Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức mạch nội dung âm thanh môn khoa học tự nhiên lớp 7 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo mô hình dạy học 5e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

QUẢN MINH HỊA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
MẠCH NỘI DUNG “ÂM THANH”
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 TRONG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018
THEO MƠ HÌNH DẠY HỌC 5E

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2021


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC


MẠCH NỘI DUNG “ÂM THANH”
MƠN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 TRONG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018
THEO MƠ HÌNH DẠY HỌC 5E

Sinh viên thực hiện: Quản Minh Hòa

Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: 43.01.LY.A, Vật lý
Ngành học: Sư phạm Vật lý

Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hảo


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và các góp ý của hội đồng báo cáo khóa luận. Các
kết quả nghiên cứu và số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
cơng bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam.
Xác nhận của chủ tịch

Xác nhận của giảng viên


Xác nhận của sinh viên

hội đồng báo cáo khóa luận

hướng dẫn khóa luận

thực hiện khóa luận

PGS. TS. Phạm Nguyễn
Thành Vinh

ThS. Nguyễn Thị Hảo

Quản Minh Hòa


iv

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động
viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đề tài được hoàn thiện dựa trên sự tham khảo,
học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, tạp chí chuyên ngành
của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, … Đặc biệt hơn nữa là sự
hợp tác, hỗ trợ của cán bộ giảng viên, giáo viên các trường Đại học Sư Phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, trường THCS – THPT Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ, động
viên về vật chất lẫn tinh thần từ phía gia đình, bạn bè.
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thị Hảo – người trực tiếp hướng dẫn
khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn cho em.
Thứ hai, em xin cảm ơn đến tập thể các thầy, cô giảng viên khoa Vật lý – Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã cung cấp cho chúng em những kiến thức nền

tảng cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu, đặc biệt là ThS. Lê Hải Mỹ Ngân với
những góp ý cho đề khóa luận.
Thứ ba, em xin chân thành cảm ơn thầy cô tổ Vật lý đại cương, thầy cơ trong hội đồng
chấm khóa luận tốt nghiệp của em đã có nhiều ý kiến đóng góp cho em, đặc biệt ThS.
Nguyễn Thanh Loan đã có nhiều ý kiến phản biện q báu để em hồn thiện khóa luận.
Thứ tư, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Nga và ban giám hiệu trường
THCS – THPT Hoa Sen đã đồng ý hợp tác giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em thực
nghiệm đề tài.
Thứ năm, em xin cảm ơn cô Trần Thị Ngọc – giáo viên bộ môn Công nghệ của lớp 7A1,
7A2 trường THCS – THPT Hoa Sen đã trực tiếp hỗ trợ em rất tận tình trong quá trình thực
nghiệm sư phạm.
Thứ sáu, em/anh xin cảm ơn anh Tạ Thanh Trung và em Trần Thị Xuân Quỳnh đã chia
sẻ kinh nghiệm, đồng hành cùng nhau trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thứ bảy, anh/mình xin cảm ơn em Nguyễn Phương Uyên, Trần Diễm Thi và bạn Lưu
Cơng Chánh đã hỗ trợ hết mình trong cơng tác thực nghiệm sư phạm.
Thứ tám, xin cảm ơn toàn thể học sinh lớp 7A1, 7A2 trường THCS – THPT Hoa Sen
đã nhiệt tình cộng tác trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người thân và bạn bè đã
luôn bên cạnh, động viên em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Mặc dù, đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót; Rất mong nhận
được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, của quý thầy
cô, …
Xin chân thành cảm ơn!


v
MỤC LỤC

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................................. 3
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................... 3

6.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................... 3

1.1. Các nghiên cứu về mơ hình dạy học 5E ................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu về năng lực khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ
thông môn Khoa học tự nhiên 2018 ......................................................................... 8
1.3. Các nghiên cứu về dạy học nội dung “Âm thanh” cấp Trung học cơ sở ................. 8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 10

2.1. Mơ hình dạy học 5E ............................................................................................... 11
Giới thiệu chung ........................................................................................... 11
Đặc điểm của mơ hình dạy học 5E ............................................................... 12
Các hoạt động của giáo viên và học sinh ở các giai đoạn trong mơ hình dạy
học 5E ........................................................................................................... 13
Tiến trình dạy học cụ thể theo mơ hình dạy học 5E ..................................... 15


vi
2.2. Giới thiệu chung về Chương trình mơn Khoa học tự nhiên 2018 .......................... 20
Đặc điểm môn học ........................................................................................ 20
Quan điểm xây dựng môn học ...................................................................... 21
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt ......................................................................... 21
Nội dung môn học ........................................................................................ 22
Phương pháp giáo dục .................................................................................. 22
Kiểm tra đánh giá.......................................................................................... 24
2.3. Phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo mơ hình dạy học 5E ........................... 25
Khái niệm năng lực khoa học tự nhiên của học sinh .................................... 25
Cấu trúc năng lực khoa học tự nhiên của học sinh ....................................... 27
Sự đáp ứng của mơ hình dạy học 5E trong việc phát triển năng lực khoa học
tự nhiên của học sinh .................................................................................... 29
Đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức và tình cảm của học sinh cấp Trung học cơ

sở ................................................................................................................... 30
Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo mơ
hình dạy học 5E ............................................................................................ 32
2.4. Đánh giá năng lực khoa học tự nhiên của học sinh ................................................ 34
Ngun tắc đánh giá ..................................................................................... 34
Hình thức, cơng cụ đánh giá chung .............................................................. 35
Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
................................................................................................................... 38
Quy trình đánh giá ........................................................................................ 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 46

3.1. Phân tích mạch nội dung “Âm thanh” trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn
Khoa học tự nhiên 2018 ......................................................................................... 47
Vị trí và vai trị của mạch nội dung .............................................................. 47
Cấu trúc và mục tiêu của mạch nội dung...................................................... 47
Nội dung kiến thức “Âm thanh” đáp ứng yêu cầu cần đạt ........................... 49
3.2. Xây dựng một số chủ đề mạch nội dung “Âm thanh” theo mơ hình dạy học 5E .. 51
Chủ đề “Hành trình của âm thanh” ............................................................... 51


vii
Chủ đề “Phản xạ âm” .................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 89
4.1. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................................. 90
Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 90
Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................. 90
Đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 90
Thuận lợi và khó khăn trong q trình thực nghiệm .................................... 91
Phương pháp triển khai thực nghiệm ............................................................ 92
Kế hoạch thực nghiệm .................................................................................. 92

4.2. Phân tích diễn biến thực nghiệm nghiệm sư phạm ................................................ 92
Diễn biến và kết quả thu được khi thực nghiệm chủ đề 1 ............................ 92
Diễn biến và kết quả thu được khi thực nghiệm chủ đề 2 .......................... 105
4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................................. 115
Phân tích kết quả định tính ......................................................................... 115
Phân tích kết quả định lượng ...................................................................... 117
Đánh giá tổng quan ..................................................................................... 130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 135
1.
2.
3.
4.

Kết quả đạt được của khóa luận ........................................................................... 136
Hạn chế của đề tài................................................................................................. 136
Kết luận chung ...................................................................................................... 137
Kiến nghị .............................................................................................................. 137

1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ...................................................................................... 139
2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH....................................................................................... 141
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Số thứ tự

Chữ viết tắt


Chữ đầy đủ

1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

KHTN

Khoa học tự nhiên

4

NL

Năng lực

5

THCS


Trung học cơ sở

6

TPNL

Thành phần năng lực

7

KHTN1

Nhận thức khoa học tự nhiên

8

KHTN2

Tìm hiểu tự nhiên

9

KHTN3

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

10

GP


Giải pháp

11

MHDH 5E

Mơ hình dạy học 5E


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Các giai đoạn của MHDH 5E ........................................................................... 12
Hình 4.1. HS 4A và 4B trả lời câu hỏi kết nối mà GV đặt ra trong chủ đề 1 ................... 93
Hình 4.2. HS lớp A và lớp B thực hiện nhiệm vụ đề xuất mơi trường có thể truyền âm . 93
Hình 4.3. Kết quả dự đoán của HS 4A và HS 4B về mơi trường có thể truyền âm ......... 93
Hình 4.4. HS nhóm A và nhóm B thảo luận, đề xuất phương án khám phá kiến thức .... 94
Hình 4.5. HS lớp A và lớp B thực hiện phương án kiểm chứng sự truyền sóng âm trong
chất khí .............................................................................................................................. 94
Hình 4.6. HS lớp A và lớp B thực hiện phương án kiểm chứng sự truyền sóng âm trong
chất lỏng ............................................................................................................................ 95
Hình 4.7. HS lớp A và lớp B thực hiện phương án kiểm chứng sự truyền sóng âm trong
chất rắn .............................................................................................................................. 95
Hình 4.8. GV định hướng, hỗ trợ hoạt động khi HS gặp khó khăn ở chủ đề 1 ................ 95
Hình 4.9. Kết quả phiếu hoạt động nhóm của nhóm 4A và nhóm 4B trong chủ đề 1 ...... 96
Hình 4.10. HS lớp A và lớp B tiến hành báo cáo kết quả khám phá của nhóm mình trong
chủ đề 1 .............................................................................................................................. 97
Hình 4.11. GV chuẩn hóa kiến thức cho HS trong chủ đề 1 ............................................ 97
Hình 4.12. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 3 trong nhật kí học tập của HS 4A và 4B trong chủ
đề 1 .................................................................................................................................... 97

Hình 4.13. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 2 trong nhật kí học tập của HS 4A và 4B trong chủ
đề 1 .................................................................................................................................... 98
Hình 4.14. Kết quả thực hiện nhiệm vụ củng cố 4.1 của HS 4A và 4B ........................... 98
Hình 4.15. GV đặt vấn đề giúp đỡ những người miền núi liên lạc .................................. 99
Hình 4.16. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 4.2 của HS 4A và 4B trong chủ đề 1 ............... 100
Hình 4.17. HS lớp A và lớp B tiến hành chế tạo điện thoại “Chimu” ............................ 100
Hình 4.18. HS lớp A và lớp B tiến hành thử nghiệm điện thoại “Chimu” ..................... 101
Hình 4.19. HS lớp A và lớp B báo cáo, chia sẻ về sản phẩm điện thoại “Chimu” ......... 101
Hình 4.20. Nhật kí học tập của HS 4A và HS 4B trong chủ đề 1 ................................... 102
Hình 4.21. Phiếu học tập của nhóm 4A và nhóm 4B trong chủ đề 1 ............................. 103
Hình 4.22. Sản phẩm điện thoại “Chimu” của nhóm 4A và nhóm 4B ........................... 103
Hình 4.23. HS lớp A và lớp B trả lời câu hỏi kết nối mà GV đặt ra trong chủ đề 2 ...... 106
Hình 4.24. HS lớp A và lớp B thực hiện nhiệm vụ đề xuất các tiêu chí để phân loại vật
phản xạ âm tôt, vật phản xạ âm kém ............................................................................... 106
Hình 4.25. Kết quả dự đoán của HS về các tiêu chí để phân loại vật phản xạ âm tơt, vật
phản xạ âm kém ............................................................................................................... 107


x
Hình 4.26. Hình ảnh HS lớp A và lớp B thảo luận, đề xuất phương án khám phá kiến thức
trong chủ đề 2 .................................................................................................................. 107
Hình 4.27. HS lớp A và lớp B thực hành phương án kiểm chứng vật phản xạ âm tốt ... 107
Hình 4.28. HS lớp A và lớp B thực hành phương án kiểm chứng vật phản xạ âm kém 108
Hình 4.29. GV định hướng, hỗ trợ hoạt động trong chủ đề 2 ......................................... 108
Hình 4.30. Kết quả phiếu hoạt động nhóm của nhóm 4A và nhóm 4B trong chủ đề 2 .. 109
Hình 4.31. GV chuẩn hóa kiến thức cho HS trong chủ đề 2 .......................................... 109
Hình 4.32. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 2 trong nhật kí học tập của HS 4A và 4B trong chủ
đề 2 .................................................................................................................................. 110
Hình 4.33. Kết quả thực hiện nhiệm vụ củng cố 3.1 của HS 4A và 4B trong chủ đề 2 . 110
Hình 4.34. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 3.2 của HS 4A và 4B trong chủ đề 2 ............... 111

Hình 4.35. HS lớp A và lớp B tiến hành chế tạo “Tổ ấm yên bình” .............................. 111
Hình 4.36. HS lớp A và lớp B báo cáo, chia sẻ sản phẩm “Tổ ấm yên bình” ................ 112
Hình 4.37. Nhật kí học tập của HS 4A và HS 4B trong chủ đề 2 ................................... 113
Hình 4.38. Phiếu học tập của nhóm 4A và nhóm 4B trong chủ đề 2 ............................. 113
Hình 4.39. Sản phẩm “Tổ ấm yên bình” của nhóm 1A và nhóm 4B ............................. 114
Hình 4.40. Kết quả đánh quá trình thực nghiệm dạy học mạch nội dung “Âm thanh” của
cô Trần Thị Ngọc – GV bộ môn lớp 7A1, 7A2............................................................... 131


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các hoạt động của GV và HS ở các giai đoạn trong MHDH 5E ..................... 13
Bảng 2.2. Tiến trình dạy học của hoạt động kết nối ......................................................... 16
Bảng 2.3. Tiến trình dạy học của hoạt động khám phá..................................................... 17
Bảng 2.4. Tiến trình dạy học của hoạt động giải thích ..................................................... 19
Bảng 2.5. Tiến trình dạy học của hoạt động củng cố/mở rộng ......................................... 19
Bảng 2.6. Tiến trình dạy học hoạt động đánh giá ............................................................. 20
Bảng 2.7. Cấu trúc NL KHTN của HS ............................................................................. 27
Bảng 2.8. Sự đáp ứng của mơ hình 5E trong việc phát triển NL KHTN của HS ............. 29
Bảng 2.9. Mối quan hệ giữa phương pháp và công cụ đánh giá ....................................... 35
Bảng 2.10. Rubric đánh giá NL KHTN tổng quát ............................................................ 39
Bảng 2.11. Thang đánh giá NL KHTN ............................................................................. 44
Bảng 2.12. Bảng kiểm quan sát NL KHTN của HS ......................................................... 44
Bảng 3.1. Yêu cầu cần đạt của mạch nội dung “Âm thanh” ............................................. 48
Bảng 3.2. Cấu trúc và mục tiêu của mạch nội dung “Âm thanh” ..................................... 48
Bảng 3.3. Nội dung kiến thức mạch nội dung “Âm thanh” .............................................. 49
Bảng 4.1. Danh sách HS được lựa chọn đánh giá NL KHTN .......................................... 91
Bảng 4.2. Kết quả thu được NL KHTN của HS trong chủ đề 1 .................................... 104
Bảng 4.3. Kết quả thu được NL KHTN của HS trong chủ đề 2 .................................... 114

Bảng 4.4. Kết quả thu được NL KHTN của HS trong các chủ đề .................................. 115
Bảng 4.5. Các mức độ HS đạt được ở thành phần NL KHTN1 qua các chủ đề ............. 117
Bảng 4.6. Các mức độ HS đạt được ở thành phần NL KHTN2 qua các chủ đề ............. 118
Bảng 4.7. Các mức độ HS đạt được ở thành phần NL KHTN3 qua các chủ đề ............. 119
Bảng 4.8. Các mức độ HS đạt được trong tổng thể NL KHTN qua các chủ đề ............. 120
Bảng 4.9. Đề xuất GP phát triển NL KHTN của HS ...................................................... 122
Bảng 4.10. Một số nhận xét và GP đề xuất nhằm phát triển NL KHTN của HS ........... 123
Bảng 4.11. Kết quả thăm dò ý kiến HS lớp 7A1 sau khi tham gia thực nghiệm ............ 132
Bảng 4.12. Kết quả thăm dò ý kiến HS lớp 7A2 sau khi tham gia thực nghiệm ............ 133


xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tiến trình dạy học cụ thể theo MHDH 5E .................................................. 15
Sơ đồ 2.2. Quy trình đánh giá NL KHTN .................................................................... 45
Sơ đồ 3.1. Mạch logic dạy học mạch nội dung “Âm thanh” ........................................ 48


xiii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Các mức độ HS đạt được ở thành phần NL KHTN1 qua các chủ đề ......... 118
Biểu đồ 4.2. Các mức độ HS đạt được ở thành phần NL KHTN2 qua các chủ đề ......... 119
Biểu đồ 4.3. Các mức độ HS đạt được ở thành phần NL KHTN3 qua các chủ đề ......... 120
Biểu đồ 4.4. Các mức độ HS đạt được trong tổng thể NL KHTN qua các chủ đề ......... 121
Biểu đồ 4.5. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 1A ................................................................................................................... 123
Biểu đồ 4.6. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 2A ................................................................................................................... 124

Biểu đồ 4.7. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 3A ................................................................................................................... 124
Biểu đồ 4.8. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 4A ................................................................................................................... 125
Biểu đồ 4.9. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 5A ................................................................................................................... 125
Biểu đồ 4.10. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 1B ................................................................................................................... 126
Biểu đồ 4.11. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 2B ................................................................................................................... 127
Biểu đồ 4.12. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 3B ................................................................................................................... 127
Biểu đồ 4.13. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 4B ................................................................................................................... 128
Biểu đồ 4.14. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 5B ................................................................................................................... 128
Biểu đồ 4.15. Điểm trung bình của từng thành phần NL và tổng thể NL KHTN qua các chủ
đề của HS 6B ................................................................................................................... 129


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề giáo dục luôn là vấn đề hàng đầu được mỗi quốc gia chú trọng và phát triển.
Thật vậy, ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công (ngày 3/9/1945), trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tơi đề nghị mở một chiến dịch để
chống nạn mù chữ”. Không những thế, ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 – “thời kì trí tuệ nhân tạo”, kinh tế tri thức và khoa học trở thành lực lượng sản

xuất trực tiếp, càng đòi hỏi giáo dục phải ln đổi mới căn bản, tồn diện và sáng tạo để
bắt nhịp kịp với tốc độ phát triển của nhân loại.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đã nêu ra một yêu cầu mang tính đột phá “Chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện NL người học” (Ban chấp hành
Trung ương, 2013). Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và chủ trương đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam được nêu trong Nghị quyết 29, ngày 26/12/2018, chương trình
giáo dục phổ thơng mới được ban hành, gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình mơn
học, hoạt động giáo dục, nhấn mạnh mục tiêu giáo dục là hình thành và phát triển phẩm
chất và NL cho HS (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy được một mơ hình dạy học chiếm ưu thế trong việc
đáp ứng được yêu cầu này chính là MHDH 5E (Engage – Explore – Explain – Elaborate
(Extend) – Evaluate). MHDH 5E được phát triển từ những năm 1980 là một mô hình dạy
học Khoa học theo hướng tiếp cận của dạy học khám phá. Ở đó HS sẽ được lĩnh hội kiến
thức mới thơng qua những kiến thức sẵn có và trải nghiệm của bản thân (Bybee, 2006).
Dựa trên cơ sở phân tích, đối chiếu có thể cho rằng việc vận dụng MHDH 5E trong xây
dựng tiến trình dạy học và tổ chức dạy học sẽ phát triển toàn diện NL, phẩm chất của HS.
Cụ thể hơn, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn KHTN ở cấp THCS là
một môn học bắt buộc, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hố
học, sinh học và khoa học Trái Đất với nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm
chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo
đảm logic bên trong của từng mạch nội dung. Vì thế, KHTN là mơn học có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển tồn diện của HS, có vai trị nền tảng trong việc hình thành và
phát triển thế giới quan khoa học cũng như những phẩm chất và NL chung được quy định
trong chương trình 2018 của HS cấp THCS (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Âm thanh tồn tại khắp mọi nơi trên Trái Đất, đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống
con người. Những kiến thức về âm thanh là những tri thức quan trọng cần trang bị cho HS
trong quá trình tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên và những kiến thức gần gũi với cuộc



2
sống của chúng. Những nội dung về Âm thanh có sức hấp dẫn riêng khi HS có cơ hội để
tiếp cận với hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm, những phương án
đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngoài việc trang bị cho HS những
kiến thức về âm thanh, mạch nội dung này còn kết hợp lồng ghép một số vấn đề về kỹ năng
sống, giáo dục ý thức HS trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: Tổ chức dạy học một số kiến
thức mạch nội dung “Âm thanh” môn Khoa học tự nhiên lớp 7 trong chương trình giáo
dục phổ thơng 2018 theo mơ hình dạy học 5E.
2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức dạy học một số kiến thức mạch nội dung “Âm thanh” môn KHTN lớp 7 trong
chương trình giáo dục phổ thơng 2018 theo MHDH 5E giúp phát triển NL KHTN của HS.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức dạy học một số kiến thức mạch nội dung “Âm thanh” môn KHTN lớp 7
trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 theo MHDH 5E thì góp phần phát triển NL
KHTN của HS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở trường THCS.

-

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy học một số kiến thức số kiến thức mạch nội dung
“Âm thanh” mơn KHTN lớp 7 theo trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo
MHDH 5E.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau nhằm hồn thành mục đích nghiên cứu, u cầu
của đề tài:

-

-

Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài về: đặc điểm của MHDH 5E; NL KHTN; sự đáp ứng
của MHDH 5E trong dạy học KHTN tại Việt Nam; đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm,
nhận thức của HS cấp THCS.
Xây dựng các tiến trình dạy học theo MHDH 5E phù hợp với một số kiến thức mạch
nội dung “Âm thanh”.
Thiết kế bộ công cụ đánh giá NL KHTN của HS trong quá trình tổ chức dạy học một
số kiến thức mạch nội dung “Âm thanh”.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm chủ để đã xây dựng ở trường THCS trên địa bàn, sau đó
tiến hành kiểm định kết quả thực nghiệm, phân tích số liệu thống kê và kết luận hiệu
quả của các hoạt động mà đề tài đã xây dựng.


3
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin khoa học dựa trên việc
nghiên cứu tài liệu trong nước và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề tài: NL, NL
KHTN, MHDH 5E, chương trình mơn KHTN 2018. Từ đó, việc tổng hợp và hệ thống tài
liệu được tiến hành nhằm để xác lập các căn cứu khoa học và cách thức hợp lý để tiến hành
xây dựng hoạt động dạy học theo MHDH 5E theo đúng định hướng phát triển NL KHTN
của HS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-

Phương pháp nghiên cứu quan sát: phương pháp này được sử dụng để thu thập thơng
tin về thái độ, hứng thú, q trình hình thành và phát triển NL khoa học của HS trong

quá trình thực nghiệm, thơng qua các phương tiện như máy ảnh, máy quay phim, máy
ghi âm. Mặc khác, việc quan sát cịn bao hàm cả q trình quan sát hoạt động dạy – học

-

-

của GV và HS trong những tiết học thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: phương pháp này dựa vào các sản
phẩm hoạt động để hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Trong q trình thực nghiệm,
chúng tơi tiến hành thành lập cho HS hồ sơ học tập và lưu giữ lại suốt q trình thực
nghiệm để thu nhận thơng tin về khả năng học tập, NL KHTN, sự nghiêm túc và mức
độ hứng thú của HS trong quá trình học.
Phương pháp thực nghiệm khoa học: phương pháp quan trọng trong đề tài nhằm những
đánh giá cần thiết về tính hiệu quả và khả thi của các chuỗi hoạt động theo mơ hình 5E
mà đề tài đã thiết kế. Thơng qua q trình thực nghiệm, những ưu điểm và hạn chế của
các tiến trình dạy học đã xây dựng được bộc lộ, đó là cơ sở quan trọng để cải tiến, phát
huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế, để các tiến trình dạy học được hồn thiện
hơn.

6.3. Phương pháp thống kê tốn học
Nhóm các phương pháp tốn học được dùng để thống kê, phân loại, phân tích, so sánh
hệ thống các cứ liệu thực tế thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, từ đó rút ra kết
luận của đề tài.
7. Đóng góp của đề tài
-

Đóng góp về mặt lí luận: Đề tài góp phần tìm hiểu về vấn đề bồi dưỡng NL KHTN
cho HS và việc ứng dụng MHDH 5E trong dạy học môn KHTN cấp THCS ở Việt Nam
và trên thế giới. Qua đó, đề tài góp phần cho những người quan tâm đến mơ hình 5E

trong dạy học KHTN có thêm những hiểu biết trong q trình thiết kế hoạt động dạy
học môn KHTN và bồi dưỡng NL KHTN cho HS.


4
-

Đóng góp về mặt thực tiễn: Việc áp dụng mơ hình 5E vào dạy học mơn KHTN là vấn
đề cịn mới đối với các GV THCS. Vì vậy, các hoạt động dạy học đã được thiết kế và
bộ công cụ đánh giá NL KHTN sẽ là nguồn tư liệu dạy học hữu dụng cho GV trong tổ
chức dạy học các mạch nội dung nói chung hay một số kiến thức mạch nội dung “Âm
thanh” theo chương chương trình 2018 nói riêng, góp phần thực hiện mục tiêu của
chương trình.

8. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và mục lục thì nội dung
của bài nghiên cứu khoa học được chia làm 4 chương, trong đó:
- Chương 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2 – Cơ sở lí luận về tổ chức dạy học theo mơ hình dạy học 5E nhằm phát triển
-

năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
Chương 3 – Tổ chức dạy học một số kiến thức mạch nội dung “Âm thanh” theo mơ
hình dạy học 5E

-

Chương 4 – Thực nghiệm sư phạm



5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về mơ hình dạy học 5E
Việc vận dụng MHDH 5E trong dạy học khoa học đã được quan tâm và nghiên cứu
khơng chỉ ở thế giới nói chung mà cịn ở Việt Nam nói riêng.
Trên thế giới:
- Tại Mỹ, MHDH 5E khá phổ biến trong các chương trình dạy học khoa học, kể cả
chính khố và ngoại khố. Dựa trên những phân tích định tính của chương trình
TAPESTRIES (Toledo Area Partners in Education - Support Teachers as Resources
for Improving Elementary Science) và đánh giá tổng kết của dự án ASTER (Active
Science Teaching Encourages Reform), các tạp chí tham gia đã đưa ra một chủ đề
nổi bật – MHDH 5E là một mơ hình dạy học hiệu quả để thiết kế các bài học khoa
học dựa trên câu hỏi giúp nâng cao khả năng học tập của HS (Bybee, 2006). Cụ thể:
+ Đối với chương trình TAPESTRIES, GV cho rằng sử dụng MHDH 5E sẽ giúp
chắc chắn trong việc thiết kế các bài học có ý nghĩa, có mục đích cho HS của
mình mỗi khi tơi giảng dạy mơn khoa học. GV đánh giá cao mơ hình này đảm
bảo việc kết nối với kiến thức trước đó (pha kết nối), mang lại các hoạt động thực
hành có ý nghĩa (pha khám phá) và hoàn toàn đánh giá các kỹ năng cụ thể mà GV
muốn HS lĩnh hội (pha đánh giá). Hay, bằng cách tuân theo MHDH 5E, GV sẽ
có thể đánh giá HS kiến thức trước khi hoạt động khám phá bắt đầu để các em
đánh giá phù hợp với trình độ học tập của các em.
+ Đối với dự án ASTER, MHDH 5E cho phép GV cá nhân hóa các bài học theo
nhu cầu của HS. Các nhà giáo dục thường dạy các chương hoặc các bài học theo
thứ tự được trình bày trong sách. Tuy nhiên, với MHDH 5E – cách dạy đa dạng
và linh hoạt hướng người học với các vấn đề gây được sự hứng thú để luôn tập
trung vào chủ đề. MHDH 5E là một công cụ để GV thu hút HS về các chủ đề mà
họ có thể khơng quan tâm nhiều hoặc có nhiều hiểu biết tương tự trước đó. Để
HS lĩnh hội được những khái niệm khoa học thì các em phải tích cực tham vào
hoạt động học cũng như phải được GV định hướng để khám phá được nhiều điều

hơn. GV phải hướng dẫn HS theo những hướng giúp các em quan sát/phát hiện
nhằm sửa chữa những quan niệm sai lầm của chính mình. Chính sự học hỏi tìm
hiểu này dẫn đến việc học hỏi thực sự. Và MHDH 5E giúp thiết kế các bài học
theo cách hỗ trợ kiểu dạy học này.
- Tại Iran, dựa trên nghiên cứu mẫu được chọn từ trường học chính thức của chính
phủ, kết hợp phân tích bằng ANCOVA và MANOYA đã khẳng định việc áp dụng
MHDH 5E đã có tác dụng tích cực trong việc học các bài khoa học, và việc Áp dụng


6
MHDH 5E làm tăng mức độ duy trì của HS; áp dụng mơ hình 5E có hiệu quả và nâng
cao trình độ học tập của HS; MHDH 5E mơ hình đã có hiệu quả trong ảnh hưởng của
HS để phát triển các khái niệm giáo dục và giảng dạy. Từ đó, việc học tập có ý nghĩa
và liên quan đến kiến thức ban đầu của HS. Ngoài ra mức độ tập trung về chủ đề
cũng chủ động hơn. Vì vậy, người học đã tích cực trong q trình giảng dạy và sẵn
sàng chấp nhận các nhà phê bình khoa học; trên hết, mỗi HS đã sẵn sàng để có một
khái niệm có ý nghĩa sâu sắc hơn về chủ đề này. Do đó, nó hiệu quả hơn và được tổ
chức tốt hơn, so với phương pháp giảng dạy truyền thống (Fazelian, P., & Soraghi,
S.,2010).
- Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ergin đã sử dụng MHDH 5E cùng với các thiết bị công nghệ để dạy
học cho HS. Kết quả nghiên cứu cho thấy MHDH 5E là làm tăng động lực nghiên
cứu, đáp ứng được mong đợi của sinh viên, bao gồm các hoạt động giúp sinh viên có
vai chủ động trong học tập. Từ đó gợi mở cho Bộ giáo dục nước này nên sử dụng mơ
hình này trong các chương trình giảng dạy. Nếu GV được đào tạo trước khi bắt đầu
làm việc, họ sẽ có ý tưởng về đặc điểm và cách thực hiện mơ hình này, và sẽ có cơ
hội thực hiện phương pháp này trong các tiết dạy của mình để giúp đạt hiệu quả cao
nhất (Ergin, I., 2012).
- Tại Thái Lan, cũng tiến hành vận dụng MHDH 5E trên công nghệ di động cho các
HS tiểu học. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng, MHDH 5E trên cơng nghệ
di động có thể thúc đẩy khả năng lập luận, hành vi suy luận và động lực nội tại của

HS tiểu học, và không chỉ tăng thành tích học tập mà cịn cho phép HS tạo mối quan
hệ giữa các sự kiện thực tế và các khái niệm khoa học (Siwawetkull & Koraneekij,
2020).
- Tại Úc, Gillies and Rafter đã ghi nhận các kết quả tích cực của MHDH 5E kết hợp
cùng các hình thức biểu diễn hình ảnh, thể hiện và ngôn ngữ khác nhau đã thu hút sự
tham gia của HS trong các nhiệm vụ tìm hiểu. Trong nghiên cứu, các HS đã thể hiện
sự hiểu biết rõ ràng về các mối quan hệ giữa các hiện tượng khoa học khác nhau mà
họ đang điều tra, khơng có bằng chứng nào cho thấy những cách suy nghĩ và nói
chuyện này được khái quát hóa cho các chủ đề khoa học – tìm hiểu khác (Gillies, R.
M.& Rafter, M., 2020).
Ở Việt Nam:
- Tác giả Vũ Thị Minh Nguyệt đã đưa ra tiến trình dạy học các mơn khoa học qua
khám phá theo MHDH 5E, sau đó vận dụng nó để thiết kế mẫu kế hoạch dạy học chủ
đề “Vật chất” cấp THCS. Trong đó, có lấy ví dụ minh họa cụ thể cho bài học “Ảnh
hưởng của nhiệt độ đến vật chất”. Mặc dù chỉ xem MHDH 5E là một trong những


7
phương pháp khi dạy học khám phá, cũng như chưa phân tích chi tiết về MHDH 5E
về tính hiệu quả, nhưng đây vẫn là một trong những đầu tiên cho các nghiên cứu về
việc ứng dụng MHDH 5E sau này (Vũ Thị Minh Nguyệt, 2016).
- Tác giả Dương Giáng Thiên Hương đã phân tích sâu hơn về lý thuyết kiến tạo, đặc
điểm và tính hiệu quả của MHDH 5E trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo định
hướng phát triển NL người học – đòi hỏi những thay đổi một cách đồng bộ các thành
tố của quá trình giáo dục. Từ đó đề xuất phương pháp dạy học khám phá theo MHDH
5E – một hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, với mong muốn
biến quá trình dạy học thành quá trình học tập chủ động của người học, giúp người
học không chỉ chiếm lĩnh được tri thức mà còn chiếm lĩnh được cách thức hành động,
học tập với sự hứng thú và tự giác. Tuy nhiên, vẫn chưa có một kế hoạch dạy học
nào cụ thể, làm sáng rõ cho vấn đề này (Giáng Dương Thiên Lý, 2017).

- Nhằm đáp ứng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mơn Khoa học 2018
từ quan điểm tiếp cận kiến thức sang tiếp cận NL, lấy người học làm trung tâm đòi
hỏi những thay đổi trong việc thiết kế bài dạy của GV. Tác giả Ngơ Thị Phương đã
nhìn nhận tính hiệu quả mà MHDH 5E mang lại: bài dạy được xây dựng theo trình
tự các pha từ một tới năm trong MHDH 5E sẽ giúp cho việc chuẩn bị của GV trở nên
đơn giản, có tính logic và hệ thống hơn; HS tiếp nhận kiến thức theo các bước của
quy trình được thiết kế của GV cũng theo hệ thống và hiệu quả; HS cảm thấy dễ theo
dõi, dễ tham gia từng pha học tập và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn (Ngô Thị Phương,
2019). Từ đó, tác giả đã vận dụng nó vào việc thiết kế chủ đề “Ánh sáng” môn Khoa
học lớp 4 như một minh họa rõ nét, nhằm khuyến khích, định hướng áp dụng MHDH
5E vào chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, kế hoạch dạy học cịn chưa
chi tiết, cũng như chưa có bằng chứng thực nghiệm nào để kiểm chứng sự khả thi
của nó.
- Cũng nhằm nghiên cứu xây dựng các tiến trình dạy học nói chung hay Vật lý nói
riêng đáp ứng nhu cầu hình thành và phát triển NL người học. Nhóm tác giả Nguyễn
Đăng Thuấn đã ứng dụng MHDH 5E vào dạy học chương “Chất khí” Vật lý 10 theo
định hướng phát triển NL cho HS – xu hướng phát triển chung của Giáo dục Việt
Nam (Nguyễn Đăng Thuấn & Nguyễn Hoàng Phúc, 2020). Từ đó, GV có thể làm tài
liệu nghiên cứu, tài liệu giảng dạy, áp dụng để kiểm tra, đánh giá NL của từng cá
nhân HS. Tuy nhiên, để các tiến trình này phát huy được tác dụng, tác giả cần tiến
hành thực nghiệm sư phạm, đồng thời kết hợp với công cụ khác.


8
1.2. Các nghiên cứu về năng lực khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục
phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018
Môn KHTN là một môn học mới và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thơng
2018, trong đó yêu cầu phải phát triển những phẩm chất, NL chung, đặc biệt là phát triển
NL đặc thù – NL KHTN. Đã có một vài nghiên cứu tiếp cận NL này:
- Tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng và cộng sự đã phân tích NL KHTN thành 6 NL

thành phần, trong đó liệt kê các chỉ số hành vi cụ thể, đa chiều. Sau đó, tiến hành
khảo sát sự hiểu biết của GV về mức độ quan trọng của từng chỉ số hành vi. Kết quả
cho thấy, hầu hết các GV đều thống nhất với các NL thành phần và các biểu hiện cụ
thể của chúng. Tuy nhiên, có một số biểu hiện chưa được đánh giá cao do GV đang
từng bước chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức sang phương pháp
dạy học tiếp cận NL người học nên đang gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các
NL thành phần thuộc NL KHTN và các biểu hiện của chúng (Ngô Thị Diễm Hằng,
2019).
- Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lê Danh Bình
đã xây dựng bảng tiêu chí và mức độ phát triển NL của HS theo hướng tiếp cận PISA
với 10 tiêu chí và 3 mức độ. Từ đó, thiết kế hệ thống bài tập mơn KHTN theo các
tiêu chí khác nhau giúp HS rèn luyện được NL KHTN. Đây vừa là phương tiện để
GV thiết kế các hoạt động dạy học, vừa là công cụ để GV kiểm tra, đánh giá NL
KHTN của HS để điều chỉnh quá trình dạy học. Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn chưa
có bằng chứng thực nghiệm nào để nhấn mạnh tính khả thi của đề tài (Nguyễn Thị
Diễm Hằng, 2020
1.3. Các nghiên cứu về dạy học nội dung “Âm thanh” cấp Trung học cơ sở
Âm thanh là một nội dung gần gũi, gắn liền với cuộc sống của con người, vì thế cũng là
đối tượng cho nhiều tác giả tiếp cận. Cụ thể hơn, đối với nội dung “Âm thanh” cấp THCS
đã có những nghiên cứu sau:
- Tác giả Lê Hải Thanh đã nghiên cứu hệ thống quan điểm lý luận về dạy học tích hợp
để xây dựng nội dung, thiết kế phương án dạy học chủ đề tích hợp “Âm thanh” ở cấp THCS
nhằm phát huy tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức, NL học tập hợp tác của HS. Kết quả
thực nghiệm cho thấy, nghiên cứu có tính khả thi, GV có thể vận dụng các bài học trong
chủ đề này để phát triển NL của HS (Lê Thanh Hải, 2016).
- Tác giả Nguyễn Thị Thảo Trang cũng tiếp cận nội dung “Âm thanh” nhưng với một
hướng đi khác là xây dựng 2 chủ đề dạy học và tổ chức dạy học một chủ đề thuộc một số
kiến thức chương “Âm học” – Vật lí 7 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm phát triển
được NL giải quyết vấn đề của HS. Kết quả ban đầu cũng cho thấy, nghiên cứu cũng đáp



9
ứng được mục tiêu đề ra, tuy nhiên vẫn chưa có tính khái qt cao về việc phát triển NL
cho HS vì chỉ thực nghiệm một chủ đề (Nguyễn Thị Thảo Trang, 2020).
Trong chương trình mơn KHTN 2018, các kiến thức về nội dung Âm thanh nằm ở chủ
đề khoa học Năng lượng và sự biến đổi. Tuy nhiên, hiện nay, nội dung này mới chỉ dừng
lại ở các yêu cầu cần đạt và chưa có một tiến trình dạy học cụ thể về nội dung này (Bộ Giáo
dục và đào tạo, 2018).
Từ các nghiên cứu đã phân tích ở trên, “Âm thanh” là một nội dung khá quan trọng, tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc tổ chức dạy nội dung “Âm thanh” nhằm bồi
dưỡng, phát triển NL KHTN của HS THCS. Vì vậy, trên cơ sở MHDH 5E, chúng tơi thực
hiện thiết kế tiến trình dạy học một số kiên thức mạch nội dung “Âm thanh” và quan tâm
đến việc bồi dưỡng, phát triển NL KHTN của HS THCS.


10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương này, chúng tôi đã khảo cứu các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về
tính ứng dụng của MHDH 5E; vấn đề phát triển NL KHTN của HS trong Chương trình
giáo dục phổ thơng 2018; các nghiên cứu dạy học nội dung “Âm thanh” cấp THCS. Đồng
thời, sau quá trình nghiên cứu tổng quan trên, chúng tôi nhận định rằng việc vận dụng
MHDH 5E vào dạy học nội dung “Âm thanh” nhằm phát triển NL KHTN rất cần có được
sự quan tâm, chú trọng nhiều hơn.
Do đó, ở đề tài “Tổ chức dạy học một số kiến thức mạch nội dung “Âm thanh” môn
Khoa học tự nhiên lớp 7 trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 theo mơ hình dạy
học 5E”, chúng tơi định hướng thừa kế những giá trị tốt đẹp và cải thiện những điểm cịn
thiếu sót, chưa được chú trọng đã đề cập trên từ các cơng trình nghiên cứu đi trước, để thúc
đẩy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả trong bối cảnh đất nước Việt Nam thời kì
hội nhập tồn cầu mới. Trong đó, một số vấn đề khóa luận phải giải quyết là:

- Vấn đề 1: Quy trình tổ chức dạy theo MHDH 5E như thế nào?
- Vấn đề 2: Định nghĩa của NL KHTN là gì? Cấu trúc của NL KHTN với các biểu
hiện hành vi được xác định như thế nào?
- Vấn đề 3: Tổ chức dạy học một số kiến thức nội dung “Âm thanh” mơn KHTN lớp
7 trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 theo mơ hình 5E như thế nào để bồi
dưỡng, phát triển NL KHTN của HS?


11

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
MƠ HÌNH DẠY HỌC 5E NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA
HỌC TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH
2.1. Mơ hình dạy học 5E
Giới thiệu chung
Thơng qua việc phân tích, so sánh với các mơ hình dạy học khác, nhận thấy rằng MHDH
5E là mơ hình được kế thừa và phát triển từ những mơ hình dạy học trước đó (Bybee, 2006),
cụ thể là:
- Trước thế kỉ XX, mơ hình giảng dạy do Johann Herbart đề xuất gồm bốn bước:
Chuẩn bị (Preparation) – Trình bày (Presentation) – Khái quát hóa (Generalition) –
Ứng dụng (Application). Mơ hình này bắt đầu từ kiến thức hiện tại của HS và những
ý tưởng mới của họ liên quan đến kiến thức hiện tại. Mối liên hệ giữa kiến thức trước
đây và ý tưởng mới từ từ hình thành các khái niệm. Theo Herbart, phương pháp sư
phạm tốt nhất cho phép HS khám phá các mối quan hệ giữa các trải nghiệm của họ.
Bước tiếp theo liên quan đến hướng dẫn trực tiếp trong đó GV giải thích một cách
có hệ thống những ý tưởng mà HS khơng thể khám phá được. Cuối cùng, GV tạo cơ
hội để HS thể hiện sự hiểu biết của mình.
- Khoảng những năm 1930, mơ hình giảng dạy của John Dewey ra đời gồm sáu bước:
Tình huống cảm nhận (Sensing Perplexing Situation) – Làm rõ vấn đề (Clari the
Problem) – Xây dựng một giả thuyết dự kiến (Formulating a Tentative Hypothesis)

– Kiểm định giả thuyết (Testing the Hypothesis) – Sửa đổi giả thuyết nghiêm ngặt
(Revising Rigorous Tests) – Thực hiện GP (Acting on the Solution).
- Khoảng những năm 1950, mơ hình dạy học của Heiss, Oboura và Hoffman, gồm bốn
bước: Khám phá bộ phận (Exploring the Unit) – Khai thác kinh nghiệm (Experience
Getting) – Tổ chức học tập (Organization of Learning) – Áp dụng (Application of
Learning).
- Vào những năm 1960, trong cơng trình “Nghiên cứu cải tiến chương trình dạy học
khoa học” (Science Curriculum Improvement Study, viết tắt là SCIS), Myron Atkin
và Robert Karplus đã đề xuất mơ hình dạy học gồm ba bước: Thăm dò (Exploration),
Phát minh (Invention) và Khám phá (Discovery).
Từ đó, vào những năm 1980, Bybee cùng với các cộng sự của mình đã đề xuất một
MHDH 5E dựa trên lí thuyết kiến tạo (constructivism) về học tập, theo đó người học xây
dựng kiến thức từ quá trình trải nghiệm. Thông qua cách hiểu và phản ánh về các hoạt động
đã trải qua, vừa mang tính cá nhân và tính xã hội, người học có thể hịa hợp kiến thức mới
với những khái niệm đã biết trước đó.


12
Như vậy, nhóm nghiên cứu của Bybee đã kế thừa chu trình học tập của Atkin và Karplus
(1962), thêm một bước đầu tiên được thiết kế để xuất phát từ kiến thức cũ, kích thích, tạo
động cơ cho người học và bước cuối cùng nhằm đánh giá sự hiểu biết của họ, thành mơ
hình dạy học gồm năm bước: Kết nối (Engage) – Khám phá (Explore) – Giải thích
(Explain) – Củng cố/Vận dụng (Elaborate) – Đánh giá (Evaluate)
Kể từ những năm 1980, tổ chức giáo dục Nghiên cứu Chương trình Khoa HS học
Biological Sciences Curriculum Study, viết tắt là BSCS) đã sử dụng mơ hình 5E như một
đổi mới trọng tâm trong sinh học tiểu học, THCS và trung học phổ thơng và các chương
trình khoa học tích hợp. Ngồi ra, BSCS đã hồn thành một loạt các mơ-đun bổ sung cho
Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health, viết tắt là NIH).
Đặc điểm của mơ hình dạy học 5E
MHDH 5E gồm 5 giai đoạn chính: Kết nối (Engage), Khám phá (Explore), Giải thích

(Explain), Củng cố/Mở rộng (Elaborate), Đánh giá (Evaluate), như hình 2.1.

Hình 2.1. Các giai đoạn của MHDH 5E
Nguồn: />
Trong đó:
Giai đoạn kết nối (Engage): GV trực tiếp hoặc thông qua một nhiệm vụ học tập cụ thể
tiếp cận vào kiến thức sẵn có của người học, nhằm giúp họ tìm hiểu một khái niệm mới
bằng cách tham gia các hoạt động ngắn thúc đẩy sự tò mò, đồng thời cũng khơi gợi những
kiến thức trước đây. Hoạt động trong pha này cần kết nối được kinh nghiệm học tập trong
quá khứ và hiện tại, làm rõ quan niệm và suy nghĩ của HS đối với kết quả học tập hiện tại.
Giai đoạn khám phá (Explore): Những trải nghiệm về khám phá cung cấp cho HS một
nền tảng chung của các hoạt động mà trong đó những khái niệm thơng dụng (thường là
quan niệm chưa chính xác), những quy trình và kỹ năng đã được xác định; còn sự thay đổi


×