Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.42 KB, 2 trang )
Câu hỏi: Từ nội dung trong chủ đề 3, anh chị hãy nêu 03 đặc điểm tâm lý cho là quan trọng, cần
lưu ý ở trẻ Tiểu học và nêu các bài học sư phạm dùng khi dạy học và khi giáo dục học sinh ở độ tuổi
này.
Trả lời:
Trong nội dung chủ đề 3, có 06 đặc điểm tâm lý lứa tuổi Tiểu học được đề cập. Mỗi đặc điểm tâm
lý mang một nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng khác nhau đối với lứa tuổi này. Tuy nhiên, theo tôi có
03 đặc điểm tâm lý được cho là quan trọng, cần lưu ý ở trẻ Tiểu học đó là tình cảm, ngôn ngữ và Tư
duy. Sở dĩ tôi cho rằng 03 đặc điểm tâm lý này là quan trọng và cần chú ý ở lứa tuổi Tiểu học là vì:
- Tình cảm là một phần rất quan trọng đối với đời sống tâm lí, trong nhân cách mỗi người, nhất là
học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm tình cảm của mình (thể
hiện trước hết qua các hoạt động nhận thức: tri giác, tưởng tượng, tư duy). Tình cảm của học sinh tiểu
học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Tuy nhiên, tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em
nhận thức và thúc đẩy trẻ hoạt động.
- Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ.
Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự
khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau; đồng thời cũng nhờ có ngôn ngữ mà cảm
giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn
ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát
triển trí tuệ của trẻ.
- Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu phát triển từ giai đoạn ấu thơ. Khi
trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã khá phát triển, trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy tổng hợp,
phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngữ nghĩa và hành vi… Vì vậy, phát huy được khả
năng tư duy cho trẻ ở lứa tuổi Tiểu học là một điều rất quan trọng và cần thiết. Điều này sẽ giúp ích rất
nhiều trong hoạt động trí não của trẻ sau này.
Vì vậy, tình cảm, ngôn ngữ và tư duy của trẻ là rất quan trọng trong lứa tuổi tiểu học. Để kích thích
các đặc điểm tâm lý này phát triển thì chúng ta – những bậc làm cha, làm mẹ, những nhà giáo dục cần phải
có những biện pháp tích cực để giúp trẻ phát triển và hoàn thiện mình. Sau đây, tôi xin nêu một vài bài học
sư phạm dùng khi dạy học và khi giáo dục học sinh ở độ tuổi này. Có thể những bài học này chưa thể đủ
để phát triển 03 đặc điểm tâm lý trên một cách tốt nhất, nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho chúng ta trong
việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này.
- Tình cảm của trẻ ở lứa tuổi Tiểu học sự kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động