Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Con Người Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Xây Dựng Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.96 KB, 17 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



CHU THỊ DIỆP




TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học














Hà Nội – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





CHU THỊ DIỆP




TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03 01





Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Chương





Hà Nội - 2012

3

MỤC LỤC

Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
4
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
11
1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
11
1.1.1. Tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc
11
1.1.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại
14
1.1.3.Cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
21
1.1.4. Nhân cách và phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
23
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
25

1.2.1. Quan niệm về con người
25
1.2.2. Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công
của cách mạng
31
1.2.3. Con người là mục tiêu và động lực của cách mạng và công
cuộc xây dựng xã hội mới
38
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
59
2.1. Vị trí, vai trò của việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt
Nam hiện nay
59
2.1.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết
dân tộc
59
2.1.2 Một số vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc hiện nay
62
2.2. Một số giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở
Việt Nam hiện nay
70

4

2.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân gắn liền với việc đảm bảo công bằng xã hội
70

2.2.2. Bảo đảm và thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ
của nhân dân
77
2.2.3. Đẩy mạnh việc giáo dục các giá trị tinh thần truyền thống
cho thế hệ trẻ
87
2.2.4. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước
92
2.2.5. Đẩy mạnh công tác giáo dục, đề cao cảnh giác với những
âm mưu lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình
đẩy mạnh công cuộc đổi mới
96
KẾT LUẬN
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
102


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá trong kho tàng lịch sử tư tưởng Việt Nam. Cùng với chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
Đảng và cách mạng Việt Nam.
Việc nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa tính khoa học sâu sắc, những giá trị to lớn, nhiều mặt của tư
tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trước đây cũng như trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi cấp
thiết và có ý nghĩa thời đại to lớn.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, ý nguyện của Người từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến lời di
chúc cuối cùng, Hồ Chí Minh luôn coi vấn đề trồng người, các công việc của con người là mối quan tâm

thường trực, là trách nhiệm hàng đầu trong cuộc đời của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về phát
huy sức mạnh con người, về xây dựng con người… đã góp phần to lớn vào việc đào tạo cho dân tộc Việt
Nam những con người ưu tú, và những lớp người đó đã đưa dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách,
giành được những thắng lợi to lớn đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân.
Trong công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề phát huy nội
lực. Nếu không xuất phát từ nội lực thì không thể phát triển bền vững. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực thì mới thu hút và sử dụng có
hiệu quả ngoại lực” [20, tr.179]. Một trong những yếu tố tạo thành sức mạnh nội lực của Việt Nam trong
suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Nhờ có sức mạnh của
khối đại đoàn kết mà nhân dân ta đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, phát huy được nội lực
của toàn dân tộc. Sức mạnh đó đã được chứng minh qua các sự kiện trong lịch sử: đánh đuổi chủ nghĩa thực
dân, chủ nghĩa đế quốc, cả nước hòa bình, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay, nhiều thế lực thù địch đang đẩy mạnh
các hoạt động chống phá về mọi mặt, nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các
thế lực thù địch đã có nhiều âm mưu và thủ đoạn để phá hoại, làm lung lay khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy,
khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đang đứng trước những thách thức của giai đoạn mới. Hội nghị lần thứ
7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã khẳng định: “Khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới” [19, tr.10]. Với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tạo nhiều cơ hội cho người Việt
Nam dễ dàng có thể giao lưu, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới. Mặt khác, các thế lực thù địch
cũng lợi dụng công cụ đó gieo rắc những luận điểm để phá hoại về văn hoá, tư tưởng làm mất lòng tin vào
Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động của các Mặt trận và đoàn thể,
tổ chức xã hội thu hút tập hợp nhân dân còn nhiều hạn chế. Do đó, việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần ổn định kinh tế - xã hội và quyết định xây dựng thành công hay
thất bại chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

4
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng là một di sản
không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn mang tính cập nhật thời đại. Không chỉ có giá trị lý luận, thực tiễn trong

các giai đoạn cách mạng đã qua mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng ta trong giai đoạn hiện
nay. Hơn 40 qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới “người hiền”, tư tưởng của Người vẫn là
ngọn đèn soi sáng cho những ai yêu chuộng công lý, hòa bình, yêu thương con người tiếp tục cuộc chiến đấu
vì “độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân”.
Với tư tưởng vượt mọi tầm thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi chỉ đề cập một trong những tư
tưởng đó: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc” làm đề tài nghiên cứu, mong có đóng góp làm sáng tỏ một trong nhiều vấn đề lý luận đang
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản lý luận quý báu của Đảng và nhân dân Việt Nam. Tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nước ta
nghiên cứu, phân tích. Không chỉ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là đề tài thu hút sự quan tâm của không ít
nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học trên thế giới. Nhiều cuộc hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp và
tư tưởng của Người đã được tổ chức ở các cấp độ, quốc gia, quốc tế.
Nhìn chung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được nghiên cứu từ nhiều góc độ, với nhiều cách
tiếp cận khác nhau nhằm khai thác những khía cạnh, nội dung tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Ở phạm
vi trong nước có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Chương trình khoa học cấp Nhà nước
+ Chương trình khoa học cấp Nhà nước KHXH 04.01 năm 2005: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển văn hóa, xây dựng con người" do Giáo sư Đặng Xuân Kỳ chủ nhiệm, đã khái quát hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa (vị trí, chức năng của văn hóa) và nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm của
Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người.
+ Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX 02-05: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính
sách xã hội đối với con người” do PGS. PTS Lê Sĩ Thắng, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia làm chủ nhiệm đề tài.
Đề tài trên đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người và chính sách xã hội đối với con người.
Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ
- Lê Quang Hoan (2001): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay - Luận án tiến sỹ triết học.

Luận án trình bày một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con người để từ đó vận dụng vào việc
phát huy nhân tố con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nguyễn Thị Thủy (2009): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - Luận văn thạc sỹ triết học.
Luận văn trình bày những quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về con người và việc vận dụng nó vào
việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

5
- Lê Thị Hải Hà (2010): Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp xây dựng con người
để xây dựng con người ở nước ta hiện nay - Luận văn thạc sỹ Khoa học Chính trị Học viện chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phương pháp
xây dựng con người từ đó vận dụng vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện hiện nay.
Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, báo, tạp chí…
Trong cuốn: "Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người phát triển toàn diện", PGS.
TS Thành Duy, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002.
Trong cuốn sách này tác giả Thành Duy đã đề cập tới những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa
văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, phân tích khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về vị
trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục đối với việc đào tạo con người qua đó khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí
Minh trong xây dựng con người mới XHCN đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là trong việc xây dựng
con người mới đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam.
Trong bài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người về bản chất con người” của Đặng Xuận Kỳ
đăng trên tạp chí Triết học số 10 năm 2002, tác giải đã phân tích và nhấn mạnh rằng, con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh được đặt trong mối quan hệ ba chiều: quan hệ với một cộng đồng nhất định, quan hệ với
một xã hội nhất định, quan hệ với tự nhiên.
Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người” của Nguyễn Văn Tài, tạp
chí Triết học số 2 năm 2004, đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với tư cách là một thực thể xã
hội, bao hàm sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội, sự thống nhất giữa con người dân
tộc, giai cấp và nhân loại; về con người với tư cách là chủ thể của lịch sử….
Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và văn hóa” của PGS, TS Bùi Đình Phong, Tạp chí Lý

luận Chính trị số 1 năm 2009, đã phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con người, con người vừa là con
người xã hội vừa là con người sinh vật, đó là con người lịch sử - cụ thể, con người có nhiều phạm vi khác
nhau: gia đình, họ hàng, bầu bạn, đồng bào cả nước, loài người, con người không chỉ là mục tiêu mà còn là
động lực của cách mạng…
Về vai trò của con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu.
Trong số các công trình nghiên cứu bàn đến nội dung này, có thể nêu một số công trình tiêu biểu, như Tư
tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc của Phạm Bá Lượng, tạp chí Triết học số 2 năm 2005; Tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân của PGS, TS Lê Đại Doãn, Tạp chí Lý luận
Chính trị số 1 năm 2002; Một số vấn đề tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Mạch Quang Thắng, Tạp chí
Lịch sử Đảng số 1 năm 2004; Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển xã hội của Lê Thị Hương, Tạp chí Triết học số 9 (184) tháng 9 năm 2009…. Trong những công
trình nghiên cứu đó, các tác giả đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước; coi quần chúng nhân
dân là lực lượng chính của cuộc cách mạng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn:

6
Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, chúng tôi đưa ra một số ý nghĩa đối với việc xây
dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn:
Một là, hệ thống hoá, làm rõ khái niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, phân tích nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Ba là, đưa ra một số ý nghĩa trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu những quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
chủ yếu qua các văn bản của Người được tập hợp trong 12 tập bộ Hồ Chí Minh toàn tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người.
Luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan

đến đề tài luận văn.
Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử cùng các phương pháp cơ bản: Phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, thống kê, so sánh
5. Đóng góp
Một là, góp phần hệ thống hóa những tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người.
Hai là, góp phần luận chứng ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đối với sự nghiệp xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc.
6. Ý nghĩa của luận văn
Với những kết quả đạt được luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập, giảng
dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người, phát huy vai trò con người trong các trường
Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp Luận văn cũng có giá trị tham khảo, phục vụ công tác hoạch
định chính sách xây dựng, bồi dưỡng, phát triển con người và củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở
Việt Nam.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liều tham khảo, luận văn có 2 chương, 4 tiết.











7
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Tư tuởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ chí Minh về con người nói riêng được hình thành bởi

hai nhân tố khách quan và chủ quan với bốn nội dung:
Tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc
Tinh hoa văn hoá nhân loại
Cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
Yếu tố chủ quan - phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
1.2.1. Quan niệm về con người
Hồ Chí Minh không có một bài viết chuyên luận về con người. Khái niệm con người được sử dụng ở
từng hoàn cảnh, điều khác nhau.
Trong lĩnh vực chính trị- xã hội: Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ: nhân dân, dân, quần
chúng, đồng bào, cán bộ, đảng viên… tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, nội dung cụ thể để đạt tới sự giản dị, dễ
hiểu nhưng rất chính xác, tinh tế theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác- lênin.
Còn khi nói tới những vấn đề của con người trong văn hóa, đạo đức, triết học, Hồ Chí Minh thường
dùng các từ: người, con người.
Chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm 3 nội dung
sau:
Thứ nhất, con người với tư cách là con người xã hội
Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa rất độc đáo về con người: “chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình,
anh em, họ hàng, bạn bè. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [51, tr.644]. Với cách
hiểu này, con người là có tính xã hội, là con người xã hội, là thành viên của một cộng đồng nhất định. Cộng
đồng đó là: gia đình, họ tộc, làng xóm, đất nước cho đến cả nhân loại.
Thứ hai, con người là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội.
Trong mọi trường hợp khi nhấn mạnh và coi trọng cá nhân thì Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò
của con người với tư cách là tập thể, cộng đồng xã hội. Ngược lại, khi nói đến những con người tập thể, xã
hội thì cũng bao hàm trong đó những con người cụ thể.
Sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là
sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
Cụ thể là sự thống nhất giữa lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của Đảng, của dân tộc
Thứ ba, con người là sự thống nhất giữa con người giai cấp, dân tộc và nhân loại
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là con người giai cấp, dân tộc mà còn là con

người nhân loại. Con người dù thuộc dân tộc nào, giai cấp nào thì cũng đều có đặc điểm chung là sinh ra
phải được bình đẳng, tự do và được mưu cầu hạnh phúc, phải được hưởng các quyền con người
1.2.2. Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công của cách mạng
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo
chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào.

8
Hồ Chí Minh coi “con người là vốn quý nhất” ở ba cấp độ: nhân dân nói chung; công nhân, nông
dân, trí thức, bộ đội; một con người cụ thể, tức là quần chúng nhân dân lao động.
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo
chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào.
Vì vậy Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn, sự tin tưởng tuyệt đối vào con người, ý chí đấu
tranh để giải phóng con người.
1.2.2. Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công của cách mạng
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo
chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào.
Hồ Chí Minh coi “con người là vốn quý nhất” ở ba cấp độ: nhân dân nói chung; công nhân, nông
dân, trí thức, bộ đội; một con người cụ thể, tức là quần chúng nhân dân lao động.
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo
chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào.
Vì vậy Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn, sự tin tưởng tuyệt đối vào con người, ý chí đấu
tranh để giải phóng con người.
1.2.3. Con người là mục tiêu, động lực của cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội mới
Con người là mục tiêu của cách mạng
Thứ nhất, Con người, tự do, hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao nhất, mục tiêu thường
xuyên mà vì nó Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đới mình. Chính vì tự do, hạnh phúc của con người mà
Hồ Chí Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trong tư tưởng của Người, Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có giá trị thực sự khi nó mang
lại tự do, hạnh phúc cho con người.
Thứ 3, kế thừa phát triển chủ nghĩa Mác- lênin về CMVS trong điều kiện thực tiễn VN: Người cho

rằng cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
Mục tiêu chủ đạo - sợi chỉ đỏ xuyên suốt hai cuộc cách mạng đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Trước khi giành được chính quyền thì mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc.
Sau khi giành được chính quyền thì mục tiêu ăn, mặc, học hành lại được ưu tiên hơn. “Dân chỉ biết
rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có
ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân được học hành” [50, tr.152].
Thứ 4, con người không chỉ là mục tiêu của cách mạng mà còn là mục tiêu của công cuộc xây dựng
xã hội mới.
Vì vậy, xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm tạo cho nhân dân một cuộc
sống ngày càng đầy đủ về vật chất và tinh thần. “Làm cho nhân dân lao động thoát khỏi sự bần cùng, làm
cho mọi người có công ăn việc làm, được no ấm và sống một đời hạnh phúc” [56, tr.17]; “làm cho đời sống
của nhân dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [51, tr.95]
Giải phóng con người thoát khỏi những trói buộc của những tư tưởng cũ, lạc hậu
Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, trong đó có quyền dân chủ, để nhân dân thực sự trở
thành chủ thể của xã hội mới.

9
Con người là động lực của cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội mới
Thứ nhất, Người khẳng định rằng, nhân dân lao động là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và
tinh thần của xã hội, là người sáng tạo ra lịch sử xã hội:
Thứ hai, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định của
mọi phong trào đấu tranh cách mạng
- Quần chúng nhân dân có mặt ở khắp mọi nơi và nếu được dẫn dắt bởi một tổ chức chính trị có
đường lối đúng đắn, khoa học sẽ trở thành sức mạnh vô địch, sẵn sàng phấn đấu vì mục tiêu chung của sự
nghiệp cách mạng
Theo Người, lực lượng dân thật vĩ đại, khả năng của dân thật phi thường nhưng điều đó chỉ có được
khi nhân dân đoàn kết. Sự đoàn kết là sức mạnh vô địch.
Vì vậy trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự đoàn kết nhân
dân coi đó là vấn đề chủ chốt có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam. Người đã thành lập Mặt trận

dân tộc thống nhất để thực hiện sự đoàn kết toàn dân.
Thứ ba, Hồ Chí Minh đã xác định được, công nông là lực lượng chủ chốt, nòng cốt của cách mạng
là công, nông trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo “công nông là người chủ cách mệnh công
nông bị áp bức nặng hơn công nông là đông đảo nhất cho nên sức mạnh hơn hết” [48, tr.266].
Người cho rằng giai cấp cấp nào ủng hộ cách mạng, có thể tham gia cách mạng tức là lực lượng của
cách mạng
Thứ tư, Để phát huy vai trò của con người, của quần chúng nhân dân trong cách mạng cũng như
trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã đề cập đến một hệ thống nội dung và biện pháp nhằm
tác động vào động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người. Đồng thời cũng chỉ ra những nội dung
và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ.
Tóm lại, việc xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội - lịch sử cụ thể, trên cơ sở lòng nhân
ái, tin tưởng, khoan dung rộng lớn đối với con người của Hồ Chí Minh, là mục đích tối cao của cuộc đời hoạt
động của Người: tất cả vì con người và do con người; thực hiện giải phóng con người từ giải phóng dân tộc;
con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người không chỉ góp phần hoàn thiện và phát triển tư tưởng về con
người trong lịch sử dân tộc mà còn góp phần cụ thể hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người thể hiện tầm nhìn sâu rộng của một lãnh tụ, không chỉ chứa đựng giá trị
lý luận sâu sắc mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn, góp phần làm phong phú thêm lịch sử tư tưởng Việt
Nam về con người

10

Chương 2: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀO VIỆC XÂY DỰNG KHỐI
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vị trí, vai trò của việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay
2.1.1.Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc
Vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, về vai trò của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng quan tâm chú ý đến việc
xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc đã có những phát

triển mới với tư tưởng bao trùm là “lấy dân làm gốc”.
Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, khi nói về đại đoàn kết Đảng ta dùng cụm từ “đại đại
đoàn kết dân tộc”, đến Đại hội lần thứ IX Đảng ta dùng cụm từ “đại đại đoàn kết toàn dân tộc” cho thấy sự
phát triển trong nhận thức của Đảng, đại đoàn kết là đại đại đoàn kết toàn dân
Đảng ta luôn khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc là một đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đại hội lần thứ XI khẳng định lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh làm điểm tương đồng…”
2.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay
Thứ nhất, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường
Thứ hai, tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức.
Thứ ba, sự biến đổi cơ cấu giai cấp
Thứ tư, sự phân hóa giàu nghèo
Thứ năm, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước.

Có thể khẳng định rằng, việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ đảm bảo an
sinh, ổn định xã hội, mà còn yếu tố quyết định sự tồn vong của xã hội.
2.2. Một số giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay (tác giả
đưa ra năm giải pháp chủ yếu)
2.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân gắn liền với việc đảm
bảo công bằng xã hội
2.2.2. Bảo đảm và thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của
2.2.3. Đẩy mạnh việc giáo dục các giá trị tinh thần truyền thống cho thế hệ trẻ
2.2.4. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước
2.2.5. Đẩy mạnh công tác giáo dục, đề cao cảnh giác với những âm mưu lợi dụng, chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

11


KẾT LUẬN
Điểm đặc sắc nhất ở Hồ Chí Minh đó là Người không chỉ triết luận về con
người, quyền con người; không chỉ nói suông, mà còn, hơn nửa thế kỷ Người đã
đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng con người.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là con người bao trùm cả lịch sử
nhân loại, con người được xem xét với nhiều phạm vi khác nhau: gia đình, họ
hàng, bầu bạn, đồng bào cả nước, loài người. Con người không chỉ là mục tiêu mà
con là động lực của cách mạng và sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Không chỉ nêu
lên các quan điểm về con người mang tính khoa học, cách mạng và nhân đạo, Hồ
Chí Minh còn lãnh đạo chỉ đạo Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thực hiện sự
nghiệp giải phóng con người. Với tư tưởng của Người, hàng triệu người Việt Nam
đã vùng lên đấu tranh thoát khỏi áp bức, nô dịch, bất công, giành được độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước.
Với nước ta hiện nay, để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bắt kịp xu thế
phát triển của thời đại chúng ta phải phát huy được sức mạnh nội lực đồng thời
tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Vì vậy, việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc để phát huy sức mạnh nội lực mang tính thời sự cấp bách.
Tuy nhiên, truyền thống đại đoàn kết dân tộc đang đứng trước những thách
thức lớn lao đối với tồn vong của chế độ. Để củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc, Đảng, nhà nước cần phải kế thừa, phát triển, vận dụng sáng tạo các quan
điểm của Hồ Chí Minh về con người, đặc biệt là tư tưởng coi con người không chỉ
là mục tiêu mà còn là động lực của cách mạng để có những biện pháp tập hợp lực
lượng cho phù hợp với mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người và căn cứ vào mục tiêu của cách mạng Việt Nam hiện nay, xuất phát từ
vị trí, vai trò của việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp cách
mạng, có thể khẳng định rằng, việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
không chỉ đảm bảo an sinh, ổn định xã hội, mà còn yếu tố quyết định sự tồn vong
của xã hội.



12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo thế giới, ngày 20 tháng 9 năm 1969.
2.
Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3.
Lại Thị Thanh Bình (2006), Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư
tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử - Luận văn Thạc sỹ Triết học, ĐHQG Hà Nội.
4.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2009), “Đầu tiên là công việc đối với con người”: Vì dân - một tư
tưởng lớn của Hồ Chí Minh”, Triết học, (9) (220), tr.3-9.
5.
Huỳnh Đình Cúc (2006), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam hiện
nay”, Lý luận chính trị, (11).
6.
GS.TS. Nguyễn Hữu Dật (Cb) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan
đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7.
Trương Minh Dục (2007), “Phát huy tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Khoa học Chính trị, (1), tr.14-20.
8.
Đoàn Minh Duệ (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng
của Đảng ta trong công cuộc đổi mới”, Triết học, (1) (188), tr.22-25.
9.
PGS.TS. Thành Duy (1998), Cơ sở khoa học và nền tảng văn hoá của tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
10.

PGS.TS. Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb.
Sự thật, Hà Nội.
12.
Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung
ương Khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V BCHTƯ khoá VIII, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ V BCHTƯ khoá VIII, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCHTƯ khoá IX, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn Kiện Hội nghị lần thứ VII BCHTƯ khoá IX, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


13
20.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22.
Đặng Quang Định (2009), “Quan điểm của Đảng về giải quyết vấn đề lợi ích tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới”, Lịch sử Đảng, (2).
23.
Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu,
nước mạnh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24.
Phan Văn Đức (2008), “Vai trò và cơ sở của đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Triết
học, (1) (200), tr45-54.

25.
Võ Nguyên Giáp (2001), Những bài nói và viết chọn lọc trong thời kỳ đổi mới, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26.
Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27.
Võ Nguyên Giáp (2001), Những bài nói và viết chọn lọc trong thời kỳ đổi mới, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28.
Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội.

29.
Nguyễn Thanh Hà (2007), Cẩm nang tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động.
30.
GS. TS. Phạm Minh Hạc (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng con người
mới”, Triết học, (4).
31.
Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan (1999), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
và Mặt trận dân tộc, Nxb. Lao động, Hà Nội.
32.
Ths. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2008), “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết bằng phong trào
“thi đua ái quốc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Quốc phòng toàn dân, (12), tr.21-23.
33.
GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu (Cb) (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu
nước Hồ Chí Minh. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34.
Đoàn Đức Hiếu (2005), “Vấn đề phát huy vai trò quần chúng nhân dân và đoàn kết dân tộc trong
sự nghiệp CNH, HĐH”, Triết học, (1) (164), tr.10-15.
35.
Nguyễn Đình Hoà (2009), “Hồ Chí Minh với vấn đề dân sinh”, Triết học, (1)(212), tr.16-
22.
36.
Lê Quang Hoan (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
37.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
(2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc trong thời kỳ mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38.
Lê Thị Hương (2006), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu vừa là động lực


14
của sự phát triển xã hội”, Triết học, (8) (135), tr.18-22.
39.
Lại Quốc Khánh (2009), “Tiếp cận triết học trong nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Triết học, (10)(221), tr.9-15.
40.
Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
41.
Vũ Kỳ (1989), “Đầu tiên là công việc đối với con người”, Đại đoàn kết, (3)
42.
Đặng Xuân Kỳ (2002), “Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người”,
Triết học, (10), tr.29-34.
43.
Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44.
TS. Lê Thuỳ Liên (2010), Nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45.
C.Mác-Ph.Ănghen (2004), Toàn tập, Tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46.
C.Mác - Ph.Ănghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

51.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53.
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54.
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55.
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56.
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58.
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59.
Hồ Chí Minh (1972), Về mặt trận dân tộc thống nhất. Nxb. Sự thật, Hà Nội.
60.
Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
61.
GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) (2000), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb. Lao
động.
62.
Đại tá, TS. Lê Đại Nghĩa (2006), “Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư
tưởng Hồ Chí Minh”, Dân vận, (3), tr.14-16.
63.
Nguyễn Thế Nghĩa (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Triết học, (8) (135), tr, 18-22.

64.
Nguyễn Khắc Nho (2009), Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng Việt Nam,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
65.
Bùi Đình Phong (1994), “Giải phóng con người mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, cốt
lõi tư tưởng Hồ Chí Minh”, Lịch sử Đảng, (3).

15
66.
PGS.TS. Bùi Đình Phong (2005), Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
67.
PGS.TS. Bùi Đình Phong (2005), Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
68.
Phùng Hữu Phú (1992), “Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội”, Thông tin
lý luận, (7).
69.
Phùng Hữu Phú (Cb) (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
70.
Nguyễn Văn Phúc (2009), ““Đọc Di chúc” Hồ Chí Minh nghĩ về tình cảm của Người và
về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Triết học, (10) (221), tr.3-8.
71.
Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb. Giáo dục.
72.
Nguyễn Văn Tài (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con
người”, Triết học, (2), tr.11-14.
73.
Tạ Hữu Thanh (1996), “Chống tham nhũng thúc đẩy sự phát triển công cuộc đổi mới”,

nhân dân 22-10-1996.
74.
Trần Thành (1997), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người”,
Công tác khoa giáo, (2).
75.
Song Thành (1999), Hồ Chí Minh nhà Văn hoá kiệt xuất, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
76.
Lê Sĩ Thắng (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con
người, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77.
GS.TS. Mạch Quang Thắng (2009), Hồ Chí Minh nhà cách mạng sáng, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
78.
Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.
79.
TS. Chu Đức Tính (2008), “Thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Lịch sử Đảng,
(6), tr.7-12.
80.
Đặng Hữu Toàn (2002), Chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
81.
Trương Minh Tuấn (2008), Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
82.
Nghiêm Đình Vì (2008), “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện nghị quyết
Đại hội X”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1).
83.
Đức Vượng (1992), “Sự giống nhau và khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà yêu
nước phương Đông”, Tạp chí cộng sản, số 11 tháng 11.


×