Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.57 KB, 16 trang )

Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây
dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề
khảm trai Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội


Bùi Thị Kim Thúy


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tổng quan về làng nghề và các làng nghề vùng phía Nam Hà Nội cũng
như việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nông thôn của làng nghề. Đánh
giá thực trạng sản xuất của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ. Nghiên cứu hiện trạng
vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng tại làng nghề Chuyên Mỹ. Tìm hiểu hiện
trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại làng nghề. Phân tích, đánh giá và đưa
ra mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Đề xuất một số biện pháp nâng
cao chất lượng môi trường tại xã Chuyên Mỹ.

Keywords. Khoa học môi trường; Xử lý chất thải; Chất thải rắn; Làng nghề; Khảm
trai Chuyên Mỹ


Content
MỞ ĐẦU
Làng nghề ở nước ta đã ra đời từ rất lâu và cho đến nay làng nghề ngày càng phát
triển góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tại Hà Nội các làng nghề


đã giải quyết việc làm cho gần 630.000 lao động bao gồm cả lao động địa phương và lao
động du nhập. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực làng nghề đạt 8.663 tỷ
đồng, chiếm 8,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố và kim ngạch xuất khẩu
đạt 804,5 triệu USD.
Chuyên Mỹ là một trong nhiều làng xã mà nghề thủ công truyền thống có tác động
sâu sắc đến đời sống kinh tế -văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cư hiện nay ở vùng châu
thổ sông Hồng. Theo nghiên cứu về hệ thống làng nghề của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) thì nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ là một trong 12 nhóm các ngành nghề năng
động nhất tỉnh Hà Tây (cũ). Thực tế đã chứng minh với nghề khảm trai truyền thống, Chuyên
Mỹ đã đi từ một xã thuộc diện nghèo thành một địa phương với trên 80% dân số có thu nhập
cao và ổn định. Nhưng cùng với sự bùng nổ của hoạt động sản xuất, làng nghề khảm trai
Chuyên Mỹ cũng đang phải đương đầu với nhiều thách thức. Vấn đề môi trường và sức khỏe
của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản
xuất của các làng nghề.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng môi trường
và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn với nội dung:
- Đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ.
- Nghiên cứu hiện trạng vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng tại làng nghề.
-Nghiên cứu hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại làng nghề.
- Đánh giá và đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng môi trường tại xã Chuyên Mỹ.


Chƣơng 1- TỔNG QUAN

1. 1. Tổng quan về làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề
1.1.2. Phân loại làng nghề
1.1.3. Một số đặc điểm làng nghề Việt Nam hiện nay

1.1.4. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề tại Việt Nam
1.2. Tổng quan về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề
1.2.1. Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
1.2.2. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn làng nghề
1.2.3. Một số kỹ thuật thông thường xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3. Tổng quan về làng nghề vùng phía Nam Hà Nội
1.4. Giới thiệu về làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ


CHƢƠNG 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Một số hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong khu vực.
- Yếu tố cấu thành hiện trạng vệ sinh môi trường: không gian sống, hiện trạng nhà ở,
công trình vệ sinh, hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hiện trạng cấp-
thoát nước, hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn
- Các vấn đề liên quan sức khỏe cộng đồng.
- Các thành phần môi trường: môi trường tự nhiên (nước,không khí), môi trường xã
hội (phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội )
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước:
Lấy mẫu: Mẫu nước thải được lấy tại 3 vị trí: thôn Bối Khê, thôn Trung, thôn Ngọ.
Đây là 3 thôn thể hiện 3 đặc điểm sản xuất của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ. Mẫu nước
được lấy tại các cống thoát nước, điểm bắt đầu đổ ra các kênh mương. Phương pháp lấy mẫu
theo TCVN 5999: 1995 (ISO 5667-10: 1992). Sau khi lấy mẫu nước thải được đem đi phân

tích để xem xét sự ô nhiễm của nước thải làng nghề.
Phân tích mẫu:
- Phương pháp phân tích pH: TCVN 6492:1999
- Phương pháp phân tích Fe: SMEWW 3500 Fe B 1999.
- Phương pháp phân tích As : cực phổ/ so màu/ bộ test Melk
- Phương pháp phân tích: SMEWW 2340 C 1999.
- Phương pháp phân tích TSS : SMEWW 2540 D 1999.
- Phương pháp phân tích Tổng N: TCVN 6624-1: 2000.
- Phương pháp phân tích Tổng P: SMEWW 4500 T E 1999.
- Phương pháp phân tích độ đục: SMEWW 2130 B 1999.
- Phương pháp phân tích COD: Oxi hóa bằng K
2
Cr
2
O
7
hoặc KMnO
4
, chuẩn độ lượng
dư bằng dung dịch Fe
2+
.
- Phương pháp phân tích Coliform: nuôi cấy, màng lọc.
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí
-Tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu không khí tại 3 thôn: Thượng, Ngọ, Hạ. Vị trí
lấy mẫu là khu vực giữa thôn- nơi có hoạt động sản xuất mạnh.
- Bụi và tiếng ồn được đo nhanh tại địa điểm nghiên bằng các thiết bị đo hiện trường
Máy đo bụi TSP Kanomax (Nhật).
Máy đo tiếng ồn Testo (Đức).
-Các thông số SO

2
, CO, NO
x
được đo bằng máy đo khí Monitor Labs (Mỹ).
2.3.5. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn tại hiện trường
2.3.6. Phương pháp dự tính khối lượng thải giai đoạn 2012 - 2020
M
RTSX(2020)
= M
RTSH(2012)
* (1 + i)
n

 
 
 
 
 
2020
(2012 2020) (2012)
2012 2020
2012
11
*
11
n
RTSX RTSX
RTSX
t
i

M M M
i








M
RTSX(2020)
: Khối lượng rác thải sản xuất năm 2020.
M
RTSX(2012-2020)
: tổng khối lượng rác thải rắn sản xuất trong giai đoạn 2012 – 2020.
i : Tốc độ phát triển nghề khảm trai trung bình giai đoạn 2012 – 2020
n : số năm dự báo
2.3.7. Dự tính dân số địa phương từ năm 2012 đến năm 2020
P
t
= P
0
* e
rt

P
t
: Dân số năm 2020
P

0
: Dân số năm 2012
r: tốc độ tăng dân số
2.3.8. Phương pháp ước lượng rác theo mức rác
Trong báo cáo “Report solid waste management in Hanoi, JICA – 3R Hanoi project,
2008” đưa ra cách tính khối lượng rác ở từng mức khác nhau, gồm có 5 mức

Hình 2.2: Mức rác và khối lƣợng rác thu gom tƣơng ứng của xe đẩy tay loại 330l
2.3.9. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:
Dựa trên những số liệu đã thu thập được để đưa ra những đánh giá, đề xuất một số giải
pháp

Chƣơng 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng quản lý môi trƣờng làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ

3.1.1. Quản lý về môi trường tại làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ




















Chú thích: Chỉ đạo :
Phối hợp thực hiện :
Hướng dẫn thực hiện :
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý làng nghề huyện Phú Xuyên

3.1.2.Các hoạt động quản lý môi trường tại làng nghề Chuyên Mỹ
3.1.3. Đánh giá của người dân về thực trạng quản lý môi trường tại Chuyên Mỹ

3.2. Thực trạng sản xuất của làng nghề
3.2.1. Quy trình sản xuất khảm trai
3.2.2. Quy mô sản xuất
3.2.3. Thiết bị
3.2.4. Nguyên liệu
3.2.5. Hình thức tổ chức sản xuất
3.2.6. Nguồn lao động

3.3. Hiện trạng vệ sinh môi truờng và sức khỏe cộng đồng
3.3.1. Không gian sống
Là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội nên không gian sống ở đây tương đối thoải mái
so với nội thành. Hầu hết các gia đình đều có sân rộng rãi. Mật độ dân số xã Chuyên Mỹ là
1231,16 người/km
2
.
3.3.2. Chất lượng nhà ở

Những năm gần đây do chuyển dịch cơ cấu nên đời sống nhân dân ngày càng được
cải thiện và nâng cao. Những căn nhà cổ, cũ nát dần được thay thế bởi nhà cấp 4, nhà mái
bằng khang trang sạch đẹp. Và đến nay trong thôn đã không còn nhà tranh tre dột nát.

HTX, Làng nghề
UBND
xã Chuyên Mỹ
Cán bộ địa chính và
môi trường
Các phòng
có liên quan
Phòng TNMT
huyện Phú Xuyên
UBND
huyện Phú Xuyên
Bảng 3.4 : Hiện trạng chất lƣợng nhà ở qua các năm

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số nhà kiên cố, bán kiên cố
1287
1333
1413
Số nhà cấp 4
1090
1122
1127
Số nhà dột nát
10

6
0
3.3.3. Công trình vệ sinh
Hiện nay chủ yếu các hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại rất sạch sẽ và hợp vệ sinh.
51% số hộ có cả 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm và bể nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Tuy nhiên tính bất hợp lý trong thiết kế và xây dựng, cách bố trí cũng như khoảng
cách từ nhà vệ sinh đến giếng nước. Chúng được xây dựng theo kiểu liên hoàn nhà vệ sinh,
nhà tắm, giếng nước cho tiện việc cung cấp nước. Vì vậy giếng khoan thường được đặt không
xa nhà vệ sinh mấy.
3.3.4. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Với 425,48ha lúa tương đương với 11.819 sào Bắc bộ thì trong một vụ thải khoảng
35.457 - 59.095 vỏ bao bì TBVTV. Các vỏ bao bì này thường bị vứt bỏ ngay tại bờ ruộng,
rơi xuống ruộng, mương máng gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sinh vật và gây
mất mỹ quan.
3.3.5. Hiện trạng cấp-thoát nước
3.3.5.1. Hiện trạng nước cấp
Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn:
Nước mưa, nước giếng khoan, nước từ các hồ chứa của xã, nước giếng khơi. Hiện nay, 100%
hộ dân có giếng khoan sâu từ 20-50m. Việc xử lý nguồn nước tại Chuyên Mỹ hiện nay chủ yếu
là qua các bể lọc cát.
Bảng 3.7: Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc cấp

pH
As (mg/l)
Fe (mg/l)
Độ đục
(NTU)
Coliform
(VK/100ml)
Chuyên Mỹ

7,5
0.03
0,2
1
300
QCVN02:2009/BYT
6-8,5
0,05
0,5
5
150
Từ bảng phân tích chất lượng nước cấp có thể thấy hầu như các chỉ tiêu đều đạt mức
tiêu chuẩn cho phép, chỉ riêng chỉ số coliform trong nước cao gấp 2 lần tiêu chuẩn cho phép.
3.3.5.2. Hiện trạng thoát nước
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày là 1171 m
3
/ngày, trong khi nước thải
sản xuất là 2000 m
3
/ngày.
Hệ thống thoát nước thải của xã chưa được hoàn thiện, chủ yếu là các cống thoát nước
dọc hai bên đường làng. Ở một số nơi tuy hệ thống rãnh nước đã được xây gạch chắc chắn
nhưng lại không có nắp bê tông đậy kín, gây mất vệ sinh môi trường và mỹ quan thôn xóm
như ở thôn Thượng, thôn Hạ, thôn Bối Khê.
Ngoài ra hiện nay xã chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải từ các hộ sản xuất.
Do đó, 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý. Nước
thải sau khi cắt mài trai có nhiều bột từ vỏ trai hay bụi gỗ theo cống chảy xuống cống rãnh,
sau đó chảy vào ao hồ gần đó. Do đó cống rãnh ở các thôn, nhất là thôn Thượng hay bị tắc,
nước thải có màu trắng đục.
Bảng 3.10: Chất lƣợng nƣớc thải tại 3 thôn


Thôn Thƣợng
Thôn Ngọ
Thôn Bối
Khê
QCVN
40:2011/BTNMT
pH
7,42
7,09
7,5
5,5- 9
TSS (mg/l)
500
35
70
100
As (mg/l)
0,03
0,04
0,05
0,1
Fe (mg/l)
0,56
1,8
0,29
5
Tổng N (mg/l)
81,4
15,3

75,7
40
Tổng P (mg/l)
12,6
10,6
15
6
COD (mg/l)
350
180
250
150
Coliform
(MPN/100ml)
4500
2200
3700
5000
Lượng nước thải dùng trong các khâu mài, cắt trai là khá lớn, hàm lượng COD trong
nước thải do làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ thải ra cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho
phép. Nước thải sau sản suất chứa nhiều hóa chất chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông,
ao hồ Ngoài ra tổng N, P trong nước thải cũng cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 2-3
lần.
3.3.6. Hiện trạng môi trường không khí
Bụi, tiếng ồn được phát sinh chủ yếu ở khâu làm nguyên liệu khảm trai, tiếng ồn từ
máy cắt, máy mài trai phát ra ở các cơ sở sản xuất. Không chỉ có bụi và tiếng ồn mà các chất
độc hại trong không khí cũng là điều đáng lo ngại ở làng nghề này, ở các thôn làm nghề sản
xuất đồ gỗ, sơn mài, các hộ còn sử dụng sơn, dầu bóng nên hằng ngày thải ra môi trường
lượng khí thải độc lớn, mùi sơn nồng nặc.
Bảng 3.11 : Bảng chất lƣợng môi trƣờng không khí


Thôn
Thƣợng
Thôn Ngọ
Thôn Bối
Khê
QCVN
05:2009/BTNMT
Tiếng ồn (dBA)
77
80
82,5
70
(*)
Bụi lơ lửng(μg/m
3
)
700
616
580
300
SO
2
(μg/m
3
)
196
170
215
350

CO (μg/m
3
)
1925
2541
2182
30.000
NO
x
(μg/m
3
)
103
65
94
200
(*)
Theo QCVN26:2010/BTNMT quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các
khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc - Khu vực thông thường (6-21h) mức
âm tương đương là 70 dBA.
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy các thông số về chất lượng không khí xung quanh
của xã Chuyên Mỹ đều vượt quá tiêu chuẩn đặc biệt hàm lượng bụi lơ lửng ở Chuyên Mỹ cao
vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Do phần lớn các hộ đều sản xuất do đó độ ồn lớn cao hơn quy chuẩn cho phép 7-12
dBA.
Nồng độ các chất SO
2
, CO, NO
x
đều trong giới hạn cho phép.

3.3.7. Sức khỏe cộng đồng
Với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hầu hết công nhân làm việc trong điều kiện
thiếu hiểu biết về nghề nghiệp và an toàn lao động. Công nhân thường không được bảo hộ lao
động mà trực tiếp tiếp xúc với bụi và hóa chất.
Bảng 3.12: Một số bệnh đƣợc khám chữa tại trạm y tế quý 3 năm 2012
STT
Tên bệnh
Tổng số mắc bệnh
1
Các bệnh tiêu chảy
26
2
Thủy đậu
4
3
Viêm hô hấp trên
1623
4
Viêm phế quản
198
5
Viêm phổi
66
6
Cảm cúm
114
7
Ngộ độc thực phẩm
20
8

Tai nạn giao thông
11
9
Tai nạn lao động
13
Nguồn: Trạm Y tế xã Chuyên Mỹ
Số người mắc bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, khô mắt đang
gia tăng đáng kể trong đó các loại bệnh về đường hô hấp là laoij bệnh chủ yếu tại xã
Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường làng nghề, các nguy cơ tai
nạn thương tích đối với người lao động tại làng nghề cũng rất cần được quan tâm, do người
dân làm việc trong môi trường chủ yếu là thủ công, không đảm bảo an toàn lao động.
Đánh giá chung về chất lượng môi trường xã Chuyên Mỹ
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích đánh giá có thể thấy nước thải làng nghề đặc biệt tại
khu vực sản xuất nguyên liệu khảm trai có chứa nhiều bụi mài nhỏ mịn làm tăng hàm lượng
cặn trong nước. Các thông số về tổng N, P, COD đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên
làng nghề lại không có hệ thống thu gom riêng biệt cho nước thải sản xuất và nước thải sinh
hoạt. Chính vì vậy các chất ô nhiễm được thải chung vào nước thải sinh hoạt rồi đổ ra sông,
ao hồ mà không qua xử lý. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường nước mặt.
Một đặc thù của sản xuất khảm trai đó là trong quá trình chế tác còn phát sinh lượng
bụi lớn. Ngoài ra hơi dung môi trong quá trình sản xuất cũng là một vấn đề cần quan tâm cho
chất lượng môi trường không khí của làng nghề. Việc sử sụng nhà ở kết hợp với sản xuất là
một đặc điểm của làng nghề truyền thống. Đây cũng là nguyên nhân cho việc tập trung chất ô
nhiễm để xử lý gặp nhiều khó khăn. Do hoạt động ở đây chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ vì vậy
mọi người thường ít quan tâm đến vấn đề về môi trường.
Kết quả điều tra tại làng nghề đã cho thấy đặc thù nghề nghiệp và các chất thải do sản
xuất gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Qua số liệu báo
cáo của trạm y tế xã cho thấy các bệnh hay mắc nhất là viêm hô hấp, viêm phế quản do phải
tiếp xúc trực tiếp với các chất ô nhiễm như bụi, hơi dung môi mà không có bảo hộ lao động.
3.4. Hiện trạng và đề xuất mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
3.4.1.1. Khối lượng rác thải

Tại Chuyên Mỹ, ngoài rác thải sinh hoạt, chất thải rắn còn là vỏ trai, ốc, hến còn thừa
sau khi đã sử dụng. Trung bình mỗi hộ sản xuất một ngày thải 4kg chất thải rắn. Hiện nay
toàn xã có 1450 cơ sở sản xuất. Như vậy ước tính trung bình lượng chất thải rắn sản xuất phát
sinh là khoảng 5800kg/ngày (5,8 tấn/ngày). Khối lượng rác thải sinh hoạt của xã Chuyên Mỹ
khoảng 2561 ± 171kg/ngày. Bình quân theo đầu người khoảng 0,26 ± 0,017kg/ngày.
3.4.1.2. Mô hình tổ chức thu gom rác tự quản tại Chuyên Mỹ
Ở Chuyên Mỹ các thôn trong xã tự tổ chức thu gom rác với mô hình thu gom đơn
giản




Việc thu gom chất thải rắn tại các các thôn được thực hiện theo mô hình người thu
gom rác được quản lý và trả lương bởi thôn. Đội thu gom và vận chuyển rác thải sẽ đảm nhận
việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn từ hộ gia đình tới điểm vận chuyển hoặc bãi rác của
thôn.
Mỗi thôn có một đội vệ sinh (trừ thôn Mỹ Văn), hợp tác xã và trưởng thôn phối hợp
làm công tác quản lý đội vệ sinh và thu phí vệ sinh của người dân.
3.4.1.3. Hoạt động thu gom, vận chuyển
Số lượng nhân công trong tổ thu gom ở mỗi thôn khác nhau. Hầu hết những người
này đều có hoàn cảnh khó khăn, không có nghề. Mỗi người trong tổ sẽ được trang bị quần áo
lao động, chổi quét, xẻng, cuốc. Trước đây các tổ vệ sinh thường thu gom rác bằng các xe
kéo tay nhưng hiện nay hầu hết các thôn đã có xe thu gom 3 bánh.
Bảng 3.14: Số lƣợng công nhân và xe thu gom các thôn
Thôn
Số ngƣời
Số xe 3 bánh
Đồng vinh
4
5

Rác từ các hộ gia
đình
Thu gom vận chuyển
bằng xe thô sơ
Bãi rác hoặc nơi
vận chuyển
Thượng
2
0
Trung
2
5
Hạ
3
4
Ngọ
4
9
Bối Khê
4
10
Mỹ Văn
0
0
Mỗi hộ gia đình đều có các thùng, xô, chậu hoặc túi đựng rác đặt trước nhà, ngay
cạnh đường. Vào ngày thu gom công nhân thu gom sẽ thu gom rác dọc theo đường chính của
thôn. Các hộ trong ngõ nhỏ vào ngày thu gom sẽ đem ra đầu ngõ. Khi xe rác đã đầy người
công nhân đẩy xe về bãi tập kết rác, chờ ô tô đến chở đi về bãi rác quy định hoặc chở luôn
đến bãi rác của thôn.
Rác sau khi được thu gom được chuyển về địa điểm tập kết chờ vận chuyển. Hiện nay

chỉ có rác của 4 thôn Bối Khê, Ngọ, Trung, Đồng Vinh là được thu gom vận chuyển đến bãi
rác Phú Vinh sau đó được chuyển đi bãi rác ở Sơn Tây. Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển
rác của thôn là Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long. Xe vận chuyển của công ty
đi từ thôn Bối Khê sau đó qua thôn Ngọ tiếp theo đến thôn Trung. Riêng rác từ thôn Đồng
Vinh được vận chuyển bằng xe vận chuyển từ hướng xã Hoàng Long đi qua.
Đối với thôn Thượng hình thức thu gom là có một xe công nông nhỏ chạy chậm dọc
theo trục đường thôn, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy thì chạy về
bãi rác đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. Lịch thu gom 2 lần/tuần, trung
bình mỗi lần thu gom khoảng 2-3 xe.
Riêng với một số loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất như trai thừa,
mạt trai thường được các cơ sở sản xuất tự thu gom sau đó đem bán. Mạt gỗ thường được thu
gom tận dụng để đun bếp. Mạt trai được thu mua dùng để đổ nền nhà, trung bình mạt trai
được mua với giá 2000đ/ bao. Còn trai thừa thì bán với giá cao hơn 10.000 đ/kg.
3.4.1.4. Thành phần rác thải
Thành phần rác thải thu gom nói chung là rác hữu cơ, các loại lá cây, rau, hoa quả…
Bảng 3.15: Thành phần rác thải làng nghề Chuyên Mỹ
Thành phần
Khối lƣợng (kg)
% theo khối lƣợng
Lá cây, Các chất hữu cơ
535
53,5
Mạt trai
30,3
3,03
Nhựa, ni lông,
69
6,9
Giấy
20

2,0
Tải
12
1,2
Xốp
5
0,5
Thủy tinh
21
2,1
Vật liệu xây dựng
91
9,1
Kim loại
33
3,3
Vải vụn
16
1,6
Xỉ than
150
15
Gỗ
15
1,5
Tổng
1000
100
3.4.1.5. Dự tính lượng thải tại làng nghề đến năm 2020
Với tốc độ tăng trưởng của sản xuất như dự tính (trung bình đạt 19,5%/năm) thì khối

lượng thải đến năm 2020 cũng tăng khá nhanh. dự tính tải lượng rác thải sản xuất của làng
nghề năm 2020 là 19,96( tấn/ ngày)
Về khối lượng thải từ sinh hoạt: Với tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2009
đến 2011 là 0,91%/năm, lượng rác gia tăng hàng năm theo người 1%, dự tính trong những
năm tới tốc độ tăng dân số của Chuyên Mỹ vẫn ổn định ở mức trên, có thể dự tính dân số và
khối lượng rác thải tại địa phương đến năm 2020:
Bảng 3.16: Kết quả dự tính rác thải sinh hoạt của làng nghề
Giai đoạn 2012 - 2020
Năm
Dân số
Bình quân
(kg/ngày/ngƣời)
Tổng lƣợng rác
thải sinh hoạt
(tấn/ngày)
Tổng lƣợng rác
thải sinh hoạt
( tấn/ năm)
2011
9761
0,25
2,4
876
2012
9850,23
0,26
2,561
934,4
2013
9940,3

0,27
2,684
979,6
2014
10031,15
0,28
2,81
1025,2
2015
10122,85
0,29
2,936
1071,5
2016
10215,38
0,30
3,065
1118,6
2017
10308,77
0,31
3,196
1166,4
2018
10403,01
0,32
3,329
1215,1
2019
10498,11

0,33
3,464
1264,5
2020
10594,1
0,34
3,602
1314,7
Tổng


30,042
10966
3.5.2. Đánh giá
- Hoạt động thu gom:
Ưu điểm của phương pháp:
+ Có thể thu gom triệt để chất thải rắn phát sinh trong các ngõ, hẻm nhỏ
+ Đầu tư trang thiết bị ít tốn kém.
+ Chi phí thu gom thấp.
Nhược điểm:
+ Ô nhiễm môi trường do sử dụng xe đẩy tay để thu gom và có nhiều điểm tập kết
trung chuyển.
+ Cần nhiều lao động phổ thông (công nhân thu gom xe đẩy tay) để thu gom rác về
điểm tập kết trung chuyển hoặc bãi rác.
+ Mức độ cơ giới hóa trong thu gom và vận chuyển thấp.
Trên toàn xã chưa áp dụng chương trình phân loại CTR tại nguồn, CTR từ khu dân cư
chưa được phân loại, tất cả các loại rác đều được bỏ chung.
Việc sử dụng đặt các thùng rác trước mỗi hộ gia đình là một phương pháp này rất
thuận tiện cho việc thu gom, người công nhân chỉ cần đổ những thùng, xô chậu vào thùng xe
rồi để lại chỗ cũ, tránh được lượng rác vứt bừa bãi, không mất thời gian quét dọn. Song toàn

xã Chuyên Mỹ hiện có rất ít thùng đựng rác hợp vệ sinh, hầu hết là các loại xô chậu, bìa các
tông hoặc bao tải. Việc sử dụng các thùng rác không hợp vệ sinh, không có nắp đậy như vậy
cũng ảnh hưởng đến việc lưu trữ chất thải rắn.
- Đối với công nhân: Hàng ngày đảm nhận khối lượng công việc không hề nhỏ nhưng
thu nhập của những thành viên trực tiếp đi thu gom rác rất khiêm tốn. Tùy theo khu vực mức
thu nhập của công nhân thu rác là khác nhau.
Bảng 3.18: Mức nộp phí cho VSMT và thu nhập của công nhân các thôn
Thôn
Mức nộp phí
(nghìn/ năm/khẩu)
Thu nhập
(triệu/năm/ngƣời)
Đồng vinh
20
6
Thượng
24
15
Trung
20
11
Hạ
4
3
Ngọ
20
2,4
Bối Khê
20
8,4

Có thể thấy sự chênh lệch về mức lương cho công nhân thu gom. Mức lương cho
công nhân ở thôn Ngọ, thôn Hạ quá thấp trong khi lượng công việc không hề ít. So với mức
sống hiện nay đây là mức lương quá thấp. Xã, thôn cần phải có sự điều chỉnh về vấn đề này.
- Đối với việc xử lý chất thải rắn
Rác tại 3 thôn Bối Khê, Đồng Vinh và thôn Ngọ được sau khi thu gom đã được vận
chuyển đến bãi rác Phú Vinh và xử lý theo đúng quy định.
Còn tại thôn Trung khoảng 80 – 85% rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến
bãi rác Phú Vinh nhưng vẫn còn một lượng rác đã được thu gom nhưng do không đủ phương
tiện nên phải vận chuyển đến bãi rác của thôn.
Riêng các thôn còn lại đều đổ ra các bãi rác của thôn. Những bãi rác này đều không
hợp vệ sinh. Hiện tại bãi đổ rác xuất hiện nhiều ruồi muỗi và mùi hôi rất dễ phát sinh dịch
bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
3.5.3. Đề xuất
3.5.3.1. Về mặt quản lý
Để có thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách tốt hơn thì cần phải áp dụng các
công cụ kinh tế hiệu quả. Ví dụ như sử dụng công cụ phí người sử dụng dịch vụ (phí người
dùng).
- Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc
hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp.
- Đặt thùng rác công cộng tại đầu một số con hẻm có nhiều hộ gia đình sinh sống
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan đẹp trong thôn xóm.
3.5.3.2. Đề xuất mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
Do hầu như lượng rác thải sản xuất được tận thu để sử dụng vào các mục đích khác
nên trong luận văn này tôi tập trung hướng đề xuất thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt của xã Chuyên Mỹ.
Với điều kiện khu vực nông thôn nếu phân thành nhiều loại thì người dân khó chấp
nhận nên tôi đề xuất phân thành 3 loại: ni lông, các chất có thể tái sử dụng được như thủy
tinh, kim loại, các loại nhựa và các chất thải còn lại. Thông thường loại rác thải có thể tái sử
dụng được như thủy tinh, kim loại thường được hộ gia đình hoặc người thu gom gom lại để

bán. Còn với 2 loại rác thải còn lại tôi đề xuất mô hình thu gom và xử lý như sau:

















Hình 3.4: Đề xuất mô hình thu gom xử lý rác thải 1
Rác thải hộ
gia đình
Phân loại
tại hộ gia
đình

Đội xe thu
gom
Nơi tập kết
rác nilông
Địa điểm vận

chuyển, xử

Bán
cho cơ
sở tái
chế
Đốt
Nếu việc phân loại tại các hộ gia đình không đạt hiệu quả cao do người dân ngại việc
phân loại, tôiđề xuất hỗ trợ cho những người trong đội thu gom rác thêm một khoản phụ cấp
để họ thực hiện việc tách các rác thải ni lông khỏi rác thải.























Hình 3.5: Đề xuất mô hình thu gom xử lý rác thải 2
Rác thải ni lông sau khi thu gom sẽ được bán cho các cơ sở tái chế để các cơ sở này
xử lý.
Đối với việc xử lý rác thải, tôi đề xuất 2 phương án cho việc xử lý rác tại xã như sau:
- Phương án 1: Hàng ngày rác thải sau khi được thu gom, phân loại tại mỗi thôn sẽ có
xe của công ty môi trường đến vận chuyển đến nơi xử lý tập trung (bãi rác Phú Vinh).
- Phương án 2: Đề xuất bãi chôn lấp cho xã.
Theo tính toán trong bảng 16 lượng rác thải sinh hoạt tính từ 2012 đến năm 2020 là
khoảng 30,042 tấn/ngày tương đương 10.966 tấn/năm. Giả thiết hiệu suất thu gom xử lý vẫn
đạt mức 100%. Do đó quy hoạch và xây dựng bãi chôn lấp xã Chuyên Mỹ thuộc loại nhỏ,
theo kiểu kết hợp chìm nổi
- Tính toán diện tích bãi chôn lấp
Thể tích rác đem chôn: V = G/ρ= 10.966 / 0,6 = 18276,67(m
3
)
Trong đó: V: thể tích chất thải rắn, m
3
.
G: lượng chất thải rắn đem chôn lấp, tấn.
ρ: Tỷ trọng chất thải rắn, chọn ρ= 0,6 tấn/ m
3
.
Chọn :Chiều cao bãi chôn lấp kể từ đáy đến đỉnh:D= 12m, Chiều dày một lớp rác
được nén:d
r
= 2m, Chiều dày lớp phủ trung gian: d
đ
= 0,2m

Ta có số lớp rác chôn lấp (L) trong một ô chôn lấp :
L = D/(d
r
+ d
đ
) = 12/ (2+0,2) = 5,45. Lấy tròn 5 lớp .
Chiều cao hữu dụng chứa rác: d
1
= d
r
* L = 2 * 5= 10m
Chiều cao các lớp đất phủ: d
2
= d
đ
* (L – 1) = 0,2 * 4 = 0,8m.
Diện tích hữu dụng cần thiết để chôn lấp hết lượng rác tính toán:
S = V / d
1
= 18276,67 / 10 = 1827,667 m
2

- Lớp đáy:
Nơi tập
kết rác
nilông
Địa điểm vận
chuyển, xử lý

Bán cho

cơ sở tái
chế
Đốt
Phân
loại, tách
nilông
Hỗ trợ
tài
chính
Rác thải hộ
gia đình
Đội xe thu
gom
Lớp đất pha cát dày 0,6m, lớp polime dày 0,06m, lớp cát sỏi dày 0,3m, lớp vải địa kỹ
thuật dày 0,02m.
- Lớp phủ bề mặt: Lớp đất sét dày 0,6m, lớp polime dày (4-8cm), chọn 0,06m, lớp cát
sỏi dày 0,3m, lớp vải địa kỹ thuật dày 0,02m, lớp đất trồng cỏ dày 0,4m.
Đáy ô chôn lấp thiết kế hệ thống thu nước rác bằng đường ống xi măng cốt thép có d
= 300mm, đục lỗ để thu nước rác dẫn ra hồ sinh học để xử lý. Ngoài ra có hệ thống ống phụ
đặt nghiêng với ống dẫn chính 60
0
.
Vị trí lựa chọn bãi chôn lấp là khu đất giữa thôn Thượng và thôn Đồng Vinh, khu
ruộng Đồng Cóc. Tuy đây là đất trồng lúa nhưng xét về diện tích bãi chôn lấp cũng như về
điều kiện khoảng cách khu dân cư thì phù hợp. Xe thu gom sẽ đi qua các điểm tập kết lần
lượt của các thôn: Mỹ Văn sau đó đến thôn Bối khê, Ngọ, Hạ, Trung cuối cùng qua thôn
Thượng, thôn Đồng Vinh rồi về bãi chôn lấp.
Ưu, nhược điểm của 2 phương án:

Phƣơng án 1

Phƣơng án 2
Ưu điểm
- Rác thải được xử lý tập trung theo
quy định.
- Chi phí đầu tư không cao.
- Bãi rác sau khi đóng cửa có thể sử
dụng thành công viên hoặc các hoạt
động khác.
Nhược điểm
- Tốn nhiều kinh phí cho việc vận
chuyển xử lý tại bãi rác.
- Với một số trạm trung chuyển bao
gồm 2 thôn sẽ mất nhiều thời gian
và công sức cho công nhân để vận
chuyển về trạm trung chuyển

- Đòi hỏi diện tích đất lớn.
- Nếu quản lý và vận hành bãi chôn
lấp không chặt chẽ bãi chôn lấp có
thể tạo ra khí mêtan độc hại có thể
gây cháy nổ, nước rỉ rác sinh ra có
thể gây ô nhiễm môi trường đất,
nước
- Ít tận dụng được nguồn chất hữu
cơ trong thành phần của rác.
Hai phương án trên đều phù hợp với việc xử lý rác thải dựa trên tình hình của địa bàn
xã. Tuy nhiên xã chưa có quy hoạch cho bãi chôn lấp để xử lý cho một lượng rác thải lớn tại
chỗ ngay trên địa bàn xã. Vì vậy đề nghị xã có những thay đổi về quy hoạch sử dụng đất để
có đất sử dụng cho xử lý môi trường.
3.5. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng của xã Chuyên Mỹ

3.5.1. Nâng cao vai trò và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn
đề bảo vệ môi trường làng nghề
 Cần nâng cao nhận thức của người dân:
 Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản
xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên
kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại
khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình;
 Đội ngũ đi đầu trong chương trình giáo dục này chính là đội ngũ quản lý môi trường,
đội ngũ thanh thiếu niên của xã, và phối hợp với tất cả các ban ngành khác. (Hội phụ nữ, cựu
chiến binh, hợp tác xã, hội người cao tuổi…).
3.5.2. Quy hoạch làng nghề
 Giải pháp phát triển làng nghề thành làng du lịch
 Giải pháp quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề





KẾT LUẬN
1. Xã Chuyên Mỹ gồm 7 thôn, cả 7 thôn đều làm khảm trai nhưng mỗi thôn lại có
chuyên môn sản xuất và sản phẩm khác nhau đem lại sự phong phú cho làng nghề. Chỉ trong
một khoảng thời gian ngắn Chuyên Mỹ đã trở thành một trung tâm sản xuất thủ công nghiệp
lớn với tổng giá trị từ sản xuất khảm trai đã chiếm tới hơn 2/3 thu nhập của toàn bộ đời sống
kinh tế cũng như thu hút hầu hết các lao động địa phương. Tổng thu nhập kinh tế năm 2011
đạt 135,3 tỷ đồng , tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 19,3 % trong đó sản xuất công
nghiệp đạt 75,9 tỷ đồng chiếm 56,1 %.
2. Hiện nay toàn xã Chuyên Mỹ chưa có nguồn nước sạch. Nước được sử dụng chủ
yếu là nước mưa, nước giếng khoan qua các bể lọc cát. Nguồn nước hiện nay sử dụng có
hàm lượng Coliform cao. Nước thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề xã Chuyên Mỹ
không có hệ thống thu gom mà thải chung với hệ thống nước thải sinh hoạt. Hàm lượng

COD, rắn lơ lửng trong nước thải cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Các thông số
về chất lượng không khí tại làng nghề cho thấy hàm lượng bụi lơ lửng và tiếng ồn rất cao.
3. Thực trạng và thành phần chất thải rắn, công tác xử lý thu gom
Tại xã Chuyên Mỹ chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn là chất thải từ hoạt động
sản xuất của làng nghề và chất thải rắn sinh hoạt. Qua nghiên cứu cho thấy lượng chất thải
rắn từ sản xuất hầu như đã được tận thu để sử dụng vào những mục đích khác. Tại 6 trên 7
thôn của xã đã có tổ thu gom rác thải. Thành phần rác thải thu gom chủ yếu là lá cây, các chất
hữu cơ. Các tổ thu gom hiện đang hoạt động rất tốt, đã thu gom được hầu như toàn bộ lượng
rác thải của các thôn. Tuy nhiên mới chỉ có 60% lượng rác của xã được vận chuyển về nơi xử
lý theo quy định. Còn lại 40% lượng rác được xử lý theo phương pháp đổ đống hở tại các bãi
rác của thôn. Các bãi rác này đều là những bãi rác không hợp vệ sinh dễ phát sinh mầm bệnh
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm mất mỹ quan thôn xóm.
4. Căn cứ theo tính toán thì đến thời điểm năm 2020 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
là 10966 tấn. Với lượng rác này nếu không có biện pháp xử lý và quy hoạch cụ thể có thể gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho xã Chuyên Mỹ. Do đó học viên đã đề xuất phương
pháp thu gom, vận chuyển, xử lý qua công ty môi trường và phương pháp xử lý bằng phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh ngay tại địa bàn xã. Phương pháp này phù hợp với tính chất rác
của địa phương cũng như điều kiện tự nhiên – xã hội. Nếu áp dụng sẽ có hiệu quả đáng kể
trong việc bảo vệ môi trường cho xã cũng như giải quyết được tình trạng tồn đọng và xử lý
theo phương pháp thô sơ gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Diện tích bãi chôn lấp đã
được tính toán đáp ứng việc xử lý chất thải rắn trong xã trong giai đoạn 2012 – 2020.
Khuyến nghị
- Việc thu phí vệ sinh môi trường cũng như việc trả lương cho công nhân mỗi thôn
không đồng đều, có sự chênh lệch gây bức xúc cho người công nhân. Xã cần có biện pháp
nhằm quản lý và hỗ trợ cho vấn đề vệ sinh môi trường
- Vấn đề ô nhiễm bụi, nước thải trong làng nghề cũng là một trong những vấn đề cần
quan tâm. Nghiên cứu bổ sung thêm về vấn đề này.
- Có thêm những nghiên cứu về các phương pháp xử lý rác thải của xã để xem xét, so
sánh hiệu quả xử lý của các phương pháp.




References
Tài liệu tiếng Việt
1. Lý Kim Bảng (1999), “Nghiên cứu xử lý rác thải tạo nguồn phân bón thích hợp phục vụ
nông nghiệp”, Hội nghị môi trường toàn quốc năm 1999. Hà Nội, 25-26.
2. Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008: Môi
trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng.
3. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
4. Đặng Kim Chi, 2005, Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho
làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật.
5. Vũ Quốc Chính (2007), Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường.
6. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2004), Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công
nghiệp hóa nông thôn ở nước CHXHCN Việt Nam.
7. Cục bảo vệ môi trường (2000), Báo cáo tổng hợp dự án xử lý ô nhiễm khu vực công
cộng, Hà Nội.
8. Lương Khánh Diệu (2003), Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường thôn Bằng B, Hoàng
Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Koa học Tự nhiên.
9. Nguyễn Mạnh Hùng (1999), “Áp dụng công nghệ chiếu xạ xử lý chất thải rắn đã sơ chế
để tận dụng làm phân vi sinh”, Hội nghị môi trường toàn quốc năm 1999, Hà Nội,
103-105.
10. Đinh Thị Thu Hường (2005), Đặc điểm phát triển các làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học địa lý, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Võ Thị Lan Hương (2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sỹ
12. Lê Huỳnh Nhật Hiền (2007), Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý chất
thải rắn sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh khánh Hòa đề xuất biện pháp quản lý khả

thi, Đồ án tốt nghiệp, Đại học Kỹ thuật công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Liên Hương, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một số
tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp, Luận án Thạc sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương.
14. Cao Thế Hà, Bài giảng Công nghệ môi trường, Đại học khoa học tự nhiên.
15. Bạch Quốc Khang, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế (2005), Sổ tay hướng dẫn xây
dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng
đồng, NXB Nông nghiệp.
16. Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị Kim Hối (2002), “Bước đầu nghiên cứu thử nghiệm nhân
nuôi giun đất xử lý rác hữu cơ”, Tạp chí Y học thực hành, 2002.
17. Nguyễn Hùng Long (2007), Nghiên cứu hiện trạng xử lý rác tại một số vùng nông thôn
đô thị hóa ở miền Bắc và xây dựng mô hình thu gom, xử lý rác thải khả thi, đảm bảo
vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
18. Nguyễn Dương Liễu (2008), Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Phú Xuyên- Hà Tây) và
vấn đề phát triển bền vững, Luận văn thạc sỹ, Viện Việt Nam học và khoa học phát
triển.
19. Trần Hiếu Nhuệ và cs (2001), Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây dựng.
20. Nguyễn Ngọc Nông (2011), Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh
hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
21. Nguyễn Văn Phước (2009), Xử lý chất thải rắn, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
22. Ngô Thị Minh Thúy, Lê Thị Hồng Trâm (2007), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý tại thị xã
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Sở Tài Nguyên và Môi trường Tây Ninh.
23. Lê Thị Diệu Thúy (2010), Nghiên cứu quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn thị xã Cửa
Lò đến năm 2020, Khóa luận tốt nghiệp.
24. Trung tâm kỹ thuật công nghệ môi trường, 2009, Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Xây
dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh xã Nhân Quyền huyện Bình Giang
25. Lê Ngọc Tuấn (2009), “Nghiên cứu hiện trạng và dự báo khối lượng dự báo CTRCN-
CTNH tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2020”, Tạp chí phát triển KH và CN, số 09, 88-
97.

26. Nguyễn Ngọc Tú (2010), Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố
Vinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010– 2030, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường
(INEST).
27. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân Trình (2005), Những vấn đề về
sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam, NXB Y học.
28. UBND xã Chuyên Mỹ, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua các năm.
29. UBND xã Chuyên Mỹ, Báo cáo tình hình phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp xã Chuyên
Mỹ.
30. Unicef, 2007, Tóm tắt điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông
thôn Việt Nam.
31. Viện Vật liệu xây dựng (2003), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
trọng điểm cấp Nhà nước: Công nghệ thu gom, vận chuyển xử lý rác thải ni lông và
chất thải hữu cơ, Bộ Xây dựng.
32. Trần Minh Yến, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá
trình CNH – HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học.
33. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang, Đồ án tốt nghiệp, Đại học kỹ thuật công nghiệp TP Hồ
Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
34. Alaska Department of Environmental Conservation (1999), Rural Landfill Design and
Operations.
35. Abduli (2008), Rural solid waste management, University of Tehran.
36. Environment protection agency (2002), Solid waste management: A local challenge with
global impacts.
37. Fred C. Eilrich (2003), An Economic Analysis of Landfill Costs to Demonstrate the
Economies of Size and Determine the Feasibility of a Community Owned Landfill in
Rural Oklahoma, Selected Paper prepared for presentation at the Southern
Agricultural Economics Association Annual Meeting.
38. Idris, A., Inanc, B. and Hassan, M. N. (2004), Overview of waste disposal and
landfills/dumps in Asian countries, Journal of Mater Cycles Waste Manage 6, 104-

110.
39. Mamdouh A. El-Messery, Gaber AZ. Ismail, Anwaar K. Arafa (2009), “Evaluation of
municipal solid waste management in Egyptian Rural Areas”, J Egypt Public Health
Assoc, số 84, 51- 70.
40. Ministry of Rural Development (2007), Solid and Liquid Waste management in rural
areas – a technical note.
41. Report of the APO Survey on Solid-Waste Management (2007), Solid Waste
Management: Issues and Challenges in Asia, The Asian Productivity Organization,
Japan.
42. Rachel A. Bouvier (2000), The Effect of Landfills on Rural Residential Property Values:
Some Empirical Evidence, University of New Hampshire, The United States.
43. S. Renou (2008), “Landfill leachate treatment: Review and opportunity”, Journal
hazardous materials 150, 468-493
44. The Asia Foundation (2008), Solid waste collection and transport, Service Delivery
Training.
45. World Bank, Vietnam Environment Monitoring in 2004 – Solid Waste, 2004.
46.
47. />van-kho
48. lang-nghe-
nghin-tuoi
49. />tai-nn-lao-ng-gia-tng.html
50. langnghevietnam.vn/?go=New&page=d&igid=666&iid=1428
51.
52.
53.
54.








×