Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường đh kỹ thuật công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 58 trang )

Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
1
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thành phố Hồ Chí Minh Mỗi năm đầu tư gần 400 tỷ đồng vào việc xây dựng cơ
sở hạ tầng cho các bãi chôn lấp rác thải, nhưng thành phố vẫn thiếu trung tâm trung
chuyển rác, gây ô nhiễm nặng nề. Đó là thực trạng trong công tác quản lý chất thải mà
ta đang đối mặt .
Dù đã hình thành và đi vào hoạt động hàng chục năm, nhưng hệ thống quản lý và
xử lý chất thải rắn tại thành phố lại không có một quy hoạch chi tiết nào về trạm trung
chuyển, vị trí các bãi chôn lấp, quy hoạch tổng thể. Điều này đã phát sinh nhiều vấn
đề và các cách giải quyết vẫn mang nặng tính "tình thế". Một trong những biện pháp
quan trọng nhất để giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh là phân loại chất thải tại
nguồn, tái chế chất thải, song biện pháp này lại không được quan tâm đúng mức
Theo thống kê, mỗi ngày Công ty Môi trường Đô thị thành phố HCM thu gom
gần 7.000 tấn chất thải. Trong đó, một lượng nhỏ chất thải rắn được tái chế tại các cơ
sở tư nhân, còn lại được đem đi chôn lấp. Đây là một sự lãng phí rất lớn vì tại các
nước tiên tiến trên thế giới, lượng rác chôn lấp chỉ chiếm khoảng 15% lượng phát
sinh, 85% lượng rác thải được tái sử dụng. Để làm được điều này, Thành phố sẽ phải
tập trung vào việc phân loại chất thải tại nguồn, tổ chức và hỗ trợ các hiệp hội tái chế
rác thải theo từng chuyên ngành như tái chế giấy, tái chế nhựa,v.v
Mong muốn cùng Thành phố giải quyết bài toán nan giải trong công tác quản lý
môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng bằng những việc đơn giản
nhất đánh động vào suy nghĩ và nhận thức của cộng đồng. Kết hợp với những giải
pháp mới có tính khả thi trong Phân loại chất thải rắn tại nguồn áp dụng cho các
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
2
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN


SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
trường Đại học nói chung và ĐH Kỹ thuật Công nghệ nói riêng mà đề tài “ Nghiên
cứu xây dựng chương trình Phân loại chất thải rắn tại nguồn áp dụng cho trường Đại
học Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh” ra đời.
Mong muốn của tác giả là triển khai thành công dự án này cho Đại học Kỹ thuật
Công nghệ - nơi có đào tạo ngành môi trường khá sớm trong hệ thống giáo dục quốc
dân, kết hợp tinh thần Đoàn viên – Sinh viên mang lại lợi ích phục vụ các bạn sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn. Đây là chương trình vừa mang tính khoa học, tính thực
tiến, tính khơi sức và chăm lo đoàn viên – sinh viên trong nhà trường. Thiết nghĩ đó
chính là những lý do mà tác giả hướng tới.
1.2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý Chất thải rắn – theo phương châm “ 3R” và “ 4R”
Nghiên cứu Triển khai chương trình Phân loại chất thải rắn tại nguồn cho Trường
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh – 144/24, Điện Biên Phủ, Phường 25,
Bình Thạnh Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: 2/10/2009 – 27/12/2009
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng Chương trình Phân loại chất thải rắn tại Trường Đại học Kỹ thuật Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh theo phương châm Tiết giảm – Tái chế - Tái sử dụng thong
qua việc sưu tầm, tổng hợp các tài liệu lien quan về chương trình này.
1.3.2. Mục tiêu lâu dài:
Đưa chương trình Phân loại rác tại nguồn vào một trường Đại học có ngành Môi
trường, phát huy tính sang tạo và tính thực tiễn trong sinh viên. Từ đó, góp phần nâng
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
3
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
cao nhận thức sinh viên – cán bộ - giảng viên về Chất thải rắn nói riêng và vấn đề Ô
nhiễm môi trường nói chung.

Biến rác thải thành kinh phí hổ trợ đời sống, phong trào Sinh viên của nhà trường.
Nếu triển khai tốt, hứa hẹn nhiều thành công và khởi sắc mới trong công tác Thanh
niên của nhà trường. Ở đó, các bạn sinh viên ngoài sự hỗ trợ của nhà trường, còn
được sự giúp sức từ việc phân loại chất thải. Thật sự đây là ý nghĩa nhân văn mà bất
kỳ một chương trình môi trường nào cần phải hướng đến.
Từ điển hình triển khai tại trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ, các bạn Sinh viên và
Cán bộ nhân viên của nhà trường sẽ tích lũy them kinh nghiện phân loại rác thải và đủ
sức tự triển khai chương trình này tại nơi ở. Ở mức độ nào đó, cũng góp phần làm
thành công Dự án về phân loại chất thải tại nguồn của Thành phố,
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Thu thập tài liệu về Khối lượng, đặc trưng về thành phần và tính chất của chất thải
rắn phát sinh trong trường Đại học ( giới hạn Chất thải rắn trong lớp học)
Biên hội tài liệu về Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Đinh nghĩa, kinh nghiệm từ
các nước…
Thu thập những số liệu về khối lượng, tốc độ phát sinh chất thải rắn, nguồn phát
sinh chất thải rắn, hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn của trường Đại học
Kỹ thuật Công nghệ. Đề xuất phương án thích hợp để phân loại Chất thải rắn cho
trường.

1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.5.1. Phƣơng pháp luận:
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
4
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 110 trường Đại học, Cao Đẳng và TCCN với
số sinh viên là xấp xỉ 1 triệu sinh viên – học sinh đang theo học . Trong quá trình đó,
vấn đề phát sinh Chất thải rắn không thể tránh khỏi. Ở góc độ quản lý, đây là đối
tượng Chất thải tương đối không nguy hại và có khả năng tái chế, tái sử dụng cao.

Dựa trên mô hình phân loại Chất thải tại nguồn của nhiều địa phương, nhiều nước trên
Thế giới, nhận thấy tầm quan trọng của phân loại rác thải tại các trường Đại học.Và
như vậy, rác được phân loại và bán cho các cơ sở tái chế. Tránh tình trạng “ xáp
nhập” chung với Chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận chuyển chôn lấp.
1.5.2. Phƣơng pháp cụ thể:
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp thực nghiệm xác định Thành phần CTR tại trường
Phương pháp mô hình tăng trưởng trong dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn
Phương pháp phân tích SWOT – Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức; SA
– Các bên liên quan
Phương pháp CBA – Phân tích chi phí lợi ích






Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
5
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT
THẢI RẮN PHÁT SINH TỪ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
Chất thải rắn (solid waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). trong đó, quan trọng nhất là
các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh

Chất thải rắn nằm trong dòng chất thải chung của đô thị và phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội. Các
nguồn phát sinh có thể :
Từ các khu dân cư;
Từ các trung tâm thương mại
Từ các công sở, trường học, công trình công cộng
Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
Từ các hoạt động công nghiệp
Từ các hoạt động nông nghiệp
Từ các hoạt động xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng; và
Từ các nhà máy xử lý chất thải (nước cấp, nước thải, khí thải)
Nguồn phát sinh và loại chất thải rắn được biểu thị qua bảng 1.1.


Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
6
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Bảng 1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Nguồn phát
sinh
Hoạt động và vị trí phát sinh
chất thải rắn
Loại chất thải rắn
1. khu dân cư
Các hộ gia đình, các biệt thự
và các căn hộ chung cư
Thực phẩm, giấy, carton, plastic,
gỗ, thủy tinh, nhôm, thiết, sắt,
các kim loại khác, tro, các “ chất

thải đặc biệt” (bao gồm vật liệu
to lớn, đồ điện tử gia dụng, vỏ
xe, rác vườn,… chất thải độc
hại).
2. Khu
thương mại
Cửa hàng bách hóa, nhà hàng ,
khách sạn, siêu thị, văn phòng
giao dịch, nhà máy in, cửa
hàng sửa chữa…
giấy, carton, plastic, gỗ, thủy
tinh, nhôm, thiết, sắt, các kim
loại khác, tro, các chất thải đặc
biệt, chất thải độc hại
3. Cơ quan,
công sở
Trường học, bệnh viện, nhà tù,
văn phòng cơ quan nhà nước.
Các loại chất thải giống như khu
thương mại. chú ý, hầu hết rác
thải bệnh viện được thu gom và
xử lý tách riêng bởi vì tính chất
độc hại của nó
4. Công trình
xây dựng và
phá hủy
Các công trình xây dựng, công
trình sửa chữa hoặc làm mới
đường giao thông, cao ốc, san
nền xây dựng…

Gỗ,thép, bê tông, thạch cao,
gạch, bụi…
5. Dịch vụ
công cộng
Hoạt động vệ sinh đường phố,
làm đẹp cảnh quan, bãi biển,
khu vui chơi giải trí …
Chất thải đặc biệt, rác quét
đường, cành cây và lá cây, xác
động vật chết
6. Các nhà
máy xử lý
Nhà máy xử lý nước cấp, nước
thải và các quá trình xử lý chất
Bùn, tro.
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
7
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
CTĐT
thải công nghiệp khác
7. CTR đô
thị
Tất cả các nguồn kể trên
Bao gồm tất cả các loại kể trên
8. Công
nghiệp
Các nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng, nhà máy hóa chất,
nhà máy lọc dầu, các nhà máy

chế biến thực phẩm, các ngành
công nghiệp nặng và nhẹ…
Chất thải sản xuất công nghiệp,
vật liệu phế thải, chất thải đặc
biệt, chất thải độc hại.
9. Nông
nghiệp
Các hoạt động thu hoạch trên
đồng ruộng, trang trại, nông
trường, và các vườn cây ăn
quả, sản xuất sữa và lò giết mổ
súc vật
Các loại sản phẩm phụ gia của
quá trình nuôi trồng và thu hoạch
chế biến rơm rạ, rau quả, sản
phẩm thải của các lò giết mổ heo
bò …
(Nguồn : Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, ,2001)
2.1.3. Phân loại chất thải rắn
Phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại chất khác nhau của chất thải được
sinh ra, thực hiện phân loại chất thải rắn sẽ giúp gia tăng khả năng tái chế và tái sử
dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Phân loại chất thải rắn có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục
đích quản lý,… Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới chất thải rắn được
phân loại theo : Công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.
 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Nguồn gốc chất thải rắn có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số
lượng, về kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người
ta thường phân chất thải rắn thành 2 loại chính : chất thải công nghiệp và thải sinh
hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh

hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp.
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
8
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Theo công nghệ quản lý và xử lý chất thải rắn được phân loại qua bảng 1.2.
Bảng 2. Phân loại theo công nghệ xử lý
Thành phần
Định nghĩa
Thí dụ
1. Các chất
cháy được:
Giấy
Hàng dệt
Rác thải
Cỏ, rơm, gỗ,
củi
Da và cao su

- Các vật liệu làm từ
giấy
- Có nguồn gốc từ sợi
- Các chất thải ra từ đồ
ăn, thực phẩm
- Các vật liệu và các sản
phẩm được chế tạo từ gỗ,
tre…
- Các vật liệu và các sản
phẩm từ chất dẻo.
- Các vật liệu và các sản

phẩm từ thuộc da và cao
su
- Các túi giấy, mảnh bìa
- Vải, len…
- Các rau, quả, thực phẩm.
- Đồ dùng hư, bàn ghế, vỏ
dừa.
- Phim cuộn, túi chất dẻo,
lọ dẻo, chất dẻo, bịch
nylon…
- Túi xách da, vỏ ruột xe,
-
2. Các chất
không cháy
được
Kim loại sắt
Kim loại không
phải sắt
Thủy tinh
Đá và sành sứ

- Các loại vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ sắt
- Các vật liệu không bị
nam châm hút
- Các vật liệu và sản
phẩm chế tạo từ thủy tinh.
- Các vật liệu không
cháy khác
- Hàng rào, dao, nắp lọ…

- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng
bằng kim loại.
- Chai lọ, đồ dùng bằng
thủy tinh, bóng đèn…
- Vỏ trai, ốc, gạch đá, gốm
sứ…
3. Các chất
- Tất cả các loại vật liệu
- Đá, đất, cát…
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
9
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
hỗn hợp
không phân loại ở phần 1
và đều thuộc loại này .
(Nguồn: Lê Văn Nãi, 1999)
Nguồn gốc chất thải rắn có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số
lượng, về kích thước, phân bố về thời gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người
ta thường phân chất thải rắn thành 2 loại chính : chất thải công nghiệp và thải sinh
hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh
hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp.
 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn có các loại như sau :
Rác thực phẩm : là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nông phẩm hoa quả
trong qúa trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư hại thải loại ra. Tính chất
đặc trưng của rác thực phẩm là quá trình lên men cao, nhất là trong điều kiện độ ẩm
không khí 85% - 90%, nhiệt độ 30-35
o
C, quá trình này gây mùi thối nồng nặc và phát

tán vào không khí nhiều bào tử nấm bệnh.
Rác tạp : bao gồm các chất cháy được và không cháy được sinh ra từ các hộ gia
đình , công sở, hoạt động thương mại,…, rác tạp có loại phân giải nhanh, có loại phân
giải chậm hoặc khó phân giải (bao nylon); có loại cháy được, có loại không cháy.
Loại rác đốt được bao gồm các chất giấy, bìa, plastic, vải, cao su, da, gỗ, lá cây; loại
không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại.
Xà bần bùn cống : chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị bao gồm
bụi đá, mảnh vỡ, bê tông, gỗ, gạch, ngói, đường ống những vật liệu thừa của trang bị
nội thất.
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
10
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Tro, xỉ : vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá… ở các hộ gia
đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp
Chất thải từ nhà máy nƣớc : chất thải từ nhà máy nước bao gồm bùn cát lắng
trong quá trình ngưng tụ chiếm 25-29%. Thành phần cấp hạt có thay đổi đôi chút do
nguồn nước lấy vào quá trình công nghệ.
Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm : là loại chất thải xuất hiện ở vùng nông
thôn thành phần chủ yếu là rơm rạ, dây khoai, cành lá cây trồng, rau bỏ, khối lượng
phụ thuộc vào mùa vụ và đặc tính cũng như phong tục nông nghiệp ở mỗi vùng, có
vùng nó là chất thải nhưng có vùng nó lại là nguyên liệu cho sản xuất.
Chất thải xây dựng : đây là chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà
cửa, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông…
Chất thải đặc biệt : chất thải đặc biệt bao gồm rác thu gom từ việc quét đường,
rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải…
Chất thải độc hại : là loại chất thải chứa các chất độc hại nguy hiểm như các chất
phóng xạ uran thori, các loại thuốc nổ, chất thải sinh học, chất thải trong sản xuất
nhựa hoặc chất thải trong sản xuất vi trùng, nghĩa là toàn bộ những chất thải rắn gây
hại trực tiếp và rất độc dù ở mức rất thấp đối với người, động thực vật.

2.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn
 Thành phần của chất thải rắn
Thành phần của chất thải rắn mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các
dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối
lượng. Thành phần chất thải rắn có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa
học.
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
11
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, theo vùng dân
cư, theo mức sống, thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm.
Thành phần hóa học của chất thải rắn bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở
nhiệt độ 920
0
C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng chảy thể
tích của rác giảm 95%.
Thành phần riêng biệt và thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt được thể
hiện ở bảng 3 và bảng 4.
Bảng 3 : Thành phần Chất thải rắn từ nhiều nguồn khác nhau
STT

Thành
phần
Phần trăm khối lƣợng (%)
Hộ gia
đình
Trƣờng
học
Nhà hàng,

khách sạn
Rác chợ
1
Rác thực
phẩm
61,0-
96,6
23,5-75,8
79,5-100,0
20,2-100
2
Giấy
1,0-
19,7
1,5-27,5
0-2,8
0-11,4
3
Carton
0-4,6
0
0-0,5
0-4,9
4
Vỏ sò, ốc,
cua
0
0
0
0-10,1

5
Nhựa
0-10,8
3,5-18,9
0-6,0
0-7,6
6
Tre, rơm rạ
0
0
0
0-7,6
7
Thủy tinh
0-25,0
1,3-2,5
0-1,0
0-4,9
8
Nilon
0-36,6
8,5-34,4
0-5,3
0-6,5
9
Gỗ
0-7,2
0-20,2
0
0-5,3

10
Lon đồ hộp
0-10,2
0-4,0
0-1,5
0-2,1
11
Tro
0
0
0
0-2,3
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
12
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
12
Vải
0-14,2
1,0-3,8
0
0,5-8,1
13
Da
0
0-4,2
0
0-1,6
14
Sành sứ

0-10,5
0
0-1,3
0-1,5
15
Cao su
mềm
0
0
0
0-5,6
16
Cao su
cứng
0-2,8
0
0
0-4,2
17
Kim loại
màu
0-3,3
0
0
0-5,9
18
Xà bần
0-9,3
0
0

0-4,0
19
Styrofoam
0-1,3
1,0-2,0
0-2,1
0-6,3
(Nguồn : CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 3 cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của chất thải rắn sinh hoạt, rác thực
phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp
nhất.
Bảng 4: Hàm lượng C, H, O, N trong Chất thải rắn

TT

Thành
phần
Tính theo % trọng lƣợng khô
Carbon
Hydro
Oxy
Nitơ
Tro
Lƣu
huỳnh
1
Thực
phẩm
48.00
6.40

37.50
2.60
5.00
0.40
2
Giấy
3.50
6.0
44.00
0.30
6.00
0.20
3
Carton
4.40
5.90
44.60
0.30
5.00
0.20
4
Plastic
60.00
7.20
22.80
-
10.00
-
5
Vải

55.00
6.60
31.20
4.60
2.45
0.15
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
13
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
6
Cao su
78.00
10.00
-
2.00
10.00
-
7
Da
60.00
8.00
11.60
10.00
10.00
0.40
8
Rác
làm
vườn

47.80
6.00
38.00
3.40
4.50
0.30
9
Gỗ
49.50
6.00
42.70
0.20
1.50
0.10
10
Bụi,
tro ,
gạch
26.30
3.00
2.00
0.50
68.00
0.20
(Nguồn : Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Bảng 4 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại rác mà thành phần
của nó cũng thay đổi. thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt lượng của rác.
 Tính chất của chất thải rắn
Tính chất của chất thải rắn bao gồm tính chất vật lý, tính chất hóa học và tính chất
sinh học. Với mỗi loại chất thải khác nhau thì tính chất của nó cũng khác nhau.

Tính chất vật lý :
Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn bao gồm tỷ trọng, độ ẩm, kích
thước hạt, cấp phối hạt và khả năng giữ nước tại thực địa.
Tỷ trọng: tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng năng lượng
kg/m3, tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích chất thải rắn.
Tỷ trọng phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí
và được xác định bằng công thức:
T = m/V
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn – tập 1, 2005)
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
14
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Trong đó:
T – tỷ trọng (kg/m3);
m – khối lượng rác (kg);
V – thể tích chứa khối lượng rác cân bằng (m3).
Độ ẩm: độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một
đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyê thủy.
Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm trong một mẫu được biểu diễn bằng % của
trọng lượng ướt vật liệu.
- Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm trong một mẫu được biểu diễn bằng % của
trọng lượng khô vật liệu.
Công thức toán học của độ ẩm theo trọng lượng ướt:
M = ( w – d )/w
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn – tập 1, 2005)
Trong đó:
M – độ ẩm (%);
W – khối lượng ban đầu của mẫu (kg);

d – khối lượng của mẫu khi sấy ở 105C (kg).
Độ ẩm và trọng lượng riêng của các hợp phần trong chất thải rắn đô thị được biểu
diễn ở bảng 1.5.

Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
15
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Bảng 5. Tỷ trọng và độ ẩm của các thành phần trong rác sinh hoạt

Loại chất thải
Tỷ trọng (kg/m
3
)
Độ ẩm (%)
Dao động
Trung
bình
Dao động
Trung
bình
Chất thải thực
phẩm
128.0-80.0
228.0
50.0-80.0
70.0
Giấy
32.0-128.0
81.6

4.0-10.0
6.0
Carton
38.0-80.0
49.6
4.0-8.0
5.0
Chất dẻo
32.0-128.0
64.0
1.0-4.0
2.0
Vải vụn
32.0-96.0
64.0
6.0-15.0
10.0
Cao su
96.0-192.0
128.0
1.0-4.0
2.0
Da vụn
96.0-256.0
160.0
8.0-12.0
10.0
Sản phẩm
vườn
84.0-224.0

174.0
30.0-80.0
60.0
Gỗ
128.0-20.0
240.0
15.0-40.0
20.0
Thủy tinh
160.0-
480.0
193.6
1.0-4.0
2.0
Can hộp
48.0-160.0
88.0
2.0-4.0
3.0
Kim loại
không thép
64.0-240.0
160.0
2.0-4.0
2.0
Kim loại thép
128.0-
1120.0
320.0
2.0-6.0

3.0
Bụi, tro, gạch
320.0-
960.0
480.0
6.0-12.0
8.0
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
16
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Kích thước hạt và cấp phối hạt: kích thước hạt và cấp phối hạt của các vật liệu
thành phần trong chất thải rắn là một dữ liệu quan trọng trong tính toán thiết kế các
phương tiện cơ khí như: sàng phân lọai máy, máy phân lọai từ tính.
Khả năng giữ nước tại thực địa: khả năng giữ nước tại hiện trường của chất thải
rắn là tòan bộ nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống
của trọng lực.
Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
phương pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu, các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất
thải rắn đô thị gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
Chất hữu cơ: chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích
xác định độ ẩm, đem đốt ở 950
o
C trong thời gian 1 giờ, phần bay hơi đi là phần chất
hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong
khoảng 40 – 60% giá trị trung bình là 53%.
Chất tro : chất tro là phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 950
o

C, tức là các chất trơ
dư hay chất vô cơ. Chất vô cơ (%) = 100(%) – chất hữu cơ (%)
Hàm lượng cácbon cố định : hàm lượng cacbon cố định là lượng cacbon còn lại
sau khi đã loại bỏ các chất có thể bay hơi khi nung ở 950
o
C, hàm lượng này thường
chiếm khoảng 5-12%, giá trị trung bình là 7%.
Nhiệt trị : nhiệt trị là giá trị tạo thành khi đốt chất thải rắn. giá trị nhiệt được xác
định theo công thức Dulong.:
Btu/Ib = 145C + 610 (H
2
- 1/8O
2
)+ 40S + 10N
(Nguồn : Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn – Tập 1, 2005)
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
17
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Trong đó : C – cacbon, % trọng lượng; H
2
– hydro, % trọng lượng, O
2
– oxy, %
trọng lượng; S – lưu huỳnh, % trọng lượng; N – nitơ, % trọng lượng.
Tính chất sinh học :
Trừ các hợp phần nhựa dẻo, cao su, đa phần chất hữu cơ của hầu hết các chất thải
rắn đô thị có thể được phân loại như sau :
Sự tạo thành nước hòa tan như hồ tinh bột, Amino acid và các acid hữu cơ
khác .

Hemixenluloza, một sự hóa đặc sản phẩm của đường 5 – cacbon và 6-cacbon.
Xenluloza, một sự hóa đặc của đường 6-cacbon.
Chất béo, dầu và chất sáp là các este của rượu và các acid béo mạch dài.
Chất gỗ (lignin), một sản phẩm polime chứa các vòng thơm với nhóm (-
OCH
3
), bản chất hóa học đúng của nó vẫm chưa được biết đến .
Lignocellulose sự kết hợp của lignin và xenluloza.
Protein được tạo thành từ các chuỗi amino acid
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị là
các hợp phần hữu cơ của chất thải rắn đều có thể bị biến đổi sinh học tạo thành các
khí đốt, các chất trơ và các chất rắn vô cơ có liên quan. Sự phát sinh mùi và côn trùng
có liên quan đến quá trình phân hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong chất thải
rắn đô thị.
2.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƢỜNG
2.2.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc
Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi
trường nước. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa hữu cơ để tạo ra các
sản phẩm trung gian sau đó những sản phẩm cuối cùng là khoáng chất và nước. Phần
chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
18
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
và sau đó là sản phẩm cuối cùng CH
4
, H
2
S, H
2

O, CO
2
. Tất cả các chất trung gian đều
gây mùi hôi thối và là độc chất. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng
làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi
trường nước. Sau đó oxy hóa có oxy hóa xuất hiện, gây nhiễm bẩn trong môi trường
nước , nguồn nước. Những chất thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ sẽ làm
nguy hiểm hơn
2.2.2. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí
Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo
Mùi làm ô nhiễm không khí. Có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán
trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp, có những loại rác dễ phân hủy (thực phẩm, trái
cây bị hôi thối) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35
o
C
và độ ẩm là 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi, các chất khí ô
nhiễm có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con
người.
Thành phần khí thải chủ yếu được thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện ở
bảng 1.6
Bảng 6. Thành phần khí từ bãi rác
Thời gian
(Tháng)
Thành phần khí % thể tích
Nitơ – N
2

Carbonic – CO
2


Metan – CH
4

0-3
5.2
88
5
3-6
3.8
76
21
6-12
0.4
65
29
12-18
1.1
52
40
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
19
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
18-24
0.4
53
47
24-30
0.2

52
48
30-36
1.3
46
51
36-42
0.9
50
47
42-48
0.4
51
48
(Nguồn : Lê Huy Bá, 2000)
Theo bảng 6, rác sinh ra các chất khí gồm có : NH
3,
CO
2,
CO, H
2,
H
2
S, CH
4,
NH
2…
Hầu
hết khí trong bãi rác là CO
2,

và CH
4
(chiếm 90%)

2.2.3. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất : khi chất
thải đi vào môi trường đất sẽ xảy ra quá trình phân giải yếm khí và hiếu khí, sẽ tạo ra
các sản phẩm trung gian và cuối cùng nếu là hiếu khi thì hình thành nên các khoáng
chất đơn giản, H
2
O, CO
2;
yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là : CH
4,
H
2
O, CO
2,

sự tạo thành khí CH
4
trong điều kiện yếm khí làm xuất hiện thêm chất độc trong môi
trường đất, khí thoát ra sẽ bốc lên và góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Ở các
bãi chôn lấp, sự phân giải các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khiến cho không khí trong
đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vi sinh vật sống môi trường đất. Các chất độc sinh ra
trong quá trình lên men khuýếch tán và thấm vào đất nằm lại ở trong đó, nhất là H
2
S.
Nước rỉ ra từ các bãi rác và hầm cầu làm ô nhiễm trầm trọng về mặt sinh học.
Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn môi trường nước và không khí do

môi trường đất có hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỉ diện hấp thụ lớn khả năng hấp
thụ và trao đổi ion lớn. Song, một khi lượng rác thải lớn vượt quá khả năng tự làm
sạch của môi trường đất thì tình trạng ô nhiễm lại trở nên nặng nề gấp bội, lúc này đất
sẽ bị suy thoái. Các chất gây ô nhiễm (vi trùng, kim loại nặng, các chất phóng xạ độc
hại…) theo các mao quản trong đất thấm xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm.
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
20
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
2.2.4. Ảnh hƣởng đến cảnh quan và sức khỏe con ngƣời
Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị nếu không được thu gom và xử lý đúng
cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và
làm mất vẻ mỹ quan đô thị
Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người và
gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … Tạo điều kiện cho muỗi, chuột , ruồi
…sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nếu nặng trở thành dịch bệnh cho người
và vật nuôi.
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây
bệnh cho người như : sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn,
tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy
hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy
hại từ y tế, công nghiệp như : kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, vật liệu sắc, nhọn….
Tại các bãi đổ lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực : gây ô nhiễm không khí,
nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho
người. Rác thải nếu không thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở
dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nứớc của các sông rạch và hệ thống thoát nước
đô thị

2.3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Hiện nay trên thế giới, đa số các thành phố tạo ra nhiều chất thải rắn hơn là thu
gom và xử lý chúng. Thu thập càng cao lượng chất thải rắn càng lớn. Việc xử lý chất
thải rắn một cách hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
21
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
quốc gia trên thế giới . Ở các nước phát triển, hệ thống quản lý chất thải rắn đã được
hình thành hoàn chỉnh từ lâu so với các nước đang phát triển Vai trò của nhà nước
luôn luôn rất quan trọng trong quản lý tổng hợp chất thải rắn.
Ở nước ta, vấn đề chất thải rắn ngày càng trở nên to lớn, thu hút sự quan tâm ngày
càng nhiều của tất cả mọi cộng đồng trong xã hội, từ cộng đồng dân cư cho tới các
nhà quản lý và hoạch định chính sách, chất thải rắn và quản lý chất thải rắn không chỉ
là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội, hệ thống quản lý
luôn cần bổ sung và hòan thiện dần.
2.3.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thế giới
Quản lý chất chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống
của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp
mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả.
Quản lý chất thải rắn là vấn đề nan giải với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên, vẫn có một số nước đã làm rất tốt công việc này, Nhật bản là một trong số các
nước đó.








Nhà nước

Thành phố

Quận, Huyện trực tiếp thi hành

Người được ủy thác

Người thải rác, nhà máy

Người xử lý phế thải

Cho
phép
Bổ sung
giúp đỡ
kinh phí
cho khâu
xử lý rác
ủy
thác
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
22
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Hình 1. Sơ đồ biểu thị quy trình quản lý chất thải rắn ỏ Nhật Bản
(Nguồn : Viện tư vấn Nhật Bản , 1993)









Hình 2. Công nghệ xử lý chất thải rắn của các nước trên thế giới
(Nguồn : Nguyễn Đức Khiển, 2003)
Trên hình 1.2 đã mô hình hóa công nghệ xử lý chất thải rắn của các nước trên thế giới.
Có nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau để xử lý chất thải rắn, điều quan trọng là
khi ứng dụng cần quan tâm đến những điều kiện thực tế, như chú ý tận dụng các vật
liệu địa phương, lọai phương pháp thích hợp, có hiệu quả, tùy đặc điểm cụ thể từng
nơi.



Tái chế
Vận chuyển
Nguồn thải
Lưu giữ
Xử lý
Tiêu hủy
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
23
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
Bảng 7. Xử lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới:
STT
Tên nước
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp

Thu hồi
(%)
Đốt (%)
Vi sinh
(%)
Chôn lấp
hợp vệ
sinh (%)
1
Nhật Bản
38
44
0
18
2
Đan Mạch
9
70
0
21
3
Thụy sỹ
33
46
0
21
4
Thụy Điển
9
54

7
30
5
Bỉ
8
50
0
42
6
Đức
9
34
0
57
7
Pháp
20
18
30
32
8
Hà Lan
23
14
0
63
9
Mỹ
13
20

0
67
10
Tây Ban Nha
11
9
0
80
11
Italia
4
18
0
78
12
Anh
7
10

83
13
Phần Lan
13
3

84
14
Singapore
Không rõ
100



Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
24
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020

Các nước trên thế giới thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất
thải rắn. Tỷ lệ xử lý chất thải rắn (%) bằng các phương pháp đốt, chôn lấp vệ sinh, xử
lý sinh học,…đều rất khác nhau.Bảng 1.7 cho thấy, Nhật Bản là nước sử dụng phương
pháp thu hồi chất thải rắn cao nhất trên thế giới( chiếm 38%), tiếp đến làThuỵ Sỹ
(33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt (100%). Pháp là nước sử
dụng vi sinh vật nhiều nhất (30%) trong việc xử lý chất thải rắn Đô Thị.
2.3.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.
Các hợp phần chức năng quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được
mô tả qua hình






Thu gom, xử lý Vận chuyển, tiêu hu
Hình 3. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn một số đô thị lớn ở Việt Nam
Theo hình 3, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chụi trách nhiệm vạch chiện lược cải
thiện môi trường nói chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật
lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. UBND Thành Phố chỉ đạo UBND các
quận, huyện. Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở GTCC thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
UBND thành phố

Sở Tài Nguyên & Môi
Trường
Sở GTCC
Công ty Môi Trường Đô Thị
UBND Quận, Huyện
Chất thải rắn
Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
25
GVHD: ThS Vũ Hải Yến ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SV: Ng Trần Ngọc Phương 106108020
môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp luật chung về
bảo vệ môi trường của nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể
trong việc bảo vệ môi trường của thành phố. Công ty Môi Trường Đô Thị là cơ quan
trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, đảm bảo vệ sinh môi trường thành
phố theo chức trách được Sở GTCC thành phố giao.









Hình 4. Quy trình xử lý chất thải rắn nước ta






Thu gom
Vận chuyển chất thải
Xử lý chất thải
Các kỹ thuật mới khác
Thiêu đốt
Ủ sinh học làm phân
Ủ sinh học làm phân

×