Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh quảng nam giai đoạn 2010 đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 69 trang )

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch vv… kéo theo
mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải
trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng chất
thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa
dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Việc thải bỏ một cách bừa bãi
các chất thải không hợp vệ sinh ở các đô thị sinh hoạt, khu công nghiệp là nguồn
gốc chính gây ô nhiễm môi trường làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức
khỏe và cuộc sống con người.
Cách quản lý và xử lý chất thải rắn tại hầu hết các thành phố, thị xã nước ta
hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. Không
có những bước đi phù hợp, những quyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ,
khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị
sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo
những mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội.
Xử lý chất thải rắn hiện nay của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói
chung được thực hiện bằng chôn lấp là chủ yếu. Đây là phương pháp xử lý chất
thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí với nhiều quốc gia phát
triển. Tuy nhiên, hầu hết các bãi rác đều ở tình trạng báo động, nhiều bãi gây ô
nhiễm nghiêm trọng cả môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và cả môi trường
không khí. Trong khi đó, nhu cầu xử lý chất thải rắn đô thị hiện nay đã lên đến mức
báo động, xử lý rác thải không chỉ là vấn đề vệ sinh môi trường mà còn là vấn đề về
an toàn chính trị, ngoại giao, xã hội …Vấn đề đặt ra là cần hạn chế đến mức tối đa
sự ảnh hưởng ô nhiễm của bãi rác đến môi trường xung quanh hay nói cách khác là
cần có bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đề tài “ Thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho tỉnh
Quảng Nam ” nhằm giải quyết về vấn đề rác thải cho tỉnh Quảng Nam hiện nay
đồng thời cũng giải quyết sức ép đối với một lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong
tương lai.


Trên cơ sở thu thập số liệu, kết hợp với tài liệu sẵn có gần đây của tỉnh Quảng
Nam, đồ án tập trung giải quyết những vấn đề sau:
• Thu thập số liệu về hiện trạng nguồn rác và hiện trạng quản lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

1
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
• Dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-
2030.
• Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2010 - 2030.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Thu thập số liệu:
Các văn bản pháp quy của trung ương và địa phương có liên quan đến vấn đề
quản lý vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn.
Các văn bản và các quy định đối với việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn
hợp vệ sinh.
Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên: địa chất, địa hình, địa mạo, đất, khí tượng
thủy văn.
Các dữ liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2005 - 2010 và 2030.
2. Điều tra khảo sát hiện trạng CTRSH và các biện pháp xử lý của tỉnh Quảng
Nam, khảo sát hiện trạng các bãi rác của tỉnh và khu vực dự kiến xây dựng
BCL.
3. Phương pháp thiết kế:
Áp dụng các biện pháp và kỹ thuật thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh theo TCVN
6696 : 2000 “ Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về

bảo vệ môi trường”; TCXDVN 320 : 2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại –
Tiêu chuẩn thiết kế”; TCXDVN 261 : 2001 “Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu
chuẩn thiết kế”.
Tham khảo các kỹ thuật thiết kế BCL CTR hiện nay tại Việt Nam

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

2
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ PHƯƠNG
PHÁP CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
I.1. Đặc trưng chất thải rắn
I.1.1. Định nghĩa chất thải rắn
Theo quan điểm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động
sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ). Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các họat động
sống [1].
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được
định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vức bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi
là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố
phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [1].
Như vậy theo quan niệm này thì chất thải đô thị có các đặc trưng như sau:
- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị
- Thành phố có trách nhiệm thu gom
I.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này
hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian.

Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công
tác quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá
nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách
sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp.
Một cách tổng quát chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ các nguồn sau :
• Khu dân cư
• Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…)
• Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện…)
• Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng.
• Nhà máy xử lý chất thải.
• Hoạt động công nghiệp.
• Hoạt động nông nghiệp.
• Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường
phố…)

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

3
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
I.1.3. Thành phần chất thải rắn phát sinh ở một số đô thị Việt Nam
Thành phần chất thải rắn được định nghĩa là những thành phần riêng biệt tạo
nên rác thải và thường được tính theo phần trăm khối lượng.Thành phần rác thải có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, công nghệ xử lý cũng
như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ thống kỹ thuật quản lý CTR.
Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao ở các nước khác nhau thì thành phần
của chất thải rắn đô thị cũng khác nhau, trong đó thực phẩm thừa chiếm tỉ lệ phần
trăm trọng lượng rất cao tại các nước có thu nhập thấp (Phụ lục 1).
Độ ẩm chất thải rắn rất cao, thành phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ
dễ phân hủy do đó tỷ trọng của rác khá cao (phụ lục 2,3).

Thành phần hóa học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ (dao động trong
khoảng 40 – 60%), chất tro, hàm lượng cacbon cố định (hàm lượng này thường
chiếm khoảng 5 – 12%). Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%.
I.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
Ngày nay song song với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thì công việc
điều tra, xác định, đánh giá chất lượng môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái
đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là vấn đề chất thải rắn (rác thải). Do quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phân bố không đồng đều và nằm lẫn trong các khu
dân cư nên lượng rác thải không đều và tập trung chủ yếu các vùng có tốc độ đô thị
hóa cao, đồng thời tăng lên theo tốc độ đô thị hóa gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy,
việc xử lý chất thải rắn trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa là quan trọng
và cần thiết.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

Nông nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải
Chất thải rắn
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe,

nhà ga
Giao thông,
xây dựng.
Cơ quan
trường học
4
Hình 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
Ở Việt Nam hiện nay tuy dân số đô thị chỉ chiếm 20% dân số cả nước nhưng
do cơ sở hạ tầng kĩ thuật lại quá kém, lại ít được quan tâm nên tình trạng vệ sinh
môi trường bị sa sút nghiêm trọng. Tình hình ứ đọng rác do thiếu các trang thiết bị
kĩ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý môi trường kém đang gây ra trở ngại cho sự
phát triển kinh tế đất nước và chính sách mở cửa kinh tế với nước ngoài.
Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý thì rác thải sẽ gây ra nhiều
ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người. Sau đây là một trong số
những ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm chất thải rắn đô thị:
* Việc quản lý chất thải rắn không phù hợp sẽ gây ra tác động bất lợi về mặt
thẩm mỹ, vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước rác, mùi hôi là
nguồn gốc của việc gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm, mầm
mống lây lan dịch bệnh. Do đó sẽ làm nguy hại đến sức khỏe của cộng đồng.
- Thu gom và vận chuyển không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải
trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư lẫn cho
khách nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại đây.
- Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống, rãnh, ao, hồ kênh rạch làm quá tải thêm
hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm,
khi có mưa sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị ngập thường
xuyên. Rác thải không được thu gom tại đầu cuối của cống thoát nước đô thị có thể
dẫn tới tắc các đường ống thoát nước, nguyên nhân gây ra lụt lội khi có mưa.
- Phân người và các loài động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là môi trường

thuận lợi cho các loài côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, gián. Phân
người là một phương tiện lan truyền bệnh nguy hiểm. Phân người lẫn trong rác thải
chứa nhiều mầm bệnh và rất dễ phát tán ra ngoài. Các mầm bệnh trực tiếp gây tác
hại cho sức khỏe của công nhân vệ sinh, những người nhặt rác, bới rác và trẻ em
chơi trên sân.
- Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như chai, lọ bỏ đi là môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các loại muỗi quan trọng trong việc truyền các bệnh sốt rét và
sốt xuất huyết.
- Bãi rác là nơi cư trú ưa thích của chuột. Chuột không những là nguyên nhân
truyền bệnh dịch hạch mà còn là nguyên nhân của nhiều sự khó chịu khác.
- Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau quá trình đốt có
thể chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ nơi đốt rác có thể làm giảm tầm nhìn,
nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hỏa hoạn những vùng lân cận.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

5
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
- Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác thải đô thị đó là các loại túi chất dẻo
tổng hợp, những loại túi này gây mất cảnh quan đô thị và là nguyên nhân gây chết
những động vật ăn phải.
- Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh, các
bình chứa các chất có khả năng cháy nổ, các hóa chất công nghiệp có thể dẫn đến
chấn thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối với trẻ em và những người thường xuyên
tiếp xúc với rác thải.
- Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm sẽ làm cho chất thải
thối rửa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, gây mùi
hôi thối làm ô nhiễm môi trường không khí.
- Các bãi chứa rác không đáp ứng được nhu cầu về kỹ thuật, không hợp vệ

sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho đất, nước và không khí.
- Không thu hồi và tái chế các thành phần có ích trong chất thải sẽ gây ra sự
lãng phí về của cải vật chất cho xã hội.
- Các loại chất thải rắn tham gia các phản ứng hóa học, hóa lý, sinh học do đó
nếu thải bỏ bừa bãi sẽ không kiểm soát được dẫn đến sinh ra các khí độc.
- Nước rác sẽ ảnh hưởng đến nước ngầm, nước mặt, đặc biệt ở công đoạn chôn
lấp ảnh hưởng đến môi trường đất.
- Nước rác có pH thấp sẽ hòa tan các kim loại, một số hợp chất hữu cơ, dầu
mỡ,
- Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người đặc biệt của dân cư quanh khu vực có chứa chất
thải rắn. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn, các chất ô nhiễm
có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau,
động vật, qua lưới thức ăn và chuỗi thức ăn, những chất ô nhiễm này tác động xấu
tới sức khỏe con người.
I.3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn
Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, tỷ lệ thu gom CTR sinh
hoạt ở các đô thị trung bình ở mức 71% và kể từ năm 2000, tỷ lệ thu gom được tăng
dần. Theo tổng hợp số liệu từ các báo cáo của các công ty môi trường các địa
phương trong cả nước, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của các đô thị từ loại IV trở lên
đã đạt mức 78% trong năm 2005, năm 2008 đạt 80-82%. Tỷ lệ thu gom CTR sinh
hoạt tăng dần theo cấp đô thị. Thấp nhất là các đô thị loại IV với tỷ lệ thu gom trung
bình đạt 65%, cao nhất là Thành phố Hà Nội (đô thị đặc biệt) với tỷ lệ thu gom đạt
được là 98%[2].

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

6
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn

Đối với CTR sinh hoạt nông thôn, việc thu gom và vận chuyển chát thải rắn
tại khu vực nông thôn chủ yếu do các tổ vệ sinh môi trường của thôn tổ chức thu
gom và tự thu phí để hoạt động. Đối với các xã ven đô của các đô thị lớn thì có
Công ty môi trường đô thị thu gom và vận chuyển đến các bãi chôn lấp để xử lý.
Bên cạnh đó tại một số địa phương có các đơn vị tư nhân cũng tham gia vào công
tác thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư và trung tâm cụm
xã nông thôn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn bình quân tại các điểm dân cư nông thôn
đạt 40 – 55%. Theo thống kê, hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh
làng xóm theo định kỳ. Đã có trên 40% số thôn, xã hình thành các tổ thu gom rác
thải tự quản với kinh phí hoạt động do dân đóng góp [2].
Trong lĩnh vực y tế, việc thu gom CTR đạt tỷ lệ cao, song thời gian qua cũng
đã phát hiện một số trường hợp bán CTR ra ngoài cho tư thương tái chế, hoặc xử lý
không đúng quy định [2].
I.4. Xử lý chất thải rắn
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác, hoặc
chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên.
Có nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn như: đập, nghiền sàng, ép, tuyển nổi,
hòa tách, nung, nhiệt phân, đóng rắn, chôn lấp, đốt, xử lý sinh học, … tùy theo yêu cầu
xử lý và đặc điểm của rác thu gom mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Tuy
nhiên về cơ bản có 3 phương pháp thường hay sử dụng nhất là:
• Phương pháp chôn lấp
• Phương pháp thiêu hủy
• Phương pháp sinh học
I.4.1. Phương pháp đốt chất thải rắn
Đốt rác là quá trình oxi hóa chất thải ở nhiệt độ cao bằng oxy của không khí,
có thể giảm thể tích chất thải xuống 85 – 95%. Đây là phương pháp hợp vệ sinh
được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến. Phương pháp này có ưu điểm: Thu hồi
năng lượng, xử lý được các chất thải nguy hiểm có thể đốt được, nguy cơ ô nhiễm
nước ngầm ít hơn chôn lấp, xử lý nhanh và tốn diện tích chỉ bằng 1/6 so với phương
pháp vi sinh. Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì phương pháp này cũng tồn tại những

nhược điểm sau: Chi phí xử lý cao và gây ô nhiễm không khí.
I.4.2. Phương pháp làm phân vi sinh chất thải rắn
* Sản xuất phân Compost bằng phương pháp hiếu khí.
Sản xuất phân Compost bằng phương pháp hiếu khí là sử dụng các chủng vi sinh
vật hiếu khí để phân hủy rác.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

7
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
• Ưu điểm:
o Giảm lượng rác cần chôn lấp, giảm nhu cầu đất chôn lấp.
o Kiểm soát được mùi hôi từ rác.
o Qui trình xử lý linh hoạt, dễ kiểm soát.
o Thu được sản phẩm là phân hữu cơ, tốt cho nông nghiệp.
• Nhược điểm:
o Yêu cầu đầu tư quy trình hoàn chỉnh, bao gồm nhiều công đoạn phức tạp.
o Chi phí đầu tư cao.
o Chi phí vận hành cao.
o Công nhân phải có trình độ chuyên môn.
o Thiết bị nhanh hư hỏng.
* Sản xuất phân Compsot bằng phương pháp kị khí.
Đây là phương pháp sử dụng các chủng vi sinh vật kị khí để phân hủy các chất
hữu cơ có trong rác thải.
• Ưu điểm:
o Giảm lượng rác cần phải chôn lấp do đó giảm lượng đất bãi chôn lấp.
o Kiểm soát mùi tốt.
o Kiểm soát được khí thải và nước thải.
o Tạo ra sản phẩm là phân hữu cơ, tốt cho nông nghiệp.

• Nhược điểm:
o Chi phí đầu tư cao.
o Chi phí vận hành, bảo dưỡng thiết bị cao.
o Chỉ áp dụng cho qui mô lớn.
I.4.3. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn
Trong các phương pháp xử lý chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp phổ
biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi đối với các nước
phát triển và các nước đang phát triển vì nó là phương pháp xử lý chất thải có hiệu
qủa kinh tế nhất và chấp nhận về mặt môi trường.
Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải ở một nơi nào đó có
phủ đất lên trên. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở
rác tới các bãi rác đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi và rắc
vôi bột… theo thời gian sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

8
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì
chuyển sang bãi mới .
Bảng 1.1: Các kỹ thuật tiêu hủy an toàn và không an toàn
Quy trình vận hành Các biện pháp kiểm soát về
môi trường
Không an toàn
Bãi rác lộ thiên
Không có các quy trình
hoạt động thông thường.
Những người nhặt rác

thường là làm việc ngay
tại bãi rác .
Không có biện pháp kiểm
soát ô nhiễm môi trường
Bãi rác lộ thiên có
kiểm soát
Có áp dụng một số tính
toán cơ bản về lượng rác
thải.
Những người nhặt rác
thường là làm việc ngay
tại bãi rác.
Có áp dụng một cách hạn
chế hoặc không áp dụng các
biện pháp kiểm soát ô nhiễm
môi trường
An toàn
Bãi chôn lấp đúng
kỹ thuật
Có các quy trình về tính
toán lượng rác thải, sắp
xếp hoạt động, che phủ và
đông kết, có rào chắn và
có cán bộ chuyên trách ở
hiện trường; Kiểm soát để
hạn chế người nhặt rác
vào trong khu chôn lấp.
Có áp dụng một số biện
pháp kiểm soát ô nhiễm và
quan trắc môi trường như là

có các lớp lót di động, có hệ
thống rãnh thoát nước, và có
hệ thống thông thoát khí.
Có thể là các biện pháp kiểm
soát này hoạt động bất
thường hoặc là không hoạt
động
Bãi chôn lấp hợp
vệ sinh
Có các quy trình về tính
toán lượng rác thải, sắp
xếp hoạt động, che phủ và
có rào chắn và có cán bộ
chuyên trách ở hiện
trường; Kiểm soát để
không cho người nhặt rác
vào trong khu chôn lấp.
Tiến hành quan trắc môi
trường định kỳ. Áp dụng các
biện pháp kiểm soát ô nhiễm
môi trường bao gồm: có các
lớp lót di động, có hệ thống
rãnh thoát nước, có xử lý
nước rỉ rác, và có hệ thống
thông thoát khí có khả năng
gìn giữ các thành phần môi
trường ở điều kiện tốt và

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551


9
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
hợp vệ sinh.
(Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 “Chất thải rắn”)
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải
rắn khi chúng đã được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp
sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một
số khí như CO
2
, CH
4
. Như vậy chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là
phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng
môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước
khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong
những khả năng vì một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác có thể thu hồi lại.
• Ưu điểm:
o Đơn giản, dễ thực hiện.
o Chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thấp hơn các phương pháp khác.
o Phù hợp với khí hậu và điều kiện của Việt Nam.
o Có thể thu hồi khí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác
o Nếu xử lý tốt không gây ô nhiễm môi trường.
o Với bãi chôn lấp có quy mô trên 10 năm có thể tái sử dụng bãi và thu hồi
phân bón nông nghiệp dưới dạng đất.
o Sau khi chôn lấp có thể làm nơi trồng cây.
•Nhược điểm:
o Nếu xử lý kĩ thuật không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.

o Đòi hỏi diện tích đất lớn.
o Thường tạo ra các khí methane hoặc sunfite độc hại có khả năng gây nổ
hoặc gây ngạt.
I.4.3.1. Tình hình chôn lấp chất thải rắn trên Thế Giới
Việc quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn Thế Giới mới chỉ được quan tâm
đúng mức bắt đầu từ năm 1930. Trước đó, do nhiều lý do việc quản lý chất thải rắn
vẫn mang tính tự phát và chưa có những văn bản chính thức mang tính pháp quy
chung cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn.
Chôn lấp vẫn là phương pháp thông dụng nhất đã và đang áp dụng ở các
nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Ngay những nước có trình độ
tiên tiến như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Đan mạch thì xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp chôn lấp vẫn được sử dụng là phương pháp chính.100% lượng CTR đô thị ở

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

10
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
Hi Lạp được xử lý bằng chôn lấp. Ở Anh lượng CTR hàng năm khoảng 18 triệu tấn
trong đó chỉ 6% được xử lý bằng thiêu đốt, 92% được xử lý bằng chôn lấp. Ở Đức
lượng CTR hàng năm khoảng 19.483 triệu tấn trong đó 2% được sản xuất phân
compost, 28% được xử lý bằng thiêu đốt, 69% đem chôn lấp [3]. Các phương pháp
xử lý CTR thông dụng đang được áp dụng ở các nước phát triển.
Bảng1.2: Phát sinh chất thải rắn và các phương pháp xử lý ở các nước phát triển
Tên nước
Phương pháp xử lý (%)
Compost Đốt Chôn lấp Khác
Bỉ 11 23 50 16
Đan Mạch 2 50 11 7
Đức 2 28 69

Hy Lạp 100
Tây Ban Nha 16 6 78
Pháp 8 36 47 9
Irelands 100
Italia 6 19 35 34
Hà Lan 4 36 37
Bồ Đào Nha 16 57 58
Anh 6 92
(Nguồn:Mortensen, E & G Kiely.Solid waste managenmet.Enviroment Engineering.
McGrall – Hill. 1997).
Tuy vậy, nước rác ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh vẫn có mức độ ô nhiễm cao
và nguy cơ gây ô nhiễm là rất lớn.
Đối với các nước châu Á, chôn lấp vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu hủy vì
chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Tỷ lệ thiêu đốt chất thải
của Nhật Bản và Đài Loan vào loại cao nhất, khoảng 60 – 80%. Chất lượng của các
bãi chôn lấp liên quan mật thiết tới GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy
ớ các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi đổ hở phổ biến ở các nước đang
phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nổ lực cải thiện chất lượng các
bãi chôn lấp như Thỗ Nhĩ Kỳ đã cấm các bãi đổ hở năm 1991 và Ấn Độ đã hạn chế
chôn lấp các loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ và các loại chất thải
có thể tái chế [4].
I.4.3.2. Tình hình chôn lấp chất thải rắn ở Việt Nam
Ngoài một phần nhỏ xử lý CTR đô thị bằng phương pháp compost, lượng còn
lại sử dụng chủ yếu là chôn lấp. Hầu hết mỗi đô thị đều có một bãi chôn lấp, tại các
đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có 2- 3 bãi chôn lấp/khu xử lý.
Các phương thức chôn lấp hiện nay chủ yếu là không hợp vệ sinh với 82/98 bãi
chôn lấp không hợp vệ sinh trên cả nước. Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551


11
Hình 2: Bãi chôn lấp rác ở Semakau
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp.
Tuy nhiên do thiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều
được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó
khăn và hạn chế.
Bảng 1.3: Các biện pháp xử lý chất thải rắn miền Bắc Việt Nam
STT Tên đô thị Phương pháp xử lý Phương pháp xử lý cuối cùng
1 TP. Hà Nội Phân compost Chôn lấp hợp vệ sinh
2 TP. Hải Phòng Chôn lấp
3 TP. Hải Dương Chôn lấp
4 TP. Hạ Long Chôn lấp
5 TP. Việt Trì Phân compost Chôn lấp
6 TP. Nam Định Phân compost Chôn lấp
7 TP. Thanh Hóa Chôn lấp
8 TX. Bắc Ninh Chôn lấp
9 TX. Vĩnh Yên Chôn lấp
10 TX. Tuyên Quang Chôn lấp
11 TX. Hà Đông Chôn lấp
12 TX. Sơn La Chôn lấp
(Nguồn: Viện Công nghệ Môi trường, 2002-2003)
Đặc biệt, tự tiêu hủy là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ
thu gom và tiêu hủy chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu
gom và tiêu hủy của riêng gia đình mình. Thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần
nhà họ, hoặc là vứt bỏ ở một nơi nào đó gần nhà. Tất cả các phương pháp này đều
có thể hủy hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức
khỏe con người. Như vậy có thể nói ở nước ta, kỹ thuật xử lý chất thải đô thị chưa
cao. Các vấn đề cần quan tâm đến bãi chôn lấp rác bao gồm:

- Khí rác gây mùi hôi
- Hiệu ứng nhà kính do khí rác khuếch tán vào không khí
- Nước rác thoát ra khỏi lớp chống thấm ngấm vào nước ngầm hay gây ô
nhiễm nước mặt.
- Các loại mầm bệnh sinh ra do sơ hở trong quản lý vệ sinh bãi rác.
- Các tác động đến sức khỏe và môi trường do các chất thải độc hại chôn lấp
lẫn lộn với rác thải sinh hoạt.
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH QUẢNG NAM

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

12
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
II.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
(Nguồn:Website Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam)
II.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Nam có tọa độ địa lý: Từ 15
0
23

38
’’
đến 16
o
03


50

vĩ độ bắc, từ
108
o
26

16

đến 108
o
44

04

kinh độ đông.
- Phía bắc giáp : Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành Phố Đà Nẵng.
- Phía nam giáp : Tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía tây giáp : Nước CHDCND Lào và Tỉnh Kon Tum.
- Phía đông giáp : Biển Đông.
Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, phía bắc giáp
thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp Khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển,
đường xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, xã hội và có
tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng.
II.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3
kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải
đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao
trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang
cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới


Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

13
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng
ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện
Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài
khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
II.1.1.3. Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực Nam
Trung Bộ, nóng ẩm, mưa nhiều theo mùa. Một số chỉ tiêu khí hậu khu vực như sau:
*Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm : 25
0
C .
- Nhiệt độ cao nhất : 40,5
oC
.
- Nhiệt độ thấp nhất : 12,6
oC
.
* Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm : 2580 mm.
- Lượng mưa trung bình cao nhất năm : 3189 mm.
- Lượng mưa trung bình thấp nhất : 1374 mm.
* Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm : 82- 85%.
- Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất : 90% (Tháng 12).

- Tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất : 79% (Tháng 7).
* Lượng bốc hơi:
- Lượng bốc hơi trung bình năm : 800-1000 mm.
- Thời kỳ bốc hơi mạnh nhất : tháng6-8(100-140mm).
- Thời kỳ bốc hơi ít nhất : tháng 12 (40-60 mm).
* Gió bão: Gió thịnh hành theo hai hướng gió mùa đông bắc và gió đông nam.
Sức gió trung bình từ 1,5 m/s (tháng 8) đến 2,3 m/s ( tháng 11). Tháng 6, 7 có gió
tây nam khô nóng. Bão thường xuất hiện vào tháng 9-12, tốc độ gió có khi đạt >
30m/s.
* Lũ lụt: Lũ lụt thường xuất hiện vào tháng 9, 10, 11, xuất hiện kèm theo các
đợt gió mùa đông bắc.
Nhìn chung khí hậu Quảng Nam mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, nền nhiệt cao, tổng tích ôn lớn
(9000
o
) thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên
chế độ mưa tập trung theo mùa, lượng mưa lớn với địa hình dốc gây ra hiện tượng xói
mòn rửa trôi và lũ lụt thường xảy ra.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

14
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
II.1.1.4. Sông ngòi
Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi trong tỉnh khá phát
triển. Quảng Nam có các hệ thống sông chính là hệ thống sông Thu Bồn, sông Vu
Gia và sông Tam Kỳ.
Ngoài ra còn có các sông nhỏ: Sông Vĩnh Điện, sông Trường Giang, sông
Quảng Huế, sông Bà Rén, sông An Tân, Ly Ly và hệ thống khe suối phân bố ở

khu vực miền núi. Các sông suối ở Quảng Nam đều ngắn, dốc nên vào mùa mưa
thường xảy ra lũ quét ở vùng thượng lưu và lũ lụt ở vùng hạ lưu; mùa khô mực
nước các sông hạ thấp, nhiều nơi bị khô kiệt.
II.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ
chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa
biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi
đá, Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây
lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi
núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát
ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Nguồn nước mặt được cung cấp bởi các hệ thống sông suối trên địa bàn. Lưu
lượng nước phụ thuộc theo mùa, tập trung lớn trong mùa mưa, mùa khô lượng nước
hạ thấp chỉ còn khoảng 25% lượng nước trong năm.
Trên địa bàn có hệ thống hồ đập phong phú, trong đó có các hồ chứa lớn: Hồ
Phú Ninh (diện tích mặt hồ là 3.433 ha, dung tích từ 350-500 triệu m
3
), Khe Tân,
Việt An, Thạch Bàn, Vĩnh Trinh Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt còn có tác dụng điều tiết chế độ thủy văn và cân bằng hệ sinh thái
của vùng.
Quảng Nam có nguồn tài nguyên rừng phong phú với khoảng 445.000 ha diện
tích đất có rừng, trong đó đất rừng tự nhiên 378.277 ha và rừng trồng 57.082 ha (trồng
tập trung). Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và một phần ở các
huyện trung du. Trữ lượng gỗ khoảng 38 triệu m
3
. Rừng rất phong phú, đa dạng về cấu
trúc, tổ thành loài với nhiều loài thực vật quý hiếm.
Quảng Nam có các loại khoáng sản: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiết, titan,
vàng, uranium, đá vôi xi măng, felspat, đá xây dựng, than đá, cát thủy tinh, đất sét,

cao lanh làm gốm, sứ, nước khoáng Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
nên Quảng Nam có tiềm năng phát triển một số ngành công nghiệp có thế mạnh
như: khai khoáng và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng …
II.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

15
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.040.683 ha. Đến cuối năm 2009
có dân số trung bình là 1510.977 người, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,87%. Mật
độ dân số 136 người/km
2
. Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao
gồm 2 thành phố và 16 huyện với 233 đơn vị hành chính cấp xã (224 xã, 18 phường
và 13 thị trấn) (phụ lục 4).
Các dân tộc: Việt (Kinh), Cơtu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor.
II.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Nằm ở trung độ cả nước, trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung gồm Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Quảng Nam được đánh giá là tỉnh
có bước đột phá mạnh về tốc độ phát triển kinh tế và là địa phương hội đủ các yếu
tố, điều kiện cần thiết để trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015-2020.
Năm 2009, kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá: tổng sản phẩm trên địa bàn
tỉnh ước đạt 8.000 tỷ đồng (tăng hơn 10,8%); giá trị sản xuất công nghiệp và thủ
công nghiệp đạt hơn 7.900 tỷ đồng (tăng hơn 19%); giá trị sản xuất ngành dịch vụ
đạt hơn 6.800 tỷ đồng (tăng 13%), nông - lâm - ngư nghiệp đạt hơn 2.600 tỷ đồng,
tăng hơn 1%. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với yêu
cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về thu chi ngân sách, tổng
thu nội địa đạt 1.600 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương là hơn 6.200 tỷ đồng,

vượt 67% dự toán. Về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2009, tổng nguồn vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội đạt hơn 9.200 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ,
trong đó tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp và nông thôn, văn
hóa - xã hội, y tế và giáo dục, chi ngân sách thường xuyên cơ bản ổn định, đảm bảo
nguồn kinh phí phục vụ kịp thời cho các hoạt động của hệ thống hành chính sự
nghiệp.
II.1.2.2. Tình hình văn hóa, giáo dục và y tế
Đến nay, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn đã chuẩn về phổ cập Tiểu học
và chống mù chữ, trong đó có 227/233 xã, phường, thị trấn phổ cập Tiểu học đúng
độ tuổi đạt 94,6%; 15/18 huyện phổ cập THCS, có 215 xã đạt chuẩn về phổ cập
THCS đạt 89,58% số xã, tăng 11,04% so với năm học trước. Toàn tỉnh có 204
trường mầm non, tiểu học, THCS được công nhận chuẩn Quốc gia. Công tác dạy
nghề được quan tâm đúng mức. Chỉ đạo các phường, xã xây dựng kế hoạch phát
triển thể dục thể thao đến năm 2010 và tổ chức thành công các hoạt động thể dục
thể thao trên toàn tỉnh. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nhiều tiến
bộ đáng kể, 100% số xã phường có trạm y tế; tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sĩ là
34,58%. Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

16
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
Đến nay toàn tỉnh có 2 trường Đại học, 6 trường Cao đẳng, 46 trường Trung
Học Phổ thông. Chất lượng đào tạo của các trường đã có nhiều chuyển biến tích
cực: áp dụng phương pháp giảng dạy mới theo hướng phát huy tính chủ động sáng
tạo của người học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, tăng cường bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng giảng dạy và học.
II.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam
II.2.1. Định hướng phát triển các đô thị Quảng Nam

• Một số chỉ tiêu phát triển đô thị đến 2020
- Quy mô dân số đô thị: trung bình 1 triệu người.
- Đât xây dựng đô thị: 120 - 150 m
2
/người.
- Chỉ tiêu cấp nước: 100 - 150 lít/người/ngày.
- Chỉ tiêu thoát nước: tính theo chỉ tiêu cấp nước.
- Cấp điện: trung bình 700 - 1.000 KWh/người/năm.
- Cây xanh đô thị: 15 - 20 m
2
/người.
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị: Đô thị lớn 30 - 35 %, đô thị nhỏ 18 - 25 %.
• Phân cấp đô thị
Đến năm 2030, tỉnh quảng Nam có 2 đô thị trung tâm cấp vùng là Tam Kỳ và
Hội An. Hai đô thị trung tâm cấp tỉnh là đô thị Điện Nam - Điện Ngọc và đô thị
Khâm Đức. Ngoài ra có 13 trung tâm cấp huyện. Các đô thị này bao gồm: Vĩnh
Điện (Điện Bàn), Nam Phước (Duy Xuyên), Hà Lam (Thăng Bình), Núi Thành
(Núi Thành), Ái Nghĩa (Đại Lộc), Đông Phú (Quế Sơn), Tiên Kỳ (Tiên Phước), Trà
My (Bắc Trà My), Tân An (Hiệp Đức), Bến Giằng, Thạnh Mỹ (Nam Giang), đô thị
huyện Phú Ninh, Tăk Pỏ (Nam Trà My). Mục đích chính của sự quy hoạch là phát
triển cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển của tỉnh trong tương lai và bảo vệ môi
trường, sinh thái các khu vực có liên quan.
II.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển Quảng Nam từng bước trở thành 1 trong 5 tỉnh thành phố nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Theo Quyết định số 148/2004/QĐ – TTg,
ngày 13/08/2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt về phương hướng chủ yếu phát
triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020.
• Phấn đấu mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh đạt bình quân
năm khoảng 12 – 12,7% thời kỳ 2006 – 2010 và khoảng 13-15% thời kỳ 2010 –

2015.
• GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) năm 2010 đạt khoảng 670 - 698
USD/người và đến năm 2015 đạt khoảng 1395- 1500 USD/người.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

17
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
• Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 240 triệu USD vào năm
2010 và khoảng 350 triệu USD vào năm 2015.
• Từng bước giảm tốc độ phát triển dân số xuống còn từ 1,2 – 1,25% thời kỳ
2006 – 2010; 1,15 - 1,2% thời kỳ 2011 – 2015. Phấn đấu hàng năm tạo việc làm
mới cho khoảng 35.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 35%, qua đào
tạo chung là 45 - 50 %.
II.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại tỉnh Quảng Nam
II.3.1. Thành phần rác thải
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu chứa và xử lý rác thải
Tam Đàn của Công Ty môi trường đô thị Quảng Nam thì thành phần rác thải gồm
có:
Bảng 2.1: Thành phần chất thải của tỉnh Quảng Nam
STT Thành phần (%) (%)
1
Chất thải hữu cơ ( thức ăn thừa, lá, rau, củ
quả, xác động vật, )
55,2
2 Giấy các loại 4,65
3 Vải vụn 8,05
4 Chất dẻo, cao su vụn 0,2
5 Thủy tinh vụn 3,6

6 Kim loại các loại 2
7 Nilon 4,9
8 Cành cây, vỏ dừa 5,6
9 Gạch vụn, sỏi đá 7,88
10
Các tạp chất nhỏ hơn 10cm (3% có thể phân
hủy sinh học)
7,92
Tổng 100
(Nguồn: Công ty môi trường đô thị Quảng Nam)
II.3.2. Tốc độ phát sinh chất thải rắn
Với số dân trên 1,5 triệu người, khối lượng chất thải rắn phát sinh rất lớn.
Chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị:
Tỉnh Quảng Nam có 2 thành phố và 12 thị trấn trong đó 2 thành phố là Hội An và
Tam Kỳ có tỷ lệ dân số đô thị cao hơn nhiều so với các huyện khác, nên 2 khu vực
này chiếm phần lớn lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh. Tổng lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị là 203,12 tấn /ngày ( phụ lục 5).
Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn:
Với dân số nông thôn khoảng 1223602 người. Giả sử tỷ lệ phát sinh chất thải tại
khu vực là 0,5 kg/người/ năm và 0,4 kg/người /năm đối với khu vực nông thôn miền
núi thì tổng lượng chất thải là 603,44 tấn/ngày (phụ lục 6).

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

18
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
Chất thải rắn y tế:
Tỉnh Quảng Nam có 25 bệnh viện, trong đó có 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 15 bệnh
viện tuyến huyện và 2 bệnh viện tư nhân. Tại mỗi xã, phường thị trấn đều có trạm y

tế. Tổng số cơ sở y tế trên toàn tỉnh là 270 cơ sở với 3771 giường bệnh. Giả thiết
trung bình mỗi gường bệnh phát sinh 1,2kg chất thải rắn/ngày thì lượng chất thải
rắn phát sinh từ các cơ sơ y tế là 135,76 tấn/tháng, trong đó có 101,82 tấn/tháng là
chất thải sinh hoạt (chiếm 75%), phần còn lại là chất thải nguy hại (33,94 tấn/tháng,
25%). Khối lượng này chưa tính đến hàng trăm phòng mạch tư nhân trên địa bàn
tỉnh.
Chất thải rắn công nghiệp:
Hiện tại tỉnh có 5 KCN đang hoạt động với khoảng 80 dự án đầu tư. Ngoài ra có
23 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với khoảng 70 cơ sở sản xuất. Hiện do
chưa có điều tra, thống kê lượng chất thải rắn cụm công nghiệp này. Lượng chất
thải rắn KCN của tỉnh Quảng Nam là 43,43 tấn /ngày.
Bảng 2.2: Lượng chất thải rắn phát sinh ở tỉnh Quảng Nam
Nguồn phát sinh Năm 2015 (tấn/ngày)
Chất thải rắn đô thị 203,12
Chất thải rắn nông thôn 603,44
Chất thải rắn y tế 4,53
Chất thải rắn từ CN-TTCN 43,43
Tổng 854,52
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Nam)
II.3.3. Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại tỉnh Quảng Nam
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 2 đơn vị chính thực hiện nhiệm vụ thu gom và xử
lý chất thải rắn của tỉnh là:
- Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam
- Công ty Công trình công cộng Hội An
Ngoài 2 công ty trên, còn có các đội vệ sinh môi trường cấp huyện phục vụ
thu gom cho các khu vực trung tâm các thị trấn, thị tứ. Đối với rác thải sinh hoạt,
việc thu gom tiến hành theo từng bộ phận, rồi tập trung vào khu vực chức rác tại
đơn vị. Tất cả lượng rác này đều được 2 công ty trên chuyên chở và vận chuyển đến
các bãi rác xử lý.
Chất thải rắn y tế được phân loại và thu gom sau đó được cán bộ chuyên trách

chuyển về địa điểm tập kết riêng phân biệt và được xử lý bằng công nghệ lò đốt
Hoval.
• Phương thức thu gom

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

19
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
- Phương pháp 1: Công nhân trực tiếp kéo rác về các điểm trung chuyển, sau
đó cuối ngày xe cuốn ép rác chuyên dùng đến đưa rác lên xe chở về bãi rác. Áp
dụng cho các chợ, kiệt ngõ hẻm nhỏ xe chuyên dụng không thể vào được. Phương
pháp này thu gom khoảng 35 % lượng rác.
- Phương pháp 2: Công nhân trực tiếp theo xe cuốn ép rác chuyên dùng đưa
rác từ các hộ dân, cơ quan (đựng trong sọt, bao, thùng ) lên xe chở về bãi rác. Áp
dụng cho hầu hết các đô thị. Phương pháp này thu gom 65 % lượng rác.
• Phương tiện thu gom gồm:
- Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam: Xe cuốn ép (14 xe), xe ben lấp đất
bãi rác (3 xe), xe san ủi rác (2 xe), xe đào (2 xe), xe tưới nước (1 xe), xe đẩy tay (44
xe), máy phun hóa chất (1 xe).
- Công ty Công trình công cộng Hội An: Xe cuốn ép ( 8 xe), xe đẩy tay (40).
• Tần suất thu gom :
- Thành phố Tam kỳ : 6 lần /tuần
- Các huyện : 3- 4 lần/tuần
- (Tần suất này tăng cao hơn trong các ngày tết)
• Xử lý chất thải rắn:
Trên toàn tỉnh hiện nay có 6 bãi rác, trong đó có 3 bãi rác đang hoạt động, 2
bãi đang xây dựng và 1 bãi rác đang ngưng hoạt động. Tình hình hoạt động của các
bãi rác của tỉnh Quảng Nam:
Bảng 2.3: Các bãi rác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Tên khu xử lý/
bãi chôn lấp
CTR
Thời
gian
xây
dựng
Quy

(ha)
Tuổi thọ Bãi chôn
lấp (năm)
Công suất
xử lý (tấn
rác
thải/ngày)
Tình trạng
hoạt động
Bãi rác Cẩm

1992 0,9
Rác cao hơn mặt
đất tự nhiên 3,5m
Tiếp nhận
45 tấn/ngày
Đang hoạt
động
Bãi rác Đại
Hiệp
2003 11,2 20 150

Đang hoạt
động
Bãi rác Đồi 42 2008 5,9 25 90
Ngưng
hoạt động
Bãi rác Tam
Đàn
1997 3,4 20 180
Đang hoạt
động
Bãi rác Tam
Nghĩa
2004 5,7 20 120
Đang xây
dựng
Bãi rác Tam 2006 12 30 300 Đang xây

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

20
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
Xuân dựng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam và Công ty
Công trình Công cộng Hội An năm 2007).
II.4. Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Quảng Nam
Dự báo khối lượng CTR SH phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và
quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Đặc
biệt quan trọng việc thiết kế quy mô bãi chôn lấp.
Để tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ năm 2010 đến 2030, ta dựa vào

các cơ sở dữ liệu sau:
• Dân số của tỉnh năm 2010 là 1520878 người
• Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm: [7]
+ Giai đoạn 2010 – 2030: 2,36%
+ Giai đoạn 2020 – 2030 :1,97%
• Tiêu chuẩn rác thải trung bình
+ Giai đoạn 2010 – 2030: 0,55 kg/ người/ngđ
+ Giai đoạn 2020 – 2030 : 0,7 kg/người/ ngđ
• P là tỷ lệ thu gom rác (0 < P ≤ 1)
+ Giai đoạn (2010 - 2015) : P = 0,85
+ Giai đoạn (2015 - 2020) : P = 0,9
+ Giai đoạn (2021 - 2030) : P = 0,95
 Lập bảng tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong các năm
Bảng 2.4: Lượng chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Quảng Nam
Năm
Tỷ lệ
tăng
dân
số(%)
Dân số
(người)
Tiêu chuẩn
thải
(kg/ng.ngđ)
Lượng rác
phát sinh
(kg/ngđ)
Tỷ lệ
thu
gom

(%)
Lượng rác
thu gom
(kg/ngđ)
GIAI ĐOẠN I 4525822,096
2010 2,36 1520878 0,55 836482,9 0,85 711010,465
2011 2,36 1556770,7 0,55 856223,8964 0,85 727790,312
2012 2,36 1593510,5 0,55 876430,7804 0,85 744966,1633
2013 2,36 1631117,4 0,55 897114,5468 0,85 762547,3648
2014 2,36 1669611,7 0,55 918286,4501 0,85 780543,4826
2015 2,36 1709014,6 0,55 939958,0103 0,85 798964,3088
GIAI ĐOẠN II 4538873,385
2016 2,36 1749347,3 0,55 962141,0194 0,9 865926,9174
2017 2,36 1790631,9 0,55 984847,5474 0,9 886362,7927

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

21
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
2018 2,36 1832890,8 0,55 1008089,95 0,9 907280,9546
2019 2,36 1876147 0,55 1031880,872 0,9 928692,7851
2020 2,36 1920424,1 0,55 1056233,261 0,9 950609,9349
GIAI ĐOẠN III 6772848,98
2021 1,97 1958256,5 0,7 1370779,526 0,95 1302240,55
2022 1,97 1996834,1 0,7 1397783,883 0,95 1327894,69
2023 1,97 2036171,8 0,7 1425320,225 0,95 1354054,214
2024 1,97 2076284,3 0,7 1453399,034 0,95 1380729,082
2025 1,97 2117187,1 0,7 1482030,995 0,95 1407929,445
GIAI ĐOẠN IV 7466781,18

2026 1,97 2158895,7 0,7 1511227,005 0,95 1435665,655
2027 1,97 2201426 0,7 1540998,177 0,95 1463948,268
2028 1,97 2244794,1 0,7 1571355,841 0,95 1492788,049
2029 1,97 2289016,5 0,7 1602311,551 0,95 1522195,974
2030 1,97 2334110,1 0,7 1633877,089 0,95 1552183,235
Tổng 23304324,6
Bảng 2.5: Tóm tắt lượng CTR SH tỉnh Quảng Nam qua các giai đoạn
GIAI ĐOẠN
Lượng rác thu gom
(kg/ngđ)
Lượng rác thu gom
(tấn/năm)
Lượng rác đưa đến
bãi (tấn/năm)
I 4525822,096 1651925,065 1486732,56
II 4538873,385 1656688,785 1491019,91
III 6772848,98 2472089,513 2224880,56
IV 7466781,18 2725375,131 2452837,62
Tổng 23304324,6 8506078 7655470
Ghi chú: Có 90% lượng thu gom sẽ được đem đi chôn lấp, 10% dành cho việc tái
chế hay làm phân compost.
 Như vậy, tổng lượng rác thu gom theo dự kiến là: 23304324,6 (kg/ngđ)
tương đương với 8506078 tấn/ năm (trong vòng 20 năm). Vậy ta có lượng rác đem
chôn lấp là:
M
chôn rác
= 8506078 * 0,9 = 7655470 (tấn).
 Cơ sở đề xuất xây dựng thiết kế bãi chôn lấp cho tỉnh Quảng Nam:
- Hiện tại trên toàn tỉnh chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
- Lượng rác phát sinh theo dự kiến trên toàn tỉnh rất lớn trong khi đó các bãi

chôn lấp trước đã có của tỉnh không đủ đáp ứng cho lượng rác phát sinh
trong 20 năm tới.
- Việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt chi phí rất cao trong khi Quảng
Nam đang trên đà phát triển thì chôn lấp hợp vệ sinh là hoàn toàn có cơ sở.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

22
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

23
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ
SINH VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHO TỈNH QUẢNG NAM
ĐẾN NĂM 2030
III.1. Cơ sở lý thuyết bãi chôn lấp hợp vệ sinh
III.1.1. Định nghĩa bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Một BCL hợp vệ sinh , ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn – vệ sinh
còn phải tuân thủ những quy định nhằm bảo vệ môi trường.
Theo quy định của TCVN 6696 – 2000, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
được định nghĩa là: Khu vực được quy định thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất
thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất
thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác
như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm
việc và các hạng mục khác để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn
lấp tới môi trường xung quanh [5].

Cũng theo TCVN 6696 – 2000 thì
tùy theo qui mô vị trí, địa hình bãi chôn
lấp chất thải có tất cả hoặc được phép
giảm bớt một số công trình. Việc cắt
giảm một số công trình phải được cơ
quan cấp giấy phép phê duyệt. Danh mục
đầy đủ các công trình của một bãi chôn
lấp hợp vệ sinh bao gồm:
+ Một hoặc nhiều ô chôn lấp.
+ Sân phơi và ô chứa bùn.
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ
rác.
+ Hệ thống thu gom và xử lý khí
rác.
+ Hệ thống thoát và ngăn nước mặt.
+ Hệ thống hàng rào hoặc cây xanh.
+ Vùng đệm cây xanh.
+ Hệ thống biển báo.
+ Hệ thống quan trắc môi trường (khí, nước, đất).
+ Hệ thống điện chiếu sáng và cấp thoát nước.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

24
Hình 3.1: Sơ đồ bãi chôn lấp
hợp vệ sinh
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2030- Đỗ Thị Lê - Lớp
CNMT K50 – Quy Nhơn
+ Trạm cân.
+ Trạm kiểm tra xe.

+ Trạm rửa xe.
+ Văn phòng điều hành.
+ Nhà nghỉ cho nhân viên.
+ Bãi chứa hoặc kho chứa chất phủ bề mặt.
+ Kho chứa phế liệu.
+ Trạm sửa chữa bảo dưỡng điện máy.
+ Nơi để xe.
+ Trạm phân tích.
III.1.2. Sự tạo thành khí của bãi chôn lấp
Các bãi chôn lấp là nguồn tạo ra khí sinh học mà trong đó khí mêtan là thành
phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao.
Các quá trình sinh hóa diễn ra ở bãi chôn lấp chủ yếu do hoạt động của vi sinh
vật sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống của
mình. Các loài vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Hoạt động của
vi sinh vật liên quan đến sự hình thành khí mêtan trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh
xảy ra qua 5 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Giai đoạn thích nghi ban đầu.
Bắt đầu từ lúc chất thải vào bãi chôn lấp. Ban đầu xảy ra quả trình phân hủy
hiếu khí phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Vi sinh vật phân hủy ở giai đoạn này
thường có sẵn trong đất, trong rác, trong lớp phủ rác hoặc trong nước tưới lại. Sản
phẩm chủ yếu là CO
2
, H
2
O. Quá trình phân hủy tỏa ra nhiều nhiệt nên tốc độ phản
ứng phân hủy tăng dần. Phản ứng phân hủy xảy ra như sau:
 Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển tiếp
Trong giai đoạn này O
2
gần như cạn kiệt và bắt đầu quá trình phân hủy yếm

khí các chất hữu cơ đồng thời cũng xảy ra quá trình khử nitrat và sunfat, làm giảm
lượng N
2
và H
2
S trong giai đoạn này thì pH của nước rác bắt đầu giảm do sự có mặt
của các axit hữu cơ làm cho sự hòa tan của các kim loại nặng vào trong nước rác
tăng lên.
 Giai đoạn 3: Giai đoạn tạo axit
Quá trình axit hóa xảy ra mãnh liệt và tạo ra một lượng lớn các axit hữu cơ và
một lượng nhỏ hơn H
2
.
 Các enzym thủy phân bắt đầu phân hủy các chất cao phân tử như lipid,
polisaccarit, protein.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551

25

×