Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

nghiên cứu hoạt động khai thác than ở tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 114 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






DƢƠNG THỊ LAN






NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ















Thái Nguyên - Năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





DƢƠNG THỊ LAN








NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số : 60 31 95




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hồng






Thái Nguyên - Năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học,

Khoa Địa lí trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, đã cho phép, tạo
điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành chƣơng trình học và hoàn thành luận
văn này.
Tác giả bày tỏ lòng tri ân đến Quý thầy, cô đã tận tình truyền đạt kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hƣớng dẫn cách thức nghiên cứu, tìm kiếm tri
thức khoa học.
Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài, tác giả đã nhận đƣợc sự hỗ
trợ tận tình của lãnh đạo các sở ban nghành trong tỉnh, các mỏ than trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho tác giả tiến
hành khảo sát thực tế, thu thập tài liệu.
Đặc biệt, tác giả xin gửi đến TS. Nguyễn Thị Hồng lòng biết ơn sâu sắc
về sự hƣớng dẫn tận tình, chu đáo và hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Dƣơng Thị Lan







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
HTKT

Hệ thống khai thác
KT – XH
Kinh tế - xã hội
MTTN
Môi trƣờng tự nhiên
NMNĐ
Nhà máy nhiệt điện
PTBV
Phát triển bền vững
TN
Thái Nguyên
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Bản đồ tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
12
Hình 1.2
Các lĩnh vực và nguyên tắc phát triển bền vững
23
Hình 1.3
Sản lƣợng than khai thác của thế giới thời kì 1950-2001
29
Hình 2.1

Bản đồ phân bố khoáng sản Thái Nguyên
41
Hình 2.2
Bản đồ sản lƣợng một số mỏ than
49
Hình 2.3
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên ở mỏ Khánh Hoà
52
Hình 2.4
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò ở mỏ Khánh Hoà
55
Hình 2.5
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên ở mỏ Núi Hồng
57
Hình 2.6
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên ở mỏ Phấn Mễ
59
Hình 2.7
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò ở mỏ Làng Cẩm
60
Hình 2.8
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than thủ công ở mỏ Phấn Mễ
62
Hình 2.9
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên ở mỏ Bá Sơn
63
Hình 2.10
Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò ở mỏ Bá Sơn
64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Trữ lƣợng khoáng sản tỉnh Thái Nguyên
17
Bảng 1.2
Tăng trƣởng của các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên thời kỳ
2005 - 2009
18
Bảng 1.3
Sản lƣợng than của nƣớc ta thời kì 1975-2007
31
Bảng 1.4
Sản lƣợng khai thác than ở Thái Nguyên 2006-2009
36
Bảng 1.5
Giá trị sản xuất than ở tỉnh Thái Nguyên
36
Bảng 2.1
Các mỏ than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
42
Bảng 2.2
Trữ lƣợng than của mỏ Núi Hồng
44
Bảng 2.3
Sản lƣợng than đã khai thác và trữ lƣợng than còn lại tính

đến năm 1994
45
Bảng 2.4
Trữ lƣợng than nguyên khai và khối lƣợng đất đá bóc
46
Bảng 2.5
Sản lƣợng khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
48
Bảng 2.6
Sản lƣợng tiêu thụ của các đơn vị hợp đồng tiêu thụ than
chính năm 2009
51
Bảng 2.7
Nhu cầu sàng tuyển than hàng năm theo lịch khai thác của mỏ
56
Bảng 2.8
Các thiết bị khai thác và vận tải chủ yếu của mỏ than Núi Hồng
58
Bảng 3.1
Sản lƣợng khai thác của một số mỏ than lớn trên địa bàn tỉnh
66
Bảng 3.2
Nguồn gốc và chất ô nhiễm môi trƣờng không khí
70
Bảng 3.3
Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc khu vực khai thác mỏ
than Phấn Mễ năm 2009
75
Bảng 3.4
Khối lƣợng nƣớc tháo khô và thành phần nƣớc thải tại các

mỏ than ở Thái Nguyên
77



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Quan điểm nghiên cứu
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. Những đóng góp của luận văn
8. Cấu trúc của luận văn
1
2
4
5
5
7
9
9
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và tình hình
phát triển KT – XH của tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản về phát triển bền vững
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Khái quát về hoạt động khai thác than trên thế giới và Việt Nam
1.3.2. Tổng quát hoạt động khai thác than ở Thái Nguyên
1.3.3. Quy hoạch khai thác than
10
10

10

10
17
20
20
22
27
27
34
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN Ở TỈNH THÁI

NGUYÊN
2.1. Tiềm năng khai thác than ở Thái Nguyên
2.1.1. Đặc điểm khoáng sản than ở tỉnh Thái Nguyên
2.1.2. Khả năng khai thác
2.2. Hiện trạng khai thác
2.2.1. Quy mô khai thác
2.2.2. Quy trình khai thác
40

40
40
42
47
47
51
CHƢƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TỚI KT-XH,
MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
65
3.1. Tác động của hoạt động khai thác than tới KT - XH và môi trƣờng
3.1.1. Tác động tới môi trƣờng KT – XH
3.1.2. Tác động của việc khai thác than đối với môi trƣờng tự nhiên
3.2. Một số giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt động
khai thác than tới môi trƣờng
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.2. Giải pháp cụ thể
3.2.3. Giải pháp về mặt quản lý
3.3. Định hƣớng phát triển
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



65
65
69
81

81
82
85
86
92
94
99


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển bền vững là một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của
xã hội loài ngƣời hiện đại. Tại hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới tổ chức tại Rio
de Janeiro (Braxin) năm 1992 đã xác định chiến lƣợc phát triển bền vững
chung cho toàn thế giới trong thế kỉ XXI.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc và thực hiện cam
kết quốc tế, Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
“Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chƣơng trình nghị
sự 21 của Việt Nam), trong đó có nội dung khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng của quốc gia để phát
triển kinh tế xã hội, nhƣng là nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc nên chúng
cần đƣợc bảo vệ và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi
lớn cho xã hội nhƣng cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trƣờng
sinh thái. Do vậy, để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản cần điều
tra, thăm dò nhằm biết rõ các loại khoáng sản hiện có, vị trí phân bố, mức độ
điều tra, chất lƣợng, trữ lƣợng và khả năng sử dụng chúng.
Việt Nam là một nƣớc giàu tài nguyên khoáng sản bao gồm: dầu mỏ,
khí tự nhiên, than, sắt, crôm, mangan, titan, đồng, thiếc, bôxít, vàng, đá quý,
apatít, Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam ngày càng phát
triển với công nghệ hiện đại.
Trên bản đồ khoáng sản Việt Nam, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài
nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, đặc biệt là than. Trƣớc cách mạng
tháng Tám, các kĩ sƣ Pháp đã đề xuất phát triển công nghiệp luyện kim đen
trên cơ sở khai thác than Khánh Hòa, Phấn Mễ và sắt Trại Cau.
Hoạt động khai thác than ở Thái Nguyên với công nghệ lạc hậu đã gây
ra sự lãng phí nguồn tài nguyên, làm thay đổi cảnh quan địa hình, thu hẹp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
diện tích đất trồng và rừng do diện tích khai trƣờng và bãi thải ngày càng phát
triển, gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, đất, nƣớc, tích tụ các chất thải và
làm thay đổi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái.
Việc đánh giá tác động môi trƣờng của việc khai thác than với mục
đích hạn chế tác động ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, mặt bằng các
khai trƣờng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên quan điểm phát triển bền
vững, việc đánh giá tác động môi trƣờng mới chỉ là một nội dung quan trọng.
Cần phải xem xét đánh giá tác động cả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng của
hoạt động khai thác than. Kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu là tìm những

giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên than, đồng thời hạn
chế tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than đến kinh tế - xã hội, môi
trƣờng.
Chính vì vậy sự lựa chọn đề tài "Nghiên cứu hoạt động khai thác
than ở tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững" nhằm đƣa
ra bức tranh về hoạt động khai thác than ở Thái Nguyên đồng thời đề xuất
kiến nghị một số giải pháp phát triển bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và là nơi tập trung khá nhiều loại khoáng
sản, do vậy từ lâu đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm điều tra, nghiên cứu. Trong
thời kỳ Bắc thuộc, ngƣời Trung Quốc đã khai thác chì, kẽm. Sau này ngƣời
Pháp cũng đã điều tra và khai thác quặng chì, kẽm, than và một số khoáng sản
khác. Tuy nhiên, công tác điều tra địa chất và khoáng sản chỉ đƣợc tiến hành
đồng bộ từ khi hoà bình đƣợc lập lại trên miền Bắc năm 1954.
Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tuần tự công tác lập bản đồ
địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000 và 1:50.000. Hiện đã có các
loại bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1:500.000 và 1:200.000 kèm theo
thuyết minh đƣợc xuất bản. Tính đến năm 2001, trên 98,5% diện tích của tỉnh
đã hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
đƣa vào lƣu trữ, gồm các vùng và nhóm tờ bản đồ: Sơn Dƣơng - Văn Lãng
(1975); Đại Từ - Thiện Kế (1985); Lang Hit (1986); Hà Nội (1989); Võ Nhai
(2000); Chợ Chu (2001).
Kết hợp với công tác điều tra lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản
ở các tỉ lệ, các nghiên cứu chuyên đề nhƣ địa vật lý, tai biến địa chất, địa chất
thuỷ văn cũng đƣợc tiến hành trên một số diện tích của tỉnh nhằm phục vụ
điều tra khoáng sản và các nhu cầu của địa phƣơng.

Song song với quá trình khảo sát lập bản đồ địa chất khu vực, công tác
điều tra, tìm kiếm đánh giá khoáng sản cũng đƣợc tiến hành trên một số diện
tích nhằm phát hiện các mỏ, điểm khoáng sản có giá trị trong địa bàn tỉnh, xác
định quy mô phân bố cũng nhƣ chất lƣợng, trữ lƣợng khoáng sản phục vụ cho
việc khai thác khoáng sản và cung cấp các thông tin cần thiết cho các ngành
kinh tế, kỹ thuật. Các khoáng sản chính có giá trị trên địa bàn tỉnh đã đƣợc
tìm kiếm đánh giá gồm than, sắt, titan, chì, kẽm, thiếc, wolfram, vàng, đá vôi
ximăng. Ngoài ra còn có một số mỏ, điểm khoáng sản khác nhƣ kaolin, đá vôi
cũng đƣợc tìm kiếm đánh giá triển vọng.
Mỗi mỏ than trƣớc khi đi vào khai thác đều lập báo cáo đánh giá tác
động môi trƣờng và đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hàng năm có báo cáo kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng khu vực
các mỏ than trên địa bàn tỉnh. Trong báo cáo trình bày nội dung quá trình thực
hiện quan trắc môi trƣờng, kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không
khí, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất. Đƣa ra các nhận xét đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trƣờng khu vực và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá về tài
nguyên khoáng sản đặc biệt là than. Điển hình là các công trình nghiên cứu
của tác giả Trần Văn Trị “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, tác giả Nguyễn
Văn Chữ “Giáo trình địa chất các mỏ khoáng sản”, tác giả Đỗ Cảnh Dƣơng
đã biên soạn giáo trình “Địa chất các mỏ than dầu và khí đốt”, tác giả Vũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Đình Tiến “Các phương pháp đặc biệt khai thác than Việt Nam” và “Công
nghệ khai thác than hầm lò”…
Một số đề tài, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học (Địa lí kinh tế -
xã hội) của khoa Địa lí trƣờng ĐHSP Hà Nội cũng nghiên cứu về hoạt động
khai thác than nhƣ: “Tình hình sản xuất than hiện nay ở thị xã Cẩm Phả” của

Nguyễn Thị Liêm, năm 1998; “Công nghiệp khai thác mỏ than của thực dân
Pháp ở Thái Nguyên (1906-1954)” của tác giả Hà Thị Thu Thuỷ, năm 1998.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành khai thác than
và cơ sở lý luận của phát triển bền vững.
- Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng khai thác than, đánh giá tác động
của việc khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên ba phƣơng diện :
Kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
- Kiến nghị một số giải pháp, định hƣớng phát triển hoạt động khai thác
than trên quan điểm phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích nêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết những vấn đề
sau:
- Thu thập số liệu, bản đồ liên quan đến khu vực, đối tƣợng nghiên cứu.
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hoạt động
khai thác than trên quan điểm phát triển bền vững.
- Tìm hiểu đặc điểm khoáng sản than ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích hiện trạng khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các tác động của hoạt động khai thác than tới kinh tế - xã
hội và môi trƣờng.
- Định hƣớng phát triển bền vững hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái
Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tiềm năng và
hiện trạng khai thác than cũng nhƣ tác động của hoạt động khai thác than tới

kinh tế - xã hội và môi trƣờng trên quan điểm phát triển bền vững.
- Giới hạn thời gian: Luận văn chủ yếu tập trung vào phân tích, sử dụng
số liệu, tƣ liệu chính thống của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Thái
Nguyên và các cơ quan chức năng, các sở ban ngành liên quan trong khoảng
thời gian từ năm 2000 – 2009.
- Giới hạn không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các
mỏ than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (gồm 7 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã)
và các vùng lân cận.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khái niệm tƣơng đối mới, đƣợc ra đời trên cơ sở
đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia, phản ánh xu thế phát triển
của thời đại và định hƣớng cho tƣơng lai. Nghiên cứu các đối tƣợng địa lí trên
quan điểm phát triển bền vững có thể xem vừa là quan điểm vừa là mục tiêu
nghiên cứu.
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác than
nói riêng phải gắn liền với chiến lƣợc phát triển bền vững của địa phƣơng.
Việc khai thác tài nguyên than sao cho hợp lí nhất, có hiệu quả nhất đem lại
lợi ích kinh tế, xã hội là vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. Mục đích
chính khi nghiên cứu hoạt động khai thác than là chỉ ra các tác động của hoạt
động khai thác than tới kinh tế - xã hội, môi trƣờng; Đƣa ra các định hƣớng
phát triển hoạt động khai thác than trên quan điểm phát triển bền vững.
5.2. Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật hiện tƣợng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo
thành thể thống nhất hoàn chỉnh gọi là một hệ thống, mỗi hệ thống lại có khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
năng phân chia thành hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác

động tƣơng hỗ lẫn nhau. Theo L.Bortalant thì: “Hệ thống là tổng thể các
thành phần nằm trong sự tác động tƣơng hỗ”.
Mỗi thành phần tự nhiên là một hợp phần của tổng thể tự nhiên (cấu
trúc thẳng đứng của hệ thống), bản thân tổng thể tự nhiên là một hệ thống, hệ
thống tự nhiên này không tách khỏi sự tác động tƣơng hỗ với hệ thống kinh tế
- hoạt động sống của con ngƣời (cấu trúc ngang của hệ thống).
Đề tài nghiên cứu hoạt động khai thác than trên quan điểm phát triển
bền vững thực chất là vận dụng quan điểm hệ thống vào việc nghiên cứu ảnh
hƣởng qua lại của hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Trên cơ sở
nghiên cứu tác động qua lại lẫn nhau giữa các hệ thống này chúng ta có thể
thấy đƣợc các tác động tới kinh tế - xã hội, môi trƣờng khi tiến hành hoạt
động khai thác than.
5.3. Quan điểm tổng hợp
Chúng ta biết rằng tự nhiên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, nếu một
thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác, đồng
thời các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại tƣơng hỗ lẫn nhau.
Bởi vậy nghiên cứu một thành phần nghĩa là phải đặt nó trong mối quan hệ
với các thành phần khác.
Khi khai thác, sử dụng tự nhiên, nếu chỉ nghĩ đến việc thực hiện một
mục đích riêng rẽ sẽ dẫn đến sai lầm mà hậu quả trái ngƣợc với mong muốn
của con ngƣời [47].
Do vậy, khi xem xét các tác động của hoạt động khai thác than đến
kinh tế - xã hội, môi trƣờng, tác giả đã vận dụng quan điểm tổng hợp để
nghiên cứu, nghĩa là không chỉ xem xét từng đối tƣợng riêng rẽ mà phải
nghiên cứu một cách tổng thể thì mới đánh giá đúng đƣợc đối tƣợng nghiên
cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
5.4. Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu đánh giá một đối tƣợng địa lí đều gắn với một địa
phƣơng cụ thể, do vậy tất cả các vấn đề nghiên cứu đều không tách rời khỏi
lãnh thổ đó. Trong một lãnh thổ thƣờng có sự phân hóa nội tại, đồng thời có
liên quan chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh về phƣơng diện tự nhiên và
kinh tế - xã hội [43], [47].
Các mỏ than (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khánh
Hòa, ) là một bộ phận trong cơ cấu lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên. Nghiên
cứu hoạt động khai thác than phải đặt trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thái
Nguyên và trong mối quan hệ giữa các tỉnh trong vùng lãnh thổ khác và với
cả nƣớc.
5.5. Quan điểm sinh thái
Các hoạt động kinh tế của con ngƣời dù ở góc độ nào cũng đều có tác
động hai mặt đến tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Hoạt động khai thác
than cũng tƣơng tự nhƣ vậy, mặt trái của nó hiện nay là nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Do đó, khi tiến hành hoạt động khai thác
than ở tỉnh Thái Nguyên cần chú ý đến việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo sự
phát triển bền vững.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tư liệu
Đây là phƣơng pháp bắt buộc trong nghiên cứu tài nguyên và môi
trƣờng. Điều tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả
nghiên cứu. Ngoài ra, khảo sát thực địa còn nhằm đối chiếu số liệu thu thập
đƣợc và thực tế để rút ra những nhận xét đánh giá về tác động của hoạt động
khai thác than tới kinh tế - xã hội (KT - XH) và môi trƣờng. Các điểm thực
địa bao gồm: mỏ than Núi Hồng, Khánh Hòa, Phấn Mễ, Bá Sơn, Cát Nê, Phúc
Thuận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Trong quá trình thực hiện luận văn, số liệu và tài liệu đƣợc thu thập từ
các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên nhƣ: Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng, Sở Công thƣơng, Sở Khoa học công nghệ và Môi trƣờng; Từ các mỏ
than (Mỏ than Phấn Mễ, Khánh Hòa, Núi Hồng, Bá Sơn ); Từ các thƣ viện
(Thƣ viện trƣờng Đại học mỏ địa chất, Thƣ viện trƣờng Đại học sƣ phạm Thái
Nguyên, Trung tâm học liệu Thái Nguyên, ); và từ các phƣơng tiện thông tin
đại chúng.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau một cách có chọn lọc để đảm bảo tính đa dạng và chính xác về đối
tƣợng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, xử lý các số liệu thu
thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Luận văn sử dụng phƣơng
pháp này trong quá trình phân tích tác động của hoạt động khai thác than tới
môi trƣờng tự nhiên và KT – XH.
6.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ là nơi bắt đầu và là nơi kết thúc của Địa lí. Phƣơng pháp bản
đồ, biểu đồ đƣợc sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu địa
bàn. Đồng thời phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng trong việc thể hiện các
kết quả nghiên cứu của đề tài trên bản đồ.
6.4. Phương pháp hệ thống thông tin Địa lí (GIS)
GIS là một công cụ quản lý các thuộc tính của đối tƣợng nghiên cứu
theo tọa độ địa lý của chúng.
GIS cho phép truy cập thông tin từ nhiều nguồn và nhiều dạng khác
nhau vào một cơ sở dữ liệu tin học thống nhất, từ đó sắp xếp sử dụng chúng
theo các mô hình tổ chức nhất định. GIS giúp cho việc cập nhật lƣu trữ thông
tin, truy xuất nhanh và cung cấp đầy đủ, phong phú thông tin cho ngƣời sử
dụng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Luận văn sử dụng phần mềm Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu
địa lí và xây dựng các bản đồ chuyên đề: Bản đồ hành chính tỉnh Thái
Nguyên, Bản đồ phân bố khoáng sản Thái Nguyên, Bản đồ phân bố than ở
Thái Nguyên,
7. Những đóng góp của luận văn
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khai thác than.
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên.
- Làm rõ các tác động của hoạt động khai thác than tới kinh tế - xã hội
và môi trƣờng. Đồng thời đƣa ra các định hƣớng khai thác than ở tỉnh Thái
Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có thể
là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng của địa phƣơng và bạn đọc
quan tâm đến vấn đề này.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn
của đề tài.
Chƣơng 2 : Tiềm năng và hiện trạng khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 3 : Tác động của hoạt động khai thác than tới kinh tế xã hội,
môi trƣờng tự nhiên và định hƣớng phát triển bền vững.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi Bắc bộ, giới hạn từ 21
0
19

đến
22
0
03

vĩ độ bắc và từ 105
0
29

đến 106
0
15

kinh độ đông; nhƣ vậy từ bắc

xuống nam Thái Nguyên chỉ kéo dài 43

vĩ độ (80km), từ đông sang tây rộng
46

kinh độ (85km).
Diện tích tự nhiên tỉnh Thái Nguyên không lớn 356663ha, gồm 7
huyện, 1 thành phố, 1 thị xã với 177 phƣờng xã và thị trấn.
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở trung tâm các tỉnh miền núi phía Bắc, phía
bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp Hà Nội, phía đông giáp Lạng Sơn, phía
tây giáp Tuyên Quang, phía tây nam giáp với Vĩnh Phúc.
Vị trí địa lí của Thái Nguyên vừa mang ý nghĩa là cửa ngõ phía bắc thủ
đô vừa mang ý nghĩa cầu nối giữa các tỉnh biên giới phía bắc với thủ đô Hà
Nội và các tỉnh đồng bằng ven biển. Đây cũng là thế mạnh của tỉnh Thái
Nguyên trong phát triển kinh tế, mở rộng thị trƣờng, quan hệ với các tỉnh
miền núi và đồng bằng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
1.1.1.2. Địa hình
Địa hình Thái Nguyên nhìn chung dốc từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam –
Đông Nam, bị chia cắt bởi các mạch núi chính, đó là:
Mạch núi phía Bắc với đỉnh cao nhất trên dãy Tam Đảo (1590m) chạy
theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam.
Mạch núi phía Tây là dãy núi cánh cung Sông Gâm với cấu tạo chủ yếu
là núi đá vôi chạy theo hƣớng Bắc Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Còn mạch núi phía Đông điển hình là dãy núi Bắc Sơn chạy theo
hƣớng Đông Bắc – Tây Nam.
Nhìn chung các mạch núi có cấu tạo phức tạp, lại chạy theo hƣớng Bắc

– Nam đã làm cho địa hình trong khu vực nghiên cứu có độ chia cắt mạnh,
núi đá xen thung lũng.
Miền núi đá vôi tập trung ở khu vực Võ Nhai có độ cao trung bình
500÷800m, với vách đá dựng đứng và hiện tƣợng karst xảy ra mạnh. Ở khu
vực này mùa đông thƣờng thiếu nƣớc.
Miền đồi cao, núi thấp là nơi chuyển tiếp giữa miền núi và miền trung
du, độ cao 200÷500m với độ dốc trung bình từ 25
0
÷ 40
0
, xen núi đồi.
Miền đồi thấp thƣờng là miền đồi thoải bát úp, độ cao không quá 100m,
độ dốc 5
0
÷ 15
0
, phần lớn thƣờng là 7
0
÷ 10
0
tập trung ở Phú Bình, Phổ Yên,
thành phố Thái Nguyên, nam Huyện Phú Lƣơng, Đồng Hỷ.
Địa hình đồng bằng tập trung ở hai bên sông, có dấu hiệu bậc thềm phù
sa cổ và bậc thang nhân tạo. Các đồng bằng rộng lớn nằm ở hai bên hạ lƣu
sông Cầu và sông Công là các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công.
Cấu trúc địa chất tỉnh Thái Nguyên khá phức tạp bao gồm: Nhóm đá
grannit, đá gabro, đá sừng, phiến thạch, mica philit, sét, sa thạch, đá cát, dăm
kết, cuội kết, đặc biệt là đá vôi với diện tích lớn.
1.1.1.3. Khí hậu
Vị trí địa lí khu vực đã tạo cho Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió

mùa và mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Nhiệt độ trung
bình năm dao động khoảng từ 21
0
C đến 23
0
C. Trong năm có hai mùa rõ rệt:
mùa hè chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam, nóng ẩm, mƣa nhiều, nhiệt độ
trung bình là 26,9
0
C; mùa đông lạnh, khô, chịu ảnh hƣởng lớn của gió mùa
Đông Bắc (hàng năm chịu khoảng 22 đợt gió mùa Đông Bắc, mỗi đợt kéo dài
từ 2 đến 3 ngày mạnh nhất là tháng XII và tháng I), nhiệt độ trung bình là
18
0
C, đôi khi có sƣơng muối ở vùng cao.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

Hình 1.1 Bản đồ tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Tổng lƣợng bức xạ trung bình khá lớn 124,4 kcalo/cm
2
/năm, nhiệt độ
tích lũy trong năm 8411

0
C, trong khi đó Hà Nội 8600
0
C [23]. Điều này cho
thấy tỉnh Thái Nguyên có tính chất khí hậu nửa trung du miền núi.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng thủy văn thì tổng lƣợng mƣa
trong năm của tỉnh Thái Nguyên khá lớn, lƣợng mƣa trung bình năm từ
1700÷2000mm, cao nhất vào tháng VII và tháng VIII, lƣợng mƣa thấp nhất
vào tháng XII và tháng I. Khu vực có lƣợng mƣa lớn là ở huyện Đại Từ và
thành phố Thái Nguyên. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 84%. Các
trận mƣa lớn trong mùa hè thƣờng kèm theo dông, lốc.
Do địa hình chia cắt khá phức tạp bởi cánh cung Sông Gâm, bắt đầu
vào địa phận tỉnh Thái Nguyên ở Định Hóa theo hƣớng Bắc – Nam, thấp nhất
là đèo Khế, đã tạo ra trong khu vực nghiên cứu nhiều thung lũng nhỏ với kiểu
vi khí hậu điển hình.
Dãy Tam Đảo đón gió Đông Bắc và Đông Nam tạo ra hai trung tâm
mƣa lớn là Đại Từ và thành phố Thái Nguyên. Khu vực đá vôi thƣờng có
sƣơng muối về mùa đông và oi bức, mƣa đá về mùa hè.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi cho sự
phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển tất cả
các hoạt động kinh tế.
1.1.1.4. Điều kiện thủy văn, địa chất thủy văn
Với lƣợng mƣa hàng năm tại tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối lớn 6,4 tỷ
m
3
/năm, nên lƣợng nƣớc ngầm tầng nông khá phong phú, xuất hiện dƣới mặt
đất từ 3 – 4m, còn nƣớc ngầm tầng sâu xuất hiện dƣới mặt đất từ 40÷60m.
Nƣớc ngầm ở Thái Nguyên có tới 12 phức hệ chứa nƣớc, phần lớn là các
mạch lộ có lƣu lƣợng nhỏ hơn 0,5l/s. Khả năng cung cấp nƣớc khá lớn, trên 1
tỷ m

3
/năm, mùa kiệt là 0,5 tỷ m
3
/năm. Độ khoáng hóa của nƣớc ngầm là
10g/l, điển hình có điểm lộ nƣớc khoáng La Hiên – Võ Nhai, mới đƣợc khai
thác gần đây [28].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, mƣa tập trung
87% vào mùa mƣa nên thƣờng gây lũ lụt, trong khi đó mùa khô lƣợng mƣa rất
ít, chỉ đạt 150mm, điều đó đã chi phối lƣợng nƣớc của các sông suối trong
khu vực.
Thái Nguyên có hai sông chính đó là sông Cầu và sông Công cùng
nhiều sông suối nhỏ khác nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Cầu bắt
nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hƣớng Bắc – Đông Nam, có diện tích lƣu vực
gần 3486 km
2
. Lƣu lƣợng nƣớc trung bình vào mùa lũ của sông Cầu có đập
dâng Thác Huống tƣới cho các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hòa và
Tân Yên (Bắc Giang).
Sông Công có diện tích lƣu vực là 951 km
2
, bắt nguồn từ vùng núi Ba
Lá huyện Định Hóa, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mƣa
lớn nhất của tỉnh. Lƣu lƣợng trung bình mùa lũ 323 m
3
/s, mùa cạn là 3,2 m
3

/s.
Dòng sông đƣợc chặn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc, có mặt nƣớc rộng
khoảng 25 km
2
với dung tích khoảng 175 triệu m
3
nƣớc [30].
Ngoài ra tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống
sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Đồng thời Thái Nguyên có khoảng 4000
ao hồ với trữ lƣợng nƣớc khá phong phú.
Theo đánh giá của các chuyên gia thủy văn thì trên các con sông chảy
qua tỉnh Thái Nguyên, có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với
thủy lợi quy mô nhỏ.
1.1.1.5. Thổ nhưỡng, sinh vật
* Thổ nhưỡng:
Theo điều tra của sở Địa chính, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất
là 356663ha. Có sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và sự tác động của nhiều
yếu tố nhƣ đá mẹ, lớp phủ thực vật, địa hình, khí hậu, tuổi của thổ nhƣỡng,
nhân tố con ngƣời có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình hình thành thổ
nhƣỡng. Thái Nguyên có các dạng thổ nhƣỡng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
- Ở độ cao dƣới 600m
+ Đất feralit đỏ vàng chiếm phần lớn đất đồi của tỉnh. Ở vùng đồi thấp
sông Công, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Thành phố Thái Nguyên có đất
feralit đỏ vàng nghèo kiệt, bị rửa trôi mạnh, phân tầng rõ rệt, nhiều chỗ xuất
hiện đá ong, lƣợng mùn bằng 2%, PH<5. Những vùng còn lại đất feralit đỏ
vàng chƣa bị phân tầng, đất còn tốt thích hợp trồng cây ăn quả, cây công

nghiệp.
+ Đất đá vôi: đất đƣợc hình thành ở khu vực núi đá vôi là loại đất tốt,
có màu đỏ sẫm, cấu tƣợng tốt. Loại đất này nếu bị rửa trôi nhiều sẽ bị bạc
màu, kết von. Phân bố ở Đồng Hỷ, Võ Nhai.
+ Đất đầm lầy: đất này có trong các thung lũng núi khó thoát nƣớc, đất
thiếu oxy, thừa nƣớc, xuất hiện quá trình glây, trong đất có nhiều FeO, PH=3-
4 có mùi thối, lầy thụt khó canh tác.
+ Đất ruộng lúa: Có nguồn gốc từ đất feralit, đất đá vôi hoặc đất phù sa
của sông Cầu, sông Chợ Chu, Đất có tầng canh tác dày 20 – 30cm. Dƣới
tầng canh tác là tầng đế cầy gồm những hạt sét mịn có tác dụng ngăn không
cho nƣớc ngấm xuống sâu. Hiện nay do kĩ thuật canh tác tiến bộ, có thủy lợi,
bón phân hợp lý, loại đất này ngày càng phì nhiêu.
- Ở độ cao từ 600m trở lên: Ở sƣờn đông của Tam Đảo, do khí hậu
lạnh, quá trình tích lũy các ôxít sắt yếu dần, các ôxit nhôm tăng dần, quá trình
feralit nhƣờng dần cho quá trình alít, lớp đất trồng nông dần. Đất này thích
hợp cho cây trồng á nhiệt đới, cây ăn quả và cây làm thuốc. Đất ở vành đai từ
600 – 1000m vẫn thuộc đất feralit nhƣng do có nhiều mùn nên gọi là đất
feralit có mùn.
* Sinh vật
Thái Nguyên có nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú và đa dạng
bao gồm các quần xã sinh vật điển hình của khí hậu nhiệt đới và có sự phân
hoá theo đai cao. Rừng chân núi ƣa ẩm, ƣa nhiệt: Tập trung ở phía Tây Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
của tỉnh (Tam Đảo, Định Hóa). Rừng rậm rạp có nhiều cây quý. Động vật có
nhiều loài giống với vùng Vân Nam Trung Quốc, có loài đặc hữu nhƣ Vẹc
mũi hếch, Trĩ đỏ rất quý hiếm.
Vùng đồi núi thấp phía đông: Rừng còn ít, phần lớn là rừng thứ sinh

phục hồi. Động vật nghèo hơn khu Tây Bắc của tỉnh, có ít loài thú quý, đặc
hữu, hƣơu, chó sói.
Vùng đồi thấp và đồng bằng phía nam: Rừng tự nhiên không còn, hiện
nay đồi trọc đang đƣợc nhân dân trồng cây gây rừng với tốc độ nhanh, hiệu
quả.
Rừng trai, nghiến ở núi đá vôi: Rừng nhiều gỗ quý hiếm, nhƣng khó
phục hồi. Địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.
Trên cao hơn 600m do có lƣợng mƣa lớn, đất tốt, cây rừng phát triển
mạnh; từ 700 – 800m có rừng táu; từ 1000 – 1600m có rừng sồi, dẻ mọc xen
với một số cây lá kim. Động vật tự nhiên cũng phong phú hơn vùng thấp, số
lƣợng loài và cá thể đều lớn, nhất là thú và chim.
Theo tài liệu thống kê của các nhà sinh thái học thì hệ thực vật rừng
Thái Nguyên còn 143 họ, 131 chi, 689 loài, gồm những loại cây bản địa và
những loài di cƣ từ vùng Hoa Nam – Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia,
Inđônêxia [3], [8].
Hệ động vật tỉnh Thái Nguyên có khoảng 422 loài, 91 họ. Nhìn chung
số loài sinh vật hiện nay đã giảm nhiều, một số loài có nguy cơ diệt vong vì
diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Các loài gấu, hổ, báo gần nhƣ không
còn nữa, voọc, chim rừng và các loài bò sát còn rất ít và hầu nhƣ không đáng
kể.
1.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản
So với cả nƣớc, Thái Nguyên đƣợc coi là tỉnh giàu tài nguyên khoáng
sản, có gần 100 mỏ lớn với 30 loại thuộc 4 nhóm, đặc biệt là than chỉ đứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
sau tỉnh Quảng Ninh về trữ lƣợng và sản lƣợng khai thác [7]. Tuy nhiên các
mỏ khoáng sản có trữ lƣợng nhỏ và hàm lƣợng chỉ từ 20 – 30% (bảng 1.1)
Bảng 1.1 Trữ lƣợng khoáng sản tỉnh Thái Nguyên

Loại khoáng sản
Trữ lƣợng (triệu tấn)
Ghi chú
1. Năng lƣợng
1.1 Than đá
1.2 Than mỡ
90,35
87,005
3,48
Cấp A, B, C
1,
C
2

2. Kim loại
2.1 Mangan
2.2 Titan
2.3 Chì, kẽm
2.4 Thiếc
2.5 Sắt
2.6 Đá vôi

45,981
13,736
0,65
0,026
14,065
110

Cấp A, B, C


Cấp A, B, C
Cấp C
1,
C
2

Cấp A, B, C
1,
C
2

Cấp A, B, C, C
1


(Nguồn: Báo cáo tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên)[4]
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Dân cư
Thái Nguyên là tỉnh có dân số đông trung bình so với cả nƣớc. Theo
tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.127.430
ngƣời, tỷ lệ tăng dân số ttrung bình là 1,8%, dân số trong độ tuổi lao động
cao, chiếm 52% dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, nhƣng để
giải quyết việc làm lại là vấn đề khó khăn.
Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em là: Ngƣời Kinh, Ngƣời Tày, Ngƣời
Sán Chay, Ngƣời Sán Dìu, Ngƣời Nùng, Ngƣời Dao, Ngƣời H’Mông, Ngƣời
Hoa. Trong đó dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất. Mật độ dân số toàn tỉnh 320

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
ngƣời/km
2
(năm 2009), nhƣng phân bố không đều giữa các khu vực trong
tỉnh. Tại thành phố Thái Nguyên mật độ dân số là 1474 ngƣời/km
2
, trong khi
vùng cao Võ Nhai là 76 ngƣời/km
2
[6].
Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có bƣớc phát
triển đáng kể, tuy nhiên do điểm xuất phát thấp nên mức thu nhập GDP theo
đầu ngƣời còn thấp (năm 2009: 768USD/ngƣời/năm), mức sống trung bình
trở lên chiếm 80% dân số.
So với cả nƣớc Thái Nguyên vẫn là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế
chậm, mặc dù có trung tâm công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản lớn,
nhƣng dân số ở nông thôn vẫn chiếm đa số, khoảng 75% dân số toàn tỉnh.
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Mức tăng trƣởng kinh tế tính theo GDP trung bình của 2 năm (2008-
2009) của cả tỉnh là 10,3%/năm, tuy nhiên mức tăng trƣởng của các ngành
kinh tế có khác nhau: ngành nông lâm nghiệp trung bình tăng 4,5%/năm, công
nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng trên 10%/năm.
Bảng 1.2 Tăng trƣởng của các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2005-2009
(theo giá so sánh 1994)
Hạng mục
2006
2007
2008
2009
GDP

(tỷ đồng)
GDP
(tỷ đồng)
% Tăng
trƣởng
GDP
(tỷ đồng)
% Tăng
trƣởng
GDP
(tỷ đồng)
% Tăng
trƣởng
Toàn tỉnh
4.193,5
4.716,2
12,5
5.258,8
11,5
5.737,2
9,1
1.Nông
lâm,thuỷ sản
1.146,2
1.198,8
4,6
1.252,8
4,5
1.291,3
3,1

2.Công nghiệp
xây dựng
1.632,2
1.932,4
18,4
2.248,1
16,3
2.511,1
11,7
3.Dịch vụ
1.415,1
1.585,0
12
1.757,9
10,9
1.934,8
10,1

(Nguồn Cục thống kê Thái Nguyên)[6]

×