Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

nghiên cứu công nghệ nhân sinh khối chế phẩm nấm công trùng beauveria bassiana để phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.39 KB, 63 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, lời ñầu tiên em xin gửi lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất ñến ThS. Phạm Văn Nhạ - Trung tâm ñấu tranh Sinh học – Viện
Bảo Vệ Thực Vật ñã tận tình dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, ñộng viên và giúp
ñỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin ñồng cảm ơn tới toàn thể các bác, các cô, các
anh và các chị ñã chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác cũng như trong cuộc sống, tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi giúp ñỡ em suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong ban giám hiệu Viện ðại Học Mở Hà Nội,
ñặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy tại khoa Công Nghê Sinh Học – Viện ðại Học Mở
Hà Nội ñã truyền ñạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Con xin nói lên lòng biết ơn ñối với Ông bà, Cha mẹ cùng toàn thể gia ñình luôn là
nguồn chăm sóc, ñộng viên trên mỗi bước ñường học vấn của con.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến các anh chị và bạn bè ñã luôn ủng hộ, giúp
ñỡ, khích lệ em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù em ñã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận ñược sự cảm thông và tận
tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn.

Hà Nội, ngày …. tháng … năm 2010
Sinh viên



Trần Thái Giang








Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
2

MỞ ðẦU


1. ðặt vấn ñề
C
ây cà phê thuộc họ Thiên thảo (Rubiaceae), là mặt hàng lớn thứ hai của
các nước ñang phát triển, chỉ sau dầu mỏ và hiện ñang có mặt ở tất cả các châu
lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của tổ chức Cà phê thế giới (ICO),
nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu,
chưa qua chế biến sâu. Vì vậy mà người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết
nhiều ñến sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam. Theo số liệu thống kê,
tính ñến tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ ñạt 345 nghìn
tấn, giảm 22% so với cùng kì năm trước, trị giá là 483 triệu USD. Như vậy,
lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2010 ñạt mức thấp
nhất so với cùng kì 3 năm trở lại ñây. Nhận thấy ngành cà phê Việt Nam ñang
ñứng trước các thử thách là suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
như: Chất lượng sản phẩm chế biến còn nhiều ñiểm bị khách hàng chê trách. Một
trong những lí do dẫn ñến yếu kém nêu trên là: Diện tích cà phê phát triển với
tốc ñộ quá nhanh trong khi cơ sở phục vụ sản xuất chưa phát triển tương xứng.
Ngoài ra do mở rộng diện tích cà phê nhanh chóng ñã có nhiều các dịch hại cà
phê phát triển nhanh, với nhiều chủng loài, mức ñộ và tỷ lệ gây hại ngày càng
lớn. ðể phòng trừ dịch hại, hạn chế những thiệt hại do dịch hại gây nên giúp làm
tăng năng suất và chất lượng nông sản, người nông dân áp dụng nhiều biện pháp

BVTV khác nhau như biện pháp thủ công, canh tác, vật lí, hóa học…chủ yếu vẫn
dựa vào thuốc hóa học, liều lượng và số lần phun năm sau cao hơn năm trước,
việc làm ñó ñã dẫn ñến nhiều vấn ñề mới nảy sinh, rất phức tạp và không thể giải
quyết ñược, như nhiễm ñộc môi trường, nhiều loại sâu hại mới phát triển tái phát
với mức ñộ trầm trọng hơn sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc hóa học. Chỉ
tính riêng vùng cà phê ðắk Lắk hàng năm có hàng chục ngàn ha bị hại do rệp
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
3

sáp. Rệp sáp hại tất cả các bộ phận trên mặt ñất và dưới mặt ñất của cây cà phê.
Nhiều diện tích cà phê khi nở hoa ñậu quả bị nhiễm rệp sáp làm rụng hết quả.
Bởi vậy việc áp dụng biện pháp phi hóa học ñể trừ dịch hại nói chung và nấm
gây bệnh cây trồng nói riêng nhằm khắc phục các nhược ñiểm của biện pháp hóa
học và ñáp ứng yêu cầu nông nghiệp sạch là một ñòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Phòng trừ sâu hại bằng biện pháp tổng hợp ñã ñáp ứng ñược yêu cầu trên trong
ñó thuốc trừ sâu sinh học có ưu ñiểm ñó là:
- Không gây ñộc hại tới người, vật nuôi và môi trường
- Không làm mất ñi khu hệ sinh vật và kí sinh tự nhiên có lợi cho con người
- Thuốc trừ sâu sinh học có thể tích lũy và gây chết cho thế hệ sau hại ở lứa sau.
Với ñặc thù của vườn cà phê là cây trồng lâu năm, có tán lá xum xuê, ñây là ñiều
kiện thuận lợi ñể nấm kí sinh côn trùng tồn tại và phát tán. Trước thực trạng trên,
chúng tôi thiết nghĩ cần phải tiến hành nghiên cứu thực hiện ñề tài:
“ Nghiên cứu công nghệ nhân sinh khối chế phẩm nấm công trùng Beauveria
bassiana ñể phòng trừ rệp sáp hại cà phê”
2. Mục ñích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh ñến sự sinh trưởng
phát triển của nấm Beauveria bassiana trên môi trường nhân tạo.
- Tìm hiểu khả năng phân giải cơ chất các enzym ngoại bào của nấm
Beauveria bassiana ñược nuôi cấy trên các môi trường khác nhau.
- Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana ñối với rệp sáp hại cà

phê trong nhà lưới
3. Yêu cầu
- Tìm ra môi trường nuôi cấy thích hợp cho nấm Beauveria bassiana sinh
trưởng phát triển.
- Xác ñịnh ngưỡng nhiệt ñộ thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của
nấm Beauveria bassiana
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
4

- ðánh giá khả năng phân giải cơ chất của enzym ngoại bào của nấm
Beauveria bassiana
- ðánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana ñối với rệp sáp
hại cà phê trong phòng thí nghiệm
























Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
5

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 Những công trình nghiên cứu và ứng dụng vi nấm Beauveria bassiana ở
nước ngoài
I.1.1 Nghiên cứu về một vài ñặc ñiểm sinh lý hóa của nấm Beauveria
bassiana
ðặc ñiểm sinh lý hóa là phản ứng khác nhau ñối với môi trường có nguồn
cacbon và nitơ khác nhau, ñối với các chất ức chế khác nhau, cũng như ñối với sự
tạo thành các sản phẩm trao ñổi chất thứ cấp, chất kháng sinh, ñộc tố…Một số
phản ứng ñó ñặc trưng cho một số nhóm vi nấm riêng biệt, trong ñó có nấm
Beauveria bassiana.
1. Khả năng ñồng hóa các nguồn dinh dưỡng cacbon, nitơ, ñạm.
Dinh dưỡng Cacbon: Beauveria bassiana sử dụng hầu hết các nguồn thức
ăn cacbon mà các vi nấm khác vẫn thường sử dụng. Thức ăn Cacbon dùng làm
nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng tế bào ñối với nấm có thể sử dụng như
các loại: monosacarit, olygisacarit, polysacarit…Nhiều loại nấm còn có khả năng
ñồng hóa các hợp chất hữu cơ rất bền vững, thậm chí rất ñộc với nhiều sinh vật
khác (các hợp chất n – ankal, ancaloit, phenol, sterin, nhiều chất kháng sinh,
nhiều ñộc tố, nhiều hợp chất tactam, flavon…).
Các loài nấm thường không có những ñòi hỏi khắt khe lắm ñối với một
loại thức ăn cacbon nào ñấy. Chúng thường có khả năng sử dụng nhiều loại hợp
chất cacbon khác nhau, nhưng cũng có thể là loại hợp chất này ñược ñồng hóa tốt

hơn loại hợp chất khác. Có nhiều trường hợp là có mặt trong môi trường vài
nguồn cacbon khác nhau, nấm sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi chỉ có riêng từng
loại một. Các công trình nghiên cứu của Morhan, Hegedus và CS về Beauveria
bassiana ñã xác ñịnh môi trường tốt nhất ñể phân lập là môi trường chứa kitin
làm nguồn Cacbon.
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
6

ðể thực hiện các quá trình sinh lý khác nhau, nấm thường có những nhu
cầu về các nguồn thức ăn Cacbon khác nhau. Một loại ñường có thể thích hợp
cho sự hình thành hệ sợi nhưng chưa chắc ñã thích hợp cho sự hình thành cơ
quan sinh sản hay tích lũy các chất chuyển hóa nào ñó. Sự sinh trưởng tối ña của
hệ sợi nấm thường không phù hợp với sự tích lũy tối ña các sản phẩm trao ñổi
chất. Trên nguồn thức ăn phức tạp như: tinh bột, xenllulo, kitin…trước tiên nấm
sinh ra các enzym ñể phân hủy chúng thành hợp chất ñơn giản dễ ñồng hóa.
Nhiều tác giả khẳng ñịnh rằng trong quá trình xâm nhập của nấm Beauveria
bassiana vào cơ thể côn trùng trước tiên phân hủy Cutin lớp da côn trùng, sau ñó
là sự phân hủy mô, ñồng thời phá hủy lipit.
Mỗi loài nấm thường có quan hệ khác nhau ñối với nguồn thức ăn Cacbon.
Khi cấy Beauveria bassiana trên các môi trường chứa nguồn cacbon khác nhau
cho thấy: chúng ñồng hóa tốt các loại ñường Glucoza, Maltoza, Saccaroza. ðồng
hóa yếu ớt ñường Rafinoza
Mối quan hệ giữa nguồn thức ăn cacbon với sự phát triển và hình thành
bào tử nấm Beauveria bassiana là ñề tài của nhiều tác giả. Trong ñó công trình
nghiên cứu của Horhan, Hegedus và CS ñã xác ñịnh lượng bào tử của Beauveria
bassiana sản sinh cao nhất sau 2 ngày nuôi cấy chìm trong môi trường chứa N -
acetyl – D – glucosamine ( GlucNAc ) là 8.9x10 BT/ml và môi trường kitin là
nguồn cacbon duy nhất. Thành phần kitin trong môi trường nuôi cấy rất cần thiết
ñối với vi nấm diệt côn trùng. Kitin giúp cho sự phát triển và hình thành bào tử
ñính (Conidiospore), bào tử chồi ( Blastospore) của nấm.

Dinh dưỡng ñạm: quá trình nảy mầm, sinh trưởng và hình thành bào tử,
Beauveria bassiana sử dụng cả nirat và nitrogen ammonium. Trong nguồn
nitrogen ñã thử, chỉ có cystein ức chế cả sinh trưởng và hình thành bào tử. Các
vitamin ñã thử cũng không thấy làm tăng sinh trưởng và hình thành bào tử của
nấm này. Nhìn chung vi nấm có thể sử dụng cả nguồn thức ăn Nitơ vô cơ lẫn hữu
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
7

cơ. Nguồn thức ăn Nitơ mà vi nấm thường ñòi hỏi là protein. ðặc biệt protein từ
cơ thể côn trùng là nền cơ chất giàu chất dinh dưỡng nhất cho chúng sinh trưởng
và phát triển. Các loại pepton, cao nấm men, dịch thủy phân protein hoặc hỗn
hợp ñầy ñủ các axit amin và vitamin cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển thì Glutamic và Asparaginic là thích hợp nhất.
Nguồn nitơ vô cơ mà vi nấm có khả năng sử dụng chủ yếu là muối amon
và nitrat.
2. Một số yếu tố và ñiều kiện môi trường cơ bản ảnh hưởng ñến sự sinh
trưởng và phát triển của nấm Beauveria bassiana
Các ñiều kiện cần thiết cho quá trình hình thành bào tử cũng như hệ sợi
nấm là nhiệt ñộ, ñộ ẩm, pH môi trường, cũng như phương pháp nuôi cấy. Quá
trình xử lí ñất sử dụng phân bón hữu cơ thuốc trừ sâu hóa học ñều ảnh hưởng tới
sinh trưởng và phát triển của các chủng vi nấm trong ñất (Beauveria bassiana,
Metarhizium anisopliase…). Gần ñây Stathers và cộng sự ñã công bố những kết
quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt ñộ lên sự sinh trưởng và phát triển của
nấm gây bệnh côn trùng. Các tác giả tập trung nghiên cứu các chủng Beauveria
bassiana , B.brongniartii, M.anisopliase, M. flavoviridae, Verticillium lecanii và
P. farinosus và P. cicade. ðể xác ñịnh ñiều kiện ẩm ñộ, hai tác giả Grafek và
Sobczak ñã theo dõi sự sinh trưởng và hình thành bào tử nấm Beauveria bassiana
trên môi trường rắn Czapek - Dox với bổ sung nước không ñồng ñều. Rombach,
Basto Cruz và CS, Hegedus và CS, Miao và CS, Jenking và Prior, Shimazu và
CS sử dụng phương pháp nuôi cấy chìm (submerged) ñã thu ñược những kết quả

khả quan. Trong nuôi cấy chìm, người ta ñã xách ñịnh ñược khả năng sinh bào tử
chồi và lượng sinh khối ra từ hai chủng nấm Beauveria bassiana và Metarhizium
anisopliase.
pH, ñộ ẩm, oxy cũng như các chất dinh dưỡng khác ñều rất cần thiết cho
quá trình nuôi cấy vi sinh vật. Với vi nấm diệt côn trùng Beauveria bassiana ,
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
8

các yếu tố này không những ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình sinh ñộc tố mà còn
quyết ñịnh mức ñộ tử vong của côn trùng.
Trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ở Canada, Khachatourians cũng sử dụng
5 chủng Beauveria (B. bassiana, B. Brongniartii, B. cylindrospora, B. densa và
B. nivea), 1 chủng Paecilomyces farinosus và 1 chủng Verticillium lecanii ñể thử
ñộc tính của chúng ñối với châu chấu Melanoplus sanguinipes, và cho kết quả về
nồng ñộ dịch huyền phù bào tử các nấm này là 5.5x10
6
– 5.5x10
7
br/ml. Kết quả
LT
50
của các chủng B.bassiana là 4.13 ñến 4.15 ngày và LT
50
của hai chủng B.
brongniartii là 8.94 ñến 20.08 ngày.
ðể kích thích sự nảy mầm, sinh trưởng, phát triển và hình thành bào tử
(conidia) của vi nấm, còn phải kể ñến yếu tố vật lí. Một số tác giả Trung Quốc
như Zhang và CS ñã dùng tia cực tím UV ñể gây ñột biến Beauveria bassiana và
B. tenella( phân lập từ: Holotrichia porallena) ñã nhận thấy rằng khả năng hình
thành bào tử và khả năng lây nhiễm bệnh tăng lên.

3. ðặc ñiểm sinh lí, sinh hóa của Beauveria bassiana (thuộc chi Beauveria
trong hệ thống vi nấm thuộc lớp nấm Bất toàn – Fungi Imperfecty –
Deuteromycates)
a) Giới thiệu chung về lớp nấm Bất toàn
Nấm Bất toàn gồm những loại vi nấm có sợi nấm ngăn vách, sinh sản vô
tính bằng BTT. Hiện nay người ta xếp vi nấm có bào tử thực vào lớp nấm Bất
toàn.
Các ñặc ñiểm hình thái cấu tạo của sợi nấm, của bào tử và cơ quan sinh
bào tử là những ñặc ñiểm phân loại quan trọng của nấm Bất toàn. Ở nấm Bất toàn
bào tử thực (sporum verum) là BTT (conidi). BTT và cơ quan sinh bào tử thực là
một trong các ñặc ñiểm ñể sử dụng trong phân loại vi nấm.
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
9

Hughes (1953) ñề nghị một hệ thống gồm 9 tip phát sinh BTT của nhóm
Hyphomycetes. Nhiều nhà nấm học ở các nước khác nhau ñã công nhận hệ thống
này.
Một ñặc ñiểm quan trọng nữa của nấm Bất toàn là cơ quan sinh BTT. Cơ
quan này là giá BTT – là các nhánh sợi nấm phân hóa hình thái ít hay nhiều, có
khả năng trực tiếp sinh bào tử trần. Về mặt hình thái người ta phân biệt hai loại
giá BTT:
- Giá BTT không phân hóa hình thái ngắn và có ñường kính bằng hoặc nhỏ
hơn ñường kính của sợi nấm
- Giá bào tử trần phân biệt về hình thái rõ rệt với sợi nấm, loại này có thể
ngăn vách hoặc không ngăn vách. Có tế bào sinh bào tử không phân hóa như
Cladosporium spp ,có tế bào phân hóa thành các dạng hình thái ñặc biệt như thể
bình ở Phialophora, Metarhizium…
Căn cứ vào kiểu tạo thành BTT của tế bào sinh BTT người ta phân biệt các
kiểu tế bào phát sinh BTT là kiểu tản (thallic) và kiểu chồi (blastic). Nếu tế bào
sinh BTT thuộc kiểu chồi trong nhưng BTT bị ñẩy ra ngoài qua một miệng nhỏ

và tạo thành chuỗi hướng gốc, người ta gọi kiểu chồi trong này là thể bình. Một
số nhà nấm học ñã dùng các kiểu tế bào sinh BTT làm ñặc ñiểm phân loại cơ bản
của nấm Bất toàn. Theo hệ thống phân loại hình thái (cơ bản vẫn là hệ thống
phân loại của Saccardo 1880,1886). Lớp nấm Bất toàn ñược chia làm 4 bộ, trong
ñó bộ nấm Bông (Moniliales, Hyphomycetes) có số loài ñông nhất (khoảng 7500
loài) và ñược chia làm 4 họ căn cứ vào màu sắc hệ sợi và BTT và ñặc ñiểm hình
thái học của giá BTT.
b) ðặc ñiểm chi Beauveria Vuill 1912
Như ñã trình bày ở trên chi Beauveria và loài Beauveria bassiana (Bals)
Vuill có nhiều tên khác nhau. Nhưng từ 1912 trở lại ñây ñã ñược nhiều nhà nấm
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
10

học thống nhất công nhận và sử dụng tên Beauveria bassiana (Bals.) Vuill trong
khóa phân loại lớp nấm Bất toàn và nhóm Hyphomycetes.
Chi Beauveria có khuẩn lạc phát triển chậm, nuôi cấy trên môi trường
Sabouraud – agar ở nhiệt ñộ 20
0
C trong 10 ngày, ñường kính khuẩn lạc không
vượt quá 2cm, có lông tơ dạng len, lúc ñầu trắng, dần dần trở nên hồng, hơi vàng.
- Tế bào sinh BTT ñơn ñộc, trong vòng xoắn, phát sinh từ sợi sinh dưỡng
hoặc mọc thành từng ñám có cuống phình ra. Tế bào sinh BTT có hình dạng gần
cầu, elip hoặc hình trụ và dạng chỉ dài.
- Cuống tế bào sinh BTT có hình zic – zắc nhưng là mẩu dạng răng nhỏ,
phát sinh, sự kéo dài của gốc ghép.
- Bào tử dạng cầu hoặc elip trong suốt, không ngăn vách, có 3 loài trong số
ñó có 2 kí sinh trên côn trùng là B. bassiana (Bals.) Vuill và B. rongniartii
(Sacc.) Petch. Các loài này ñều ñược ñiều tra thu thập phân lập từ côn trùng.
c) ðặc ñiểm phân loại Beauveria bassiana (Bals.) Vuill 1912
- Khuẩn lạc trên môi trường Sabouraud trong 8 ngày ở nhiệt ñộ 20

0
C có
ñường kính 0.6x2.3 cm, dạng xốp như len, mọc thành khóm, thường sinh ra rất
nhiều ñính bào tử.
- Bó cuống ñính bào tử to tới 5mm ñầu tiên trắng, sau thường trở thành
vàng hoặc hồng.
- Tế bào sinh BTT dạng gần cầu tới hình chai, tế bào phía dưới phình to ra
ra 3 – 6 x 2.5 – 3.5 µm. Khi kéo dài thời gian nuôi cấy trong môi trường, những
tế bào sinh BTT sẽ mảnh hơn và kết chặt hơn với nhau.
- Bào tử hình cầu vách nhẵn, trong suốt, ñường kính 2 – 3µm gần giống
với bào tử của Codycep.
B.bassiana rất dễ lẫn với Tolypocladium injlatum W.Gams ở trong ñất bởi
có hình thái khuẩn lạc và tế bào sinh BTT giống nhau. Nhưng ở Tolypocladium
injlatum lại hình thành bào tử thể bình.
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
11

Beauveria bassiana ñã ñược nhiều tác giả xác ñịnh là tác nhân gây bệnh
nấm trắng cho tằm và nhiều loại côn trùng khác trong các bộ Coleoptera,
Lepidoptera, Diptera.
d) ðặc ñiểm sinh lí, sinh hóa của Beauveria bassiana
Trong môi trường nuôi cấy thể dịch, người ta ñã xác ñịnh lipit trung tính
và lipit quay cực chứa các axit như palmitric, oleic và linoleic, linoleuic. Shimizu
và CS ñã xác ñịnh hệ thống enzym của Beauveria bassiana có khả năng phân
hủy biểu bì và protein của côn trùng. James và CS xác ñịnh bản chất của toxin
sinh ra trong quá trình trao ñổi chất là vòng peptit. Sắc tố vàng (tenellin,
basianin) có thể là do hydroxylat progesterone và những phần nhỏ tách ra từ
testoteron (C
19
H

28
O
2
) sinh ra.
Trên môi trường thạch, bào tử bắt ñầu hình thành sau 6 ngày, trong khi ñó
trên môi trường dịch thể, có lắc hay khuấy, chỉ sau 3 ngày sẽ sinh ra bào tử chồi
(blastospores) phát triển với vách nhẵn rộng 3 – 5x2 – 3µm. BTT nảy mầm ở
nhiệt ñộ tối ưu là 25 – 28
0
C, nhiệt ñộ thấp nhất là 10
0
C và cao nhất là 32
0
C. Dưới
10
0
C và trên 35
0
C, bào tử không thể này mầm ñược. Bào tử có thể chết ở nhiệt
ñộ nước nóng 50
0
C trong 10 phút. ðộ pH tối ưu trong môi trường ñể nấm phát
triển là 5.7 ÷ 5.9. pH phù hợp ñể hình thành bào tử là 7 – 8. Beauveria bassiana
phát triển tốt trên môi trường có maltose, sucrose và các ñường khác. Nguồn nitơ
là axit glutamic và axit asparatic, muối oxalase, citrate hoặc tartrate. McLeod và
Hoong ñã giới thiệu một môi trường tốt nhất cho sinh trưởng của nấm có thành
phần (%) : cao ngô – 2; glucose – 2.5, tinh bột – 2.5, NaCl – 05; CaCO
3
– 0.2.
Sản phẩm của nấm là lipaza, proteaza, ureaza, amylaza, chitinaza,

cellulaza và 1.2 – β glucanaza.
Beauveria bassiana ñược phân lập chủ yếu từ côn trùng thuộc các bộ
Coleptera. Lepidoptera và Diptera. Ngoài ra B. bassiana còn phân bố rộng rãi
trong tự nhiên từ vùng núi có tuyết phủ tới ñất bỏ hoang, ñất ñầm lầy, ñất ñồi
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
12

savan, ñất rừng, ñất trồng trọt. B. bassiana có thể phân lập từ rễ cây trong than
bùn, rễ cỏ ba lá, ngay cả từ phân ñộng vật cũng gặp B. bassiana. Trong ñất 8
0
C
có tới 90% bào tử sống sót (có khả năng nảy mầm) sau 365 ngày. Trong ñất cát ở
20
0
C bào tử cũng có khả năng nảy mầm cho tới 36 tháng. Trong ñất thường
xuyên chiếu tia X với cường ñộ 278 RH, bào tử nấm có thể sống với 7 năm do sự
phân bố rộng rãi với phổ tác dụng trên côn trùng khá phong phú, Beauveria
bassiana ñã ñược ứng dụng rất lớn trong lĩnh vực phòng trừ sinh học ñối với côn
trùng có hại.

I.1.2 Nghiên cứu về ñộc tố và cơ chế tác ñộng của nấm Beauveria bassiana
trên cơ thể côn trùng.
1. Cơ chế gây bệnh nấm
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là lây lan từ con ốm sang con khỏe thông
qua va chạm trực tiếp với nhau hay qua thức ăn chứa mầm bệnh. Việc truyền
bệnh theo con ñường ñẻ trứng của kí sinh hầu như không ñáng kể. Bệnh nấm rất
dễ truyền bằng những va chạm ñơn giản mà một số bệnh khác không thực hiện
ñược. Khi lây lan bằng gió, các bệnh nấm tạo thành những ổ bệnh kéo dài theo
chiều gió thường thổi.
Những bào tử trên thân côn trùng nhờ gió bay ñi và rơi vào cơ thể côn

trùng khác. Từ ñó bào tử nấm nảy mầm, hệ sợi phát triển tới mức phủ kín các lỗ
thông hơi trên cơ thể côn trùng. Quá trình sinh trường, phát triển của bào tử và hệ
sợi nấm ăn sâu vào cơ thể côn trùng là quá trình trao ñổi chất của nấm. ðã có
nhiều công trình nghiên cứu về những sản phẩm trao ñổi chất khi nuôi cấy
Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae trên môi trường nhân tạo. Chính
trong quá trình bào tử nảy mầm ñã tiết ra một phức hệ enzyme ngoại bào phân
giải kitin, protein và lipit… Tiếp theo giai ñoạn mô và tuyến mỡ bị hòa tan bởi
protcaza là giai ñoạn nhiễm trùng máu của côn trùng ñó là hiện tượng limfo chứa
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
13

ñầy sợi nấm hoặc những giai ñoạn khác của nấm. Chỉ ñến khi hồng cầu trong cơ
thể côn trùng bị phá vỡ thì côn trùng mới chết. Lúc này nấm vẫn tiếp tục phát
triển và sinh trưởng trên xác côn trùng là nền cơ chất giàu chất dinh dưỡng ñể
nấm tiếp tục phát triển sang pha hoại sinh và phát triển ra bề mặt cơ thể côn trùng
và sinh bào tử.
2. ðộc tố của nấm Beauveria bassiana
Khả năng sinh ñộc tố là một ñặc tính sinh hóa quan trọng , cùng với khả
năng phân giải các chất của hệ enym ngoại bào, nó là cơ sở của cơ chế lây nhiễm
bệnh nấm côn trùng.
ðộc tố của vi nấm là một trong những sản phẩm trao ñổi thứ cấp không ổn
ñịnh. Chúng ñược sinh ra nhờ quá trình chuyển hóa hoa sính ñặc biệt các chất
trao ñổi sơ cấp và ñược tích lũy vào cuối giai ñoạn trưởng thành khi nguồn thức
ăn cũng như năng lượng cạn dần. Khả năng sinh tổng hợp các sản phẩm thứ cấp
là ñặc tính sinh lí ổn ñịnh của từng loài.
Trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh ñộc tố và
sản phẩm trao ñổi chất của nấm B. bassiana trên môi trường nhân tạo. Bằng
phương pháp phân tích, chiết rút McLeod và Hoog ñã xác ñịnh sản phẩm chuyển
hóa của B. bassiana là lipaze, ureaze, proteaze, amylaze, chitinaze, cellulaze và
1,2 – B glucan. ðộc tố sinh ra từ chúng là vòng peptit isarolid và beauveridin.

ðộc tố của nấm B. bassiana là Bovericin có công thức nguyên là C
45
H
57
O
9
N
3
,
ñây là vòng Depxipeptid có ñiểm sôi là 93 – 94
0
C, nếu nuôi cấy trong 1lít môi
trường người ta sẽ thu ñược : 1.5 – 3.8g Brovericin. Sản phẩm của B. bassiana
còn là những axit hữu cơ ( axit oxalic và axit citric) khi nuôi cấy trên môi trường
có chứa kitin.


Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
14

3. Hệ enzym ngoại bào của Beauveria bassiana và cai trò của chúng trong cơ
chế diệt côn trùng
Các enzym trên mặt ngoài của thành tế bào và ở ngoài tế bào (xenlulaza,
amylaza, lipaza và kitinnaza…) là một trong những hợp chất là thành phần cấu
tạo hoặc những sản phẩm trao ñổi chất của tế bào vi nấm và xúc tác cho quá trình
thủy phân các cơ chất hữu cơ (lớp biểu bì, lơp mô, mỡ, lymphô, ruột…) của côn
trùng. Trong số các enzym ngoại bào ñó của B. bassiana thì enzym phân giải
protein và kitin trong lớp da côn trùng ñược nghiên cứu nhiều hơn cả.
Chaenley, Leger, Pinto, Vaistein, Bidochka và CS khẳng ñịnh sự xâm nhập
của B. bassiana qua lớp cutin côn trùng (lớp này chủ yếu là sợi kitin nhỏ gắn xen

vào gian bào là protein) là yếu tố cần thiết cho sự nhiễm ñộc. Mặt khác, quyết
ñịnh kết quả của quá trình xâm nhập ñó lại là do enzym ngoại bào chủ yếu là
proteaza và kitinaza. Việc sản sinh nhanh các enzym (trước 24 giờ nuôi cấy) tạo
ñiều kiện cho việc gây bệnh của nấm vì nấm có thể bắt ñầu quá trình phân hủy
cutin trước khi sức ñề kháng của vật chủ trở nên có hiệu quả. Quá trình phân hủy
cutin cũng tạo ra các sản phẩm phân hủy chứa cacbon và nitơ là nguồn dinh
dưỡng giúp cho nấm sinh trưởng và phát triển tốt.
Leger và cộng sự cho rằng B. bassiana xâm nhập dễ dàng vào côn trùng
là nhờ các proteaza giải phóng ra trong những bước ñầu của quá trình xâm nhập.
Sau ñó, kitinaza hoạt ñộng trong những bước tiếp theo của quá trình này. ðiều
này chỉ ra rằng: kitinaza có vai trò thứ yếu trong quá trình xâm nhập so với
proteaza. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng: khi gen mã hóa proteaza bị
ñột biến mất ñoạn thì bệnh của côn trùng giảm. Chứng tỏ: proteaza là một trong
những yếu tố quyết ñịnh tính ñộc nhưng nó không phải là yếu tố chủ yếu của
bệnh nguyên.
Cũng ñể ñánh giá vai trò của hệ enzym thủy phân cutin trong quá trình
xâm nhập của nấm B. bassiana, Charnley và cộng sự ñã tiến hành phân tích vai
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
15

trò của các enzym bằng cách nuôi cấy chúng trên môi trường lỏng có chứa cutin
của châu chấu không hòa tan như là nguồn cacbon, nitơ duy nhất. Kết quả cho
thấy: các chủng B. bassiana ñều sinh trưởng tốt trên môi trường chứa 1% cutin
châu chấu nghiền nhỏ B. bassiana ñã sản sinh ra một loạt các enzym phân hủy
cutin như proteaza, aminopeptidaza, kitinaza, lipaza, tương ứng với các thành
phần hóa học chính của côn trùng như protein, kitin, lipid. Chứng tỏ, hệ enzym
thủy phân lớp cutin (lớp da của côn trùng) là ngoại bào và thường là cảm ứng.

I.1.3. Nghiên cứu về khả năng ứng dụng nấm Beauveria bassiana ñể phát
triển các sản phẩm trừ sâu hại.

Những phát hiện bệnh nấm côn trùng ra ñời cùng với sự xuất hiện khoa
học nghiên cứu bệnh côn trùng. Nhưng ñến thế kỷ 18 người ta mới ghi chép
những kết quả theo dõi ñầu tiên về bệnh nấm côn trùng, và người ta còn thấy
nấm là vi sinh vật gây bệnh ñầu tiên ñược chứng minh về khả năng lan truyền từ
kí chủ này sang kí chủ khác. Và lần ñầu tiên vào những năm 1815, Agostino
Bassi (người Italia) ñã mô tả tỉ mỉ về bệnh nấm trắng Muscardin (nay xác ñịnh là
nấm trắng Beauveria). Theo Oduen (1837), nấm trắng Muscardin không chỉ gây
bệnh cho tằm mà còn lây bệnh cho côn trùng khác. Trước ñó Luis Pasteur (1885
– 1890) ñã phát hiện tằm bị bệnh (tằm vôi) do nấm Muscardin gây ra.
Năm 1888, Snoi tiến hành một loạt thí nghiệm với nấm Muscardin trắng là
Beauveria gioburifera (ngày nay là Beauveria bassiana) ñối với bọ xít (Blisus
leucoterus Say) hại lúa mì.
ðến thế kỉ 20 ñã có khá nhiều các công trình nghiên cứu tuyển chọn và
phân lập các chủng vi nấm trong lớp nấm Bất Toàn có khả năng diệt côn trùng.
Các tác giả tập trung chủ yếu vào chọn lọc môi trường nhân tạo ñể phân lập
tuyển chọn: Chase và CS sử dụng môi trường tinh bột (bột yến mạch) ñể phân
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
16

lập nấm B. bassiana và M. anisopliae, Arefre tuyển chọn bào tử nấm B. bassiana
trên môi trường lúa ñại mạch…
Vào những năm 70 của thế kỉ này, Liên Xô (cũ) là nước có số lượng công
trình lớn nhất về nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật diệt côn trùng. Chế
phẩm nấm mang trên Boverin (từ B. bassiana ) ñược sử dụng rộng rãi ñể phòng
trừ côn trùng cánh cứng (Colorado Beetle) ( Ferron). Ngay ở các nước châu Mỹ
Latinh và Bắc Mỹ, cũng có các công trình nghiên cứu về vi nấm diệt côn trùng
như Ramosca ở Trường ñại học Kansas tại Mỹ ñã thí nghiệm nhân tạo gây bệnh
cho loài muỗi Culex quiquefaciatus Say bằng vi khuẩn Bacillus thuringensis,
Isaraclensis và nấm Metarhizium anisopliae trừ mối Coptotemes formasanus.
Tác giả Lai và CS ñã sử dụng 6 chủng vi nấm ñể thử khả năng diệt các loài mối

Coptotermes formosanus trong ñó có 1 chủng B. bassiana, 2 chủng Beauveria
sp, 3 chủng M. anisopliae. Tác giả Krueger, Villani ñã thí nghiệm khả năng gây
bệnh của B. bassiana ñối với nhóm Scarab sống trong ñất (Popilila japonica và
Rhizotro pus majalis). Các nước châu Mỹ La tinh cũng có xu hướng sử dụng
nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana ñể phòng trừ côn trùng sống
trong ñất, như cá thể trưởng thành của sâu khoai lang (Cylas puncticollis). Loài
mối Cormitermescommulans (Kollar,1832) cũng ñược phòng trừ bằng nấm
B. bassiana (Fermandes et al, 1991).
Ở Nhật Bản người ta sử dụng nấm B. bassiana ñể phòng trừ sâu (Ostrinia
furnacaclis) ñục hại quả táo.
Ở Canada ñã nghiên cứu ứng dụng B. bassiana ñể phòng trừ châu chấu hại
lúa (Melanopus sanguinipes), rệp (Hemiridae) và loài rệp vừng (Homoptera
Aphididae).
Tại các nước châu Âu, bắc Âu như Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Trung
Quốc cũng sử dụng chế phẩm vi sinh B. bassiana ñể phòng trừ dịch hại.
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
17

Tại châu Úc, 2 tác giả Badilla, F.F và Ales, S.B (1991) cũng sử dụng các
chủng nấm Beauveria bassiana và Beauveria broganiratii ñể phòng trừ vòi voi
Sphenophrus levis Vauria hại mía.
Những năm gần ñây nhất cũng vẫn có các công trình nghiên cứu về chủng
nấm Beauveria và Metarhizium như Jeffrey. C, Lord, 2009 ở Mỹ ñã nghiên cứu
khả năng lây nhiễm của B. bassiana ñối với ấu trùng bọ cánh cứng.

I.2 Những công trình nghiên cứu và ứng dụng vi nấm Beauveria bassiana
trong nước.
Vấn ñề nghiên cứu các chủng vi nấm gây bệnh cho côn trùng ñã ñược các
nhà khoa học ở một số trường ðại học và Viện nghiên cứu bắt ñầu thực hiện từ
những năm 70 của thế kỉ 20. Năm 1975, Tạ Kim Chỉnh và các CS thuộc Bộ môn

Bảo vệ thực vật (Viện lâm nghiệp – Bộ Lâm nghiệp trước ñây, nay là viện KH
Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN & PTNT) ñã có báo cáo khoa học ( tư liệu KH
của cơ quan ): “Nghiên cứu phương pháp ñiều chế chế phẩm vi sinh vật diệt sâu
róm thông bằng các phế liệu sẵn có trong nước”. ðây cũng là dẫn liệu khoa học
ñầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu vi sinh vật diệt côn trùng. Tác giả ñã thu thập
mẫu bệnh sâu róm thông (Dendrolimus ponctatus) chết do nấm và xác ñịnh là
loài nấm trắng Beauveria. Từ các mẫu bệnh này, tác giả ñã phân lập, thuần khiết
và ñã ñịnh loại ñược các chủng B. bassiana (Bb1, Bb2, Bb4, Bb5, BbKC và
BbYD) và ñiều chế dạng bột ñể thử nghiệm phòng trừ sâu róm thông ở lâm
trường Yên Dũng – Bắc Giang (ñề tài cấp cơ sở của Viện, 1970 – 1975). Tuy là
kết quả ban ñầu nhưng là dẫn liệu khoa học ñầu tiên về lĩnh vực nghiên cứu vi
nấm diệt côn trùng ở Việt Nam và cũng là cũng là khoa học ñầu tiên về chủng
nấm Beauveria bassiana.
Các công trình nghiên cứu cơ bản khá sâu sắc về chủng nấm B. bassiana,
ñó là những nghiên cứu về ñiều tra (Tạ Kim Chỉnh và CS, 1994), phân lập và
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
18

tuyển chọn các chủng nấm có khả năng diệt côn trùng (Tạ Kim Chỉnh,2006) ñến
những nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của chủng nâm B.bassiana. Từ năm 2003 -
2006, Tạ Kim Chỉnh và các CS ở Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm
sinh học – Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam ñã thực hiện ñề tài :“ Nghiên
cứu sản xuất và ứng dụng chủng vi nấm Metarhizium anisopliae & Beauveria
bassiana ñể phòng trừ côn tùng trong ñất hại cây trồng cạn ”. ðề tài ñạt dược
nhiều kết quả ñáng khích lệ, trong ñó quan trọng nhất là các kết quả khảo nghiệm
chế phẩm MATP và BBTP phòng trừ một số sâu hại cây trồng cạn: Mối
Odontotermes orientalis (Capriter mes), hại rễ cây thông con (Trung tâm bảo vệ
rừng số 2 Hàm Rồng Thanh Hóa, 2003) và mới hại cây lạc (TT giống cây trồng
thi xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, tháng 10 năm 2005)…Kết quả cho thấy chế
phẩm MATP & BBTP (lên men từ các chủng nấm M. anisopliae Ma5 và B.

bassiana Bb1 ñều có hiệu lực phòng trừ côn trùng trong ñất ñạt từ 0% ñến
87,5%. Tháng 7 năm 2007, hai loại thuốc sâu sinh học mang tên thương phẩm
Vimetarzimm 95DP& Biobauve5DP ñã ñược Bộ NN& PTNT cấp giấy phép cho
sử dụng ở Việt Nam (Số giấy phép:1168/07 ECR và 1169/07 ECR, ngày
2/8/2007 – Cục Bảo Vệ Thực Vật). Chế phẩm mang tên thương phẩm của thuốc
trừ sâu sinh học: B5DP, ñây là loại thuốc trừ sâu dạng bột, sản xuất bằng công
nghệ lên men chủng nấm Bb1 trên môi trường xốp có thành phần là tinh bột,
nguồn nghiên liệu có sẵn trong nước. Một gam sản phẩm chứa 10
11
– 10
12
bào tử
nấm. Sản phẩm này có thể sử dụng bằng 2 cách: bón lót cho cây trồng cạn ñể
phòng trừ sâu ñất (các loài mối ấu trùng bọ hung ñen hại múa, sâu ñục thân, sâu
xám, tuyến trùng hại rau, mầu, rệp sáp hại cà phê, bọ hà…), sâu hại các loại cây
ăn quả (cam, xoài, vải, nhãn, dừa…), cây công nghiệp (mía, chè, cà phê, hồ tiêu,
ñiều, măng tre…), cây lấy củ (khoai tây, lạc, rau củ cải…) và cây rừng (cây
thông, cây bạch ñàn, cây sao ñen…). Ngoài ra B5DP còn ñược phun trực tiếp
trên lá ñể trừ sâu ăn lá, bọ nhẩy hại các loại ra, hoa màu (ngô, ñỗ, lạc…), rầy
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
19

nâu, châu chấu hại lúa. B5DP ñã khảo nghiệm và áp dụng thành công trong lĩnh
vực phòng trừ côn trùng trong ñất: mối hại cây vải thiều ở Nam Thanh – Thanh
Hà – Hải Dương (1994, 1995, 1997), mối hại cây thông ở cố ñô Huế (1995), mối
hại cây chè (Công ty chè Yên Bái 1998, 1999), mối hại cây cảnh, cây bóng mát
(Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh 1998 – 1999). Năm 2004, thuốc còn ñược khảo
nghiệm diệt rầy nâu hại lúa (lúa ñặc sản) ở Viện lúa ðồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 2006 ñến nay, B5DP cũng ñược khảo nghiệm phòng trừ mối hại chè
(Chè Shal tuyết – Mai Châu, Hòa Bình, năm 2005 – 2007), rệp sáp hại rễ cà phê

(ðắk Lắk – Buôn Ma Thuột – 2005) và ấu trùng bọ hung ñen hại (Gia Lai –
2005), sâu xám hại cây ñậu tương, cây lạc (xã Hoàng Hoa Thám tỉnh Hải Dương
– 2005), sâu ñục thân và mối hại cây keo lai (trạm khuyến nông, khuyến lâm Kỳ
Sơn, Hòa Bình – 2004)…Với tính chất tồn lưu trong ñất nên thuốc trừ sâu sinh
học B5DP có khả năng diệt sâu kéo dài trong nhiều thời gian tiếp theo. Do vậy
chỉ xử lý thuốc một lần trong thời vụ của cây trồng (phải xử lý lại nếu sau 24 giờ
xử lý bị trời mưa). Thuốc trừ sâu B5DP không gây ñộc hại cho ñộng vật máu
nóng, an toàn ñối với cây trồng, thiên ñịch (sâu có ích) và môi trường.
Nghiên cứu gần ñây nhất của tác giả PGS – TS Nguyễn Văn Tuất và các
thành viên thực hiện ñề tài KC 04 – 12 với ñề tài “Nghiên cứu sản xuất sử dụng
7 loại thuốc sâu sinh học ña chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật
công nghệ sinh học” ñã ñạt giải thưởng VIFOTEC, giải thưởng Sáng tạo KHCN
Việt Nam lĩnh vực Sinh học phục vụ sản xuất và ñời sống. Trong ñó có chế
phẩm nấm côn trùng Beauveria & Metahzium trừ sâu hại. Thu thập, phân lập và
tuyển chọn ñược 28 chủng (10 chủng Beauveria và 18 chủng Metahizium) trên
các loại sâu hại khác nhau tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam ðã chọn ñược 4
chủng có hoạt lực diệt côn trùng rất cao và hiện ñang sử dụng ñể sản xuất chế
phẩm là 2 chủng Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae ở phía Bắc, 2
chủng Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae ở phía Nam. Các khâu kỹ
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
20

thuật của quy trình công nghệ ñã ñược cải tiến ñể nâng cao chất lượng chế phẩm.
Cải tiến quy trình bảo quản giống gốc. Nâng cao hoạt tính diệt côn trùng của các
chủng nấm ñã có từ trước ñây bằng cách truyền qua côn trùng rồi phân lập và
thuần hoá lại ñể nâng cao hoạt tính diệt côn trùng của các chủng nấm Beauveria
& Metahizium. Công nghệ mới bỏ qua giai ñoạn nhân sinh khối cấp II, từ giống
gốc cấp I nhân thẳng ra môi trường thứ cấp là môi trường trực tiếp tạo thành chế
phẩm, rút ngắn ñược công ñoạn sản xuất.


I.3. ðại cương về rệp sáp (Planococcus sp) hại cà phê
Một trong những trở ngại lớn cho sản xuất cà phê là vấn ñề sâu bệnh hại,
trong tất cả các công trình nghiên cứu về cà phê, nhất là về sâu bệnh hại cà phê
ñều cho biết trong các năm gần ñây, rệp sáp là những ñối tượng gây hại rất quan
trọng trên cây cà phê cả trên cà phê chè và cà phê vối. Khi bị rệp sáp hại với mật
ñộ cao ñã gây nên hiện tượng cây cói cọc, bị hại ở giai ñoạn nở hoa ñậu quả ñã
gây nên hiện tượng rụng hoa quả non ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và
chất lượng quả.
Khi nghiên cứu về rệp sáp (Pseudococcus citri Risso) hại quả cà phê tác
giả Vũ Văn Tố có một số nhận xét sau: ñây là loài rệp phổ biến nhất ở hai tỉnh
ðắk Lắk và Gia Lai. Rệp hại nặng làm quả bị rụng, cây bị nặng năng suất giảm
từ 20-40%. Khi mật ñộ rệp cao thì ở vườn giao tán bị nặng hơn vườn không giao
tán, vườn ñược tưới nước phun mưa thì tỉ lệ rệp và mức ñộ rệp giảm ñi. Vũ
Quang Khải (2001) khi nghiên cứu về rệp sáp nâu Parasaissetia niga (Nietner)
hại cà phê cho biết loài này có mặt thường xuyên trên cà phê chè tại Sơn La, hại
các bộ phận như thân cành, chồi vượt, cuống lá, ñặc biệt ở các bộ phận ñang sinh
trưởng như cành bánh tẻ cành non, chồi vượt. Khả năng ñẻ của chúng từ 91-331
trứng, vòng ñời từ 53-78 ngày. Theo Nguyễn Thị Chắt (2003) ñã ghi nhận có 10
loại rệp sáp hại cà phê tại các tỉnh phía Nam. Tỷ lệ cây cà phê tại Lâm ðồng và
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
21

Bình Phước bị hại do rệp sáp hại là 11-17%. Rệp sáp giả không chỉ hại cành, lá
mà còn hại cả gốc cà phê.
Biến ñộng số lượng của rệp sáp: Tại Gia Lai, rệp sáp phát triển mạnh từ
tháng 2 ñến tháng 7, từ tháng 8-10 do mưa liên tục nên rệp sáp ít ñẻ và ñẻ ít
trứng. Nhiệt ñộ thích hợp cho rệp sinh sản và phát triển là 20-25
0
C và có nắng
mưa xen kẽ. Theo Nguyễn Thị Chắt thì rệp sáp ưa ñộ ẩm, vào mùa khô mật ñộ

rệp sáp trên các ñọt non, lá quả giảm nhiều và di chuyển xuống dưới gốc, mưa
ẩm chúng lại di chuyển lên. Các loại rệp sáp giả và rệp sáp nâu mềm thường phát
sinh mạnh vào các tháng 7 – 9 hàng năm tại các tỉnh phía Bắc khi có nắng mưa
xen kẽ (Phạm Thị Vượng và CTV, 2004).
Tình hình gây hại của rệp sáp: Rệp sáp hại tất cả các bộ phận trên mặt ñất
và dưới mặt ñất của cây cà phê. Chỉ riêng vùng cà phê của ðắk Lắk năm 2004 có
14.717 ha bị nhiễm rệp sáp trong ñó có 2000 ha bị hại nặng. Nhiều diện tích cà
phê sau khi nở hoa ñậu quả bị nhiễm rệp sáp làm rụng hết quả. Các diện tích cà
phê bị hại ñã làm giảm năng suất cà phê nghiêm trọng. Rệp sáp gây hại không
chỉ ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển, năng suất của cây cà phê trong thời
ñiểm bị hại trong năm ñó mà còn gây ảnh hưởng cho vườn cà phê vào các năm
sau, nếu cà phê không ñược chăm sóc phục hồi tốt. Khi rệp sáp hại cà phê ở cấp
4 (tức là trên 75% bộ phận của cây có rệp) thì thiệt hại là 66% năng suất cà phê
nhân (Phạm Thị Vượng và CTV, 2004).
Có rất nhiều biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cà phê như: phòng chống rệp
sáp bằng biện pháp sử dụng tưới nước, phòng chống rệp sáp bằng biện pháp sinh
học (sử dụng các loài ký sinh thiên ñịch, sử dụng các chế phẩm sinh học), phòng
trừ bằng biện pháp hóa học. Người dân ñã phun thuốc trừ rệp với nhiều loại
thuốc hóa học có ñộc tố và nồng ñộ cao, nhưng hiệu quả vẫn thấp. Vì khi cây cà
phê héo hoa, các chùn hoa cũng héo che lấp toàn bộ rệp sáp bên trong. ðể giải
quyết tồn tại ñó, Viện BVTV ñã tiến hành phun nước với áp suất cao (3at 1) rửa
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
22

trôi các chùm hoa héo và ñạt hiệu quả rửa trôi rệp là 41, 95, 55, 52 và 58,37%
sau khi phun nước 13,7 ngày. Nếu phun nước với áp suất cao loại bỏ chùm hoa
khô, sau ñó phun thuốc hóa học Supracide 40EC 0.2% thi kết quả trừ rệp rất cao,
ñạt 69, 97, 83,33 cà 97,18% sau 13,7 ngày. Cao hơn rất nhiều (17 – 18%) so với
phương pháp của nông dân thường xử lí. Qua nghiên cứu các loại hóa chất trừ
rệp ñã cho thấy tất cả các loại thuốc ñều có khả năng trừ rệp nhưng hiệu lực cao

nhất vẫn là Supracide 40EC sau 3 ngày trừ rệp 61,36% và sau 7 ngày là 80,88% .
Thấp nhất là dầu khoáng ñơn lẻ sau 7 ngày ñạt 37,67% sau 14 ngày chỉ còn
29,54%. Trong ñó sử dụng biện pháp sinh học tuy không có hiệu quả nhanh, kịp
thời nhưng có nhiều ưu ñiểm: Không gây ñộc hại tới người, vật nuôi và môi
trường. Không làm mất ñi khu hệ vi sinh vật và kí sinh tự nhiên có lợi cho con
người. Có thể tích lũy và lây lan rộng trên ñồng ruộng, có khả năng duy trì
nguồn bệnh và gây chết cho thế hệ sâu hại lứa sau.
Có 7 loài rệp sáp thuộc 3 họ chính của bộ cánh ñều là họ rệp sáp giả
Pseudococcidae (4 loài), họ rệp sáp mềm Coccidae (2 loài) và họ rệp sáp vẩy
Disapidae (1 loài).
Nguyễn Thị Thủy, Phạm Thị Vượng, Lê Xuân Vị (2006) ñã nêu ra một số
ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rệp sáp Plococcus sp hại cà phê ở Việt Nam như
sau:
Rệp cái hình bầu dục, không cánh, dài 2,5-5 mm, thân có phủ lớp sáp
trắng, quanh thân có các tua sáp. Rệp ñực dài khoảng 1mm, màu xám nhạt, có
một ñôi cánh. Rệp non mới nở màu hồng, hình bầu dục, chưa có sáp, di chuyển
tìm nơi sống thích hợp, sau 2-3 ngày thì cố ñịnh nơi sống.
Khi nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học của rệp sáp trong ñiều kiện bình
thường của phòng thí nghiệm, rệp ñực và rệp cái Planococcus sp có biến thái
khác nhau. Rệp cái thuộc biến thái không hoàn toàn gồm các pha trứng, sâu non
Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
23

(3 tuổi) và trưởng thành. Trong khi ñó rệp ñực thuộc dạng hình biến thái hoàn
toàn gồm các pha trứng, sâu non (2 tuổi), nhộng và trưởng thành.
Rệp trưởng thành cái thường nằm yên ở một chỗ, ñẻ trứng thành ổ có lớp
sáp bọc bên ngoài. Rệp sáp Planococcus sp có khả năng sinh sản cao. Trong ñiều
kiện nhiệt ñộ nuôi trung bình là 27,8
0
C, ẩm ñộ trung bình 79,43 % một rệp cái có

thể ñẻ trung bình là 144,75 trứng. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ nuôi trung bình là
28,76
0
C, ñộ ẩm trung bình là 80,94 % một rệp mẹ có thể ñẻ trung bình là 150,4
trứng thời gian ñẻ từ 10 - 12 ngày.
Thời gian sống của trưởng thành ñực rất ngắn chỉ từ 3,32 ngày ñến 3,72
ngày. Khác với rệp ñực, rệp sáp cái có thời gian sống tương ñối dài, thời gian
trước ñẻ từ 10,46 ngày ñến 13,6 ngày.
Rệp sáp xuất hiện với mật ñộ cao và gây hại nặng từ ñầu tháng 3 ñến ñầu
tháng 5 trùng với giai ñoạn ra hoa và ñậu quả của cây cà phê.
Theo Nguyễn Thị Thuỷ (2006) cho rằng rệp sáp có hai loài ñó là rệp sáp
hại quả và rệp sáp hại rễ khác với những nghiên cứu trước ñây cho rằng vào mùa
khô chúng di chuyển xuống dưới gốc còn mùa mưa ẩm ướt chúng lại di chuyển
lên.










Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
24

PHẦN II. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

II.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

ðề tài nghiên cứu ñược thực hiện từ tháng 12/2009 ñến tháng 5/2010. Tại
phòng thí nghiệm Trung tâm sinh học - Viện Bảo Vệ Thực Vật.
II.2. ðối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
II.2.1. ðối tượng nghiên cứu
- Nấm Beauveria bassiana, ñược phân lập từ rệp sáp thu thập từ ðắk Lắk,
Nghệ An và Sơn La.
- Rệp sáp hại cà phê ñược nuôi tại phòng thử sinh học của Trung sinh học
- Viện bảo vệ thực vật.
II.2.2. Vật liệu
II.2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm
- Nồi hấp vô trùng
- Tủ sấy vô trùng
- Buồng cấy vô trùng
- Tủ lạnh
- Tủ ñịnh ôn
- Máy lắc
- ðèn cực tím
- Kính hiển vi
- Kính lúp soi nổi
- Buồng ñếm hồng cầu
- Poca và nắp ñậy
- Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, pipet, ñĩa petri, que cấy, bình tam giác,
phễu, cối sứ, ñũa thuỷ tinh, bông, giấy thấm…


Luận văn tốt nghiệp Trần Thái Giang – Lớp 06-04
25

II.2.2.2. Hóa chất dùng trong thí nghiệm
- Pepton

- Agar
- Glucoza
- Saccaroza
- Fugol ñỏ
- Cao nấm men
- Chất bám dính
- Một số nguyên tố vi lượng khác
II.2.2.3. Các môi trường dùng ñể nuôi cấy
* Môi trường rắn ñược thử nghiệm với 4 loại môi trường là:
1. Môi trường PDA
Agar 20g
Saccaroza 20g
Nước chiết khoai tây 500 ml
H
2
O 500 ml
2. Môi trường Sabouraud
Glucoza 40g
Pepton 20g
Agar 20g
H
2
O 1000 ml
PH 6.0
3. Môi trường Czapek-Dox I
Saccaroza 30g
Agar 20g
NaNO
3
3g

KH
2
PO
4
1g

×