Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Giáo án kế hoạch bài dạy lịch sử 11 cánh diều cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 127 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(Tổng số tiết: 03)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã
hội, tư tưởng.
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách
mạng tư sản.
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu được một số vấn đề chung về cách mạng tư
sản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phối hợp, trao đổi với nhóm để tìm hiểu các vấn
đề chung về cách mạng tư sản, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, đề ra các giải pháp để hoàn
thành nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả, sáng tạo khi tìm hiểu về cách mạng tư
sản.
* Năng lực lịch sử:
- Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày được một số
vấn đề chung về cách mạng tư sản.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thơng qua khai thác nguồn thơng tin, quan sát hình
ảnh để phân tích được một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. Đưa ra được
những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách
mạng tư sản.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng
được kiến thức lịch sử để lí giải bản chất của chủ nghĩa tư bản.
3. Phẩm chất
- Đánh giá đúng những đóng góp của chủ nghĩa tư bản đối với tiến trình phát triển
của lịch sử nhân loại.


- Bồi dưỡng các phẩm chất: Khách quan, trung thực, có ý thức tìm tịi, khám phá
lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1


1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập dành cho HS.
- Tư liệu lịch sử: Hình ảnh về Cách mạng tư sản Anh, Cách mạng tư sản Pháp và
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
- Đồ dùng dạy học: Giấy Ao, bút dạ.
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập của nhóm theo sự phân cơng của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS, giúp HS nhận diện được các sự kiện lịch
sử liên quan bài học. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu nội dung bài mới.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia cả lớp thành các nhóm theo bàn, cung cấp cho HS các thơng tin và
hình ảnh sau:

Nhiệm vụ: Hãy sắp xếp, xâu chuỗi các thơng tin và hình ảnh cho phù hợp
với hiện thực lịch sử. Từ đó, nêu hai sự kiện lịch sử liên quan tới các thơng tin và
hình ảnh trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
2



- HS các nhóm thảo luận, hồn thành nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, kết hợp dẫn dắt vào bài mới.
* Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh các nhóm nêu được hai sự kiện lịch sử
liên quan tới các thơng tin và hình ảnh giáo viên đã cung cấp: Cách mạng tư sản
Pháp và Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản
a. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính
trị, xã hội, tư tưởng.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia cả lớp thành các nhóm theo bàn (12 nhóm), chuyển giao nhiệm vụ
học tập:
+ Nhóm 1, 2, 3: Nêu nét chính trong tình hình kinh tế của khu vực Tây Âu và Bắc
Mĩ. Từ đó rút ra tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc
Mĩ?
+ Nhóm 4, 5, 6: Nêu nét chính trong tình hình chính trị của khu vực Tây Âu và
Bắc Mĩ. Từ đó rút ra tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và
Bắc Mĩ?
+ Nhóm 7, 8, 9: Nêu nét chính trong tình hình xã hội của khu vực Tây Âu và Bắc
Mĩ. Từ đó rút ra tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc
Mĩ?
+ Nhóm 10, 11, 12: Nêu nét chính trong tình hình tư tưởng của khu vực Tây Âu và

Bắc Mĩ. Từ đó rút ra tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và
Bắc Mĩ?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm thảo luận, hồn thành nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
3


* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện một nhóm trả lời, 2 nhóm cịn lại cùng nội dung tìm hiểu sẽ
phản biện, các nhóm khác nhận xét, góp ý.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chốt lại từng nội dung kiến thức.
- Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh các nhóm nêu được tiền đề của các cuộc
cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ: Cách mạng tư sản Anh, Cách mạng tư sản
Pháp và Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực
của các cuộc cách mạng tư sản
a. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các
cuộc cách mạng tư sản.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (nhóm theo bàn),
chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6: Đọc SGK, hoàn thành bảng tóm tắt mục tiêu, nhiệm vụ của
các cuộc cách mạng tư sản:
CỤ THỂ

CHUNG


Mục tiêu

- Anh:
- Bắc Mĩ:
- Pháp:
Nhiệm vụ - Anh:
- Bắc Mĩ:
- Pháp:
- Nhóm 7, 8, 9, 10, 11, 12: Đọc SGK, hồn thành bảng tóm tắt giai cấp lãnh đạo,
động lực của các cuộc cách mạng tư sản:
CỤ THỂ

CHUNG

Giai cấp - Anh:
lãnh đạo - Bắc Mĩ:
- Pháp:
Động lực - Anh:
- Bắc Mĩ:
- Pháp:
4


* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm thảo luận, hồn thành nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện một nhóm trả lời, các nhóm cịn lại cùng nội dung tìm hiểu sẽ
phản biện, các nhóm cịn lại nhận xét, góp ý.

* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chốt lại từng nội dung kiến thức.
- Dự kiến sản phẩm học tập: Bảng tóm tắt mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo,
động lực của các cuộc cách mạng tư sản của các nhóm.
CỤ THỂ

CHUNG

Mục tiêu

- Anh:
- Bắc Mĩ:
- Pháp:
Nhiệm vụ - Anh:
- Bắc Mĩ:
- Pháp:
Giai cấp - Anh:
lãnh đạo - Bắc Mĩ:
- Pháp:
Động lực - Anh:
- Bắc Mĩ:
- Pháp:
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
a. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, đọc thông tin ở mục 3,
sách giáo khoa trang 10, 11, 12 rồi vẽ sơ đồ tư duy kết quả, ý nghĩa của các cuộc
cách mạng tư sản. Yêu cầu sở đồ tư duy thể hiện được kết quả, ý nghĩa cụ thể từng

cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Bắc Mĩ và Pháp và kết quả, ý nghĩa chung của các
cuộc cách mạng tư sản.
- HS nộp bài trên Classpoint.
Ví dụ:
5


* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập, quét mã QR để nộp bài trên
Classpoint.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chiếu ngẫu nhiên 1 số phiếu học tập để học sinh nhận xét, góp ý.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Dự kiến sản phẩm học tập: Các sơ đồ tư duy của học sinh về kết quả, ý nghĩa
của các cuộc cách mạng tư sản.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức trọng tâm.
- Đánh giá mức độ biết, hiểu bài của học sinh và vận dụng kiến thức đó để luyện
tập.
b. Tổ chức hoạt động
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức trị chơi “Nối nội dung” cho HS theo hình thức hoạt động cặp
đôi, HS sử dụng điện thoại thông minh nối nội dung trong Phiếu học tập trên
Classpoint. 3 cặp đơi trả lời câu hỏi đúng nhất, thời gian hồn thành sớm nhất sẽ
nhận được món quà bất ngờ từ GV.
Phiếu học tập:
6



* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi cặp đơi, hồn thành nhiệm vụ học tập, nộp bài trên Classpoint.
7


- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chiếu 3 phiếu học tập hoàn thành sớm nhất để học sinh nhận xét, góp ý.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Dự kiến sản phẩm học tập:
Đáp án: 1-i, 2-a, 3-h, 4-b, 5-k, 6-c, 7-d, 8-k, 9-e, 10-l.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để
giới thiệu về một cơng trình/tác phẩm/tác giả nói về các cuộc cách mạng tư sản mà
em ấn tượng nhất?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày trên padlet môn Lịch sử của lớp.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
IV. PHỤ LỤC
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư
sản
- Mục tiêu: Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu chung là:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó, tạo điều kiện cho
sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ: Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân
chủ.
+ Nhiệm vụ dân tộc là: xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực
dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm
đầy đủ bốn yếu tố lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh
tế chung.
+ Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thơng qua việc: xóa bỏ chế độ phong kiến
chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính
trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.
8


- Lãnh đạo cách mạng tư sản: là giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp đại diện
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Động lực cách mạng: là những giai cấp, tầng lớp tiến hành cách mạng, bao gồm
lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
- Kết quả:
+ Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến,
thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên mức độ thắng lợi của các
cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau (ở Anh, Bắc Mĩ, Pháp).
- Ý nghĩa: Các cuộc cách mạng tư sản đã dẫn đến xác lập quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; tạo ra nền dân chủ và các thể chế
nhà nước dân chủ theo nguyên tắc Tam quyền phân lập. Đây là một bước tiến lớn
trong sự phát triển của lịch sử nhân loại.

9



CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN( tiết 1)
I.
MỤC TIÊU : Thơng qua bài học, giúp HS
- Trình bày sự xác lập của của CNTB ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của
CNTB.
- Trình bày được sự phát triển của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Nêu được khái niệm CNTB hiện đại, tiềm năng và thách thức của CNTB
hiện đại.
1. Về năng lực
- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch
sử; kỹ năng giải thích, phân tích… sự kiện, nội dung lịch sử liênq uan đến bài học;
vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận
thức mới
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức
và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.
2. Về phẩm chất
Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và hạn chế của CNTB hiện đại, vận dụng
được những hiểu biết về lịch sử của CNTB để giải thích những vấn đề thời sự của
xã hội tư bản hiện nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho
HS
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện
vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu

tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.
- máy tính, máy chiếu ( nếu có)
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu
và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Khởi động, tạo tình huống vào bài nhằm kích thích tư duy của học
sinh trong bài học
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
10


- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 SGK và tư liệu tr.12, yêu cầu HS thảo luận theo
cặp đôi và trả lời câu hỏi:

“Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra
những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các
thế hệ trước cộng lại” (C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,
NXB Sự thật, 1983, tr. 60).
Từ nhận định trên của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, hãy chia sẻ những hiểu biết của
em về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, đọc thơng tin và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* Dự kiến sản phẩm :
- Chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu tồn tại trên quy mô nhỏ trong nhiều thế kỷ xuất hiện
dưới dạng các hoạt động buôn bán, cho thuê và cho vay và đôi khi là ngành công
nghiệp quy mô nhỏ với một số lao động làm cơng ăn lương. Đã có một lịch sử rất
dài trong trao đổi hàng hóa đơn giản và sản xuất hàng hóa đơn giản, đó là nền tảng
ban đầu cho sự phát triển của tư bản từ trao đổi thương mại. "Thời kỳ chủ nghĩa tư
bản" theo Karl Marx có từ các thương gia thế kỷ 16 và các thành phố đô thị nhỏ.
- Chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng ra thế giới bởi các q trình tồn cầu hóa và
đến cuối thế kỷ 18 đã trở thành hệ thống kinh tế chiếm ưu thế. Sau đó trong thế kỷ
20, chủ nghĩa tư bản đã vượt qua thách thức của các nền kinh tế kế hoạch tập trung
và hiện là hệ thống bao trùm toàn cầu, với nền kinh tế hỗn hợp là hình thức thống
11


trị của nó trong thế giới cơng nghiệp hóa phương Tây. Để nắm rõ hơn về vấn đề
này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Sự
xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và Bắc Mĩ.
a. Mục tiêu: HS rèn luyện kỹ năng sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu
về sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
b. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ sau:
Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và Bắc Mỹ?
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh triển khai nhiệm vụ, trao đổi cặp đơi sau đó thảo luận thống nhất ý kiến
với cả nhóm hồn thiện phiếu học tập.

- GV hướng dẫn học sinh khai thác:
+ Quan sát các hình 2-3 để thấy được sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và
Bắc Mĩ.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Báo cáo có thể được thể hiện trên sơ đồ tư duy, Infographic, Powerpoint...liên
quan đến chủ đề tranh luận.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh thuyết trình nhiệm vụ
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của các cặp đơi.
- GV bổ sung, phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ:
+ Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp,
chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở
ngoài châu Âu.
+ Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng cơng nghiệp bắt đầu ở Anh, sau
đó lan ra các nước Pháp, Đức,… đã tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã
hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước này và khẳng định sự thắng lợi của chủ
nghĩa tư bản.
+ Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới
những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa
tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Như vậy trong thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình
thức khác nhau và đều giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở
châu Âu và Bắc Mỹ
12



Hoạt động 2: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
a. Mục tiêu: HS rèn luyện kỹ năng sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu
về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
b. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp đôi, thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nội dung:
Nhiệm vụ 1: Theo em, chủ nghĩa đế quốc là gì?
Nhiệm vụ 2. Hãy cho biết tầm quan trọng của thuộc địa đối với các nước đế
quốc?
Nhiệm vụ 3: Trình bày những nét chính về q trình mở rộng xâm lược thuộc
địa của chủ nghĩa tư bản trong những năm cuối thế kỉ XIX?
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh triển khai nhiệm vụ, trao đổi cặp đôi sau đó thảo luận thống nhất ý kiến
với cả nhóm hoàn thiện phiếu học tập.
- GV hướng dẫn học sinh khai thác: GV gọi 1 HS đọc to cho cả lớp nghe nội dung
đoạn kênh chữ tư liệu : Điều quan trọng là...(tr 13 SGK)
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Báo cáo có thể được thể hiện trên sơ đồ tư duy, Infographic, Powerpoint...liên
quan đến chủ đề tranh luận.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh thuyết trình nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 và 3
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của các cặp đôi.
- GV bổ sung, phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
Nhiệm vụ 1: Chủ nghĩa đế quốc là
"chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt
động thuộc địa hóa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác".
Nhiệm vụ 2: Tầm quan trọng của thuộc địa đối với các nước đế quốc
- là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công.

- là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ
- là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranhchấp, chiến
tranh
Nhiệm vụ 3: Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản
trong những năm cuối thế kỉ XIX:
- Nước Anh với hệ thống thuộc địa rộng khắp, đặc biệt ở châu Á, châu Phi,
chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km?). Anh được mệnh danh là “công
xưởng của thế giới” và là đế quốc thực dân “Mặt Trời không bao giờ lặn”

13


- Tư bản Pháp cũng ráo riết xâm lược thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi ,tham
gia xâu xé Trung Quốc. Đến đầu thế kỉ XIX thuộc địa của Pháp có khoảng 1
triệu km với 55, 5 triệu dân xếp thứ 2 sau Anh.
- Từ giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng phạm
vi ảnh hưởng và thơn tính thuộc địa. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây
gậy”. Những nước tư bản khác như Đức, I-ta-li-a,... cũng chạy đua cạnh
tranh, giành giật thuộc địa, bị chiến tranh đế quốc.
Như vậy:
- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng
cao về nguyên liệu và nhân cơng và thị trường, dẫn tới việc tăng cường
chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa.
- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa
nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com

Một sản phẩm của cộng đồng facebook Thư Viện VnTeach.Com
/> />3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến

thức mới mà học sinh học trước đây
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi “ game bóng bay”
Câu 1:Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
A. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh
B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế thuộc địa phát triển
C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào
D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu
Câu 2: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
Câu 3: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ 2 thế giới là ?
A. Đức
B. Mỹ
C. Anh
D. Pháp
Câu 4: Câu nói “Mặt Trời khơng bao giờ lặn trên đất Anh” mang hàm ý gì?
A. Nước Anh là một liên bang
C. Nước ở gần Mặt Trời
14


B. Nước Anh gần Xích Đạo Nước
D. Anh có nhiều thuộc địa
Câu 5: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
B. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chiếu đáp án cho HS đối chiếu:
1
2
3
4
5
A D D D A
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu:
vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thơng qua đó
HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch
sử.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy phân tích vai trị và tầm quan trọng của nước ta đối với thực dân Pháp
* Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá

Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hịa xã hội

chủ nghĩa Xơ Viết.
I. Mục tiêu bài học
1. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tranh ảnh, lược đồ, về sự hình thành
liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

15


- Năng lực nhận thức lịch sử: phân tích được ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Liên
Xô đối với Liên Xô và thế giới.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: thơng qua hoạt động nhóm, cặp đơi
2. Về phẩm chất
- Trân trọng quá khứ đặc biệt là vai trị của Lenin và ảnh hưởng của Liên Xơ trong
suốt thế kỉ XX
- Nắm chắc những bài học kinh nghiệm được rút ra
II. Thiết bị, tư liệu dạy học
- Máy tính, máy chiếu
- Tài liệu tham khảo, lược đồ, tranh ảnh, phim tư liệu
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ: GV chia cả lớp thành 4 nhóm, sau đó GV phát cho các nhóm
8 mảnh ghép, nhiệm vụ của các nhóm là trong 3 phút phải ghép 8 mảnh ghép đó
thành một bức tranh hồn chỉnh. Và cho biết bức tranh đó là gì? Em biết gì về bức
tranh đó?
-. Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện và báo cáo sản phẩm:
- Hình ảnh về cung điện mùa đơng, nơi quần chúng nhân dân tấn cơng làm sụp đổ
chế độ Nga hồng cũng là nơi minh chứng cho sự thành công của cách mạng tháng

Mười Nga. Đây là di tích lịch sử cũng như một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn
của cố đơ Spetecbua.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Q trình hình thành Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được sự ra đời của Chính quyền Xơ viết và sự thành lập
Liên bang cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết.
b. Tổ chức thực hiện
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: xem đoạn phim tư liệu và thực hiện các nhiệm
vụ sau (sau khi thực hiện xong nhiệm vụ này sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khác)
- Nhiệm vụ 1 (5 phút)
16


+ ghi ra những sự kiện có trong đoạn phim tư liệu đó?
+ kết hợp đọc SGK trang 20, 21 trình bày ngắn ngọn về những sự kiện đó (Lãnh
đạo, mục tiêu, kết quả)
- Nhiệm vụ 2 (5 phút):
+ Nhìn lược đồ hình 2 trong SGK tr. 21 xác định vị trí và tên gọi của các nước
trong Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết. Đâu là sự kiện đánh dấu hồn
thành qt trình thành lập nhà nước Xơ viết?
+ Tìm hiểu và đánh giá vai trị của Lenin đối với sự hình thành nước Nga Xơ viết?
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo sản phẩm
- GV cho hai nhóm lên báo cáo sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung bài
của nhóm bạn.
-Gợi ý sản phẩm:
- Nhiệm vụ 1:
+ 2/1927: Cách mạng tháng Hai đã diễn ra ở Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bonsevich quần chúng đã lật đổ chế độ Nga hoàng tồn tại từ 1721. Tuy nhiên sau
cách mạng tháng Hai thành công nước Nga lại xuất hiện một cục diện chính trị
mới: song song tồn tại hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp khác nhau: Xô viết

công nhân nơng dân và binh lính đại diện cho gcvs, chính phủ tư sản lâm thời đại
diện cho gcts
+ 10/1917 theo lịch Nga, Đảng Bonsevich tiếp tục lãnh đạo quần chúng lật đổ
chính phủ tư sản lâm thời. Cách mạng tháng Mười Nga thành cơng, sắc lệnh hịa
bình và sắc lệnh ruộng đất được thông qua
+ 1918-1920: Nước Nga phải đối phó với cuộc tấn cơng của 14 nước đế quốc
cùng với lực lượng phản động trong nước.=> Kết quả dưới sự lãnh đạo của Lenin
và Đảng Bonsevich kết hợp với liên minh các nước cộng hòa đã đánh bại cuộc tấn
công của 14 nước đế quốc
+12/1922: Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết được thành lập đứng đầu
là Lenin.
- Nhiệm vụ 2:
+ 1/1924 Hiến pháp đầu tiên của Liên Xơ được thơng qua đánh dấu hồn thành q
trình thành lập Nhà nước Liên bang cộng hịa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới.
+ Vai trò của Lenin
17


* Xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng tháng Mười Nga (thông qua Luận
cương tháng Tư)
* Trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga và tuyên bố thành lập chính
quyền Xơ viết.
* Dưới sự lãnh đạo của Lenin, nước Nga đã đẩy lùi nạn thù trong giặc ngồi bảo vệ
thành quả cách mạng và chính quyền Xơ viết.
* Lãnh đạo Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết từ 1922-trước 21/1/1924.
2.2 Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
a. Mục tiêu: + Hs nắm được ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết (bao gồm ý nghĩa trong nước và ý nghĩa quốc tế)
+ Liên hệ ảnh hưởng của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

tới Việt Nam.
b. Tổ chức thực hiện
- Nhiệm vụ 1: GV đưa cho học sinh một bảng gồm nhiều từ khóa, cụm từ khóa và
yêu cầu học sinh điền vào ơ trống để hồn thành bảng dữ liệu.

- Nhiệm vụ 2: Sự ra đời của chính quyền Xơ Viết và sự thành lập Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
- HS làm việc theo hoạt động cặp đôi sau đó GV gọi hai cặp đơi báo cáo sản phẩm
18


- Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bảng dữ liệu (thời gian 3 phút)

- Nhiệm vụ 2: GV cung cấp cho học sinh một số hình ảnh để học sinh quan sát và
chỉ ra những tác động tích cực từ sự ra đời chính quyền Xơ viết và sự thành lập
Liên bang cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết đối với Việt Nam:
+ Từ việc tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con
đường cứu nước đúng đắn: con đường cách mạng vô sản.
+ Khi nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xơ viết được thành lập đã
tích cực ủng hộ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam: giúp đỡ
Việt Nam đào tạo chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực, hỗ trợ Việt Nam vũ khí và
phương tiện chiến tranh trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và đặc biệt
là chống Mĩ
+ Khi Việt Nam bước vào thời kỳ hịa bình: Liên Xơ cử chun gia sang giúp đỡ
Việt Nam từng bước xây dựng và phát triển kinh tế.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
a. Mục tiệu: Học sinh nắm chắc các nội dung kiến thức cơ bản trong bài học, đồng
thời có thể tự liên hệ thực tế với những phần lý luận vừa học
b. Tổ chức thực hiện
-GV giao nhiệm vụ cho học sinh

- Nhiệm vụ 1: Nối hình ảnh với dữ liệu cho sẵn thành một sự kiện có ý nghĩa

19


- Nhiệm vụ 2: Tiến hành trị chơi ơ chữ: Từ khóa gồm 5 chữ cái, tương ứng với 5
hàng ngang. Nhiệm vụ của học sinh là trả lời từng hàng ngang để tìm được chữ cái
của từ khóa (Học sinh không nhất thiết phải trả lời hết 5 hàng ngang mới được mở
ơ từ khóa)

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân
+ Hàng ngang số 1: Tên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới?=> Hồ Baikal
+ Hàng ngang số 2: Tên gọi của nước Nga từ 1922-1991? => Liên Xô.
20



×