Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án sinh học sp2 nhóm 2 khbd stem giâm ăn k10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.14 KB, 6 trang )

NHÓM: 2
NHÓM 2
1 Huỳnh Thanh Phương
2 Bành Thúy Nguyên
3 Nguyễn Thị Cẩm Vân
4 Nguyễn Thị Hoàng Trang
5 Lưu Thị Hồng Em
6 Trần Thị Việt Hà
7 Sơn Thị Sô Oanh Ni

THPT Hịa Minh
THPT Dương Quang Đơng
TT GDTX Cầu Ngang
THPT Hịa Lợi
PTDTNT THPT Trà Vinh
THPT Phạm Thái Bường
THPT Đôn Châu

0363016187
0856263005

NT
TK

0904969303
0352779553
0906727674
0917433424
0975173948

Chủ đề : SẢN XUẤT GIẤM ĂN


Bài 21- Sinh học 10
YCCĐ trong CT GDPT 2018:
Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
Biết được thế nào là nuôi cấy liên tục, nuôi cấy không liên tục.
Đặc điểm của các pha trong môi trường nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục
Phân biệt ni cấy khơng liên tục, ni cấy liên tục
Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Làm được một số sản phẩm trao đổi chất từ vi sinh vật (sữa chua, giấm chua, dưa
chua, bánh mì,...).
Ứng dụng vào thực tiễn làm được một số sản phẩm từ quá trình trao đổi chất của vsv
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được một số ví dụ về q trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh
trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Làm được một số sản phẩm trao đổi chất từ vi sinh vật (sữa chua, giấm chua, dưa
chua, bánh mì,...).
- Thực hiện được quy trình để làm sản phẩm trao đổi chất từ vi sinh vật ( giấm ăn, sữa
chua…) và đánh giá sản phẩm đã thực hiện.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thơng tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu về trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm hiểu q trình tổng hợp và
phân giải các chất, các pha sinh trưởng của vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật.
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tịi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
nhằm tìm hiểu về trao đổi chất, sinh trưởng ở vi sinh vật..



- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện
nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Giáo viên
- SGK, kế hoạch bài dạy, powerpoint. Pc kết nối internet, zalo,..
- Phiếu học tập.
- Khuẩn acetic (giấm ăn)
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng
nhóm. Tìm hiểu sách báo, internet,…
- Tìm hiểu trước ở nhà về trao đổi chất, sinh trưởng ở vi sinh vật;
- Dụng cụ: lọ thủy tinh 1 lít ( hoặc lọ nhựa) có nắp đậy;
- Ngun liệu: chuối xiêm chín, đường, nước lọc, nước dừa,..
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (Thời gian 5 phút )
a/Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với
kiến thức mới.
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho học sinh xem một số hình ảnh; Chuối chín, nước lọc, đường, nước dừa.Theo các
em từ những nguyên liệu này người ta sẽ tạo nên những sản phẩm gì ?
(2) Thực hiện nhiệm vụ
- HS dự đốn sản phẩm.
(3) Báo cáo, thảo luận
- Liệt kê các sản phẩm ( rượu, giấm, sirô,..)
(4) Kết luận, nhận định
- Vi sinh vật được ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Bài học hơm nay chúng ta tìm hiểu

một trong số các ứng dụng của vi sinh vật và cùng thực hiện sản phẩm ứng dụng trao
đổi chất làm giấm ăn
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
(Thời gian 15 phút )
a. Mục tiêu:
Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
Biết được thế nào là nuôi cấy liên tục, nuôi cấy không liên tục.
Đặc điểm của các pha trong môi trường nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục
Phân biệt nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao các nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ 1 : HS hoạt động nhóm (6 HS/ nhóm) đọc SGK, tìm hiểu về quá trình sinh
trưởng ở vi sinh vật
Trả lời câu hỏi
1) Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật có gì khác so với sinh trưởng ở thực vật và


động vật? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
2) Phân biệt ni cấy liên tục và ni cấy không liên tục
3) Vẽ sơ đồ nuôi cấy không liên tục.
Nhiệm vụ 2 :Tìm hiểu các sản phẩm của quá trình ni cấy khơng liên tục và ni
cấy liên tục
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sản phẩm ni giấm ăn ở gia đình
(2) Thực hiện nhiệm vụ : HS thực hiện nhiệm vụ , thảo luận nhóm để thực
hiện các yêu cầu học tập, tranh luận về kết quả thảo luận ( nếu có)
** Kiến thức mới thu được qua nhiệm vụ 1
1)- Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật:
Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật chỉ sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong
quần thể.

- Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật khác so với sinh trưởng ở động vật, thực vật ở
chỗ:
+ Ở VSV: tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.
+ Ở động vật, thực vật tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể của từng
cá thể.
- Có sự khác biệt đó là do vi sinh vật chúng có kích thước rất nhỏ nên sự sinh trưởng
về kích thước rất khó quan sát; vì vậy sự sinh trưởng sẽ được xét trên toàn bộ quần thể
2) Điểm giống nhau
- Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm
phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng.
*Điểm khác nhau
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng luôn được bổ sung và được lấy ra
sinh khối nhưng phương pháp ni cấy khơng liên tục thì chất dinh dưỡng không
được bổ sung và cũng không được lấy ra.
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục sẽ dừng lại ở pha cân bằng động, khơng có pha suy
vong như phương pháp nuôi cấy không liên tục. Ở phương pháp ni cấy liên tục có
pha lũy thừa và pha cân bằng dài hơn ở phương pháp nuôi cấy không liên tục.
- Sự sinh trưởng ở phương pháp nuôi cấy liên tục ln được duy trì liên tục nhưng ở
ni cấy khơng liên tục chỉ được duy trì đến 1 giới hạn nào đó thì sinh trưởng ngừng
hẳn và sinh khối giảm.
Dưới đây là bảng so sánh phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục
Nuôi cấy liên tục
Nuôi cấy không liên tục
Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới Không bổ sung chất dinh dưỡng mới
Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối Không rút bỏ chất thải và sinh khối
Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy
Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha:
thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật
tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong
tương đối ổn định, khơng có pha tiềm phát

Vi sinh vật khơng bị phân hủy ở thời gian
Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong
suy vong
- Trên đây là toàn bộ kiến thức về phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục đã
giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm giống và khác nhau của hai phương
pháp này.
Hiện nay để duy trì và giữ vững một số vi khuẩn có lợi, tế bào,… người ta sẽ sử dụng
hai phương pháp này, nuôi cấy ở trong những Lab chuyên biệt.


3)HS vẽ sơ đồ
**Kiến thức mới thu qua nhiệm vụ 2:
Sản phẩm nuôi cấy không liên tục như : rượu, bia, tương…
Sản phẩm nuôi cấy liên tực như : giấm ăn, sữa chua,…
** Kiến thức mới thu qua nhiệm vụ 3:
Giấm ăn đều có các đặc điểm như sau : Giấm là một chất lỏng có vị chua, thành phần
gồm 4 - 7% axit axetic ( CH3COOH ) và 93 - 96% là nước, được hình thành bằng
cơng thức trao đổi chất. Giấm xuất hiện khá lâu với nhiều hương vị cũng như tên gọi
khác nhau tùy vào nguyên liệu làm giấm
(3) Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm nhiệm vụ đã chuyển giao : Gọi 1,2
nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm mời các nhóm khác góp ý, nhận xét, bổ sung
- GV tổ chức cho lớp thảo luận về sản phẩm nuôi cấy liên tục sau thời nuôi mà không
thu sản phẩm thì có tác hại gì?
(4) Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm
GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP (Thời gian:20 phút)
a/Mục tiêu:
HS làm được một số sản phẩm trao đổi chất từ vi sinh vật (sữa chua, giấm chua,

dưa chua, bánh mì,...).
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ
Gv giao nv cho các nhóm từ các nguyên liệu mà gv gợi ý ( Nhóm 6/hs )
Gv yêu cầu hs tìm hiểu qui trình làm giấm ăn.
Dự kiến sản phẩm
(2) Thực hiện nhiệm vụ (ở nhà)
- Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ và đề xuất quy trình làm giấm ăn
+ Học sinh tìm hiểu quy trình làm giấm ăn và cơ sở khoa học của các bước thực
hiện.
+ Học sinh thực hiện thí nghiệm và giải thích, đề xuất quy trình làm giấm ăn
với những loại nguyên liệu sử dụng và tỉ lệ nguyên liệu
- Giáo viên hỗ trợ (nếu cần)
(3) Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên u cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và quy trình thực hiện giấm
ăn;
- Các nhóm báo cáo, học sinh nghe, nhận xét, đặt câu hỏi;
- Giáo viên nhận xét, góp ý, hướng dẫn cho học sinh lựa chọn phương án khả thi nhất;
- Giáo viên duyệt quy trình làm giấm đã được từng nhóm lựa chọn, u cầu các nhóm
thực hiện theo đúng quy trình;
(4) Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét chung về quy trình thực hiện của các nhóm và u cầu các nhóm
về nhà thực hiện sản phẩm.
Hoạt động 4: CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ (Thời gian :2 tuần)
a. Mục tiêu:


Làm được một số sản phẩm trao đổi chất từ vi sinh vật (sữa chua, giấm chua, dưa
chua, bánh mì,...).
b. Tổ chức thực hiện:

(1) Chuyển giao nhiệm vụ
- Các nhóm tiến hành thực hiện quy trình làm giấm ăn tại nhà.
(2) Thực hiện nhiệm vụ:
- Từng nhóm học sinh phân cơng thành viên thực hiện quy trình sản xuất giấm ăn;
- Trong quá trinh thực hiện quy trình, học sinh quan sát và ghi nhận lại sự thay đổi
của sản phẩm;
- Học sinh giải thích được sự thay đổi của sản phẩm ( mùi, vị, màu sắc…);
- Giáo viên giám sát, hỗ trợ và theo dõi kết quả các nhóm (zalo).
(3) Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm chụp ảnh gửi sản phẩm để GV kiểm tra và hỗ trợ kịp thời hiệu quả hoạt
động của nhóm ( 3 ngày 1 lần qua zalo lớp );
- Học sinh thảo luận, thống nhất và viết báo cáo về quy trình thực hiện sản xuất giấm
ăn.
(4) Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét chung về tinh thần, thái độ và sự hợp tác của các nhóm trong
q trình làm sản phẩm.
Hoạt động 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN VÀ ĐIỀU CHỈNH (Thời gian: 45 phút)
a. Mục tiêu:
- Các nhóm trình bày được quy trình sản xuất và sản phẩm (giấm ăn);
- Trình bày ý tưởng, những điều chỉnh trong quá trình hoàn thiện sản phẩm;
- Đề xuất những phương án điều chỉnh, khắc phục khó khăn trong q trình thực
hiện.
b. Tổ chức thực hiện:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS thuyết trình giới thiệu sản phẩm với những
nội dung sau:
+ Giới thiệu về sản phẩm và một số ứng dụng của sản phẩm trong đời sống;
+ Tự nhận xét sản phẩm của nhóm;
+ Nêu một số thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện.
(2) Thực hiện nhiệm vụ

- HS báo cáo và trả lời các câu hỏi thảo luận.
- Giáo viên tổ chức, điều hành.
(3) Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết cáo kết quả, các nhóm cịn lại lắng nghe và ghi lại những
thắc mắc về kết quả báo cáo từ nhóm bạn.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm nhận xét sản phẩm của các nhóm bạn.
(4) Kết luận, nhận định
- Giáo viên kết luận về ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
- Giáo viên tổ chức đánh giá chéo giữa các nhóm về sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá tổng kết.


CÁC YẾU TỐ STEM TRONG CHỦ ĐỀ

Công nghệ: Chụp
ảnh quá trình
thực hiện , báo
cáo qua zalo

Khoa học : Quá
trình tổng hợp, phân
giải các chất ở vi
sinh vật

Kỹ thuật : Xây
dựng quy trình
làm giấm ăn

Tốn : Tính tỉ lệ
/ngun liệu, nước/

nước dừa, đường/ thời
gian gian ni cấy

CẢM ƠN Q THẦY CƠ ĐÃ LẮNG NGHE VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN



×