PHÁP LUẬT KINH TẾ
Câu 1: Chủ thể kinh doanh?
1. Khái niệm
- Là các pháp nhân hoặc thể nhân.
- Thực hiện hành vi kinh doanh.
- Theo quy định của pháp luật.
• Pháp nhân
2. đặc điểm
- Có vốn đầu tư kinh doanh
+ vốn điều lệ : (Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật doanh
nghiệp năm 2005) là số vốn do các thành viên, cổ đông góp
hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào
điều lệ công ty. Nó là một phần trong nguồn vốn chủ sở hữu và
có thể có giá trị nhỏ hơn rất rất rất nhiều so với tổng tài sản
hay tổng doanh thu của công ty.
+ vốn đầu tư ban đầu : là số vốn mà chủ sở hữu bỏ ra thành
lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sx – kd. Không ghi
vào điều lệ doanh nghiệp.
- Thực hiện hành vi kinh doanh
+ chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanh = chính nhân danh
của minh.
+ thực hiện hđ kinh doanh thường xuyê, liên tục và chuyên
nghiệp.
+ hoạt động diễn ra hợp pháp và đc công nhận.
+ sinh lời.
- Hạch toán kinh doanh.
- Thực hiện nộp thuế và NSNN và chịu quản lí của NN
bằng pháp luật.
3. Phân loại.
- Theo trách nhiệm pháp lý
+ TN hữu hạn: công ty TNHH, CTCP, HTX.
+ TN Vô hạn: Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty
hợp danh.
- Hình thức sở hữu
+ DNNN
+ DN tư nhân
+ DN tập thể
+ DN của các tổ chức chính trị xã hội.
- Phương thức đầu tư.
+ DN có vốn đầu tư trong nước.
+ DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 2: công ty TNHH 2 – 50 thành viên
1. Khái niệm.
- Là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn
thành lập công ty và công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình.
2. Đặc điểm
- [2;50] thành viên trong suốt quá trình hoạt động.
- Có tư các pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi
vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Không được phát hành cổ phiếu.
- Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quản ly.
Tổ chức quản lý bao gồm:
- Hội đồng thành viên (HĐTV):
+ có quan có quyền qđ cao nhất của công ty: phương hướng
phát triển, tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lý,…
+ nếu thành viên là tổ chức thì phải chỉ định đại diện của mình
vào HĐTV.
+ Họp >= 1 lần/ năm.
- Chủ tịch HĐTV:
+ do hội đồng thành viên bầu ra
+ quyền và nghĩa vụ được qđ trong luật doanh nghiệp và điều
lệ công ty.
+ có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- GĐ / TGĐ:
+ là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty.
+ là người đại diện theo pháp luật của công ty trừ trường hợp
điều lệ công ty qđ CTHĐTV là người đại diện theo pháp luật của
công ty.
+ quyền và nghĩa vụ qđ trong luật và điều lệ của công ty.
- Ban kiểm soát ( >= 11 thành viên):
+ là cơ quan thay mặt của các thành viên công ty kiểm soát
các hđ của công ty.
+ quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của BKS, trưởng BKS qđ
trong điều lệ.
4. Vốn và chế độ tài chính.
- Là loại hành công ty đối vốn -> không đc phát hành cổ
phiếu. khi thành lập công ty các thành viên phải cam kết
góp vốn với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ thể.
Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam
kết. khi góp đủ đc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
- Trường hợp thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn ->
đc coi là nợ -> chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
không góp đủ và đúng hạn.
- Thành viên có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc 1 phần
vốn góp của minh cho người khác (điều 44- 45 luật doanh
nghiệp).
- Công ty có quyền tăng/ giảm vốn góp theo quyết định của
HĐTV.
- Công ty đc chia lợi nhuận cho các thành viên khi kđ có lãi
và hoành thành các nghĩa vụ nộp thuế và tài chính khác.
Đồng thời vân đảm bảo đầy đủ thanh toán các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản phải trả.
Câu 3: công ty TNHH 1 thành viên
1. Khái niệm.
- Là doanh nghiệp do 1 các nhân hoặc tổ chức àm chủ sở
hữu và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ.
2. Đặc điểm.
- Do thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
mang quốc tích VN hoặc nước ngoài và không thuộc diện
bị cấm quản lý doanh nghiệp.
- CSH chịu trách nhiệm hữu hạn
- Chuyển nhượng vốn góp phải theo quy định của pháp luật
- Có tư cách pháp nhân.
- Không được quyền phát hành cổ phiếu.
3. Tổ chức quản lý công ty.
a. Công ty TNHH 1TV là tổ chức.
- Trường hợp >= 2 người đc bổ nhiệm là đại diện theo ủy
quyền:
+ HĐTV
+ GĐ / TGĐ
+ Kiểm soát viên.
- Trường hợp 1 người đc bổ nhiệm đại diện theo ủy quyền:
+ Chủ tích công ty
+ GĐ/ TGĐ: người đại diện theo pháp luật của công ty.
+ kiểm soát viên
b. Công ty TNHH 1 TV là cá nhân.
- Chủ tịch công ty: chủ sở hữu.
- GĐ / TGĐ : người đại diện theo pháp luật của công ty: CSH
hoặc thuê.
4. Chế độ vốn và tài chính.
- Chủ sở hữu phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng
ký.
- Chủ sở hữu không đc trực tiếp rút 1 phần hoặc toàn bộ vốn
đã góp vào công ty mà chỉ đc quyền rút vốn bằng cách
chuyển nhường 1 phần hoặc toàn bộ số vốn đó cho cá
nhân hoặc tổ chức khác.
- Chủ sở hữu ko đc rút lợi nhuận khi chưa thanh toàn đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác.
- Công ty có thể tăng giảm vốn điều lệ:
+ tăng: tăng vốn góp của CSH hoặc điều chinh mức vốn
điều lệ tương ứng với giá trị tài sản của công ty.
+ giảm: khi giá trị TS của công ty bị mất giá
Cầu 5: Công ty hợp danh
1. Khái niệm
- Là loại hình công ty trong đó có ít nhất 2 thành viên ( đều
là cá nhân và thương nhân) cùng tiến hàn hoạt động
thương mại dưới 1 hãng chung ( hay nội danh ) và cùng
liên đới chịa trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công
ty.
2. Đặc điêm.
- Phải có ít nhất 2 TV là CHS chung của công ty cùng nhau
kd dưới 1 tên gọi chung . ngoài ra còn có thể có thành viên
góp vốn.
- TVHD chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới chịu trách nhiệm
vô hạn về TS và nghĩa vụ tài chính khác.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày đc cấp giấy chúng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Không được phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
3. Tổ chức quản lý.
Do các thành viên tự thảo thuận trong điều lệ và tuân thủ 1 số
vấn đề cơ bản:
- HĐTV là cquan qđ cao nhất của công ty.
- HĐTV bầu ra 1 thành viên là Chủ tịch đồng thời kiêm GĐ/
TGĐ
- Việc tiến hành họp do Chủ tịch hoặc theo yêu cầu của
thành viên hợp danh.
- Việc họp phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Khi
quyết định các vấn đề quan trọng cần ¾ số thành viên
đồng ý. Còn các vấn đề không quan trọng thì cần ít nhất
2/3 số thành viên chấp thuận.
- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật
và tổ chức điều hành hđ kinh doanh hằng ngày của công
ty.
- Chủ tịch HĐTV có trách nhiệm quản lý và điều hành công
việc kinh doanh hằng ngaChủ tịch HĐTV có trách nhiệm
quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty với tư cách là thành viên hợp danh.
4. Chế độ vốn và tài chính
- Không được phép phát hành bất kì chứng khoán nào.
- Khi thành lập công ty, các thành viên phải góp vốn vào
vốn điều lệ của công ty và phải được ghi rõ vào điều lệ
công ty.
- Có thể tăng vốn điều lệ: tăng vốn góp của các thành viên /
kết nạp thành viên mới theo qđ của pháp luật và điều lệ
công ty.
- Thành viên hợp danh và tv góp vốn phải góp đủ và đúng
hạn số vốn đã cam kết, thành viên đc cấp giấy chứng
nhận góp vốn.
- Thành viên hợp danh chỉ đc hoàn trả vốn góp khi rút khỏi
công ty theo quy đinh pháp luật và điều lệ công ty. Việc
hoàn trả vốn góp theo giá thỏa thuận hoặc giá đc xác định
dựa trên nguyên tắc trong điều lệ công ty.
Câu 6: doanh nghiệp tư nhân.
1. Khái niệm.
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân
làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm
- Thành viên: Do 1 cá nhân đầu tư vốn thành lập (Không có
sự góp vốn);
- Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh:
+ nguồn vốn ban đầu xuất phát chủ yếu từ tài sản cá nhân
+Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định về các vấn đề
của công ty và chịu TN vô hạn trong bằng toàn bộ tài sản
của mình.
- Không có tư cách pháp nhân: Tài sản không độc lập với tài
sản cá nhân khác
- Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật. Một cá nhân
chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Không được phát hành bất kì chứng khoán nào.
3. Quy chế pháp lý
- Tổ chức quản lý:
+ trực tiếp: Chủ DNTN trực tiếp đứng gian điều hành và
quản lý DNTN.
+ gián tiệp: thuê người khác quản lý và điều hành DNTN.
- Quy chế pháp lý về tài sản:
+ Vốn đầu tư ban đầu: không được chuyển quyền sở hữu
mà chỉ có quyền kê khai.
+ tăng/ giảm vôn: chủ DNTN có toàn quyền tăng/ giảm
vốn trong phạm vi vốn đầu tư ban đầu.
+ được quyền rút lợi nhuận khi hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế và các khoản tài chính khác.
+ DNTN cũng có những nghĩa vụ cơ bản: đảm bảo kinh
doanh đúng ngành nghề, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa đã
đăng ký. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và các
nghĩa vụ khác,….
- Một số quyền đặc thù khác.
+ Cho thuê DN: điều 144_ LDN 2005: việc cho thuê doanh
nghiệp ko làm chấm dứt tư cách pháp lý doanh nghiệp ->
trong thời gian cho thuê chủ DNTN vẫn phải chịu trách
nhiệm trực tiếp trước phấp luật và các bên thứ ba đối với
các hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là CSHDN. Khi
thực hiện cho thuê, chủ DNTN phải có nghĩa vụ báo cáo
bằng văn bản kèm theo hợp đồng cho thuê có công chứng
đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế.
+ bán DNTN: điều 145 _ LDN 2005 cho phép CSH bán
doanh nghiệp cho người khác. Sau khi bán DN, bên mua
phải đăng kí kinh doanh lại trên cơ sở DNTN đã mua, người
mua không nhất thiết phải thực hiện mục đích kinh doanh
bằng cơ sở DNTN sẵn có. Chủ DNTN phải thông báo ít nhất
15 ngày trước khi chuyển giao doanh nghiệp cho người
khác. Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các
khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác mà doanh nghiệp
chưa thực hiện được.
+ tạm ngừng hoạt động: điều 156 _ LDN 2005 chủ DNTN
có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của DN. Pháp
luật cho phép CSH tạm ngừng nếu như CSH báo cáo với cơ
quan đang ký kinh doanh và cơ quan thuế bằng văn bản
về việc tạm ngừng kinh doanh trước 15 ngày trước khi tạm
ngừng. chủ DNTN không có quyền đơn phương tạm ngừng
thực hiện hợp đồng đã ký trừ trường hợp có sự thỏa thuận,
thống nhất giữa 2 bên.
Câu 7: Các trường hợp giải thể doanh
nghiệp?
1. Khái niệm.
- là sự chấm dứt hoạt động và xóa tên doanh nghiệp trông
sổ đăng kí kinh doanh.
2. Giải thể DNTN.
• Theo quyết định của LDN, DNTN sẽ giải thể trong các
trường hợp sau:
- Theo quyết định của chủ DNTN:
Trường hợp tự nguyện do ý chí của chủ doah nghiệp. CSH
DN có thể giải thể bất kì lúc nào.
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh:
Trường hợp giải thể bắt buộc khi DN bị thu hồi giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh. Lúc này DNTN không còn thẩm
quyền kinh tế nghĩa là không còn đc tiến hành các hoạt
động kinh doanh -> chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
• Thủ tục giải thể
- Trong thời hạn 7 ngày phải tiến hành gửi quyết định giải
thể đến cơ quan đăng kí kinh doanh và thông báo giải thể
đến tất cả những người có thẩm quyền và lợi ích liên quan,
các chủ nợ ( kèm phương án giải quyết nợ), công khai
niêm yết giải thể tại trụ sở DN và đăng báo trong 3 số liên
tiếp.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ sau khi thực hiện xong nghĩa
vụ trả nợ, người đại diện phải nộp hồ sơ về giải thể DNTN
đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 7 ngày kể
từ ngày nhận đc hồ sơ về giải thể cơ quan đăng ký kinh
doanh phải xóa tên DNTN trong sổ đăng ký kinh doanh.
3. Giải thể công ty
• Các trường hợp giải thể
- Kết thúc thời gian hoạt động đã ghi trong điều lệ mà
không có quyết định gia hạn.
- Theo quyết định của tất các thành viên hợp danh, của HỘi
đồng thành viên,của CSH, của Đại hội đồng Cổ Đông.
- Công ty không còn đủ số thành viên tối thiểu theo quy
định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tiếp.
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
• Thủ tục giải thể
- Thông qua quyết định giải thể.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thông qua quyết định
giải thể, công ty phải gửi quyết định giải thể đến cơ quan
đăng ký kinh doanh, đến chủ nợ ( kèm phương án giải
quyết nợ) , người có quyền và nghĩa vụ lợi ích liên quan,
người lao động trong công ty.
- Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các
khoản nợ, tổ thanh lý phải gửi hồ sơ về giải thể công ty
đến cơ quan đăng kí kinh doanh. Trong thời hạn 7 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ về giải thể, cơ quan đăng ký kinh
doanh phải xóa tên công ty khỏi sổ đăng kí kinh doanh.
Câu 8: Hợp tác xã.
1. Khái niệm.
- Theo Điều 1, Luật hợp tác xã năm 2003, HTX là loại hình
chủ thể kinh doanh được thành lập và hoạt động theo quy
định của Luật hợp tác xã
2. Đặc điểm
- HTX trước hết là tổ chức kinh tế, đc thành lập để tiến hành
các hoạt động sx, kinh doanh, dịch vụ vì mục tiêu lợi
nhuận.
- Xã viên: >= 7 xã viên.
- Tính chất: xã viên là công dân VN, có thể là hộ gia đình,
pháp nhân
- Đóng góp của xã viên:
+ góp vốn.
+ góp sức: trực tiếp quản lý, lao động, kinh doanh, tư vấn
và các hình thức khác.
- Hình thức sở hữu tài sản: tập thể.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ tự nguyện: tự gia nhập, tự nghiệp rút khỏi HTX.
+ Dân chủ, bình đẳng và công khai.
- Tư cách chủ thể
+ có tư cách chủ thể.
+ gắn với chế độ TNHH về tài sản trong kinh doanh.
+ HTX chiu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ, vốn
tích lũy và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp
luật,
+ xã viên chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
Câu 9: HỘ kinh doanh?
1. Khái niệm.
- Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc
một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được
đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá
mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh
2. Đặc điểm
- Chủ thể: là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đủ điều
kiện đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh
doanh.
- Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một điểm
- Sử dung không quá 10 lao động.
- Không có con dấu.
Câu 10: Các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng?
1. Khái niệm
- HĐ là sự thỏa thuận giữa các bên về việc phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên
- ĐK có hiệu lực của HĐ là tiêu chuẩn pháp lý xác định sự
hợp pháp của các bên giao kết.
2. Điều kiện có hiệu lực của HĐ.
- Cá nhân: phải có năng lục giao kết. đầy đủ năng lực pháp
lý và năng lực hành vị: > 15 tuổi, có đủ sức khỏe, trình độ
chuyên môn, khả năng nghề nghiệp, tự nguyên.
VD:
+ điều 6 Luật LĐ sửa đổi bổ sung quy định: “ người lao
động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và
có giao kết hợp đồng lao động”
+ điều 120 Bộ luật lao động “ cấm nhận trẻ em chưa đủ
15 tuổi vào làm việc, trừ một số ngành nghề và công việc
do bộ lao động – TB và XH quy định”.
- Tổ chức
+ muốn tham gia quan hê hợp đồng thì tổ chức phải có
người đại diện hợp pháp tham gia ký kết hợp đồng lao
động,
+ Nôi dung, mục đích của HĐ phải không vi phạm các điều
cấm của pháp luật
- Các bên tham gia HĐ phải hoàn toàn tự nguyện
Câu 11. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý do vi
phạm hợp đồng?
1. Khái niệm
- Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là sự gánh chịu
hậu quả pháp lý bất lơi của bên vi phạm pháp luật;
2. Đặc điểm:
- Cơ sở phát sinh trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp
đồng trước hết là có vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng
của một bên, tức là có sự vi phạm các nghĩa vụ trong hợp
đồng;
- Chủ thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp
đồng là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Chủ thể vi phạm
phải chịu trách nhiệm đối với chủ thể bị vi phạm;
- Hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng khá
đa dạng.
Câu 12: Phạt hợp đồng?
1. Điều kiện áp dụng
- Luật Thương mại 2005 quy đinh: “Phạt vi phạm hợp đồng
là việc bên bị vi phạm hợp đồng yêu cầu bên vi phạm trả
một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do
các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật”.
- Điều kiện phạt vi phạm hợp đồng:
+ Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
2. Mục đích áp dụng
- Là hình thức trừng phạt vật chất đối với bên vi phạm hợp
đồng;
- Giúp các bên nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và hợp
đồng.
Câu 13: bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng.
1. Khái niệm.
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật
Thương mại 2005
2. Điều kiện áp dụng
- Một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Xác định được thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm
- Có quan hệ nhân quả giữa vi phạm hợp đồng và thiệt hại
thực tế.
3. Mục đích áp dụng.
- Bên vi phạm nghĩa vụ phải đền bù những tổn thật thực tế
cho bên bị vi phạm
Câu 14: các trường hợp miễn trách nhiệm pháp
lý do vi phạm hợp đồng.
1. Khái niệm.
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả
thuận giữa các bên
2. Các trường hợp
- Các trường hợp do các bên thỏa thuận.
- Sự kiện bất khả kháng như sự kiện xảy ra sau khi giao kết
HĐ, trường hợp bất thường ngoài quy luật, các bên không
lường trước được, các bên không khắc phục được.
- Vi phạm HĐ của 1 bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.
- Bên vi phạm HĐ thực hiện quy định pháp lý của cơ quan
Nhà Nước
Câu 15: HĐ vô hiêu? Ví dụ
1. Khái niệm
- Là những thỏa thuận trái pháp luật không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
2. Điều kiện vô hiệu HĐ.
- Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp
luật.
- Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không phải là
pháp nhân cũng không phải là cá nhân có đăng ký kinh
doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện công việc
đã thõa thuận trong hợp đồng.
- Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có
hành vi lừa đảo.
3. Ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa bị vô hiệu :
1-Vô hiệu về hình thức: HĐ không có số hiệu và không xác định
được ngày tháng ký kết
2- về nội dung: ví dụ: HĐKT không rõ số lượng, đơn giá, chủng
loại , khối lượng và thời gian giao nhận hàng không rõ ràng
Câu 16: khái niệm, đặc điểm phá sản
1. Khái niệm.
- Theo điều 3 Luật Phá sản 2004 “ DN, HTX ko có khả năng
thah toán đc các khoản nợ đễn hạn khi chủ nợ có yêu cầu
thì bị oi là lâm vào tình trạng pháp sản.
2. Đặc điểm
- Dấu hiệu (NĐ 189/CP): kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm
liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ khi dến
hạn, không trả đủ lương người lao động theo thỏa ước và
hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp
- Phá sản là thủ tục đòi nợ đặc biệt:
+ Là thủ tục đòi nơ tập thể: các chủ thể đều có khả năng
đòi được nợ theo 1 tỷ lệ nhất định
+ Do Toà án nhân danh quyền lực tư pháp của Nhà nước
thực hiện: diễn ra theo 1 trật tự , thời điểm và phương
thức do TAND ấn định.
- Thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục đặc biệt:
+ Về nguồn luật điều chinh: thủ tục được quy định trong
luật
+ Về nội dung: vũ việc phát sinh thường đc thực hiện
trong trường hợp đặc biệt ngay cả khi không có sự vi phạm
pháp luật.
+ Về hậu quả pháp lý:
- Đối với DN, hợp tác xã: Chấm dứt hoạt động và xóa tên
trong sổ đăng kí kinh doanh; Vẫn tồn tại nhưng không có
sự thay đổi chủ sở hữu;
- Đối với người quản lí điều hành: bị hạn chế quyền tự do
kinh doanh (Nếu họ có lỗi)
Câu 18: các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản
1. Chủ thể có quyền nộp đơn.
- Chủ nợ:
+ chủ nợ không đảm bảo.
+ chủ nợ có đảm bảo 1 phần.
- Người lao động.
- Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
- Cổ đông trong công ty cổ phần
- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.
2. Các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp,
HTX.
Câu 17: Vai trò của luật phá sản?
1. Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của các chủ nợ.
Pháp luật PS quy định các chủ nợ có quyền
- Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của DN, HTX mắc nợ.
- Khiếu nại các phán quyết của Tòa Án.
2. Bảo vệ lợi ích của người lao động.
Luật PS 2004 quy định.
- Người lao động đc quyền nộp đơn ( không bị mất khoản
tạm ứng phí phá sản).
- Người lao động được tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Người lao động được ưu tiên trong thứ tự thanh toán nợ.
3. Bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp mắc nợ
- Nhờ có pháp luật về PS với quan điểm kinh doanh mang lại
lợi ích cho xã hội.
- Kinh doanh là hđ gặp nhiều rủi ro -> nhân đạo với người
kinh doanh bị phá sản, không đc truy cứu pháp luật nếu họ
không phạm tội.
- Ngân cấm các chủ nợ có hành vị xức phạm đến thể xác
hay tinh thần của họ
- Tạo điều kiện cho các con nợ khắc phục khó khăn để phục
hồi sản xuất, kinh doanh.
4. Bảo đảm trật tự xã hội.
Khỉ xảy ra phá sản, chủ nợ nào cũng muốn thu đc lại lợi
ích nhiều nhất có thể -> lộn xộn, mất trật tự, gây mâu
thuẫn => góp phần giải quyết mẫu thuẫn, hạn chế căng
thẳng có thể xay ra -> đảm bỏa ký cương, trật tự xã hội.
Câu 19: ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh bằng thương lượng.
1. Khái niệm.
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh mà không cần đến vai trò của bên thứ ba
2. Ưu điểm
- Thuận tiện, đơn giản , nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và
ít tốn kém: các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về thời
gian, phương thức, cách thức hòa giải -> ít tốn kém, tiết
kiệm thời gian, tiền so vs các pp khác.
- Bảo vệ được uy tín và bí mật kinh doanh của các bên.
- Khi thương lượng thành công, các bên bừa loại bỏ đc
những bất đồng đã phát sinh mà mức độ phương hại đến
mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng
cường sự hiểu biết và hợp tác trong tương lai.
3. Nhược điểm
- Sự thành công thương lượng phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu
biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp.
- Kết quả của thương lượng lại không đc đảm bảo bằng cơ
chế pháp lý mang tính bắt buộc. do đó, dù các bên có đạt
đc thỏa thuận để giải quyết vụ tranh cấp thì việc thực thi
kết quả thương lượng cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự tự
nguyện của bên phải thi hành. Nếu 1 bên không tự nguyện
thì kết quả thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mà
không có 1 cơ chế pháp lý trực tiếp nào bắt buộc thi hành
đối với kết quả thương lượng của các bên.
Câu 20: ưu,nhược điểm của phương pháp giải
quyết bằng trọng tài thương mại?
1. Khái niệm
Tại khoản 1 điều 3 luật trọng tài thương mại 2010 có quy định “
trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do
các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật
này”
2. Ưu điểm
- Phán quyết của TTTM có tính chung thẩm: đa số các qđ
của TTTM không bị kháng cao, chỉ trừ trường hợp 1 bên
trong tranh chấp yêu cầu và cso 1 trong các căn cứ qđ tại
khoản 2 điều 68 luật TT 2010 thì qđ của trọng tài bị hủy
theo quyết định của tòa án.
- Các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông
qua 1 loạt các công ước quôc tế đc ký kết đặc biệt công
ước NewYork 1958, hiện nay có ~ 120 quốc gia là thành
viên công ước này.
- Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên
có trình độ chuyên môn cao. Theo luật TT 2010 thì Trọng
tài viên phải đáp ứng đc đầy đủ các yêu cầu quy định tịa
điều 20.
- TTTM mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định
đoạt của các bên. Các bên có quyền tự qđ chọn hình thức
tổ chức trọng tài cũng nhưng trọng tài viên, có quyền lựa
chọn địa điểm, thời gian cho thuận tiện
- TTM mang tính bí mật thương mại và phát minh. các phiêp
họp giải quyết tranh chấp không đc tổ chức công khai và
chỉ có các bên nhận đc quyết đinh.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí so với giải quyết bằng tòa án
3. Nhược điểm
- Trọng tài viên có thể gặp khó khăn trong quá trình điều
tra, xác minh và thu thập chứng cứ và triệu tập nhân
chứng vì quyền của trọng tài chỉ dừng lại ở mức độ “ yêu
cầu” còn việc cung cấp chứng cứ hay không phải dựa vào
ý nguyện và thiện chí .
- Dựa phần lớn vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên
tham gia.
- Cũng tốn kém chi phí: trả phí thù lao cho trọng tài viên,
các chi phí hành chính
- Một số trường hợp kéo dài -> trọng tài bắt buộc tuân theo
các thời hạn theo quy tắc tố tụng trọng tài -> giảm tính
hiệu quả.
Câu 21. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
bằng Toàn án.
1. Khái niệm
Là phương thức giải quyết trong chấp thông qua hoạt động của
cơ quan tài pháp nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để
đưa ra những phán quyết, buộc các bên có nghĩa vụ thi hành
2. Ưu điểm
- Trình tự thủ thục tố tụng chặt chẽ, hiệu lực phán quyết có
tinh khả thi cao
- Ra các quyết định nhân danh quyền lực nhà nước, có tính
cưỡng chế cao.
- Xét xử công tai, có tính răn đe những hành vi vi phạm
trong kinh doanh.
- Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán
- Thuận lợi hơn so với TTTM trong viiệc điều trả, có quyền
cương chế, triệu tập bến thứ 3 .
3. Han chế
- Cứng nhắc, thiếu linh hoạt do đã đc pháp luật quy định.
- Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, phải xét xử
qua nhiều cấp, ảnh hưởng đến quá trình sx, kinh doanh/
- vì nguyên tắc xét xử là công khai -> bí mật kinh doanh bị
tiết lộ, giảm uy tín trên thương trường.
- đối với tranh chấp thương mại:
+ phán quyết của tòa án khó đạt đc sự công nhận quốc tế.
+ mặt dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn
phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng
của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với 1 bên
Câu 22: so sánh thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn.
1. Gống
- Đều là thành viên công ty, là các cá nhân > 18 tuổi, đẩy
đủ năng lực hành vi dân sự.
- Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
- Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thảo
thuận tại điều lệ công ty
- Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hồi đồng
thành viên về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ của minh.
- Được chia 1 phần giá trị TS còn lại tương ứng với tỷ lệ vốn
góp của công ty khi cty giải thể/ phá sản.
- Đều được cung cấp bóa cáo về tình hình tài chính hằng
năm của công ty.
2. Khác nhau
Thành viên hợp
danh
Thành viên góp
vốn
1, Trách
nhiệm trong
kinh doanh
Trách nhiệm vô hạn Trách nhiệm hữu
hạn
2, Tính chất
của thành
viên
Nhất thiết phải có
khi thành lập
Không nhất thiết
3, Quyền
tham gia
quản lý công
ty
Được tham gia
quản lý công ty,
được tiến hành
hoạt động kinh
doanh nhân danh
công ty
Không được tham
gia quản lý công
ty, không được tiến
hành hoạt động
kinh doanh nhân
danh công ty
4, Ràng buộc
quyền và
nghĩa vụ
Không được làm
chủ DNTN hoặc
thành viên hợp
danh của công ty
hợp danh khác, trừ
trường hợp được sự
nhất trí của các
Có thể chủ DNTN
hoặc là TVHD của
công ty hợp danh
khác