Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Tổ chức dạy học mạch nội dung ánh sáng môn khoa học tự nhiên theo mô hình dạy học 7e nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học sơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

VÕ THÀNH KIM NGÂN

ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
TỔ CHỨC DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG “ÁNH SÁNG”
MƠN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO MƠ HÌNH DẠY HỌC 7E
NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN
TỔ CHỨC DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG “ÁNH SÁNG”
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO MƠ HÌNH DẠY HỌC 7E
NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Sinh viên thực hiện: Võ Thành Kim Ngân
Dân tộc: Kinh

Nam/Nữ: Nữ
Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4


Lớp, khoa: 44.01.LY B, Vật lý
Ngành học: Sư phạm Vật lý

Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Hảo

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2022


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 05 năm 2022
Xác nhận của Hội đồng

Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn

ThS Nguyễn Thị Hảo


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu,
tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn theo
đúng qui định. Các kết quả nghiên cứu, dữ liệu trong luận văn đều do tơi tự tìm hiểu,
phân tích một cách khách quan, trung thực.
Sinh viên

Võ Thành Kim Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các
đơn vị cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đề tài được xây dựng dựa trên sự tham khảo các

nghiên cứu từ các tạp chí, sách, khóa luận tốt nghiệp, khóa luận thạc sĩ, … trong và
ngoài nước để định hướng con đường nghiên cứu của đề tài. Sau đây, tôi xin phép
gửi những lời cảm ơn chân thành đến những cơ quan, cá nhân đã hỗ trợ tơi hồn thành
khóa luận này:
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thị Hảo – Giảng viên
hướng dẫn khoa học cho đề tài khóa luận của em, cơ đã dành nhiều thời gian, công
sức chỉ dẫn cho em và tạo cơ hội cho em liên hệ với các thầy cô hỗ trợ cho em trong
công tác thực nghiệm đề tài.
Thứ hai, em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Vật Lý trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em các kiến thức nền tảng cần thiết hỗ trợ
cho quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Thứ ba, em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu, quý thầy cô,
các cô chú nhân viên trường THCS Lê Văn Tám và tổ bộ môn Vật lý đã tạo cơ hội
cho em thực nghiệm đề tài tại trường. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn cô Nguyễn
Phạm Cát Tường – Giáo viên bộ môn Vật lý phụ trách lớp 9/2 và 9/11 đã nhiệt tình
hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình em thực nghiệm tại trường, liên hệ với phịng thí
nghiệm của trường để cho em mượn các dụng cụ thí nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm
giảng dạy học sinh THCS và tư vấn logic kế hoạch bài dạy “Khúc xạ ánh sáng” và
“Kính lúp” cho em.
Thứ tư, em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ phụ trách phịng thí nghiệm Vật
lý phổ thơng trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh, đặc biệt cơ Nguyễn Thị Huyền
đã tạo điều kiện cho em mượn các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hỗ trợ cho bài “Khúc
xạ ánh sáng” trong đề tài của em.
Thứ năm, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Quản Minh Hòa đã chia sẻ
kinh nghiệm thực hiện khóa luận, thực nghiệm và đồng hành cùng em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Thứ sáu, mình xin cảm ơn hai bạn Nguyễn Minh Phương và Võ Thành Đơng đã
đồng hành cùng mình trong q trình thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Lê Văn
Tám.
Thứ bảy, em xin cảm ơn chị Phạm Thị Huế đã tạo điều kiện cho em mượn dụng

cụ ghi hình trong quá trình em thực nghiệm bài “Khúc xạ ánh sáng”.


Thứ tám, cô xin chân thành cảm ơn tập thể lớp 9/2 và 9/11 trường THCS Lê
Văn Tám đã hợp tác và đồng hành cùng cơ trong suốt q trình thực nghiệm tại
trường.
Thứ chín, em xin cảm ơn ThS Nguyễn Hoàng Phúc, giáo viên Vật lý trường
THPT NKTDTT Nguyễn Thị Định đã dành thời gian góp ý và nhận xét hai kế hoạch
bài dạy của em đã thiết kế trong đề tài.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến gia đình và
bạn bè đã đồng hành và chia sẻ cùng em trong q trình thực hiện đề tài khóa luận.
Dù đã cố gắng thực hiện đề tài một cách chỉnh chu nhất có thể, nhưng vẫn khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ các nhà
khoa học và quý thầy cô.
Sinh viên

Võ Thành Kim Ngân


Mục lục
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................... iv
DANH SÁCH SƠ ĐỒ ............................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài............................................................................ 1

2.


Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 3

3.

Giả thuyết khoa học ....................................................................... 3

4.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 3

5.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................. 4

6.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4

7.

Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4

8.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 5
8.1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ................................... 5


8.2.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................. 5

9.

Đóng góp của đề tài ....................................................................... 5

10.

Cấu trúc đề tài ............................................................................... 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 8
1.1.

Các nghiên cứu về năng lực khoa học tự nhiên trong chương trình

giáo dục phổ thơng mơn Khoa học tự nhiên 2018 ................................... 8
1.2.

Các nghiên cứu về dạy học nội dung “Ánh sáng” trong môn Khoa

học tự nhiên hay nội dung tương ứng trong chương trình Vật lí hiện
hành 2006 .................................................................................................. 9
1.3.

Các nghiên cứu về mơ hình dạy học 7E ...................................... 10

Kết luận chương 1 .................................................................................. 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................ 13

2.1.

Đặc điểm nhận thức, tâm – sinh lý của học sinh THCS ............. 13

2.2.

Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Khoa học tự nhiên 2018...
...................................................................................................... 14

2.2.1.

Đặc điểm môn học ................................................................... 14

2.2.2.

Quan điểm xây dựng chương trình .......................................... 15

vii


2.2.3.

Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học ................................ 16

2.2.4.

Nội dung chương trình ............................................................ 16

2.2.5.


Phương pháp giáo dục ............................................................. 16

2.2.6.

Đánh giá chương trình ............................................................. 17

2.3.

Năng lực khoa học tự nhiên ......................................................... 18

2.3.1.

Khái niệm năng lực, năng lực khoa học tự nhiên của học sinh . 19

2.3.2.

Cấu trúc năng lực khoa học tự nhiên của học sinh ................... 19

2.3.3.

Các biện pháp phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
................................................................................................ 22

2.4.

Mơ hình dạy học 7E ..................................................................... 24

2.4.1.

Thuyết kiến tạo nhận thức ....................................................... 24


2.4.2.

Chu trình dạy học .................................................................... 25

2.4.3.

Giới thiệu chung về mơ hình dạy học 7E ................................. 26

2.4.4.

Đặc điểm mơ hình dạy học 7E ................................................. 28

2.4.5.

Hoạt động dạy và học của mơ hình dạy học 7E ....................... 29

2.4.6.

Sự đáp ứng của mơ hình dạy học 7E trong phát triển năng lực

khoa học tự nhiên của học sinh ............................................................. 33
2.4.7.

Tiến trình dạy học minh họa cụ thể mơ hình dạy học 7E trong việc

phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh THCS. ................... 34
2.5.

Phương pháp và công cụ được dùng để đánh giá năng lực khoa


học tự nhiên ............................................................................................ 38
Kết luận chương 2 .................................................................................. 47
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHO MỘT SỐ CHỦ
ĐỀ MẠCH NỘI DUNG “ÁNH SÁNG” THEO MƠ HÌNH DẠY HỌC 7E
...................................................................................................... 48
3.1.

Phân tích mạch nội dung “Ánh sáng” lớp 9 trong chương trình

GDPT mơn KHTN 2018 ......................................................................... 48
3.1.1.

Vị trí và vai trò của mạch nội dung ......................................... 48

3.1.2.

Cấu trúc và mục tiêu dạy học của mạch nội dung .................... 49

3.1.3.

Nội dung kiến thức đáp ứng yêu cầu cần đạt ........................... 50

3.2.

Sự phát triển của mạch nội dung “Ánh sáng” lớp 9 môn KHTN

2018 so với nội dung tương ứng trong chương trình Vật lý hiện hành

viii



2006

...................................................................................................... 51

3.3.

Thiết kế kế hoạch bài dạy cho một số chủ đề trong mạch nội dung

“Ánh sáng” lớp 9 theo mơ hình dạy học 7E. ......................................... 56
3.3.1.

Chủ đề 1: “Khúc xạ ánh sáng” ................................................. 56

3.3.2.

Chủ đề 2: “Kính lúp” ............................................................... 82

3.4.

Tham khảo ý kiến chuyên gia.................................................... 103

Kết luận chương 3 ................................................................................ 105
CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................ 106
4.1.

Tổ chức thử nghiệm sư phạm .................................................... 106

4.1.1.


Mục đích thử nghiệm sư phạm .............................................. 106

4.1.2.

Nhiệm vụ thử nghiệm sư phạm .............................................. 106

4.1.3.

Đối tượng thử nghiệm - Thời gian thử nghiệm ...................... 106

4.1.4.

Phương pháp triển khai thử nghiệm ....................................... 108

4.1.5.

Kế hoạch thử nghiệm ............................................................ 108

4.1.6.

Thuận lợi và khó khăn trong q trình thử nghiệm ................ 108

4.2.

Phân tích diễn biến và kết quả thử nghiệm sư phạm ............... 109

4.2.1.

Diễn biến và kết quả thử nghiệm chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” 110


4.2.2.

Diễn biến và kết quả thử nghiệm chủ đề “Kính lúp” .............. 118

4.3.

Đánh giá kết quả thử nghiệm sư phạm ..................................... 128

4.3.1.

Phân tích kết quả thử nghiệm ................................................ 128

4.3.2.

Đánh giá tổng quan kết quả thử nghiệm ................................ 142

Kết luận chương 4 ................................................................................ 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 146
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .................................................................................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 150
1.

Tài liệu Tiếng Việt ................................................................ 150

2.

Tài liệu Tiếng Anh ................................................................ 152


PHỤ LỤC .............................................................................................. 154

ix


i

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chương trình

CT

Chương trình giáo dục phổ thơng

CT GDPT

Giáo viên

GV

Hoạt động



Hoạt động trải nghiệm

HĐTN

Học sinh


HS

Kế hoạch bài dạy

KHBD

Khoa học tự nhiên

KHTN

Kĩ thuật dạy học

KTDH

Mơ hình dạy học

MHDH

Năng lực

NL

Năng lực khoa học tự nhiên

NL KHTN

Phẩm chất

PC


Phương pháp dạy học

PPDH

Trường hợp

TH

i


ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.4.1. Chuyển đổi mơ hình dạy học 5E thành mơ hình dạy học 7E của Eisenkraft
(2003)........................................................................................................................ 27
Hình 4.2.1. Học sinh trả lời câu hỏi ánh sáng có cịn truyền theo đường thẳng nếu đi
từ khối bán nguyệt ra khơng khí ............................................................................. 110
Hình 4.2.2. GV hướng dẫn nhóm 2 cách điều chỉnh đèn lazer để dễ quan sát tia sáng
truyền trong khơng khí. .......................................................................................... 111
Hình 4.2.3. Câu trả lời của HS1 và HS2 về hiện tượng khúc xạ ánh sáng ............. 112
Hình 4.2.4. Nội dung học tập – hiện tượng khúc xạ ánh sáng ............................... 112
Hình 4.2.5. Học sinh trình bày vị trí tia khúc xạ so với tia tới ............................... 113
Hình 4.2.6. Học sinh nhóm 4 thực hiện thí nghiệm thu thập số liệu góc tới i và góc
khúc xạ r. ................................................................................................................ 114
Hình 4.2.7. HS5 ghi chú định luật khúc xạ ánh sáng trong nhật kí học tập ........... 114
Hình 4.2.8. Câu trả lời và phần ghi bài chiết suất môi trường của HS5 trong nhật kí
học tập..................................................................................................................... 115
Hình 4.2.9. Hoạt động mở rộng: phịng chống đuối nước do ước lượng nhầm độ sâu
của nước được giáo viên giao về nhà cho học sinh. ............................................... 117

Hình 4.2.10. HS viết câu trả lời và mời trả lời trước lớp cho câu hỏi “Kính lúp dùng
để làm gì?” .............................................................................................................. 118
Hình 4.2.11. HS nhóm 2 quan sát các bộ phận kính lúp và ghi nhận câu trả lời vào
nhật kí học tập......................................................................................................... 119
Hình 4.2.12. Câu trả lời của HS2 trong nhật kí học tập cho phần cấu tạo kính lúp119
Hình 4.2.13. HS các nhóm tiến hành quan sát ảnh của vật qua kính lúp có số bội giác
khác nhau. ............................................................................................................... 120
Hình 4.2.14. Câu trả lời của học sinh cho câu hỏi “Số bội giác cho chúng ta biết điều
gì” trong nhật kí học tập ......................................................................................... 120
Hình 4.2.15. Học sinh nhận xét tiêu cự của kính lúp sau khi tính tốn so với tiêu cự
của thấu kính hội tụ thường gặp trong bài tập ........................................................ 121
Hình 4.2.16. Giả thuyết của học sinh đề xuất cho vị trí đặt vật trước kính lúp để cho
ảnh phù hợp trong nhật kí học tập .......................................................................... 122
Hình 4.2.17. HS3 thực hiện vẽ hình mình họa vật đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng
nhỏ hơn tiêu cự f (d < f) cho ảnh ảo lớn hơn vật .................................................... 122
Hình 4.2.18. Hoạt động thiết kế và trình bày phương án thí nghiệm xác định vị trí đặt
vật trước kính lúp sao cho ảnh quan sát được phù hợp .......................................... 124

ii


iii

Hình 4.2.19.Các nhóm thực hiện thí nghiệm xác định vị trí đặt vật trước kính lúp cho
ảnh quan sát phù hợp .............................................................................................. 124
Hình 4.2.20. Kết quả của học sinh và nhóm sau khi thực hiện thí nghiệm ............ 125
Hình 4.2.21. Học sinh trình bày cách sử dụng kính lúp quan sát ảnh hiệu quả trong
nhật kí học tập......................................................................................................... 126
Hình 4.2.22. Câu trả lời của học sinh cho hoạt động Mở rộng trong nhật kí học tập
................................................................................................................................ 127


iii


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Biểu hiện của các thành phần năng lực khoa học tự nhiên ......................... 20
Bảng 2. Biện pháp phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh THCS. ...... 22
Bảng 3. Hoạt động của giáo viên và học sinh trong các pha của mô hình dạy học 7E
.................................................................................................................................. 30
Bảng 4. Sự đáp ứng của mơ hình dạy học 7E trong phát triển năng lực khoa học tự
nhiên của học sinh THCS ......................................................................................... 33
Bảng 5. Tiến trình dạy học minh họa mơ hình dạy học 7E trong việc phát triển năng
lực khoa học tự nhiên của học sinh THCS. .............................................................. 35
Bảng 6. Mối quan hệ giữa phương pháp và công cụ đánh giá. ................................ 39
Bảng 7. Rubric đánh giá năng lực khoa học tự nhiên tổng quát .............................. 40
Bảng 8. Bảng kiểm quan sát năng lực khoa học tự nhiên của học sinh ................... 46
Bảng 9. Cấu trúc và mục tiêu dạy học mạch nội dung Ánh sáng môn KHTN lớp 9 49
Bảng 10. Nội dung kiến thức đáp ứng yêu cầu cần đạt của mạch nội dung Ánh sáng
lớp 9 .......................................................................................................................... 50
Bảng 11. Sự phát triển trong yêu cầu cần đạt của chương trình mơn Khoa học tự nhiên
so với chương trình Vật lý THCS hiện hành ............................................................ 51
Bảng 12. Danh sách học sinh được lựa chọn đánh giá năng lực khoa học tự nhiên
................................................................................................................................ 107
Bảng 13. Danh sách học sinh được lựa chọn đánh giá năng lực khoa học tự nhiên
................................................................................................................................ 107
Bảng 14. Bảng kiểm đánh giá tồn bộ q trình học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” . 117
Bảng 15. Bảng kiểm đánh giá tồn bộ q trình học chủ đề “Kính lúp” ............... 127
Bảng 16. Kết quả đánh giá biểu hiện hành vi của 5 học sinh được lựa chọn đánh giá

trong chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” ........................................................................... 130
Bảng 17. Kết quả đánh giá biểu hiện hành vi của HS thu được từ thực nghiệm chủ đề
“Khúc xạ ánh sáng” ................................................................................................ 131
Bảng 18. Kết quả đánh giá biểu hiện hành vi của 6 học sinh được lựa chọn đánh giá
trong chủ đề “Kính lúp” ......................................................................................... 137
Bảng 19. Kết quả đánh giá biểu hiện hành vi của HS thu được từ thử nghiệm chủ đề
“Kính lúp”............................................................................................................... 138

iv


v

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.2.1. Sơ đồ mạng nhện mức độ biểu hiện năng lực khoa học tự nhiên của các
học sinh được chọn trong bài “Kính lúp” ............................................................... 129
Sơ đồ 4.2.2. Sơ đồ mạng nhện mức độ biểu hiện năng lực khoa học tự nhiên của các
học sinh được chọn trong bài “Kính lúp” ............................................................... 137

v


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo nghị quyết số 29/NQ-TW ban hành ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra một u cầu mang tính đột phá là “chuyển
mạnh q trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực (NL) và phẩm chất (PC) người học” (Ban chấp hành trung ương, 2013). Qua đó

cho thấy, giáo dục khơng cịn đặt nặng vấn đề truyền thụ kiến thức mà cịn phát triển
hài hịa đức, trí, thể, mĩ, phát huy NL của mỗi cá thể học sinh (HS). Để thực hiện
được yêu cầu phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học mà nghị quyết đã đưa ra
thì chương trình giáo dục phổ thơng (CT GDPT) 2018 được ban hành ngày
26/12/2018.
Trong CT GDPT 2018, môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học bắt buộc ở
cấp THCS, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hóa học,
sinh học và khoa học Trái Đất. Môn KHTN cùng với các môn học và hoạt động giáo
dục khác góp phần hình thành, phát triển các PC chủ yếu, NL chung và đặc biệt là
NL đặc thù – NL khoa học tự nhiên (NL KHTN) với 3 thành phần: (i) nhận thức khoa
học tự nhiên, (ii) tìm hiểu tự nhiên và (iii) vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Chương trình mơn KHTN được xây dựng trên quan điểm dạy học tích hợp, với nội
dung giáo dục về những nguyên lí khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được
tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b) tạo cơ hội cho
HS được học tập, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng gần gũi với đời sống hằng ngày.
Với mục tiêu và quan điểm xây dựng CT, cho thấy mơn KHTN là mơn học có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS, có vai trị nền tảng trong việc hình
thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS cấp THCS (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2018b). Từ năm 2018 đến nay đã có một số nghiên cứu liên quan đến phát triển
NL KHTN hay thành phần NL KHTN như: nghiên cứu của Quản Minh Hịa (2021a)
về vận dụng mơ hình dạy học (MHDH) 5E tổ chức dạy học nội dung “Âm thanh” nhằm
phát triển NL KHTN, nghiên cứu của Trương Vy Nhã (2020) về tổ chức hoạt động
trải nghiệm (HĐTN) trong nội dung “Năng lượng và sự biến đổi” nhằm phát triển
năng lực tìm hiểu tự nhiên, nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thị Xuân Quỳnh (2021)
về bồi dưỡng thành phần NL tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS thơng qua hoạt động
trải nghiệm (Chương trình mơn KHTN 2018), nghiên cứu tổ chức các chủ đề tích hợp
Stem “truyền nhiệt” nhằm phát triển thành phần NL tìm hiểu tự nhiên của HS THCS
của Trần Thanh Thảo (2019),… nhưng cịn khá ít.

1



2

Mạch nội dung “Ánh sáng” trong môn KHTN 2018 là một trong số mạch nội
dung của chủ đề khoa học “Năng lượng và sự biến đổi”, chiếm thời lượng 6% ở lớp
7 và 9% ở lớp 9 trong toàn bộ chương trình (thời lượng dự kiến của mỗi lớp học là
140 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần) (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b). Trong mạch
nội dung “Ánh sáng”, HS được tìm hiểu các kiến thức gần gũi trong cuộc sống liên
quan đến ánh sáng, bắt đầu từ những khái niệm cơ bản về ánh sáng như: tia sáng, màu
sắc, cho đến các hiện tượng tự nhiên thường gặp hằng ngày, liên quan đến: phản xạ
ánh sáng; khúc xạ ánh sáng; phản xạ toàn phần hay tán sắc ánh sáng. Bên cạnh đó,
mơn học cịn tạo điều kiện cho các em nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lí của các dụng
cụ quang học như: kính lúp, lăng kính và các loại thấu kính. Trong CT GDPT 2018
phần quang hình học chỉ được triển khai duy nhất ở mạch nội dung “Ánh sáng” lớp
9, khác với chương trình hiện hành được triển khai ở THCS và THPT. Qua đó, nhấn
mạnh kiến thức quang hình học rất cần thiết cho HS, giúp HS có cơ hội được học tập
và nghiên cứu nội dung kiến thức này. Ngoài ra nội dung “Ánh sáng” cịn góp phần
tăng tính trực quan trong q trình học tập của HS, vì các hiện tượng, sự vật trong nội
dung “Ánh sáng” đều có thể quan sát trực tiếp, tăng sự thích thú, gần gũi cho người
học. Qua đó, dạy học mạch nội dung “Ánh sáng” giúp cho HS có được những tri thức,
kĩ năng cần thiết để giải quyết các tình huống thực tiễn, lí giải các hiện tượng tự nhiên
liên quan đến ánh sáng mà chưa có lời giải đáp.
Hiểu biết về các nguyên lí của tự nhiên, hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng
kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là những yêu cầu
cần thiết để hình thành và phát triển NL KHTN ở HS (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b)
mà môn KHTN đã đặt ra. Sau khi nghiên cứu, phân tích đề tài nhận thấy phương pháp
dạy học (PPDH) theo chu trình (learning cycle) có những đặc điểm phù hợp để tổ chức
dạy học môn KHTN nhằm đạt được các yêu cầu trên. Đặc điểm của dạy học theo chu
trình là được xây dựng theo các pha (giai đoạn) và người học sẽ khám phá kiến thức

theo tiến trình khám phá khoa học, cụ thể là: nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch xây
dựng khái niệm và cuối cùng là áp dụng và mở rộng khái niệm đó ở các tình huống
khác (Yerter Bü lbü l, 2010, p.30 & Marfilinda et al., 2019). Chu trình dạy học cũng
là MHDH (instructional/learning model), đều vận dụng lí thuyết kiến tạo nhận thức,
theo đó tri thức của HS được xây dựng trên chính hiểu biết, kinh nghiệm, trải nghiệm
của HS (Marfilinda et al., 2019). Chu trình dạy học được xây dựng và phát triển với
nhiều phiên bản khác nhau nhằm duy trì giá trị của nó, trong đó có MHDH 7E được
phát triển bởi A. Einsenkraft năm 2003. MHDH 7E được xây dựng dựa trên thuyết

2


3

kiến tạo nhận thức (Einsenkraft, 2003 & Marfilinda et al., 2020), là sự mở rộng của
MHDH 5E với 7 pha cụ thể: Elicit – Engage – Explore – Explain – Elaborate – Extend
– Evaluate (Einsenkraft, 2003 & Yerter Bü lbü l, 2010, p.31). Mục tiêu mở rộng
MHDH 7E không làm phức tạp hóa MHDH 5E mà làm nổi bật vai trò của pha Khơi
gợi (Elicit) và Mở rộng (Extend), là hai yếu tố quan trọng trong việc tạo động cơ học
tập và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Hiện nay, ở Việt Nam các
nghiên cứu liên quan đến MHDH 7E rất ít so với các nghiên cứu MHDH 5E, có thể
đề cập một số nghiên cứu như: nghiên cứu về MHDH 5E, 6E, 7E phát triển NL KHTN
cho HS THCS của (Nguyễn Thị Hảo et al., 2021) hay nghiên cứu ứng dụng MHDH
7E trong giảng dạy học phần cấu trúc và dữ liệu của (Nguyễn Thị Lan Phương và Vũ
Đức Thông, 2016). Các nghiên cứu về MHDH 5E có những nhận xét, kết luận về tính
hiệu quả của mơ hình trong dạy học các mơn khoa học và tác động tích cực đến kết
quả học tập của HS. Do đó, MHDH 7E mở rộng từ 5E, nên chắc chắn cũng sẽ mang
lại hiệu quả tốt. Đề tài có thể dẫn chứng một số nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận
được những ảnh hưởng tích cực của MHDH 7E lên người học như: HS không chỉ ghi
nhớ kiến thức mà còn hiểu sâu và áp dụng được kiến thức trong cuộc sống (Marfilinda

et al., 2020), các học liệu chuẩn bị theo MHDH 7E có hiệu quả trong việc xây dựng
các kiến thức Vật lý cho HS trung học (Turgot et al., 2016), MHDH 7E có tác động
hiệu quả lên việc cải thiện năng lực tư duy phản biện cho HS lớp 5 (Mecit,
2006)…MHDH 7E là một trong những phiên bản của dạy học theo chu trình nên sẽ
tạo nhiều cơ hội để dạy các mơn khoa học, góp phần phát triển NL KHTN cho HS.
Với những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài “Tổ
chức dạy học nội dung “Ánh sáng” mơn Khoa học tự nhiên theo mơ hình dạy
học 7E nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học tự nhiên của học sinh THCS”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng MHDH 7E thiết kế và tổ chức dạy học nội dung “Ánh sáng” lớp 9
môn KHTN 2018 nhằm bồi dưỡng NL KHTN của HS THCS.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng cơ sở lí luận của MHDH 7E, cùng với việc phân tích nội dung
“Ánh sáng” lớp 9 mơn KHTN 2018 thì có thể thiết kế và thử nghiệm các kế hoạch
bài dạy (KHBD) theo MHDH 7E nhằm bồi dưỡng được NL KHTN của HS THCS.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được các vấn đề nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đặc điểm các pha của MHDH 7E là gì? Hoạt động của GV và HS được thể

3


4

hiện như thế nào trong từng pha?
Câu 2: Sự phù hợp của các pha trong MHDH 7E phát triển các thành phần NL KHTN
được thể hiện như thế nào?
Câu 3: Tiến trình dạy học theo MHDH 7E bồi dưỡng NL KHTN của HS THCS như
thế nào?
Câu 4: Kết quả thử nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi của các KHBD đã thiết kế

nhằm bồi dưỡng NL KHTN của HS THCS như thế nào?
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động dạy học môn KHTN trong CT GDPT 2018.
HS lớp 9 ở trường THCS trên địa bàn TPHCM.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học nội dung “Ánh sáng” của môn
KHTN lớp 9 trong chương trình GDPT 2018 theo MHDH 7E cho HS THCS.
6. Phạm vi nghiên cứu
-

-

Phạm vi nghiên cứu: một số kiến thức trong mạch nội dung “Ánh sáng” lớp 9
của môn KHTN theo MHDH 7E đối với HS THCS.

-

Phạm vi thời gian khảo sát: Đề tài tiến hành thử nghiệm sư phạm vào học kì
II năm học 2021 – 2022.

7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, đề tài thực hiện 7 nhiệm vụ:
1) Tổng quan tình hình nghiên cứu: các nghiên cứu về NL KHTN trong CT GDPT
môn KHTN 2018, các nghiên cứu về dạy học nội dung “Ánh sáng” trong môn
KHTN hay nội dung tương ứng trong CT Vật lí hiện hành 2006, các nghiên cứu
trong và ngồi nước về MHDH 7E và vận dụng MHDH 7E trong dạy học các mơn
khoa học.
2) Nghiên cứu cơ sở lí luận của CT môn KHTN 2018, cấu trúc NL KHTN, thuyết
kiến tạo nhận thức, chu trình dạy học, MHDH 7E và đặc điểm tâm – sinh lý của HS
THCS làm cơ sở khoa học cho đề tài.

3) Phân tích logic và các yêu cầu cần đạt của mạch nội dung “Ánh sáng” mơn KHTN
lớp 9.
4) Trình bày tiến trình thiết kế KHBD theo MHDH 7E.
5) Thiết kế 2 KHBD nội dung “Ánh sáng” theo MHDH 7E.
+ Khúc xạ ánh sáng.
+ Kính lúp.

4


5

6) Thiết kế bộ công cụ đánh giá NL KHTN của HS trong quá trình tổ chức dạy học
một số kiến thức mạch nội dung “Ánh sáng” theo KHBD đã thiết kế.
7) Tiến hành thử nghiệm sư phạm KHBD đã thiết kế tại trường THCS trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập dữ liệu. Sau đó, tiến hành phân tích dữ
liệu để đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả, hạn chế của KHBD đã thiết kế
theo MHDH 7E nhằm bồi dưỡng NL KHTN của HS.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nhóm phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin khoa học dựa
trên nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan như: CT môn
KHTN 2018, cấu trúc NL KHTN, thuyết kiến tạo nhận thức, chu trình dạy học,
MHDH 7E và đặc điểm tâm – sinh lý, nhận thức của HS THCS. Từ đó, tổng hợp và
hệ thống thơng tin đã nghiên cứu thành cơ sở khoa học để định hướng xây dựng hoạt
động dạy học theo MHDH 7E bồi dưỡng NL KHTN của HS.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến
chuyên gia đánh giá, nhận xét cho các KHBD đã thiết kế đã có sự logic, phù hợp giữa
các mục tiêu, thiết bị và học liệu dạy học với các hoạt động và KHBD có khả năng

bồi dưỡng NL KHTN của HS, phù hợp với MHDH 7E.
Phương pháp thử nghiệm sư phạm: đây là phương pháp quan trọng trong đề tài,
phương pháp này được sử dụng để kiểm chứng, đánh giá tính khả thi của KHBD theo
MHDH 7E mà đề tài đã thiết kế. Thông qua quá trình thử nghiệm, những ưu điểm và
hạn chế của chuỗi hoạt động dạy học đã thiết kế được biểu hiện. Từ đó, cải tiến, phát
huy ưu điểm và khắc phục hạn chế giúp KHBD ngày càng hoàn thiện hơn. Trong quá
trình thử nghiệm sư phạm, đề tài thực hiện quan sát khoa học và nghiên cứu sản phẩm
hoạt động (hồ sơ học tập như: nhật kí học tập, phiếu học tập nhóm, …) để thu nhận
các biểu hiện hành vi, câu trả lời của HS để làm căn cứ, dữ liệu đánh giá mức độ biểu
hiện NL KHTN của HS để từ đó, có định hướng và biện pháp cải thiện và bồi dưỡng
NL KHTN của HS.
9. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: Đề tài đóng góp về cơ sở lý luận MHDH 7E, sự đáp ứng các pha của
MHDH 7E trong phát triển NL KHTN, tiến trình dạy học minh họa cụ thể MHDH
7E trong phát triển NL KHTN.
Về mặt thực tiễn: Đề tài đã có những đóng góp cụ thể sau:

5


6

• Thiết kế được 2 KHBD: “Khúc xạ ánh sáng” và “Kính lúp” trong nội dung
“Ánh sáng” lớp 9 mơn KHTN 2018.
• Đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng NL KHTN của HS.
• Phân tích được logic mạch nội dung “Ánh sáng” mơn KHTN lớp 9.
• Đối sánh được yêu cầu cần đạt của mạch nội dung “Ánh sáng” trong CT hiện
hành và CT mơn KHTN 2018.
• Phân tích được tính khả thi của việc vận dụng MHDH 7E trong tổ chức dạy học
nội dung “Ánh sáng” lớp 9 môn KHTN 2018 nhằm bồi dưỡng NL KHTN của

HS THCS thơng qua kết quả thử nghiệm.
10. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo thì nội
dung nghiên cứu của đề tài cịn được chia làm 4 chương như sau:
• Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
• Chương 2: Cơ sở lý luận
• Chương 3: Thiết kế KHBD một số chủ đề trong mạch nội dung “Ánh sáng” lớp 9 mơn
KHTN theo MHDH 7E.
• Chương 4: Thử nghiệm sư phạm.
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong 8 tháng, cụ thể như sau:
Thời gian thực hiện

Công việc dự kiến

Sản phẩm

Tháng 10/2021

- Viết đề cương khóa luận. - Đề cương khóa luận
- Họp với GVHD để chỉnh
sửa đề cương khóa luận.
- Báo cáo đề cương khóa
luận với tổ Vật lý đại
cương.
- Chỉnh sửa, hồn thiện đề
cương khóa luận và nộp
về khoa.

Tháng 11/ 2021


- Tìm hiểu, nghiên cứu tài - Chương 1: Tổng quan
liệu và hồn thiện nội
tình hình nghiên cứu.
dung chương 1 và chương - Chương 2: Cơ sở lý luận.
2 trong đề tài khóa luận.
- Họp với GVHD để kiểm
duyệt chỉnh sửa nội dung
chương 1, 2

6


7

- Chỉnh sửa và hoàn thiện
nội dung chương 1, 2.
Tháng 12/2021 – 2/2022

- Thiết kế các kế hoạch bài - Chương 3: Thiết kế kế
dạy, chuẩn bị cho thử
hoạch bài dạy.
nghiệm sư phạm.
- Họp với GVHD để chuẩn
bị cho thử nghiệm sư
phạm.
- Chỉnh sửa và hoàn thiện
nội dung chương 3.

Tháng 3/2022


- Tiến hành thử nghiệm sư - Chương 4: Thử nghiệm
phạm các kế hoạch bài
sư phạm
dạy đã thiết kế.
- Tiến hành xử lý dữ liệu
thu thập được từ thực
nghiệm và hoàn thiện
chương 4.
- Họp với GVHD để chỉnh
sửa nội dung chương 4.
- Chỉnh sửa và hoàn thiện
nội dung chương 4.

Tháng 4/2022

- Hồn thiện đề tài khóa - 3 quyển khóa luận tốt
luận và gửi cho GVHD
nghiệp
viết nhận xét và nộp về
khoa.
- Báo cáo đề tài khóa luận

Tháng 5/2022

- Hồn tất các hồ sơ về - 1 khóa luận tốt nghiệp,
khóa luận có xác nhận của
1CD, phiếu chỉnh sửa có
GVHD và chủ tịch hội
xác nhận của GVHD và
đồng về khoa


chủ tịch hội đồng.

7


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về năng lực khoa học tự nhiên trong chương trình giáo
dục phổ thơng mơn Khoa học tự nhiên 2018
Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển NL KHTN của môn KHTN 2018, một số tác
giả, nhóm tác giả đã nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực có thể vận dụng
nhằm bồi dưỡng hay phát triển NL này.
Trong nghiên cứu của tác giả Quản Minh Hòa (2021a), đã đề xuất những biện
pháp phát triển từng thành phần năng lực trong cấu trúc NL KHTN. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cịn chỉ ra được đặc điểm của MHDH 5E hoàn toàn phù hợp với các biện
pháp tác giả đã đề xuất và cụ thể hóa bằng một tiến trình dạy học cụ thể theo các pha
của MHDH 5E. Nghiên cứu cũng ghi nhận được các kết quả tích cực đối với người
học sau khi tiến hành thực nghiệm hai KHBD ứng với mạch nội dung “Âm thanh”
của môn KHTN 2018 theo MHDH 5E, cho thấy MHDH 5E có khả thi, hiệu quả trong
việc phát triển NL KHTN.
Trong các thành phần NL KHTN có thể nói thành phần năng lực tìm hiểu tự
nhiên là thành phần năng lực cho thấy rõ sự khác biệt giữa dạy học truyền thống và
dạy học phát triển năng lực. Dó đó, một số phương pháp dạy học tích cực có thể được
vận dụng phát triển thành phần năng lực này như: dạy học STEM, HĐTN, MHDH
6E,…Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thảo (2019), đã xây dựng tiến trình
7 bước tổ chức dạy học chủ đề STEM, 7 bước này hoàn toàn phù hợp với 6 biểu hiện
trong thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên và kết quả thực nghiệm của nghiên cứu
với hai chủ để STEM “nhiệt kế” và “đèn kéo quân” đã cho thấy HS tự tin thuyết trình

hơn, phản biện sơi nổi hơn, tỉ mỉ trong việc thiết kế và khéo tay hơn khi chế tạo các
sản phẩm, đa phần các nhóm HS thực nghiệm đều đạt được mức 2 trở lên ở các khâu
đề xuất, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và viết báo cáo và có sự tiến bộ ở chủ đề
tiếp theo (Trần Thanh Thảo, 2019). HĐTN là hoạt động giáo dục mà trong đó HS tích
cực, chủ động tham gia trực tiếp vào hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn (quan
sát, làm, cảm nhận, chiêm nghiệm, hình thành xúc cảm), nhằm tương tác với các đối
tượng giúp hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao (Trần Thị Xuân Quỳnh, et al.,
2021). Phương pháp này tạo nhiều cơ hội cho HS có thể phát triển NL THTN. Nếu
trong nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thị Xuân Quỳnh (2021) đóng góp về mặt lý
luận bồi dưỡng thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên thơng qua HĐTN theo MHDH
6E thì nghiên cứu của tác giả Trương Vy Nhã có thực nghiệm sư phạm làm minh
chứng thực tiễn cho thấy HS dần hình thành và phát triển các kĩ năng làm việc nhóm,

8


9

viết báo cáo sản phẩm qua từng chủ đề trong mạch “Năng lượng và sự biến đổi”, đánh
giá được tính khả thi của HĐTN có thể phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự
nhiên. Mặc dù chưa có KHBD cụ thể, chưa thực nghiệm nhưng nghiên cứu của Trần
Thị Xuân Quỳnh và các cộng sự (2021) đã đề xuất được phương pháp, hình thức tổ
chức cho từng biểu hiện hành vi trong thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên, đề xuất
6 tiêu chí mà các các kế hoạch HĐTN đảm bảo khi triển khai, sự đáp ứng của MHDH
6E với các tiêu chí của kế hoạch tổ chức HĐTN trong việc bồi dưỡng thành phần
năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS và đề xuất tiến trình tổ chức HĐTN với các hoạt
động của GV – HS và sản phẩm dự kiến theo các pha của MHDH 6E.
Trong 5 năm trở lại đây, các nghiên cứu về NL KHTN hay thành phần NL
KHTN cịn khá ít, nhưng các nghiên cứu trên cũng phần nào cung cấp tư liệu tham
khảo cho GV khi thiết kế các KHBD bồi dưỡng hay phát triển NL KHTN của HS.

1.2. Các nghiên cứu về dạy học nội dung “Ánh sáng” trong môn Khoa học tự
nhiên hay nội dung tương ứng trong chương trình Vật lí hiện hành 2006
Các khái niệm, hiện tượng trong Quang học rất gần gũi với các em HS và cũng
rất quan trọng, nó giúp các em lí giải các hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống. Do
đó, đã có rất nhiều tác giả chọn Quang học là đối tượng nghiên cứu và vận dụng các
phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế và tổ chức các tiến trình dạy học như:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Oanh (2019) đã sử dụng nội dung kiến thức:
khúc xạ ánh sáng, phản xạ tồn phần và thấu kính mỏng để thiết kế và thực nghiệm
hai chủ đề STEM là: thiết kế và chế tạo “Pyramid Hologram” và “Chai nước Mặt
Trời”. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu thu nhận là HS hứng thú khi tham gia
học tập và phát triển được một số kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, phản
biện, thu thập và xử lý thông tin.
Cùng là kiến thức “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11 nhưng tác giả Lê Lương Vũ (2017)
lại sử dụng lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) để tổ chức dạy học, còn tác giả
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2016) sử dụng dạy học Vật lý gắn với thực tiễn để triển khai.
Cả hai nghiên cứu đều có thực nghiệm kiểm chứng và cho thấy tính hiệu quả khi vận
dụng hai phương pháp dạy học này, HS có kết quả học tập tốt hơn, tự giác học tập tốt
hơn và gây được hứng thú cho người học. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Tuyết
(2016) còn phân tích sự mở rộng kiến thức phần Quang hình học ở lớp 11 so với lớp
9 để từ đó xây dựng hệ thống các bài tập định tính và định lượng gắn với thực tiễn
cho 5 bài học từ khúc xạ ánh sáng đến kính lúp.
Mặc dù nội dung kiến thức mà các nghiên cứu trên thực hiện tương ứng với

9


10

nội dung kiến thức của mạch nội dung “Ánh sáng” trong CT môn KHTN 2018, nhưng
mục tiêu dạy học ở các nghiên cứu đặt ra vẫn đang ở CT Vật lí hiện hành, tập trung

nhiều ở lớp 11. Thực tế cho thấy, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cho nội dung Quang
học cấp THCS và đặc biệt vẫn chưa có nghiên cứu liên quan đến nội dung “Ánh sáng”
môn KHTN 2018. Bên cạnh đó, CT mơn KHTN 2018 chỉ trình bày các yêu cầu cần
đạt cho mạch nội dung “Ánh sáng” nhưng chưa có một tiến trình dạy học minh họa
cụ thể cho nội dung này. Vì vậy, đề tại đã chọn mạch nội dung này để vận dụng
MHDH 7E thiết kế, thử nghiệm sư phạm các KHBD cụ thể, đây chính là điểm mới
trong nghiên cứu của đề tài.
1.3. Các nghiên cứu về mơ hình dạy học 7E
Các nghiên cứu về MHDH 7E trong dạy học ở Việt Nam và trên thế giới có thể
đề cập ở đây như sau:
Ở Việt Nam
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hảo và các cộng sự (2021) có đề cập đến
MHDH 7E nhưng chỉ dừng ở mặt lý luận về đặc điểm các pha, hoạt động GV – HS
ở cả 3 mơ hình 5E, 6E và 7E và đặc biệt là sự đáp ứng của MHDH 7E trong phát triển
NL KHTN. Tuy nhiên, vẫn chưa có tiến trình dạy học theo MHDH 7E minh họa cụ
thể để khẳng định tính khả thi của nghiên cứu.
Với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Phương và Vũ Đức Thơng (2016) vừa đưa
ra cơ sở lí luận của MHDH 7E vừa trình bày được các hoạt động học tập cụ thể học
phần cấu trúc và dữ liệu tương ứng với từng pha, nhưng kế hoạch các hoạt động ấy
chưa được thực nghiệm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của nghiên cứu cho nên
vẫn chưa đảm bảo được tính thực tiễn của MHDH 7E.
Trên thế giới
Nhóm nghiên cứu của Marfilinda đã tiến hành tổ chức dạy học các khái niệm
khoa học thuộc kiến thức “Hệ sinh thái và cân bằng môi trường” cho học sinh lớp 2
trên lớp đối chứng (24 học sinh) và thực nghiệm (28 học sinh). Kết quả thực nghiệm
cho thấy, HS ở lớp thực nghiệm học theo MHDH 7E chủ động tham gia các hoạt
động học, không chỉ ghi nhớ kiến thức mà còn hiểu rõ kiến thức đã học và vận dụng
vào các tình huống trong cuộc sống hơn HS lớp đối chứng học theo cách dạy học
thơng thường. Mơ hình lấy HS làm trung tâm, giúp học sinh khám phá giả thuyết của
mình, mở rộng tư duy, suy nghĩ vấn đề sâu sắc. Khơng những thế mơ hình cịn giúp

GV dễ dàng tạo ra bầu khơng khí lớp học sơi nổi, tránh nhàm chán, khi tổ chức dạy
học theo từng hoạt động ứng với các pha (Marfilinda et al,. 2020)

10


11

Trong nghiên cứu của Mecit (2006) về ảnh hưởng của MHDH 7E lên việc cải
thiện năng lực tư duy phản biện của HS lớp 5. Nghiên cứu cũng tiến hành trên hai lớp
đối chứng và thực nghiệm thì kết quả thu được năng lực tư duy phản biện và kết quả
học tập của HS được khám phá kiến thức theo MHDH 7E cải thiện hơn lớp học theo
phương pháp truyền thống.
Tài liệu học tập cũng có tác động khơng nhỏ đến việc học của HS. Do đó trong
nghiên cứu của Turgot và cộng sự (2016) đã cho thấy các tài liệu học tập nếu được
chuẩn bị theo MHDH 7E mang lại hiệu quả trong việc xây dựng kiến thức điện từ
học cho học sinh lớp 11.
Qua đó, cho thấy việc vận dụng MHDH 7E vào dạy học các môn khoa học còn
nhiều mới mẻ đối với Việt Nam tuy nhiên nó lại rất được quan tâm và phổ biến trên
thế giới từ cấp tiểu học đến phổ thông, đặc biệt trong dạy học các môn khoa học.

11


×