Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề tài biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.96 KB, 13 trang )

I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 06/11/2016 trên cơ sở hồn thiện
Thơng tư 30. Thơng tư đã có một số sửa đổi, bổ sung về đánh giá học sinh, trong đó
có một số quy định mà bản thân tơi rất quan tâm đó là về việc đánh giá thường
xuyên và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Đánh giá
định kì về học tập. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên,
khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát
huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Đánh giá sự
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Đánh giá thường xuyên
về học tập: Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa
đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi
cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Học sinh tự nhận xét và tham gia
nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong q trình thực hiện các nhiệm
vụ học tập để học và làm tốt hơn. Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo
viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với
giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. Việc ra đời Thông tư 22 là
cần thiết để có bước đổi mới phù hợp thực tế hơn, tạo ra khí thế mới cho giáo viên
và học sinh Tiểu học.
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong nhiều năm liền dạy học theo mơ hình trường
học mới (VNEN) các giáo viên luôn thực hiện đúng theo tinh thần của thông tư, đã
không ngừng cố gắng vươn lên, có những tiến bộ vượt bậc và đạt được những thành
tích đáng kể. Được làm việc trong một mơi trường như vậy bản thân tôi luôn suy
nghĩ: Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung, nâng cao chất
lượng giáo dục lớp mình chủ nhiệm nói riêng ? Làm thế nào hồn thành tốt nhiệm
vụ giáo dục của năm học ...........? Đó là những câu hỏi mà tôi luôn trăn trở.

1/23


Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của


môn học. Thông tư 22 đặc biệt chú trọng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập và rèn luyện của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi sự nỗ lực cố
gắng của cả cơ và trị.
Người giáo viên chủ nhiệm giữ nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là
người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có
thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Sau nhiều năm đứng lớp và làm cơng
tác chủ nhiệm, bản thân tơi cũng tích lũy được một vài kinh nghiệm. Trong khuôn
khổ của bài viết này, tôi mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm về
: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của đề tài là sau khi thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục cho học sinh thì các em có được kết quả cao trong học tập và rèn
luyện. Từ đó hình thành cho các em những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh
tiếp tục học lên những lớp trên.
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu các biện pháp và cách thực hiện từng biện
pháp làm sao để đạt kết quả tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Phân tích, đánh giá thực trạng của lớp chủ nhiệm từ đó đưa ra một số biện
pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4. Trên cơ sở theo
dõi, so sánh, đối chiếu chất lượng giáo dục trong suốt học kì I và cả năm học học
...........của

học sinh lớp 4D, trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Eana, huyện Krông

Ana, tỉnh ĐăkLăk.
4. Giới hạn của đề tài.

2/23



Với khả năng và điều kiện của bản thân, tôi tập trung nghiên cứu một số kinh
nghiệm, biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong những năm học vừa qua để làm tốt
công tác nâng cao chất lượng giáo cho học sinh lớp chủ nhiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương,
hỏi đáp ...
c) Phương pháp thống kê toán học.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/10/2010 và Thông tư số
50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi,
bổ sung Điều 40 của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học quy định độ
tuổi của học sinh tiểu học từ sáu đến mười bốn tuổi (tính theo năm). Đây là lứa tuổi các
em rất hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và
điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình.
Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt được những đặc điểm tâm lí của học
sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp giúp các em hoàn thiện nhân
cách. Tạo một mơi trường lớp học mà ở đó các em vừa cảm thấy thoải mái, dễ chịu
nhưng cũng phải tuân theo những nội quy, quy định phù hợp với lứa tuổi để các em
ngày một tiến bộ hơn. Vậy nên trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm tơi ln xây
dựng và duy trì một mơi trường học tập tốt giúp học sinh của mình hồn thành một
cách hiệu quả mục tiêu đã định. Muốn thực hiện tốt địi hỏi mỗi chúng ta phải có kĩ
năng sư phạm, năng lực chun mơn vững vàng. Đó là một trong những yếu tố quan
trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên.

3/23



Theo tinh thần của Thông tư 22, giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm
chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn
thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất lượng
giáo dục học sinh. Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và
tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội
dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối hợp và hướng
dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. Vì vậy người giáo viên giữ
vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp. Chính vì
thế mỗi giáo viên khơng chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chun mơn
giỏi mà địi hỏi phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp,
trong đó vai trị quan trọng là cơng tác nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Bản thân tôi luôn trăn trở trong suốt năm tháng làm công tác chủ nhiệm của
mình.
Để thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra, tôi thiết nghĩ người giáo viên cũng như
người làm vườn, trồng cây, tuy khơng đúng hồn tồn nhưng hoạt động của giáo
viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm
việc khơng thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống
nảy mầm. Cho nên, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ
giáo dục các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với
những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói:
"Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra
những con người sáng tạo".
2. Thực trạng
Năm học

...........,


tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4D có tổng số

học sinh là 19 em, trong đó nữ 12 em, dân tộc 12em, NDT 7 em. Học sinh đã được
học 2 năm theo mơ hình trường học mới. Các kiến thức về Toán học, Tiếng Việt,
4/23


các môn hoạt động giáo dục ở lớp 3 nhẹ nhàng hơn. Song lên lớp 4, bước sang giai
đoạn học tập mới, khối lượng kiến thức ở các môn học nhiều hơn, cao hơn. Ví dụ:
Các văn bản của mơn Tiếng Việt dài hơn, kiến thức mơn Tốn mới, nhiều và cao
hơn. Các môn học mới hơn: Khoa học, Lịch sử - Địa lí,...Địi hỏi tư duy, tính học tập
của học sinh nghiêm túc hơn, kĩ năng tự học nhiều hơn. Vì vậy qua một thời gian
làm quen lớp, với sự quan sát, khảo sát chất lượng học tập tôi tổng hợp được kết quả
như sau:
Tổng
Mơn

số
học

Việt
Tốn

Hồn thành

Chưa hồm
thành

SL


%

SL

%

SL

%

19

2

10,5

10

52,6

7

36,9

19

3

15,8


8

42,1

8

42,1

sinh
Tiếng

Hồn thành tốt

Kết quả trên có thể xuất phát từ nhiều lí do: Sau hơn hai tháng hè các em tự
do bay nhảy, không phải đến lớp đến trường nên phần nào đã quên kiến thức. Nề
nếp đầu năm học còn lộn xộn, một số em chưa quen với việc dậy sớm để đi học
đúng giờ nên vẫn con tình trạng học sinh đi học trễ. Sự chuẩn bị bài vở, đồ dùng học
tập ở nhà của các em chưa chu đáo. Ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học của một
vài cá nhân còn hạn chế. Hội đồng tự quản làm việc hiệu quả chưa cao.
Chính vì vậy mà bản thân tơi ln trăn trở tìm ra được những biện pháp để
giáo dục học sinh phải đạt chuẩn KTKN của các mơn học; hồn thành tốt và đạt
được các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của lớp 4 để nâng cao chất lượng giáo
dục. Hội đồng tự quản làm việc tích cực và tự giác, các em có thể tự điều khiển được
lớp học thậm chí khơng cần sự tham gia của giáo viên. Các em là học sinh dân tộc
thiểu số phát triển vốn ngôn ngữ và phát triển thêm các năng lực, phẩm chất, mạnh
5/23


dạn, tự tin trong giao tiếp, ứng xử . Học sinh phấn khởi, hào hứng khi đến trường,
tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Các em không chỉ có ý thức tự giác

trong học tập như lo học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đi học chuyên cần mà còn hỗ trợ
nhau cùng tiến bộ ( em biết nhiều giúp em biết ít). Các em gần gũi với cô hơn, sẵn
sàng chia sẻ mọi chuyện, coi cô như là người chị, người bạn của mình; được làm
việc nhiều hơn, yêu thích việc học; các em được Học ⇒Hỏi ⇒Hiểu ⇒ Thực hành
= > Vận dụng.
Mỗi chúng ta làm công tác chủ nhiệm muốn bảo đảm công tác chun mơn
lẫn cơng tác chủ nhiệm thật tốt, địi hỏi phải có tâm và có tài. Tâm của người GVCN
là xem các em như con để không ngại tốn thời gian, cơng sức cho lớp mình phụ
trách. Tài của GVCN là tùy theo đặc điểm, tình hình lớp mà có những biện pháp phù
hợp để quản lý và giáo dục lớp mình chủ nhiệm.
Đầu năm, khi nhận lớp việc đầu tiên tôi làm là nắm bắt thông tin cá nhân từng
em qua lý lịch trích ngang theo mẫu in sẵn. Từ đó tơi phân hóa các đối tượng học
sinh để có biện pháp giáo dục. Từ những thơng tin tìm hiểu được, tơi gần gũi trị
chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có
thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết.
Qua đó, thầy cơ hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai
lầm hay các hành vi không hay… hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn.
Song song với vấn đề trên, việc tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ HS cũng
là điều hết sức quan trọng. Không đợi đến các cuộc họp phụ huynh hay khi các em
vi phạm nội qui trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. Tôi thường xuyên
trao đổi với phụ huynh qua các phương tiện thơng tin, đến gia đình học sinh trao đổi,
tư vấn cách dạy dỗ con học và cách cha mẹ học sinh cùng học với con. Từ đó tạo
được mối quan hệ thân mật giữa tôi với gia đình học sinh. Qua đó phụ huynh có
hứng thú, hào hứng và thỏa mái cùng tham gia vào quá trình đánh giá học sinh theo
tinh thần của Thông tư 22
6/23


Tơi ln đóng vai trị làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia
đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh… Một nhiệm vụ khơng thể

thiếu đó là phải có kế hoạch và biện pháp giúp cho lớp nâng dần chất lượng học tập,
năng lực và phẩm chất ngày một cao hơn. Trước tiên, phải làm cho các em thích đi
học. Phân nhóm học tập cùng sở thích. Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích
cực”. Dạy học phải phân hóa được đối tượng học sinh và nâng cao chất lượng đại
trà. Qua mỗi tiết học, mỗi hoạt động học tôi đều chú trọng đến hoạt động thực hành
kĩ năng sống cho học sinh.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Đề tài đưa ra những biện pháp mà người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện
tốt để giáo dục học sinh lớp 4 về kiến thức, năng lực và phẩm chất giúp học sinh
thích đến trường, thích được học và tìm được niềm vui ở đó, tìm được sự tin tưởng,
tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trị cảm động. Nơi các em được ươm mầm,
được chăm sóc và u thương. “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ
của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng.” – theo John
O’brien.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b. 1 Nắm thông tin học sinh
Để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, đề ra các biện pháp giáo dục học sinh
phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy
đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi
thực hiện ngay công tác điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra của trường. Tôi phát
cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu.
Qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học
sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tơi trong cơng tác
giảng dạy và giáo dục.
7/23


Ví dụ: em Đỗ Thị Ngọc Quyên bố gặp tai nạn bị mù phải tham gia vào Hội
người mù của tỉnh nhà đi kiếm tiền gởi về cho mẹ em nuôi 3 con ăn học. Em H’ Dên

bố mất sớm, mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập em. Em H’ SaRa bị bệnh tim
bẩm sinh...Trong lớp có tổng số 7 hộ nghèo.
Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm tra,
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, lời nhận xét trong học bạ... để biết
được học lực của từng em, biết các em mạnh ở điểm nào, hạn chế ở đâu để có kế
hoạch trong cơng tác giảng dạy.
Ví dụ: em H’Kim Tha hát hay múa dẻo. Em H’Tra rất thích học mơn Tiếng
Anh. Em Nguyễn Văn Tài nhút nhát, sợ giao tiếp trước đám đông...
Qua điều tra về thông tin học sinh giúp tôi định hướng được kế hoạch chủ
nhiệm và kế hoạch dạy học để từng bước giúp các em hoàn thiện hơn những hạn chế
của bản thân và phát huy hết năng lực vốn có của mình
b. 2 Hồn thiện tổ chức lớp và tiêu chí thi đua
Trong mơ hình lớp học VNEN, ban tự quản lớp học năng động, sáng tạo và có
trách nhiệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong công tác giáo dục và đây cũng là
việc làm khá quan trọng trong cơng tác chủ nhiệm. Chính vì vậy ngay từ đầu năm
học tơi đã hồn thiện được tổ chức lớp học.
Hội đồng tự quản lớp tốt thì sẽ giúp lớp có nề nếp tự quản tốt, tơi đã chú trọng
việc bồi dưỡng ý thức và công việc phải làm cho Hội đồng tự quản. Phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng ban. Vào các buổi sinh hoạt tập thể, dưới sự hướng dẫn
của tôi Hội đồng tự quản đã điều hành mỗi hoạt động của buổi sinh hoạt lớp. Mấy
tuần đầu các em còn bỡ ngỡ, sau một thời gian dưới sự hướng dẫn của tôi các em đã
mạnh dạn điều hành được buổi sinh hoạt lớp một cách nhịp nhàng phát huy tính tự
quản cũng như rèn học sinh trong lớp kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin.
Song song với việc thành lập Hội đồng tự quản là việc cùng với học sinh và
các ban xây dựng tiêu chí thi đua. Việc xây dựng tiêu chí thi đua rất quan trọng vì
8/23


thi đua thúc đẩy phát triển của nhóm của lớp. Ngay từ đầu năm tôi cùng với Hội
đồng tự quản và các nhóm trưởng xây dựng tiêu chí thi đua. Sau đó thơng qua cả lớp

để xin ý kiến đóng góp của từng cá nhân để hồn thiện và thực hiện. Thông qua và
xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra
tập thể lớp kí cam kết và thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua.
Ví dụ: Một số tiêu chí thi đua như sau:
- Học tập (50 điểm): Tích cực, tự giác và hồn thành các nhiệm vụ học tập, đi
học đều và đúng giờ; có ý thức rèn chữ giữ vở, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học
tập; biết giữ gìn, khai thác và xây dựng các góc cơng cụ.
- Nề nếp (20 điểm): Xếp hàng vào lớp và ra về ngay ngắn, trật tự, tham gia tập
thể dục buổi sáng và giữa giờ nghiêm túc, trang phục đến lớp đúng quy định: khăn
quàng, quần áo đồng phục,…chấp hành nghiêm nội quy trường lớp.
- Vệ sinh (20 điểm): Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức giữ vệ sinh trường
lớp.
- Các hoạt động khác (10 điểm): Tham gia mọi phong trào do trường, lớp tổ
chức.
Các nhóm trưởng, ban tự quản của lớp tổng hợp, căn cứ vào kết quả đạt được
để xếp loại thi đua cá nhân, nhóm.
Xây dựng Hội đồng tự quản là một việc làm hết sức quan trọng, nó đã góp
nên sự thành cơng của tơi trong việc thực hiên nhiệm vụ của đề tài. Việc xây dựng
tiêu chí thi đua cũng có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình
thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Giúpcho mỗi em có cơ
sở để phấn đấu và việc làm này cũng giúp giáo viên thực hiện dễ dàng trong việc
đánh giá thường xuyên.
b. 3 Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần

9/23


Để việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thì việc duy trì sĩ số/ ngày là
việc làm quyết định vì học sinh có đến lớp học thì các em mới thiếp thu được kiến
thức từ đó mới có kiến thúc để phát triển toàn diện.

Với điểm trường mà tôi đang dạy, học sinh phần đa là con em người dân tộc
thiểu số ( 12/ 19 học sinh), gia đình có hồn cảnh khó khăn ( hộ nghèo 5 em, có em mồ
cơi mẹ cha đi lấy vợ phải ở với ơng bà; có em mồ cơi cha, mẹ lại nghiện rượu;... ). Cha
mẹ các em phải lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến
việc học tập của các em nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu
bài và kết quả học tập là điều khơng tránh khỏi. Chính vì lẽ đó để chất lượng giáo dục
được nâng cao thì việc duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần là vô cùng quan trọng.
Vì vậy để duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chun cần tơi đã thực hiện như sau:
Ví dụ: Phổ biến nội quy lớp ngay tuần đầu của năm học. Quy định rõ: học sinh
phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. Ngay
buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi thông báo cho phụ huynh biết về quy định
và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. Học sinh đến trường tự mình đánh
dấu vào Bảng theo dõi “Ngày em đến lớp”. Tôi liên lạc ngay với phụ huynh đối với
những trường hợp học sinh tự ý bỏ học. Động viên, tuyên dương kịp thời những em
có tiến bộ, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn. Quan tâm đến học sinh có
hồn cảnh khó khăn: Đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do
Nhà trường, Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. Mua sẵn bút
chì, thước, ruột bút kim,… để trong cặp khi các em bị hết mực, hư hỏng, mất mát thì
đã có ngay để dùng. Kêu gọi các học sinh trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ
và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ huynh. Gặp trực tiếp ban tự quản
thôn buôn, Hội phụ nữ của thơn bn trao đổi tình hình của em H’ Dên đề cùng tơi
đến gia đình động viên, tư vấn. Qua các việc làm trên đến nay em Y Qúy, H’ Salem
đã đi học đều, không nghỉ buổi học nào nữa, ý thức học tập của em Y Năng, Y Hưng
đã tốt hơn. Mẹ em H’ Dên đã bớt uống rượu, quan tâm hơn đến việc học của con và
10/23


khơng cịn đánh đập em nữa. Em Hiếu nhà nghèo thường nghỉ học vì khơng có quần
áo đi học, giờ đây em đã tự tin đến trường vì em đã được Đội tặng áo quần. .. Mỗi
lần có học sinh nghỉ học phụ huynh đã chủ động liên lạc với tôi. Bản thân tôi thường

xuyên nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo việc dạy học cho học sinh có hồn cảnh khó
khăn để đưa ra các phương pháp, hình thức và nội dung dạy học cho phù hợp với chuẩn
kiến thức kĩ năng mà các em cần đạt được.
Việc duy trì được sĩ số tốt là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt ở
học sinh. Vì vậy địi hỏi người giáo viên phải có lịng nhiệt tình, khơng ngại khó,
ngại khổ, thường xun liên hệ với gia đình học sinh làm cơng tác tư tưởng và động
viên học sinh ra lớp. Trên lớp tạo điều kiện cho các em được làm việc, được hợp tác
và được vui chơi.
b. 4 Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Để tạo khơng gian lớp học thân thiện, gần gũi và lôi cuốn học sinh tôi tiến
hành việc trang trí lớp học theo mơ hình trường học mới gồm nhiều góc được trang
trí phục vụ cho các mơn học (Mơn Tốn, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí,…).
Ví dụ: Trong giờ học nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu bài tập hoặc bài tập
nâng cao. Giờ ra chơi học sinh vào góc thư viện đọc sách báo. Các em trưng bày
những sản phẩm học tập để các bạn chia sẻ. Các em tới thư viện xanh chăm sóc cây
xanh, khám phá thiên nhiên… Những góc cơng cụ tạo điều kiện để các em chủ động
tìm tịi tư liệu, thơng tin, được trình bày, biểu diễn những kết quả học tập. Phụ
huynh cũng được đến thăm các em học như thế nào và có điều kiện có thể giúp đỡ
các em. Học sinh được học tập ngay trong q trình trang trí các góc.Việc học đã
khơng đơn giản là đọc chép, mà có học, có nghiên cứu, có trình bày, báo cáo. Các
em có điều kiện học tập với các tài liệu, các kiến thức mà mình và bạn tìm kiếm
được.
Vì vậy việc xây dựng các nhóm học tập cùng sở thích với mơ hình VNEN,
chủ yếu việc học của học sinh là học nhóm để cùng nhau thi đua. Ví dụ: Mỗi nhóm
11/23


b. 1 Nắm thơng tin học sinh
b. 2 Hồn thiện tổ chức lớp và tiêu chí thi đua
b. 3 Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần

b. 4 Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
b. 5 Dạy học phân hóa đối tượng học sinh
b. 6 Phối hợp với các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh
b. 7 Người giáo viên phải có các hình thức giáo dục “cá biệt”

THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------12/23


Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm
mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!

13/23



×