Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Thông qua đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống chứng minh Cá thích nghi với đời sống trong môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thông qua đặc điểm cấu tạo và hoạt động
sống chứng minh Cá thích nghi với đời sống trong mơi trường nước” là
của riêng tơi và khơng trùng lặp với bất kì đề tài nào. Đề tài của tôi không sao
chép của đề tài khác, cũng đã được chắt lọc và trải qua những nhận xét thiết
thực để có một khóa luận tốt nghiệp SP Sinh học, hệ đào tạo chính quy được
hồn chỉnh.
Những trích dẫn và tài liệu tham khảo sử dụng trong khóa luận đều được
trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa điểm cơng bố.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu của bản thân tôi được trình bày trong khóa
luận đều có thật, thu được trong q trình nghiên cứu và chưa từng được cơng
bố trong bất kì một tài liệu khoa học nào.
Tác giả

1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập tơi đã nhận được sự hướng dẫn của các thầy, các
cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn lớp Sinh K40 - Chất lượng cao.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô trường …………., đã tạo môi trường và
trực tiếp giảng dạy cho tôi học tập tích cực và hiệu quả.
Các thầy cơ trong bộ mơn Sinh học, khoa Khoa học Tự Nhiên đã chỉ dạy
tận tình cho tơi những kiến thức chun mơn q báu để tôi vững bước trên
con đường sau này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới …………., thầy đã trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi để hồn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Xin cảm ơn các bạn lớp Sinh học K40 - Chất lượng cao đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành


khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết sức giúp
đỡ, ln bên cạnh động viên tơi vượt qua mọi khó khăn để hồn thành khóa
học với kết quả tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng
Sinh viên thực hiện

năm


MỤC LỤCC LỤC LỤCC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................3
DANH MỤC HÌNH VẼ....................................................................................4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................5
Chương 1: Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp Cá............................5
1. Đặc điểm chung của lớp Cá..........................................................................5
2. Phân loại các lớp Cá....................................................................................12
3. Hình dạng, đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của động vật các lớp Cá. 34
4. Nguồn gốc tiến hóa của Cá.........................................................................67
5. Vai trò và ý nghĩa của Cá...........................................................................70
Chương 2. Các lớp Cá thích nghi với các mơi trường sống ở nước................72
1. Các đặc điểm chứng minh các lớp Cá thích nghi với đời sống ở nước.......72
2. Những đặc điểm cá sụn giống Cá Xương...................................................74
3. Những đặc điểm cá sụn khác Cá Xương.....................................................74
Chương 3. Thực hành nghiên cứu các lớp Cá.................................................77

1. Thực hành nghiên cứu cấu tạo ngoài của Cá Chép.....................................77
2. Thực hành giải phẫu Cá Chép.....................................................................78
Chương 4. Vận dụng vào dạy học Sinh học THCS.........................................83
1. Các nội dung kiến thức có thể vận dụng vào dạy học sinh học THCS.......83
2. Soạn các đoạn giảng liên quan đến lớp cá theo SGK Sinh học 7 hiện hành
để dạy học........................................................................................................84
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................91
1. Kết luận.......................................................................................................91
2. Kiến nghị.....................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................93


DANH MỤC BẢ
Bảng 2.1ng 2.1. Những đặc điểm c điểm m Cá Sụn khác n khác Cá Xươngng.....................................................74Y

Bảng 4.1. Thành phần lồi các lớp Cá............................................................83
Bảng 4.2. Đặc điểm mơi trường sống các lớp Cá............................................83
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sai khác đực cái ở Cá................................................................................9
Hình 1.2. Cá Nhám mang nhăn Chlamydoselachus anguineus (Gam)....................13
Hình 1.3. Cá Nhám đầu bẹt Notorhynchus cepedianus (Peron)...............................14
Hình 1.4. Cá Nhám hổ Heterodontus japonicus (Demeril)......................................14
Hình 1.5. Cá Nhám cát Odontaspis tricuspitatus (day)............................................15
Hình 1.6. Cá mập xanh Prionace giaucus (Limes)...................................................16
Hình 1.7. Cá Nhám Bướm Squatina........................................................................17
Hình 1.8. Cá Đao Pristis (theo Naumop).................................................................18
Hình 1.9. Cả Đuối quạt Raja porosa (theo Gunther)................................................19
Hình 1.10. Cả Đuối ó Myliobatis tobịịei (Bleeker)..................................................20
Hình 1.11. Cá Đuối điện Bắc Bộ - Narcỉne tonkinensis.........................................22
Hình 1.12. Cá Khime Chimaera phantasma.............................................................22

Hình 1.13. Cá vây tay Latimeria chalumnae (theo A.s. Rưmer)..............................23
Hình 1.14. Các dạng cả phổi (theo Naumôp): A: Prototerus; B: Lepidosiren; C:
Neoceratodus...........................................................................................................25
Hình 1.15. Elops saurus...........................................................................................27
Hình 1.16. Chanos chanos......................................................................................28
Hình 1.17. Stolephorus indicus, S. commersonii,....................................................29
Hình 1.18. Salmo trutta..........................................................................................29
Hình 1. 19. Notopterus notopterus...........................................................................30
Hình 1.20. Anguilla marmorata...............................................................................31
Hình 1.21. Carassius auratus...................................................................................31
Hình 1. 22. Clarias macrocephalus..........................................................................32


Hình 1.23. Mugil cephalus......................................................................................32
Hình 1.24. Epinephelus malabaricus.......................................................................33
Hình 1.25. Canthigaster...........................................................................................34
Hình 1.26. Cấu tạo đốt sống Cá Nhám (theo Matview)...........................................36
Hình 1.27. Cấu tạo nội quan Cá Nhám....................................................................38
Hình 1.28. Cấu tạo khe mang Cá Sụn......................................................................39
Hình 1. 29. Hệ tuaanfd hồn Cá Nhám (theo Kenneth)...........................................40
Hình 1.30. Hệ thần kinh Cá Nhám (nhìn bên) (theo Robert)...................................42
Hình 1.31. Cơ quan đường bên của Cá Mập (theo Hickman)..................................44
Hình 1.32. Hệ niệu sinh dục Cá Nhám: A: Cá Nhám đực B: Cá Nhám cái.............45
Hình 1.33. Các loại vẩy Cá (theo Hickman)............................................................49
Hình 1.34. Hệ cơ của Cá Xương (theo Hickman)....................................................51
Hình 1.35. Chuyển động của Cá Chình (trái) và của cá hồi (phải) (theo Hickman).52
Hình 1.36. Cấu tạo nội quan Cá Xương (theo Hickman).........................................53
Hình 1.37. Cấu trúc của một mang Cá Xương (theo Hickman)...............................55
Hình 1.38. Động tác hơ hấp của Cá Xương (theo Hickman)...................................56
Hình 1.39. Sơ đồ vịng tuần hồn............................................................................57

Hình 1.40. Não nguyên thủy của Cá (theo Raven)..................................................59
Hình 1.41. Cơ quan đường bên của Cá (theo Raven)..............................................60
Hình 1.42. Sơ đồ cấu tạo mắt Cá Chép (theo Kardog).............................................61
Hình 1.43. Cấu tạo hệ sinh dục đực.........................................................................62
Hình 1.44. Cấu tạo hệ sinh dục cái..........................................................................63
Hình 1.45. Sự phát triển của Cá Xương (theo Soin):...............................................65
Hình 1.46. Cơ quan bài tiết của Cá (theo Raven)....................................................66
Hình 1.47: Cấu tạo ngồi cá chép...................................................................78
Hình 1.48: Các dạng vây chẵn Cá Chép............................................................79
Hình 1.49: Cách mổ Cá..................................................................................80
Hình 1.50: Cấu tạo nội quan Cá Chép...............................................................83


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cá là những động vật có dây sống, là động vật biến nhiệt (máu lạnh), có
mang (một số có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên
31.900 loài Cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số
các động vật có xương sống.
Trong mơi trường, sự sinh trưởng và phát triển của các lồi sinh vật nói
chung và các lớp Cá nói riêng ln chịu tác động của rất nhiều yếu tố sinh
thái (gồm các yếu tố trực tiếp cũng như gián tiếp). Các yếu tố này rất đa dạng,
chúng có thể là tác nhân có lợi cũng như có hại đối với các lớp Cá. Chính vì
vậy, các lớp Cá ln có xu hướng biến đổi các đặc điểm hình thái và sinh lí để
phù hợp với điều kiện mơi trường. Trải qua q trình biến đổi và kiến tạo
không ngừng của trái đất, từ một môi trường nước biển sơ khai cho tới môi
trường trên cạn, sự vận động của các mảng kiến tạo hình thành nên khu sinh
thái khác nhau, đã có sự thay đổi lớn về điều kiện tự nhiên khiến cho nhiều
loài sinh vật đã biến mất hoàn toàn trên địa cầu, song bên cạnh đó vẫn có vơ
sơ lồi sinh vật phát triển tiến hóa hình thành những đặc điểm rất riêng để tồn

tại trong mơi trường đó.
Đến nay, các lớp cá phần lớn vẫn tồn tại trong môi trường nước, mặc dù
mỗi 1 không gian sống khác nhau, chúng đều có những đặc điểm về hình thái,
giải phẫu, hoạt động sống chung của lồi. Tuy nhiên mơi trường nước khá đa
dạng, bởi sự khác nhau của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ bão hòa oxy và áp
suất tạo nên các vùng đặc trưng như vùng ven bờ, tầng đáy, hay nước ngọt,
nước lợ, nước mặn,…. Kéo theo đó là sự thích nghi của Cá lại càng đa dạng
phong phú hơn. Vì vậy, để khẳng định rõ hơn, tơi đã chọn đề tài: “Thông qua
đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống chứng minh các lớp Cá thích nghi với
đời sống trong môi trường nước”.


2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống phân loại các lớp Cá, đặc điểm về cấu tạo và hoạt
động sống của các lớp Cá.
- Cung cấp cơ sở khoa học để chứng minh các lớp Cá thích nghi với đời
sống trong nước.
- Xác định những nội dung về đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống của Cá
vận dụng cho học sinh THCS từ đó thiết kế bài giảng về lớp Cá cho học sinh
lớp 7.
3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ lớp cá bao gồm lớp Cá Sụn và Cá Xương.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của các lớp Cá
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định hệ thống phân loại của cá trong ngành động vật có xương
sống
- Nắm vững đặc điểm, cấu tạo, hoạt động sống của các loại cá
- Xác định đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp cá thích nghi
với đời sống dưới nước

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để tài thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, sử dụng các phương pháp
nghiên cứu của chuyên ngành sinh học: phương pháp tổng hợp kết hợp
phương pháp phân tích lơgic.
Đề tài cũng sử dụng các phương pháp thường dùng trong quá trình
nghiên cứu sinh học như các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
thống kê, so sánh, trên cơ sở tập hợp các tài liệu có liên quan trong quá trình
nghiên cứu đề tài. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và các số liệu
thu thập thứ cấp.


6.2. Phương pháp thực hành giải phẫu đề nghiên cứu các hệ cơ quan
Sử dụng phương pháp bóc tách kỹ thuật sử dụng các công cụ đơn giản
(kéo, dao rạch,..) rồi quan sát, mô tả các hệ cơ quan:
Trước khi giải phẫu để quan sát hệ cơ, dùng dao rạch một hình chữ nhật
có kích thước 3cm x 4cm ở bên thân cá. Sau đó dùng kẹp nâng lên rồi lấy mũi
dao lột bỏ mảng da đó sẽ thấy cách sắp xếp cơ của cá Nhám. Cơ của cá Nhám
phân đốt, các đốt cơ hay tiết cơ xếp theo hành chữ “S” hơi thẳng. Các tiết cơ
nằm song song với nhau và được ngăn cách bởi các vách cơ.
Sau khi đã quan sát hình dạng ngồi và hệ cơ, tiến hành mổ cá. Dùng
dao cắt bỏ bớt phần cơ lưng con vật rồi đặt ngửa cá trong chậu mổ. Dùng dao
rạch ngang một đường 0,5cm ở dưới vây lưng một chút. Lấy kẹp nâng da và
cơ bụng lên. Dùng kéo lớn cắt theo đường mũi tên lên đến qua đai ngực. Khi
cắt chú ý không để kéo hướng sâu xuống sẽ dễ xuyên vào bụng và cạm vào
nội quan bên trong, nên cho kéo nằm ngang và cắt ít một. Tiếp tục dùng kéo
cắt bỏ đai ngực và cắt dọc lên đến tận hàm dưới. Cắt sang hai bên, bỏ phần cơ
vùng ngực ta sẽ thấy nội quan bên trong xoang ngực. Chú ý trước khi gỡ phần
này phải xác định vị trí của tim và động mạch bụng để không chọc vào tim và
làm đứt mạch. Sau khi đã xác định được tim, côn chủ động mạch, dùng mũi

mác gạt nhẹ lần lượt tìm các động mạch tới mang. Khi đã tìm đủ bốn gốc
động mạch tới mang (trong đó gốc thứ tư sẽ được chia làm 2 tới 2 cung mang
đầu) có thể dùng kẹp và kéo con gỡ bỏ cơ để hệ mạch tới mang lộ rõ.
6.3. Phương pháp nghiên cứu đời sống động vật lớp cá trong tự nhiên
Ngoài việc quan sát, thu thập mẫu vật nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo
sát các điều kiện tự nhiên tại thời điểm thu mẫu, chụp ảnh các địa điểm lấy
mẫu.
Tất cả vật mẫu sau khi thu thập ngồi hiện trường được định hình, bảo
quản, vận chuyển và phân tích tại Phịng thí nghiệm, Khoa Khoa học tự nhiên,
Trường Đai học Thủ đô Hà Nội. Việc định loại mẫu vật được tiến hành dựa


trên các khố định loại đã được cơng bố ở trong và ngoài nước và bằng các
trang thiết bị chuyên dùng (kính lúp, kính hiển vi, lam, lamen...). Chuẩn tên
lồi theo Systema Naturae 2000.
7. Đóng góp của đề tài
- Cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài,
phân bố, đặc điểm cấu trúc thành phần loài, mức độ đa dạng sinh học các lớp
cá và mối liên quan giữa điều kiện tự nhiên và môi trường đối với các lớp cá;
- Là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và sử
dụng hợp lý tài nguyên sinh vật; Phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền
vững; Là số liệu khoa học phục vụ việc quan trắc chất lượng môi trường trong
mạng lưới điểm quan trắc của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
8. Tiến độ thực hiện
- Tháng 10/2016 hoàn thành đề cương và thu thập tư liệu.
-Từ tháng 11/2016 đến giữa tháng 3/2017 hoàn thành bài khóa luận
-Từ giữa tháng 3/2017 đến cuối tháng 4/2017 chỉnh sửa hồn thiện khóa
luận.



PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp cá
1. Đặc điểm chung của lớp cá
Cá là động vật Có xương sống cổ nhất, chúng rất đa dạng gồm khoảng
21000 lồi sống trong mơi trường nước, từ các vực nước trong lục địa cũng
như ở đại dương kể cả những vùng sâu thẳm.
Cá sống ở các độ sâu khác nhau trong nước nhờ sự điều khiển lượng khí
trong bóng hơi. Cá có thể lao tới, rẽ ngoặt hoặc lái nghiêng nhờ hệ thống vậy.
Cơ quan khứu giác thị giác thích nghi với đời sống trong nước. Hệ thống các
cơ quan đường bên của cá có thể nhận biết những rung động của nước từ xa.
Mang là cơ quan hô hấp có khả năng hấp thu oxy trong nước có hiệu quả
nhất. Cơ quan trao đổi muối và nước phát triển cao. Cá xương có khả năng
điều chỉnh thẩm thấu thành phần dịch trong cơ thể với môi trường nước ngọt
hoặc nước biển. Cơ chế tập tính của cá phức tạp đối phó với những trường
hợp nguy cấp trong đó bao gồm kiếm mồi, lẩn tránh kẻ thù, giao phối làm tổ,
chăm sóc con.
1.1. Hệ hơ hấp
Phần lớn các lồi cá trao đổi các chất khí bằng mang, là bộ phận nằm ở
các bên của hầu. Các mang được cấu thành từ các cấu trúc tương tự như sợi
chỉ gọi là các thớ mảnh. Mỗi thớ mảnh chứa một hệ thống các mao mạch để
có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn cho việc trao đổi oxy và cacbonic. Cá trao đổi
khí bằng cách hút nước giàu ơxy qua miệng và đẩy chúng qua các thớ mảnh
của mang. Chúng sau đó đẩy nước nghèo ơxy ra ngồi thơng qua các lỗ hổng
ở các bên của hầu. Một số loài cá, như Cá Mập và Cá Mút Đá, có nhiều lỗ
hổng của mang. Tuy nhiên, phần lớn các lồi cá có một lỗ hổng của mang trên
mỗi bên của cơ thể. Lỗ hổng này được che đậy bằng một lớp chất xương bảo
vệ gọi là nắp mang. Một số loài cá, như cá có phổi, đã phát triển cơ chế thích


nghi để cho phép chúng có thể tồn tại trong các khu vực nghèo ôxy hay những

nơi mà nước thường xun bị khơ cạn. Các lồi cá này có các cơ quan đặc
biệt có tác dụng như phổi. Chúng có một ống đưa khơng khí chứa ơxy tới cơ
quan này theo đường miệng cá. Một số lồi cá có phổi là những lồi phụ lồi cá có phổi là những loài phụi là những loài phụng loài phụn khác
thu c vào việc nhận ơxy từ khơng khí và chúng sẽ chết ngạt nếu khơngc nhận ơxy từ khơng khí và chúng sẽ chết ngạt nếu khôngn ôxy từ không khí và chúng sẽ chết ngạt nếu khơng khơng khí và chúng sẽ chết ngạt nếu khôngt ngạt nếu khôngt nết ngạt nếu khôngu không
được nhô đầu lên khỏi bề mặt nước.c nhô đầu lên khỏi bề mặt nước.u lên khỏi bề mặt nước.i bề mặt nước. mặc điểm t nước.c.
1.2. Hệ tuần hồn
Cá có hệ tuần hồn khép kín với tim làm nhiệm vụ bơm máu vào một
vòng tuần hoàn đơn trong suốt cơ thể. Máu từ tim đi tới các mang, sau đó từ
mang đi tới tồn bộ cơ thể, và sau đó quay ngược trở lại tim. Ở phần lớn các
loài cá, tim bao gồm bốn phần: tĩnh mạch xoang, tâm nhĩ, tâm thất và động
mạch bụng. Mặc dù có bốn phần nhưng tim cá vẫn chỉ là loại tim hai ngăn.
Tĩnh mạch xoang là một cái túi có thành mỏng để thu thập máu từ các tĩnh
mạch của cá trước khi cho nó chảy vào tâm nhĩ, là một ngăn lớn có cơ bắp.
Giữa tâm nhĩ và tâm thất có các van có tác dụng cho máu chảy một chiều vào
tâm thất. Tâm thất là ngăn có thành dày và có cơ bắp. Nó có tác dụng như một
chiếc "máy bơm" thực thụ của tim. Nó bơm máu vào một ống to gọi là động
mạch hình củ hành. Như một thiết bị ngoại vi, động mạch hình củ hành nối
với mạch máu lớn gọi là động mạch chủ, từ đó máu chảy tới các mang cá.
1.3. Hệ tiêu hóa
Sự ra đời của các quai hàm cho phép cá ăn được nhiều chủng loại thức
ăn hơn, bao gồm cây cỏ và các sinh vật khác. Cá ăn thức ăn bằng miệng và
sau đó bị phân tách nhỏ một phần trong thực quản. Khi thức ăn vào tới dạ
dày, nó bị phân tách tiếp, và ở nhiều lồi cá, quá trình phân rã tiếp theo trong
các túi giống ngón tay gọi là manh tràng mơn vị. Manh tràng mơn vị tiết ra
các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa.
Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa
khác khi thức ăn chuyển động trong hệ tiêu hóa. Tại ruột thì q trình tiêu hóa


được hoàn thiện và các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn quat dinh dưỡng được hấp thụ hoàn tồn quang được nhơ đầu lên khỏi bề mặt nước.c hất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn quap thụn khác hoàn toàn qua

thành ru t cung cất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn quap cho cơng thểm , các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn quat cặc điểm n bã cịn lạt nếu khơngi được nhơ đầu lên khỏi bề mặt nước.c thảng 2.1i ra
ngồi qua lỗ hậu mơn. hận ơxy từ khơng khí và chúng sẽ chết ngạt nếu khôngu môn.
1.4. Hệ bài tiết
Giống như nhiều loại động vật thủy sinh, phần lớn các lồi cá giải phóng
các chất thải chứa nitơ dưới dạng amoniac. Một lượng nhỏ chất thải khuếch
tán qua mang vào trong mơi trường nước xung quanh. Phần cịn lại được đưa
vào thận, cơ quan bài tiết lọc các chất thải từ máu. Thận giúp cá kiểm soát
nồng độ amoniac trong cơ thể chúng. Cá nước mặn có xu hướng mất nước do
hiện tượng thẩm thấu. Đối với cá nước mặn thì thận tích lũy các chất thải và
trả lại càng nhiều nước càng tốt cho cơ thể. Điều ngược lại diễn ra đối với cá
nước ngọt, chúng có xu hướng thu nước liên tục. Thận của cá nước ngọt là
đặc biệt thích hợp để bơm một lượng lớn nước tiểu lỗng ra ngồi. Một vài
lồi cá có thận thích nghi đặc biệt để thay đổi chức năng của nó, cho phép cá
có thể di chuyển từ mơi trường nước ngọt sang mơi trường nước mặn.
1.5. Hệ thần kinh
Cá có hệ thần kinh phát triển tốt thiết lập xung quanh đại não, và được
chia thành các phần khác nhau. Ở phía trước của não bộ là các tổ chức khứu
giác hình củ hành, hỗ trợ cá trong việc ngửi. Không giống như phần lớn các
động vật có xương sống khác, đại não của cá chủ yếu có tác dụng hỗ trợ khứu
giác hơn là phản xạ cho toàn bộ các hành vi chủ động khác. Các thùy thị giác
xử lý thông tin từ mắt. Đại não phối hợp các chuyển động của cơ thể trong khi
phần cuối của não nối với tủy xương (tiểu não) kiểm soát chức năng của các
nội tạng. Phần lớn các loài cá phát triển khá tốt cơ quan khứu giác. Gần như
toàn bộ các loài cá kiếm ăn ban ngày có các mắt phát triển tốt có cảm nhận
màu sắc tốt ít ra cũng bằng con người. Nhiều lồi cá cịn có các tế bào đặc
biệt gọi là các thụ quan có trách nhiệm đối với những giác quan bất thường về
mùi vị. Mặc dù cá có các tai trên đầu, nhưng nhiều loại cá khơng cảm thụ âm


thanh tốt. Tuy nhiên, phần lớn cá có các thụ quan nhạy cảm tạo thành hệ

thống đường bên. Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và
chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các
loại cá khác ở gần nó hay của con mồi. Một số loài cá như cá da trơn hay cá
mập, có các cơ quan có thể phát hiện các dịng điện cực nhỏ. Một số lồi cá
khác như lươn điện hay cá đuối điện, có thể sản sinh ra điện của chính nó.
1.6. Hệ sinh sản
Sự sinh sản có ý nghĩa rất to lớn của đời sống động vật nhằm duy trì và
bảo tồn nịi giống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Do điều kiện
sống và tổ chức cơ thể chưa tiến hóa cao nên hiện tượng sinh sản ở cá còn
nhiều nét nguyên thủy, nổi bật là đẻ trứng và thụ tinh ngồi.
- Cá đẻ trứng: Cá cái thơng thường đẻ trứng, phôi trong trứng phát triển
và nở thành cá con (cá bột) bên ngoài cơ thể cá mẹ. Sự phát triển của cá đẻ
trứng con có được là nhờ các chất dinh dưỡng có trong nỗn hồn của trứng.
Ví dụ, cá hồi là loài đẻ trứng.
- Cá đẻ con dạng noãn thai sinh: Các trứng được bên trong bụng cá mẹ
sau khi thụ tinh bên trong. Mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng
của chính nó. Cá bột đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú.
- Cá đẻ con dạng thai sinh nguyên thủy (chưa có nhau thai nhưng có dây
dẫn dinh dưỡng của mẹ để nuôi bào thai) cho phép các phôi ở trong bụng mẹ
giống như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các
dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá
non đẻ ra giống như ở động vật có vú. Một số lồi cá, như một vài loài cá mập
là những loài đẻ con.
Đa số cá phân tính, chỉ có một số ít lồi lươn, một số họ miến sạnh
(Sparidae) và họ cá nút (Serranidae) là lưỡng tính. Tuy nhiên do thời gian


chính sinh dục khác nhau nên khơng có sự tự thụ tinh, ngoại trừ một số loài cá
thụ tinh trong, đẻ con (như cá nhám, cá đuối).
Phần lớn cá đều rất khó phân biệt giới tính theo hình dạng ngồi. Tuy

nhiên, tùy thuộc chức năng và tập tính sinh sản một vài lồi cá có sự thể hiện
sai khác đực cái và chăm sóc con non (thể hiện rõ ở những cá có sự thụ tinh
trong cơ thể.
Con đực có cơ quan giao cấu rõ ràng (Cá Sụn), có vây lớn hơn con cái
Cá Bơn Vĩ (Bothidae Opsarichthys), Cá Bám, Cá Cháo...)
Con cái vì phải mang trứng nên bụng và cơ thể lớn hơn con đực cùng
tuổi (cá chép, trich diếc...)
Những loài cá mà con đực phải bảo vệ con non nên lớn hơn con cái ( Cá
Úc (Arius), Cá Bị (Psoudobagrus) Cá Sơn (Apogon), Cá Săn Sắt
(Macropodus).

Hình 1.1. Sai khác đực cái ở cá (theo Lagler):
(Nguồn: Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải (2015), Giáo trình động vật có
xương sống Tập 1: Cá, lưỡng thê, bò sát, Nxb Khoa học tự nhiên và công
nghệ.)
A: Oncorhynchus gorbuscha; B: Coryphaena hippurus;
C: Photocorynus spiniceps; D.Semotiỉus atromaculatus


Một số loài cá đực chỉ khi thời gian sinh sản mới xuất hiện đặc tính sinh
dục phụ (hiện tượng khốc áo cưới) như cá địng đong (Colitidae), cá hồi chó
(Onchahynchus gorbuscha) ở Bắc Thái Bình Dương có mõm dài, lưng gù lên;
cá săn sắt, cá gai đực có màu sắc sặc sỡ... nhiều loài thuộc họ cá chép, họ cá
đong đong mọc nhiều nốt sừng trên nắp mang, trên đầu, trên vây cá đực...
Một số có hiện trượng chọi nhau, tranh giành con cái như cá săn sắt, có lồi
phát tiếng kêu để goi tìm nhau (một số lồi thuộc họ cá chép).
1.7. Hệ giác quan
Cá có 5 giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác
1.7.1. Thị giác
Hầu hết cá có mắt ở hai bên đầu, nhờ thế mà cá nhìn được mọi phía, điều

này rất cần thiết bởi vì cá khơng thể quay đầu về phía sau được. Phần lớn cá
có thể nhìn tốt ở phía trước hoặc ở 2 bên, số ít hơn có khả năng nhìn màu. Đó
là điều quan trọng khi chúng giao phối vì một số lồi có thể thay đổi màu sắc
khi giao phối.
1.7.2. Thính giác
Cá có tai nằm bên trong sọ. Giống như các động vật có xương
sống khác, tai cá có chức năng như các cơ quan giữ thăng bằng cũng như để
nghe. Âm thanh truyền rất tốt trong nước, và nhiều loại cá truyền âm thanh để
thơng tin cho nhau, có lồi cịn truyền cả sóng âm (như cá heo nhưng đây
khơng phải phụ thuộc vào thính giác).
1.7.3. Xúc giác
Nhiều lồi cá sống trong những nơi tối tăm, và xúc giác của chúng là cơ
quan hỗ trợ thiết thực cho cơ quan thị giác. Một số xúc giác của cá là râu mọc
xung quanh miệng (có chức năng như ngón tay). Với cơ quan này, nó có thể
di chuyển dễ dàng dưới đáy biển hoặc sông.
Một cơ quan quan trọng hơn nữa là hệ thống đường bên. Cấu tạo của cơ
quan này là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá. Khi


có bất kỳ chuyển động nào trong nước ( ln tạo ra sóng lan truyền theo mọi
hướng), hệ thống đường bên sẽ nhận biết sóng này truyền qua hệ thần kinh và
cá sẽ biết được đó là kẻ thù hoặc thức ăn gần bên.
1.7.4. Khứu giác
Tất cả loài cá đều có khứu giác tốt. Nhiều lồi tận dụng điều này để săn
mồi, một số khác để tự vệ. Nếu 1 con cá trong bầy bị thương vì kẻ thù thì tự
nhiên nó sẽ tiết ra 1 chất đặc biệt trong da tan loãng vào nước. Khi các thành
viên trong đàn ngửi thấy nó, chúng sẽ bơi nhanh hơn để an tồn.
1.7.5. Vị giác
Cơ quan vị giác của cá có quan hệ chặt chẽ với cơ quan khứu giác. Tuỳ
vào loài cá mà có các vị trí vị giác khác nhau, nhưng đều phân bố ở bên trong

hoặc xung quanh miệng.
1.7.6. Hệ cơ
Phần lớn các loài cá chuyển động bằng cách co các cặp cơ ở hai bên
xương sống một cách so le. Sự co cơ này tạo ra đường cong hình chữ S làm
cơ thể cá chuyển động xuống dưới. Khi đường cong đạt tới vây cuối thì lực
phản hồi được tạo ra. Lực phản hồi này, kết hợp với các vây, làm cá chuyển
động về phía trước.
Các vây của cá có tác dụng như là các thiết bị ổn định của máy bay. Các
vây cũng làm tăng diện tích bề mặt của đi, cho phép cá có được gia tốc lớn
hơn.
Cơ thể thuôn của cá làm giảm ma sát khi cá chuyển động trong nước.
Do đa phần cơ thể có khối lượng riêng trung bình nặng hơn nước, cá
phải có cơ chế bù lại sự sai biệt này nếu khơng chúng sẽ bị chìm do lực đẩy
Ác-si-mét khơng đủ để cân bằng trọng lực. Nhiều lồi Cá Xương có một cơ
quan gọi là bong bóng để điều chỉnh sức nổi của chúng thơng qua điều chỉnh
áp suất khí trong bong bóng. Khi giảm áp suất khí trong bong bóng, bong
bóng cá bị ép nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Ác-si-mét giảm, khiến cá chìm


xuống. Khi tăng áp suất khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Ácsi-mét tăng, khiến cá nổi lên.
2. Phân loại các lớp cá
Trong hệ thống tiến hóa tự nhiên, cá là nhóm động vật có vị trí thấp nhất
trong ngành động vật có xương sống. Dựa vào kết quả nghiên cứu với những
đặc điểm riêng biệt về hình thhasicaaus tạo và phương thức phát triển của
trứng, hình dạng cấu tạ của hệ xương và nội quan trong q trình sinh trưởng
cá thể của lồi, Viện sĩ Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ T.S Rass và giáo sư
G.U.Lindberg đã chia toàn bộ cá hiện sống thành 2 lớp:
- Lớp cá sụn (Class Chondrichthyes)
- Lớp cá xương (Class Osteichthyes)
2.1. Lớp cá sụn

Lớp cá sụn bao gồm cá nhám, cá đuối, cá khime, tuyệt đại bộ phận sống
ở biển, chỉ vài loại ở nước ngọt. Hiện tại cá sụn có khoảng 1000 lồi được xếp
thành 2 phân lớp:
- Phân lớp Mang tấm (Elasmibranchii)
- Phân lớp Toàn đầu (Holocephalii)
2.1.1. Phân lớp Mang tấm (Elasmibranchii)
Hóa thạch phát hiện từ kỉ Đê vơn trên, hiện cịn nhiều bộ, bao gồm
khoảng 1000 loài Cá Nhám và Cá Đuối, sống ở biển, chỉ gặp vài lồi ở các
sơng lớn vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đặc điểm phân loại nổi bật là da
phủ vảy tấm, hàm khớp sọ kiểu amphistylic hoặc hyostyolic: có 5-7 đơi khe
mang thơng thẳng ra ngồi, thiếu nắp mang, đuôi dạng dị vĩ. Phân lớp hiện
chia thành 2 tổng bộ: Cá Nhám và Cá Đuôi.
2.2. Cá Nhám (Selachomorpha)
Bao gồm các lồi Cá Sụn ngun thủy nhất. Hóa thạch tìm thấy từ kỉ
Than Đá. Cá hiện tại có đặc điểm: thân thn dài hình thoi, vây ngực lớn xịe
rộng, nằm dọc thân, bờ trước vây ngực không nối liền với mõm, vây đuôi dị


hình, miệng rộng rộng nằm ở mặt dưới đầu. Hàm có nhiều răng sắc, nhọn; có
5 đến 7 đơi khe mang thong thẳng ra 2 bên đầu, thiếp nắp mang. Cỡ lớn cơ
thể thay đổi nhiều, thân có thể dài từ 0.5m đến trên 20m, cá nhám voi
(Cetorhinus maxiumus) dài 20m, nặng gần 10 tấn. Sinh sản chủ yếu theo hình
thức nỗn thai sinh, một số lồi ăn sinh vật phù du. Tổng bộ hiện có hơn 420
lồi nằm trong 9 bộ:
2.2.1. Bộ Cá Mập nguyên thủy (Hexanhiformes)
Bao gồm các loại Cá Mập ngun thủy nhất, có khoảng 50 lồi thuộc 3
họ, trong đó hơn 40 lồi đã tuyệt chủng, chỉ cịn lại 6 lồi nằm trong 2 họ
Ngun Nhám và Nhám Bò, được coi là đã tồn tại từ kỉ Jura.
 Họ Nguyên Nhám ( Chlamydoselachidae)
Họ chỉ có 1 giống 2 loài: Cá mập và thằn lằn (Chalamydoselacus

anguineus và C.africana), sống dưới sâu, ở phía đơng Đại tây Dương và phía
tây Thái Bình Dương. Đặc điểm chủ yếu: thân thn dài chỉ có 1 vảy lưng
khơng gai, lùi xa về phía cuối thân, có vây hậu mơn, vây đi nhọc và khơng
uốn lên trên; miệng ở mút đầu, có 6 đôi khe mang 2 bên đầu, vách mang kéo
dài và có nếp nhăn che phủ lẫn nhau.

Hình 1.2. Cá Nhám mang nhăn Chlamydoselachus anguineus (Gam)
(theo Gudjer)
(Nguồn: Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải (2015), Giáo trình động vật có
xương sống Tập 1: Cá, Lưỡng Thê, Bò Sát, Nxb Khoa học tự nhiên và cơng
nghệ.)
 Họ Nhám Bị (Hexanchidae)
Họ có 3 giống, 4 loài sống ở biển nhiệt đới và cận nhiệt. Đa phần là cá
lớn cỡ 2-8m, thân hình thoi, có 1 vây lưng có gai, vây đi hình liềm, miệng ở


mặt dưới đầu, lùi sau mút lõm, răng hàm trên hình nón hoặc hình khiên, mắt
khơng có màng nháy, có 6-7 đơi khe mang, vách mang khơng có nếp nhắn và
khơng che phủ lẫn nhau; nỗn thai sinh, đăc biệt là có số phơi nhiều hơn các
lồi cá khác, đã gặp, thường 50-108 phơi ở 1 cá mẹ.

Hình 1.3. Cá Nhám đầu bẹt Notorhynchus cepedianus (Peron)
(Nguồn: Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải (2015), Giáo trình động vật có
xương sống Tập 1: Cá, Lưỡng Thê, Bò Sát, Nxb Khoa học tự nhiên và cơng
nghệ.)
2.2.2. Bộ Nhám hổ (Heterodontiformes)
Di tích hóa thạch tìm thấy từ thời đại Than Đá dưới. Hiện tại bộ chỉ có 1
họ Heterodontidae, 1 giống, 8 lồi, gặp ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
sống ở tầng đáy, ăn trai ốc, giáp xác,…Ở Việt Nam, gặp các loài Cá Nhám
vằn (Heterodontus zebra), nhám Nhật Bản (Heterodontus japonicus).

Về ngoại hình có phần trước thân to, mập hình 3 cạnh. Đầu tròn tù,
miệng nằm ở mặt dưới đầu và có nếp gấp mơi dày thiếu sụn mõm, có 5 đơi
khe mang trần, có 2 vây lưng đều có gai cứng ở bờ trước. Nhám vằn hoạt
động chậm chạp, mỗi năm đẻ 1 lứa 2 trúng, trứng lớn có nhiều sợ quấn vào
giá thể.

Hình 1.4. Cá Nhám hổ Heterodontus japonicus (Demeril)


(Nguồn : Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải (2015), Giáo trình động vật có
xương sống Tập 1: Cá, Lưỡng Thê, Bị Sát, Nxb Khoa học tự nhiên và cơng
nghệ.)
2.2.3. Bộ Nhám thu (Lamniformes)

Hình 1.5. Cá Nhám cát Odontaspis tricuspitatus (day)
(Nguồn: Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải (2015), Giáo trình động vật có
xương sống Tập 1: Cá, Lưỡng Thê, Bị Sát, Nxb Khoa học tự nhiên và cơng
nghệ.)
Nhám thu có 9 họ, 2 họ đã tuyệt chủng hiện còn 7 họ với khoảng 16
loài gồm nhiều loài Cá Nhám hiện đại với đặc điểm: thân hình thoi 2 vây lưng
đều khơng có gai cứng, vây đi hoặc hình bán nguyệt, có gờ nổi ở cả 2 bên
gốc vây, hoặc có thùy trên rất dài, răng khơng có khe hở và xoang. Nhám thu
thích nghi với nhiều lối sống nên hình dạng, kích thước rất khác nhau, có
nhiều lồi cá cỡ trung bình và lớn, có thể dài hơn 20m, nặng hàng chục tấn,
nhiều loài cá dữ, phân bố rộng ở biển cận nhiệt đới và ôn đới của Đại Tây
Dương, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam gặp cả 6 họ với 27 loài, phân bố rộng.
2.2.4. Bộ Cá Mập (Carcharhiniformes)
Cá Mập là bộ lớn, có 8 họ với hơn 240 lồi, phân bố rộng ở biển nhiệt
đới và cận nhiệt đới cơ thể cỡ nhỏ hoặc trung bình. Ở Việt Nam, gặp 54 lồi:
cá giống cá mập răng xiên Scoliodon có 6 lồi, cá mập Carcharinus có 17

lồi, cá mập sao Mustelus 3 loài, cá búa Sphyrna 6 loài.



×