Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải rắn của thành phố quy nhơn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.09 KB, 83 trang )

Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý
môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một
chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý
môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
• Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc
gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc
gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
• Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền
kinh tế thị trường.
• Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước
về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá
môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ
thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát
triển như thế nào
Quản lý chất thải không chỉ dựa vào công cụ luật pháp, công cụ kỹ thuật mà phải sử
dụng các công cụ liên quan đến kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, con người
luôn phải tìm mọi giải pháp để phục hồi môi trường ở trạng thái cân bằng và tính đến
nhu cầu về kinh tế.
I.1 Khái niệm công cụ kinh tế.
Công cụ kinh tế là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của
những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động đến môi trường, tăng cường ý thức
trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức…trước những tác động gây ra sự huỷ hoại môi
trường.
Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quản lý môi trường và là một công
cụ quan trọng để điều chỉnh hành vi có tác động đến môi trường của các chủ thể.


Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để ra quyết định nhằm đạt tới mục tiêu
môi trường từ đó có cách ứng xử hiệu quả chi phí cho hoạt động môi trường. Công cụ
kinh tế là biện pháp“cung cấp những tín hiệu thị trường để giúp cho những người ra

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

1
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
quyết định ghi nhận hậu quả môi trường trong việc lựa chọn của họ”. Qua những khái
niệm về công cụ kinh tế ta thấy nội dung của công cụ kinh tế:
• Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá cả của hoạt động
làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá của hành động BVMT xuống.
• Công cụ kinh tế dành khả năng lựa chọn cho các công ty và cá nhân hành động
sao cho phù hợp với điều kiện của họ.
Công cụ kinh tế duy trì một tập hợp tương đối rộng rãi các hành động môi trường
có tính pháp lý nhưng có xác định hậu quả khác nhau đối với những lựa chọn khác
nhau. Trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng cần sử
dụng các công cụ kinh tế vì nó đem lại những điều kiện thuận lợi:
1. Tăng hiệu quả chi phí.
2. Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới.
3. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn.
Bên cạnh đó công cụ kinh tế còn có những ưu điểm:
• Công cụ kinh tế giúp tính các khoản chi phí của nhiều thiệt hại môi trường vào
giá cả thị trường do người tiêu dùng và người sản xuất phải chịu.
• Công cụ kinh tế khuyến khích người tiêu dùng không tiêu thụ sản phẩm gây tổn
hại môi trường và khuyến khích nhà sản xuất không kinh doanh các sản phẩm
đầu vào gây tổn hại môi trường.
• Công cụ kinh tế giúp tạo nguồn tài chính mới để đầu tư vào hoạt động thân thiện
môi trường khác nhau.

Các loại công cụ kinh tế:
1. Thuế và phí: thuế đầu vào (thuế nguyên liệu) và thuế đầu ra (phí sản phẩm), phí
xả thải và phát thải, phí người sử dụng…
2. Chương trình thương mại: giấy phép xả thải, tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm…
3. Động cơ tài chính.
4. Hệ thống đặt cọc hoàn trả.
5. Đầu tư BVMT.
Do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên em chỉ xin đề cập đến một phần của công cụ
kinh tế đó là phí vệ sinh thuộc phí người sử dụng.
I.2 Vai trò, bản chất và mục tiêu của công cụ kinh tế
a) Bản chất

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

2
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
Công cụ kinh tế để kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường như thuế, phí bồi
hoàn chi phí tái tạo lại môi trường do người tiêu dùng và các nhà sản xuất gây ra ô
nhiễm. Bản chất của các công cụ kinh tế được các cơ quan tổ chức nhà nước sử dụng là
dùng kinh tế để điều chỉnh hành vi cá nhân và tổ chức gây ô nhiễm, sử dụng nguồn vốn
này để tái tạo lại hoặc sản xuất các hàng hoá và dịch vụ công cộng nhất định cho cộng
đồng.
b) Mục tiêu
Điều chỉnh và khuyến khích thay đổi hành vi của người tiêu dùng và các nhà sản
xuất gây ô nhiễm môi trường. Thuế tài nguyên và phí ô nhiễm làm giá cả và hàng hoá
và dịch vụ tăng lên, làm thay đổi hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng đối với
các hàng hoá và dịch vụ gây nhiều ô nhiễm. Các công cụ kinh tế như thuế, phí ở đây sẽ
khuyến khích người sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường, người tiêu dùng sử dụng
các sản phẩm ít bị ô nhiễm thông qua giá cả mà người sản xuất và người tiêu dùng giao

dịch trên thị trường.
Tạo lập nguồn vốn để chi hoàn cho việc sản xuất hàng hoá hay dịch vụ công cộng
do ô nhiễm gây ra. Việc áp dụng công cụ kinh tế về phí ô nhiễm do các hộ gia đình và
các cơ quan chi trả khi sử dụng dịch vụ môi trường là để bồi hoàn một phần chi phí cho
công ty làm sạch chất thải.
Ngoài ra công cụ kinh tế còn thay đổi hành vi của người tiêu thụ và sản xuất hay
chúng có thể được sử dụng để bồi hoàn chi phí cuả các dịch vụ công cộng.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

Các công cụ kinh tế
Kiểm soát ô nhiễm
Thuế môi trường và phí ô nhiễm
Tác động khuyến khích
Phí đánh vào người sử dụng
Bồi hoàn chi phí
3
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
c) Vai trò
Các công cụ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ
môi trường. Cụ thể, các công cụ kinh tế giúp đưa ra các khoản chi phí cho những tổn
hại môi trường thông qua giá cả thị trường do người tiêu dùng và người sản xuất phải
gánh chịu, khuyến khích người tiêu dùng không tiêu dùng các sản phẩm gây tổn hại
môi trường và khuyến khích các nhà sản xuất không sử dụng các đầu vào gây tổn hại
môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm
mới và các phương pháp sản xuất bền vững.
Bên cạnh đó, các công cụ kinh tế giúp tạo nguồn tài chính mới để sử dụng vào
các mục đích thân môi trường khác nhau: đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường,
khuyến khích tuân thủ luật pháp môi trường, hỗ trợ thực hiện các hoạt động khác trong

phạm vi kế hoạch phát triển nhà nước.
I.3 Các nguyên tắc áp dụng công cụ kinh tế
I.3.1 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.(Polluter pays priciple– PPP)
Nguyên tắc này bắt nguồn từ sáng kiến do tổ chức hợp tác phát triển (OECD) đưa
ra vào năm 1972 và bổ xung vào năm 1974. Nội dung của nguyên tắc cho rằng những
tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô
nhiễm. Đến năm 1974 đưa thêm nội dung là những người gây ô nhiễm ngoài việc phải
trả tiền để khắc phục ô nhiễm thì còn phải trả thêm một khoản bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm đó gây ra. Nói tóm lại theo nguyên tắc này thì người gây ô nhiễm phải trả mọi
chi phí liên quan đến khắc phục ô nhiễm nhằm đảm bảo cho môi trường ở trạng thái có
thể chấp nhận được. [ 9]
Nguyên tắc này xuất phát từ luận điểm của Pigou về nền kinh tế phúc lợi. Trong
đó nội dung quan trọng nhất là giá cả các loại hàng hoá có bao gồm cả chi phí môi
trường trong đó, giá cả nói lên sự thật về sự tiêu dùng hàng hoá dịch vụ nếu không sẽ
dẫn đến sự tiêu dùng bừa bãi nguồn tài nguyên.Trong quản lý chất thải rắn nguyên tắc
PPP cho rằng những người thải chất thải rắn ra khu vực đô thị, thành phố phải trả mọi
khoản chi phí do sự thải bỏ chất thải của mình. Khoản phí này có thể coi là phí xả thải.
I.3.2 Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả phí (Benefit pays priciple– BPP )
Nguyên tắc này chủ trương nhằm tạo lập một cơ chế nhằm đạt được các mục tiêu
về môi trường. Đối lập với việc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì người được hưởng
một môi trường đã được cải thiện cũng phải trả phí cho việc cải tạo đó.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

4
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
Nguyên tắc này đưa ra chủ trương rằng việc việc phòng ngừa ô nhiễm cần được
sự hỗ trợ từ những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho
những chất thải gây ra ô nhiễm môi trường. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tạo ra một

khoản thu nhập đáng kể, tuy nhiên khoản phí này không phải lúc nào cũng do công ty
trực tiếp gây ô nhiễm trả cho nên nó không tạo ra bất kỳ một sự khuyến khích nào
trong BVMT trực tiếp. Nhưng trong một số trường hợp lại khác ví dụ trong quản lý
chất thải rắn chẳng hạn tiền phí vệ thu trên đầu người hoặc thu trên khối lượng rác thải
thì chính những đối tượng thải bỏ chất thải phải trả phí bên cạnh những đối tượng
không thải bỏ, do họ được hưởng một loại hình dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải do cơ quan chuyên trách thực hiện.
Về thực chất nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như một định hướng hỗ trợ
nhằm đạt các mục tiêu môi trường, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ hay phục hồi môi
trường. Nếu mức phí thu có thể đủ để dành cho các mục tiêu môi trường thì lúc đó có
thể coi chính sách này đạt hiệu quả về mặt môi trường. Trong quản lý chất thải rắn thì
nguyên tắc BPP đã đạt được cả hiệu quả kinh tế và công bằng kinh tế vì người thải bỏ
rác và nguời hưởng các dịch vụ công cộng đôi khi là một.
I.4 Điều kiện áp dụng công cụ kinh tế.
Việc áp dụng công cụ kinh tế vào trong quản lý môi trường nói chung và trong
quản lý chất thải nói riêng trong những trường hợp cụ thể thường gặp phải những thuận
lợi và khó khăn nhất định.
I.4.1 Điều kiện thuận lợi
 Thuận lợi về mặt pháp lý
Hệ thống văn bản pháp luật của ta ngày càng hoàn thiện hơn cho phù hợp với
điều kiện thực tế hiện nay. Trong quản lý chất thải rắn có một số văn bản pháp lý được
áp dụng:
1. Luật bảo vệ môi trường do Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành năm 2001.
2. Luật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, ban hành năm 1991.
3. Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành ngày 16/7/1999.
4. Quy chế quản lý chất thải y tế - bộ y tế - Hà Nội 1999.
5. Chiến lược quản lý chất thải đô thị và quyết định số 152/1999/QĐ – TTg của
Thủ tướng chính phủ ngày 10/7/1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất
thải rắn tại các đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam.


Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

5
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
6. Pháp lệnh phí và lệ phí do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày
28/8/2001.
 Thuận lợi về mặt nhân thức của người dân:
Nhận thức của người dân về môi trường ngày càng nâng cao do mức sống của họ
được nâng lên nên họ mong muốn được hưởng một môi trường trong lành. Như vậy rất
thuận tiện cho công tác tuyên truyền, vận động về các biện pháp BVMT cũng như mức
bằng lòng chi trả của họ là cao.
 Nước ta áp dụng công cụ kinh tế sau các nước phát triển do vậy có điều kiện rút
kinh nghiệm trong việc áp dụng chúng.
I.4.2.Điều kiện khó khăn
Tuy hệ thống văn bản của ta đang dần được hoàn thiện nhưng khả năng áp dụng
chúng trong thực tế còn gặp khó khăn do một mặt chưa có cán bộ quản lý có năng lực,
quản lý chưa tốt mặt khác điều kiện áp dụng các văn bản chưa tốt. Bên cạnh đó mặc dù
nhân thức của người dân được nâng cao nhưng đó chỉ là một số ít những hộ, cá nhân có
mức sống cao còn những hộ có thu nhập thấp thì sự bằng lòng chi trả của họ là thấp do
vậy khả năng áp dụng công cụ kinh tế không khả thi.
I.5 Hệ thống phí vệ sinh.
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức hay cá nhân
khác cung cấp dịch vụ. Trong hệ thống phí có rất nhiều loại phí như phí sản phẩm môi
trường, phí đổ bỏ, phí người sử dụng…nhưng trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
chỉ xin đề cập đến phí vệ sinh thuộc phí người sử dụng.
I.5.1 Khái niệm phí vệ sinh
Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho
hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thành phố như chi phí cho
hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của

cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm các chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường). Phí vệ sinh (phí người sử dụng) là khoản thu trực tiếp phân bổ cho
tất cả các đối tượng xả thải nhằm trang trải các chi phí xử lý ô nhiễm cho cả tập thể hay
cả cộng đồng do việc thải bỏ hàng ngày.
Phí vệ sinh được áp dụng phổ biến cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải đô thị. Chúng được coi là khoản phải trả thông thường cho các dịch vụ, rất
hiếm khi được coi là biện pháp kích thích liên tục cho các hộ dân cư giảm thiểu chất
thải. Thông qua phí này thì những cố gắng nhằm xử lý những ô nhiễm do rác thải gây

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

6
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
ra được đền bù, đồng thời khuyến khích về mặt kinh tế và nâng cao ý thức BVMT của
mọi đối tượng.
a) Bản chất của phí vệ sinh.
Công tác quản lý chất thải rắn đô thị nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường của khu
vực và thực chất là một loại hình công cộng. Phí vệ sinh có các đặc trưng:
• Là loại dịch vụ nhiều người sử dụng cùng một lúc.
• Là loại hình dịch vụ không mang tính loại trừ (tức là không loại trừ khả năng sử
dụng của một ai)
Phí vệ sinh là khoản thu nhằm mục đích bù lại những chi phí đầu tư ban đầu cho
công tác quản lý chất thải do vậy nó mang tính bắt buộc đối với mọi người sử dụng
dịch vụ công cộng này. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì đây chính là giá trị tương
đương để trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Giá phí mà người dân phải nộp được xác
định trên cơ sở sự bằng lòng chi trả tuy nhiên nếu loại hình dịch này do tư nhân quản lý
thì bên cạnh sự bằng lòng chi trả còn thêm yếu tố thị trường. Hiện nay ở Bình Định
việc thu phí là do Công ty TNHH Môi Trường Đô thị Quy Nhơn trực tiếp thu sau khi
thu thì 100% công ty giữ lại để chi trả cho các hoạt động của công ty và phí được xác

định dựa trên sự bằng lòng chi trả của người dân.
Phí vệ sinh thể hiện rõ nguyên tắc BPP vì phí này vừa là việc thu hồi một phần
chi phí đầu tư cung cấp cho các dịch vụ công cộng hữu hình, một mặt nó là khoản chi
phí mà người dân phải nộp khi hưởng các dịch vụ công cộng đó. Tóm lại phí vệ sinh là
loại phí mang bản chất của các hoạt động dịch vụ công cộng hữu hình, thông qua hoạt
động sự nghiệp là công tác quản lý chất thải rắn của thành phố và sau khi thu sẽ được
tập trung toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
b) Vai trò của phí vệ sinh.
Phí vệ sinh là một trong những công cụ kinh tế được áp dụng một cách mềm dẻo
và đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng môi trường. Nếu thực hiện một
cách hợp lý thì phí vệ sinh sẽ đem lại những hiệu quả rất thiết thực đối với kinh tế, xã
hội bên cạnh những lợi ích về mặt môi trường.
 Đối với khía cạnh kinh tế:
Do đây là một khoản thu nhằm bù đắp lại những chi phí đầu tư ban đầu nên một
phần phí này được nộp vào ngân sách nhà nước. Phần phí mà công ty thu được có thể
được xem là một phần thu nhập của công ty và phần phí này có thể giúp công ty thực
hiện các công tác quản lý của mình giúp giảm ngân sách cho nhà nước. Khoản tiền thu

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

7
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
được đã tạo ra thu nhập để tài trợ và nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi
trường và bù đắp ít nhất một phần cho những chi phí không được thanh toán của các
hoạt động xã hội.
 Đối với khía cạnh xã hội:
Khoản chi phí mà người dân phải nộp cho cơ quan quản lý khi được hưởng các
hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải và nhằm thực hiện nguyên tắc
BPP và cũng thực hiện tính công bằng xã hội. Việc trả một khoản phí nhất định như

vậy sẽ tác động đến ý thức của người dân trong việc xả thải. Như vậy ta thấy phí vệ
sinh không những là một khoản thu mà nó còn là công cụ để điều chỉnh hành vi của
con người. Phí vệ sinh giúp cho các đối tượng có ý thức tôn trọng các giá trị vật chất và
tinh thần của cộng đồng và của xã hội. Việc trả một chi phí nhất định khi được hưởng
dịch vụ vệ sinh môi trường sẽ có tính chất quyết định đến hành vi xả thải và giảm thiểu
chất thải của người dân. Họ sẽ co ý thức trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và hưởng
thụ dịch vụ được cung cấp, nhưng đôi khi phí vệ sinh không có tính công bằng xã hội
và không thu trên sự bằng lòng chi trả của người dân thì có một khối lượng rác đáng kể
thải bỏ vào môi trường do họ không chấp nhận và không nộp phí.
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến phí vệ sinh.
Như trên đã biết để phí vệ sinh thực hiện đúng vai trò của mình thì cần có một cơ chế
thu hồi phí hợp lý đảm bảo cho mọi người dân có thể chấp nhận mức phí cho một loại
hình dịch vụ công cộng. Khi đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến phí vệ sinh ta có thể
liệt kê các yếu tố sau:
 Thu nhập của người dân.
Bất kể một loại hình dịch vụ nào muốn đạt được hiệu quả tốt trong việc thu phí
thì mức phí mà họ đặt ra phải trùng với mức bằng lòng chi trả của người dân. Đối với
phí vệ sinh cũng vậy khi chất lượng phục vụ tốt giá phí quá cao thì người dân cũng
không thể chấp nhận loại hình dịch vụ này. Giá phí được cân đối với mức sống trung
bình của người dân để nó không trở thành gánh nặng về mặt tài chính với họ.
Đối với những người có thu nhập cao họ bằng lòng chi trả một khoản phí phù hợp
để được hưởng một chất lượng phục vụ tốt đảm bảo cho môi trường được cải thiện
nhưng có một số lượng khá lớn người dân có thu nhập thấp nên khả năng chi trả cho
một loại hình dịch vụ là thấp. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là mức
phí như thế nào cho phù hợp với tình hình chung, nhưng cũng phải đảm bảo giảm được
gánh nặng về mặt tài chính cho cơ quan quản lý, chi phí thu về phải đủ bù đắp các

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

8

Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
khoản thanh toán. Để có thể đảm bảo được hiệu quản quản lý chất thải và không tạo
gánh nặng kinh tế cho bất kỳ đối tượng nào thì mức chi phí cho công tác quản lý được
xác định dựa trên tỉ lệ: phí vệ sinh không chiếm quá 1% thu nhập của người dân và chi
phí quản lý chất thải thì chiếm không quá 1% tổng sản phẩm quốc nội.
 Tính chất và khối lượng chất thải.
Việc tính phí vệ sinh thông thường trong đó có cả chi phí xử lý và vận chuyển
chất thải do vậy nó chịu ảnh hưởng của tính chất và khối lượng chất thải. Đối với chất
thải nguy hại thì thông thường có một bảng thống kê các loại chất thải độc hại và chi
phí cho từng loại đó, với một khối lượng nhỏ thì người dân không mất tiền xử lý nhưng
với một khối lượng lớn thì mức phí đối với loại chất thải này là rất cao do tính chất độc
hại của chúng. Hiện nay ở nước ta đối với rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp do
thành phần và tính chất của các chất có trong rác thải cho nên giá phí đối với các loại
này là khác nhau còn với chất thải xây dựng thì biện pháp xử lý hiệu quả nhất là đem
san lấp mặt bằng do vậy giá phí chỉ tính đến chi phí nhân công thu gom, san lấp. Tính
phí theo tính chất và thành phần rác thải nhằm khuyến khích người dân tiêu dùng các
loại sản phẩm dễ phân huỷ, ít độc hại và có thể tái sử dụng nhằm làm giảm khoản phí
phải nộp.
Bên cạnh yếu tố tính chất chất thải thì yếu tố khối lượng rác thải cũng ảnh hưởng
đến giá phí vệ sinh. Thực tế cho thấy giá phí có thể tính theo khối lượng hay tính theo
thể tích trên đầu người trong một ngày đêm. Giá phí có thể qui định theo một mức nhất
định khi lượng rác thải ở một giới hạn là A tấn/ngày đêm còn nếu vượt quá giới hạn
này thì mức phí lại cao hơn. Thực tế tại các nước phát triển đã áp dụng thu phí vệ sinh
theo túi rác hay phát tem, túi đựng rác với một thể tích nhất định vượt ra ngoài phần
được phát thì các hộ phải trả thêm tiền. Việc tính phí theo khối lượng rác nhằm khuyến
khích người dân giảm khối lượng rác thải phát sinh bên cạnh việc giảm gánh nặng kinh
tế thì môi trường cũng ít bị tác động.
Tại một số nước trên thế giới, người dân phải trả tiền thu phí thu gom và xử lý rác
tuỳ theo tính chất và kích cỡ của rác. Nếu như một người thải nhiều rác, hay rác thải ra

có tính chất độc hại thì họ phải trả một khoản tiền lớn hơn so với những người khác,
điều này đã thể hiện rõ nguyên tắc quản lý chất thải hiện nay “Người gây ô nhiễm phải
trả chi phí” và một bước cơ bản đã thực hiện sự công bằng trong xã hội. Hình thức thu
phí của các thành phố hiện nay chủ yếu dựa vào khối lượng rác thải ra mà chưa có sự
quan tâm và xác định cụ thể về tính chất rác thải sinh hoạt. Các nhà hàng, khách sạn

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

9
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
hay các hộ kinh doanh …phải trả tiền phí nhiều hơn so với những hộ gia đình do khối
lượng rác thải phát sinh hàng ngày cao hơn. Hiện nay sự phát triển tại các nước trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng bên cạnh việc tạo ra sự phát triển của nền kinh
tế thì cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý lượng nước thải, khí
thải thải và rác thải thải vào môi trường, trong đó rác thải là mối đe dọa lớn đối với môi
trường và sức khoẻ cộng đồng vì lượng rác thải ngày càng nhiều và đặc biệt là chất thải
rắn nguy hại.
I.6 Vấn đề áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở các nước đang
phát triển và Việt Nam.
Tìm ra các công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở các nước đang phát triển chính
là tìm ra các công cụ phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Các công cụ kinh tế có thể
đáp ứng được những yêu cầu này và phù hợp với điều kiện của từng nước đang phát
triển nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững.
Tuy đã có những bước tiến nhất định, nhưng các công cụ kinh tế vẫn chưa được sử
dụng một cách rộng rãi ở các nước đang phát triển và việc áp dụng các công cụ này
đang vấp phải những khó khăn nhất định.
• Thứ nhất, kinh nghiệm về các công cụ kinh tế hiện nay còn rất hạn chế, hầu hết
các công cụ này có nguồn gốc từ các nước phát triển. ở những nước này việc áp
dụng các công cụ kinh tế chủ yếu là nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà

nước, không chú trọng nhiều đến việc điều chỉnh hành vi của các đối tượng gây
ô nhiễm môi trường.
• Thứ hai, bản thân các nước đang phát triển cũng đã và đang áp dụng thử nghiệm
các công cụ kinh tế, những kinh nghiệm cho đến nay chưa được tổng kết, đánh
giá và trên thực tế có rất ít tư liệu về vấn đề này. Các nước đang phát triển cũng
không đồng nhất cả về mức độ phát triển kinh tế- xã hội, hệ thống chính trị và
các điều kiện sinh thái.
• Thứ ba, hiện nay, ở nhiều nước đang phát triển đã và đang áp dụng các công cụ
kiểm soát nhằm cưỡng chế tuân thủ đối với các hành vi có tác động xấu đến môi
trường. Việc từ bỏ và thay thế dần dần các công cụ này bằng các công cụ kinh tế
là vấn đề đang được quan tâm do các công cụ “kiểm soát- mệnh lệnh” tỏ ra
thiếu hiệu quả, thiếu linh hoạt, do nhu cầu về tăng nguồn thu cho ngân sách nhà
nước và do đòi hỏi khách quan cần tìm ra các công cụ hài hoà chính sách kinh tế
và chính sách môi trường.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

10
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã dẫn đến sự tăng nhanh tiêu thụ tài
nguyên thiên nhiên và tác động xấu đến môi trường. Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh
cũng đã và đang đặt nhiều áp lực hơn lên môi trường tự nhiên, 70% dân số phụ thuộc
trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Rõ ràng thách thức lớn hiện nay là làm
sao bảo đảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách khôn khéo, bền
vững và sự phát triển không làm tổn hại tới môi trường.Nghị quyết Trung ương Đảng
lần V khoá IX một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và kinh tế
tư nhân như là một thành phần kinh tế quan trọng góp phần vào nỗ lực phát triển quốc
gia. Việc áp dụng đúng đắn và kịp thời các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở
nước ta là cần thiết và là một đòi hỏi khách quan vì những lý do sau:

• Thứ nhất, sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị
trường.
• Thứ hai, trong khi năng lực quản lý môi trường nước ta vẫn còn hạn chế, thể chế
về quản lý môi trường (bao gồm cả vấn đề tổ chức, bộ máy và pháp luật) vẫn
chưa được hoàn thiện, nhận thức về môi trường và phát triển bền vững vẫn còn
ở mức thấp đối với tất cả các cấp và người dân.
• Thứ ba, việc đẩy mạnh sự phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương
đang được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Quá trình này vừa tạo ra quyền tự chủ
tương đối cho địa phương, nhưng cũng tạo ra sự khó khăn nhất định trong việc
thực hiện các quyết định của trung ương.
• Thứ tư, đến nay, ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu sâu về kinh tế môi
trường nói chung và việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
nói riêng.
Những thách thức về môi trường hiện nay khắc hoạ đặc tính bối cảnh mà trong đó
nước ta đang tìm con đường theo đuổi phát triển bền vững.Chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội 2000- 2010 đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế- xã hội quan hệ mật thiết với bảo
vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm hài hoà giữa môi trường tự nhiên và môi trường
nhân tạo, bảo tồn đa dạng sinh học.Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 và Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đều đưa ra khung chính sách trong
đó nhấn mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Nhìn chung, mặc dù có những tiến bộ quan trọng về chính sách và quản lý môi
trường trong thời gian qua, nhưng các Báo cáo hiện trạng môi trường những năm gần

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

11
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
đây đã chỉ ra rằng sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái

môi trường tiếp tục gia tăng. Các báo cáo cho thấy một bức tranh không như mong
muốn về các hoạt động khai thác khoáng sản, xói mòn đất, ô nhiễm các nguồn nước, ô
nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị và nông thôn, cũng như thiên tai thường xuyên
xảy ra với tần suất cao và diễn biến phức tạp, sự suy giảm các nguồn tài nguyên đa
dạng sinh học và vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới. Những xu hướng này sẽ tiếp tục diễn
ra trong những năm tới. Trong các giải pháp nhằm đảo ngược các xu thế này, chắc
chắn việc áp dụng đúng đắn và kịp thời các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
sẽ đóng vai trò quan trọng.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
II.1 Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải
sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.
Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi
trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào
đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một
thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ.
II.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở
nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân
loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý
chất thải rắn. Một cách tổng quát chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ các nguồn
sau :
• Khu dân cư
• Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…)
• Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện…)
• Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng.
• Nhà máy xử lý chất thải.
• Hoạt động công nghiệp.

• Hoạt động nông nghiệp.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

12
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố…)
II.3 Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi vì sự đa dạng về
chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau cho
mục đích chung là để có biện pháp xử lý thích đáng nhằm làm giảm tính độc hại của
chất thải rắn đối với môi trường. Dựa vào công nghệ xử lý, thành phần và tính chất
chất thải rắn được phân loại tổng quát như sau:
• Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý:
Phân loại chất thải rắn theo loại này người ta chia làm: các chất cháy được, các chất
không cháy được, các chất hỗn hợp.
Bảng II.1: Phân loại theo công nghệ xử lý[10]
Thành phần Định nghĩa Ví dụ
1 . Các chất cháy được
-Thực phẩm
- Giấy
- Hàng dệt
-Cỏ, rơm, gỗ củi
- Các chất thải ra từ đồ
ăn, thực phẩm
- Các vật liệu làm từ giấy
- Có nguồn gốc từ sợi
- Các vật liệu và sản
- Rau, quả, thực phẩm

- Các túi giấy, các mảnh bìa,
giấy vệ sinh,…
- Vải, len…
- Đồ dùng bằng gỗ như bàn

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

Nông nghiệp,
hoạt động xử
lý rác thải
Chất thải rắn
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng.
Cơ quan
trường học
13
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
- Chất dẻo

- Da và cao su
phẩm được chế tạo từ gỗ,
tre, rơm
- Các vật liệu và sản
phẩm từ chất dẻo
- Các vật liệu và sản
phẩm từ thuộc da và cao
su
ghế, vỏ dừa…
- Phim cuộn, túi chất dẻo,
bịch nilon,…
- Túi sách da, cặp da, vỏ ruột
xe,
2 . Các chất không
cháy được
- Kim loại sắt
- Kim loại không phải
sắt
- Thuỷ tinh
- Đá và sành sứ
- Các loại vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ sắt
- Các loại vật liệu không
bị nam châm hút
- Các loại vật liệu và sản
phẩm chế tạo từ thuỷ tinh
- Các vật liệu không cháy
khác ngồi kim loại và
thuỷ tinh
- Hàng rào, dao, nắp lọ,…

- Vỏ hộp nhuôm, đồ đựng
bằng kim loại
- Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ
tinh, bóng đèn,…
- Vỏ ốc, gạch đá, gốm sứ,…
3 . Các chất hỗn hợp - Tất cả các vật liệu khác
không phân loại ở phần 1
và 2 đều thuộc loại này
- Đá, đất, cát,…
• Phân loại theo quan điểm thông thường:
Chất thải thực phẩm: Là loại chất thải mang hàm lượng chất hữu cơ cao như
những nông sản hư thối hoặc dư thừa: thịt cá, rau, trái cây và các thực phẩm khác.
Nguồn thải từ các chợ, các khu thương mại, nhà ăn vv… Do có hàm lượng chủ yếu là
chất hữu cơ nên chúng có khả năng thối rữa cao cũng như bị phân hủy nhanh khi có
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Khả năng ô nhiễm môi trường khá lớn do sự phân rã
của chất hữu cơ trong thành phần của chất thải.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

14
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
Rác rưởi: Nguồn chất thải rắn này rất đa dạng thường sinh ra ở các khu dân cư,
khu văn phòng, công sở, khu thương mại, nhà hàng, chợ, các khu vui chơi giải trí vv…
Thành phần của chúng chủ yếu là các loại giấy, bao bì, giấy carton, plastic, nilon vv…
Với thành phần hóa học chủ yếu là các chất vô cơ, cellolose, và các loại nhựa có thể
đốt cháy được. Ngoài ra trong loại chất thải này còn có chứa các loại chất thải là các
kim loại như sắt, thép, kẽm, đồng, nhôm vv… là các loại chất thải không có thành phần
hữu cơ và chúng không có khả năng tự phân hủy. Tuy nhiên loại chất thải này hoàn
toàn có thể tái chế lại mà không phải thải vào môi trường.

Chất thải rắn là sản phẩm của các quá trình cháy: Loại chất thải rắn này chủ
yếu là tro hoặc các nhiên liệu cháy còn dư lại của các quá trình cháy tại các lo đốt. Các
loại tro thường sinh ra tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, các hộ gia đình khi sử dụng
nhiên liệu đốt lấy nhiệt sử dụng cho mục đích khác. Xét về tính chất thì loại chất thải
rắn này là vô hại nhưng chúng lại rất dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường do khó
bị phân hủy và có thể phát sinh bụi
Chất thải độc hại: Các chất thải rắn hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất
cháy, chất dễ gây nổ như pin, bình acquy…Khi thải ra môi trường có ảnh hưởng đặc
biệt nghiệm trọng tới môi trường. Chúng thường được sinh ra từ các hoạt động sinh
hoạt của người dân.Ngoài ra rác thải như bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm cũng là loại
Chất thải rắn có tính nguy hại lớn tới môi trường, cũng được xếp vào dạng chất thải
độc hại.
Chất thải sinh ra từ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp:Các chất thải rắn dư
thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Chúng bao gồm các
loại tàn dư thực vật như cây, củi, quả không đạt chất lượng bị thải bỏ, các sản phẩm
phụ sinh ra trong nông nghiệp, các loại cây con giống không còn giá trị sử dụng… loại
chất thải này thường rất dễ xử lý, ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình
sản xuất nông nghiệp một số hóa chất được áp dụng như thuốc trừ sâu bệnh, phân bón
được thải bỏ hoặc dư thừa cũng đã ảnh hưởng đến môi trường đất, nước.
Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng: Là loại chất thải rắn sinh ra trong quá
trình đập phá, đào bới nhằm xây dựng các công trìng công cộng, dân dụng, giao thông,
cầu cống vv… loại chất thải này có thành phần chủ yếu là các loại gạch đá, xà bần, sắt
thép, bê tông, tre gỗ…Chúng thường xuất hiện ở các khu dân cư mới, hoặc các khu vực
đang xây dựng.

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

15
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .

Chất thải rắn sinh ra từ các cống thoát nước, trạm xử lý nước:Trong loại chất
thải này thì thành phần chủ yếu của chúng là bùn đất chiếm tới 90 - 95%. Nguồn gốc
sinh ra chúng là các loại bụi bặm, đất cát đường phố, xác động vật chết, lá cây, dầu mỡ
rơi vãi, kim loại nặng… trên đường được thu vào ống cống. Nhìn chung loại chất thải
này cũng rất đa dạng và phức tạp và có tính độc hại khá cao. Ngoài ra còn một loại chất
thải rắn khác cũng được phân loại chung vào là bùn thải sinh ra từ các nhà máy xử lý
nước thải, trạm xử lý nước thải, phân rút từ hầm cầu, bể tự hoại. Các loại chất thải rắn
này cũng chiếm một lượng nước khá lớn ( từ 25 – 95%) và thành phần chủ yếu cũng là
bùn đất, chất hữu cơ chưa hoại.
II.4 Thành phần và tính chất của chất thải rắn
Thành phần chất thải rắn được định nghĩa là những thành phần riêng biệt tạo nên
rác thải và thường được tính theo phần trăm khối lượng. Các thông tin liên quan đến
thành phần chất thải rắn cần thiết để tính toán nhu cầu trang thiết bị, hệ thống xử lý,
vận chuyển và quản lý rác.
Thành phần lý, hoá học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Bảng II.2 Thành phần phân loại của chất thải rắn đô thị [1]
Hợp phần % Trọng lượng Độ ẩm (%) Trọng lượng riêng
(kg/m
3
)
Khoảng
giá trị
(KGT)
Trung
bình
KGT TB KGT TB
Chất thải
thực phẩm
6-25 15 50-80 70 128-80 228

Giấy 25-45 40 4-10 6 32-128 81.6
Catton 3-15 4 4-8 5 38-80 49.6
Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32-128 64
Vải vụn 0-4 2 6-15 10 32-96 64
Cao su 0-2 0.5 1-4 2 96-192 128
Da vụn 0-2 0.5 8-12 10 96-256 160
Sản phẩm
Vườn
0-20 12 30-80 60 84-224 104
Gỗ 1-4 2 15-40 20 128-20 240
Thuỷ tinh 4-16 8 1-4 2 160-480 193.6
Can hộp 2-8 6 2-4 3 48-160 88

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

16
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
Kim lọai
không thép
0-1 1 2-4 2 64-240 160
Kim loại
thép
1-4 2 2-6 3 128-1120 320
Bụi, Tro,
gạch
0-10 4 6-12 8 320-960 480
Tổng hợp 100 15-40 20 180-420 300
Khối lượng phát sinh chất thải ở các nước có thu nhập thấp thường có xu hướng
thấp hơn so với tỷ lệ ở các nước có thu nhập cao hơn. Điều này là do ở các nước có thu

nhập cao, sản xuất công nghiệp nhiều hơn và nghành thương mại và dịch vụ càng lớn
thì mức độ tiêu thụ và bao gói sản phẩm càng cao.
Thành phần chất thải của các nước có thu nhập thấp và các nước có thu nhập cao
cũng có sự khác biệt. Ở những nước có thu nhập cao, tỷ lệ chất thải hữu cơ thấp hơn ở
các nước có thu nhập thấp vì trong chất thải của các nước có thu nhập cao có nhiều bao
gói và giấy lộn hơn. Điển hình như: khối lượng chất thải hữu cơ trung bình trên toàn
quốc ở khu vực thành thị là 55% và ở khu vực nông thôn là 60-75% [13]
Bảng II.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước [1]
Thành
phần(%khối
lượng)
Quốc gia có thu
nhập
thấp(<750USD)
Quốc gia có thu
nhập trung
bình(750USD-
5000USD)
Quốc gia có thu
nhập
cao(>5000USD)
Các chất hữu cơ
Thức ăn thừa 40-85 20-65 6-30
Giấy 1-10 8-30 20-45
Catton 5-15
Placstics 1-5 2-6 2-8
Vair 1-5 2-10 2-6
Cao su 1-5 1-4 0-2
Da 0-2
Rác sân vườn 1-5 1-10 10-20

Gỗ 1-4
Các chất vô cơ
Thuỷ tinh 1-10 1-10 4-20
Lon thiếc 2-8
Nhôm 1-5 1-5 2-8
Những kim lọai 1-4

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

17
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
khác
Tro bụi 1-40 1-30 0-10
II.4.1 Thành phần vật lý
Để xác định được thành phần của chất thải rắn sinh hoạt một cách chính xác là
một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc
sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa
trong năm…Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết
bị xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ
thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn. Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả
phân tích thành phần vật lý của chất thải rắn sinh hoạt cho thấy khi chất lượng cuộc
sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như giấy, carton, nhựa ngày càng tăng
lên. Trong khi đó thành phần các chất thải như kim loại, thực phẩm càng ngày càng
giảm xuống.
Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một
đơn vị trọng lượng chất thải ở trong trạng thái nguyên thuỷ. Việc xác định độ ẩm của
rác thải dựa vào tỉ lệ giữa trọng lượng tươi hoặc khô của rác thải. Độ ẩm khô được biểu
thị bằng phần trăm trọng lượng khô của mẫu. Độ tươi khô được biểu thị bằng phần
trăm trọng lượng ướt của mẫu và được xác định bằng công thức:

Độ ẩm = a- b/ a * 100%
Trong đó:
a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)
b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 105
0
C (kg)
Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng. Chất thải rắn đô thị ở Việt Nam
thường có độ ẩm từ 50 - 70%.
Tỷ trọng: Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để
xác định tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m
3
( hoặc
lb/yd
3
). Tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích chất thải rắn.
Tỷ trọng rác phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không
khí. Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của chất thải rắn rất cao, thành
phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá
cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m
3
.
Tỷ trọng = khối lượng cân CTR/ thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng (kg/m
3
)

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

18
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .

II.4.2 Thành phần hoá học: Thành phần hoá học của chất thải rắn đô thị bao gồm
chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng carbon cố định, nhiệt lượng.
Chất hữu cơ: Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích
xác định độ ẩm đem đốt ở 950
0
C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất
khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình
53%. Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau:
Chất hữu cơ (%) = c – d / c * 100
Trong đó:
c : là trọng lượng ban đầu
d : là trọng lượng mẫu chất thải rắn sau khi đốt ở 950
0
C. Tức là các chất trơ dư
hay chất vô cơ và được tính:
Chất vô cơ(%) = 100 – chất hữu cơ (%)
Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 950
0
C thể tích của rác có thể giảm 95%. Các thành
phần phần trăm của C ( cacbon), H ( hydro), N ( nitơ), S ( lưu huỳnh) và tro được dùng
để xác định nhiệt lượng của rác.
Hàm lượng carbon cố định:Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn
lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi nung ở
950
0
C. Hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các
chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20%.
Nhiệt lượng: Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được
xác định theo công thức Dulong:
Btu = 145.4C + 620 (H 1/8 O) + 41S

Trong đó: C : Carbon (%)
H : Hydro (%)
O : Oxy (%)
S : Lưu huỳnh (%)
II.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Tùy theo yêu cầu xử lý và đặc điểm của rác thu gom mà lựa chọn phương pháp xử lý thích
hợp. Khi lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố như :Thành
phần tính chất của chất thải rắn, tổng lượng chất thải rắn cần xử lý, hả năng phân loại
rác để tái sử dụng và yêu cầu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên về cơ bản có 3 phương pháp
thường hay sử dụng nhất là:
• Phương pháp chôn lấp

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

19
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
• Phương pháp thiêu hủy
• Phương pháp sinh học
II.5.1 Phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định mà
không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao
với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển thành khí
và các chất thải rắn không cháy. Các chất thải rắn được làm sạch hoặc không làm sạch
thốt ra ngồi không khí, còn chất thải rắn thì được chôn lấp
Ứng dụng của phương pháp đốt được sử dụng để xử lý các loại chất thải sau:
• Rác độc hại về mặt sinh học như rác thải y tế, rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật
• Rác không phân huỷ sinh học như: như nilong, nhựa, …
• Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán, chất thải có thể đốt với nhiệt độ
dưới 40

0
C.
Chất thải chứa Halogen, Chì, Thuỷ ngân, Cadmimum, Zinc, Nitơ, Phospho, Sulfur,
chất thải dung môi, dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu, nhựa, cao su và mủ cao
su, rác dược phẩm, nhựa đường, acid và đất sét đã sử dụng, chất thải Phenol, mỡ, sáp,
chất thải rắn bị nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại. Xử lý bằng phương pháp đốt có
ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng,
nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương
pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt
một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò
hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được
trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí
do quá trình đốt có thể xảy ra. Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử
lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân huỷ lâu
dài. Thiêu đốt là phương pháp xử lý phổ biến nhất ngày nay được nhiều quốc gia trên
thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxy hóa chất thải rắn ở nhiệt độ cao để tạo thành
CO
2
và hơi nước theo phản ứng:
C
x
H
y
O
z
+ (x+y/4+z/2)O
2
-> xCO
2
+ y/2H

2
O
Việc sử dụng các lò thiêu đốt hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban
đầu của rác ( giảm khoảng 90% ), mà còn thu hồi nhiệt lượng phục vụ các nhu cầu
khác như: tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện,….

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

20
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
Khi thiết kế lò đốt, có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn của rác thải là:
lượng oxy cung cấp, nhiệt độ cháy phải đảm bảo từ 900 – 1300
0
C (hoặc cao hơn nữa
tuỳ loại chất thải) thời gian đốt chất thải và mức độ xáo trộn bên trong lò. Ngoài ra còn
phải chú ý thêm vật liệu chế tạo lò đốt để đảm bảo chịu nhiệt cao.Khí thải sau khi làm
nguội có thể được xử lý bằng dung dịch kiềm để trung hòa các chất độc hại tạo thành
sau khi nung.
Ưu điểm: của phương pháp thiêu đốt là xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật
gây bệnh và các chất ô nhiễm, xử lý tốt các chất ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận
hành đơn giản, ít tốn nhiên liệu, có thể xử lý chất thải rắn có chu kỳ phân huỷ lâu dài.
Nhược điểm: vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực và kỹ thuật tay nghề cao,
giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao, sinh khói bụi và
một số khí ô nhiễm khác như:SO
2
, HCl, NO
x
, CO, … cho nên khi thiết kế xây dựng lò
đốt phải xây dựng kèm theo hệ thống xử lý khí thải. Chi phí đầu tư ban ban đầu cao,

ước tính khoảng 160 – 200 triệu USD cho một nhà máy có công suất 3000 tấn/ngày.
Thành phần rác đòi hỏi nhiệt lượng cao khoảng 4.500kcal/kg quá trình thiêu đốt mới
kinh tế. Khi áp dụng phương pháp đốt rác ở nhưng nước có thu nhập thấp, có hai hạn
chế chính cần lưu ý đó chính là chi phí và lợi ích.
• Chi phi: Không có một lò đốt rác nào trên thế giới có thể hoạt động như một
trạm điện đốt rác. Bởi vì tính kinh yế luôn phụ thuộc vào việc trả “chi phí qua
cửu” khá cao cho chính quyền thành phố để được chấp nhận nguồn rác của họ
và vì thế ngay cả ngững nước đạt tiêu chuẩn cao cho những khu thải rác, nơi có
những bãi rác thải được thiết kế và quản lý tốt, việc chôn lấp vẫn đỡ tốn kem
hơn nhiều so với các qui trình hay phương pháp xử lý nào.Chỉ riêng về chi phí,
các phương pháp đốt rác có nhiều hạn chế trong ứng dụng ở các nước có thu
nhập thấp.Thành phần hiện tại của những loại rác nàycos năng suất tỏa nhiệt
thấp, ở một số nơi lại có thành phần độ ẩm cao, làm cho việc đốt rác rất khó nếu
như không sử dụng thêm một số nhiên liệu và ngay cả nếu rác thải cháy được,
làn giảm mọt cách đáng kể doanh thu tiền tàng từ năng lượng tạo ra.
• Về tính hiệu quả: Tính hiệu quả của việc đốt chất thải rắn đô thị cũng cần được
quan tâm. Hầu hết chất thải rắn đô thị ở các nước có thu nhập thấp có đặc tính:
loại chất thải này có năng suất tỏa nhiệt thấp, bắt cháy chậm và mất thời gian để
sinh ra dòng điện. Thêm vào đó, những nước chậm phát triển, khi sử dụng công

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

21
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
nghệ thường rơi vào tình trạng yếu kém về chi phí vận hành và bảo trì cao,
doanh thu không đủ để thanh toán chi phí này.
II.5.2 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết tất cả các quốc gia.
Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh về thực chất có nghĩa là lưu giữ chất thải

trong một bãi đất và có lớp phủ lên trên bề mặt chất thải.
Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân huỷ chất thải rắn khi chúng
được chôn nén và được phủ lên bề mặt một lớp vật liệu. Chất thải rắn trong bãi chôn
lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất dinh dưỡng như acid hữu cơ, nitơ, các hợp chất amoni và một số khí
như CO
2
, CH
4
. Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp tiêu huỷ
sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá
trình phân huỷ chất thải khi chôn lấp.
Ưu điểm của phương pháp như sau:
• Ở những đô thị có quỹ đất dự trữ rộng, bãi rác vệ sinh thường là giải pháp kinh
tế nhất cho việc đổ bỏ chất thải;
• Chi phí ban đầu và chi phí hoạt động của bãi rác hợp vệ sinh thấp so với các
phương pháp khác;
• Bãi rác hợp vệ sinh có thể tiếp nhận tất cả các loại chất thải rắn mà không cần
thu gom riêng lẻ hay phân loại từng loại;
• Bãi rác vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng, khi khối lượng rác tăng ta có thể
tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi các phương pháp khác
phải mở rộng quy mô công nghệ để tăng công suất;

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

22
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
• Do chất thải được nén chặt và có một lớp đất phủ lên trên mỗi ngày nên các loài
côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có cơ hội sinh sôi nảy nở;

• Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn giảm
thiểu được mùi hôi thối phát sinh, ít gây ô nhiễm không khí;
• Do hệ thống có lớp lót và hệ thống thu nước rò rỉ ở đáy bãi rác vệ sinh nên có
thể giảm thiểu đến mức tối đa khả năng gây ô nhiễm tầng nước ngầm và nước
mặt;
• Các bãi rác hợp vệ sinh sau khi chôn lấp đất thì ta có thể xây dựng chúng thành
các công viên, sân vận động, sân golf, hay các công trình công cộng khác.
Nhược điểm của phương pháp như sau:
• Các bãi rác hợp vệ sinh thường sinh ra khí Mêtan, Hydrogen sulfide và nhiều
khí độc hại khác có khả năng gây cháy nổ hay gây độc hại. Tuy nhiên khí Mêtan
có thể được thu hồi làm khí đốt;
• Nếu bãi rác vệ sinh không được thiết kế, xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô
nhiễm nước ngầm, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất.
• Các lớp đất phủ ở các bãi rác vệ sinh thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi
xa.
II.6.3 Phương pháp sinh học
* Xử lý tạo Biogas
Đây là phương pháp sử dụng quá trình phân hủy yếm khí rác thải. Loại trừ các
thành phần gây ôn nhiễm môi trường, các chất vô cơ, hữu cơ. Rác thải sau khi được
phân loại sơ bộ các chất vô cơ tái sử dụng sẽ được đưa vào ủ với điều kiện yếm khí
hoàn toàn. Rác hữu cơ được các vi sinh vật yếm khí phân giải thành các sản phẩm khí
chủ yếu là CH
4
, khí biogas có giá trị nhiệt cho đun nấu và sản suất điện Sản phẩm
cuối cùng của quá trình là một loại phân hữu cơ dạng lòng dùng cho nông nghiệp.
Nhược điểm chính của phương pháp này là vận hành khó do phải dùng điều kiện yếm
khí nghiêm ngặt.
* Xử lý tạo phân compost
Tận dụng rác thải sinh hoạt làm phân compost đã được áp dụng nhiêu nơi trên thế
giới. Phương pháp này áp dụng qúa trình lên nen sinh học các chất hữu cơ, loại trừ

được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi
trường đất, nước và không khí; Sử dụng lại được các chất hữu cơ đó chế biến làm phân

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

23
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái, hạn chế việc sử dụng phân
bón hóa học để bảo vệ đất; Tiết kiệm cho chôn lấp chất thải , tăng khả năng chống ô
nhiễm môi trường.
Phương pháp này phù hợp với đặc điểm rác thải và khí hâu của nước ta với những
ưu điểm như xử lý chất thải triệt để không gây ô nhiễm môi trường nên có thể đặt gần
thành phố để giảm chi phí vận chuyển. Do đó, đây được xem là phương pháp có nhiều
ưu điểm nhất. Tuy nhiên, phương pháp này có một vài nhược điểm như: mức độ tự
động hóa của công nghệ chưa cao, việc phân loại và nạp liệu phải tiến hành thủ công
nên công nhân phải làm việc trong điều kiện độc hại, năng suất thấp.
Ưu điềm của phuơng pháp:
• Phương pháp vận hành đơn giản, dễ kiểm soát sản phẩm tạo thành.
• Loại trừ được 50% lượng rác thải sinh hoạt gồm các chất hữu cơ là thành phần gây
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
• Sử dụng lại 50% rác thải để sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng
cân bằng sinh thái.
• Hạn chế lượng phân bón hóa học dùng cho đất.
• Giảm lượng rác đem chôn lấp, tiết kiệm được diện tích đất làm bãi chôn lấp.
• Thu hồi lại một số loại rác có thể tận dụng để tái chế phục vụ cho công nghiệp.
• Tránh lãng phí tài nguyên.
• Cách thực hiện đơn giản.
• Tạo ra sản phẩm là phân bón sạch.
• Tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động.

Nhược điểm của phương pháp:
• Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.
• Phương pháp phân loại còn thủ công nên nguy hiểm cho người lao động.
• Trong quy mô công nghiệp, tạo ra nước rác và mùi còn chưa kiểm soát được hết.
• Phương pháp đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Đây chỉ là một số phương pháp xử lý chất thải rắn thường hay được sử dụng nhất ở
nước ta cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có
những ưu nhược điểm riêng của nó. Vì vậy khi xử lý chúng ta cần phải xem xét thật kỹ
các yếu tố cần thiết để lựa chọn một phương pháp xử lý cho phù hợp.
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

24
Ứng dụng công cụ kinh tế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý chất thải
rắn của Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định –Đỗ Thị Minh Thi - Lớp CNMT K49_QN .
III.1 Giới thiệu chung về Thành Phố Quy Nhơn.
III.1.1 Điều kiện tự nhiên của Thành Phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định.
III.1.1.1 Vị trí địa lý.
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, có toạ độ địa lý
13
0
46’ vĩ độ Bắc 119
0
14’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù Cát,
phía Nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây
giáp huyện Tuy Phước, cách Hà Nội 1065km về phía Bắc, cách thành phố Pleiku (Tây
Nguyên) 176km và cách thành phố Hồ Chí Minh 690km về phía Nam, nơi chạy qua
cửa đường quốc lộ số 1, tuyến đường sắt xuyên Việt.
Thành Phố Quy Nhơn gắn với tỉnh Bình Định là một vùng đất có bề dày lịch sử

với nền văn hoá Sa Huỳnh, hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa thế kỷ
11, triều đại Tây Sơn và Cảng Thị Nại thế kỷ 18. Năm 1998, Thành phố Quy Nhơn
được công nhận là đô thị loại II. Với ưu thế về vị trí địa lý , có cảng biển và có cơ sở hạ
tầng đô thị phát triển. Quy Nhơn được Thủ Tướng Chính phủ Xác định là trong ba
trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Khu vực thành phố Quy Nhơn có địa hình và cảnh quan địa lý đa dạng như núi
rừng, gò đồi, đồng ruộng, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, đảo và bán đảo.Quy Nhơn có
dải bờ biển dài 42km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong
phú, có nhiều loài đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Khí hậu thành phố Quy Nhơn có
tính chất nhiệt đới gió mùa, nói chung tương đối thuận lợi, lượng mưa không quá
nhiều, mùa Đông có nhiệt độ không quá thấp, nhiều nắng, tương đối thích hợp cho việc
xây dựng đô thị, tuy nhiên khô hạn cũng thường kéo dài gây nên cạn kiệt nguồn nước
mặt, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, chế độ mưa lũ không đều cũng gây nên
những tác động khó khăn cho việc xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước
Hiện nay thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa
học của tỉnh Bình Định, là thành phố Cảng, đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng của
vùng Nam Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc
Campuchia, Thái Lan, ra biển Đông, là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam
Trung Bộ.
III.1.1.2 Điều kiện khí hậu :
Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa mang đặc tính khí hậu
của vùng Trung-Trung Bộ, bị chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây
vào mùa khô. Mùa Đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có nhiệt độ

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551

25

×