Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

KẾT QUẢ GIÁM SÁT KẾT HỢP HÀNH VI VÀ CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC HIVSTI (IBBS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 122 trang )

VIN V SINH DCH T TRUNG ƯƠNG, B Y T
KẾT QUẢ GIÁM SÁT KẾT HỢP HÀNH VI
VÀ C ÁC CHỈ SỐ SINH HỌC HIV/STI (IBBS)
TI VIT NAM  VÒNG II  2009
Tháng 12, 2011
Vieän VSDT TÖ
CƠ QUAN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
Vin V sinh Dch t Trung ương (NIHE)
Nguyễn Trần Hiển
Nguyễn Anh Tuấn
Bùi Đức Thắng
Trần Đại Quang
Lê Anh Tuấn
Dương Công Thanh
Phạm Hồng Thắng
Hoàng Thị Thanh Hà
Trần Hồng Trâm
Ngô Thị Hồng Hạnh
Đào Thị Thanh Huyền
Nguyễn Vị Thủy
FHI 360
Stephen J. Mills
Trần Vũ Hoàng (Hiện đang làm việc cho Công ty TNHH Hợp tác Phát triển Nghiên cứu Y học)
Trần Thị Thanh Hà
Mai Đoàn Anh Thi (Hiện đang làm việc cho HAIVN)
Lê Thị Cẩm Thúy
Nguyễn Cường Quốc
Dan Levitt (consultant)
Cc Phòng chng HIV/AIDS (VAAC)
Nguyễn Thanh Long
Phan Thị Thu Hương


Trung tâm Phòng chng và Kim soát Bnh tt Hoa Kỳ (CDC)
Lê Nguyễn Linh Vi
Bruce Struminger
Cơ quan Phát trin Quc t Hoa Kỳ (USAID)
Nguyễn Đức Dương
Văn phòng Liên Hp Quc phòng chng Ma túy và Ti phm (UNODC)
Patrick Griths
Trần Thị Thanh Hà (Hiện đang làm việc cho FHI 360)
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ CHUẨN BỊ BÁO CÁO
Trần Vũ Hoàng
Nguyễn Anh Tuấn
Lê Nguyễn Linh Vi
Stephen J. Mills
Nguyễn Cường Quốc
Trần Thị Thanh Hà
Lê Thị Cẩm Thúy
Trần Đại Quang
Lê Anh Tuấn
Hoàng Đức Minh
Dương Công Thành
Nguyễn Đình Quân
Lê Tống Giang
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn các cán bộ, giám sát viên, điều tra viên, kỹ thuật viên xét nghiệm của Uỷ ban phòng
phống AIDS, Trung Tâm phòng chống AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh thành phố: An Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng,
Điện Biên, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nội, TP. HCM, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Ninh, và Yên Bái đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu
trong quá trình thu thập số liệu. Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn ông Patrick Nadol (CDC) và ông Đặng Vũ Trung (USAID)
về những ý kiến đóng góp quý báu đối với báo cáo.
Ấn phẩm IBBS được xuất bản với sự hỗ trợ từ nhân dân Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và
Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Các tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và
nội dung này không nhất thiết phản ánh quan điểm của USAID, CDC hay chính phủ Hoa Kỳ.

KẾT QUẢ GIÁM SÁT KẾT HỢP HÀNH VI
VÀ C ÁC CHỈ SỐ SINH HỌC HIV/STI (IBBS)
TI VIT NAM  VÒNG II  2009
Tháng 12, 2011
Mục lục
DANH MC T VIT TT 6
LI GII THIU 7
TÓM TT NGHIÊN CU 8
MC TIÊU 12
PHƯƠNG PHÁP 13
I. Thiết kế nghiên cứu 13
II. Đối tượng nghiên cứu 13
III. Các địa điểm nghiên cứu 14
IV. Các chỉ số nghiên cứu 14
V. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 15
1. Cỡ mẫu 15
2. Phương pháp chọn mẫu 16
VI. Thu thập số liệu 20
1. Nhóm nghiên cứu 20
2. Trung tâm nghiên cứu và quá trình thu thập số liệu 21
VII. Theo dõi và kiểm định chất lượng 22
VIII. Quản lý và phân tích số liệu 22
1. Nhập số liệu và làm sạch số liệu 22
2. Phân tích số liệu 23
3. Các kỹ thuật xét nghiệm 23
IX. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu 25
KT QU VÀ BÀN LUN 26
I. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội học của các quần thể nghiên cứu 26
II. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STI trong các quần thể nghiên cứu 32
III. Các chỉ số hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI trong các quần thể nghiên cứu 38

1. Tiêm chích ma túy 38
2. Phụ nữ mại dâm 42
3. Nam quan hệ tình dục đồng giới 50
IV. Tiếp cận với các can thiệp 54
HN CH CA NGHIÊN CU VÀ BÀI HC KINH NGHIM 59
KT LUN 62
KHUYN NGH 65
4
TÀI LIU THAM KHO 66
PH LC 67
Phụ lục 1: Tính toán cỡ mẫu – IBBS 2009 67
Phụ lục 2: Hiệu chỉnh số liệu trong phân tích trong IBBS 2009 68
Phụ lục 3: Quy trình xét nghiệm chẩn đoán HIV – IBBS 2009 69
Phụ lục 4: Quy trình xét nghiệm chẩn đoán Giang mai – IBBS 2009 71
Phụ lục 5: Phân tích mô tả các số liệu hành vi và sinh học của nhóm TCMT – IBBS 2009 72
Phụ lục 5.1: Đặc điểm xã hội- nhân khẩu học của nhóm TCMT – IBBS 2009 72
Phụ lục 5.2: Tiền sử sử dụng ma túy trong nhóm TCMT – IBBS 2009 73
Phụ lục 5.3: Hành vi tiêm chích trong nhóm TCMT – IBBS 2009 75
Phụ lục 5.4: Tiền sử tình dục và số lượng bạn tình trong nhóm TCMT – IBBS 2009 76
Phụ lục 5.5: Sử dụng bao cao su trong nhóm TCMT - IBBS 2009 77
Phụ lục 5.6: STI tự báo cáo trong nhóm TCMT - IBBS 2009 81
Phụ lục 5.7: Kiến thức HIV trong nhóm TCMT - IBBS 2009 82
Phụ lục 5.8: Tiếp cận với các can thiệp dự phòng HIV/AIDS trong nhóm TCMT – IBBS 2009 83
Phụ lục 5.9: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI trong nhóm TCMT – IBBS 2009 84
Phụ lục 6: Phân tích mô tả các số liệu hành vi và sinh học của nhóm MDNH – IBBS 2009 86
Phụ lục 6.1: Đặc điểm xã hội- nhân khẩu học của nhóm MDNH – IBBS 2009 86
Phụ lục 6.2: Tiền sử tình dục và số khách hàng trong nhóm MDNH, IBBS 2009 87
Phụ lục 6.3: Sử dụng bao cao su trong nhóm MDNH – IBBS 2009 89
Phụ lục 6.4: Sử dụng ma túy và hành vi tiêm chích trong nhóm MDNH – IBBS 2009 90
Phụ lục 6.5: STI tự báo cáo trong nhóm MDNH, IBBS 2009 91

Phụ lục 6.6: Kiến thức HIV trong nhóm MDNH, IBBS 2009 92
Phụ lục 6.7: Tiếp cận với các can thiệp HIV/AIDS nhóm MDNH, IBBS 2009 93
Phụ lục 6.8: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI nhóm MDNH, IBBS 2009 94
Phụ lục 7: Phân tích mô tả các số liệu hành vi và sinh học của nhóm MDĐP - IBBS 2009 95
Phụ lục 7.1: Đặc điểm xã hội- nhân khẩu học của nhóm MDĐP – IBBS 2009 95
Phụ lục 7.2: Tiền sử tình dục và số khách hàng trong nhóm MDĐP – IBBS 2009 96
Phụ lục 7.3: Sử dụng bao cao su trong nhóm MDĐP – IBBS 2009 98
Phụ lục 7.4: Sử dụng ma túy và hành vi tiêm chích trong nhóm MDĐP – IBBS 2009 99
Phụ lục 7.5: STI tự báo cáo trong nhóm MDĐP – IBBS 2009 101
Phụ lục 7.6: Kiến thức HIV trong nhóm MDĐP – IBBS 2009 102
Phụ lục 7.7: Tiếp cận với các can thiệp HIV/AIDS trong nhóm MDĐP – IBBS 2009 103
Phụ lục 7.8: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI trong nhóm MDĐP – IBBS 2009 104
Phụ lục 8: Phân tích mô tả các số liệu hành vi và sinh học của nhóm MSM – IBBS 2009 105
Phụ lục 8.1: Các đặc điểm xã hội- nhân khẩu học của nhóm MSM – IBBS 2009 105
Phụ lục 8.2: Các đặc điểm tình dục và số lượng bạn tình nữ trong nhóm MSM – IBBS 2009 106
Phụ lục 8.3: Sử dụng bao cao su trong nhóm MSM – IBBS 2009 111
Phụ lục 8.4: Sử dụng ma tuý và uống rượu trong nhóm MSM – IBBS 2009 114
Phụ lục 8.5: STI tự báo cáo trong nhóm MSM – IBBS 2009 116
Phụ lục 8.6: Kiến thức HIV trong nhóm MSM – IBBS 2009 117
Phụ lục 8.7: Tiếp cận với các chương trình can thiệp HIV/AIDS trong nhóm MSM – IBBS 2009 118
Phụ lục 8.8: Tỷ lệ hiện nhiễm STI, HIV trong nhóm MSM – IBBS 2009 119
55
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno Deciency Syndrome)
CDC Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
(United States Centers for Disease Control and Prevention)
CoPC Dự phòng Chăm sóc toàn diện
DSEP Cục phòng chống tệ nạn xã hội
ELISA Kỹ thuật hấp thụ miễn dịch gắn men
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
HSS Giám sát trọng điểm HIV

HTC Tư vấn và xét nghiệm HIV
IBBS Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI
LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội
MARP Quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV
MDĐP Mại dâm đường phố
MDNH Mại dâm tại tụ điểm nhà hàng, cơ sở dịch vụ, giải trí
MOLISA Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới
MSW MSM có bán dâm
Non MSW MSM không bán dâm
NGO Tổ chức Phi Chính Phủ
PAC Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố
PCR Phản ứng khuyếch đại gen
PEPFAR Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ
cho chương trình phòng chống AIDS
PNMD Phụ nữ mại dâm
PPS Xác suất tỷ lệ với cỡ mẫu
PSU Đơn vị chọn mẫu cơ bản
RDS Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát
RDSAT Công cụ Phân tích Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát
RPR Rapid Plasma Reagin
STI Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
TCMT Tiêm chích ma túy
TLS Chọn mẫu cụm - thời gian
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPHA Kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động
TWG Nhóm kỹ thuật
UNGASS Khoá họp đặc biệt về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc
USAID Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
VAAC Cục Phòng Chống HIV/AIDS

UNODC Văn phòng Liên Hợp Quốc phòng chống ma túy và tội phạm
Vin VSDTTƯ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE)
VND Đồng Việt Nam
Danh mục từ viết tắt
6
Lời giới thiệu
Dịch HIV tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn dịch tập trung. Tuy nhiên mỗi tỉnh lại có đặc thù
dịch tễ học khác nhau, do vậy có thể nói dịch HIV tại Việt Nam là tập hợp các hình thái dịch đặc
thù địa phương.
Hệ thống giám sát HIV cho phép Việt Nam theo dõi diễn biến của dịch cũng như các thay đổi diễn
ra trong các quần thể nguy cơ cao. Đầu tiên là Hệ thống giám sát trong điểm HIV/AIDS được thiết
lập năm 1994 và nay đang được triển khai ở 40 tỉnh/thành phố. Hệ thống giám sát trọng điểm HIV
này đã cung cấp những thông tin quan trọng về xu hướng lây nhiễm HIV tại từng tỉnh và trong cả
nước. Tuy nhiên, chỉ với kết quả giám sát trọng điểm HIV chúng ta không biết được những yếu tố
nào tác động đến xu hướng dịch.
Trong năm 2000 và 2001, Việt Nam đã triển khai giám sát hành vi tại năm tỉnh Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, TP. HCM, và Cần Thơ. Đây là hệ thống cảnh báo sớm cho chúng ta biết được những chỉ
số hành vi đóng vai trò quan trọng trong dự đoán sự tiến triển của dịch. Để tăng cường giám sát dịch
và có những kết luận khoa học nhằm đưa ra kế hoạch cụ thể phòng chống HIV/AIDS hiệu quả, giám
sát kết hợp các chỉ số hành vi và sinh học (IBBS) vòng I đã được tiến hành năm 2005-2006 tại năm tỉnh
kể trên thêm hai tỉnh là Đà Nẵng và An Giang, IBBS đã khảo sát một cách hệ thống tại cộng đồng để
đánh giá hành vi nguy cơ, tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STI trong các nhóm có nguy cơ cao là nhóm Tiêm
chích ma túy, Phụ nữ mại dâm, và Nam quan hệ tình dục đồng giới. Năm 2009-2010, dưới sự chỉ đạo
của Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương đã tiến hành điều tra IBBS
vòng II trên các nhóm Tiêm chích ma túy, Phụ nữ mại dâm và Nam quan hệ tình dục đồng giới tại các
tỉnh thuộc vòng I và thêm năm tỉnh là Nghệ An, Yên Bái, Đồng Nai, Điện Biên, và Lào Cai. Số liệu của
hai vòng điều tra IBBS cũng đã cung cấp 8 trong 21 chỉ số mà Chính phủ Việt Nam trả lời cho Liên hợp
quốc. Đây là một trong những nghiên cứu quan trọng không những cung cấp số liệu cho việc nắm
được tình hình diễn biến dịch HIV/STI trong cả nước để đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả, cung
cấp các chỉ số quan trọng cho chính phủ trả lời cho Liên hiệp quốc mà còn giúp chúng ta tính tỷ lệ mới

nhiễm HIV nhằm đánh giá mức độ lây nhiễm HIV trong các nhóm quần thể nguy cơ cao, tính được tỷ
lệ lây nhiễm viêm gan B và viêm gan C là những yếu tố quan trọng gây ung thư gan trên người.
Các cơ quan thực hiện nghiên cứu trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Trung tâm phòng chống AIDS
các địa phương đã tham gia nghiên cứu, các viện Pasteur khu vực, các cán bộ chương trình, các cán
bộ trực tiếp thu thập và phân tích số liệu. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của
các đối tác của Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho chương trình phòng chống
AIDS (PEPFAR) bao gồm Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Phòng chống và
Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế và Văn Phòng Liên Hợp Quốc
phòng chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) trong việc hỗ trợ thực hiện chương trình này.


PGS. TS NGUYN TRN HIN
Viện trưởng
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
7
Tóm tắt nghiên cứu
Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) vòng II được thực hiện từ tháng 6 năm
2009 đến tháng 2 năm 2010 trong các quần thể đích ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.
HCM, Cần Thơ, An Giang, Đà Nẵng, Nghệ An, Yên Bái, Đồng Nai, Điện Biên và Lào Cai. IBBS
sử dụng phương pháp lấy mẫu tại cộng đồng để ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục khác (STI) cũng như thu thập các chỉ số hành vi nguy cơ và
khả năng tiếp cận với các can thiệp trong các nhóm có nguy cơ cao (MARP), bao gồm nhóm
Tiêm chích ma túy (TCMT), nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD), và nhóm Nam quan hệ tình dục
đồng giới (MSM). Điều tra cắt ngang này ứng dụng phương pháp chọn mẫu cụm - thời gian
(TLS) hoặc Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS) để tuyển chọn 3.638 người TCMT ở 12
tỉnh, 5.458 PNMD ở 10 tỉnh, và 1.596 MSM ở 4 tỉnh. Các số liệu hành vi và số liệu khác được
thu thập thông qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp, tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STI được xác định
qua xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu và ngoáy hậu môn. Các kết quả được so sánh với IBBS
2006 để xác định các thay đổi về lây nhiễm HIV, hành vi nguy cơ và hành vi dự phòng, và khả
năng tiếp cận với các dịch vụ trong các nhóm có nguy cơ cao.

Người Tiêm chích ma túy: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại một số tỉnh ổn định ở mức cao, tuy nhiên tỷ lệ sử
dụng chung bơm kim tiêm vẫn ở mức cao và tỷ lệ sử dụng bao cao su vẫn ở mức thấp
Trong bảy tỉnh được khảo sát cả hai năm 2006 và 2009, chỉ có TP.HCM có tỷ lệ nhiễm HIV
tăng có ý nghĩa thống kê từ 34% lên 46%, trong khi tỷ lệ hiện nhiễm giảm có ý nghĩa thông
kê tại Hải Phòng và Cần Thơ. Tỷ lệ hiện nhiễm tại An Giang có tăng đôi chút nhưng không
có ý nghĩa thống kê. Ba tỉnh còn lại là Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Ninh đã giảm tỷ lệ hiện
nhiễm nhưng không có nghĩa thông kê. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm TCMT tăng, tuy
nhiên tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm mới tiêm chích đã giảm từ 28% trong năm 2006 xuống
5% trong năm 2009, điều này gợi ý bằng chứng ban đầu của việc giảm tỷ suất nhiễm mới.
Hải Phòng là tỉnh có mức giảm tỷ lệ hiện nhiễm nhiều nhất, từ 66% xuống 48%. Mặc dù
nhìn chung tỷ lệ hiện nhiễm HIV đã giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao ở tất cả các tỉnh
được khảo sát, dao động từ 16% ở An Giang tới 56% ở Điện Biên, ngoại trừ Đà Nẵng có tỷ
lệ hiện nhiễm 1%.
Tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm ở mức tương đối cao trong phần lớn các tỉnh được khảo
sát. Tỷ lệ người TCMT báo cáo có sử dụng chung bơm kim tiêm trong 6 tháng qua là 24% và
trong 1 tháng vừa qua là 15%. Trên 20% người TCMT báo cáo có sử dụng chung bơm kim
tiêm trong 6 tháng qua ở tất cả các tỉnh ngoại trừ 3 tỉnh (Hải Phòng, Cần Thơ và An Giang),
và tỷ lệ này lên tới 35% ở Lào Cai. Điểm đáng quan tâm là trong nhóm TCMT nhiễm HIV, phần
lớn (lên tới 82% ở Quảng Ninh) báo cáo đã từng sử dụng chung bơm kim tiêm, ngoại trừ An
Giang và Hải Phòng. So sánh số liệu giữa 2006 và 2009, sử dụng chung bơm kim tiêm trong 6
tháng qua đã giảm ở Hải Phòng, TP. HCM, Cần Thơ, và An Giang, tăng lên ở Hà Nội và Quảng
Ninh, và không thay đổi ở Đà Nẵng.
Sử dụng bao cao su thường xuyên, được định nghĩa là luôn luôn sử dụng bao cao su trong
các lần QHTD. Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên trong 12 tháng qua của nhóm TCMT ở
mức thấp với bạn tình thường xuyên, là vợ và bạn gái (từ 15%-56%) và ở mức cao với PNMD
(từ 39%-84%). Trong nhóm TCMT nhiễm HIV, cỡ mẫu ở một vài tỉnh quá nhỏ để có thể rút ra
kết luận khẳng định, tuy nhiên vẫn có thể ước tính khoảng 1/3 không sử dụng bao cao su
8
thường xuyên với bạn tình thường xuyên. QHTD không an toàn với PNMD ít thay đổi so với
2006, ngoại trừ việc sử dụng bao cao su thường xuyên tăng lên ở An Giang (45% lên 73%),

và giảm đi ở Quảng Ninh (81% xuống 69%).
Ở tất cả các tỉnh ngoại trừ Hà Nội, tỷ lệ TCMT đã được xét nghiệm và biết kết quả xét nghiệm
HIV trong năm 2009 cao hơn đáng kể so với 2006. Quảng Ninh và Đà Nẵng là hai tỉnh có mức
tăng mạnh nhất, tương ứng hơn hai lần và ba lần. Mặc dù đã có sự cải thiện, vẫn chỉ có ít hơn
30% TCMT tiếp cận được với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV ở phần lớn các tỉnh. Tiếp cận
và sử dụng chương trình bơm kim tiêm miễn phí vẫn còn có nhiều hạn chế. Ít hơn một nửa
số TCMT ở 8 trong 12 tỉnh được khảo sát nhận được bơm kim tiêm miễn phí trong 6 tháng
qua, trong đó có 5 tỉnh chỉ có dưới 1/3 số TCMT nhận được bơm kim tiêm miễn phí. .
Phụ nữ mại dâm: Các yếu tố nguy cơ quan trọng như sử dụng bao cao su không thường xuyên và tiêm
chích ma túy vẫn phổ biến
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNMD có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh và theo phân
nhóm (nhóm đường phố và nhóm nhà hàng). Ở phần lớn các tỉnh, nhóm mại dâm đường
phố (MDĐP) có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao hơn nhóm mại dâm nhà hàng (MDNH). Tỷ lệ hiện
nhiễm vượt qua ngưỡng 10% ở Hà Nội, Hải Phòng, và TP. HCM trong cả hai phân nhóm, tại
Cần Thơ và Yên Bái trong nhóm mại dâm đường phố (MDĐP). Cả MDĐP và MDNH ở Quảng
Ninh, Nghệ An và Đà Nẵng đều có tỷ lệ hiện nhiễm dưới 3%. MDĐP ở Hải Phòng có tỷ lệ
nhiễm cao nhất 23%. Mặc dù số sử dụng ma túy được báo cáo trong nhóm này quá nhỏ
để có thể phát hiện các ý nghĩa thống kê. Trong khi ở phần lớn các tỉnh, nhiễm HIV vẫn
có liên quan chặt chẽ với tiêm chích ma túy trong nhóm PNMD (vd. 78% MDĐP có tiêm
chích ở Cần Thơ nhiễm HIV, so với 8% MDĐP không tiêm chích). So với IBBS vòng 1, tỷ lệ
hiện nhiễm HIV trong nhóm MDNH tăng có ý nghĩa thống kê tại TP.HCM (6% vo với 16%),
Hà Nội (9,4% vo với 17,7%) và Hải Phòng (5% so với 11,7%), Giảm có sự khác biệt tại An
Giang (10% so với 3%), những sự khác biệt tại Cần Thơ, Đà Nẵng và Quảng Ninh chưa có
ý nghĩa thống kê.
Trong nhóm MDĐP. IBBS vòng 2 đã ghi nhận giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV đáng kể tại Cần Thơ
(29% so với 20%) Quảng Ninh(12,4% so với 1,3%). Đồng thời cũng nhận thấy sự gia tăng có ý
nghĩa thống kê trong nhóm này tại TP. HCM (11% so với 16%) và Hải Phòng (7% so với 23%).
Tại An Giang, Đà Nẵng và Hà Nội không có sự khác biệt thông kê.
Tỷ lệ hiện nhiễm STI có sự khác biệt ở hai tỉnh có số liệu đầy đủ được thu thập (Hà Nội và TP.
HCM). Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm Lậu và Chlamydia trong cả hai nhóm MDĐP và MDNH ở Hà

Nội năm 2009 thấp hơn năm 2006, tỷ lệ hiện nhiễm Chlamydia trong nhóm MDĐP ở TP. HCM
năm 2009 (11%) cao hơn năm 2006 (6%). Tỷ lệ hiện nhiễm Lậu ở mức thấp và hiếm gặp ở cả
hai thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm Giang mai vẫn ở mức thấp trong nhóm PNMD, ít hơn 2% ở
tất cả 10 tỉnh được khảo sát.
Trong khi tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với khách quen trong lần quan hệ tình dục
gần nhất được báo cáo ở mức cao, ở phần lớn các tỉnh, thì tỷ lệ sử dụng bao cao su thường
xuyên trong tháng qua có sự khác biệt đáng kể, và đặc biệt là thấp ở Hà Nội, TP. HCM và
9
Đồng Nai. PNMD báo cáo sử dụng bao cao su thường xuyên với khách lạ hơn là với khách
quen. Số liệu từ Hà Nội và TP. HCM là đáng lo ngại. Đối với cả MDĐP và MDNH, tỷ lệ sử dụng
bao cao su thường xuyên giảm đáng kể với cả khách lạ và khách quen. Tại TP. HCM, tỷ lệ sử
dụng bao cao su thường xuyên trong nhóm MDĐP giảm hơn một nửa từ 69% xuống 31%
đối với khách lạ, và 64% xuống 27% đối với khách quen.
Tiêm chích ma túy là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhóm PNMD
và được xem là ở mức cao tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, và Cần Thơ. MDĐP dường như báo
cáo tiêm chích ma túy nhiều hơn MDNH (8% so với 13% tại TP.HCM; 5% so với 15% tại Hà Nội;
4% và 18% tại Hải Phòng và 1% so với 16% tại Cần Thơ).
Hơn 10% MDĐP báo cáo có bạn tình là người TCMT ở 4 tỉnh, và mức này là trên 5% ở 9 tỉnh
được điều tra. Đặc biệt, tỷ lệ này lớn hơn 20% ở Hà Nội. Có 12% MDNH tại Hà Nội báo cáo có
bạn tình là người TCMT, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tỉnh được điều tra.
Xét nghiệm HIV trong nhóm PNMD đã tăng lên tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp ở tất cả các
tỉnh ngoại trừ một vài tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ An. MDĐP có xu hướng xét
nghiệm và nhận kết quả nhiều hơn MDNH. Xét nghiệm tại các tỉnh mới được khảo sát là Lào
Cai và Yên Bái ở mức thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh khác. Phân tích số liệu giữa nhóm
MDNH và MDĐP cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tiếp cận với bao cao su miễn phí/ giá rẻ ở
một số tỉnh. Nhìn chung, tỷ lệ MDĐP báo cáo tiếp cận được với bao cao su miễn phí/ giá rẻ
cao hơn MDNH. Trên 80% MDĐP ở Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ và Nghệ An báo cáo tiếp
cận được với bao cao su miễn phí/ giá rẻ trong 6 tháng qua.
Nam quan hệ tình dục đồng giới: Nhiễm HIV và STI vẫn ở mức cao, các nguy cơ vẫn đa dạng
Tỷ lệ nhiễm HIV và STI trong nhóm MSM ở trên mức 10% ở ba trong bốn tỉnh được khảo sát,

và lên tới mức 20% (MSM không bán dâm - Hà Nội). Ở Hà Nội và TP. HCM, tỷ lệ hiện nhiễm
HIV trong cả hai nhóm MSM có bán dâm và không bán dâm trong năm 2009 cao hơn đáng
kể so với 2006. Nhiễm STI trong nhóm MSM vẫn ở mức cao ở 3 trong 4 tỉnh được khảo sát,
mặc dù đã có sự giảm nhẹ từ 2006 đến 2009 tại Hà Nội. Cứ năm MSM ở TP. HCM thì có một
người nhiễm ít nhất một STI và tỷ lệ này gần đạt 1/5 ở Cần Thơ và Hà Nội.
MSM có nhiều mối quan hệ tình dục đa dạng. Những MSM bán dâm có mối quan hệ tình
dục với phụ nữ trong năm qua ở ba trong bốn tỉnh được khảo sát (48% tới 56%) nhiều hơn
so với những MSM không bán dâm (23% đến 40%). MSM bán dâm cũng báo cáo có QHTD
nhiều hơn với PNMD (lên tới 25% so với 11% trong nhóm không bán dâm ở Cần Thơ). MSM
không bán dâm nhìn chung thích bạn tình tự nguyện là nam hơn, mặc dù vẫn có một số lớn
báo cáo có QHTD với bạn tình tự nguyện là nữ (từ 23-40%).
Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên trong 12 tháng qua có sự khác biệt trong nhóm MSM,
với MSM bán dâm, tỷ lệ này ở mức thấp – dưới 50% với bất kỳ loại bạn tình nào được ghi
nhận ở tất cả các tỉnh ngoại trừ Hà Nội, ở Hà Nội có 64% báo cáo sử dụng bao cao su thường
xuyên với PNMD. Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với bạn tình tự nguyện là nữ cũng
thấp hơn so với bạn tình tự nguyện là nam. So sánh với số liệu IBBS vòng I, số liệu vòng II cho
thấy sự trái ngược giữa Hà Nội và TP. HCM. Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với bất kỳ
loại bạn tình nào trong nhóm MSM bán dâm ở Hà Nội trong năm 2009 cao hơn so với năm
2006. Ngược lại, tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với khách hàng nam và bạn tình tự
10
nguyện là nam ở TP. HCM giảm mạnh, và giảm từ 26% xuống 19% với bạn tình tự nguyện là
nữ. Trong nhóm MSM không bán dâm ở Hà Nội, tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với
bạn tình tự nguyện là nam tăng mạnh (hơn hai lần).
Tương tự như nhóm PNMD và TCMT, MSM phải đối mặt với các nguy cơ có liên quan đến ma
túy, đây là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Sử dụng ma túy chiếm từ lệ từ 1/10 (Cần
Thơ) đến 1/3 (Hà Nội). Tỷ lệ tiêm chích ma túy được báo cáo vẫn đang ở mức thấp (cao nhất
là 8% ở TP. HCM). Tỷ lệ nhiễm HIV trong số MSM có tiêm chích ma túy cao gấp 2 lần so với
nhóm MSM không tiêm chích ma túy tại Hà Nội. Số liệu của Cần Thơ cũng tương tự như vậy.
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM có tiêm chích ở TP. HCM ở mức cao một chút so với
MSM không tiêm chích.

Xét nghiệm HIV trong nhóm MSM ở mức thấp (ít hơn 30%) ở cả 4 tỉnh MSM được khảo sát. So
sánh giữa năm 2006 và 2009, TP. HCM có tỷ lệ MSM được xét nghiệm và nhận kết quả giảm
mạnh nhất (từ 24% xuống 19%).
Tỷ lệ MSM nhận được bao cao su miễn phí trong vòng 6 tháng qua tại 3 tỉnh/thành phố Hà
Nội, TP. HCM, Cần Thơ dao động trong khoảng từ 42% đến 65%. Tỷ lệ này trong nhóm MSM
ở Hải Phòng là rất thấp, đặc biệt là trong nhóm MSM có bán dâm (7%). So sánh số liệu giữa
2006 và 2009, tỉ lệ nhận bao cao su miễn phí trong nhóm MSM tăng ở Hà Nội và TP. HCM.
11
1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong các nhóm nguy
cơ cao về lây nhiễm HIV bao gồm TCMT , PNMD và MSM tại 12 tỉnh/thành phố bao gồm Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP. HCM, Cần
Thơ và An Giang.
2. Xác định tỷ lệ các hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV/STI, bao gồm các hành vi an toàn
và các hành vi nguy cơ cao trong các nhóm nguy cơ cao tại các tỉnh/thành phố nghiên cứu.
3. Xác định độ bao phủ của các can thiệp dự phòng HIV/AIDS tại các tỉnh nghiên cứu

Mục tiêu
12
I. THIếT kế NGHIêN CứU
Nghiên cứu này sử dụng điều tra cắt ngang để tuyển chọn các đối tượng nghiên cứu từ cộng
đồng ở các tỉnh được lựa chọn. Số liệu nghiên cứu bao gồm thông tin về hành vi và tiếp cận
với các can thiệp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp với cá nhân bởi điều tra viên
đã được đào tạo. Các số liệu sinh học cũng được thu thập qua xét nghiệm các mẫu máu,
nước tiểu và ngoáy hậu môn. Điều tra cắt ngang được lặp lại trên các quần thể nghiên cứu
tại các địa điểm nghiên cứu được lựa chọn từ vòng I diễn ra từ tháng 12, 2005 đến tháng 6,
2006. Phương pháp chọn mẫu bao gồm chọn mẫu cụm - thời gian (TLS) và Chọn mẫu dây
chuyền có kiểm soát (RDS). Mẫu máu được thu thập ở tất cả các quần thể nghiên cứu để làm
xét nghiệm HIV và Giang mai. Mẫu nước tiểu và ngoáy hậu môn được thu thập trong nhóm
PNMD và MSM ở một số tỉnh lựa chọn để làm xét nghiệm Lậu và Chlamydia.
Thiết kế nghiên cứu này giống với thiết kế được thực hiện năm 2006 để đảm bảo tính tương

thích giữa hai vòng. Quá trình thu thập số liệu cho nghiên cứu được tiến hành từ tháng
6/2009 đến hết tháng 2/2010.
II. ĐỐI TƯợNG NGHIêN CứU
Nhóm Tiêm chích ma túy (TCMT )
Người TCMT trong nghiên cứu này là nam giới, từ18 tuổi trở lên, có hành vi tiêm chích ma túy
trong vòng một tháng qua, tiếp cận được tại các tụ điểm được chọn vào thời điểm nghiên cứu,và
tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và đồng ý cho phép lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm HIV/STI
Nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD)
PNMD được tuyển chọn dựa trên các tiêu chuẩn sau: nữ giới từ 18 tuổi trở lên, có quan hệ
tình dục được trả tiền ít nhất là một lần trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra, làm việc trên
đường phố (MDĐP) hoặc các tụ điểm như quán karaoke, các điểm massage (MDNH). Đồng
ý tham gia vào nghiên cứu và đồng ý cho lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm HIV/STI. Ở
một vài tỉnh, mặc dù PNMD được xác định ở các cơ sở dịch vụ giải trí, song dựa vào đặc điểm
và hình thức làm việc của họ, những người này được coi như những phụ nữ thuộc nhóm
MDĐP. Ví dụ, tại Hải Phòng, một số PNMD hoạt động trong nhà hàng vẫn được xem là PNMD
đường phố do họ phải di chuyển từ đường phố vào trong các tụ điểm, nhằm tránh các chiến
dịch truy quét trên đường phố
Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM)
Nhóm MSM được chọn tham gia nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn: nam giới 15 tuổi trở
lên, có QHTD với nam giới ít nhất là một lần trong vòng 12 tháng qua, và tự nguyện tham gia
nghiên cứu, đồng ý cho lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm HIV/STI. MSM được lấy mẫu không
tập trung vào nhóm nam bán dâm. Tuy nhiên, vì có một tỷ trọng lớn mẫu báo cáo có bán
Phương pháp
13
dâm trong tháng qua (xem phần VIII.2.2 các vấn đề có thể xảy ra trong lấy mẫu), báo cáo này
sẽ phân nhóm MSM thành hai nhóm, nhóm không bán dâm (non-MSW) và nhóm có bán
dâm (MSW) nhận tiền trong một tháng qua.

III. CÁC ĐỊA ĐIểM NGHIêN CứU
Cùng với 7 tỉnh đã được thực hiện năm 2006, IBBS 2009 đưa thêm 5 tỉnh vào khảo sát: Nghệ

An, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên và Đồng Nai. Các tỉnh này được đưa vào khảo sát vì tình hình
dịch ở đây có những diễn biến phức tạp và đây cũng là các tỉnh có các chương trình can
thiệp dự phòng toàn diện được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức bao gồm PEPFAR, Ngân hàng Thế
giới, Quỹ toàn cầu.
IV. CÁC CHỉ SỐ NGHIêN CứU
Các chỉ số chính trong nghiên cứu vòng II này về cơ bản không thay đổi so với vòng I, các
chỉ số này được lựa chọn phù hợp với các chỉ số của chương trình quốc gia hoặc UNGASS,
bao gồm

Kiến thức và thái độ đối với HIV/AIDS

Kiến thức về STI và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc khi mắc STI
Tỉnh TCMT PNMD MSM Quận huyện/thành phố (địa điểm nghiên cứu)
Hà Nội
ü ü ü
Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy
Hải Phòng
ü ü ü
Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An
Quảng Ninh
ü ü
Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả
1
Nghệ An*
ü ü
Thành phố Vinh, Thị trấn Cửa Lò, Diễn Châu
Yên Bái*
ü ü
Thành phố Yên Bái, Văn Chấn, Nghĩa Lộ
Lào Cai*

ü ü
Thành phố Lào Cai, Bát Xát, Bảo Thắng, Sa Pa
Điện Biên*
ü
Điện Biên Phủ, Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ẳng
Đà Nẵng
ü ü
Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu
Đồng Nai*
ü ü
Thành phố Biên Hòa
Tp. HCM
ü ü ü
Quận 1, 3, 8, Bình Thạnh
Cần Thơ
ü ü ü
Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy
An Giang
ü ü
Long Xuyên, Châu Đốc
Bảng 1: Các địa điểm tuyển chọn đối tượng theo quần thể nghiên cứu
* Địa điểm mới trong năm 2009
1
Tại Quảng Ninh: TCMT được chọn ở Cẩm Phả; PNMD được chọn ở Hòn Gai và Bãi Cháy.
14

Hành vi liên quan đến sử dụng BCS và tình dục an toàn

Sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình khác nhau


Hành vi tình dục trong đó bao gồm số lượng bạn tình và các loại bạn tình (“mại dâm”,
“thường xuyên” và “không thường xuyên”, nam giới và nữ giới)

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, giang mai, lậu và chlamydia

Sử dụng ma túy và chất gây nghiện (bao gồm tiêm chích ma túy và dùng chung BKT)

Nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV và STI

Tiếp cận các can thiệp dự phòng HIV/AIDS
V. Cỡ MẫU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHọN MẫU
1. C mu
Các chỉ số từ IBBS Vòng I được sử dụng để tính toán cỡ mẫu cần thiết của các quần thể
nghiên cứu trong Vòng II. Sử dụng cỡ mẫu hữu hiệu đối với chọn mẫu cụm, phương pháp
chọn toàn bộ, và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong IBBS II, cỡ mẫu được tính toán dựa
vào công thức:
n = D *
Z
1-α
2P (1 – P ) +Z P1(1– P1) + P 2(1– P 2)
[ ]
2
(P
2
– P
1
)
2
1-β
Trong đó:

D = hệ số ảnh hưởng thiết kế
P
1
= tỷ lệ ước tính được tại lần khảo sát đầu
P
2
= tỷ lệ ước tính ở lần khảo sát sau, (P2 - P1) là mức thay đổi có thể xác định
__
P= (P1+P2)/2
Z
1-α
= hệ số z tương ứng với mức có ý nghĩa mong muốn
Z
1-β
= hệ số z tương ứng với lực mẫu mong muốn
Các chỉ số sử dụng cho việc tính toán cỡ mẫu bao gồm Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI, các hành vi
dự phòng và hành vi nguy cơ , ví dụ như sử dụng chung bơm kim tiêm và sử dụng bao cao
su. Khảo sát ở các tỉnh mới trong Vòng II được xem là khảo sát lần đầu, và các chỉ số cơ bản
của các tỉnh này được làm phù hợp với các tỉnh được chọn từ Vòng I IBBS. Cỡ mẫu thực tế
của Vòng II được trình bày trong Bảng 2 dưới đây (Xem Phụ lục I để có thêm chi tiết về việc
tính toán cỡ mẫu).
PHƯƠNG PHÁP
15
2. Phương pháp chn mu
Phương pháp chọn mẫu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chọn mẫu dây chuyền có
kiểm soát (RDS) và chọn mẫu cụm - thời gian (TLS) sử dụng cách lẫy mẫu cụm hai giai đoạn.
Cách lấy mẫu thay thế cho phương pháp TLS được sử dụng khi kích cỡ ước tính quần thể là
nhỏ, bao gồm phương pháp chọn toàn bộ (chọn toàn bộ đối tượng phù hợp với nghiên cứu
trong quần thể) và chọn ngẫu nhiên hệ thống (cứ hai người trong quần thể nghiên cứu phù
hợp với nghiên cứu thì chọn một). Phương pháp thay thế này được áp dụng ở một số ít tỉnh

và quần thể, bao gồm MDĐP ở Quảng Ninh, Nghệ An Yên Bái và Cần Thơ và MDNH ở Hải
Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Yên Bái và Lào Cai. Sơ đồ 1 mô tả phương pháp chọn mẫu sử
dụng các đặc điểm quần thể. Để đảm bảo sự tương thích giữa hai vòng IBBS, phương pháp
lấy mẫu, là RDS hoặc TLS, được áp dụng trong Vòng 1 cũng được lặp lại trong Vòng II.
Tỉnh/thành phố TCMT MDNH MDĐP MSM
Hà Nội 300 300 300 399
Hải Phòng 300 300 300 400
Quảng Ninh 300 298 159
Nghệ An 300 274 282
Yên Bái 360 123 151
Lào Cai 300 160
Điện Biên 300
Đà Nẵng 291 251 300
Đồng Nai 300 300 300
Tp. HCM 310 305 300 399
Cần Thơ 277 354 138 398
An Giang 300 263 300
Tổng cộng 3.638 2.768 2.690 1.596
Bảng 2: Cỡ mẫu thực tế – IBBS vòng II, 2009
16
Tiêm chích
ma túy
Phụ nữ mại dâm
đường phố
Phụ nữ mại dâm
nhà hàng
Nam quan hệ
tình dục
đồng giới
Hà Nội RDS TLS TLS RDS

Hải Phòng TLS TLS TLS RDS
Quảng Ninh TLS TLS * TLS *
Nghệ An TLS TLS * TLS *
Yên Bái TLS TLS * TLS *
Lào Cai TLS TLS *
Điện Biên TLS
Đà Nẵng RDS TLS TLS *
Đồng Nai TLS TLS TLS
TP. HCM RDS TLS TLS RDS
Cần Thơ RDS TLS * TLS RDS
An Giang TLS TLS TLS
Bảng 3: Phương pháp chọn mẫu sử dụng trong IBBS Vòng II
RDS: Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát
TLS: Chọn mẫu cụm - thời gian
(*): Lấy mẫu toàn bộ
Không
Sơ đồ 1: Xác định phương pháp chọn mẫu trong IBBS Vòng II
Quần thể nghiên cứu ẩn?
Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát
Kích cỡ quần thể ước tính có
gấp hai lần cỡ mẫu yêu cầu?
Chọn toàn bộ
Chọn mẫu cụm thời gian hoặc phương pháp
thay thế: kích cỡ quần thể ước tính có nhỏ
hơn hoặc bằng với cỡ mẫu yêu cầu không?
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Chọn mẫu cụm hai giai đoạn

Không



Không
PHƯƠNG PHÁP
17
2.1 Chn mu cm - thi gian (TLS)
Sử dụng cách lấy mẫu cụm hai giai đoạn

Giai đoạn I: Phát triển khung mẫu và lựa chọn các cụm

Giai đoạn II: Tuyển chọn các đối tượng nghiên cứu
Giai đoạn 1: Xây dựng khung mẫu và lựa chọn chùm
Bản đồ các tụ điểm từng nhóm quần thể, nơi các cá thể có thể tiếp cận được nhằm tuyển
chọn họ tham gia nghiên cứu, được xây dựng ở từng tỉnh, thành phố. Quá trình lập bản đồ
kéo dài trong khoảng 2 tuần cho mỗi nhóm quần thể tại các khu vực được chọn (Xem bảng
1: Khu vực tuyển chọn người tham gia nghiên cứu). Trước khi triển khai lập bản đồ các nhóm
đối tượng nghiên cứu, một khóa tập huấn 3 ngày được tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố. Khóa
tập huấn cung cấp các phương pháp giúp xác định được thành viên của các nhóm quần thể,
cách tiếp cận họ, ước lượng và ghi nhận kích cỡ quần thể tại mỗi tụ điểm. Kỹ năng phỏng
vấn cũng được cung cấp trong khóa tập huấn này. Cán bộ tham gia quá trình lập bản đồ do
các cơ quan chức năng về phòng chống AIDS tuyến tỉnh lựa chọn, bao gồm cán bộ Sở Y tế,
Trung tâm Y tế dự phòng, hoặc trung tâm phòng chống AIDS tuyến tỉnh, nhân viên y tế tại
quận huyện, cán bộ xã hội và cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên.
Các cán bộ lập bản đồ tới các khu vực được phân công và xác định các tụ điểm có thể có các
nhóm quần thể nghiên cứu. Thông qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với một số người cung
cấp thông tin chính, nhóm cán bộ bắt đầu quá trình lập bản đồ từ một vài tụ điểm được xác
định ban đầu, sau đó áp dụng phương pháp hòn tuyết lăn (snowballing) để tìm kiếm thêm
các tụ điểm khác trong địa bàn được phân công. Ở mỗi tụ điểm, để thu thập được thông tin
về kích cỡ quần thể và cách tiếp cận với từng đối tượng mục tiêu, các cuộc phỏng vấn nhanh
với nhân viên bảo vệ, chủ nhà hàng, những người ở khu vực lân cận được tiến hành, hoặc có
thể thông qua đếm trực tiếp. Thông tin của mỗi tụ điểm được ghi lại vào phiếu thu thập số
liệu trong đó nêu rõ địa chỉ, các dấu hiệu đặc biệt để nhận biết và 3 ước tính về kích cỡ quần

thể: ước lượng cao, ước lượng trung bình và ước lượng thấp.
Các bảng số liệu được cập nhật và lưu trữ trên máy tính hàng ngày trong suốt quá trình lập
bản đồ. Quá trình lập bản đồ kết thúc khi không có thêm một tụ điểm mới nào được xác
định hoặc được giới thiệu thêm. Kết thúc quá trình lập bản đồ các nhóm đối tượng nghiên
cứu, toàn bộ thông tin về các tụ điểm được phát hiện cùng kích cỡ quần thể tại từng tụ điểm
được tổng hợp để xây dựng khung chọn mẫu cho từng nhóm quần thể nghiên cứu.
Tại một vài cơ sở, có sự khác biệt lớn về số đối tượng có mặt trả lời phỏng vấn khảo sát, dựa
vào thời gian trong ngày của các địa điểm đã được khảo sát. Ví dụ số TCMT ở một điểm thấp
nhất là vào giữa ngày (trung bình = 5) và cao nhất là vào buổi sáng (trung bình = 10). Một
địa điểm như vậy sẽ được phân thành hai cụm độc lập trong khung mẫu: buổi sáng và giữa
ngày. Việc phân loại này sẽ giúp đảm bảo cho việc đưa những người TCMT khác nhau vào
nghiên cứu; những người đến điểm đó vào những thời điểm khác nhau, sáng sớm hay giữa
ngày, có những đặc điểm khác nhau.
18
Một cụm hoặc một đơn vị chọn mẫu cơ bản (PSU) được định nghĩa là nhóm 10 đối tượng từ
quần thể đích. Có ba mươi cụm của mỗi nhóm MARP được chọn ngẫu nhiên để đạt được xác
suất tỷ lệ với cỡ mẫu. Các địa điểm có số lượng quần thể đích ít (vd. hai hoặc ba PNMD ở mỗi
điểm) sẽ được gộp vào để tạo thành một cụm trước khi được cho vào khung mẫu.
Giai đoạn 2: Lựa chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu tại các tụ điểm được chọn
Người tuyển chọn được cung cấp địa chỉ và số lượng đối tượng khảo sát được tại mỗi địa
điểm trong các cụm đã được lựa chọn ngẫu nhiên. Trong quá trình thu thập số liệu, các cán
bộ được phân công (cán bộ giám sát tuyến tỉnh) cùng các giáo dục viên đồng đẳng đến
các tụ điểm được chọn, xác định và tiếp cận các cá thể có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên
cứu
Thiết kế nghiên cứu cho phép có thể có nhiều hơn một cụm được tuyển chọn tại mỗi tụ
điểm. Khi nhóm nghiên cứu tới tụ điểm đó, nếu phát hiện thấy số lượng cá nhân có đủ tiêu
chuẩn tham gia nghiên cứu nhiều hơn cỡ mẫu yêu cầu, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn
một cách ngẫu nhiên. Nếu không, toàn bộ số người tại tụ điểm trong thời gian đó được lựa
chọn. Trong trường hợp nếu không đạt được cỡ mẫu tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu
quay lại tụ điểm này vào thời điểm khác để tiếp tục tuyển chọn thêm số người tham gia cho

đến khi đạt được cỡ mẫu phân bổ cho tụ điểm đó
Tất cả các cá nhân hội đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được giải thích tóm tắt về mục
đích của nghiên cứu và được phát giấy mời tham gia có ghi đầy đủ thông tin cơ bản về
nghiên cứu, địa chỉ các trung tâm nghiên cứu nơi thu thập số liệu, và ngày hẹn phỏng vấn.
Nếu quá ngày hẹn 2 tuần mà cá nhân được chọn không đến trung tâm nghiên cứu, người
thay thế sẽ được lựa chọn tại chính tụ điểm đó. Sau nhiều nỗ lực tuyển chọn nhằm đạt đủ
cỡ mẫu phân bổ, nhưng vẫn không thể đạt được, có thể tiến hành lựa chọn người tham
gia ở các tụ điểm gần nhất trong khung mẫu để thay thế. Toàn bộ kế hoạch thay thế này
đều được Viện VSDTTƯ xem xét và phê chuẩn sau khi tham khảo ý kiến của các cán bộ tại
địa phương.
2.2. Phương pháp chn toàn b
Sau quá trình lập bản đồ, nếu ước tính kích cỡ quần thể nghiên cứu nhỏ hơn cỡ mẫu dự kiến,
phương pháp chọn toàn bộ sẽ được sử dụng. Nhóm nghiên cứu đến toàn bộ các tụ điểm
được liệt kê, với sự trợ giúp của các giáo dục viên đồng đẳng, tiếp cận với các cá nhân đủ
điều kiện tham gia, giải thích mục đích, và phát giấy mời tham gia nghiên cứu (giống giấy
mời dùng trong chọn mẫu chùm nêu trên).
2.3. Chn mu ngu nhiên h thng
Sau khi vẽ bản đồ, nếu ước tính kích cỡ quần thể vào khoảng 2 lần cỡ mẫu yêu cầu, phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống sẽ được sử dụng. Nhóm nghiên cứu sẽ đến tất cả các
điểm trên bản đồ và cứ hai đối tượng phù hợp với nghiên cứu sẽ chọn ra một người tham
gia nghiên cứu. Trong trường hợp không nhận được cỡ mẫu đủ lớn sau khi đã đi tất cả các
điểm, thủ tục này sẽ được lặp lại cho đến khi đạt được cỡ mẫu.

PHƯƠNG PHÁP
19
2.4. Chn mu dây chuyn có kim soát (RDS)
Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát là phương pháp chọn mẫu dây chuyền thông qua sự
giới thiệu của chính những người được phỏng vấn. Tuy nhiên không hoàn toàn giống với
phương pháp hòn tuyết lăn “snowball”, phương pháp này cho chúng ta ước tính chính xác
về những biến số nghiên cứu của quần thể (Heckathorn, 1997). Phương pháp chọn mẫu này

được áp dụng với nhóm TCMT tại 4 thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM và Cần Thơ) và cho
toàn bộ nhóm MSM.
Quá trình tuyển chọn bắt đầu bằng tuyển chọn các cá nhân đầu tiên tham gia nghiên cứu:
họ được xem như những “hạt giống”. Các tiêu chuẩn để lựa chọn “hạt giống” là những người
có các đặc điểm khác biệt nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau và biết rõ các mạng lưới của
quần thể nghiên cứu. Những “hạt giống” do nhóm nghiên cứu lựa chọn có tham khảo ý kiến
và sự giới thiệu của các cán bộ tại địa phương. Sau khi kết thúc phỏng vấn các cá nhân tham
gia ban đầu và phát 3 phiếu tuyển chọn để họ tiếp tục chọn lựa các đồng đẳng trong mạng
lưới xã hội của họ mà họ biết, những người này không còn là đối tượng nghiên cứu, mà trở
thành người đi tuyển chọn. Quy trình này sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được cỡ mẫu và thường
sẽ mất khoảng từ 5 đến 8 vòng mới đủ cỡ mẫu. Số phiếu phát ra sẽ giảm xuống 1 hoặc 0 khi
số lượng đối tượng nghiên cứu gần đạt được mục tiêu đề ra.
Phiếu tuyển chọn được mã hóa nhằm liên kết giữa người đi tuyển chọn và người được chọn
để có những phân tích điều chỉnh số liệu hợp lý và để quản lý việc tuyển chọn đối tượng
nghiên cứu tốt hơn. Mã số của phiếu tuyển chọn được ghi lại trên các bộ câu hỏi. Tất cả các
nhân viên tiếp đón tại trung tâm nghiên cứu được tập huấn về quy trình quản lý phiếu tuyển
chọn và mã hóa.
VI. THU THậP SỐ LIỆU
1. Nhóm nghiên cu
1.1. Nhân viên chn mu TLS
Nhóm nghiên cứu thực địa sẽ thực hiện việc chọn mẫu TLS thông qua nhân viên đã tham gia
vẽ bản đồ và có kinh nghiệm trong tiếp cận cộng đồng và đồng đẳng viên của các chương
trình can thiệp cộng đồng.
1.2. Ngưi phng vn
Nhân viên của trung tâm y tế Quận Huyện, Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh, Trung tâm Phòng
chống AIDS tỉnh và các nhân viên xã hội được chọn để thực hiện các cuộc phỏng vấn.
1.3. Nhân viên xét nghim
Nhóm nghiên cứu bố trí nhân viên xét nghiệm từ Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh và Trung
tâm Phòng chống AIDS tỉnh làm nhiệm vụ thu thập mẫu bệnh phẩm. Các tư vấn viên chịu
trách nhiệm tư vấn trước và sau xét nghiệm, đồng thời cũng hỗ trợ lấy mẫu bệnh phẩm.

20
1.4. Tp hun nhân viên
Một khóa tập huấn 3-4 ngày được tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố trước giai đoạn thu thập
số liệu. Nội dung tập huấn bao gồm kiến thức về HIV/AIDS và hành vi nguy cơ, thiết kế
nghiên cứu, các kỹ năng phỏng vấn, sử dụng bộ câu hỏi, cách tiếp cận các nhóm quần thể
nghiên cứu, số liệu, bảo quản và vận chuyển mẫu, và theo dõi hướng giám sát việc thu thập
số liệu. Điều tra viên thực hành đóng vai hoặc thảo luận với các giáo dục viên đồng đẳng
đang làm việc cho các chương trình can thiệp đang được triển khai trên địa bàn. Các cán bộ
xét nghiệm tham gia nghiên cứu được các cán bộ xét nghiệm của Viện VSDTTƯ tập huấn về
cách thu thập mẫu bệnh phẩm, bảo quản và tiến hành xét nghiệm tuân thủ theo Hướng dẫn
quốc gia về xét nghiệm HIV và STI.
2. Trung tâm nghiên cu và quá trình thu thp s liu
Các trung tâm nghiên cứu được thiết lập nhằm thu thập số liệu hành vi và mẫu bệnh
phẩm sinh học. Mỗi nhóm quần thể có một trung tâm nghiên cứu riêng trên địa bàn
nghiên cứu. Sau đây là các yếu tố được cân nhắc xem xét khi lựa chọn địa điểm làm trung
tâm nghiên cứu:

Khoảng cách hợp lý về mặt địa lý với các tụ điểm nhóm quần thể nghiên cứu. Trường hợp
khu vực nghiên cứu lớn (vd. TP. HCM), một vị trí tại khu vực trung tâm gần với các đối
tượng nghiên cứu sẽ được chọn lựa.

Đủ chỗ và không gian dành cho khu vực đón tiếp, phòng phỏng vấn và phòng thu thập
mẫu bệnh phẩm. Các yếu tố liên quan đến tính bảo mật, riêng tư và tôn trọng người
tham gia là các yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét, chọn lựa.

Phải có đầy đủ điện, nước máy, và khu vệ sinh

Vị trí thuận tiện và dễ tìm
Mỗi một trung tâm nghiên cứu đều có ba khu vực riêng biệt: Khu tiếp đón, phòng phỏng
vấn, và phòng lấy mẫu bệnh phẩm, bao gồm khu vực được bố trí dành cho tư vấn cá nhân.

Khi các đối tượng được mời tới trung tâm nghiên cứu, họ tiến hành thủ tục đăng ký tại bàn
tiếp đón.Nhân viên tiếp đón thực hiện các bước sàng lọc cơ bản đối với những người được
mời tới tham gia bằng cách đặt các câu hỏi dựa theo các tiêu chuẩn lựa chọn người tham
gia nghiên cứu. Những người không đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại. Những người đủ tiêu chuẩn sẽ
được mời tham gia vào nghiên cứu. Nhân viên đón tiếp sẽ đọc và cung cấp bản thỏa thuận
tham gia nghiên cứu cho các đối tượng đạt tiêu chuẩn, nghe và trả lời các câu hỏi của đối
tượng nghiên cứu và cùng ký vào phiếu vào bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu cùng với
người làm chứng.
Sau khi kết thúc thủ tục đăng ký, những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được giới
thiệu sang phòng phỏng vấn. Phòng phỏng vấn được thu xếp đảm bảo kín đáo và riêng biệt.
Ngay trước phỏng vấn, điều tra viên hỏi thêm một câu hỏi sàng lọc khác để chắc chắn rằng
những người tham gia đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Bộ câu hỏi cấu trúc được sử dụng
trong quá trình phỏng vấn, các cán bộ phỏng vấn có thể giúp người tham gia hiểu rõ hơn
nội dung các câu hỏi nếu được yêu cầu. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 - 45 phút
PHƯƠNG PHÁP
21
Khi phỏng vấn kết thúc, người tham gia được hướng dẫn sang phòng lấy mẫu bệnh phẩm.
Tương tự với phòng phỏng vấn,phòng xét nghiệm cũng được bố trí để đảm bảo được tính
kín đáo và riêng biệt cho người tham gia. Tại đây, những người tham gia sẽ được tư vấn trước
xét nghiệm. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm sinh học như lấy mẫu máu, mẫu
nước tiểu và ngoáy hậu môn. Người tham gia được phát một ống nghiệm và được hướng
dẫn cách lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm lậu và chlamydia
Mã số nghiên cứu luôn được kiểm tra sau mỗi bước thực hiện nhằm bảo đảm rằng mã số
được ghi trong các bộ câu hỏi và mã số trên ống nghiệm đựng mẫu bệnh phẩm trùng khớp.
Kết thúc quá trình thu thập số liệu với mỗi cá nhân, nhân viên tiếp đón kiểm tra lại một lần
nữa để đảm bảo rằng người tham gia không bỏ sót quy trình nào.
Các mẫu bệnh phẩm sẽ được bảo quản ở -4 đến -8
o
C tại các điểm nghiên cứu và vận chuyển
bằng bình tích lạnh (-4 đến -8

o
C) trong ngày về phòng xét nghiệm tỉnh/thành phố. Các xét
nghiệm được tiến hành tại phòng xét nghiệm đó, trả kết quả sau 2 tuần. Các mẫu được tiếp
tục bảo quản ở -20
o
C đến -80
o
C đến khi chuyển về Viện VSDTTƯ.
Những người tham gia nghiên cứu nhận được một số tiền từ 50.000-100.000 đồng tuỳ thuộc
vào đối tượng và địa bàn nghiên cứu, tương đương với 3 - 5 USD để bù đắp cho thời gian họ
dành cho nghiên cứu. Các đối tượng RDS còn được nhận khoản tiền hỗ trợ thêm (khoản thứ
2) cho việc giới thiệu và tuyển chọn bạn của mình tham gia vào nghiên cứu.
Thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 6, 2009 đến tháng 2, 2010 ở toàn bộ 12 tỉnh.
VII. THeO dõI VÀ kIểM ĐỊNH CHấT LƯợNG
Cán bộ trung ương từ Viện VSDTTƯ, FHI 360, UNODC và US CDC chịu trách nhiệm tập huấn
điều tra viên ở tỉnh về quá trình thu thập số liệu cũng như hỗ trợ kỹ thuật và định hướng cho
họ trong cuộc khảo sát. Cán bộ kỹ thuật của Viện VSDTTƯ, Pasteur TP. HCM, và Viện vệ sinh
Dịch tễ Tây Nguyên chịu trách nhiệm giám sát thực địa. Cán bộ của trung tâm phòng chống
AIDS tỉnh cũng hỗ trợ công tác giám sát. Các giám sát viên cùng làm việc với nhau khi lập
bản đồ, tuyển chọn các đối tượng nghiên cứu theo khung mẫu, phỏng vấn và thu thập mẫu
bệnh phẩm tại cơ sở nghiên cứu. Tất cả mọi vấn đề phát sinh đều được báo cáo tới các giám
sát viên Quốc gia với sự hỗ trợ kỹ thuật từ FHI 360 và CDC.
VIII. QUảN Lý VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
1. Nhp s liu và làm sch s liu
Một nhóm nhập số liệu độc lập sẽ nhập các số liệu vào cơ sở dữ liệu Epidata được phát triển
và bảo lưu tại Viện VSDTTƯ. Việc nhập số liệu kép được thực hiện với 25% số bản ghi để phát
hiện những sai sót có thể có. Nếu phát hiện sai sót ở trên 10% số liệu nhập kép, 25% số các
bản ghi khác sẽ được chọn ngẫu nhiên để xem xét nhập lại lần hai.
Tên các biến số trong bộ số liệu Vòng II được xây dựng giống Vòng I. Sau khi việc nhập số
liệu kết thúc, tất cả bộ số liệu được phân tích đảm bảo tính hợp lệ và trình tự logic giữa các

22
câu hỏi, các lỗi cũng được kiểm tra trực tiếp trên bộ câu hỏi nghiên cứu. Thời gian nhập và
làm sạch số liệu là khoảng 2 tháng. Các số liệu thô được chuyển sang định dạng STATA để
phân tích số liệu.
2. Phân tích s liu
2.1. Chn mu cm - thi gian
STATA 10.0 được sử dụng để phân tích các mẫu TLS. Với thiết kế sử dụng lấy mẫu cụm hai giai
đoạn, hiệu chỉnh được áp dụng để điều chỉnh các xác suất lấy mẫu khác nhau trong nhóm
các đối tượng tham gia. Với lấy mẫu cụm, sự khác biệt ở các hình thái tham gia ở địa điểm
lấy mẫu sẽ tạo ra cụm những người có cùng đặc điểm và xác suất chọn mẫu khác nhau, việc
hiệu chỉnh sẽ điều chỉnh những sai số này. Mặc dù phương pháp chọn mẫu cụm hai giai
đoạn được thiết kế để lấy các mẫu tự hiệu chỉnh bằng cách tạo ra các cụm có cùng số đối
tượng nghiên cứu (10), số được tuyển chọn thực tế trong mỗi cụm có sự khác nhau, cả trên
và dưới 10, điều này tạo ra các xác suất khác nhau đối với một người được chọn vào một
mẫu. Chi tiết việc hiệu chỉnh dữ liệu được trình bày trong Phụ lục 2.
2.2. Chn mu dây chuyn có kim soát
Để đạt được các ước tính (vd., tỷ lệ hiện nhiễm HIV) mang tính đại diện cho quần thể nghiên
cứu, số liệu từ các mẫu thu thập được thông qua RDS cần phải được phân tích bằng công
cụ phân tích RDS (RDSAT). Phần mềm này được phát triển sử dụng để tự hiệu chỉnh sử dụng
các hình thái tuyển chọn và kích cỡ mạng lưới, và các trọng số này điều chỉnh quần thể mẫu
để đưa ra các ước tính không sai lệch mang tính khái quát hóa cho quần thể quan tâm rộng
hơn. Số liệu IBBS RDS đầu tiên được phân tích sử dụng RDSAT.
Các nghiên cứu viên IBBS đã làm việc với các nhà thống kê và chuyên gia RDS để xác định
phương pháp tiếp cận phù hợp nhất để phân tích các số liệu IBBS thu thập được bằng RDS.
Nhóm đã xem xét lại các lý thuyết và các giả định RDS có thể không phù hợp với hoàn cảnh
của Việt Nam, phân tích các tiểu quần thể trong các quần thể mẫu, và áp dụng các mô hình
khác nhau và các phần mềm phân tích thống kê khác nhau. Công việc này hiện đang được
tiếp tục và có thể dẫn tới các ước tính khác với ban đầu. Đối với báo cáo ban đầu, các nghiên
cứu viên đã đưa ra báo cáo với các xác suất quần thể mẫu chưa được hiệu chỉnh. Các kết quả
báo cáo cần được phiên giải thận trọng và không mang tính đại diện cho quần thể TCMT

hoặc MSM nói chung, đó chỉ là các ước tính cho quần thể TCMT được lấy mẫu ở Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ và MSM được lấy mẫu ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, và Cần Thơ.
3. Các k thut xét nghim
3.1. Xét nghim HIV
Xét nghiệm HIV được thực hiện theo phương cách III của Bộ Y tế, với hai xét nghiệm hấp thụ
miễn dịch gắn men (ELISA) và một xét nghiệm nhanh. Xét nghiệm HIV được thực hiện tại
các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính. Mười phần trăm các mẫu âm
tính và năm phần trăm số mẫu dương tính sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên để làm xét nghiệm
đảm bảo chất lượng tại Phòng xét nghiệm chuẩn Quốc gia tại Viện VSDTTƯ. Quy trình xét
nghiệm của Bộ y tế được trình bày trong phụ lục 3.
PHƯƠNG PHÁP
23
3.2. Xét nghim Giang mai
Xét nghiệm huyết thanh học Giang mai được tiến hành trên mẫu huyết thanh sử dụng kỹ
thuật rapid plasma reagin (RPR) và kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động (TPHA) để khẳng
định. Bệnh nhân được khẳng định là nhiễm Giang mai được điều trị khi có mẫu huyết thanh
dương tính với cả hai xét nghiệm. Quy trình xét nghiệm được trình bày trong phụ lục 4.
3.3. Xét nghim Lu (N. gonorrhea) và Chlamydia (C. trachomatis)
Xét nghiệm N. gonhorhea và C. trachomatis được tiến hành sử dụng kỹ thuật phản ứng
khuếch đại gen (PCR). Các mẫu bệnh phẩm được lấy là mẫu nước tiểu nhóm PNMD và MSM
và mẫu ngoáy hậu môn nhóm MSM. Các mẫu này được lấy ở các trung tâm nghiên cứu,
được bảo quản -20ºC tại phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh hoặc Trung
tâm Phòng chống AIDS tỉnh. Tất cả các mẫu bệnh phẩm sau đó được chuyển đến phòng xét
nghiệm tại Viện VSDTTƯ và xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối tượng nghiên cứu dương tính với xét nghiệm HIV và giang mai khi quay lại lấy kết
quả đều được nhận hoặc giới thiệu những dịch vụ chăm sóc thích hợp: được điều trị miễn
phí nếu phát hiện bị bệnh giang mai, và được giới thiệu chuyển đến các dịch vụ hỗ trợ và
chăm sóc HIV nếu phát hiện bị nhiễm HIV. Quy trình tư vấn và trả kết quả được thực hiện
như sau:



Trước khi xét nghiệm, người tham gia nghiên cứu đều được tư vấn trước xét nghiệm.
Người tham gia có thể yêu cầu được tư vấn bổ sung khi có nhu cầu.

Cán bộ tư vấn ký vào Biểu mẫu tư vấn trước xét nghiệm, đính kèm theo thoả thuận tham
gia nghiên cứu, và được lưu giữ cùng với các tài liệu giấy tờ khác

Những người tham gia được phát một phiếu hẹn quay lại lấy kết quả xét nghiệm HIV và
giang mai tại trung tâm nghiên cứu. Kết quả này sẽ được trả lại trong vòng 2 tuần sau
khi tham gia nghiên cứu. Phiếu hẹn này có ghi chi tiết về trung tâm dịch vụ tư vấn (địa
chỉ, điện thoại và thời gian làm việc), cùng địa chỉ và số điện thoại của cán bộ chịu trách
nhiệm về nghiên cứu tại địa phương, phòng trường hợp cần thiết
Cán bộ tư vấn được tập huấn thông báo kết quả trực tiếp cho người được xét nghiệm (không
trả lời bằng văn bản hoặc qua điện thoại). Không có giấy tờ xác nhận tình trạng HIV hoặc
phiếu trả kết quả nào được cung cấp, kết quả được trả lời trực tiếp cùng với tư vấn cá nhân
khi người được xét nghiệm đến nhận kết quả. Khi nhận được kết quả, người tham gia đến
một mình với phiếu hẹn trả kết quả gốc mà họ được phát. Nếu không có phiếu hẹn, kết quả
xét nghiệm sẽ không được thông báo.
24
IX. CÁC VấN Đề Về ĐạO ĐứC NGHIêN CứU
Sự tham gia của tất cả các đối tượng vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện. Tầm
quan trọng của việc tự nguyện chấp thuận tham gia nghiên cứu được nhấn mạnh tại các
buổi tập huấn cho cán bộ tại thực địa. Tuyệt đối giữ bí mật thông tin về người tham gia
nghiên cứu cũng được nhấn mạnh trong toàn bộ quá trình. Không có thông tin nào về tên
tuổi và địa chỉ của người tham gia nghiên cứu được ghi nhận lại.
Đề cương nghiên cứu, bộ câu hỏi và bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu cho các nhóm
quần thể nghiên cứu được Ban xét duyệt đạo đức nghiên cứu, Viện VSDTTƯ, Bộ Y tế Việt Nam
và Uỷ ban bảo vệ người tham gia nghiên cứu của tổ chức FHI 360 đồng phê duyệt
Các thủ tục cơ bản sau đây được tiến hành nhằm bảo vệ người tham gia nghiên cứu trong
trường hợp có những ảnh hưởng không mong muốn từ nghiên cứu


Các buổi thảo luận với người sử dụng lao động (chẳng hạn như chủ quán bar, Karaoke)
nhằm làm rõ mục đích nghiên cứu. Điều tra viên không thu thập thông tin cá nhân người
tham gia và điền vào bất kỳ biểu mẫu số liệu nào, không có thông tin nào được cung cấp
cho người sử dụng lao động và sự tham gia là hoàn toàn tự nguyện. Điều tra viên tuyệt
đối không can thiệp ảnh hưởng tới việc tuyển dụng của người sử dụng lao động.

Thông tin về nghiên cứu được chuyển tải tới quần thể nghiên cứu thông qua các tổ chức
Phi Chính Phủ, qua các buổi làm việc trực tiếp với các nhóm, tổ chức các buổi giáo dục tại
nơi làm việc hoặc thông qua các đồng đẳng nhằm thông báo trước khi tuyển chọn người
tham gia nghiên cứu. Tại những buổi thảo luận, các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu
được đưa ra giải thích và trả lời rõ ràng

Trước khi tuyển chọn, cán bộ nghiên cứu giải thích cho những người có đủ điều kiện,
được chọn tham gia nghiên cứu các thủ tục nghiên cứu một cách chi tiết và trả lời tất cả
các câu hỏi thắc mắc của họ. Cán bộ nghiên cứu luôn nhấn mạnh rằng nếu người tham
gia quyết định thôi không tham gia nghiên cứu nữa, quyết định đó không hề ảnh hưởng
tới các dịch vụ mà họ đang được các tổ chức hay phòng khám cung cấp. Chữ ký của
người làm chứng, và chữ ký của cán bộ nghiên cứu cùng được thu thập trong thoả thuận
tham gia nghiên cứu

Đây là nghiên cứu vô danh. Không có tên hoặc đặc điểm nhận dạng cá nhân nào được
thu thập. Tất cả các bộ câu hỏi và các mẫu bệnh phẩm sinh học đều được dán mã số
nghiên cứu riêng. Người tham gia nghiên cứu được phát một phiếu hẹn mang mã số
riêng của họ và họ dùng phiếu này để nhận kết quả xét nghiệm, tư vấn cá nhân, chữa STI
miễn phí. Do không có các đặc điểm nhận dạng nên không thể xác định ai có xét nghiệm
dương tính hoặc xác định ai tham gia và ai không tham gia vào nghiên cứu. Tại thời gian
và địa điểm nhất định, người tham gia đến để nhận kết quả xét nghiệm sử dụng phiếu
hẹn trả kết quả.


Các cán bộ địa phương và trung ương theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện và hoàn
thành thoả thuận tham gia nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP
25

×