m ột xã hội d ân chủ và trách nhiệm của công d ân trong việc xây
d ự ng xã hội, ch ú n g ta có thể rút ra n h ữ n g bài học ý nghĩa đối với việc
thực h iện h o ạt đ ộ n g giám sát và p h ản biện xã hội ở Việt N am hiện nay
n h ư sau.
T hứ nhất, công dân phải có trách nhiệm với chính lá phiếu của m ình trong
việc bầu ra nhữ ng đại biểu đủ đức, đủ tài tham gia vào bộ máy chính quyền.
Bầu cử là m ột quá trình đưa ra quyết đ ịn h của người d ân để chọn
ra m ột cá n h â n nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ
chế th ô n g thư ờ ng m à các nền dân chủ h iện d ù n g để p h ân bổ chức vụ
trong các cơ q u an quyền lực n hà nước, đặc biệt trong bộ m áy h àn h
pháp, tư p h á p và ở chính quyền các cấp.
Mỗi công d ân phải có trách nhiệm với lá phiếu trên tay của m ình
chọn ra n h ữ n g đại biểu của nhân d ân thật sự xứng đáng, gánh vác trọng
trách n h â n dân giao phó bởi đi bầu cử là vì tương lai của chính m ình.
Mọi công d ân phải có trách nhiệm với việc bầu ra lãnh đạo đất nước.
Quan niệm của Karl Popper vé trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ.
Việc quan trọ n g hơn n ử a đó là sau khi lựa chọn được đại biểu dân
cử xứng đáng, công dân sẽ tiếp tục thực hiện trách nhiệm của m ình là
người giám sát n h ữ n g đại biểu thực hiện nhiệm vụ mà Đ ảng và nhân
dân giao phó n h ư thế nào và hiệu quả ra sao. N hư vậy việc bầu ra
nh ữ n g người đủ đức, đủ tài vào bộ m áy chính quyền đã q u an trọng
việc giám sát hoạt động của họ còn quan trọng hơn rất n h iều nhằm
ngăn chặn n h ữ n g biểu hiện q u an liêu, tham n h ũ n g góp p h ần giữ vững
sự trong sạch của cán bộ tro n g Đ ảng và N hà nước.
Thứ hai, xác định đú n g vai trò của công dân trong việc giám sát hoạt
động của chính quyền thông qua việc thực hiện phản biện xã hội.
Thông qua sự phản hồi ý kiến của n h ân dân mà các cấp uỷ đảng,
chính quyền n h ậ n thức được sự đồng th u ận của xã hội ở m ức độ
nào để có sự điều chỉnh cho p h ù hợp. C hủ trương, chính sách là sản
phẩm do con người tạo ra n ên có thể m ang tính chủ quan. N ếu không
có sự phản hồi của xã hội thì khó có thể n h ận thức được sự đ ồ n g thuận
của xã hội ở m ức độ nào n h ư n g n h ư thế kh ô n g có nghĩa là khi m ột chủ
trương, chính sách ban h à n h m à không có sự p h ản hồi nào thì được coi
là p h ù hợp. Sự im lặng là thể hiện của đ ồ n g tình n h ư n g cũng có thể là
ph ản đối. Do đó, n ếu kh ô n g làm cho p h ản biện xã hội trở th à n h một
sinh h oạt chính trị - xã hội b ình thường thì sẽ có không n h iều sự phản
hồi của n h â n d ân d ù chủ trư ơ n g đó chưa p h ù hợp thực tế. Đ iều đáng
m ừ ng là n h ữ n g n ăm gần đây, d ư luận xã hội đã có sự bàn luận khá sôi
nổi mỗi khi Đ ảng, N hà nước ban h àn h m ột chủ trương, chính sách nào
đó m à đa số n h ậ n thấy chưa p h ù hợp. Tuy n hiên chúng ta cần n h ận
thức rõ hơn vai trò quan trọng của hoạt đ ộ n g này để thực h iện nó m ột
cách nghiêm túc, có hệ th ố n g n h ằm thu được hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, vận động người dân chủ động tìm hiểu nắm vữ n g chủ trương
đường lối của Đ ảng , chính sách của Nhà nước , tích cực tham gia vào hoạt động
giám sát và phản biện xà hội.
H iện nay ờ nước ta, giám sát và p h ản biện xã hội là chức n ăn g cơ
bản của M ặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giám sát của M ặt trận Tổ quốc
Việt N am và các đ o àn thể chính trị - xã hội là việc theo dõi, p h át hiện,
xem xét, đ án h giá, kiến nghị n h ằm tác đ ộ n g đối với cơ quan, tổ chức và
217
Bùi Lan Hương
218
cán bộ, đ ản g viên, đại biểu d â n cử, công chức, viên chức n h à nước về
việc thực hiện các chủ trư ơng, đ ư ờ n g lối của Đ ảng, chính sách, p h áp
luật của N hà nước. Phản biện xã hội của M ặt trận Tổ quốc Việt N am
và các đoàn th ể chính trị - xã hội là việc n h ậ n xét, đ án h giá, nêu chính
kiến, kiến nghị đối với d ự th ảo các chủ trương, đ ư ờ n g lối của Đảng,
chính sách và p h áp luật của N h à nước.
M uốn công tác giám sát và p h ả n biện xã hội thực sự có chiều sâu
và đ ạt được hiệu quả công d ân cần phải n â n g cao hiểu biết, chủ đ ộ n g
tìm hiểu các v ấn đề xã hội của đ ất nước; đ ảm bảo tính khách quan
đồn g thời có thái độ giữ v ữ n g lập trư ờ ng ch ính trị, tin tư ở ng vào Đ ảng
vào chính quyền, trán h để các thế lực th ù địch lợi d ụ n g chính hoạt
độn g giám sát và p h ản biện xã hội đ ể chống p h á chế độ.
KẾT LUẬN
Tư tư ở n g của Karl P opper về trách n h iệm của công d ân trong xã
hội d ân chủ có n h iều nội d u n g n h ư n g trong p h ạm vi của bài viết tác giả
chỉ tập tru n g khai thác nội d u n g trách n h iệm của công d ân trong việc
giám sát hoạt đ ộ n g thực thi qu y ền lực của N h à nước và p h ản biện xã
hội đối với n h ữ n g chủ trư ơ n g ch ính sách m à N hà nước b an hành. Từ
đó rú t bài học giá trị m à Việt N am cần áp d ụ n g để góp p h ần nâng cao
hiểu qu ả của công tác giám sát và p h ả n biện xã hội nh ằm xây d ự n g m ột
N hà nước p h áp quyền xã hội chủ nghĩa "của dân, do dân, vì dân"./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
William Gorton, Karl Popper: Political Philosophy, />popp-pol/.
2,4. Popper.K.R (1971), Tile Open Society and Its Enemies Vol.2, Princeton University
Press, London.
3.
Popper.K.R (1971), The Open Society and Its Enemies Vol.l, Princeton
University Press, London.
5.
Cornforth.M (2002), Triễt học mở và xã hội mở, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
Đỗ Minh Hợp dịch, tr.566.
6.
Ngô Văn Dụ, Hồng Trà, Trần Xuân Giá (2011), Tìm hiểu một số thuật ngữ
trong văn kiện đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.182.