Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

bài giảng quản lý và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại chương 4 hệ thống trung chuyển và vận chuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.21 KB, 18 trang )

CHệễNG 4
HE THONG TRUNG
CHUYEN VAỉ VAN
CHUYEN
- Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ
các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn,
các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải trên
một khoảng cách khá xa hoặc đến trạm thu hồi vật liệu
hoặc đến bãi đổ.
- Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng được
sử dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi vật
liệu để vận chuyển các vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ
hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái sinh đến bãi
chôn lấp.
4.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUNG
CHUYỂN:
Các trạm chuyển tiếp được sử dụng để tối ưu hóa
năng suất lao động của đội thu gom và đội xe.
Chúng có thể được dùng để củng cố thêm lượng
rác thu gom được từ các xe khác nhau, và chúng
thường được bố trí sao cho thời gian đi và khoảng
cách mà các xe thu gom phải chạy bên ngoài vòng
thu gom bình thường của chúng là nhỏ nhất.
Các trạm chuyển tiếp còn có thể được dùng để
thực hiện một chức năng quan trọng là giảm
lượng rác thải đưa đến bãi chôn lấp chung của
thành phố và sử dụng lại các vật liệu có khả năng
thu hồi, tạo điều kiện cho những người bới rác
không chính thức lẫn những đội quân bới rác có
tổ chức thực hiện công việc phân loại rác để tái
sử dụng ngay tại các trạm này.


Trạm chuyển tiếp, do vậy là một cơ sở đặt tại
gần khu vực thu gom, nơi mà các xe thu gom có
thể đổ rác của chúng xuống để sau đó rác lại
được chất lại lên những xe tải lớn hơn để chuyển
một cách kinh tế đến bãi rác ở xa hơn.
Có hai loại trạm chuyển tiếp rác thải:
- Loại phục vụ cho những xe thu gom ban đầu như
những xe thủ công, những xe có động cơ nhỏ, bao
gồm xe xích lô máy và những xe tải đổ rác nhỏ
(những loại này đôi khi được gọi là những điểm
chuyển tiếp để phân biệt chúng với loại thứ hai);
- Loại phục vụ cho những loại xe lớn hơn, thường là
những xe cơ giới như những xe thu gom rác thông
thường, có thể mang rác thải đến những trạm
chuyển tiếp sau vòng thu gom thứ cấp (những loại
này đôi khi được gọi là những trạm trung chuyển).
Các mục tiêu của cơ sở chuyển tiếp bao gồm:
- Đón tiếp những xe thu gom rác thải một cách có
trật tự;
- Xác đònh tải trọng của các xe;
- Hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác;
- Đưa các xe ra một cách có trật tự;
- Xử lý rác thải thành từng khối đã được chọn trước;
- Chuyển từng khối sang hệ thống vận chuyển hoạt
động như một bộ phận trung gian giữa hệ thống vận
chuyển và các xe thu gom rác thải;
- Giảm đến tối thiểu sự lộn xộn và tác động đến môi
trường.
Việc thiết kế trạm trung chuyển tốt nhằm:
- Cung cấp một hệ thống quản lý giao thông một

cách có hiệu quả và trật tự cho những xe thu gom
đến (xếp hàng ít nhất, không phải xếp hàng trên
đường quốc lộ, quay đầu nhanh);
- Giảm đến tối thiểu lượng chất thải phải xử lý;
- Đảm bảo toàn bộ rác thải đều được chuyển đi hàng
ngày và tạo điều kiện thuận lợi cho làm sạch dễ
dàng vào cuối ngày;
- Đảm bảo toàn bộ rác thải đưa đến đều được
chuyển đi theo một phương cách có kiểm tra mà
không làm cản trở sự hoạt động của trạm chuyển
tiếp.
4.2 CÁC LOẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN
4.2.1 Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp
4.2.2 Trạm trung chuyển kiểu tích luỹ
4.2.1 Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp
Tại trạm trung chuyển chất tải trực tiếp, CTR từ các
xe thu gom nhỏ được đổ trực tiếp vào xe vận
chuyển tải trọng lớn hoặc thiết bò nén để nén chất
thải vào xe lớn hay nén thành kiện để thuận tiện
chuyển đến bãi chôn lấp
4.2.2 Trạm trung chuyển kiểu tích luỹ
Tại trạm trung chuyển chất tải kiểu tích lũy, chất
thải được đổ trực tiếp vào hố chứa. Từ hố này, chất
thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các
thiết bò khác. Trạm trung chuyển kiểu tích lũy khác
biệt so với trạm trung chuyển chất tải trực tiếp ở
chỗ nó được thiết kế sao cho có thể chứa chất thải
trong khoảng 1 – 3ngày.
4.3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP VẬN
CHUYỂN

4.3.1 Phương tiện vận chuyển:
Xe tải, xe lửa và tàu thuỷ… là những phương tiện
chủ yếu được sử dụng trong vận chuyển chất thải
rắn. Bên cạnh đó, còn sử dụng các hệ thống khí
nén và hệ thống thuỷ lực.
4.3.2 Phương pháp vận chuyển
4.3.2.1 Vận chuyển bằng đường bộ
4.3.2.2 Vận chuyển bằng đường sắt
4.3.2.3 Vận chuyển bằng đường thuỷ
4.3.2.4 Vận chuyển bằng khí nén, áp lưc nước hay các
hệ thống khác
4.4 NHỮNG YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ
TRẠM TRUNG CHUYỂN
Khi thiết kế trạm trung chuyển, những yếu tố sau đây
cần được xem xét:
 Loại trạm trung chuyển
 Công suất trạm trung chuyển.
 Thiết bò, dụng cụ phụ trợ.
 Yêu cầu vệ sinh môi trường.
 Vấn đề sức khoẻ và an toàn lao động
4.4.1 Loại trạm trung chuyển
Khi thiết kế cần xác đònh rõ hoạt động tại trạm có
gồm cả công tác thu hồi vật liệu tái sinh hay không.
Nếu có, diện tích trạm trung chuyển phải đủ lớn để
xe chở rác dỡ tải.
4.4.2 Công suất trạm trung chuyển
Đối với TTC chất tải – lưu giữ, công suất của
trạm trung chuyển tương ứng với thể tích CTR
thu gom trong ½ đến 1 ngày. Công suất của
trạm trung chuyển cũng có thể thay đổi theo

loại phương tiện hỗ trợ được sử dụng để chất tải
lên xe vận chuyển. Tuy vậy, thông thường sức
chứa của trạm trung chuyển không được vượt
quá thể tích CTR sinh ra trong 3 ngày
4.4.3 Yêu cầu về thiết bò và các dụng cụ phụ trợ
- Thiết bò đẩy chất thải vào xe vận chuyển.
- Xe ủi để để đập vụn chất thải và đẩy chúng vào
phểu nạp liệu.
- Cân.
4.4.4 Yêu cầu vệ sinh môi trường
- Tại các TTC cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.
- Đối với TTC chất tải trực tiếp, cần phải sử dụng mái
che, lưới chắn để tránh hiện tượng các thành phần chất
thải nhẹ bò cuốn theo gió.
- Hoạt động của TTC phải được giám sát chặt chẽ, các
chất thải rơi vãi phải được vệ sinh ngay không để lâu
hơn 1-2 giờ.
- Ở TTC lớn cần xây dựng hệ thống xử lý sơ bộ nước
thải trước khi thải bỏ vào hệ thống thoát và xử lý nước
thải của khu vực. Ở những vùng xa, cần xây dựng trạm
xử lý nước thải hoàn chỉnh để xử lý nước rò rỉ sinh ra
tại TTC.
4.4.5 Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động
- Vấn đề về sức khoẻ và an toàn lao động tại TTC
có liên quan đến hàm lượng bụi phát tán trong
trạm.
- Để giảm nồng độ bụi trong khu vực chứa CTR ở
TTC chất tải – lưu trữ, người ta sử dụng biện pháp
phun nước vào không gian phía trên phểu tiếp nhận
rác.

- Các công nhân làm việc ở đây phải được trang bò
mặt nạ chống bụi

×