Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 6
I.1. Khái quát về chất thải rắn 6
I.1.1. Định nghĩa chất thải rắn 6
I.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 6
I.1.3. Phân loại chất thải rắn 7
I.1.4. Thành phần chất thải rắn phát sinh ở một số đô thị Việt Nam 9
I.1.5. Tính chất của chất thải rắn 10
I.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn 11
I.2.1.Tác động của chất thải rắn đến môi trường 11
I.2.2. Tác động của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị .
13
I.2.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 19
II.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 19
II.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
II.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 22
II.2. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
25
II.2.1. Quan điểm phát triển 25
II.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 26
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ TÌNH HÌNH THU GOM,
QUẢN LÝ CTR – ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CTR Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 27
III.1. Tình hình thu gom và quản lý CTR sinh hoạt đô thị trên thế giới và Việt
Nam 27
III.1.1. Trên thế giới 27
III.1.2. Đối với Việt Nam 27
III.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và Thành phố Đà
Nẵng 29
III.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị Việt Nam nói
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
1
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Chung 29
III.2.2. Thực trạng chất thải ở Đà Nẵng 31
III.3. Quy trình thu gom và vận chuyển chất thải trong thành phố 31
III.3.1. Công tác phân loại tại nguồn 31
III.3.2. Phương thức thu gom và vận chuyển chất thải 31
III.3.3. Các trạm trung chuyển 39
III.3.4. Tái chế, tái sử dụng chất thải 40
III.4. Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố Đà Nẵng 42
CHƯƠNG 4: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH VÀ
THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHO TP.ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 44
IV.1. Cơ sở lý thuyết bãi chôn lấp hợp vệ sinh 44
IV.1.1. Định nghĩa bãi chôn lấp hợp vệ sinh 44
IV.1.2. Phân loại bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh 44
IV.1.3. Cấu tạo bãi chôn lấp hợp vệ sinh 45
IV.1.4. Quá trình biến đổi của CTR trong bãi chôn lấp 47
IV.2. Lựa chọn địa điểm và quy mô bãi cho Thành phố Đà Nẵng 51
IV.2.1. Phân tích lựa chọn địa điểm 51
IV.2.2. Lựa chọn quy mô công suất bãi chôn lấp 52
IV.2.3. Chọn phương pháp chôn lấp 53
IV.3. Tính toán diện tích cần thiết cho bãi chôn lấp 54
IV.4. Tính toán lượng khí phát sinh 56
IV.5. Tính toán lượng nước phát sinh 69
IV.5.1. Cân bằng nước rác của lớp đầu tiên và các lớp tiếp theo 70
IV.5.2. Cân bằng nước cho 1m
2
bề mặt của một lớp rác trong 1 ô chôn lấp
76
IV.5.3. Tính nước rác phát sinh từ năm 6 trở đi 78
IV. 6. Thu gom, xử lý nước rác và khí bãi rác 83
IV.6.1. Hệ thống thu gom nước rác, khí bãi rác 83
IV.6.2. Hệ thống xử lý nước rác, khí bãi rác 88
IV.7. Bố trí mặt bằng 92
IV.8. Vận hành bãi chôn lấp 93
IV.8.1 Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp 93
IV.8.2. Giai đoạn đóng bãi chôn lấp 94
IV.8.3. Quan trắc môi trường bãi chôn lấp 94
IV.9. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp 95
IV.10. Dự toán chi phí 95
IV.11. Lợi ích từ việc thu khí bãi rác 97
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
2
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
3
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Với xu thế phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cùng
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch v.v…, không
những nâng cao mức sống của người dân mà bên cạnh đó cũng tạo ra một lượng
chất thải vô cùng lớn làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Khi nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị,
trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì rác thải càng nhiều hơn, đa dạng hơn về
thành phần, độc hại hơn về tính chất và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con
người như: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng,
chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, ô nhiểm nước ngầm, làm mất cảnh quan các
khu dân cư, đô thị,… Với Đà Nẵng - một trong những thành phố đang trong quá
trình đô thị hóa, trong những năm gần đây đã có sự gia tăng các loại chất thải từ các
hoạt động xây dựng, cơ sở sản xuất, sinh hoạt (lượng rác thải phát sinh năm 2007:
497 tấn/ngày, năm 2010: 630 tấn/ngày)… Chính vì nhu cầu xử lý chất thải rắn đô
thị hiện nay đã lên đến mức báo động nên xử lý rác thải trở thành mối quan tâm lớn.
Nó trở thành vấn đề hết sức cấp bách, cần được giải quyết kịp thời bởi nó không
còn là vấn đề vệ sinh môi trường mà còn là vấn đề về an toàn chính trị, ngoại giao,
xã hội …
Xử lý chất thải rắn hiện nay ở Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng
nói riêng được thực hiện bằng phương pháp đốt và chôn lấp là chủ yếu. Đây là
phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm
chí với nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên việc ô nhiễm do các bãi rác gây ra ngày
càng nghiêm trọng và hầu hết các bãi rác đều ở tình trạng báo động, nhiều bãi gây ô
nhiễm lớn cả môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và cả môi trường không khí.
Vấn đề đặt ra là cần hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hưởng ô nhiễm của bãi rác đến
môi trường xung quanh hay nói cách khác là cần có bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Đề tài “Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho Thành
phố Đà Nẵng từ 2011-2030 ” nhằm giải quyết vấn đề về rác thải cho Thành phố Đà
Nẵng ở hiện tại và trong tương lai.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
4
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
I.1. Khái quát về chất thải rắn
I.1.1. Định nghĩa chất thải rắn
Theo quan điểm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động
sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ). Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các họat động
sống. [1]
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được
định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vức bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi
là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố
phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. [1]
Như vậy theo quan niệm này thì chất thải đô thị có các đặc trưng như sau:
- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị
- Thành phố có trách nhiệm thu gom
Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học…
Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Chất thải rắn nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. [2]
Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. [3]
I.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, chúng khác nhau
về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân loại các nguồn phát sinh
chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn.
Một cách tổng quát chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ các nguồn chủ
yếu sau:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
5
Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải
Chất thải rắn
Nơi vui chơi, giải trí
Bệnh viện, cơ sở y tế
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu dân cư.
Chợ, bến xe, nhà ga
Giao thông, xây dựng.
Cơ quan trường học
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
I.1.3. Phân loại chất thải rắn
Theo quan điểm thông thường, các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động
khác nhau được phân loại theo nhiều cách.
Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ …
Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao
su, chất dẻo…
Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại. [1]
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động của con
người, chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ
thương mại. Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả… loại chất thải này
mang bản chất dễ PHSH, khi phân hủy tạo các mùi khó chịu đặc biệt trong
điều kiện thời tiết nóng ẩm. Phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, chợ…
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân (phân người và phân động
vật).
- Tro và các chất thải dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, xỉ than, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất dễ
cháy khác trong gia đình, trong kho các công sở, cơ quan xí nghiệp.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, phát sinh từ các khu vực sinh
hoạt của dân cư.
- Các loại CTR từ đường phố chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói…
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
6
Hình I.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn.
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao
gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong SXCN, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
- Các phế thải trong các quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải rắn xây dựng: là các phế thải như đá, đất, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… chất thải xây dựng bao gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
- Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thải
thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải
ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ…
Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan… Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt
động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: có chứa các hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực
tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức
khỏe cộng đồng (kim tiêm, bông băng, các chi thể cắt bỏ, chất thải phóng xạ
trong bệnh viện).
- Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại
cao, tác động xấu đến sức khỏe.
- Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân
hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
I.1.4. Thành phần chất thải rắn phát sinh ở một số đô thị Việt Nam
Thành phần CTR được định nghĩa là những thành phần riêng biệt tạo nên rác
thải và thường được tính theo phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần rác
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
7
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn các thiết bị thích hợp
để xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các hệ thống, chương trình và kế
hoạch quản lý chất thải rắn.
Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, vào từng
địa phương mùa trong năm, điều kiện kinh tế, và tùy thuộc vào thu nhập của từng
quốc gia. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao ở các nước khác nhau thì thành
phần của CTR đô thị cũng khác nhau, trong đó thực phẩm thừa chiếm tỉ lệ phần
trăm trọng lượng rất cao tại các nước có thu nhập thấp. (Phụ lục I.1)
Thường trong CTR đô thị, chất thải rắn từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỷ lệ cao nhất 50 – 75%. Tỷ lệ của mỗi thành phần CTR sẽ thay đổi tùy thuộc
vào loại hình hoạt động: xây dựng, sửa chữa, dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử
dụng trong xử lý nước.
Ở Việt Nam CTRSH ở các đô thị là các vật phế thải trong sinh hoạt và sản
xuất nên nó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Thành phần của
CTR phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức sống của người dân, trình độ sản xuất,
quy mô của các hoạt động xây dựng, dịch vụ xây dựng, vị trí địa lý Và các thành
phần đó thay đổi theo thời gian, mùa vụ trong năm, điều kiện kinh tế, do tác động
của những chương trình khác nhau về chất thải như chương trình tái chế chất thải,
chuyển đổi chất thải (đốt thu hồi nhiệt). Thành phần CTR đô thị của Việt Nam được
trình bày ở bảng sau:
Bảng I.1. Thành phần phân loại của CTR đô thị Việt Nam
Thành phần Tỷ lệ (%) Độ ẩm ( %)
Thực phẩm 79,17 70
Giấy 7,18 6
Carton 0,85 5
Nhựa 3,20 2
Vải 0,98 10
Cao su 0,13 2
Da 1,94 10
Rác vườn 3,63 60
Gỗ 1,66 20
Các chất hữu cơ khác 1,26 6
Tổng cộng 100
(Nguồn: Số liệu quan trắc CEETIA_2003)
Qua bảng số liệu cho thấy thành phần thực phẩm trong CTR đô thị chiếm tỷ lệ
cao khoảng 80% (độ ẩm 70%), các thành phần khó phân hủy (nhựa, cao su, da, vải)
chiếm lệ rất thấp khoảng 6%. Với thành phần dễ phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ khá
cao thì lượng CTR này được tận dụng làm phân compost khá tốt, phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác thu gom, phân loại CTR chưa được tốt nên
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
8
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
hiện tại cả nước chỉ có một vài nhà máy sản xuất phân compost ở các tỉnh lớn như
Hà Nội, TP.HCM…
I.1.5. Tính chất của chất thải rắn
a. Tính chất vật lý:
- Tỷ trọng: Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác
định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m
3
(hoặc
lb/yd
3
).
Tỷ trọng = Khối lượng cân CTR/ Thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng
(kg/m
3
).
- Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn
vị lượng chất thải ở trong trạng thái nguyên thủy.
Độ ẩm =
*100%
a b
a
−
[1]
Trong đó:
a: Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)
b: Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 105
0
C (kg).
- Kích thước hạt: Là cỡ hạt, đường kính hạt. Xác định kích thước hạt rất quan trọng
trong việc thu hồi, xử lý vật liệu thải, hay phân loại bằng phương pháp cơ giới, lưới,
từ tính
- Hệ số thấm: Là khả năng thấm ướt của vật liệu. Hệ số thấm liên quan đến lớp
chuyển động của các chất thải trong bãi rác hay bãi chôn lấp.
b. Tính chất hóa học
Việc xác định tính chất hóa học của CTR rất có tầm quan trọng trong đánh giá
chức năng thu hồi chế biến, chuyển đổi chất thải.
- Thành phần hóa học: Trong chất thải có nhiều các nguyên tố có sẵn trong tự nhiên
nhưng chúng ta cần xác định các nguyên tố đa lượng chính nhất, bao gồm: Độ bay
hơi ẩm, chất cháy bay hơi, Carbon cố định, độ tro.
- Điểm nóng chảy của tro: Điểm nóng chảy của tro trong chất thải đô thị là nhiệt độ
mà tại đó, do quá trình cháy làm cho tro tạo thành xỉ hay dạng hạt.
- Hàm lượng các cấu tử chính: C, H, O, N, S, Tro. Các thành phần có thể cháy của
chất thải rắn đô thị ở các khu dân cư.
- Nhiệt lượng: Xác định lượng nhiệt tỏa ra khi đốt 1kg chất thải nhằm mục đích thu
nhiệt khi cần thiết.
c. Tính chất sinh học
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
9
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Trong chất thải đô thị chứa rất nhiều thành phần các chất hữu cơ, bao gồm:
Các thành phần hòa tan của nước như đường, amino acid, tinh bột, acid hữu cơ, ;
hemicellulose_sản phẩm cô đặc của đường gluco; Cellulose; các chất béo hữu cơ,
dầu, sáp ong; polyme chứa vòng thơm và nhóm methoxyl; ligin-cellulose; protein
Vì vậy, chúng mang những tính chất sinh học đặc trưng, đó là:
- Khả năng phân hủy sinh học: được đặc trưng qua 2 thông số cơ bản là hàm lượng
chất rắn bay hơi (VS) và thành phần phân hủy sinh học (BF).
- Sự phát sinh mùi của chất thải: Phát sinh mùi là hệ quả của quá trình kỵ khí, khí hóa
các chất hữu cơ tạo thành các khí gây ra mùi hôi như H
2
S (mùi trứng thối), NH
3
(mùi khai) Một số quá trình khử sinh hóa các hợp chất hữu cơ có chứa gốc lưu
huỳnh có thể dẫn tới sự tạo thành hợp chất gây mùi như methylmercaptan (mùi tanh
khó chịu), hay acid aminobutyric (có nhiều trong trứng, sữa) Khi thời tiết càng ấm
thì sự phát sinh mùi tại chỗ diễn ra càng nhanh. Ngoài ra, nếu để lâu trong môi
trường thì chất thải rắn sẽ bị xỉn màu hay chuyển sang màu đen, đó là do quá trình
tạo thành sunfide kim loại của chất thải rắn khi chúng bị phân hủy kỵ khí.
I.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn
Các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến CTR đang vấn là mối quan tâm
của toàn xã hội. Nếu không được kiểm soát cũng như xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Sau đây là một trong số
những ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm chất thải rắn đô thị:
I.2.1.Tác động của chất thải rắn đến môi trường
a. Tác hại của chất thải rắn đối với môi trường nước
- Cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư:
Chất thải rắn không được thu gom, thải thẳng vào kênh rạch, sông hồ, sẽ lắng
xuống đáy làm tắc đường lưu thông, cản trở dòng chảy của nước. Các loại rác nhỏ,
nhẹ, lơ lửng trong nước làm đục nước. Rác thải nổi lên mặt nước làm giảm bề mặt
trao đổi oxy của nước với không khí, đồng thời làm mất mỹ quan khi rác thải trôi
bồng bềnh rãi rác khắp nơi.
- Rác làm ô nhiễm môi trường nước:
Thành phần chủ yếu của CTR là chất hữu cơ, cùng với độ ẩm cao như ở nước
ta thì rác thải rất dễ phân hủy ngay ở khâu thu gom, lưu trữ tạo ra các mùi hôi thối
và các vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết CTR được chôn lấp bởi BCL không hợp vệ
sinh. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước
khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ… Nước rò rỉ di
chuyển trong các bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng
như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Gây ô
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
10
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
nhiễm nguồn nước do các vi khuẩn gây bệnh, nước rác sinh ra từ đây không được
kiểm soát sẽ đi vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Các
chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân
hủy sinh học, hóa học… tạo ra các sản phẩm là chất khoáng và nước, ở điều kiện
yếm khí tạo ra sản phẩm CH
4
, H
2
S, H
2
O, CO
2
, nhìn chung trong nước rò rỉ thì
lượng COD, N- NH
3
, BOD
5
, TOC (Cácbon hữu cơ tổng cộng), Photpho tổng cộng
và lượng lớn các vi sinh vật khác rất cao , nước rác có pH thấp sẽ hòa tan các kim
loại, một số hợp chất hữu cơ, dầu mỡ làm ô nhiễm nguồn nước. Rác thải có chứa
kim loại nặng thì chúng theo nước mưa, cũng như nước trong đất chảy xuống mạch
nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm, sự lún
hoặc lớp chống thấm bị lủng…) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô
nhiễm cho tầng nước và sẽ rất ô nhiễm cho con người sử dụng tầng nước này phục
vụ cho ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra chúng còn có khả năng di chuyển theo phương
ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
b. Tác hại của chất thải rắn đối với môi trường không khí
Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau quá trình đốt có thể
chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ nơi đốt rác có thể làm giảm tầm nhìn,
nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hỏa hoạn những vùng lân cận.
Các loại chất thải rắn tham gia các phản ứng hóa học, hóa lý, sinh học do đó
nếu thải bỏ bừa bãi sẽ không kiểm soát được dẫn đến sinh ra các khí độc.
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển thường xuyên
của các phương tiện vận chuyển cơ giới về bãi rác có thể phát tán bụi trên đường đi
ra môi trường xung quanh. Bụi đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến chất lượng
cuộc sống con người.
Các loại chất thải dễ phân hủy như thực phẩm, trái cây hỏng…trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35
0C
và độ ẩm 70–80%) sẽ được
các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và các loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu
đến môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Mùi hôi có thể
phát sinh khi CTR được lưu giữ trong thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung
chuyển và BCL. Trong rác thải thành phần thực phẩm chiếm khoảng 80%, cùng với
điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao như ở nước ta CTR dễ bị phân hủy kỵ
khí và hiếu khí, sinh ra các khí độc hại và có mùi hôi khó chịu gồm: CH
4
, H
2
S, H
2
O,
CO
2,
NH
3
,
C
x
H
y
O
z
N
t
+ O
2
CO
2
+ H
2
O + NH
3
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
11
VKHK
VKYK
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
C
x
H
y
O
z
N
t
CH
4
+ H
2
S + NH
3
+ CO
2
+ H
2
O
Ngoài ra, trong chất thải còn có phần hơi dung môi hữu cơ sơn dầu, các chai
lọ, bao bì đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, các hơi độc thoát ra làm ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những công nhân thu nhặt
phế liệu tại các bãi rác.
c. Tác hại đến môi trường đất
Rác thải rất phức tạp bao gồm giấy, thức ăn thừa, kim loại, chất dẻo, thủy
tinh… các rác thải hữu cơ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong
điều kiện phân hủy yếm khí và hiếu khí sẽ hình thành các sản phẩm trung gian và
cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO
2
…
Rác thải được đổ bỏ ở những bãi đất trống, bãi rác lộ thiên, bãi rác không hợp
vệ sinh sẽ bị phân hủy tạo ra nước rác và xâm nhập xuống đất làm thay đổi tính chất
của đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Với một lượng rác thải và nước rò
rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này
thành chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá
khả năng tự làm sạch của môi trường đất thì đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm.
Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại, các vi trùng… theo
nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với
rác không phân hủy như: nhựa, cao su, túi nilon… nếu không có biện pháp xử lý
thích hợp thì chúng gây nguy cơ thái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất. Các độc tố
tích tụ trong đất có thể chuyển sang cây trồng và sau đó là gia súc gây tích tụ sinh
học ảnh hưởng đến chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.
I.2.2. Tác động của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị
Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân
cư và làm mất cảnh quan đô thị. Khi làm mất cảnh quan đô thị sẽ ảnh hưởng đến du
lịch. Rác sinh hoạt có chứa các mầm bệnh từ người gia súc, có thành phần chất hữu
cơ cao 30-70%, đặc biệt với điều kiện ẩm ướt của các vùng nhiệt đới như Việt Nam
(độ ẩm 50-70%), là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: vi
trùng thương hàn Salmonnella typhi, Salmonnella paratyphi A&B); lỵ (Shtaalla
spp); tiêu chảy (Escherichia coli); , côn trùng hay động vật gây bệnh, truyền bệnh
như ruồi, muỗi, gián, chuột, Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát
triển mạnh thành dịch. Một số vi khuẩn, vi trùng… có thể gây bệnh cho người như
bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, tiêu chảy, giun sán… Ngoài ra rác thải phân
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
12
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
hủy sinh ra nhiều hơi độc, khí độc hay làm ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe con người và động vật.
- Ảnh hưởng tại các gia đình: rác thải từ hoạt động chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm,
thức ăn gia súc dư thừa…) không được quét dọn gây bốc mùi hôi thối khó chịu, ruồi
nhặng phát triển ảnh hưởng xấu đến không khí trong khuôn viên mỗi gia đình. Nếu
bố trí chuồng trại không hợp lý sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước, đặc biệt nguy hiểm
là các vi khuẩn có trong phân.
- Giao thông: rác thải từ các nhà dân thải ra bừa bãi ở đường làng, ngõ xóm nhưng lại
ít khi được quét dọn, làm mất mỹ quan làng xóm. Khi mùa mưa đến, nước mưa sẽ
hòa tan thành phần ô nhiễm trong chất thải rắn và làm ô nhiễm nguồn nước. Rác
thải trôi nổi, ứ đọng gây cản trở giao thông đi lại. Những chất thải nguy hiểm như
các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh, các bình chứa các chất có khả năng cháy nổ,
các hóa chất công nghiệp có thể dẫn đến chấn thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối
với trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với rác thải.
- Ô nhiễm nước mặt: ao hồ là đặc trưng của các vùng nông thôn Việt Nam, nhưng
ngày nay phần lớn bờ ao, bờ hồ trở thành nơi đổ rác của các hộ gia đình. Đặc biệt ở
các làng nghề, tình trạng ô nhiễm ao hồ do chất thải rắn gây ra là rất đáng báo động.
Ví dụ như bã thải chứa nhiều chất xơ, tinh bột của các làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm hay chất thải chứa nhiều lông, mỡ động vật của các làng nghề giết
mổ bị cuốn theo nước thải ra các ao hồ trong làng gây tắc nghẽn, làm nước bị ô
nhiễm, thành phần hữu cơ khi bị phân hủy yếm khí gây bốc mùi khó chịu.
Phân loại, thu gom, xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh nguy
hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác nhất là gặp rác thải nguy hại từ y tế,
công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, PCB…
Việc quản lý CTR không phù hợp sẽ gây ra tác động bất lợi về mặt thẩm mỹ.
CTR không những gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí mà còn gây
ảnh hưởng đến vấn đề giao thông.
- Thu gom và vận chuyển không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong các
đô thị, làm mất mỹ quan, gây cản trở việc lưu thông của các phương tiện giao thông
trên đường, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư lẫn cho khách nước ngoài đang
sinh sống và làm việc tại đây.
- Bên cạnh đó chất thải rắn thường khi mưa xuống sẽ trôi vào các cống rãnh làm cho
nước mưa không thoát được gây ngập lụt trong đô thị. Chất thải rắn trên các sông,
rạch gây nên mùi hôi thối, việc giao thông của ghe, thuyền khó khăn.
I.2.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
13
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác, hoặc
chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Có nhiều
phương pháp xử lý CTR như: dập, nghiền , sàng, ép, tuyển nổi, hòa tách, nung, nhiệt
phân, đóng rắn, chôn lấp, đốt, xử lý sinh học, … tùy theo yêu cầu xử lý và đặc điểm
của rác thu gom mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Tại các đô thị và KCN
phương pháp chôn lấp, đốt, làm phân compost,… được sử dụng nhiều nhất:
Phương pháp đốt chất thải rắn
Đốt rác là quá trình oxi hóa chất thải ở nhiệt độ cao bằng oxy của không khí,
có thể giảm thể tích chất thải xuống 85 – 95%. Đây là phương pháp hợp vệ sinh
được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến.
- Ưu điểm:
Thu hồi năng lượng, xử lý được các chất thải nguy hiểm có thể đốt được, nguy
cơ ô nhiễm nước ngầm ít hơn chôn lấp, xử lý nhanh và tốn diện tích chỉ bằng 1/6 so
với phương pháp vi sinh.
- Nhược điểm: Chi phí xử lý cao và gây ô nhiễm không khí.
Phương pháp làm phân vi sinh chất thải rắn
Sản xuất phân Compost bằng phương pháp hiếu khí.
Sản xuất phân Compost bằng phương pháp hiếu khí là sử dụng các chủng vi
sinh vật hiếu khí để phân hủy rác.
- Ưu điểm:
Giảm lượng rác cần chôn lấp, giảm nhu cầu đất chôn lấp.
Kiểm soát được mùi hôi từ rác.
Qui trình xử lý linh hoạt, dễ kiểm soát.
Thu được sản phẩm là phân hữu cơ, tốt cho nông nghiệp.
- Nhược điểm:
Yêu cầu đầu tư quy trình hoàn chỉnh, bao gồm nhiều công đoạn phức tạp.
Chi phí đầu tư cao.
Chi phí vận hành cao.
Công nhân phải có trình độ chuyên môn.
Thiết bị nhanh hư hỏng.
Sản xuất phân Compsot bằng phương pháp kị khí.
Đây là phương pháp sử dụng các chủng vi sinh vật kị khí để phân hủy các chất
hữu cơ có trong rác thải.
- Ưu điểm:
Giảm lượng rác cần phải chôn lấp do đó giảm lượng đất bãi chôn lấp.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
14
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Kiểm soát mùi tốt.
Kiểm soát được khí thải và nước thải.
Tạo ra sản phẩm là phân hữu cơ, tốt cho nông nghiệp.
- Nhược điểm:
Chi phí đầu tư cao.
Chi phí vận hành, bảo dưỡng thiết bị cao.
Chỉ áp dụng cho qui mô lớn.
Phương pháp chôn lấp chất thải rắn
Trong các phương pháp xử lý CTR thì chôn lấp là phương pháp phổ biến và
đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi đối với các nước phát triển
và các nước đang phát triển vì nó là phương pháp xử lý chất thải có hiệu qủa kinh tế
nhất và chấp nhận về mặt môi trường.
Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải ở một nơi nào đó có
phủ đất lên trên. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở
rác tới các bãi rác đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi và rắc
vôi bột… theo thời gian sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể
tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì
chuyển sang bãi mới.
Bảng I.2. Các kỹ thuật tiêu hủy an toàn và không an toàn
Quy trình vận hành Các biện pháp kiểm soát về
môi trường
Không an toàn
Bãi rác lộ thiên
Không có các quy trình hoạt
Không có biện pháp kiểm soát ô
Bãi rác lộ thiên có
kiểm soát
Có áp dụng một số tính toán
cơ bản về lượng rác thải.
Những người nhặt rác thường
là làm việc ngay tại bãi rác.
Có áp dụng một cách hạn chế
hoặc không áp dụng các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường.
An toàn
Bãi chôn lấp đúng
Có các quy trình về tính toán
Có áp dụng một số biện pháp
Bãi chôn lấp hợp vệ
sinh
Có các quy trình về tính toán
lượng rác thải, sắp xếp hoạt
động, che phủ và có rào chắn
và có cán bộ chuyên trách ở
hiện trường; Kiểm soát để
không cho người nhặt rác vào
trong khu chôn lấp.
Tiến hành quan trắc môi trường
định kỳ. Áp dụng các biện pháp
kiểm soát ô nhiễm môi trường
bao gồm: có các lớp lót di động,
có hệ thống rãnh thoát nước, có
xử lý nước rỉ rác, và có hệ thống
thông thoát khí có khả năng gìn
giữ các thành phần môi trường ở
điều kiện tốt và hợp vệ sinh.
(Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 “Chất thải rắn”)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
15
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải
rắn khi chúng đã được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp
sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một
số khí như CO
2
, CH
4
. Như vậy chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là
phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng
môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước
khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong
những khả năng vì một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác có thể thu hồi lại.
- Ưu điểm:
Đơn giản, dễ thực hiện.
Chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thấp hơn các phương pháp khác.
Phù hợp với khí hậu và điều kiện của Việt Nam.
Có thể thu hồi khí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác
Nếu xử lý tốt không gây ô nhiễm môi trường.
Với bãi chôn lấp có quy mô trên 10 năm có thể tái sử dụng bãi và thu hồi phân
bón nông nghiệp dưới dạng đất.
Sau khi chôn lấp có thể làm nơi trồng cây.
- Nhược điểm:
Nếu xử lý kĩ thuật không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Đòi hỏi diện tích đất lớn.
Thường tạo ra các khí methane hoặc sunfite độc hại có khả năng gây nổ hoặc
gây ngạt.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
16
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
II.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1. Vị trí địa lý [4]
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội và Hải Phòng nằm ngay trên bờ biển Đông thuộc trung phần Việt Nam, cách
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
17
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Hà Nội 764km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 946km về phía Bắc.
Hình II.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
Phần lục địa nằm trong khu vực từ 15
0
55'15" đến 16
0
13'15" vĩ độ Bắc và từ
107
0
49' đến 108
0
20'18" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía
Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Huyện đảo Hoàng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
18
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Sa của thành phố là quần đảo thuộc biển Đông, nằm trong khoảng từ 15
0
30' đến
17
0
12' vĩ độ Bắc và từ 111
0
30' đến 115
0
00' kinh độ Đông.
Thành phố có 6 quận, 2 huyện với tổng diện tích đất tự nhiên 1.283,42 km
2
,
trong đó: nội thành 241,51 km
2
, ngoại thành: 1.041,91 km
2
, huyện đảo Hoàng Sa là
305 km
2
.
II.1.1.2. Địa hình [14]
Thành phố Đà Nẵng có địa hình vùng duyên hải miền Trung với 4 nhóm địa
hình chính:
- Địa hình vùng núi cao: Do ảnh hưởng của các nhánh dãy Trường Sơn vươn ra biển
nên dạng địa hình này thường dốc và hiểm trở, bao gồm: Bán đảo Sơn Trà, núi
Phước Tường, đèo Hải Vân. Cao độ trung bình từ +500m đến +1.500m
- Địa hình Trung du: Bao gồm các dãy đồi thoải quanh núi Phước Tường ở các xã
Hòa Thọ, Hòa Phát và phường Hòa Khánh. Độ dốc cao ở đỉnh đồi, càng xuống dưới
giảm dần nối liền các thửa ruộng bậc thang. Cao độ trung bình từ +50m đến +500m.
- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình này hẹp, nằm rải rác ở các chân đồi và các triền
sông. Cao độ trung bình: từ +2,5m đến +3,5m.
- Địa hình bồi tích cát ven biển và cửa sông: Bao gồm các đụn cát chạy dọc theo bờ
biển, chủ yếu tập trung tại Nam Ô, Thanh Khê có cao độ trung bình từ +6m đến
+7m.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc
lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn,
là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của thành phố.
II.1.1.3. Khí hậu [17]
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo
dài.
- Nhiệt độ trung bình năm: 25,5
0C
.
- Độ ẩm trung bình năm: 82%.
- Tổng lượng mưa cả năm: 2525,5 mm.
II.1.1.4. Tài nguyên [15]
- Tài nguyên đất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
19
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong đó, đất lâm nghiệp
chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²;
đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát
và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất
đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…
- Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, tập
trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ
khoảng 3 triệu m³. Rừng có ý nghĩa kinh tế, phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ
môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên: Bà Nà,
Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
- Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá
phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt,
vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí. Khoáng sản kim loại và phi kim
loại có, nhưng không đáng kể.
- Tài nguyên nước
- Nước mặt: Phân bố trong các lưu vực sông hồ, suối trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng. Mạng lưới sông của Đà Nẵng phần lớn thuộc hạ lưu của hệ thống sông
Thu Bồn – Vu Gia như: sông Yên, Quá Giáng, La Thọ, Vĩnh Điện và sông Hàn.
Còn lại là các sông Cu Đê và sông Phú Lộc có lưu vực hứng nước độc lập. Ngoài
ra, nước mặt phân bố ở các hồ đầm (có 42 hồ đầm trên địa bàn thành phố). Tổng
lượng nước mặt trung bình hàng năm của thành phố khoảng 8,3 tỷ m
3
- Nước ngầm: Trữ lượng khai thác tiềm năng của nước ngầm là 275,871
m
3
/ngày. Nước ngầm khai thác hàng năm chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt ở nông
thôn, công nghiệp và dịch vụ.
- Tài nguyên biển và ven biển
Bờ biển Đà Nẵng dài khoảng 70km, vịnh nước sâu với các cửa biển Liên
Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai
nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với
nước ngoài. Có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản
có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn.
Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn. Ngoài ra vùng biển Đà
Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
20
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
II.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
II.1.2.1. Dân số và sự phân bố lao động
Theo Niên giám thống kê năm 2008, dân số TP. Đà Nẵng đến thời điểm
31/12/2008 là 822.178 người, trong đó nam có 401.235 người (chiếm 48,8% tổng số
dân), nữ có 420.943 người (chiếm 51,2% tổng số dân); dân số thành thị là 713.926
người (chiếm 86,8% tổng số dân), dân số nông thôn là 108.252 (chiếm 13,2% tổng
số dân). Tỷ lệ sinh là 15,43%, tỷ lệ chết là 3,34 % và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
12,09%. [4]
Mật độ dân số là 640 người/km
2
. Tại các quận Thanh Khê và Hải Châu có mật
độ dân cư cao nhất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến mật độ dân cư cao là do
quá trình đô thị hóa, nhiều khu dân cư mới được hình thành, các cơ sở sản xuất mở
ra ngày càng nhiều nên số lượng dân số tăng nhanh.
Số người trong độ tuổi lao động là 540.397 người. Trong đó lực lượng lao
động là 406.067 người, lao động có việc làm là 385.764 người. Tỷ lệ thất nghiệp là
5%.
II.1.2.2. Đô thị hóa và sự phát triển cơ sở hạ tầng
Đô thị hóa phát triển nhanh chóng là đặc điểm nổi bật nhất của thành phố Đà
Nẵng. Quá trình này làm thay đổi diện mạo ở nhiều khu vực trong thành phố. Xây
dựng mới và chỉnh trang, nâng cấp các đường, cầu, khu dân cư và khu công nghiệp
là những hoạt động được chú trọng.
Đến nay Đà Nẵng đã cải tạo, nâng cấp hơn 62km đường quốc lộ, 268 km
đường nội thị; nâng cấp và xây dựng mới 35 cây cầu. Thành phố đã triển khai 265
đồ án quy hoạch chi tiết các khu dân cư và 50% số khu dân cư đã được đầu tư hoàn
thành đồng bộ đáp ứng các điều kiện về quy hoạch, kiến trúc, không gian, cảnh
quan, cấp thoát nước, cây xanh và vệ sinh môi trường. Các công trình hạ tầng xã hội
giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được tập trung đầu tư.
Hiện nay có các công trình xây dựng trọng điểm: như cầu Thuận Phước, bệnh
viện Đa khoa 600 giường, Nhà biểu diễn đa năng, Công viên trung tâm, Trung tâm
Công nghệ phần mềm giai đoạn 2
Quá trình đô thị hóa, một mặt làm thay đổi diện mạo của thành phố, mặt khác
làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp và làm tăng mật độ dân cư ở một số khu vực
trong thành phố. Đồng thời cũng làm giảm diện tích cây xanh và diện tích mặt nước
tự nhiên trong thành phố, dẫn đến những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc
sống người dân.
II.1.2.3. Hoạt động kinh tế - xã hội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
21
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Cơ cấu kinh tế đến năm 2008 theo định hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông
lâm ngư nghiệp.
Theo số liệu thống kê năm 2008 [4]:
- Cơ cấu GDP: công nghiệp và xây dựng chiếm 45,76%; nông, lâm nghiệp,
thủy sản chiếm 4,15; các ngành dịch vụ chiếm 50,09%.
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo GDP năm 2008 là 10,05%; GDP bình quân
đầu người năm 2008 đạt 25.321.000 đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,09%; giá trị sản xuất công nghiệp bình
quân đầu người là 12.522.000đồng.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 7,41%; giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân đầu người là: 737.000đồng.
- Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 18,71%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 18,12%, kim ngạch nhập khẩu tăng 4,64%.
Công nghiệp
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà
Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng,
công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng Hiện tại trên địa bàn thành phố có 4.614 cơ sở sản xuất công nghiệp.
Thương mại
Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ
Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như siêu thị
Đà Nẵng, siêu thị Metro, đại siêu thị BigC, siêu thị Intimex, siêu thị Rosa Bài Thơ,
siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương Đây là những trung tâm thương mại chủ
yếu của Đà Nẵng.
Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là cây lúa, chiếm trên 55% diện tích gieo
trồng. Sản xuất nông nghiệp đang từng bước phát triển theo hướng tập trung,
chuyên môn hóa cao, hình thành nhiều vùng chuyên canh giống, lúa chất lượng cao,
áp dụng kỹ thuật trong thâm canh.
Hiện nay, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể do quá trình đô thị hóa.
Du lịch – dịch vụ
Du lịch ở Đà Nẵng đã có sự phát triển vượt bậc, tăng số lượng các cơ sở hoạt
động du lịch và đa dạng các loại hình du lịch. Phát triển cơ sở hạ tầng đã góp phần
tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch.
Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của
nhân dân. Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất
nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
22
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Y tế
Tại thành phố Đà Nẵng hiện có 17 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh
viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 900 phòng khám
chữa bệnh tư nhân.
Giáo dục và Đào tạo
Đà Nẵng hiện là trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền
Trung - Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). Hiện nay
trên địa bàn thành phố có 4 trường đại học; 11 trường cao đẳng; nhiều trường trung
học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ
thông tới ngành học mầm non.
II.1.2.4. Tình hình dân số
Tính từ tổng điều tra năm 1979 đến tổng điều tra 2009 thì dân số Đà Nẵng đã
tăng gấp đôi trong vòng 30 năm.
So với kết quả Tổng điều tra năm 1999, trong giai đoạn 10 năm qua, dân số Đà
Nẵng đã tăng 1,3 lần. Tính bình quân tăng 20,2 nghìn người mỗi năm, tương đương
tốc độ tăng bình quân hằng năm là 2,62%.
Mật độ dân số Đà Nẵng tăng từ 720 người/km
2
tăng lên 906,7 người/km
2
(không tính diện tích huyện Hoàng Sa) trong đó mật độ khu dân cư đô thị tăng từ
2543 người/km
2
lên 3194 người/km
2
.
Mỗi năm tại Đà Nẵng tăng cơ học khoảng 1 vạn người. Nếu không có những
tác động đột biến trong tương lai thì tốc độ tăng trưởng dân số như những năm gần
đây, Đà Nẵng sẽ đạt 1 triệu dân vào đầu năm 2014 và 1,1 triệu dân vào đầu năm
2018.
Như vậy từ năm 1997, sau khi tách ra thành thành phố trực thuộc Trung ương,
Đà Nẵng trong 8 năm tăng thêm 100 nghìn dân. Nhưng từ năm 2005, Đà Nẵng tăng
thêm 100 nghìn dân chỉ trong 5 năm. Trong tương lai, nếu không có những biến
động lớn thì để tăng thêm 100 nghìn dân, Đà Nẵng chỉ cần một khoảng thời gian 4
năm. [16]
Với tỉ lệ tăng dân số trung bình là 2,5% /năm. Sử dụng mô hình Euler cải tiến
để dự báo tốc độ tăng dân số đến năm 2030 của toàn thành phố, được trình bày ở
bảng sau:
Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến):
*
1
. .
i i i
N N r N t
+
= + ∆
[7]
Trong đó:
N
i
: số dân ban đầu (người)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
23
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
N
*
i+1
: số dân sau một năm (người)
r : tốc độ tăng trưởng (%/năm)
t∆
: thời gian (năm)
Bảng II.1. Dự báo dân số đến năm 2030
Năm r(%) N
*
i+1
(Nghìn người
2011 2,54 932,7054581
2012 2,54 956,3961767
2013 2,54 980,6886396
… … …
2028 2,54 1428,666433
2029 2,54 1464,95456
2030 2,54 1502,164406
Dân số cụ thể qua các năm được trình bày ở phụ lục II.1.
II.2. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
II.2.1. Quan điểm phát triển
Thành phố Đà Nẵng là đô thị động lực, có vị trí quan trọng với mục tiêu chiến
lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết
hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát triển
trong thế chủ động, tạo bàn đạp để tiến ra biển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khai thác thời cơ để phát triển nhanh, có hiệu quả, tích cực chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp và nâng cao chất lượng
tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá; là trung tâm kinh tế văn hoá,
khoa học - kỹ thuật của vùng, là một trong những trung tâm dịch vụ, thương mại, du
lịch, tài chính, ngân hàng của cả nước. Cùng với các thành phố lân cận, hình thành
hành lang kinh tế Bắc - Nam.
Phát triển kinh tế gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian
đô thị. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị tiền đề tốt cho
bước phát triển sau này.
Phối kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá,
giáo dục để phát triển ổn định, cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ và dân trí
nhân dân, tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
24
Nghiên cứu thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Đà Nẵng từ 2011-2030
ĐẶNG VỸ DẠ-Lớp: CNMT K51 QN
Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái,
phát triển bền vững. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn
định chính trị, trật tự xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh.
II.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả
nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công
nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông
quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính -
viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao,
giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến
lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; đào tạo nguồn
nhân lực; đẩy mạnh khoa học – công nghệ; tăng cường phối hợp với các tỉnh, TP
trong vùng; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng chính quyền đô
thị; xây dựng Đà Nẵng thành TP môi trường và phát triển tuyến Hành lang kinh tế
Đông – Tây.
Trong phát triển các ngành và lĩnh vực, định hướng lớn của Đà Nẵng từ nay
đến năm 2015 là ưu tiên phát triển các dịch vụ kỹ thuật. Sau năm 2015, đẩy mạnh
phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống, dịch vụ chất lượng cao. Tiếp cận
và phát triển thương mại điện tử ở những nơi và những mặt hàng có điều kiện.
Phát triển dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc
phòng và trật tự an toàn xã hội. Tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm, các
loại hình và sản phẩm du lịch như du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng vùng núi, du lịch
sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch công vụ…
Công nghiệp và xây dựng sẽ được tập trung phát triển các ngành công nghiệp
kinh tế biển, các khu công nghiệp tập trung, gắn phát triển của các khu công nghiệp
với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ. Lĩnh vực ưu tiên phát triển của Đà
Nẵng là công nghiệp cơ khí và luyện kim, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng
hải, công nghiệp chế biến nông lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, công nghiệp hoá chất Nông nghiệp chú trọng đến trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ
sản và các dịch vụ nông nghiệp.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4)8681686 – Fax: (84.4)8693551
25