Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Kết Quả Chương Trình Giám Sát Kết Hợp Hành Vi Và Các Chỉ Số Sinh Học HIV/STI (IBBS) Tại Việt Nam 2005-2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 82 trang )

VIỆT NAM

2006
06
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE)
Số 1 Yersin, Hà Nội
Tel: (84-4) 972 1005
Fax: (84-4) 821 0541
Email:
FHI/Việt Nam
Tầng 3, số 1 Bà Triệu, Hà Nội
Tel: (84-4) 934 8560
Fax: (84-4) 934 8550
Email:
Kết quả Chương trình giám sát
kết hợp hành vi và các chỉ số
sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam
2005 – 2006
BỘ Y TẾ
CƠ QUAN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
Vin V sinh dch t trung ương (NIHE)
Nguyễn Trần Hiển
Nguyễn Anh Tuấn
Bùi Đức Thắng
T chc sc kho gia đình quc t (FHI)
Stephen J. Mills
Nguyễn Duy Tùng
Trần Vũ Hoàng
Nguyễn Đức Dương
Cc Phòng Chng HIV/AIDS Vit Nam (VAAC)
Nguyễn Thanh Long


Phan Thị Thu Huơng
Trung tâm phòng chng và kim soát bnh tt Hoa Kỳ (CDC)
Mitchell Wolfe
Lê Nguyễn Linh-Vy
Ray L Ransom
Cơ quan phát trin quôc t Hoa Kỳ (USAID)
Nguyễn Minh Thắng
PHÂN TÍCH S LIU VÀ CHUN B BÁO CÁO
Trần Vũ Hoàng
Nguyễn Anh Tuấn
Stephen J. Mills
Nguyễn Duy Tùng
Bùi Đức Thắng
Nguyễn Thanh Hà
Lê Thị Cẩm Thuý
Nguyễn Lê Hải
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn các cán bộ, giám sát viên, điều tra viên, kỹ thuật viên xét nghiệm của Uỷ
ban phòng phống AIDS, Trung Tâm phòng chống AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh thành phố:
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang đã hỗ trợ nhóm nghiên
cứu trong quá trình thu thập số liệu.
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn ông Richard Pierce về những đóng góp trong quá trình hiệu chỉnh bản
tiếng Anh của báo cáo.
Trân trọng cảm ơn Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã hợ trợ tài chính và kỹ thuật cho nghiên cứu
từ nguồn kinh phí của Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho chương trình phòng
chống AIDS (PEPFAR).
Nhà xuất bản Y học
VIETNAMESE AND AMERICANS
IN PARTNERSHIP TO FIGHT HIV/AIDS
7JFjO74%55e
2 0 0 5 – 2 0 0 6

Kt qu Chương trình
giám sát kt hp hành vi và
các ch s sinh hc HIV/STI
(IBBS) ti Vit Nam

v
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
MC LC
DANH MC T VIT TT vi
LI GII THIU
1
TÓM TT NGHIÊN CU 2
TNG QUAN
5
MC TIÊU
6
PHƯƠNG PHÁP
7
1. Địa điểm nghiên cứu và quần thể nghiên cứu 7
2. Cỡ mẫu 8
3. Phương pháp chọn mẫu 9
4. Các chỉ số nghiên cứu 11
5. Thu thập số liệu 11
6. Quy trình xét nghiệm 14
7. Quản lý và phân tích số liệu 15
8. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu 15
KT QU 1
7
1. Đặc điểm các nhóm quần thể nghiên cứu 17

2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STI trong các nhóm quần thể nghiên cứu 19
2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV 19
2.2. Tỷ lệ hiện nhiễm STI 21
3. Hành vi nguy cơ của các nhóm quần thể nghiên cứu 23
3.1. Người nghiện chích ma túy 23
3.2. Phụ nữ mại dâm 27
3.3. Nam quan hệ tình dục đồng giới 32
4. Tiếp cận với các chương trình can thiệp 38
HN CH CA NGHIÊN CU 4
3
KT LUN VÀ KHUYN NGH 4
5
PH LC
48
Phụ lục I: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm người NCMT 48
Phụ lục II: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm phụ nữ MDĐP 55
Phụ lục III: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm phụ nữ MDNH 61
Phụ lục IV: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm MSM 67
TÀI LIU THAM KHO 7
4
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
vi
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCS Bao cao su
BKT Bơm Kim Tiêm
BTTX Bạn tình thường xuyên
BTKTX
Bạn tình không thường xuyên
ĐTGSHV Điều tra giám sát hành vi

FHI Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
IBBS Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI
LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội
MARP Quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV
MDĐP Mại dâm đường phố
MDN Mại dâm nam
MDNH Mại dâm tại tụ điểm nhà hàng, cơ sở dịch vụ, giải trí
MSM Nam QHTD đồng giới
NCMT Nghiện chích ma túy
PEPFAR Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho phòng chống AIDS
PNMD Phụ nữ mại dâm
QHTD Quan hệ tình dục
RDS Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát
STI Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNGASS Khoá họp đặc biệt về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc
US CDC Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
USAID Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
VCT Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
Vin VSDTTƯ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE)
DANH MC T VIT TT
1
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
Số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm cuối của thập kỷ 90 cho
thấy khả năng lan truyền mạnh của dịch HIV, với các mức độ khác nhau trong nhiều nhóm quần thể nguy cơ,
nhất là ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ, An Giang. Mặc dù dịch
HIV ở Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn “dịch tập trung”, tác động chủ yếu tới những quần thể có nguy
cơ cao như người tiêm chích ma tuý, phụ nữ mại dâm và khách hàng của họ, và những người có hành vi tình

dục không an toàn với nhóm quần thể có nguy cơ cao, tuy nhiên, đã có những bằng chứng cho thấy dịch
HIV đã lây truyền trong các nhóm quần thể nguy cơ thấp và có khả năng thay đổi nhanh với những diễn biến
phức tạp. Kết quả nghiên cứu “Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 2005 – 2010” do Bộ Y tế và Tổ
chức Sức khoẻ gia đình Quốc tế, với sự hỗ trợ của USAID, tiến hành năm 2004 cho thấy ước tính có 263.470
người nhiễm HIV vào năm 2005 và dự báo đến năm 2010 sẽ có 311.500 người nhiễm ở Việt Nam.
Hệ thống giám sát HIV/AIDS quốc gia được thiết lập từ năm 1994 đã cung cấp kịp thời những thông tin cập
nhật phục vụ công tác hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS. Ước tính và
dự báo HIV/AIDS 2005-2010 đã được sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng và triển khai Chiến lược phòng
chống HIV/AIDS của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV hoàn toàn có
thể được cảnh báo sớm nhờ giám sát hành vi của mỗi cá nhân và sự thay đổi hành vi của họ là một trong
những yếu tố quyết định diễn biến dịch HIV. Do vậy, bên cạnh hệ thống giám sát huyết thanh học HIV,
từ năm 2000, Bộ Y tế đã bắt đầu thực hiện các điều tra giám sát hành vi liên quan tới lây nhiễm HIV/AIDS
nhằm bổ sung thông tin cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Kế hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR),
năm 2005-2006 Bộ Y tế, Viện Vệ Sinh Dịch Tế Trung Ương đã tiến hành điều tra giám sát kết hợp hành vi và
các chỉ số sinh học tại 7 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và An
Giang. Đây là một điều tra có hệ thống trên quy mô cộng đồng, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao lây
nhiễm HIV cao nhất (người nghiện chích ma tuý, phụ nữ mại dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới) nhằm
cung cấp các chỉ số về hành vi, cũng như tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình
dục. Những kết quả chính từ cuộc điều tra được tổng hợp trong báo cáo “Kết quả chương trình giám sát kết
hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam”.
Bộ Y tế trân trọng giới thiệu báo cáo này với các cơ quan tham gia phòng chống AIDS tại Việt Nam và các bạn
đồng nghiệp, tin tưởng rằng báo cáo này sẽ cung cấp được những thông tin có giá trị cho việc xây dựng các can
thiệp dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS hiệu quả và giúp theo dõi, đánh giá chương trình trong thời gian tới.
Nhân dịp xuất bản báo cáo, Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự hợp tác của cơ quan phòng chống AIDS các địa
phương trên địa bàn nghiên cứu, các cán bộ trực tiếp tham gia chương trình. Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ
trợ tài chính và kỹ thuật từ Cơ quan hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa
Kỳ (CDC) và Tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI) trong việc thực hiện chương trình này.
LI GII THIU
Thứ trưởng Bộ Y tế

PGS. TS. Trịnh Quân Huấn
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
2
TÓM TT NGHIÊN CU
Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) được triển khai tại các tỉnh, thành
phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, An Giang và Cần Thơ từ tháng 11 năm 2005
đến tháng 6 năm 2006. Mẫu nghiên cứu được thu thập tại cộng đồng nhằm ước lượng tỷ lệ hiện
nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), các hành vi nguy cơ và mức độ tiếp
cận các chương trình can thiệp trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV (MARP). Các
nhóm quần thể này bao gồm phụ nữ mại dâm (PNMD), người nghiện chích ma tuý (NCMT) và nam
quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Phương pháp chọn mẫu chùm và chọn mẫu dây chuyền có kiểm
soát (RDS) đã được sử dụng nhằm lựa chọn 3.547 PNMD, 2.032 NCMT tại 7 tỉnh và 790 MSM tại Hà
Nội và TP HCM. Bên cạnh thông tin về hành vi nguy cơ được thu thập thông qua phỏng vấn cá nhân,
mẫu bệnh phẩm máu, nước tiểu và mẫu ngoáy hậu môn cũng được thu thập nhằm xác định tỷ lệ
hiện nhiễm HIV và STI.
Nhng phát hin chính
Người nghiện chích ma tuý: HIV đang lây nhiễm nhanh trong những người NCMT trẻ và mới
tiêm chích
Những người NCMT là quần thể có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất so với những quần thể khác, mặc dù
có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong những người NCMT cao nhất tại
Hải Phòng (66%) và Quảng Ninh (59%), thấp nhất tại An Giang (13%) và Đà Nẵng (2%). Kết quả nghiên
cứu cho thấy những dấu hiệu của sự lây truyền HIV nhanh chóng trong quần thể những người NCMT
trẻ tuổi và mới tiêm chích. Ví dụ, tại TP HCM, khoảng một nửa (48%) những người NCMT dưới 25 tuổi
và khoảng 1/4 người NCMT có thời gian tiêm chích dưới một năm. Tuy nhiên, HIV lan truyền rất nhanh
trong cả hai nhóm trên, với tỷ lệ hiện nhiễm tương ứng là 33% và 28%. Tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm
NCMT trẻ và mới tiêm chích tương đương với với tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT lớn tuổi và có
thời gian tiêm chích ma tuý dài hơn cũng được ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành phố khác.
Dựa trên số liệu hành vi tự báo cáo, tỷ lệ dùng chung BKT dường như có xu hướng giảm xuống, tuy
nhiên vẫn ở mức độ cao. Từ 12% đến 33% người NCMT báo cáo có dùng chung BKT trong khoảng

thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra. Tỷ lệ dùng chung BKT rất cao tại Đà Nẵng và các tỉnh phía nam
với 1/3 hoặc nhiều hơn người NCMT báo cáo có dùng chung BKT. Khi dùng chung BKT, người NCMT
thường dùng chung BKT với nhiều người, do đó họ có nguy cơ nhiễm HIV rất cao. Tại TP HCM, số liệu
cho thấy người NCMT trẻ và mới tiêm chích có hành vi không an toàn rất sớm, ngay sau khi họ bắt
đầu tiêm chích, và do đó tỷ lệ hiện nhiễm được dự báo sẽ tăng cao hơn mức 34%, là kết quả của điều
tra này.
Người NCMT cũng đồng thời có các hành vi tình dục không an toàn. Khoảng 1/2 người NCMT báo
cáo có QHTD trong vòng một năm trước cuộc điều tra. Tuỳ thuộc vào từng tỉnh, khoảng từ 20%- 40%
người NCMT báo cáo có QHTD với PNMD và từ 28% đến 60% có QHTD với BTTX trong 12 tháng trước
cuộc điều tra. Tỷ lệ sử dụng BCS thấp khi người NCMT có QHTD, đặc biệt trong nhóm những người đã
3
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
nhiễm HIV. Khoảng từ 1/5 đến 1/2 người NCMT đã nhiễm HIV tại Hà Nội, TP HCM và An Giang không
dùng BCS thường xuyên với vợ, bạn gái của họ.
Phụ nữ mại dâm: nhiễm HIV liên quan chặt chẽ với tiền sử tiêm chích ma tuý
Hơn 10% PNMD đã nhiễm HIV tại 5 trên 7 tỉnh, thành phố trong địa bàn nghiên cứu và tỷ lệ hiện
nhiễm trong nhóm MDĐP cao hơn tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MDNH. Tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất
được ghi nhận trong nhóm MDĐP tại Cần Thơ (29%) và Hà Nội (23%). Nhiễm HIV trong nhóm PNMD
có liên quan chặt chẽ tới hành vi tiêm chích ma tuý và những PNMD đã từng tiêm chích ma tuý dường
như có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những PNMD không tiêm chích ma tuý từ 3,5 tới 31 lần. Ví dụ,
trong nhóm MDĐP tại Hải Phòng, chỉ khoảng 3% những PNMD không có tiền sử tiêm chích ma tuý
nhiễm HIV, trong khi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD đã từng tiêm chích ma tuý là 55%.
Tỷ lệ hiện nhiễm STI thay đổi tuỳ thuộc vào từng tỉnh, thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm chlamydia cao
nhất trong nhóm MDĐP tại Hà Nội (17%), MDNH tại TP HCM (14%) và dưới 10% trong nhóm MDNH
tại Hà Nội, MDĐP tại TP HCM. Tỷ lệ hiện nhiễm lậu thấp hơn, trong khoảng từ 0,3% đến 2,7% tại Hà
Nội và TP HCM. Giang mai phổ biến hơn tại các tỉnh phía nam, đặc biệt tại TP HCM với 9% MDĐP và
7% MDNH hiện nhiễm.
Tỷ lệ sử dụng BCS tự báo cáo lần QHTD gần nhất với khách hàng rất cao và mặc dù kết quả này tương
tự như các nghiên cứu định lượng khác, song có thể bị ảnh hưởng bởi sai số báo cáo. Tuy nhiên, tỷ

lệ PNMD sử dụng BCS thường xuyên với khách trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra thấp hơn rất
nhiều, thay đổi từ 36% trong nhóm MDNH tại Quảng Ninh tới 89% trong nhóm MDĐP tại Cần Thơ.
Nhiều PNMD đã từng tiêm chích ma tuý, với tỷ lệ cao nhất trong nhóm MDĐP tại Hà Nội và Cần Thơ
(17%). Như đã đề cập ở phần trên, có mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ hiện nhiễm HIV và hành vi tiêm
chích ma tuý ở mức độ từng cá nhân cũng như ở mức độ quần thể: tỉnh, thành phố có tỷ lệ PNMD
tiêm chích ma tuý cao hơn, thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này tại tỉnh thành phố đó cũng cao
hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hành vi dùng chung BKT rất phổ biến trong nhóm PNMD, với
tỷ lệ sử dụng chung BKT cao hơn nhóm nam NMCT tại nhiều tỉnh, thành phố.
Nam quan hệ tình dục đồng giới: tỷ lệ nhiễm STI cao và nhiều hình thái hành vi nguy cơ
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tại TP HCM là 5% và tại Hà Nội là 9%, tuy nhiên sự khác biệt
trên không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ hiện nhiễm STI khá cao. Ví dụ, trung bình trong số 10 MSM tại
Hà Nội, có trên một người nhiễm lậu trực tràng (tỷ lệ là 12%), và 8% MSM tại Hà Nội nhiễm chlamydia
trực tràng. 22% MSM tại Hà Nội và 16% MSM tại TP HCM mắc ít nhất một nhiễm trùng lây truyền qua
đường tình dục.
MSM có nhiều bạn tình, với 44% MSM tại Hà Nội và 70% MSM tại TP HCM có 2 bạn tình hoặc nhiều
hơn trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra. Tình dục mại dâm cũng phổ biến trong nhóm quần thể
này với 22% MSM tại Hà Nội và 41% MSM tại TP HCM báo cáo có QHTD nhận tiền trong 1 tháng trước
cuộc điều tra. Tỷ lệ MSM có QHTD hậu môn, hành vi có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất trong nhóm MSM,
rất cao: đa số những lần QHTD với bạn tình nam là QHTD hậu môn. Khi QHTD có nhận tiền, 82% MSM
tại Hà Nội và 85% MSM tại TP HCM có QHTD hậu môn.
Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD hậu môn rất thấp, xấp xỉ 1/3 (29% tại Hà Nội và 37% tại TP HCM) báo cáo
sử dụng BCS thường xuyên với BTTX. 33% MSM tại Hà Nội và 51% MSM tại TP HCM báo cáo sử dụng
BCS thường xuyên khi QHTD có nhận tiền. Trung bình khoảng 4 trong số 10 MSM được hỏi cho biết
có QHTD với bạn tình nữ trong vòng 1 năm trước cuộc điều tra, và khoảng 15% MSM có QHTD với
PNMD.
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
4
Tỷ lệ MSM đã từng tiêm chích ma tuý tại Hà Nội cao hơn TP HCM (9% so với 4%). Tiêm chích ma tuý
cũng liên quan chặt chẽ với nhiễm HIV. Ví dụ, tại TP HCM, khoảng 1/3 (26%) những MSM đã từng

tiêm chích ma tuý đã nhiễm HIV, trong khi tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MSM chưa từng tiêm chích
là 5%.
Độ bao phủ của các chương trình can thiệp: Nhiều người nhiễm HIV không biết tình trạng
nhiễm của họ
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ bao phủ của các chương trình can thiệp đang được mở rộng, tuy
nhiên vẫn cần được tăng cường trong thời gian tới. Tỷ lệ đã từng xét nghiệm HIV và biết kết quả cao
nhất trong nhóm người NCMT tại Hải Phòng (40%), MDNH và người NCMT tại Hà Nội, với tỷ lệ tương
ứng là 39% và 34%. Tại TP HCM, với sự mở rộng của mạng lưới tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT)
trong những năm gần đây, trung bình có khoảng 1/5 số người thuộc tất cả các nhóm quần thể nguy
cơ cao cho biết họ đã từng xét nghiệm và biết kết quả.
Tuy nhiên, khoảng 3/4 những người đã nhiễm HIV trong nghiên cứu này không biết về tình trạng
nhiễm của họ. Ví dụ, 90% MSM đã nhiễm tại Hà Nội, 84% người NCMT đã nhiễm HIV tại Cần Thơ, 75%
MDĐP và 85% MDNH đã nhiễm HIV tại An Giang không biết là họ đã nhiễm HIV.
Tiếp cận với các chương trình can thiệp cộng đồng trong nhóm NCMT thay đổi từ 18% tại Hà Nội tới
59% tại TP HCM, trong khi tỷ lệ này trong nhóm PNMD thay đổi trong khoảng 34% tại Hà Nội tới 81%
tại Cần Thơ. 60% MSM tại TP HCM và 53% MSM tại Hà Nội đã từng nhận được thông tin giáo dục về
những hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Tỷ lệ PNMD nhận được BCS trong khoảng thời gian 6 tháng
trước cuộc điều tra tương đương tỷ lệ PNMD tiếp cận được với các chương trình can thiệp cộng đồng.
Tỷ lệ nhận được BKT sạch thấp hơn, với khoảng từ 56% tới 97% người NCMT tại các tỉnh trên địa bàn
nghiên cứu báo cáo đã từng nhận được BKT trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra.
5
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
Nhiều bằng chứng dịch tễ học cho thấy các quần thể có nguy cơ cao nhất nhiễm HIV ở Việt Nam là
những người tiêm chích ma tuý, phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và bạn tình của
của những người này. Số liệu giám sát trọng điểm cho thấy sự phát triển nhanh chóng của dịch HIV
tại TP HCM trong giai đoạn 1998 - 2001, khởi đầu trong nhóm nam NCMT trẻ tuổi, trong độ tuổi hoạt
động tình dục, sau đó lan truyền sang mạng luới tình dục mại dâm và sẽ lan truyền sang cộng đồng
dân cư bình thường nếu như không có những can thiệp hiệu quả.
Tại nhiều thời điểm và tại một số khu vực, hệ thống giám sát trọng điểm chủ yếu tiến hành trong các

trung tâm giáo dục dạy nghề, trung tâm 05-06 hoặc tại các bệnh viện, phòng khám. Do đó, nguồn
số liệu trên có thể không phản ánh diễn biến và chiều hướng nhiễm HIV, STI cũng như chiều hướng
hành vi nguy cơ trên thực tế, như kết quả từ mẫu nghiên cứu đại diện được thu thập trong các nhóm
quần thể nguy cơ cao tại cộng đồng.
Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học, với những kết quả được trình bày trong báo cáo này,
được thiết kế nhằm bổ sung những nguồn thông tin thiếu hụt trên. Nghiên cứu này bao gồm số liệu
về tỷ lệ hiện nhiễm HIV, STI và hành vi nguy cơ trong nhóm NCMT, PNMD, MSM tại các tỉnh, thành phố
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của dịch HIV, ở khu vực phía Bắc là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, ở
khu vực phía Nam là TP HCM, Cần Thơ, An Giang và thành phố Đà Nẵng ở khu vực miền Trung.
TNG QUAN
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
6
Giám sát kt hp hành vi và các ch s sinh hc nhm:

Đo lường tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác
(giang mai, lậu, chlamydia) trong các nhóm NCMT, PNMD và MSM .

Đo lường các hành vi nguy cơ nhiễm HIV và thực hành hành vi dự phòng trong các nhóm
quần thể nghiên cứu.

Ước lượng độ bao phủ và tiếp cận các can thiệp dự phòng

Cung cấp các thông tin quan trọng giúp vận động và xây dựng chính sách.
MC TIÊU
7
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
1. Đa đim nghiên cu và qun th nghiên cu
1.1. Đa đim nghiên cu:

Bảy tỉnh và thành phố đã được chọn vào nghiên cứu gồm có Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, TP HCM,
Cần Thơ, An Giang và Đà Nẵng. Sáu trong số 7 tỉnh/thành phố này (trừ Đà Nẵng), là địa bàn trọng điểm
trong Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho cho phòng chống AIDS (PEPFAR).
Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học được tiến hành trên 3 nhóm quần thể có nguy cơ cao
nhất: Người NCMT (tại tất cả các tỉnh), PNMD bao gồm MDĐP và MDNH (tại tất cả các tỉnh), và MSM
(tại Hà Nội và TP HCM).
PHƯƠNG PHÁP
Bảng 1: Khu vực tuyển chọn người tham gia nghiên cứu
Tỉnh/thành phố
Quận huyện (khu vực tuyển chọn người
tham gia nghiên cứu)
Vị trí các trung tâm nghiên cứu
Hà nội Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy Đống Đa
Hải Phòng Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An Lê Chân
Quảng Ninh Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả
1
Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả
Đà Nẵng Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiều Hải Châu
TP. Hồ Chí Minh Quận 1, 3, 8 và Bình Thạnh Quận 1 và Quận 8
Cần Thơ Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy Ninh Kiều
An Giang Long Xuyên, Châu Đốc Long Xuyên, Châu Đốc
Tùy thuộc vào tình hình địa phương, tại mỗi tỉnh và thành phố, các quận huyện được chọn nghiên cứu
đều được coi là các “điểm nóng”, nơi có nhiều người có thể tuyển chọn tham gia nghiên cứu. Các “điểm
nóng” do nhóm nghiên cứu và các cán bộ địa phương đề xuất sau đợt đánh giá trước điều tra ở 7 tỉnh,
thành phố. Cụ thể về địa bàn nghiên cứu tại mỗi tỉnh, thành phố được trình bày trong bảng 1.
Đối với nhóm NCMT, phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS), theo như mô tả dưới
đây, được áp dụng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ. Do đó, địa điểm tuyển chọn người NCMT
tham gia nghiên cứu ở những thành phố này có thể không chỉ giới hạn tại các quận huyện liệt kê
trong bảng trên.
Nhóm MSM chỉ được nghiên cứu tại Hà Nội và TP HCM với phương pháp chọn mẫu RDS, do đó địa

bàn nghiên cứu của nhóm ngày tại hai thành phố cũng không giới hạn về địa lý.
1

Ở tỉnh Quảng Ninh: toàn bộ nhóm NCMT được chọn mẫu ở Cẩm Phả. Toàn bộ nhóm PNMD được chọn mẫu ở Hòn Gai và Bãi Cháy.
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
8
1.2. Qun th nghiên cu và tiêu chun tuyn chn:
Nhóm nghiện chích ma túy (NCMT):
Người NCMT trong nghiên cứu này là nam giới, 18 tuổi trở lên, hiện đang nghiện chích ma túy (tiêu
chí này được xác định bằng hành vi tiêm chích ma túy trong vòng một tháng trước cuộc điều tra), tiếp
cận được tại các tụ điểm được chọn (ở Hải Phòng, Quảng Ninh và An Giang) vào thời điểm nghiên cứu,
và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD):
PNMD được tuyển chọn dựa trên các tiêu chuẩn sau: nữ giới ở độ tuổi 18 trở lên, có QHTD để kiếm tiền
ít nhất là một lần trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra, làm việc trên đường phố (MDĐP) hoặc các
tụ điểm như quán karaoke, các điểm massage (MDNH). Ở một vài tỉnh, mặc dù PNMD được xác định ở
các cơ sở dịch vụ giải trí, song dựa vào đặc điểm và hình thức làm việc của họ, những người này được
coi như những phụ nữ thuộc nhóm MDĐP. Ví dụ, tại Hải Phòng, một số PNMD hoạt động trong nhà
hàng vẫn được xem là PNMD đường phố do họ phải di chuyển từ đường phố vào trong các tụ điểm,
nhằm tránh các chiến dịch truy quét trên đường phố.
Nhóm nam QHTD đồng giới (MSM):
Nhóm MSM được chọn tham gia nghiên cứu dưạ trên các tiêu chuẩn: nam giới ở độ tuổi 15 trở lên, có
QHTD với nam giới ít nhất là một lần trong vòng 12 tháng qua, và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2. C mu
Cỡ mẫu của từng nhóm quần thể nghiên cứu được tính toán để có thể phát hiện sự khác biệt 15%
giữa 2 vòng điều tra về các hành vi như thường xuyên dùng BCS và dùng chung BKT. Nếu thực sự có
thay đổi trong tỷ lệ PNMD thường xuyên dùng BCS ở mức 15%, với 300 PNMD được chọn cho mỗi
vòng, nghiên cứu có thể chứng minh được sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê. Cỡ mẫu thu thập
được trình bày trong bảng 2.

Bảng 2: Cỡ mẫu nghiên cứu được thu thập.
Tỉnh /thành phố NCMT MDĐP MDNH MSM
Hà Nội 296 275 224 397
Hải Phòng 301 279 274
Quảng Ninh 266 161 185
Đà Nẵng 274 175 313
TP. Hồ Chí Minh 296 298 302 393
Cần Thơ 299 162 300
An Giang 300 238 361
Tổng cộng 2.032 1.588 1.959 790
9
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
3. Phương pháp chn mu
Phương pháp chọn mẫu sử dụng trong nghiên cứu IBBS được thể hiện trong bảng 3:
Bảng 3: Phương pháp chọn mẫu.
NCMT MDĐP MDNH MSM
Hà Nội
*
√ √
*
Hải Phòng √ √ √
Quảng Ninh x x √
Đà Nẵng
*
x x
TP HCM
*
x √
*

Cần Thơ
*
x x
An Giang x x x
Chọn mẫu dây chuyền có
kiểm soát (RDS)
*
Chọn mẫu chùm√
Chọn toàn bộx
3.1. Chn mu chùm hai giai đon:
Hai giai đoạn chọn mẫu bao gồm:

Giai đoạn I: xây dựng khung mẫu và lựa chọn chùm.

Giai đoạn II: lựa chọn các cá nhân tham gia nghiên cứu.
Giai đon I:
Xây dựng khung mẫu và lựa chọn chùm. Bản đồ các tụ điểm từng nhóm quần thể, nơi các cá
thể có thể tiếp cận được nhằm tuyển chọn họ tham gia nghiên cứu, được xây dựng ở từng tỉnh, thành phố.
Quá trình lập bản đồ kéo dài trong khoảng 2 tuần cho mỗi nhóm quần thể tại các khu vực được chọn (Xem
bảng 1: Khu vực tuyển chọn người tham gia nghiên cứu). Trước khi triển khai lập bản đồ các nhóm đối
tượng nghiên cứu, một khóa tập huấn 3 ngày được tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố. Khóa tập huấn cung
cấp các phương pháp giúp xác định được thành viên của các nhóm quần thể, cách tiếp cận họ, ước lượng
và ghi nhận kích cỡ quần thể tại mỗi tụ điểm. Kỹ năng phỏng vấn cũng được cung cấp trong khóa tập huấn
này. Cán bộ tham gia quá trình lập bản đồ do các cơ quan chức năng về phòng chống AIDS tuyến tỉnh lựa
chọn, bao gồm cán bộ Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, hoặc trung tâm phòng chống AIDS tuyến tỉnh,
nhân viên y tế tại quận huyện, cán bộ xã hội và cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên.
Trong thời gian triển khai thực địa, các cán bộ lập bản đồ tới các khu vực được phân công xác định
các tụ điểm có thể có các nhóm quần thể nghiên cứu. Thông qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với
một số người cung cấp thông tin chính, nhóm cán bộ bắt đầu quá trình lập bản đồ từ một vài tụ điểm
được xác định ban đầu, sau đó áp dụng phương pháp hòn tuyết lăn (snowballing) để tìm kiếm thêm

các tụ điểm khác trong địa bàn được phân công. Ở mỗi tụ điểm, để thu thập được thông tin về kích
cỡ quần thể và cách tiếp cận với từng đối tượng mục tiêu, các cuộc phỏng vấn nhanh với nhân viên
bảo vệ, chủ nhà hàng, những người ở khu vực lân cận được tiến hành, hoặc có thể thông qua đếm
trực tiếp. Thông tin của mỗi tụ điểm được ghi lại vào phiếu thu thập số liệu trong đó nêu rõ địa chỉ,
các dấu hiệu đặc biệt để nhận biết và 3 ước tính về kích cỡ quần thể: ước lượng cao, ước lượng trung
bình và ước lượng thấp.
Các bảng số liệu được cập nhật và lưu trữ trên máy tính hàng ngày trong suốt quá trình lập bản đồ.
Quá trình lập bản đồ kết thúc khi không có thêm một tụ điểm mới nào được xác định hoặc được giới
thiệu thêm.
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
10
Kết thúc quá trình lập bản đồ các nhóm đối tượng nghiên cứu, toàn bộ thông tin về các tụ điểm được
phát hiện cùng kích cỡ quần thể tại từng tụ điểm được tổng hợp để xây dựng khung chọn mẫu cho
từng nhóm quần thể nghiên cứu. Ước lượng trung bình được sử dụng để xây dựng khung mẫu và lựa
chọn chùm nghiên cứu. Đơn vị chọn mẫu cơ bản (PSU) hay chùm được định nghĩa là một nhóm gồm
3 thành viên của quần thể nghiên cứu. 100 chùm trong mỗi nhóm quần thể nghiên cứu được lựa chọn
một cách ngẫu nhiên sử dụng phần mềm Csurvey (Frerichs, 1999). Danh mục các tụ điểm được chọn
vào nghiên cứu cùng địa chỉ và số lượng cá thể cần điều tra tại từng tụ điểm cụ thể được các cán bộ
giám sát tuyến trung ương thông qua lần cuối cùng.
Giai đon II:
Lựa chọn các cá thể tham gia nghiên cứu tại các tụ điểm được chọn. Trong quá trình thu
thập số liệu, các cán bộ được phân công (cán bộ giám sát tuyến tỉnh) cùng các giáo dục viên đồng đẳng
đến các tụ điểm được chọn, xác định và tiếp cận các cá thể có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
Tại một tụ điểm được chọn, có thể có nhiều hơn một chùm cần được điều tra. Khi nhóm nghiên cứu
tới tụ điểm đó, nếu phát hiện thấy số lượng cá nhân có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu nhiều hơn
cỡ mẫu yêu cầu, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Nếu không, toàn bộ số
người tại tụ điểm trong thời gian đó được lựa chọn. Trong trường hợp nếu không đạt được cỡ mẫu
tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu quay lại tụ điểm này vào thời điểm khác để tiếp tục tuyển chọn
thêm số người tham gia cho đến khi đạt được cỡ mẫu phân bổ cho tụ điểm đó.

Tất cả các cá nhân hội đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được giải thích tóm tắt về mục đích của
nghiên cứu và được phát giấy mời tham gia có ghi đầy đủ thông tin cơ bản về nghiên cứu, địa chỉ các
trung tâm nghiên cứu nơi thu thập số liệu, và ngày hẹn phỏng vấn. Nếu quá ngày hẹn 2 tuần mà cá
nhân được chọn không đến trung tâm nghiên cứu, người thay thế sẽ được lựa chọn tại chính tụ điểm
đó. Sau nhiều nỗ lực tuyển chọn nhằm đạt đủ cỡ mẫu phân bổ, nhưng vẫn không thể đạt được, có
thể tiến hành lựa chọn người tham gia ở các tụ điểm gần nhất trong khung mẫu để thay thế. Toàn
bộ kế hoạch thay thế này đều được Viện VSDTTƯ xem xét và phê chuẩn sau khi tham khảo ý kiến của
các cán bộ tại địa phương.
3.2. Phương pháp chn toàn b:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp không áp dụng phương pháp chọn mẫu chùm. Sau
quá trình lập bản đồ, nếu ước tính kích cỡ quần thể nghiên cứu nhỏ hơn cỡ mẫu dự kiến, phương pháp
chọn toàn bộ sẽ được sử dụng. Nhóm nghiên cứu đến toàn bộ các tụ điểm được liệt kê, với sự trợ giúp
của các giáo dục viên đồng đẳng, tiếp cận với các cá nhân đủ điều kiện tham gia, giải thích mục đích,
và phát giấy mời tham gia nghiên cứu (giống giấy mời dùng trong chọn mẫu chùm nêu trên).
3.3. Chn mu dây chuyn có kim soát (RDS):
Phương pháp chọn mẫu này được áp dụng với nhóm NCMT tại 4 thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, TP
HCM và Cần Thơ) và nhóm MSM tại 2 thành phố (Hà Nội, TP HCM). Đây là phương pháp chọn mẫu
dây chuyền thông qua sự giới thiệu của chính những người được phỏng vấn, song không hoàn toàn
giống với phương pháp hòn tuyết lăn “snowball”, phương pháp này cho chúng ta ước tính chính xác
về những biến số nghiên cứu của quần thể (Heckathorn, 1997).
Quá trình tuyển chọn bắt đầu bằng tuyển chọn các cá nhân đầu tiên tham gia nghiên cứu: họ được
xem như những “hạt giống”. Các tiêu chuẩn để lựa chọn “hạt giống” là: những người có các đặc
điểm khác biệt nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau và biết rõ các mạng lưới của quần thể nghiên cứu.
Những “hạt giống” do nhóm nghiên cứu lựa chọn có tham khảo ý kiến và sự giới thiệu của các cán
bộ tại địa phương.
11
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
Sau khi kết thúc phỏng vấn các cá nhân tham gia ban đầu và phát phiếu tuyển chọn để họ tiếp tục
chọn lựa các đồng đẳng trong nhóm, những người này không còn là đối tượng nghiên cứu, mà trở

thành người đi tuyển chọn. Khi một người nào đó được tuyển chọn, nhưng chưa tham gia vào nghiên
cứu, người đó được xem như một người được chọn.
Đợt đầu tiên tuyển chọn đối tượng nghiên cứu được các “hạt giống” thực hiện. Sau đó, mỗi người
được chọn và tham gia vào nghiên cứu đều được nhận 3 phiếu tuyển chọn nhằm giúp họ tuyển các
đồng đẳng trong nhóm vào nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào tình hình của từng địa phương và từng nhóm
quần thể nghiên cứu, có từ 5 đến 8 đợt tuyển chọn được tiến hành để đạt được cỡ mẫu dự kiến.
Phiếu tuyển chọn được mã hóa nhằm liên kết giữa người đi tuyển chọn và người được chọn. Mã số
của phiếu tuyển chọn được ghi lại trên các bộ câu hỏi. Tất cả các nhân viên tiếp đón tại trung tâm
nghiên cứu được tập huấn về quy trình quản lý phiếu tuyển chọn. Toàn bộ người mới được chọn tới
trung tâm nghiên cứu đều được ghi nhận vào bảng quản lý phiếu tuyển chọn.
4. Các ch s nghiên cu:
Các chỉ số chính trong nghiên cứu được xác định dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và các chỉ số
UNGASS, bao gồm:

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, giang mai, lậu và chlamydia.

Hành vi tình dục trong đó bao gồm số lượng bạn tình và các loại bạn tình (“mại dâm”,
“thường xuyên” và “không thường xuyên”, nam giới và nữ giới)

Sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình khác nhau

Thực hành hành vi khác liên quan đến sử dụng BCS và tình dục an toàn

Kiến thức hiểu biết về STI và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc khi mắc STI

Kiến thức và thái độ đối với HIV/AIDS

Sử dụng ma túy và chất gây nghiện (bao gồm tiêm chích ma túy và dùng chung BKT)

Nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV và STI


Tiếp cận các can thiệp dự phòng HIV/AIDS

Các câu hỏi về mạng lưới (chỉ dành cho phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát):
các câu hỏi về cơ cấu mạng lưới, quan hệ của thành viên tham gia nghiên cứu và hiểu biết
về người được tuyển chọn, đều được đưa vào trong bộ câu hỏi.
5. Thu thp s liu
5.1. Chun b thu thp s liu
Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi: bộ câu hỏi được soạn thảo để đo lường toàn bộ các chỉ số cơ bản
như mô tả ở trên. Bộ câu hỏi dài khoảng 10 trang và mất khoảng 30 – 40 phút để hoàn tất các câu
trả lời. Mỗi bộ câu hỏi đều có số mã số nghiên cứu (ID) riêng biệt, mã hóa cho từng người tham gia
nghiên cứu. Mã số nghiên cứu này cũng được dán trên các ống nghiệm đựng mẫu bệnh phẩm sinh
học (máu, nước tiểu, v.v.).
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
12
Các bộ câu hỏi được thử nghiệm thông qua phỏng vấn thử một số người NCMT, PNMD, MSM và có
những chỉnh sửa, điều chỉnh về cấu trúc, cách dùng từ và ngôn ngữ. Bộ câu hỏi cuối cùng được hoàn
chỉnh và thông qua với sự đồng thuận của tổ chức FHI và Viện VSDTTƯ.
Lựa chọn cán bộ phỏng vấn và tập huấn:
Cán bộ tại các trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống HIV/
AIDS, các cán bộ xã hội được lựa chọn để thực hiện các cuộc phỏng vấn cho nghiên cứu này (điều tra
viên). Tiêu chuẩn tuyển chọn điều tra viên như sau:

Có kinh nghiệm làm việc với quần thể nguy cơ cao như người NCMT, PNMD, MSM

Mong muốn và có thể thu xếp đủ thời gian dành cho nghiên cứu

Có kinh nghiệm phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc


Cam kết tôn trọng người được phỏng vấn
Các cán bộ xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng hoặc Trung tâm phòng chống AIDS tuyến tỉnh
được phân công thu thập các mẫu bệnh phẩm sinh học. Cán bộ tư vấn chịu trách nhiệm tư vấn trước
và sau xét nghiệm tại các trung tâm này cũng tham gia vào quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm.
Một khóa tập huấn 3-4 ngày được tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố trước giai đoạn thu thập số liệu. Nội
dung tập huấn bao gồm kiến thức, các kỹ năng phỏng vấn, giới thiệu về bộ câu hỏi, kinh nghiệm và
hướng dẫn cách tiếp cận các nhóm quần thể nghiên cứu. Điều tra viên có cơ hội thực hành đóng vai
hoặc thảo luận với các giáo dục viên đồng đẳng đang làm việc cho các chương trình can thiệp đang
được triển khai trên địa bàn. Một số chủ đề phụ trợ khác như quản lý quy trình chọn mẫu dây chuyền
có kiểm soát, tuân thủ quy trình nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, hoặc theo dõi, giám sát quá
trình thu thập số liệu cũng được đưa vào chương trình tập huấn.
Các cán bộ xét nghiệm tham gia nghiên cứu được các cán bộ xét nghiệm của Viện VSDTTƯ tập huấn
về cách thu thập mẫu bệnh phẩm, bảo quản và tiến hành xét nghiệm tuân thủ theo Hướng dẫn quốc
gia về xét nghiệm HIV và STI.
5.2. Trung tâm nghiên cu và quá trình thu thp s liu
Các trung tâm nghiên cứu được thiết lập nhằm thu thập số liệu hành vi và mẫu bệnh phẩm sinh học.
Mỗi nhóm quẩn thể có một trung tâm nghiên cứu riêng trên địa bàn nghiên cứu. Sau đây là các yếu
tố đã được cân nhắc xem xét khi lựa chọn địa điểm làm trung tâm nghiên cứu:

Có khoảng cách hợp lý về mặt địa lý với các tụ điểm nhóm quần thể nghiên cứu.

Trường hợp các tụ điểm quần thể nghiên cứu phân tán rải rác, một vị trí tại khu vực trung
tâm được chọn lựa.

Đủ chỗ và không gian dành cho khu vực đón tiếp, phòng phỏng vấn và phòng thu thập
mẫu bệnh phẩm. Các yếu tố liên quan đến tính bảo mật, riêng tư và tôn trọng người tham
gia là các yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét, chọn lựa.

Phải có đầy đủ điện, nước máy, và khu vệ sinh.


Vị trí thuận tiện và dễ tìm.
13
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
Do gặp khó khăn trong việc thuê địa điểm tạm thời để thu thập số liệu, ở một số tỉnh, câu lạc bộ dành
cho các nhóm quần thể có nguy cơ cao trong khuôn khổ các dự án can thiệp được sử dụng làm trung
tâm nghiên cứu.
Mỗi một trung tâm nghiên cứu đều có ba khu vực riêng biệt: Khu tiếp đón, phòng phỏng vấn, và
phòng lấy mẫu bệnh phẩm, bao gồm khu vực được bố trí dành cho tư vấn cá nhân.
Khi các đối tượng được mời tới trung tâm nghiên cứu, họ tiến hành thủ tục đăng ký tại bàn tiếp đón.
Nhân viên tiếp đón thực hiện các bước sàng lọc cơ bản đối với những người được mời tới tham gia
bằng cách đặt các câu hỏi dựa theo các tiêu chuẩn lựa chọn người tham gia nghiên cứu. Những người
không đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại. Ngoài ra, nhân viên tiếp đón cũng hỏi một số câu hỏi nhằm sàng lọc
và loại ra những người đã tham gia nghiên cứu. Điều này giúp tránh sự trùng lặp trong quá trình chọn
mẫu nghiên cứu. Trong trường hợp có những người đến trung tâm để xét nghiệm HIV song không đủ
tiêu chuẩn tham gia, họ sẽ được giới thiệu sang các trung tâm VCT gần nhất. Để kết thúc phần đăng
ký, nhân viên tiếp đón sẽ đọc cho những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia nghe thỏa thuận
tham gia nghiên cứu. Mọi thắc mắc cũng được giải thích ngay tại bàn tiếp đón. Nếu đồng ý, những
người được mời ký vào thoả thuận tham gia nghiên cứu. Nhân viên tiếp đón và một người làm chứng
cùng ký vào bản thoả thuận này. Bộ câu hỏi cùng với mã số nghiên cứu cho từng người tham gia được
chuẩn bị trong giai đoạn tiếp đón.
Sau khi kết thúc thủ tục đăng ký, những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được giới thiệu
sang phòng phỏng vấn. Phòng phỏng vấn được thu xếp đảm bảo kín đáo và riêng biệt. Những cuộc
phỏng vấn cá nhân được thực hiện bởi các điều tra viên đã được tập huấn. Ngay trước phỏng vấn,
điều tra viên hỏi thêm một câu hỏi sàng lọc khác để chắc chắn rằng những người tham gia đáp ứng
đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Bộ câu hỏi có cấu trúc được sử dụng trong quá trình phỏng vấn, các cán bộ
phỏng vấn có thể giúp người tham gia hiểu rõ hơn nội dung các câu hỏi nếu được yêu cầu. Tuy nhiên,
không có gợi ý trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Tùy thuộc vào người tham gia, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài
khoảng 30 - 45 phút.
Khi phỏng vấn kết thúc, người tham gia được hướng dẫn sang phòng lấy mẫu bệnh phẩm. Tại đây,

những người tham gia sẽ được tư vấn trước xét nghiệm. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ lấy các mẫu bệnh
phẩm sinh học như lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu và ngoáy hậu môn. Tương tự với phòng phỏng vấn,
phòng xét nghiệm cũng được bố trí để đảm bảo được tính kín đáo và riêng biệt cho người tham
gia. Mỗi trung tâm nghiên cứu có một kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên trách lấy bệnh phẩm. Người
tham gia được phát một ống nghiệm và được hướng dẫn cách lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm lậu
và chalmydia.
Mã số nghiên cứu luôn được kiểm tra sau mỗi bước thực hiện nhằm bảo đảm rằng mã số được ghi
trong các bộ câu hỏi và mã số trên ống nghiệm đựng mẫu bệnh phẩm trùng khớp. Kết thúc quá trình
thu thập số liệu với mỗi cá nhân, nhân viên tiếp đón kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo rằng người
tham gia không bỏ sót quy trình nào.
Những người tham gia nghiên cứu nhận được một số tiền từ 30.000-50.000 đồng, khác nhau tuỳ
thuộc vào đối tượng và địa bàn nghiên cứu, tương đương với 1,8 - 3 USD để bù đắp cho thời gian họ
dành cho nghiên cứu.
Thu thập số liệu kéo dài khoảng 2 tháng rưỡi (kể cả tập huấn) tại mỗi tỉnh. Thời gian thu thập số liệu
tại 7 tỉnh/thành phố kéo dài từ tháng 12/2005 đến tháng 6/2006.
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
14
5.3. Theo dõi và kim đnh cht lưng
Tại mỗi tỉnh, một cán bộ Viện VSDTTƯ được phân công theo dõi toàn bộ quá trình nghiên cứu từ giai
đoạn lập bản đồ cho tới khi kết thúc thu thập số liệu. Cán bộ FHI, CDC, USAID và một số cộng tác viên
tham gia các chuyến công tác thực địa trong quá trình lập bản đồ, tập huấn điều tra viên, và quá trình
thu thập số liệu.
Ở các tỉnh miền Bắc, trường Đại học Y Hà Nội tham gia trong quá trình kiểm định chất lượng (QA). Cán
bộ kiểm định chất lượng tới trung tâm nghiên cứu hàng ngày, sử dụng bảng kiểm để đảm bảo các
bước thực hiện tuân thủ theo đề cương nghiên cứu. Toàn bộ các phát hiện và khuyến nghị đều được
cung cấp cho nhóm nghiên cứu ngay trong ngày.
6. Quy trình xét nghim

Xét nghiệm HIV được tiến hành sử dụng một test xét nghiệm nhanh (Rapid test) và hai xét

nghiệm Miễn dịch huỳnh quang ngưng kết men (ELISA) nhằm sàng lọc và khẳng định các
kết quả dương tính. Xét nghiệm HIV được thực hiện tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh, nơi có
các cơ sở xét nghiệm HIV và các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn quốc gia.
10% mẫu âm tính và 5% mẫu dương tính đã được lựa chọn ngẫu nhiên và xét nghiệm lại để
kiểm định chất lượng tại phòng xét nghiệm của Viện VSDTTƯ.

Xét nghiệm phản ứng chuỗi men Polymerase (PCR) đối với lậu và chlamydia: mẫu nước
tiểu được thu thập cho xét nghiệm này trong nhóm PNMD và MSM, và mẫu ngoáy hậu
môn sử dụng cho xét nghiệm lậu và chlamydia trực tràng cho nhóm MSM, được cất giữ
và bảo quản trong thùng lạnh và vận chuyển đến phòng xét nghiệm của Viện VSDTTƯ.
Mẫu bệnh phẩm được giữ ở nhiệt độ –20ºC, xử lý, và xét nghiệm theo hướng dẫn của
nhà sản xuất.

Xét nghiệm giang mai được thực hiện trên mẫu huyết thanh, được vận chuyển bằng thùng
lạnh chuyên dụng và sử dụng kỹ thuật RPR định lượng. Xét nghiệm định tính xác định
Hemagglutin Treponema Pallidum (TPHA) được dùng để khẳng định. Giang mai được chẩn
đoán xác định và điều trị khi xét mẫu huyết thanh dương tính với cả 2 xét nghiệm.
Đối tượng nghiên cứu dương tính với xét nghiệm HIV và giang mai khi quay lại lấy kết quả đều được
nhận hoặc giới thiệu những dịch vụ chăm sóc thích hợp: được điều trị miễn phí nếu phát hiện bị bệnh
giang mai, và được giới thiệu chuyển đến các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc HIV nếu phát hiện bị nhiễm
HIV. Quy trình tư vấn và trả kết quả được thực hiện như sau:

Trong quá trình thoả thuận tham gia nghiên cứu, và trước khi xét nghiệm, người tham gia
nghiên cứu đều được tư vấn trước xét nghiệm. Người tham gia có thể yêu cầu được tư vấn
bổ sung khi có nhu cầu.

Cán bộ tư vấn ký vào Biểu mẫu tư vấn trước xét nghiệm, đính kèm theo thoả thuận tham
gia nghiên cứu, và được lưu giữ cùng với các tài liệu giấy tờ khác.

Những người tham gia được phát một phiếu hẹn quay lại lấy kết quả xét nghiệm HIV và

giang mai tại trung tâm nghiên cứu. Kết quả này sẽ được trả lại trong vòng 2 tuần sau khi
tham gia nghiên cứu. Phiếu hẹn này có ghi chi tiết về trung tâm dịch vụ tư vấn (địa chỉ, điện
thoại và thời gian làm việc), cùng địa chỉ và số điện thoại của cán bộ chịu trách nhiệm về
nghiên cứu tại địa phương, phòng trường hợp cần thiết.
15
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
Cán bộ tư vấn được tập huấn thông báo kết quả trực tiếp cho người được xét nghiệm (không trả lời
bằng văn bản hoặc qua điện thoại). Không có giấy tờ xác nhận tình trạng HIV hoặc phiếu trả kết quả
nào được cung cấp, kết quả được trả lời trực tiếp cùng với tư vấn cá nhân khi người được xét nghiệm
đến nhận kết quả. Khi nhận được kết quả, người tham gia đến một mình với phiếu hẹn trả kết quả
gốc mà họ được phát. Nếu không có phiếu hẹn, kết quả xét nghiệm sẽ không được thông báo.
7. Qun lý và phân tích s liu
Số liệu được nhập sử dụng phần mềm EPI- Info bản 6.04 (WHO, 1998). Nhằm kiểm soát chất lượng và
làm sạch số liệu, toàn bộ số liệu được nhập hai lần tại Viện VSDTTƯ. Số liệu được nhập riêng theo từng
địa phương và từng nhóm quần thể nghiên cứu. Sau khi nhập xong, các bộ số liệu được chuyển sang
chương trình phần mềm STATA bản 8.2 (StataCorp, 2004). Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích mô
tả toàn bộ các biến số nhằm kiểm tra giá trị và tính hợp lý của bộ số liệu. Bộ số liệu cuối cùng được
lưu giữ tại Viện VSDTTƯ, tổ chức FHI và Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ. Chỉ có
các cán bộ có trách nhiệm mới có thể truy cập được những bộ số liệu này. Các bộ câu hỏi hoàn chỉnh
được lưu giữ tại Viện VSDTTƯ.
Phân tích số liệu thu thập sử dụng phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS): Phần mềm
Công cụ phân tích mẫu nghiên cứu thu thập bằng phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát
(RDSAT, Trường đại học Cornell, 2003) được dùng để phân tích các mẫu RDS. Phần mềm này được
thiết kế nhằm sử dụng thông tin thu được để hiệu chỉnh 3 sai số tiềm tàng thường gặp trong quá trình
chọn mẫu: sai số mạng lưới, sai số tương đồng và sai số do kích cỡ mạng lưới (Heckathorn 1998).
Bộ số liệu được chuẩn bị bằng phần mềm STATA 8.2. Quá trình này bao gồm tạo ra các biến số mới,
mã hoá những giá trị trống (missing), và được tiến hành dựa trên chiến lược phân tích (được xây dựng
bởi nhóm nghiên cứu) và hướng dẫn sử dụng RDSAT. Số liệu sau đó được chuyển lưu sang tập tin
Excel (Microsoft Corp, 2001) sử dụng Stat/transfer (Circle System Inc, 2005), và từ đó tiếp tục chuyển

sang tập tin RDS. Phân tích mô tả, phân tích tương quan và ước lượng điểm được tiến hành sử dụng
phần mềm RDSAT. Phiên bản mới nhất của RDSAT chưa cho phép tính toán giá trị trung bình, trung
vị hoặc hồi quy tuyến tính đơn và đa biến số.
Phân tích số liệu thu thập sử dụng phương pháp chọn mẫu chùm hoặc chọn mẫu toàn bộ: Phần mềm
STATA 8.2 được dùng để phân tích các bộ số liệu này. Phân tích mô tả hoặc tương quan được thực
hiện dựa trên chiến lược phân tích được phát triển bởi nhóm nghiên cứu. Phân tích hồi quy logistic
đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm HIV, sau khi hiệu chỉnh
cho các yếu tố nhiễu tiềm tàng.
8. Các vn đ v đo đc nghiên cu
Sự tham gia của tất cả các đối tượng vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện . Tầm quan
trọng của việc tự nguyện chấp thuận tham gia nghiên cứu được nhấn mạnh tại các buổi tập huấn
cho cán bộ tại thực địa. Tuyệt đối giữ bí mật thông tin về người tham gia nghiên cứu cũng được nhấn
mạnh trong toàn bộ quá trình. Không có thông tin nào về tên tuổi và địa chỉ của người tham gia
nghiên cứu được ghi nhận lại.
Đề cương nghiên cứu, bộ câu hỏi và bản chấp thuận tham gia nghiên cứu cho các nhóm quần thể
nghiên cứu được Ban xét duyệt đạo đức nghiên cứu, Viện VSDTTW, Bộ Y tế Việt Nam và Uỷ ban bảo
vệ quyền con người của tổ chức FHI đồng phê duyệt.
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
16
Các thủ tục cơ bản sau đây được tiến hành nhằm bảo vệ người tham gia nghiên cứu trong trường hợp
có những ảnh hưởng không mong muốn từ nghiên cứu:

Các buổi thảo luận với chủ lao động (chẳng hạn như chủ quán bar, Karaoke) nhằm làm rõ
mục đích nghiên cứu. Điều tra viên không thu thập thông tin cá nhân người tham gia và
điền vào bất kỳ biểu mẫu số liệu nào, không có thông tin nào được cung cấp cho chủ lao
động và sự tham gia là hoàn toàn tự nguyện. Điều tra viên tuyệt đối không can thiệp ảnh
hưởng tới việc tuyển dụng của chủ lao động.

Thông tin về nghiên cứu được chuyển tải tới quần thể nghiên cứu thông qua các tổ chức,

qua các buổi làm việc trực tiếp với các nhóm, tổ chức các buổi giáo dục tại nơi làm việc hoặc
thông qua các đồng đẳng nhằm thông báo trước khi tuyển chọn người tham gia nghiên
cứu. Tại những buổi thảo luận, các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu được đưa ra giải
thích và trả lời rõ ràng.

Trước khi tuyển chọn, cán bộ nghiên cứu giải thích cho những người có đủ điều kiện,
được chọn tham gia nghiên cứu các thủ tục nghiên cứu một cách chi tiết và trả lời tất cả
các câu hỏi thắc mắc của họ. Cán bộ nghiên cứu luôn nhấn mạnh rằng nếu người tham
gia quyết định thôi không tham gia nghiên cứu nữa, quyết định đó không hề ảnh hưởng
tới các dịch vụ mà họ đang được các tổ chức hay phòng khám cung cấp. Chữ ký của người
làm chứng, và chữ ký của cán bộ nghiên cứu cùng được thu thập trong thoả thuận tham
gia nghiên cứu.

Đây là nghiên cứu vô danh. Không có tên hoặc đặc điểm nhận dạng cá nhân nào được thu
thập. Tất cả các bộ câu hỏi và các mẫu bệnh phẩm sinh học đều được dán mã số nghiên
cứu riêng. Người tham gia nghiên cứu được phát một phiếu hẹn mang mã số riêng của
họ và họ dùng phiếu này để nhận kết quả xét nghiệm, tư vấn cá nhân, chữa STI miễn phí.
Do không có các đặc điểm nhận dạng nên không thể xác định ai có xét nghiệm dương
tính hoặc xác định ai tham gia và ai không tham gia vào nghiên cứu. Tại thời gian và địa
điểm nhất định, người tham gia đến để nhận kết quả xét nghiệm sử dụng phiếu hẹn trả
kết quả.

Các cán bộ địa phương và trung ương theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện và hoàn thành
thoả thuận tham gia nghiên cứu.

17
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
KT QU
1. Đc đim các nhóm qun th nghiên cu

Một số đặc điểm cơ bản của các nhóm quần thể nghiên cứu được trình bày trong bảng 4, 5, 6 và 7
dưới đây. Chi tiết hơn có thể tìm thấy trong bảng 9 Phụ lục I, bảng 18 Phụ lục II, bảng 26 Phụ lục III,
bảng 34 Phụ lục IV.
Bảng 4: Đặc điểm của nhóm NCMT.
Đặc điểm Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Đà Nẵng TP HCM Cần Thơ An Giang
Nhóm tuổi (n) 296 297 266 274 296 298 300
• < 20 3,9 3,4 6,4 29,0 28,2 13,1 25,7
• 20 - 25 18,8 11,7 24,4 22,3 20,0 29,4 27,3
• 25 - 30 28,7 28,2 33,1 7,8 13,9 24,2 23,3
• >=30 48,6 56,7 36,1 40,9 37,6 33,3 23,7
Thời gian tiêm chích ma túy (n) 291 299 260 273 295 293 298
• <1 năm 22,2 8,7 11,1 32,2 23,9 1,4 22,2
• >= 1 năm 77,8 91,3 88,9 67,8 76,1 98,6 77,8
Hơn 25% người NCMT ở Đà Nẵng, TP HCM và An Giang trẻ hơn 20 tuổi trong khi tỷ lệ này dưới 10% ở
các tỉnh khác (13% ở Cần Thơ). Tỷ lệ người NCMT bắt đầu tiêm chích trong vòng 12 tháng trước điều
tra tại Đà Nẵng, TP HCM và An Giang cũng cao hơn so với các tỉnh khác (22% hoặc nhiều hơn) (bảng 4).
Với số liệu về những người NCMT trẻ và mới tiêm chích sẽ được mô tả thêm ở phần sau, có thể thấy sự
cần thiết phải thực hiện các can thiệp hướng vào các đối tượng NCMT trẻ và mới tiêm chích ma tuý.
Độ tuổi trung bình của PNMD khoảng 30 đối với MDĐP và trẻ hơn trong nhóm MDNH, tuy nhiên sự
khác biệt không lớn. Khoảng 50% số MDNH ở Hải Phòng, Quảng Ninh và Đà Nẵng trên 30 tuổi, có
thể do họ đã có khoảng thời gian hành nghề mại dâm lâu hơn các MDNH ở các tỉnh khác. Khác biệt
không lớn trong một số đặc điểm của MDĐP và MDNH có thể do sự di chuyển giữa hai nhóm như đã
nêu trong phần phương pháp.
Trung bình, PNMD hành nghề tại các tỉnh, thành phố trong nghiên cứu được hơn 2 năm trừ TP HCM
và Cần Thơ, nơi có khoảng 50% MDNH có thời gian hành nghề ngắn hơn (bảng 5 và 6).
Đa số MSM ở độ tuổi dưới 25 (77,4% ở Hà Nội và 58,6 ở TP HCM). 35,3% MSM ở Hà Nội là sinh viên. Hầu
hết MSM ở Hà Nội tự nhận định họ là “Bóng kín” (86,8%), cao hơn so với TP HCM (54,5%). Đáng lưu ý
là những MSM tự cho bản thân là những “Nam giới bình thường” có chiều hướng bán dâm nhiều hơn
những nhóm MSM khác trên địa bàn nghiên cứu (bảng 7).
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi

và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
18
Bảng 5: Đặc điểm nhóm MDĐP.
Đặc điểm Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Đà Nẵng TP HCM Cần Thơ An Giang
Nhóm tuổi (n) 275 279 160 174 298 161 238
• < 20 6,2 3,9 8,8 6,9 11,1 14,9 9,2
• 20 - 25 24,0 25,1 14,4 16,7 10,7 19,9 16,4
• 25 - 30 29,1 25,1 31,8 10,3 12,1 12,4 23,6
• >=30 40,7 45,9 45,0 66,1 66,1 52,8 50,8
Tuổi (n) 275 279 160 174 298 161 238
• Trung bình (năm) 29,3 29,6 29,5 32,4 34,5 30,8 30,3
• Trung vị (năm) 27,6 29,3 29,3 33,5 35,4 30,9 30,1
Thời gian hành nghề (n) 274 277 145 162 293 162 238
• Trung bình (năm) 4,1 4,4 6,4 4,1 6,3 5,9 5,9
• Trung vị (năm) 2,9 3,4 5,5 2,6 3,9 4,0 4,0
Thời gian hành nghề tại địa
bàn nghiên cứu (n)
275 279 151 169 297 162 237
• Trung bình (năm) 3,7 3,7 4,6 3,9 4,5 5,2 5,37
• Trung vị (năm) 2,4 2,6 3,5 2,6 3,0 4,0 4,0
Bảng 6: Đặc điểm nhóm MDNH.
Đặc điểm Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Đà Nẵng TP HCM Cần Thơ An Giang
Nhóm tuổi (n) 224 274 185 309 301 300 361
• < 20 10,7 7,7 9,1 8,7 19,9 16,3 13,6
• 20 - 25 33,5 30,3 21,1 27,2 24,3 33,0 26,0
• 25 - 30 32,1 18,6 22,2 17,2 20,9 25,0 24,4
• >=30 23,7 43,4 47,6 46,9 34,9 25,7 36,0
Tuổi (n) 224 272 185 309 301 300 361
• Trung bình (năm) 26,4 29,4 30,1 29,8 27,4 26,4 28,1
• Trung vị (năm) 25,8 27,3 29,2 29,3 26,0 25,2 26,8

Thời gian hành nghề (n) 223 270 165 309 300 295 361
• Trung bình (năm) 3,5 3,9 5,3 3,8 3,5 2,7 4,9
• Trung vị (năm) 2,2 2,8 4,6 2,6 1,8 1,6 3,4
Thời gian hành nghề tại địa
bàn nghiên cứu (n)
224 274 178 312 302 300 361
• Trung bình (năm) 3,1 3,3 3,5 3,4 2,6 2,3 5,0
• Trung vị (năm) 2,1 2,4 3 2,2 1,3 1,4 3,3
19
Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006
Bảng 7: Đặc điểm nhóm MSM.
Đặc điểm Hà Nội TP HCM
Nhóm tuổi (n) 397 393
• < 20 17,5 27,0
• 20 - 25 60,1 31,6
• 25 - 30 9,5 13,2
• >=30 12,9 28,2
Nghề nghiệp (n) 397 393
• Cán bộ nhà nước 1,8 6,3
• Nhân viên dịch vụ 19,5 7,0
• Nhân viên văn phòng/bán hàng 17,7 3,2
• Kinh doanh 0,8 9,5
• Sinh viên 35,3 10,7
• Tự kinh doanh 33,5 20,0
• Làm các việc bất hợp pháp 10,3 16,0
• Hiện tại không có việc làm 3,9 12,6
• Nghề nghiệp khác 8,3 35,1
Thời gian sinh sống tại địa bàn nghiên cứu (n) 397 393
• Dưới 5 năm 63,9 19,4

• Từ 5 năm trở lên 36,1 80,5
Tự nhận dạng (n) 397 392
• Bóng lộ
2
0,3 10,8
• Bóng kín
3
86,8 54,5
• Nam giới bình thường 12,5 33,9
• Đối tượng khác 0,3 0,7
2
“Bóng lộ” là những người MSM có vẻ ngoài và hành vi giống phụ nữ
3
“Bóng kín” là những người MSM có vẻ ngoài là nam giới
2. T l hin nhim HIV và STI trong các nhóm qun th nghiên cu
2.1. T l hin nhim HIV
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV rất cao trong nhóm NCMT tại Hải Phòng và Quảng Ninh (65,5% và 58,7%).
Khoảng 24% tới 36,6% người NCMT đã nhiễm HIV tại các tỉnh Hà Nội, TP HCM và Cần Thơ. Tỷ lệ hiện
nhiễm trong những người NCMT thấp nhất được ghi nhận tại Đà Nẵng với 1,9% trong số họ đã nhiễm
HIV (Biểu đồ 1). Tại TP HCM, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT là 34% và kết quả này thấp hơn
kết quả giám sát trọng điểm (xấp xỉ khoảng 60%) vào năm 2005. Tuy nhiên, sự khác biệt này cần được
phiên giải một cách thận trọng do tại TP HCM, một số lượng lớn những người NCMT đang ở trong
các trung tâm 06 tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV đo lường trong các trung tâm 06 có
thể rất khác so với tỷ lệ đo lường trong cộng đồng. Người NCMT tại TP HCM trong nghiên cứu này ở

×