Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phát triển điểm đến du lịch mũi né tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Ngọc Tâm

PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH MŨI NÉ,
TỈNH BÌNH THUẬN
TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Ngọc Tâm

PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH MŨI NÉ,
TỈNH BÌNH THUẬN
TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 831 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU



Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi, được các đồng tác giả cho phép và sử dụng và chưa
từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Võ Thị Ngọc Tâm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn “Phát triển điểm đến
du lịch Mũi Né, tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” bên cạnh
sự cố gắng nỗ lực của bản thân, cá nhân tơi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt
tình từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm
Xuân Hậu – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong q
trình thực hiện và hồn thành luận văn này. Kính chúc Thầy và gia đình ln mạnh
khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin được cảm ơn đến Ban lãnh đạo Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí
và Phịng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin gởi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ, góp ý nhiều thơng tin, tạo điều kiện cho tơi hồn thành
luận văn này.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cơ quan ban ngành.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên
cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các chuyên gia, những
người quan tâm đến đề tài này có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2021
Tác giả

Võ Thị Ngọc Tâm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VÀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG .................................................................................................................... 10
1.1. Những vấn đề lý luận ................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm và những vấn đề liên quan .................................................. 10
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển điểm đến du lịch ....................... 23
1.1.3. Tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ....................................................... 30
1.1.4. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch (của UNWTO) ................ 31

1.1.5. Vai trò của du lịch bền vững trong nền kinh tế - xã hội ........................ 34
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 35
1.2.1. Phát triển điểm đến du lịch ở một số địa phương ở Việt Nam .............. 35
1.2.2. Ở Bình Thuận ....................................................................................... 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 41
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỂM
ĐẾN DU LỊCH MŨI NÉ, TỈNH BÌNH THUẬN TRÊN QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................................................................................. 42
2.1. Tổng quan về điểm đến Mũi Né................................................................... 42
2.1.1. Tên gọi và vị trí địa lí ........................................................................... 42
2.1.2. Đặc điểm dân cư và đời sống dân cư .................................................... 43
2.2. Tiềm năng phát triển điểm đến du lịch Mũi Né ........................................... 43


2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................. 43
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa................................................................... 46
2.2.3. Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................. 49
2.2.4. Nguồn nhân lực phát triển du lịch ........................................................ 53
2.2.5. Đường lối và các chính sách phát triển ................................................. 53
2.3. Thực trạng phát triển điểm đến du lịch Mũi Né ........................................... 55
2.3.1. Thị trường du lịch ................................................................................. 55
2.3.2. Khách du lịch ....................................................................................... 56
2.3.3. Doanh thu từ du lịch ............................................................................. 59
2.3.4. Các cơ sở lưu trú du lịch ....................................................................... 59
2.3.5. Phát triển sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch ............................. 61
2.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ........................................................... 62
2.3.7. Về liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch.......................................... 63
2.3.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch........... 63
2.3.9. Đầu tư và phát triển du lịch .................................................................. 64
2.3.10. Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững .............................. 65

2.4. Đánh giá điểm đến du lịch Mũi Né .............................................................. 66
2.4.1. Đánh giá điểm đến du lịch Mũi Né dựa vào tiêu chí của“Bộ tiêu chí
đánh giá điểm đến” .............................................................................. 66
2.4.2. Đánh giá tính bền vững của điểm đến du lịch Mũi Né theo UNWTO .. 72
2.4.3. Đánh giá của du khách ......................................................................... 77
2.4.4. Đánh giá chung về điểm đến du lịch Mũi Né ....................................... 86
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 90
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH MŨI NÉ TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ........... 92
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng và giải pháp .................................................... 92
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
giai đoạn 2020 - 2030........................................................................... 92
3.1.2. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh với
Khu du lịch quốc gia Mũi Né ............................................................... 92


3.1.3. Thực trạng phát triển điểm đến du lịch Mũi Né .................................... 94
3.2. Định hướng phát triển điểm đến du lịch Mũi Né ......................................... 95
3.2.1. Phát triển các trung tâm, tuyến, điểm du lịch xung quanh Mũi Né ....... 95
3.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch và loại hình du lịch ................................... 95
3.2.3. Phát triển thị trường du lịch .................................................................. 96
3.2.4. Liên kết, hợp tác phát triển điểm đến du lịch ........................................ 96
3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch ................................. 96
3.2.6. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch .............................................. 97
3.2.7. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong tổ chức hoạt động du lịch ......... 98
3.3. Giải pháp phát triển bền vững điểm đến du lịch Mũi Né ............................. 98
3.3.1. Kêu gọi tăng cường đầu tư phát triển du lịch........................................ 98
3.3.2. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch. ................... 99
3.3.3. Đào tạo nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp nguồn nhân lực du
lịch ..................................................................................................... 100

3.3.4. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường du lịch......................................... 100
3.3.5. Đẩy mạnh liên kết trong phát triển điểm đến du lịch .......................... 101
3.3.6. Tăng cường sự tham gia, trách nhiệm của cộng đồng địa phương ...... 101
3.3.7. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội............................. 101
3.3.8. Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường du
lịch ..................................................................................................... 102
3.3.9. Bồi dưỡng, nâng cao vai trò trách nhiệm cho CBQL về tổ chức quản
lý, phát triển điểm đến du lịch ............................................................ 103
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 104
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 107
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CBQL

: Cán bộ quản lý

DLQG

: Du lịch quốc gia

FDI

: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

GNP

: Tổng sản phẩm quốc gia

HDI

: Chỉ số phát triển con người

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

ODA

: Nguồn vốn hỗ trợ chính thức

PTBV

: Phát triển bền vững

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNWTO


: Tổ chức Du lịch Thế giới

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu chung cho Du lịch bền vững .............................................. 32
Bảng 1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của điểm du lịch ................... 33
Bảng 2.1. Tỉ lệ quay lại của du khách với điểm đến Mũi Né ................................. 73
Bảng 2.2. Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Mũi Né năm 2019 ..... 73
Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ tại điểm đến du lịch
Mũi Né ................................................................................................... 78
Bảng 2.4. Mức độ cảm nhận của du khách về các hoạt động du lịch tại điểm
đến du lịch Mũi Né ................................................................................ 82
Bảng 2.5. Mức độ cảm nhận của du khách về cảnh quan, ẩm thực và quà lưu
niệm tại điểm đến du lịch Mũi Né.......................................................... 83
Bảng 2.6. Mục đích du lịch của du khách với điểm đến du lịch Mũi Né ................ 85
Bảng 2.7. Đánh giá chung của du khách với điểm đến du lịch Mũi Né.................. 86


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mối quan hệ trong phát triển bền vững ................................................... 19


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tổng lượt khách du lịch đến Mũi Né giai đoạn 2015 - 2019 ............. 57
Biểu đồ 2.2. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Mũi Né giai đoạn
2015 – 2019 ....................................................................................... 57
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Mũi Né ........................ 58

Biểu đồ 2.4. Doanh thu từ du lịch Mũi Né giai đoạn 2015 – 2019......................... 59
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu khách sạn 3 - 5 sao phân theo khu vực ở Bình Thuận
năm 2019 ........................................................................................... 60
Biểu đồ 2.6. Số lao động du lịch Mũi Né giai đoạn 2015 - 2019 ........................... 62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên phạm vi thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch đang phát triển ngày một
mạnh mẽ hơn. Du lịch được xem là “ngành cơng nghiệp khơng khói” là “con gà đẻ
trứng vàng” bởi vì hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số
doanh thu khơng nhỏ. Chính vì vậy nên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã
xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của
mình.
Mũi Né (Phan Thiết – Bình Thuận) thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung
Bộ, là một nơi nghỉ dưỡng biển lý tưởng, một trong những điểm du lịch biển hàng
đầu tại Việt Nam, từng được ví như chính là một kiểu “Phuket” của Thái Lan tại
Phan Thiết. Mũi Né được biết đến với tài nguyên du lịch đặc sắc, trong đó có nhiều
thắng cảnh độc đáo là hình ảnh nổi bật khơng chỉ cho Bình Thuận mà cho cả du lịch
Việt Nam: danh thắng đồi cát Mũi Né, là biểu tượng của vùng đất Bình Thuận; bãi
biển Đồi Dương với bờ biển rộng, nước trong xanh, bãi cát trắng mịn, thoải dần ra
biển; suối Tiên có vẻ đẹp hoang sơ kết hợp các địa điểm như: Hòn Rơm, Bàu Trắng,
hồ nước xanh thẳm giữa sa mạc cát trắng, tạo bức tranh thiên nhiên thơ mộng về hồ
nước, biển cả; hệ thống bãi biển hoang sơ cùng cảnh quan hùng vĩ như bãi đá Ông
Địa… tất cả tạo nên quần thể phong cảnh thiên nhiên độc đáo có giá trị du lịch cao
đối với tỉnh Bình Thuận và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Ngoài ra, ở khu vực Mũi Né và các khu vực phụ cận còn nổi bật bởi nhiều di

sản văn hóa như các di tích Lầu Ơng Hồng, quần thể tháp Chăm Pô Sha Inư,
trường Dục Thanh; các lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống, các trò chơi như khám
phá chinh phục đồi cát, đi thuyền thúng…; nét đẹp văn hóa gắn liền cuộc sống bình
dị của ngư dân làng chài ven biển; giá trị văn hóa ẩm thực với hương vị của nước
mắm Phan Thiết, mực tươi nướng… tạo cho du khách cảm nhận được cái nắng, gió
và vị mặn của biển Bình Thuận. Với những tiềm năng và lợi thế nêu trên, Mũi Né là
địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Bình Thuận với sản phẩm du lịch gắn với hệ


2

thống bãi biển, thể thao trên cát,… Mũi Né được coi là “thủ đô resort”, nơi tập trung
hàng trăm resort lớn nhỏ từ cao cấp đến trung cấp, đóng vai trị quan trọng đối với
du lịch Bình Thuận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, du lịch Mũi Né đang đối
mặt với những thách thức như, tình trạng ơ nhiễm mơi trường; các tệ nạn xã hội có
chiều hướng gia tăng; cơ sở hạ tầng cho du lịch xuống cấp, sản phẩm du lịch còn
đơn điệu, chất lượng lao động du lịch chưa đáp ứng, nhất là với lượng khách du lịch
quốc tế….đang đe dọa sự phát triển thiếu bền vững của điểm đến du lịch này. Vì
vậy, tơi đã chọn đề tài “Phát triển điểm đến du lịch Mũi Né, tỉnh Bình Thuận trên
quan điểm phát triển bền vững” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Hi vọng,
những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa điểm đến du lịch Mũi Né thực sự trở
thành hạt nhân thu hút khách của du lịch của Bình Thuận và cả nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và điểm đến du lịch
bền vững vào địa bàn cụ thể là điểm đến du lịch Mũi Né, tỉnh Bình Thuận.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển điểm đến du lịch của Mũi Né, tỉnh
Bình Thuận trong thời gian qua trên quan điểm phát triển bền vững. Từ đó, đề xuất
định hướng và giải pháp phát triển điểm đến du lịch Mũi Né phù hợp các điều kiện
cụ thể của địa phương trên quan điểm phát triển bền vững.

2.2. Nhiệm vụ
- Tổng hợp có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và điểm
đến du lịch theo hướng bền vững, vận dụng vào phát triển điểm đến du lịch Mũi Né
Bình Thuận.
- Thu thập, tổng hợp thông tin tư liệu, tài liệu, số liệu thứ cấp (số liệu thống
kê) và sơ cấp (điều tra, khảo sát thực tế..) có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phân tích các tiềm năng phát triển du lịch (tự nhiên, văn hóa, cơ sở hạ tầng,
đường lối chính sách..) và thực trạng phát triển điểm đến du lịch Mũi Né trong thời
gian qua.


3

- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển điểm đến du lịch Mũi Né trên
quan điểm phát triển bền vững.
3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
3.1. Ở một số nước trên thế giới
Ngày nay du lịch là nhu cầu không thể thiếu và ngày càng phát triển mạnh trên
phạm vi toàn thế giới. Du lịch cũng bắt đầu nảy sinh những vấn đề tiêu cực đến kinh
tế, xã hội, văn hóa, mơi trường của lãnh thổ đón khách. Chính vì vậy, mục tiêu hàng
đầu hiện nay của các nhà du lịch thế giới là quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu
những tác động xấu của du lịch gây ra đối với môi trường và đề xuất các chiến lược
phát triển du lịch mới nhằm bảo vệ, tôn trọng môi trường.
Trong lĩnh vực học thuật, từ những năm 1960 trở lại đây, du lịch bền vững là
một trong những nội dung được nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu
hướng đến. Trong đó, có các cơng trình nghiên cứu làm nền tảng về mặt lý luận và
thực tiễn như: “Du lịch và phát triển bền vững: hình thức du lịch mới ở các nước
thế giới thứ 3”, “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”, “ Xây dựng năng lực
cộng đồng cho phát triển bền vững”, “Phát triển du lịch và mơi trường: phía bên
kia tính bền vững”. Các nghiên cứu này đều tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý

luận về phát triển du lịch bền vững, đánh giá tác động của phát triển du lịch bền
vững trên ba mặt về mơi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội
nghị về việc nghiên cứu du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu sức chứa và
ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia,1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu các
vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xơ trước đây do các
nhà du lịch cảnh quan Đại Học Tổng Hợp Maxcova (E.B.Xmirnova,
V.B.Nhefedova) hay cơng trình khai thác lãnh thổ du lịch của I.I.Pirojnic
(Belorutxia), Jean Piere (France) về phân tích các tụ điểm du lịch và vùng du lịch.
Từ năm 1980, khi cụm từ “phát triển bền vững” ra đời thì đã bắt đầu có nhiều
vấn đề nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm những tác động của du lịch đến


4

sự phát triển bền vững, sự cần thiết phải bảo vệ tính tồn vẹn của mơi trường sinh
thái trong khi khai thác du lịch. Chuyên gia du lịch người Thuỵ Sĩ Jos Krippendorf
(1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về
những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về du lịch rắn
(hard tourism) - loại hình du lịch ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối
với môi trường và du lịch mềm (soft toursim/gentle tourism) - loại hình du lịch ít
gây ảnh hưởng nhất đến mơi trường và có chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa
phương.
Năm 1992, tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển
(UNCED) đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Trái Đất (Earth Summit). Tại đây,
182 Chính phủ đã thơng qua chương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai
bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các
vấn đề nguy hại của du lịch liên quan đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược
hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn.

Năm 1996, ngành Du lịch tồn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế bao gồm
Hội đồng Lữ hành du lịch thế giới, Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái Đất đã
xây dựng “chương trình Nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về
môi trường”, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các Chính phủ,
tổ chức phi Chính phủ và ngành du lịch trong việc xây dựng chiến lược du lịch và
nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch bền vững.
Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30
(Mc Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới
thứ II. Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các nghiên cứu
về du lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977). Về
sau, khi du lịch ngày càng phát triển và cụm từ du lịch bền vững được nhắc đến
nhiều hơn thì những nghiên cứu của các nhà địa lý học về du lịch cũng đã tăng lên
rất nhiều, bởi khó có thể tìm thấy một khía cạnh của du lịch mà khơng dính dáng
đến địa lý và rất ít các ngành của địa lý mà khơng có ít nhiều đóng góp cho việc
nghiên cứu hiện tượng du lịch


5

3.2. Ở Việt Nam
Du lịch bắt đầu được thực hiện nghiên cứu và mới quan tâm từ thập niên 90
trở lại đây. Một số cơng trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho du lịch như: Dự án
VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ chức Du Lịch
Thế Giới (OMT) thực hiện, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai
đoạn 1995 – 2000 do Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch tiến hành (1994)…và
các quyển sách đã được biên soạn: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Cơ sở địa lý
du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Kinh tế du lịch và du lịch học…đã tập trung nghiên cứu lý luận và thực
tế trên phạm vi khác nhau. Trong thời gian gần đây, tác động của du lịch đến môi
trường tự nhiên và xã hội ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn,

điều này cho thấy vấn đề môi trường trong phát triển du lịch càng trở nên bức thiết.
Những năm qua, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu của các tác giả ở các tỉnh
phía Bắc về du lịch bền vững ở một số tỉnh, một số các đề tài đã thực hiện như:
“Một số giải phát góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt
Nam” (Trần Đăng Hiếu, 2007), “Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh
Nam Định” (Vũ Thị Hòa, 2013), “Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa – xã
hội của người Thái ở Mai Châu – Hòa Bình và các giải pháp phát triển” (Nguyễn
Thị Hồng Vân, 2007).
3.3. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
Ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ thời gian gần đây có rất nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, học viên về phát triển du
lịch bền vững của vùng, có thể kể đến như: “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
theo hướng bền vững” (Lê Đức Viên, 2017), “Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh
Hịa) theo hướng bền vững” (Đào Thị Bích Nguyệt, 2012), “Đánh giá tiềm năng du
lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Phú
Yên”(Võ Song Xuân Thủy, 2010), “Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng
bền vững”(Trương Thị Thu, 2011), “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu
quả (di sản thế giới) Phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững” (Hoàng Thị


6

Diệu Linh, 2017), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên; vùng
duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”…
3.4. Ở tỉnh Bình Thuận
Từ năm 1991 đến nay, ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận được quan tâm phát
triển hồn thiện hơn, trong đó có Mũi Né – Phan Thiết, Bình Thuận. Một số đề tài
nghiên cứu khoa học về du lịch Bình Thuận đã được thực hiện như: “Phát triển du
lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” (La Nữ Ánh Vân, 2012),
“Phát triển du lịch biển-đảo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2003 – 2013” (Lê Duy

Thông, 2015), “Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện
Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững” (Dương Thị Tưởng,
2011). Năm 2009, có chuyên đề nghiên cứu sinh của tác giả Đinh Kiệm “Định
hướng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Bình Thuận và vùng duyên
hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020” và năm 2010 có “Đề án phát triển du lịch
sinh thái tỉnh Bình Thuận” do Viện chiến lược phát triển du lịch phối hợp với Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã được thực hiện….Tuy nhiên, các đề
tài về du lịch Mũi Né nói chung chưa nhiều, đặc biệt là du lịch bền vững điểm đến
du lịch Mũi Né – Bình Thuận chưa được nhiều người quan tâm. Trong bối cảnh đó,
tác giả mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu phát triển điểm đến du lịch Mũi Né tỉnh
Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững với hi vọng mang lại kết quả nghiên
cứu thực tiễn, khoa học, góp phần giúp du lịch Mũi Né ngày càng phát triển.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp
Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở, gồm các thành phần tự nhiên,
kinh tế, xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều quy
luật cơ bản. Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa
phương và cả nước. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái
quát của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi
phân hệ trong hệ thống đó. Du lịch Mũi Né cần được nghiên cứu trong mối quan hệ


7

tương hỗ: kinh tế - xã hội - môi trường không chỉ riêng Mũi Né mà của cả nước.
Quan điểm này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các
đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch. Việc

nghiên cứu du lịch bền vững của điểm đến du lịch Mũi Né không thể tách rời với
hiện trạng và xu hướng du lịch của Việt Nam. Quá trình phát triển du lịch bền vững
của Mũi Né tỉnh Bình Thuận là một phần trong quá trình phát triển du lịch bền vững
của khu vực Duyên hải miền Trung và của cả nước.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có q trình phát sinh, vận động và biến đổi. Q
trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương
lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn
hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời
gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ
yếu của q trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ
thống lãnh thổ.
4.1.4. Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm
sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính tồn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá
tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự
phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường
bảo tồn và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách
bền vững. Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản
xuất và tiêu dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội
và môi trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá
tiềm năng, phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp.


8

4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu, tài liệu

Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Việc nghiên
cứu đề tài được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tài liệu, số liệu, thông tin khác nhau.
Do vậy, phương pháp thu thập thông tin tư liệu, tài liệu là rất quan trọng và cần
thiết. Những tài liệu, số liệu, thông tin thu thập được phải mang tính chính xác, đầy
đủ và cập nhập.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Tác giả tiến hành các cuộc điều tra xã hội học quy mô nhỏ để xác định đối
tượng nghiên cứu, khảo sát mức độ hài lịng cũng như sở thích của du khách thông
qua phiếu khảo sát và các yếu tố khác ở điểm đến du lịch Mũi Né, từ đó kiểm tra kết
quả nghiên cứu, đề xuất những chính sách, thực hiện các mục tiêu và định hướng
của đề tài đặt ra.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Nhằm điều tra bổ sung và kiểm tra lại những thông tin cần thiết cho q trình
phân tích, xử lí số liệu trước khi thực hiện đề tài. Việc thực địa là một yêu cầu cần
thiết để đánh giá được thực trạng phát triển du lịch tại điểm đến du lịch Mũi Né, đối
chiếu số liệu, thông tin thu thập được, đồng thời bổ sung thêm những thơng tin từ
thực tế có liên quan đến đề tài.
4.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin
Dựa trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp các thông
tin thành các nguồn khác nhau. Sau quá trình tổng hợp, tác giả đi đến phân tích, xử
lí, đối chiếu, so sánh các thơng tin, tài liệu để có được nội dung khoa học, chính
xác, đầy đủ và đồng bộ về phát triển điểm đến du lịch Mũi Né, cũng như việc đưa ra
các định hướng phát triển của ngành trong tương lai nhằm đảm bảo phát triển bền
vững
4.2.5. Phương pháp toán và thống kê du lịch
Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển
trong hoạt động du lịch. Những thơng tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động du


9


lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh
giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra
4.2.6. Phương pháp bản đồ - GIS
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, đề tài sẽ áp dụng phương pháp bản đồ
và biểu đồ nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu
cụ thể trên biểu đồ, cũng như xác định được địa điểm và phân bố theo lãnh thổ của
các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ. Xây dựng một số bản đồ mang tính chức
năng như: bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ thực trạng phát
triển du lịch trên địa bàn.
5. Giới hạn nghiên cứu
* Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu, tư liệu từ năm 2015 đến năm 2019 để
phục vụ cho q trình thực hiện đề tài.
* Về khơng gian: Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu trên địa bàn điểm đến
du lịch Mũi Né, phường Mũi Né – tỉnh Bình Thuận (có khảo sát thêm khu vực lân
cận)
* Về nội dung: Tập trung chủ yếu vào phân tích tiềm năng và thực trạng phát
triển điểm đến du lịch Mũi Né và đề xuất định hướng những giải pháp phù hợp với
điều kiện cụ thể của Mũi Né nhằm phát triển điểm đến du lịch Mũi Né, phù hợp với
xu thế phát triển chung, trên quan điểm phát triển bền vững.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn có ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và điểm đến du lịch
trên quan điểm phát triển bền vững.
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển điểm đến du lịch Mũi Né, tỉnh
Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển điểm đến du lịch Mũi Né trên
quan điểm phát triển bền vững.



10

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRÊN QUAN
ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Những vấn đề lý luận
1.1.1. Khái niệm và những vấn đề liên quan
1.1.1.1. Du lịch
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du
lịch khác nhau tùy vào hồn cảnh và góc độ nghiên cứu nên mỗi người có một định
nghĩa khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên
thế giới, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này.
Điều này đúng như nhận định của một chuyên gia về du lịch: “Đối với du lịch có
bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Thoạt đầu, du lịch được hiểu đơn thuần là các chuyến đi xa khỏi nơi cư trú để
thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về thế giới xung quanh.
Theo cuốn Nhập môn khoa học du lịch của tác giả Trần Đức Thanh thì thuật
ngữ du lịch trong ngơn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là đi
một vịng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó thành tourisme
(tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar, từ tourist lần đầu xuất hiện
trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism được
dịch thơng qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy
nhiên, người Trung Quốc gọi tourist là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận
thức. Tại Hội nghị Liên hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –
5/9/1963), thì đề cập mối quan hệ với du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi nước họ
với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” (Trần
Đức Thanh, 1998).
Theo I.I. Pirojnik (1985) nhận định: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân

cư trong rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú


11

thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hóa”
Ngày nay người ta thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển
của con người ở trong hay ngồi nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và
xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch (Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và tác giả,
2010).
Luật Du lịch Việt Nam khẳng định “du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật du
lịch, 2017).
Còn nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Trong luận văn này tác giả sử
dụng định nghĩa về du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành trong Luật Du
lịch năm 2017.
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, và các giá trị
văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch văn hóa (Luật du lịch, 2017).
Theo Lê Thông và Nguyễn Minh Tuệ, “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự
nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu
trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khơi
phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con
người” (Lê Thông và Nguyễn Minh Tuệ, 1998).

Theo Ngơ Tất Hổ (2000) thì cho rằng: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài
người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể
sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên
du lịch”.


12

1.1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan
thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ thống sinh thái và
các yếu tố tự nhiên khác có thể sử dụng cho mục đích du lịch”.
* Tài nguyên du lịch văn hóa
“Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và
các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được
sử dụng cho mục đích du lịch” (Luật Du lịch, 2017).
Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam (2001) thì di sản văn hóa chia làm 2 loại:
+ “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần, có giá trị lịch sử - văn
hóa, khoa học, được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết, được truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác
phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian,
lối sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ
truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống của dân tộc và những tri thức
dân gian”.
+ “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia”.
Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội lồi người, mỗi đất nước,

mỗi dân tộc có điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt
động sản xuất mang những sắc thái riêng đã để lại cho nhân loại những di sản văn
hóa rất phong phú, đa dạng, có tính chất đặc trưng của từng vùng, miền, của từng
tộc người.
* Tài nguyên du lịch đặc thù
Tài nguyên du lịch đặc thù là những tài nguyên du lịch mang giá trị đặc sắc,
độc đáo, duy nhất, nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn


13

hóa) cho một lãnh thổ hoặc điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa
mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và
sáng tạo.
Tài nguyên du lịch đặc thù có thể tạo ra sự khác biệt giữa địa phương này với
địa phương khác, điểm đến này với điểm đến khác. Tính “khác biệt”, “duy nhất”,
“độc đáo”, “đặc sắc” của tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng hoặc
cũng có thể do chính con người tạo ra.
Tài nguyên du lịch đặc thù có thể có tính đặc sắc, độc đáo nhưng có thể khơng
hấp dẫn, phụ thuộc vào sự phù hợp tài nguyên với nhu cầu của thị trường.
Theo quan điểm cá nhân của tác giả thì: “Tài nguyên du lịch đặc thù là những
tài nguyên du lịch mang tính riêng biệt, độc đáo và đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối
với du khách hơn so với các tài nguyên du lịch thông thường, thỏa mãn được nhu
cầu, mong đợi của khách du lịch”.
1.1.1.4. Khách du lịch và các loại khách du lịch
* Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Luật du lịch, 2017).
Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder định nghĩa: “Khách du lịch là
những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xun, để thỏa mãn

những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
* Phân loại khách du lịch
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 10 Luật Du lịch 2017 của
Việt Nam có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau:
Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại du khách này được định nghĩa
như sau:
- Khách du lịch nội địa là công dân người Việt Nam, người nước ngoài cư trú
ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.


14

- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư tại nước ngoài đến Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch ra nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
1.1.1.5. Sản phẩm du lịch
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến sản phẩm du lịch, một trong những khái
niệm đó là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất
trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng
thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” (Từ điển du lịch Tiếng Đức, 1984).
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017) thì: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch” (Luật du lịch, 2017).
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vơ
hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện
nghi phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch
Như vậy có thể hiểu chung rằng sản phẩm du lịch là bao gồm các dịch vụ du

lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho cho du khách, được tạo nên bởi các yếu tố tự
nhiên và nhân văn trên cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một
cơ sở nào đó.
1.1.1.6. Loại hình du lịch và cách phân loại
Các hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú. Tùy theo yêu cầu và mục
đích khác nhau mà hoạt động đó được phân thành các loại hình du lịch khác nhau.
Xét ở góc độ chung, có thể phân thành 2 loại hình du lịch, gồm du lịch sinh
thái và du lịch văn hóa.
* Du lịch sinh thái: Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch sinh thái
là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự
tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”.


×