ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:
62 22 56 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ QUANG HIỂN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Các ý tưởng, số
liệu, kết cấu, kết luận trong Luận án là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Vũ Quang Hiển, giảng viên Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận án đưa ra những kết quả trung thực, khách quan, khoa học và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu tham khảo có xuất sứ
rõ ràng, đầy đủ.
Hà Nội, ngày.......tháng.......năm 2017
Tác giả luận án
Lƣơng Thị Phƣơng Thảo
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều
tập thể và cá nhân, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Vũ Quang Hiển, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ đường
cho tác giả từ khi triển khai đề tài cho đến lúc hoàn thành Luận án.
- PGS.NGND. Lê Mậu Hãn và PGS. NGND. Nguyễn Quốc Hùngđã định
hướng cho tác giả khi lựa chọn đề tài.
- Các GS, PGS, TS trong Hội đồng Semina cấp Bộ môn, cấp Cơ sở, Phản biện
kín, cấp Đại học Quốc gia đã cho tác giả những ý kiến đóng góp cụ thể, chỉ dẫn có
giá trị và khoa học.
- Lãnh đạo Trường; Ban Chủ nhiệm và tập thể giảng viên Khoa Lịch sử; Chủ
nhiệm và các Thầy, Cô bộ môn Lịch sử Đảng; Các cán bộ phụ trách Bộ phận sau
Đại học và cán bộ giáo vụ Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau Đại học; Phòng Kế
hoạch - Tài vụ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên
cứu và bảo vệ Luận án.
- Lãnh đạo Trường, Khoa Lý luận chính trị và Bộ môn Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có sự quan tâm
kịp thời, giúp đỡ hiệu quả.
- Tổng biên tập và cán bộ các Tạp chí, cán bộ các Viện nghiên cứu, Thư viện,
Bảo tàng, Cục Lưu trữ… giúp tác giả trong việc tìm kiếm và đăng bài nghiên cứu
tài liệu.
- Tập thể lớp Sử K27 (khóa 1982-1986) trường Đại học Tổng hợp Hà Nội;
Tập thể lớp C (khóa 1978-1981) trường cấp III Lam Sơn, Thanh Hóa đã luôn
khuyến khích, động viên tác giả cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành Luận án.
- Gia đình, những người thân và bạn bè luôn kề vai sát cánh đồng hành cùng
tác giả.
Tuy tác giả đã rất cố gắng, song Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Lƣơng Thị Phƣơng Thảo
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ............................................ 5
5. Đóng góp khoa học của luận án ...................................................................................... 5
6. Cấu trúc của Luận án ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7
1.1. Các nhóm công trình nghiên cứu ......................................................................... 7
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với Campuchia.... 7
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ của
Việt Nam với Campuchia .................................................................................... 16
1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề
Luận án tiếp tục nghiên cứu ...................................................................................... 17
1.2.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................ 17
1.2.2. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................ 19
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 20
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
TRONG QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993
ĐẾN NĂM 2000....................................................................................................... 22
2.1. Chủ trương củng cố quan hệ của Việt Nam với Campuchia ............................. 22
2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với Campuchia ...... 22
2.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................................ 36
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng .......................................................................................... 45
2.2.1. Về quan hệ chính trị .................................................................................. 45
2.2.2. Về an ninh - quốc phòng ........................................................................... 51
2.2.3. Về kinh tế và văn hóa ................................................................................ 60
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 68
Chƣơng 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM
VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ......................................... 71
3.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương của Đảng ..................................................... 71
3.1.1. Đặc điểm tình hình .................................................................................... 71
3.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................................ 79
3.2. Sự chỉ đạo của Đảng .......................................................................................... 88
3.2.1. Chỉ đạo phát triển quan hệ chính trị .......................................................... 88
3.2.2. Củng cố quan hệ an ninh - quốc phòng ..................................................... 91
3.2.3. Chỉ đạo tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa......................... 103
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 109
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHỆM .................................................... 111
4.1. Nhận xét ........................................................................................................... 111
4.1.1. Ưu điểm ................................................................................................... 111
4.1.2. Hạn chế .................................................................................................... 120
4.2. Một số kinh nghiệm ......................................................................................... 125
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 138
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 146
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 166
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên tiếng nƣớc ngoài
Tên Tiếng Việt
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
ADHOK
Cambodian Human Rights and
Hiệp hội nhân quyền và phát
Development Association
triển Campuchia
Asia-Pacific Economic
Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái
Cooperation
Bình Dương
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn an ninh khu vực
APEC
ARF
ASEAN
ASEAN
ATS
Association of Southeast Asian
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations
Nam Á
Amphetamin
Hoạt động kiểm soát chất
kích thích Amphetamin
CPP
Cambodian People's Party
Đảng Nhân dân Campuchia
DRV
Democratic Republic of Vietnam
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
EU
European Union
Liên minh châu Âu
EWEC
East-West Economic Corridor
Hành lang kinh tế Đông-Tây
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FULRO
Front Unifié pour la Libération
Mặt trận Thống nhất đấu tranh
des Races Opprimées
của các sắc tộc bị áp bức
FUNCINPEC Front Uni National Pour Un
Mặt trận Thống nhất dân tộc vì
Cambodge independent, neutre,
một nước Campuchia Độc lập,
pacifique,et cooperatif
Hòa bình, Trung lập và Hòa
hợp Campuchia), Đảng chính trị
Bảo hoàng
GMS
Greater Mekong Subregion
Hợp tác tiểu vùng sông
Mê Kông mở rộng
KKK
Khmers Kampuchea-Krom
Nhà nước Khmer Kampuchia
Federation
Krom hoặc Liên đoàn Khmers
Kampuchia - Krom
LICAHDO
Cambodian League for the
Tổ chức bảo vệ nhân quyền
Promotion and Defense of
Licahdo
Human Rights
MB
Military bank (Vietnam)
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân đội (Việt Nam)
NGO
Non-governmental organization
Tổ chức phi chính phủ
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
PRK
People's Republic of Kampuchea
Nhà nước dân chủ Campuchia
SNC
Supreme Nation Council
Hội đồng Dân tộc tối cao
Campuchia
SOC
State of Campuchia
Nhà nước Campuchia
SRV
Socialist Republic of Vietnam
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
United Nations High
Cao Ủy Liên Hợp Quốc về
Commissioner for Refugees
người tị nạn
United Nations Transitional
Cơ quan quyền lực lâm thời
Authority in Cambodia
Liên Hợp Quốc ở Campuchia
USD
United States Dollar
Đồng tiền Hoa Kỳ
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
GAET
General Army of Economic
Công ty Vật tư Công nghiệp
and Technolory
Quốc phòng (Việt Nam)
UNHCR
UNTAC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo
Đông Dương, có quan hệ gần gũi hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong nhiều thập
kỷ, hai dân tộc đã từng đoàn kết đấu tranh chống lại các đội quân xâm lược của các
nước thực dân, đế quốc vì những quyền dân tộc cơ bản. Ngày 24-6-1967, giữa lúc
nhân dân Việt Nam đang nỗ lực chiến đấu chống giặc ngoại xâm; hai nước,
Campuchia và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Đây là
sự kiện quan trọng, thể hiện sự ủng hộ có ý nghĩa cao cả của Campuchia đối với
Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước,
đồng thời cũng khẳng định sự ủng hộ chân tình và có trách nhiệm của Việt Nam đối
với cuộc đấu tranh bảo vệ nền hòa bình, độc lập, trung lập và hòa hợp dân tộc của
Campuchia do Quốc Vương Nôrôđôm Xihanúc đứng đầu. Kế thừa quan hệ truyền
thống sẵn có, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, nhân dân Việt Nam và
Campuchia càng hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn, đồng cam cộng khổ, chia
ngọt sẻ bùi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì quyền được sống trong tự do, hạnh
phúc và xây dựng đất nước phồn vinh, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Năm 1993, với thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử dẫn tới sự ra đời của Quốc
hội lập hiến tại Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia chuyển sang giai
đoạn phát triển mới, thực hiện phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền
thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” [32].
Trước những tác động của bối cảnh thế giới và khu vực, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia, quan hệ của Việt Nam
với Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh
vực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước. Căn cứ tình hình quốc tế
và trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những chủ trương đối ngoại nói
chung, chủ trương quan hệ của Việt Nam với Campuchia nói riêng, đồng thời cũng
có nhiều biện pháp chỉ đạo cụ thể nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ vì lợi ích
của nhân dân hai nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì sự ổn
định và phát triển của khu vực, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
1
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng với những diễn
biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực thì việc nghiên cứu, tổng kết quá trình
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia, có những
nhận xét khách quan, khoa học về quá trình lãnh đạo, đúc rút những kinh nghiệm từ
sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến
năm 2010, góp phần nhận thức lịch sử và cung cấp một số kinh nghiệm có thể tham
khảo cho việc củng cố và phát triển quan hệ của Việt Nam với Campuchia trong thời
gian tới là việc làm cần thiết.
Quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia, từ lâu có những biểu hiện khá đặc
thù, đã thu hút sự quan tâm của nhiều Tổ chức và các nhà nghiên cứu. Cho đến
nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
được công bố, song chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
đầy đủ, có hệ thống dưới góc nhìn khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng về Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993
đến năm 2010.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tác giả chọn đề tài“Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010”
làm Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ của Việt
Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010. Qua đó đúc rút ra một số kinh
nghiệm có thể tham khảo cho việc củng cố và chỉ đạo phát triển quan hệ của Việt
Nam với Campuchia ngày nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện mục đích trên, Luận án có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích những yếu tố có tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ
của Việt Nam với Campuchia, bao gồm: tình hình quốc tế và khu vực, tình hình của
mỗi nước Việt Nam và Campuchia, quan hệ của Việt Nam với Campuchia trước
năm 1993.
2
- Trình bày có hệ thống những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng với các biện
pháp cụ thể đối với các cơ quan hữu quan, các bộ, ban ngành Trung ương, các địa
phương nhằm củng cố, phát triển quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm
1993 đến năm 2010.
- Phân tích, biện giải những kết quả đã đạt được trong quan hệ của Việt Nam
với Campuchia trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế và văn hóa
trong hai khoảng thời gian khác nhau, gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể từ năm
1993 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2010.
- Nhận xét những ưu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo củng
cố và tăng cường mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia cùng các nguyên nhân
của những ưu điểm và các hạn chế đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trương và biện pháp chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: từ năm 1993 đến năm 2010.
Tác giả Luận án chọn năm 1993 là mốc bắt đầu nghiên cứu của Luận án về
quan hệ của Việt Nam với Campuchia vì ở Campuchia, đây là năm tiến hành cuộc
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, Chính phủ mới thành lập, sự kiện quan trọng này có
tác động đến quan hệ của Việt Nam với Campuchia và Campuchia với Việt Nam,
ảnh hưởng lớn đến việc đề ra chủ trương và biện pháp của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quan hệ với Campuchia. Tuy nhiên, Luận án cũng có nghiên cứu những
vấn đề lịch sử trước năm 1993 liên quan đến đề tài.
Tác giả chọn năm 2000 kết thúc mốc thời gian thứ nhất và năm 2001 bắt đầu
mốc thời gian thứ hai trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia: xét về lịch sử
Campuchia thì năm 2000 và năm 2001 không có dấu ấn đặc biệt, trên thực tế nếu
xét theo tình hình nội bộ Campuchia và chọn quan hệ giữa hai nước về quân sự thì
phải lấy mốc năm 1999 mới hợp lý; nếu chọn theo quan hệ về chính trị thì phải lấy
3
năm 1998 mới phù hợp. Nhưng vì đề tài luận án chuyên ngành Lịch sử Đảng, trọng
tâm nói về những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng với các biện pháp cụ thể lãnh
đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và văn hóa nên tác giả quyết định phân kỳ dựa theo mốc Đại
hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX (năm 2001).
Năm 2001 là năm chuyển giao thế kỷ, với những thay đổi to lớn ở cả trong và
ngoài nước; đặt ra những nhiệm vụ chính trị to lớn và đặc biệt quan trọng, nếu thực
hiện được sẽ tạo ra sức bật để Việt Nam tiếp tục hội nhập với khu vực và thế giới.
Năm 2001, chính sách đối ngoại của Việt Nam đứng trước những thời cơ và thách
thức mới; thời cơ, thách thức đan xen nhau. Thuận lợi là cơ bản nhưng thách thức
cũng không nhỏ ở cả trong nước và trên thế giới, cũng như đối với quan hệ của Việt
Nam với Campuchia.
Tác giả Luận án chọn năm 2010 là mốc kết thúc nghiên cứu của Luận án về
quan hệ của Việt Nam với Campuchia, vì đây là năm Việt Nam tổng kết gần 20 năm
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã
hội (1991), một chặng đường 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng (2006), trong đó, có nhiệm vụ đối ngoại nói chung và
quan hệ của Việt Nam với Campuchia nói riêng.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu không gian chủ yếu là hai nước Việt
Nam và Campuchia, đồng thời cũng đề cập đến một số nước khác trên thế giới và
trong khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, … có liên quan, tác động đến quan
hệ của Việt Nam với Campuchia.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định
chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia qua
hai khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2000 và từ năm 2001đến năm 2010.
Nghiên cứu, luận giải về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với quan hệ của Việt Nam với Campuchia.
Các vấn đề nghiên cứu chủ yếu trên các lĩnh vực: quan hệ chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và văn hóa.
4
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu, như: phương pháp
lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngoài ra, Luận án
còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp… phù hợp với yêu
cầu và nhiệm vụ của Luận án.
4.3. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu sơ cấp, đây là nguồn tài liệu gốc của đề tài. Nguồn tài liệu này
khá phong phú, bao gồm: các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, các tuyên
bố chung, các bản ghi nhớ, các văn kiện kí kết về hợp tác hai bên, các báo cáo của
các bộ, ngành có liên quan... hiện đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ Trung
ương. Nhìn chung, đây là nguồn tài liệu tin cậy, là cơ sở để luận án khôi phục tiến
trình các sự kiện, các vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Nguồn tài liệu thứ cấp, là tài liệu tham khảo bao gồm các chuyên luận,
chuyên khảo, các đề tài khoa học, các tạp chí, luận văn, luận án…, nguồn tài liệu
này hết sức đa dạng cả ở trong nước và ngoài nước.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về quan hệ của Việt
Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010.
- Đưa ra được nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, kết quả và bước đầu
đúc kết một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng về quan hệ của Việt Nam với
Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010.
- Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch
sử quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia; môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; nhất là việc học tập
chuyên đề “Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế trong tiến trình
cách mạng Việt Nam” trong các cơ sở đào tạo, các trường đại học.
5
- Cung cấp những cứ liệu khoa học có thể tham khảo để củng cố và tăng cường
quan hệ của Việt Nam với Campuchia trong bối cảnh mới.
6. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, và Tài liệu tham khảo, Luận án có
4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam
với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2000.
Chương 3. Đảng lãnh đạo tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia
từ năm 2001 đến năm 2010.
Chương 4. Nhận xét và kinh nghiệm.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nhóm công trình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với Campuchia
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Cuốn “The United States and Cambodia, 1969-2000, A troubled relationship”
của tác giả Kenton Clymer là tập II trong bộ sách gồm hai tập có thể dịch là “Mỹ và
Campuchia, 1969-2000, một mối quan hệ rắc rối” hoặc “Mối quan hệ rắc rối của
Mỹ và Campuchia, 1969-2000”. Đây là công trình nói về lý do và sự kiện hai nước
tái lập quan hệ ngoại giao vào tháng 8-1969; những yếu tố tác động đến sự kiện này
như tình hình quốc tế và khu vực, tình hình của mỗi nước Mỹ và Campuchia; mối
quan hệ trên nhiều mặt giữa Mỹ và Campuchia trong hơn 30 năm, từ năm 1969 đến
năm 2000; trong đó có đề cập tới khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2000.
Tuy cuốn sách không nói nhiều về Việt Nam trong quan hệ của Campuchia
với Mỹ, nhưng thông qua đó có thể nhận thấy rằng, quan hệ giữa Mỹ và Campuchia
ngày càng gắn bó lại chính là trở ngại cho quan hệ của Việt Nam với Campuchia.
Công trình “Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam” của Uyn Phrết
Bớc sét, (Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1981) đã nói lên mối quan hệ giữa ba
nước Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam, hình thành nên một tam giác trong quá
trình phát triển. Tác giả đã cung cấp nhiều tư liệu quý trong việc nghiên cứu về bối
cảnh lịch sử, tình hình chính trị, quan điểm và thái độ chính trị của mỗi nước. Bức
tranh về cuộc sống lầm than, cực khổ của người dân Campuchia trong thời kỳ
Khmer “Đỏ” thống trị đất nước Campuchia.
Trước họa diệt chủng của Campuchia, Việt Nam sẵn sàng cử quân tình nguyện
sang giúp đỡ bạn và tái thiết xây dựng đất nước. Trong khi đó trái ngược với Việt
Nam, nhà cầm quyền Bắc Kinh không chỉ thờ ơ đối với sự sống còn của nhân dân
Campuchia mà còn lợi dụng việc này để xuyên tạc, bóp méo sự thật, cố tình gây sức
ép với Việt Nam. Lập trường của Trung Quốc, nếu Việt Nam không rút quân ra
khỏi Campuchia thì Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
7
Trên thực tế, Trung Quốc hậu thuẫn, đứng đằng sau Khmer “Đỏ” dựng nên cuộc
chiến tranh biên giới Tây Nam và đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới Phía Bắc Việt
Nam cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Như vậy, công trình
này đã cung cấp được những tư liệu về mối quan hệ giữa ba nước trước năm 1993.
Bài “Cambodia and Vietnam: Good Fences Make Good Neighbour” của tác
giả Carclyle A.Thayer, (Presentation to International Conference on Cambodia:
Progress and Challenges Since 1991 convened by the Institute of Southeast Asian
Studies Tranders Hotel, Singapore, March 29-30, 2012), (Campuchia và Việt Nam:
Hàng rào chắc chắn tạo nên hàng xóm hữu hảo), bài Thuyết trình về Campuchia tại
Hội nghị Quốc tế: “Sự phát triển và những thách thức từ năm 1991”
Nội dung của bài thuyết trình đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các mối quan hệ
của Campuchia với Việt Nam trong giai đoạn sau khi giải quyết xung đột về chính
trị ở Campuchia vào năm 1991.
Thời kỳ từ năm 1993, nhất là sau năm 2005 mối quan hệ giữa Campuchia và
Việt Nam được cả hai bên đặc biệt chú ý thực hiện đường lối “láng giềng tốt đẹp,
hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” [32] cho mối quan hệ
song phương của hai quốc gia.
Vương quốc Campuchia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DRV) đã chính thức
thiết lập quan hệ vào ngày 24-6-1967. Năm 1976, sau khi Khmer “Đỏ” nắm quyền
và thành lập Nhà nước Dân chủ Campuchia, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (SRV) đã tái lập đại sứ quán tại Phnôm Pênh, cũng là lúc những mâu thuẫn về
chính trị trong nước của Campuchia ngày càng trầm trọng.
Do những căng thẳng trong mối quan hệ song phương và những cuộc xung đột
dọc biên giới hai nước, Nhà nước Dân chủ Campuchia (PRK) đã cắt đứt các mối
quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 31-121977; đến năm 1979, Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân dân
Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Bên cạnh việc tóm lược lại quan hệ Campuchia và Việt Nam trước năm 1993,
bài thuyết trình này đã tổng kết quan hệ giữa hai nước trên bốn lĩnh vực từ sau năm
1993, có phục vụ cho đề tài luận án.
8
Cụ thể, tác giả tổng kết mối quan hệ Campuchia và Việt Nam theo bốn phần:
phần 1 là cái nhìn tổng quan mối quan hệ chính trị; phần 2, thảo luận về vấn đề
biên giới - phương diện gây tranh cãi nhất trong quan hệ song phương; phần 3 và
4 lần lượt xem xét về mối quan hệ quốc phòng và kinh tế, cụ thể từng lĩnh vực:
Quan hệ chính trị
Quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia vào cuối năm 1978 đến năm 1989
để giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Khmer “Đỏ” và tái thiết đất nước
Campuchia. Trong suốt thời kỳ đó, mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia diễn
ra dựa trên khung Hiệp định 25 năm quan hệ hữu hảo và hợp tác. Việc giành độc lập
cho đất nước Campuchia vào năm 1993, dưới thể chế mới, Campuchia trở thành
một quốc gia dân chủ tự do và thay đổi mối quan hệ song phương Campuchia và
Việt Nam. Các cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc vào tháng 5-1993
đã tạo nên một Chính phủ liên minh gồm hai đảng chính trị then chốt, Mặt trận
thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác
(FUNCINPEC) và Đảng Nhân Dân Campuchia (CPP).
Vấn đề biên giới
Biên giới là vấn đề nổi cộm trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia kể từ
khi hai nước giành được độc lập từ Pháp. Hiệp ước Biên giới năm 2005 là trong các
Hiệp ước quan trọng về quan hệ song phương giữa Việt Nam và Campuchia. Cả hai
nước đều thiết lập ủy ban của mình về phân định biên giới và xây dựng cột mốc.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên đã được Tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5-1996 và đạt được
thoả thuận để xây dựng các cột mốc tại 6 cửa khẩu biên giới vào cuối năm, đánh
dấu toàn bộ biên giới vào cuối năm 2008. Các ủy ban về biên giới tiếp tục có các
cuộc tiếp xúc thường xuyên, luân phiên giữa Campuchia và Việt Nam.
Quan hệ quốc phòng
Quan hệ quốc phòng giữa Campuchia và Việt Nam đã dần dần được phục hồi
sau cuộc bầu cử năm 1998. Phần này nêu bật ba khía cạnh của mối quan hệ quốc
phòng giữa hai nước: hồi hương hài cốt quân tình nguyện Việt Nam, trao đổi cấp
cao và tuần tra quân chủng.
9
Quan hệ kinh tế.
Sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước phản ánh sự cải thiện trong việc
quản lý các vấn đề an ninh xuyên biên giới cũng như tiến bộ trong việc phân định
biên giới quốc gia. Quan hệ kinh tế được quản lý thông qua Uỷ ban Hợp tác kinh tế,
văn hóa, khoa học - công nghệ Campuchia và Việt Nam.
Bài Cambodia and Vietnam, closer relations (Campuchia và Việt Nam, mối
quan hệ gần gũi) đăng trên tạp chí Asian Economic Institute đã chỉ rõ Việt Nam
được xem là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 ở Campuchia, là đối tác thương mại
thứ 3 ở Campuchia trong ASEAN và lớn thứ 6 trong các đối tác kinh doanh hiện tại
của Campuchia. Nhu cầu và thói quen tiêu dùng tương đồng mở ra một tiềm năng
đáng kinh ngạc cho sự phát triển thương mại song phương giữa Việt Nam và
Campuchia.
Thương mại hai chiều giữa hai nước đạt mức tăng trưởng mạnh trong giai đoạn
này. Sự sút kém nền thương mại của Campuchia với Thái Lan trong vài tháng, đã
cung cấp một lực đẩy mới cho thương mại giữa Việt Nam và Campuchia; năm
2007, Hiệp định song phương giữa hai nước được kí, cho phép đầu tư nhiều hơn
vào các khu kinh tế đặc biệt và tăng giao dịch thương mại giữa hai quốc gia, tạo nên
sự tăng trưởng mạnh trong năm 2008 đạt 400 triệu USD, với thương mại đạt tổng trị
giá 1.7 tỷ USD; xuất khẩu khoảng 1,45 tỷ USD giá trị hàng hóa sang Campuchia,
bao gồm cả máy móc nông nghiệp, thuốc trừ sâu, nông sản, hải sản và xăng dầu.
Xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam trong cùng năm đạt khoảng 1,35 tỷ USD
chủ yếu là ngũ cốc, thuốc lá, sắn và các sản phẩm gỗ.
Do căng thẳng biên giới giữa Campuchia và Thái Lan trong nửa cuối năm 2008,
nên việc kí kết một số hiệp định song phương thúc đẩy mở rộng thương mại giữa
Việt Nam và Campuchia có cơ hội được xúc tiến. Chính phủ Campuchia đã cấp
phép cho 6 khu vực kinh tế đặc biệt dọc theo biên giới Việt Nam, hai trong số đó đã
đi vào hoạt động và 4 khu vực hiện trong giai đoạn phát triển.
Sự bất ổn liên tục về quan hệ chính trị giữa Thái Lan với Campuchia, kết hợp
sự căng thẳng biên giới vẫn xảy ra, dẫn đến sự tăng trưởng thương mại song phương
10
giữa Việt Nam và Campuchia ổn định, khuyến khích các quan hệ kinh tế chặt chẽ
hơn giữa hai nước. Với cả hai nền kinh tế có khả năng hồi phục từ những tác động
của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2009, thương mại song phương giữa
Việt Nam và Campuchia dự kiến sẽ đạt trên 2,3 tỷ USD trong năm 2010. Có thể
thấy rằng, bài báo này đã nêu lên mối quan hệ kinh tế và thương mại của Việt nam
với Campuchia ngày càng chặt chẽ và phát triển, phục vụ cho đề tài trong việc
nghiên cứu về khoảng thời gian từ những năm 2001 đến năm 2010
Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
Cuốn “Tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt - Iêngxari” (Nxb Sự thật, Hà Nội,
1979), dựng lại bức tranh về quãng thời gian đen tối trong lịch sử Campuchia - một
thời kỳ đầy đau thương và nước mắt dưới chế độ diệt chủng của tập đoàn Pôn Pốt Iêngxari. Đồng thời cuốn sách cũng nói lên Khmer “Đỏ” khước từ mọi đề nghị về
việc chấm dứt tàn sát dân thường Việt Nam ở vùng biên giới Việt Nam Campuchia, không hề quan tâm đến mong muốn đàm phán hòa bình từ phía Việt
Nam và liên tiếp tấn công vũ trang trên lãnh thổ Việt Nam; với sự giúp đỡ của quân
đội Việt Nam đối với Campuchia, các đơn vị bộ đội Việt Nam đã bảo vệ biên giới
và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt vong.
Cuốn “Mãi mãi đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam anh hùng” (Nxb Sự thật Hà
Nội, 1982), nói lên tội ác diệt chủng của tập đoàn Khơmer “Đỏ” đưa đất nước
Campuchia đến thảm họa diệt vong. Sự tàn sát đẫm máu mà Khơmer “Đỏ” gây ra
cho nhân dân Campuchia như thời trung cổ. Cuốn sách còn kể lại những chiến công
và sự dũng cảm hy sinh của các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam. Sự giúp đỡ vô
tư, chí tình, không tiếc máu xương của Việt Nam để lại dấu ấn tốt đẹp đối với nhân
dân Campuchia. Mỗi khi nói đến Việt Nam, người dân Campuchia đã dành những
tình cảm tốt đẹp nhất: Việt Nam là chủ nghĩa anh hùng cách mạng; Việt Nam đồng
nghĩa với chủ nghĩa quốc tế vô sản; Việt Nam là tâm hồn trong sáng, là tình nghĩa
thủy chung, là đoàn kết gắn bó, là hy sinh cao cả. Công ơn này sẽ mãi mãi khắc sâu
trong trái tim mỗi người dân Campuchia yêu nước đời này cũng như muôn đời con
cháu mai sau.
11
Cuốn “Lịch sử Campuchia” của các tác giả Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân
Kỳ, Đỗ Văn Nhung, (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1982), đề cập đến
các thời kỳ lịch sử Campuchia kể từ buổi sơ khai cho đến khi nhân dân Campuchia
đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt- Iêngxari. Cuốn sách đã đề cập đến chính
sách đối ngoại trung lập của Campuchia. Các tác giả cho rằng, sau khi Campuchia
thực hiện chính sách trung lập, các thế lực như Mỹ, Thái Lan…đã tiến hành những
âm mưu, hành động thù địch chống phá Campuchia. Campuchia là đất nước có lịch
sử hết sức thăng trầm và có những thời kỳ hết sức khó khăn, đen tối. Trong quá
khứ, nhân dân Đại Việt và Chân Lạp đã có mối quan hệ láng giềng hữu hảo.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và chống đế quốc
Mỹ (1954-1975) của Việt Nam, tình đoàn kết, hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt
Nam với Lào và Campuchia đã thể hiện một cách sâu sắc, tạo nên một liên minh ba
nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia bền vững. Cuốn sách kể lại thời
kỳ tập đoàn Khmer “Đỏ” do Pôn Pốt - Iêngxari - Khiêu Xamphon cầm đầu trong
gần 4 năm (từ năm 1975 đến năm 1979), đã thi hành chính sách phản động dã man,
giết người nhưng lại tuyên truyền là “xây dựng xã hội Campuchia dân chủ”, đẩy đất
nước Campuchia đến thảm họa diệt vong. Không những thế, tập đoàn Khmer “Đỏ”
còn tàn sát hàng vạn người dân vô tội Việt Nam ở vùng biên giới, điên cuồng phản
kháng và giết hại quân tình nguyện Việt Nam đang làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân
dân Campuchia lật đổ chế độ Khmer “Đỏ” của Tập đoàn Pôn Pốt Iêngxari - Khiêu
Xamphon, thoát khỏi họa diệt chủng; dẫn tới năm 1979, nước Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Campuchia ra đời.
Tác phẩm “Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia” của
Hoàng Văn Thái, (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983), đã nêu bật quan hệ liên minh chặt
chẽ về quân sự của Việt Nam và Campuchia trong các giai đoạn lịch sử quan trọng
chống thực dân, đế quốc và cả trong thời kỳ Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Campuchia hồi sinh sau họa diệt chủng. Cuốn sách khẳng định: những chiến sỹ
quân tình nguyện Việt Nam không quản ngại hy sinh, gian khổ đã cùng kề vai, sát
cánh với quân, dân Campuchia đánh đuổi kẻ thù chung, giành lấy những thắng lợi
to lớn cho cách mạng mỗi nước.
12
Công trình “Cộng hòa nhân dân Campuchia mười năm bảo vệ và xây dựng đất
nước” của Phạm Thành, (Nxb Sự thật, Hà Nội,1989), đã tái hiện chặng đường lịch
sử 10 năm (1979-1989) của đất nước Campuchia trên lĩnh vực: xây dựng chính
quyền, khôi phục phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế. Trong đó, công trình đã
đề cập đến sự giúp đỡ, ủng hộ của Việt Nam đối với Campuchia.
Cuốn “Lịch sử Campuchia” của Phạm Đức Thành, (NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội, 1995), đã tái hiện lịch sử Campuchia cho đến năm 1991, thời điểm Hiệp định
về một giải pháp chính trị toàn diện giải quyết cuộc xung đột ở Campuchia (thường
được gọi là Hiệp định Hòa bình Pari về Campuchia) được kí kết. Một phần cuốn
sách nói về chính sách đối ngoại hòa bình trung lập của Campuchia, đề cập đến
tình hình thế giới, khu vực và Campuchia, những nhân tố tác động đến sự lựa chọn
chính sách đối ngoại trung lập cũng như một số chuyển biến về kinh tế xã hội của
Campuchia trong giai đoạn 1955-1970. Cuốn sách nói đến sự hình thành trật tự thế
giới hai cực, phong trào Không liên kết và xu hướng trung lập trên thế giới, đồng
thời mô tả bức tranh về tình hình kinh tế - xã hội Campuchia sau khi giành được độc
lập hoàn toàn.
Công trình “Ngoại giao Việt Nam (1945 - 2000)”, Nguyễn Đình Bin (Chủ
biên), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002), phục dựng lại bức tranh toàn cảnh
ngoại giao Việt Nam từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời đến năm 2000.
Biết bao thăng trầm, khó khăn, thử thách và thắng lợi vẻ vang trên con đường đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng luôn kiên định giữ vững về nguyên tắc
nhưng mềm dẻo về sách lược. Đối với các nước, cũng như đối với Campuchia, Việt
Nam luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của
Campuchia, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, thực hiện tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, 55 năm ngoại giao Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quan hệ với các nước trên thế giới,
trong khu vực và ba nước trên bán đảo Đông Dương, đặc biệt là đối với Campuchia.
Công trình “Các quan hệ Khmer - Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hảo,
(Ban Biên giới xuất bản, Hà Nội, 2002), nghiên cứu về quan hệ giữa Campuchia và
Việt Nam. Quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam được tác giả nhìn nhận chủ yếu
13
trên khía cạnh xung đột và tranh chấp, đặc biệt là các vấn đề lãnh thổ và quốc tịch
của người Việt ở Campuchia, của người Khmer ở miền Nam Việt Nam. Trong đó,
tác giả cũng đã đề cập đến quan điểm, chính sách của hai bên đối với nhau.
“Kỷ yếu tóm tắt hoạt động của Ban liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp
Campuchia” Ban Liên lạc Cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia, (Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội, 2007), là cuốn hồi kí của các nhân chứng lịch sử đã từng là
chuyên gia giúp nước bạn Campuchia, đây là nguồn tài liệu quý. Kỷ yếu có những
bài viết kể lại những việc mà các chuyên gia đã làm giúp đất nước Campuchia khi
được cử sang làm nhiệm vụ quốc tế. Những câu chuyện của quá khứ hết sức chân
thực, cảm động. Trong kỷ yếu cũng có bài viết về những hoạt động của Ban liên lạc
tiếp tục củng cố tăng cường tình đoàn kết, quan hệ với Campuchia của Việt Nam
trên nhiều lĩnh vực.
“Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ
năm 1975 đến năm 2001”, (Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thị Mai Hoa, lưu
tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội, 2007) đã trình bày và phân tích chủ trương đối ngoại
của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ sau khi đất nước hòa bình thống nhất
năm 1975 đến năm 2001. Luận án đã đề cập đến quá trình giải quyết vấn đề
Campuchia, nhằm thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, bởi vì Trung
Quốc không chỉ là nước Xã hội chủ nghĩa láng giềng lớn, tiếp giáp với phía Bắc của
Việt Nam, mà còn là nước có liên quan, ảnh hưởng, chi phối trực tiếp quan hệ của
Việt Nam với Campuchia. Vì vậy, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
quan hệ với Trung Quốc luôn được đặc biệt quan tâm, nhất là từ sau khi miền Nam
Việt Nam được giải phóng, năm 1975. Luận án đã nêu rõ những nét chính trong
quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Trong quan hệ với Trung Quốc, yếu tố
Campuchia được coi là đặc biệt. Khi Việt Nam đưa quân tình nguyện sang
Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế thì đó cũng là cớ để Trung Quốc có nhiều hành
động gây khó khăn cho Việt Nam, hậu thuẫn cho Khmer “Đỏ” trong cuộc chiến
tranh ở biên giới Tây Nam và xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam. Chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đối với Trung Quốc có lúc mềm dẻo,
nhân nhượng nhưng luôn giữ vững nguyên tắc, bảo vệ độc lập chủ quyền của dân
14
tộc, đồng thời thể hiện rõ lập trường, quan điểm của Việt Nam trong vấn đề
Campuchia.
“Chính sách đối ngoại của Campuchia giai đoạn 1953 - 1970”của Nguyễn
Thành Văn, Luận án Tiến sĩ, (Nxb Hà Nội, 2012), đã làm rõ bối cảnh thế giới, khu
vực Đông Nam Á và tình hình Campuchia giai đoạn 1945 - 1970, lý giải việc lựa
chọn chính sách đối ngoại trung lập, những nhân tố tác động đến việc thực hiện
chính sách này. Luận án đã làm rõ quá trình hình thành, mục tiêu, nội dung, đặc
điểm chính sách đối ngoại trung lập của Campuchia trong giai đoạn 1953 - 1970,
việc thực hiện chính sách qua mối quan hệ của Campuchia với Việt Nam và các
nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Liên Xô; đồng thời đánh giá hệ quả của
chính sách này đối với Campuchia và cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân
dân Việt Nam.
Như vậy, Luận án trình bày mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, chính sách đối
ngoại của Campuchia đối với Việt Nam và các nước khác, không chỉ với các nước tư
bản chủ nghĩa như: Mỹ, Thái Lan, mà còn với các nước Xã hội chủ nghĩa như: Liên
Xô, Trung Quốc. Luận án đã nêu bật đặc điểm và hệ quả của chính sách đối ngoại
mang đậm dấu ấn của Nôrôđôm Xihanúc, đó là tính trung lập linh hoạt. Tác giả đã
đề cập tới những hệ quả đối với quan hệ quốc tế, chính trị, an ninh và kinh tế - xã
hội của Campuchia, đặc biệt chỉ rõ tác động đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ
của nhân dân Việt Nam.
Cuốn “Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau chiến tranh lạnh đến nay” của TS.
Trần Xuân Hiệp, trường Đại học Duy Tân, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014), nêu
rõ: những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Campuchia thời kỳ sau chiến
tranh lạnh như: nhân tố địa lý, văn hóa và lịch sử, bối cảnh quốc tế và khu vực, cạnh
tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc ở
Campuchia; tình hình Việt Nam, Campuchia, chính sách của Việt Nam đối với
Campuchia và ngược lại. Trình bày tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Campuchia
từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, nêu lên tiến triển trong quan hệ giữa hai nước về
chính trị, ngoại giao, an ninh - quốc phòng; kinh tế và các lĩnh vực khác trong các
khuôn khổ hợp tác đa phương. Cuốn sách đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về
15
quan hệ Việt Nam - Campuchia, đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong quan
hệ hai nước. Đặc điểm và những tác động của quan hệ Việt Nam - Campuchia đến
hai nước và khu vực. Đồng thời nêu lên triển vọng của quan hệ Việt Nam Campuchia trong các thời kỳ, giai đoạn khác nhau.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ của
Việt Nam với Campuchia
Cuốn "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại (1986 -2000)”
của TS. Vũ Quang Vinh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Nxb Thanh
niên, 2001), trình bày một cách có hệ thống đường lối, chính sách và hoạt động đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; phân tích, tổng kết một
số thành tựu và kinh nghiệm hoạt động đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng trong
15 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến năm 2000). Cuốn
sách nêu rõ hoạt động ngoại giao Việt Nam trước năm 1986; sự đổi mới tư duy,
hoạt động đối ngoại của Đảng trong những năm 1986-1991.
Từ năm 1991 đến năm 2000, Việt Nam tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Cuốn sách chỉ rõ nguy cơ các thế lực thù địch thực
hiện “Diễn biến hòa bình” chống phá quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu
vực, với các nước láng giềng và nhấn mạnh những khó khăn do “Diễn biến hòa bình”
gây nên trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia.
Khi nói đến những thành tựu và kinh nghiệm hoạt động đối ngoại dưới sự lãnh
đạo của Đảng trong 15 năm đổi mới, cuốn sách nhấn mạnh thành tựu chủ yếu trong
quan hệ với Campuchia. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất với Đảng trong việc đề
ra chủ trương, chỉ đạo thực hiện mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia.
“Đảng cộng sản Việt Nam với quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm
1979 đến năm 1997” của Nguyễn Mạnh Linh, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên
ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với quan hệ của Việt Nam với
Campuchia, có tên đề tài cùng dạng với đề tài Luận án của tác giả nhưng khác về
16
mốc thời gian, tuy nhiên có trùng với đề tài Luận án của tác giả khoảng thời gian 4
năm (từ năm 1993 đến năm 1997). Luận văn đã nêu lên chủ trương của Đảng cộng
sản Việt Nam trong mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia; dựng lại bức tranh
về mối quan hệ Việt Nam - Campuchia; nêu lên những thành tựu và hạn chế trong
việc chỉ đạo thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử trong việc Đảng lãnh
đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1979 - 1997. Luận văn nêu lên
bối cảnh lịch sử, từ đó trình bày chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và các
hoạt động của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh phối hợp với
Campuchia đấu tranh, thi hành Hiệp định Pari về giải pháp toàn bộ cho vấn đề
Campuchia, gắn với việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt
Nam với Campuchia.
Cùng với các công trình, các luận văn, luận án nêu trên, trong các tạp chí Khoa
học, tạp chí Lịch sử Đảng có một số bài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong
quan hệ của Việt Nam với Campuchia, về Campuchia, hay về quan hệ Việt Nam Campuchia, được nêu trong phần phụ lục của Luận án.
1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề
Luận án tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của hai nhóm công trình
trên đây, tác giả nhận thấy mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia đã thu hút
được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan, các Tổ chức. Liên quan đến
quan hệ của Việt Nam với Campuchia đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác
nhau, không chỉ bao gồm các sách chuyên khảo mà còn có trên nhiều tạp chí chuyên
ngành. Các kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên giúp cho Luận án có thể
tiếp thu được ở một số mặt, cụ thể như sau:
Một là, các công trình trên đã cung cấp một số nội dung về truyền thống đoàn
kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Việt
Nam, về tình hình thế giới, khu vực trước năm 1993 và có liên quan đến quan hệ
của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010.
17