Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nghiên cứu bệnh lá vàng greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.74 MB, 201 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







LÊ MAI NHẤT





NGHIÊN CỨU BỆNH VÀNG LÁ GREENING
HẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG






LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI, 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





LÊ MAI NHẤT


NGHIÊN CỨU BỆNH VÀNG LÁ GREENING
HẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG





Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.01.12



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Ngô Vĩnh Viễn
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Viết







Hà Nội, 2014


i




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2014
Tác giả luận án


Lê Mai Nhất

ii


LỜI CẢM ƠN
!
Để hoàn thành bản luận án này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt
của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới
TS. Ngô Vĩnh Viễn và PGS.TS. Nguyễn Văn Viết, những người thầy đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn về chuyên môn cũng như phương pháp luận trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và luôn chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành luận án này.
Luận án được thực hiện tại Bộ môn Bệnh cây, Viện Bảo vệ thực vật và
một số vùng trồng cây ăn quả có múi ở miền Bắc, Việt Nam. Tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật; Tập thể cán bộ Bộ môn
Bệnh cây; Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế trong suốt quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đã dành cho
tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn GS. Hong Ji Su luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về
vật tư, hóa chất và đã chỉ cho tôi các hướng nghiên cứu mới về bệnh cây, luôn
chia sẻ kinh nghiệm đồng thời đã tìm nguồn kinh phí để giúp tôi học tập và làm

thí nghiệm tại Trường Đại học tổng hợp Đài Loan, tham dự Hội nghị quốc tế về
bệnh Huanglongbing.
Chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu về bệnh
hại cây ăn quả có múi, nơi mà tôi đã từng công tác trong nhiều năm, cũng là nơi
sinh hoạt chuyên môn của tôi đã luôn chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong nghiên
cứu và giúp đỡ tôi trên mọi phương diện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, Ban Đào tạo Sau đại học cùng tập thể cán bộ và quý thầy cô đã giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin ghi nhận nơi đây tình cảm yêu thương của vợ, con, cha mẹ, anh chị
em và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hết lòng động viên tinh thần trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!


Lê Mai Nhất
iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Dang mục các chữ viết tắt iv
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5. Những đóng góp mới của luận án 4

CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6
1.2.1. Nguôn gốc và phân loại cây ăn quả có múi 6
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh vàng lá greening 6
1.2.2.1. Triệu chứng, lịch sử phát hiện, phân bố của bệnh vàng lá
greening
6
1.2.2.2. Chẩn đoán và giám định bệnh vàng lá greening 11
1.2.3. Nghiên cứu về dịch tễ và sinh thái học của bệnh vàng lá greening

14
iii


1.2.3.1. Nghiên cứu sự lan truyền bệnh vàng lá greening 14
1.2.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy chổng cánh
Diaphorina
citri Kuwayama
15
1.2.3.3. Nghiên cứu về ký chủ của rầy chổng cánh Diaphorina citri và

vi khuẩn Liberibacter asiaticus
19
1.2.4. Nghiên cứu các giải pháp quản lý bệnh vàng lá greening 20
1.2.4.1. Mối quan hệ giữa phân bón với sinh trưởng và năng suất 20
1.2.4.2. Sử dụng cây giống sạch bệnh 21
1.2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây gốc ghép đến sản xuất

cây ăn quả có múi
23
1.2.4.4. Trồng xen ổi trong vườn cây ăn quả có múi 23
1.2.4.5. Biện pháp sinh học trong phòng trừ côn trùng môi giới
(Diaphorina citri Kuwayama)
24
1.2.4.6. Biện pháp hóa học trong phòng trừ côn trùng môi giới
(Diaphorina citri Kuwayama)
24
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 26
1.3.1. Cây ăn quả có múi ở Việt Nam và thành phần sâu bệnh hại 26
1.3.2. Nghiên cứu về bệnh vàng lá greening và nguyên nhân gây bệnh 28
1.3.2.1. Lịch sử và sự phân bố của bệnh vàng lá greening 28
1.3.2.2. Triệu chứng bệnh vàng lá greening 28
1.3.2.3. Chẩn đoán và giám định bệnh vàng lá greening 30
1.3.3. Nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh vàng lá greening 30
1.3.3.1. Nghiên cứu về sự lan truyền bệnh vàng lá greening 30
1.3.3.2. Nghiên cứu về ký chủ của rầy chổng cánh Diaphorina citri và
vi khuẩn Liberibacter asiaticus
31
1.3.4. Nghiên cứu các giải pháp quản lý bệnh vàng lá greening 33
iii



1.3.4.1. Sử dụng cây giống sạch bệnh 33
1.3.4.2. Biện pháp cánh tác và cải thiện giống cây ăn quả có múi 35

1.3.4.3. Biện pháp sinh học trong phòng trừ côn trùng môi giới
(Diaphorina citri Kuwayama)
37
1.3.4.4. Biện pháp hóa học trong phòng trừ côn trùng môi giới
(Diaphorina citri Kuwayama)
39

CHƯƠNG II
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.2. Vật liệu nghiên cứu 41
2. 3. Nội dung nghiên cứu 42
2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu mức độ phổ biến và triệu chứng

của bệnh vàng lá greening
42
2.4.1.1. Phương pháp điều tra tỷ lệ bệnh và mức độ phổ biến

trên đồng ruộng
42
2.4.1.2. Phương pháp xác định các dạng triệu chứng bệnh vàng lá
greening trên cây ăn quả có múi ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
43

2.4.1.3. Phương pháp điều tra rầy chổng cánh (Diaphorina citri
Kuwayama) trên cây ăn quả có múi
44
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu giám định tác nhân gây bệnh

và sự lan truyền bệnh vàng lá greening
44
2.4.2.1. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh bằng hiển vi điện tử 44
2.4.2.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh vàng lá greening

45
iii


bằng sinh học phân tử
2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu sự lan truyền bệnh vàng lá greening
qua hạt giống
46
2.4.2.4. Phương pháp nghiên cứu sự lan truyền bệnh vàng lá greening
qua nhân giống vô tính
47
2.4.2.5. Phương pháp nghiên cứu sự lan truyền bệnh vàng lá greening
bằng môi giới rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama)
47
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu xác định ký chủ và sự phân bố của các
chủng vi khuẩn gây bệnh vàng lá greening trên cây ăn quả có múi ở một
số tỉnh phía Bắc Việt Nam
49
2.4.3.1. Phương pháp xác định ký chủ của bệnh vàng lá greening 49
2.4.3.2. Phương pháp đánh giá mức độ nhiễm các mẫu bệnh vàng lá

greening của các chủng loại cây có múi khác nhau
50
2.4.3.3. Phương pháp xác định các chủng vi khuẩn gây bệnh vàng lá
greening
51
2.4.3.4. Phương pháp cải tiến tách chiết DNA dùng trong chẩn đoán
bệnh vàng lá greening bằng sinh học phân tử
52
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các giải pháp phòng chống bệnh vàng lá
greening
52
2.4.4.1. Phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng 52
2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu làm tăng tỷ lệ sống và sạch bệnh trong
vi ghép đỉnh sinh trưởng
53
2.4.4.3. Phương pháp cải tiến trong vi ghép đỉnh sinh trưởng 54
2.4.4.4. Phương pháp sản xuất cây giống sạch bệnh 54
2.4.4.5. Phương pháp đánh giá tính chống chịu của gốc ghép hiện đang 58
iii


sử dụng trong sản xuất cây giống đối với bệnh vàng lá greening
2.4.4.6. Phương pháp nghiên cứu chống tái nhiễm bệnh vàng lá
greening trên đồng ruộng
58
2.5. Xử lý số liệu thí nghiệm 59

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


60
3.1. Mức độ phổ biến và triệu chứng của bệnh vàng lá greening 60
3.1.1. Hiện trạng sử dụng giống cây ăn quả có múi tại Hà Nội và Hòa
Bình
60
3.1.2. Mức độ phổ biến của bệnh vàng lá greening tại các vùng điều tra 62
3.1.3. Mức độ nhiễm bệnh vàng lá greening trên một số chủng loại cây
có múi ở các vùng sinh thái
64
3.1.4. Mức độ nhiễm bệnh vàng lá greeining hỗn hợp với các bệnh vi
rút, viroid trên cây ăn quả có múi
66
3.1.5. Xác định nhóm triệu chứng bệnh vàng lá greening qua phân tích
bằng sinh học phân tử
68
3.1.6. Kiểm chứng khả năng nhiễm bệnh vàng lá greening trên đồng
ruộng dựa trên triệu chứng đã xác định
73
3.1.7. Cải tiến phương pháp tách chiết thô DNA trong chẩn đoán bệnh
vàng lá greening trên cây ăn quả có múi
77
3.2. Xác định tác nhân gây bệnh và sự lan truyền bệnh vàng lá greening 79
3.2.1. Xác định tác nhân gây bệnh vàng lá greening bằng hiển vi điện tử 79
3.2.2. Xác định tác nhân gây bệnh vàng lá greening bằng sinh học phân
tử
81
v


vàng lá greening, (Phòng thí nghiệm trường Đại học tổng hợp Đài

Loan, 11/2011)
3.11 Khả năng lan truyền bệnh vàng lá greening qua hạt giống (Nhà
lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2011)
83

3.12 Khả năng lan truyền bệnh vàng lá greening trên một số chủng loại
cây ăn quả có múi bằng phương pháp ghép, (Nhà lưới Viện Bảo
vệ thực vật, 2011)
85

3.13 Kết quả sự lan truyền bệnh tristeza qua mắt ghép (Nhà lưới Viện
Bảo vệ thực vật, 2011)
86

3.14 Ảnh hưởng của mật độ rầy chổng cánh đến khả năng lan truyền
bệnh vàng lá greening (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, tháng
4/2011)
87

3.15 Ảnh hưởng của thời gian nhiễm rầy chổng cánh đến khả năng lan
truyền bệnh vàng lá greening (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật,
2011)
88

3.16 Khả năng di chuyển của rầy chổng cánh trên các cây thí nghiệm
(Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 4/2011)
90

3.17 Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Liberibacter asiaticus trên một
số chủng loại thuộc họ Rutacea (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật,

2011)
97

3.18 Phản ứng của các chủng loại cây ăn quả có múi với

các nguồn mẫu thu thập từ cam (Citrus sinensis) bị bệnh vàng lá
greening (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2013)
100

3.19 Phản ứng của các chủng loại cây ăn quả có múi với

các nguồn mẫu thu thập từ quýt (Citrus reticulata) bị bệnh vàng
lá greening (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2013)
102

v


3.20 Phản ứng của các chủng loại cây ăn quả có múi với

các nguồn mẫu thu thập từ bưởi (Citrus grandis) bị bệnh vàng lá
greening (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2013)
103

3.21 Phản ứng của các chủng loại cây ăn quả có múi với

các nguồn mẫu thu thập từ chanh (Citrus aurantifolia) và quất
(Citrus fortunella) bị bệnh vàng lá greening (Nhà lưới Viện Bảo
vệ thực vật, 2013)
104


3.22 Kết quả đánh giá phản ứng của giống chanh Thanh Yên

với nguồn bệnh thuộc chủng I và II (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực
vật, 2013)
109

3.23 Triệu chứng cơ bản của bốn chủng vi khuẩn gây bệnh

vàng lá greening ở Việt Nam và Đài Loan
111

3.24 Ảnh hưởng của các loại môi trường đến chất lượng cây cam ba lá
sử dụng làm gốc ghép lần 1 (Viện Bảo vệ thực vật, 2010)
114

3.25 Ảnh hưởng của các loại gốc ghép gieo trên môi trường MS

đến tiêu chuẩn cây gốc ghép lần 1 (Viện Bảo vệ thực vật, 2010)
115

3.26 Ảnh hưởng của các loại gốc ghép đến tỷ lệ sống của cây vi ghép
lần một (Viện Bảo vệ thực vật, 2010 – 2011)
116

3.27 Ảnh hưởng của tuổi cây gốc ghép lần 1 đến tỷ lệ cây sống sau vi
ghép với giống cam Trưng Vương (Viện Bảo vệ thực vật, 2010)
117

3.28 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ cây sống sau vi ghép lần 1 trên

giống bưởi Phục Hòa (Viện Bảo vệ thực vật, 2010 - 2011)
118

3.29 Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng được bổ sung

vào môi trường lỏng trong vi ghép đỉnh sinh trưởng cam Xã Đoài,
(Phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
119

3.30 Kết quả thử nghiệm các kích thước đỉnh sinh trưởng khác nhau 121

v


đến khả năng làm sạch bệnh sau vi ghép lần 1 (Phòng thí nghiệm
Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
3.31 Ảnh hưởng tuổi cây vi ghép lần 1 đến tỷ lệ sống của vi ghép lần 2

(Phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật, 2010 - 2012)
122

3.32 Kết quả cải tiến giá thể làm bầu đối với sản xuất cây giống

sạch bệnh (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2010)
127

3.33 Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống của cam Xã Đoài sau
ghép (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2011)
129


3.34 So sánh hiệu quả của 2 loại dây ghép trong phương pháp ghép
mắt nhỏ có gỗ với chủng loại cam Xã Đoài (Nhà lưới Viện Bảo
vệ thực vật, 2011)
131

3.35 Tỷ lệ bệnh sau lây nhiễm nhân tạo bằng ghép mắt bệnh đối với
cây gốc ghép hiện đang sử dụng trong sản xuất giống cây có múi
(Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
132

3.36 Ảnh hưởng của bệnh vàng lá greening đến chiều cao cây gốc
ghép sau 6 tháng lây bệnh (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2013)
134

3.37 Tỷ lệ bệnh sau lây nhiễm nhân tạo bằng ghép mắt bệnh với cây
gốc ghép nhập nội (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2012 - 2013)
135

3.38 Ảnh hưởng của xử lý Streptomycine đến triệu chứng bệnh

vàng lá greening (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
137

3.39

Hiệu quả của cây giống sạch bệnh và quản lý dịch hại tổng hợp
đến bệnh vàng lá greening (năm 2011)
139

3.40 Tỷ lệ tái nhiễm bệnh vàng lá greening trên đồng ruộng vớ

i các
giải pháp quản lý bệnh khác nhau (Nghi Lộc, Nghệ An, 10/2013)
140

3.41 Một số giải pháp trong phòng chống bệnh vàng lá greening

đạt hiệu quả ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (năm 2013)
144


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình
Trang

3.1 Triệu chứng lá vàng lốm đốm (A) cam Xã Đoài; (B) cam Canh 69

3.2 Triệu chứng cam Xã Đoài bị vàng lá cục bộ 70

3.3
Triệu chứng lá vàng lốm đốm, vàng cục bộ (A) Lá cam Xã Đoài;
(B) Lá Cam Canh (Blotchy)
70

3.4
Triệu chứng bệnh vàng lá greening trên Cam Xã Đoài (Vàng lá,

khô cành)
70

3.5 Triệu chứng quả cam bị bệnh greening 71

3.6 Triệu chứng lá vàng, gân trong (A) cam Sáp; (B) cam Xã Đoài 72

3.7
Triệu chứng gân lá bị sưng và nổ (A) Quýt Hà Trì (B) cam Xã
Đoài
73

3.8
Nhóm triệu chứng thấp lùn cây (A) Quýt Trà Lĩnh; (B) Cam Xã
Đoài và cam Canh
73

3.9
Kết quả giám định bệnh hại cây có múi bằng sinh học phân tử

(A) bệnh tatter leaf; (B) bệnh Exocortis; (C) bệnh tristeza
76

3.10

Kết quả giám định bệnh vàng lá greening bằng các phương pháp
tách chiết DNA
79

3.11


Xác định tác nhân gây bệnh VLG xâm nhập vào mạch dẫn bằng
hiển vi điện tử
80

3.12

Kết quả giám định bệnh vàng lá greening với các cặp mồi khác
nhau
81

3.13

Xác định sự lan truyền bệnh qua hạt giống (hạt chấp) 83

3.14

Xác định sự lan truyền bệnh qua hạt giống (hạt bưởi chua) 84

3.15

Lây nhiễm nhân tạo bệnh tristeza và chẩn đoán bệnh 86

3.16

Ảnh hưởng của thời gian nhiễm và mật độ RCC đến sự lan truyền
bệnh
89

3.17


Khả năng di chuyển của rầy chổng cánh trong thí nghiệm lây bệnh
nhân tạo
91

3.18

Mật độ rầy chổng cánh trên vườn cam Xã Đoài Nghệ An, 2010 92

3.19

Mật độ rầy chổng cánh trên vườn cam Canh Hà Nội, 2010

93

vi


3.20

Mật độ rầy chổng cánh trên vườn cam Xã Đoài tại Cao Phong,
Hòa Bình, 2010
94

3.21

Rầy chổng cánh gây hại trực tiếp trên cây gieo làm gốc ghép 95

3.22


Bài tiết và sinh sản của rầy chổng cánh 95

3.23

Ký chủ và môi giới lan truyền bệnh vàng lá greening 98

3.24

Phản ứng của các giống đến các mẫu bệnh vàng lá greening 105

3.25

Chủng I gây bệnh trên cam Xã Đoài và cam Canh; Chủng II gây
bệnh trên 4 giống (bưởi Diễn, chanh Eureka, Xã Đoài và cam
Canh)
106

3.26

Kết quả duplex-PCR trong xác định chủng gây bệnh 107

3.27

Sự phân bố của các chủng vi khuẩn gây bệnh vàng lá greening trên
cây có múi
107

3.28

Cây Thanh Yên bị nhiễm chủng I và II sau 2 tháng lây bệnh 110


3.29

Cây Thanh Yên bị nhiễm chủng I và II sau 12 tháng lây bệnh 110

3.30

Môi trường được cải tiến sử dụng trong gieo hạt cam 3 lá 114

3.31

Hiệu quả cải tiến môi trường lỏng dùng trong vi ghép đỉnh sinh
trưởng
119

3.32

Cây sau vi ghép lần 1 nuôi trong ống nghiệm: 4; 6 và 8 tuần 123

3.33

Kết quả cải tiến gốc ghép lần 2 124

3.34

Sản xuất cây giống sạch bệnh 128

3.35

Đánh giá tính chống chịu bệnh vàng lá greening với vật liệu làm

gốc ghép
133

3.36

Ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh bệnh vàng lá greening thuộc
chủng II đến chiều cao cây gốc ghép
134

3.37

Đánh giá tính chống chịu của một số loại gốc ghép nhập nội với
bệnh vàng lá greening
136

3.38

Xử lý Streptomycine 12 giờ và 24 giờ và đối chứng 138

3.39

Hiệu quả chống tái nhiễm bệnh vàng lá greening trên vườn cam Xã
Đoài
142

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây ăn quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi, v.v.) là nhóm cây ăn quả
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Năm 2011, diện tích cây ăn
quả có múi ở Việt Nam đạt 124.057 ha, trong đó diện tích trồng cam quýt
chiếm tới 70.300 ha, bưởi 45.000 ha và chanh là 18.000 ha. Các loại quả có
múi không chỉ là hàng hóa đáp ứng cho tiêu thụ nội địa mà còn là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây ăn quả có múi còn có ý
nghĩa như một loại cây cảnh trang trí trong các gia đình Việt Nam cứ mỗi độ
xuân về. Đồng thời, sản phẩm của cây ăn quả có múi còn là những vị thuốc
quý trong dân gian, là gia vị chủ lực trong một số món ăn nổi tiếng của Việt
Nam.
Nghề trồng cây ăn quả có múi được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước
thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Song sự đa dạng khí hậu ở các
vùng trồng trọt là điều kiện thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh gây
hại trên cây có múi, đặc biệt là bệnh vàng lá greening. Đây được coi là một
trong những nhân tố trở ngại chính để phát triển cây có múi. Bệnh lan truyền
với tốc độ nhanh và gây hại nghiêm trọng cho nhiều vùng trồng cam quýt trên
thế giới, năm 2004 bệnh đã tàn phá nghiêm trọng các vườn cây ăn quả có múi
ở Braxin, năm 2005 tiếp tục diễn ra ở bang Florida, Hoa kỳ.
Bệnh vàng lá greening là bệnh hại quan trọng nhất, khốc liệt nhất, nguy
hiểm nhất, nghiêm trọng nhất, hủy diệt nhất và tàn phá nặng nề nhất đối với
nghề trồng cây ăn quả có múi trên thế giới (Su và cs., 1991; Bové,
2006)[134][48]. Triệu chứng bệnh điển hình phát hiện được ở trên cây sau
trồng từ 5 đến 8 năm (Aubert và cs., 1988; Roistacher, 1996)[40][124] hoặc từ
1 đến 5 năm sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, tùy thuộc vào tuổi cây,
giống cây và phương pháp quản lý vườn (Lin và cs., 1996; Schwarz và cs.,
1973)[106][130]. Bệnh làm cây bị suy thoái, sinh trưởng và phát triển kém,
2


làm năng suất, chất lượng quả bị ảnh hưởng. Sản lượng quả bị giảm từ 30 đến

100%, tùy thuộc vào tỷ lệ tán cây bị bệnh (Bassanezi và cs., 2005; Schwarz và
cs., 1973)[41][130], vườn cây không còn giá trị kinh tế sau trồng 7 đến 10
năm (Gottwald, 2010)[65]. Quả bị bệnh thường nhỏ hơn, nhẹ hơn và chua hơn,
độ Brix giảm, tỷ lệ nước quả và các chất hòa tan cũng giảm theo. Đồng thời,
chất lượng nước quả sau chế biến cũng bị ảnh hưởng đáng kể (Bassanezi và
cs., 2005)[41].
Các kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vi khuẩn gây bệnh vàng lá
xuất hiện, đến nay các chủng mới, có độc tính nặng hơn đã hình thành (Hung
và cs., 2012)[95].
Ở Việt Nam, cây ăn quả có múi được trồng phổ biến khắp ba miền Bắc,
Trung và Nam. Bệnh vàng lá greening đã được ghi nhận gây hại trên cây ăn
quả có múi từ những năm 1960. Từ khi xuất hiện gây hại đến nay, bệnh vàng
lá greening đã có hai đợt cao điểm gây hại; năm 1970 bệnh đã gây hại tại hầu
hết các nông trường cam phía Bắc và năm 1990 tại hầu hết các vùng trồng
cam quýt trên cả nước (Hà Minh Trung, 2005)[30]. Mức độ thiệt hại trên bưởi
từ 17 – 25%, trên cam quýt từ 54 – 70% (Hà Minh Trung và cs., 2008; Ngô
Vĩnh Viễn và cs., 2009)[149][154]. Các tác giả cho rằng nguyên nhân do việc
sử dụng giống cây ăn quả có múi không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cây giống đã
nhiễm sâu bệnh đặc biệt là bệnh vàng lá greening, tristeza và do không được
thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật nên ngay từ khi trồng mới bệnh vàng lá
greening đã gây hại trầm trọng, sau vài năm cho quả cây đã bị kiệt sức và
nhanh chóng tàn lụi.
Bệnh vàng lá greening lan truyền từ các vật liệu nhân giống như cành
chiết, mắt ghép đã nhiễm bệnh và côn trùng môi giới. Những nghiên cứu
bước đầu về bệnh này ở Việt Nam đã được tiến hành, song những vấn đề về
bản chất của bệnh vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ. Vì vậy, những
biện pháp phòng trừ bệnh vẫn còn ít hiệu quả. Nhằm giải quyết được các yêu
3



cầu phòng chống bệnh vàng lá greening và để duy trì sản xuất cây ăn quả có
múi bền vững cho các vùng trồng cam quýt phía Bắc, việc tiến hành đề tài
“Nghiên cứu bệnh vàng lá greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía
Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống” mang tính thời sự cấp thiết.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định được đặc điểm phát sinh, phát triển và phương thức lan truyền
bệnh vàng lá greening (VLG) làm cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp
phòng chống có hiệu quả cho cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc
2.2.Yêu cầu
Nắm được tình hình phân bố của bệnh vàng lá greening ở một số vùng
trồng cây ăn quả có múi ở các tỉnh phía Bắc
Xác định được các chủng vi khuẩn gây bệnh vàng lá greening và sự phân
bố của các chủng vi khuẩn trên một số chủng loại cây ăn quả có múi ở các
vùng sinh thái khác nhau
Xác định được phương thức truyền bệnh và các yếu tố ảnh hưởng làm cơ
sở khoa học đề xuất các biện pháp phòng chống có hiệu quả bệnh vàng lá
greening
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp bổ sung các dẫn liệu khoa học và thực tiễn về bệnh vàng lá
greening, phương thức truyền bệnh, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp
phòng chống bệnh có hiệu quả
- Xác định được phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh vàng lá greening trên
đồng ruộng. Từ đó, góp phần đưa ra các giải pháp phòng trừ kịp thời và có
hiệu quả cao.
- Các kết quả của đề tài đóng góp dẫn liệu khoa học làm cơ sở khoa học và
thực tiễn để xây dựng hệ thống phòng chống bệnh có hiệu quả, góp phần duy
trì, bảo tồn và phát triển bền vững ngành trồng cây ăn quả có múi ở Việt Nam.
4




4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vi khuẩn Liberibacter asiaticus gây bệnh vàng lá greening trên cây có múi
và môi giới truyền bệnh rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama.
- Một số loài cây ăn quả có múi bản địa và nhập nội được trồng ở một số tỉnh
phía Bắc Việt Nam, các cây thuộc họ Rutaceae là ký chủ của vi khuẩn L.
asiaticus gây bệnh vàng lá greening trên cây có múi.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương thức lan truyền bệnh, các yếu tố ảnh hưởng
tới sự phát sinh gây hại của bệnh trong điều kiện sinh thái ở các tỉnh phía Bắc.
Xác định các chủng vi khuẩn L.asiaticus gây bệnh trên cây có múi, sự phân
bố các chủng vi khuẩn. Nghiên cứu một số giải pháp có hiệu quả để phòng
chống bệnh vàng lá greening trên cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc.

5. Những đóng góp mới của luận án
- Cung cấp bổ sung dẫn liệu khoa học về mức độ phổ biến, triệu chứng, ký chủ
của bệnh vàng lá greening trên cây ăn quả có múi ở phía Bắc.
- Lần đầu tiên xác định được vi khuẩn gây bệnh vàng lá greening thuộc chủng
I và II trên các giống cây ăn quả có múi hiện đang trồng trong sản xuất ở phía Bắc
Việt Nam.
- Đã hoàn thiện được kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng làm sạch bệnh vàng lá
greening và các bệnh vi rút khác, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cây
giống sạch bệnh.
- Đánh giá tính chống chịu của một số loại gốc ghép bản địa và nhập nội với
bệnh vàng lá greening và đề xuất các giải pháp chống tái nhiễm bệnh vàng lá
greening.
5



CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Các nhà khoa học đều xác định bệnh vàng lá greening là bệnh hại quan
trọng nhất trên cây ăn quả có múi ở các vùng trên thế giới. Tuy nhiên, trên
đồng ruộng, triệu chúng bệnh biểu hiện với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào
từng chủng loại cây có múi, nguồn gốc cây giống, môi giới truyền bệnh, tuổi
cây khi bị nhiễm bệnh, chủng vi khuẩn gây bệnh cũng như phụ thuộc vào kỹ
thuật trồng trọt, đốn tỉa, chăm sóc, bảo vệ vườn cây. Song triệu chứng chung
nhất của bệnh là gân lá bị xanh, những mô lá liền kề sau đó bị vàng hoặc đốm
vàng, đôi khi gân lá bị hoá bần.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định để phòng chống bệnh VLG có hiệu
quả, trước hết phải đi sâu nghiên cứu dịch tễ học của tác nhân gây bệnh, các
yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng phát triển, lan truyền bệnh trên
đồng ruộng (Matsumoto và cs., 1961; Aubert và cs., 1988; Su, 1998; Bové,
2006)[113][40][135][48]. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đã phát triển và
ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu bệnh vàng lá
greening, như: phương pháp quan sát mô cây bị bệnh dưới kính hiển vi điện
tử, giải mã trình tự gen bằng việc ứng dụng các phương pháp sinh học phân tử
với các cặp mồi đặc hiệu, giải mã trình tự gen, sử dụng các cây chỉ thị, v.v.
Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới chỉ rõ bệnh VLG có khả năng
lan truyền nhanh và mức độ tàn phá rất cao nếu sử dụng cây giống đã nhiễm
bệnh, kỹ thuật canh tác không được quan tâm. Theo tác giả Aubert và Lê Thị
Thu Hồng (1996)[1]; Su (1998)[135]; Bové (2006)[48]; Lê Thị Thu Hồng,
(2000) [11]; Hà Minh Trung và cs. (2008)[149] thì kỹ thuật sản xuất và sử
dụng cây giống sạch bệnh, phát hiện sớm những cây giống bị nhiễm bệnh để
loại bỏ khi trồng được coi là khâu đầu tiên và hết sức quan trọng trong việc đề
xuất giải pháp phòng chống bệnh đạt hiệu quả.

Như vậy, việc nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh, phương pháp nhận
biết sớm cây bị bệnh, phương thức lan truyền và sự thay đổi độc tính của các
6


chủng vi khuẩn gây bệnh trên từng chủng loại cây ăn quả có múi là những vấn
đề quan trọng. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng hệ thống các giải pháp phòng
chống tổng hợp bệnh VLG có hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao và bền vững.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Nguôn gốc và phân loại cây ăn quả có múi
Là những loại cây trồng có sự phân bố rộng, nguồn gốc của các loại
cây ăn quả có múi khó có thể xác định một cách chính xác. Tuy nhiên nhiều
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cam quýt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới Đông Nam châu Á. Tanaka (1979)[140] đã cho rằng các giống
thuộc chi Citrus có xuất xứ từ chân dãy núi Hymalaya phía đông Ấn Độ trải
dài qua miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản và được chia ra làm bốn nhóm
chính theo các đặc điểm thực vật học:
Nhóm cam (orange group): gồm các loài Citrus sinensis và Citrus
aurantium
Nhóm quýt (mandarine group): gồm các loài Citrus reticulate, Citrus
unshiu, Citrus deliciosa và Citrus nobilis…
Nhóm bưởi (pummelo-grapefruit group): gồm các loài Citrus grandis
và Citrus paradise
Nhóm chanh (acid group): gồm các loài Citrus limon, Citrus jambhiri,
Citrus aurantifolia, Citrus limettoides, Citrus medica, Citrus karma và Citrus
lemonia…
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh vàng lá greening
1.2.2.1. Triệu chứng, lịch sử phát hiện, phân bố của bệnh vàng lá
greening
Khi cây bị bệnh vàng lá greening vi khuẩn không gây hại mạch gỗ nhưng

gây các vết chết hoại trong mạch libe, sự vận chuyển đường đến các bộ phận
của cây bị cản trở. Lá nhỏ, bị biến vàng hay lốm đốm vàng, tuổi thọ của lá bị
rút ngắn, sự phân chia tế bào luôn xảy ra khiến gân lá bị sưng. Vi khuẩn cũng
hiện diện nhiều ở cuống quả và làm quả bị lệch tâm, quả nhỏ, khối lượng quả
giảm và hàm lượng đường trong quả thấp dẫn đến chất lượng của quả giảm
7


(Aubert, 1987)[39]. Rễ cây bị bệnh làm nghẽn mạch dẫn, rễ bị hoại tử nhiều,
rễ tơ không hút được dinh dưỡng để nuôi cây. Cây bị rụng quả cùng với sự
phát triển của bệnh, cây sẽ chết sau 2-5 năm tuỳ mức độ nhiễm (Aubert và cs.,
1988)[40].
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sự lan truyền của bệnh qua mắt ghép,
cành chiết và qua côn trùng môi giới là rầy chổng cánh Diaphorina citri vào
năm 1967 nguyên nhân gây bệnh đã được kết luận là do vi rút gây ra. Các
tác giả còn cho rằng vi rút gây bệnh “greening” cùng loài với vi rút gây bệnh
“stubborn” nhưng là các dòng khác nhau (Fraser và cs., 1966; Salibe và
Cortez, 1968)[56][128]. Sau khi đã xác định được triệu chứng stubborn do
một loài mycoplasma có tên là Spiroplasma citri gây ra (Saglio và cs.,
1973)[126], các tác giả cũng đã cho rằng mycoplasma là tác nhân gây bệnh
vàng lá greening. Trong những nghiên cứu tiếp theo Garnier và các tác giả
khác (1984a, 1984b)[60][61] đã phát hiện được lớp vách dày bao quanh tế
bào, màng tế bào chất dày hơn từ 7-10 nm. Từ các đặc điểm cơ bản này đã
cho phép các tác giả xác định tác nhân gây bệnh vàng lá greening (VLG) là vi
khuẩn.
Vi khuẩn gây bệnh VLG có gram âm. Vi khuẩn không định hình, có
vách dầy, không có nhân, không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo, vi
khuẩn di chuyển theo dòng nhựa trong cây.
Vi khuẩn gây bệnh greening là Candidatus Liberibacter thuộc α-
Proteobacteria, họ Eubacteria (Jagoueix và cs., 1994; 1996)[98][99]. Căn cứ

vào khả năng chịu nhiệt độ nên vi khuẩn được chia làm dòng châu Á và châu
Phi. Vi khuẩn dòng châu Á có tên “Candidatus Liberibacter asiaticus” chịu
được nhiệt từ 27 – 32
°
C. Dòng châu Phi có tên “Candidatus Liberibacter
africanus” mẫn cảm với nhiệt độ 22 – 24
°
C. Nghiên cứu về khả năng chịu
nhiệt của dòng vi khuẩn gây bệnh ở Braxin và ở Hoa kỳ, Teixeira và cs.,
(2005c)[142], Halbert và cs., (2008)[74] đã đề nghị dòng vi khuẩn gây bệnh ở
Braxin và dòng vi khuẩn gây bệnh ở Hoa Kỳ là những dòng chịu nhiệt. Vi

×