Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.72 KB, 7 trang )
Khác biệt muôn thuở lối sống Á - Âu
Ảnh đồ họa "Đông Tây gặp gỡ" (East Meets West) của Yang Liu đề cập đến khác biệt muôn thuở giữa phương
Đông và phương Tây dưới góc nhìn hài hước và chiêm nghiệm.
Cách bộc lộ cảm xúc: Người phương Tây thể hiện cảm xúc khá chân phương, dễ nắm bắt trong khi người phương
Đơng có thể "trong héo ngồi tươi", khó biết chắc tâm trạng thực sự của họ. Nghệ sĩ Yang Liu chia sẻ: “Những đúc
kết được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang quan điểm cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của
bản thân tôi sau gần 20 năm sinh sống ở Châu Âu”.
Văn hóa xếp hàng: Người phương Tây thường có thói quen xếp hàng nghiêm chỉnh để chờ đến lượt mình. Người
phương Đơng thường nơn nóng và ít khi chịu vào hàng. Điều này đã được cải thiện ở một số thành phố lớn ở Châu
Á nhưng chưa phải là mọi lúc, mọi nơi.
Âm thanh trong nhà hàng: Người phương Đông thường coi những nơi quán xá nhà hàng như chốn riêng và
thường cười nói vơ tư ít để ý đến xung quanh. Âm thanh trong những nhà hàng thường náo nhiệt, ồn ào quá mức,
cộng thêm tiếng nhạc xập xình. Những quán xá ở Tây hoặc dành cho người Tây, thực khách thưởng thức bữa tối
trong tiếng trò chuyện thủ thỉ, đủ để người đối diện nghe thấy. Người phương Tây ngại nói to trong những khơng
gian cơng cộng.
Con cái trong gia đình: Với người phương Đơng, một đứa con ra đời được chào đón nồng nhiệt, cưng chiều... và
những nỗi buồn, niềm vui của cả nhà xoay quanh đứa con. Sự quan tâm này đi kèm với bao bọc quá mức, đôi khi
khiến đứa con thấy mất tự do, bị quản quá chặt. Người phương Tây thì khác, con cái cũng có vị trí ngang với các
thành viên, nhận được sự yêu thương, có những quyền lợi và nhiệm vụ riêng. Những đứa trẻ phương Tây được dạy
tính tự lập từ bé. Đủ 18 tuổi, họ khơng cịn sống chung với bố mẹ.
Phương tiện đi lại: Những năm 1970, khoa học công nghệ phát triển sớm, người phương Tây chủ yếu sử dụng ơtơ
để di chuyển vì tính cơ động, hiệu quả, trong lúc người phương Đông mới biết tới xe đạp thô sơ. Sang thế kỷ 21,
người phương Tây quay trở lại với phương tiện xe đạp thân thiện với môi trường, rèn luyện sức khỏe, tiêu biểu như
các thành phố ở Đan Mạch, Hà Lan... từ giám đốc đến nhân viên, quan chức cấp cao đều đạp xe đến sở làm. Trong