Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề thu giữa học kì 1 Toán tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.12 KB, 11 trang )

PHẦN 1: mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh tròn
vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Số bé nhất trong các số: 895; 956; 698; 569 là:
A. 895 B. 956 C. 698 C. 569
2. Dòng nào sau đây được viết theo thứ tự từ bé đến lớn?
A. 801; 800; 689; 810 C. 516; 567; 556; 676
B. 768; 786; 800; 801 D. 904; 900; 888; 867
3.
2
1
của 16 kg là …. Kg
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 38 B. 8 C. 12 D. 4
4. Lan bắt đầu học từ lúc 7 giờ. Đến 11g ra về. Vậy thời gian học của Lan là:
A. 1 giờ B. 2 giờ C. 3 giờ D. 4 giờ
PHẦN 2:
5. a. Tính nhẩm:
6 x 7 = ……… 5 x 8 = ……… 9 x 4 = ……… 7 x 3 = ………
49 : 7 = ……… 42 : 7 = ……… 54 : 6 = ……… 36 : 4 = ………
b. Đặt tính rồi tính:
736 + 248 874 – 356 64 x 5 58 : 7
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
6. Tìm X:
a. 92 – X = 47 X : 7 = 63
7. Một cửa hàng ngày đầu bán được 63 mét vải. Ngày thứ hai bán được bằng
3
1
số mét vải đã
bán trong ngày đầu. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?


Giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
8. Điền số thích hợp vào ô trống:
 x  =  : 
9. Tính chu vi hình tam giác ABC có kích thước ghi trên hình vẽ:

……………………………………………………………………
……… ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………
21cm
36cm
48cm
Bài đọc thầm: CẢNH BIỂN BUỔI SÁNG
Mặt trời như một quả cầu lửa treo lơ lửng giữa không trung, chiếu những tia nắng hồng xuống
tấm gương khổng lồ, khiến cho tấm gương xanh nhuốm một màu hồng ngọc huyền diệu. Những
cánh buồm nâu sáng rực lên trong ánh nắng mai, trông từ xa giống như một đàn bướm đang tung
tăng lượn giữa biển biếc, trời trong. Trên bầu trời những cánh hải âu chao liệng giữa nắng sớm.
Thỉnh thoảng có một vài con sà xuống mặt biển, đớp mồi hoặc đùa vui với những cánh sóng bạc
đầu. Được ngắm cảnh biển vào những buổi sáng đẹp trời như thế này thì thú vị biết bao.
Em đọc thầm bài “Cảnh biển buổi sáng” rồi làm các bài tập sau:
(Khoanh tròn vào các ý đúng nhất của câu 1,2,3,4)
1. Mặt biển buổi sáng có màu gì?
a. Xanh biếc nhuốm màu da trời
b. Xanh biếc nhuốm màu hồng ngọc
c. Xanh biếc nhuốm màu ngọc bích
2. Trong câu: “Đàn bướm tung tăng lượn giữa biển biếc trời trong” từ nào là từ chỉ hoạt
động?
a. Đàn bướm b. Trời trong c. Lượn

3. Trong các câu sau, câu nào có hình ảnh so sánh?
a. Trên bầu trời những cánh hải âu chao liệng giữa nắng sớm.
b. Mặt trời như một quả cầu lửa treo lơ lửng giữa không trung.
c. Thỉnh thoảng có một vài con sà xuống đớp mồi hoặc đùa vui với những cánh sóng bạc đầu.
3. Em hãy điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống thích hợp trong câu sau:
Đã sang tháng ba  đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp đầu xuân 
……………………………………………………………………………………………………
CHÍNH TẢ (nghe – viết) : 15 phút
Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” (đầu bài và từ “buổi mai hôm ấy … tôi đi học”) GSK Tiếng Việt
3 tập 1 trang 5.
……………………………………………………………………………………………………
TẬP LÀM VĂN
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về ba (hoặc mẹ) của em.
Câu hỏi gợi ý: - Ba (hoặc mẹ) em bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Ở đâu?
- Ba (hoặc mẹ) có đặc điểm gì nổi bật?
- Tình cảm của em đối với ba (hoặc mẹ) như thế nào?
Bài đọc: ÔNG BÁC SĨ GIÀ
Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phải vào bệnh viện. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già đeo kính
trắng, cổ đeo chiếc ống nghe như chiếc vòng bạc. Khi khám cho Vân, đôi mày ông cứ nhíu lại
như nghĩ ngợi điều gì. Cuối cùng đôi mắt ông sáng lên làm mẹ và Vân thấy nhẹ cả người:
“Cháu bị cảm thôi! Chị cứ yên tâm”.
Đêm ấy, Vân thức dậy mấy lần. Lần nào Vân cũng thấy cái bóng áo trắng và những bước
chân vội vã của ông đi qua. Mẹ bảo: “Đêm nay có bốn năm ca cấp cứu. Bác sĩ làm việc suốt
đêm”!
Đến bây giờ, Vân vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc sợi đen, sợi trắng, đôi
mắt đầy yêu thương và lo lắng của ông.
NGÔ QUÂN MIỆN
Em đọc thầm bài: “Ông bác sĩ già” rồi làm các bài tập sau:
(Khoanh tròn vào các ý đúng trong các câu trả lời 1,2,3,4 dưới đây)
1. Những chi tiết nào đã được dùng để tả người bác sĩ?

a. Đeo kính trắng, cổ đeo ống nghe, đầu đội mũ lưỡi trai
b. Đeo kính trắng, cổ đeo ống nghe, khuôn mặt hiền từ, mái tóc sợi đen, sợi trắng, đôi mắt
đầy yêu thương và lo lắng.
c. Chân đi đôi giày da đen bóng, mái tóc đen nhánh.
2. Những chi tiết nào cho thấy người bác sĩ già làm việc rất tận tâm, hết lòng vì người
bệnh?
a. Đôi mày nhíu lại khi khám bệnh, yêu thương và lo lắng.
b. Làm việc suốt đêm để cấp cứu cho bệnh nhân.
c. Cả hai câu a, b đều đúng.
3. Hình ảnh nào của ông bác sĩ già làm em chú ý nhất?
a. Đôi mắt b. Quần áo c. Dáng đi
4. Câu nào sử dụng dấu phẩy đúng?
a. Ông, em bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b. Các bạn mới, được kết nạp vào đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c. Hằng năm, cứ vào đầu tháng chín, các trường lại khai giảng năm học mới.
5. Đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì?
……………………………………………………………………………………………….
CHÍNH TẢ:
Bài: “Quạt cho bà ngủ” (Viết tựa bài và 3 khổ thơ đầu) Sách TV3 Tập 1 trang 23.
……………………………………………………………………………………………….
TẬP LÀM VĂN
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) kể về cô giáo cũ của em.
Câu hỏi gợi ý:
- Cô giáo cũ của em tên là gì? Dạy em học năm lớp mấy?
- Cô giáo em có đặc điểm gì nổi bật?
- Tình cảm của em đối với cô giáo đó như thế nào?
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây đều có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh
tròn vào chữ đứng trước câu trả lời đúng.
Bài 1: Kết quả và số dư của phép chia 57 : 5 là:
A. 10 (dư 7) B. 11 (dư 1) C. 11 (dư 2) D. 12 (dư 0)

Bài 2:
3
1
của 36 km là:
A. 10 B. 12 C. 23 D. 33
Bài 3: 8 giờ 35 phút còn được gọi là:
A. 9 giờ kém 25 phút B. 9 giờ kém 35 phút.
C. 9 giờ 35 phút D. 9 giờ 25 phút
Bài 4: Trong hình bên có mấy hình tam giác?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Phần 2:
Bài 5. a. Tính nhẩm:
5 x 4 = ……… 3 x 7 = ……… 6 x 8 = ……… 5 x 9 = ………
27 : 3 = ……… 49 : 7 = ……… 32 : 4 = ……… 42 : 6 = ………
b. Đặt tính rồi tính:
357 + 235 409 – 273 48 x 4 50 : 6
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài 6. a. Tính: b. Tìm X:
6 x 5 + 435 = ………………………… 6 x X = 42
………………………… …………………………………
…………………………………
Bài 7: Một cửa hàng có 345 kg gạo, cửa hàng đã bán 128 kg gạo. Hỏi cửa hàng còn
lại bao nhiêu kg gạo?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài 8: Hòa làm một phép chia có số bị chia là 38, số dư là 3, thương là 5. Đố bạn tìm
được số chia trong phép chia Hòa làm?

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài đọc: KHI MẸ VẮNG NHÀ
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Áo mẹ mưa bạc đầu
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Đầu mẹ nắng cháy tóc
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Mẹ ngày đêm khó nhọc
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Con chưa ngoan, chưa ngoan!
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng Trần Đăng Khoa
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!
Em đọc thầm bài: “Khi mẹ vắng nhà” rồi làm các bài tập sau:
(Khoanh tròn vào các ý đúng trong các câu trả lời 1,2,3,4 dưới đây):
1. Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ?
a. Luộc khoai, cùng chị giã gạo, nấu cơm
b. Nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng
c. Cả a và b đều đúng
2. Kết quả công việc của bạn nhỏ như thế nào?
a. Lúc nào mẹ về cũng thấy mọi việc con chưa làm xong
b. Lúc nào mẹ về cũng thấy mọi việc con đã làm xong đâu vào đấy.
c. Lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy cổng nhà chưa quét dọn sạch sẽ.
3. Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
a. Vì bạn chưa biết làm đỡ mẹ khi mưa.
b. Vì bạn chưa biết làm đỡ mẹ khi vắng
c. Vì bạn muốn làm nhiều việc nữa để mẹ đỡ vất vả.

4. Vì sao bạn nhỏ là người con ngoan?
a. Vì bạn nhỏ đã làm nhiều việc giúp mẹ.
b. Vì bạn nhỏ biết thương mẹ mình vất vả.
c. Vì tất cả các lí do đã nêu ở câu trả lời a và b.
5. Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong câu sau?
Cái túi mẹ cho con đựng gương lược đâu rồi?
6. Đặt một câu theo mẫu câu ai là gì?
……………………………………………………………………………………………….
CHÍNH TẢ
Bài “Chim sẻ và bông hoa bằng lăng” (đoạn: Sẻ non…. Cửa sổ) sách TV3 tập 1 trang 26
TẬP LÀM VĂN
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể lại buổi đầu đi học
Câu hỏi gợi ý:
- Em đến lớp buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào?
- Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bở ngỡ ra sao?
- Buổi học đã kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây đều có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Hãy
khoanh tròn vào chữ đứng trước câu trả lời đúng.
Bài 1:
3
1
của 63 m là:
A. 60m B. 21m C. 66m D. 22m
Bài 2: 7m8cm = …… cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm.
A. 78 B. 87 C. 708 D. 780
Bài 3: Số dư của phép chia 37 : 4 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 4: Trong hình bên có mấy hình tam giác?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Phần 2:

Bài 5. a. Tính nhẩm:
6 x 8 = ……… 400 : 2 = ……… 680 - 600 = ……… 5 x 9 = ………
32 : 4 = ……… 300 x 3 = ……… 28 : 4 = ……… 36 : 4 = ………
b. Đặt tính rồi tính:
150 + 368 682 – 36 52 x 4 45 : 5
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài 6. a. Tính: b. Tìm X:
6 x 7 + 48 = ………………………… 4 x X = 48
………………………… …………………………………
…………………………………
Bài 7: Lan sưu tầm được 4 con tem, Lan tặng cho Ngân
6
1
số con tem đó. Hỏi Lan đã
tặng cho Ngân bao nhiêu con tem?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài 8: Điền số thích hợp vào ô vuông  :
6 x 4 =  x 3 + 
Bài đọc: ONG THỢ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy
sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước
ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ
phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh
thang. Ông Mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông Mặt Trời cười. Cái
cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong

Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ
Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh
thang.
Theo Võ Quảng.
Em đọc thầm bài: “Ong Thợ” rồi làm các bài tập sau:
(Khoanh tròn vào các ý đúng trong các câu trả lời 1,2,3,4 dưới đây):
1. Tổ ong mật nằm ở đâu?
a. Trên ngọn cây b. Trong gốc cây c. Trên cành cây
2. Con đường Ong Thợ đi tìm những bông hoa vừa nở như thế nào?
a. Mở rộng thênh thang b. Sâu thăm thẳm c. Cao vời vợi
3. Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
a. Để đi chơi cùng Ong Thợ b. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ
c. Để toan đớp nuốt Ong Thợ
4. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
a. Ông Mặt Trời nhô lên cười
b. Cả lớp ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ.
c. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu sau:
Ong Thợ là loại ong làm việc suốt ngày không chút nghỉ ngơi.
………………………………………………………………………………………………
6. Đặt một câu có hình ảnh so sánh.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
CHÍNH TẢ
Bài: “bận” (viết cả bài) Sách TV tập 1 trang 59.
………………………………………………………………………………………………
TẬP LÀM VĂN
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về người bạn mà em quý mến
Câu hỏi gợi ý:
- Bạn đó tên là gì? Học lớp mấy? Ở đâu?

- Bạn đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Tình cảm của em đối với bạn ấy như thế nào?
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây đều có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Hãy
khoanh tròn vào chữ đứng trước câu trả lời đúng.
Bài 1:
4
1
của 28 giờ là mấy giờ:
A. 32 giờ B. 7 giờ C. 24 giờ D. 8 giờ
Bài 2. Trong phép chia có dư với số chia là 5, số dư lớn nhất của phép chia đó là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 3. Lúc 12 giờ, em bắt đầu đi đến trường, em đi mất 25 phút. Em đến trường lúc
mấy giờ?
A. 12 giờ 30 phút B. 12 giờ kém 35 phút
C. 12 giờ 25 phút D. 1 giờ kém 10 phút
Bài 4. Trong hình bên có mấy hình tứ giác?
A. 4 B. 6 C. 8 D. 9
Phần 2
Bài 5. a. Tính nhẩm
6 x 4 = ……… 7 x 7 = ……… 4 x 8 = ……… 5 x 9 = ………
24 : 3 = ……… 56 : 7 = ……… 28 : 4 = ……… 36 : 6 = ………
b. Khoanh vào
4
1
số bông hoa
Bài 6. Đặt tính rồi tính:
637 + 235 549 – 173 68 x 4 48 : 6
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Bài 7. a. Tính: b. Tìm X:
7 x 4 + 129 = ………………………… 6 x X = 24
………………………… …………………………………
…………………………………
Bài 8. Một cửa hàng có 54 cái giỏ hoa. Sau khi đem bán thì số giỏ hoa giảm đi 6 lần.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu giỏ hoa?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
       
       
Bài đọc: CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng
nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại
một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại cao hơn
cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về
phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại.
Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ non nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:
- Ôi! Đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Theo Phạm Hổ
Em đọc thầm bài: “Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng” rồi làm các bài tập sau:
(Khoanh tròn vào các ý đúng trong các câu trả lời 1,2,3,4 dưới đây):
1. Vì sao mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui?
a. Vì thời tiết không thuận lợi b. Vì bé Thơ, bạn của cây phải nằm viện
c. Vì sẻ non không đến thăm hoa
2. Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
a. Vì bé Thơ không nhìn thấy hoa bằng lăng b. Vì bé Thơ rất yêu hoa bằng lăng

c. Vì bé Thơ đi nằm viện đã lâu.
3. Sẻ non làm gì để giúp bạn mình?
a. Sẻ non bảo bằng lăng để dành một cành hoa cho bé thơ
b. Sẻ non đậu vào cành hoa để cành hoa chúc xuống cửa sổ cho bé Thơ nhìn thấy hoa.
c. Sẻ hái bông hoa bằng lăng cuối cùng tặng bé thơ.
4. Sẻ non và cây bằng lăng làm những việc gì tốt cho bé Thơ?
a. Bằng lăng nhớ bé Thơ, Sẻ non muốn bay để bé Thơ vui.
b. Bằng lăng dành lại một bông hoa để chờ tặng bé Thơ, Sẻ non muốn bé Thơ khỏi ốm
c. Bằng lăng muốn tặng hoa cho bé Thơ vui. Sẻ non muốn giúp bé Thơ được ngắm bông
hoa bằng lăng dành cho bé.
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch dưới trong câu sau đây:
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
……………………………………………………………………………………………….
6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
a. Bạn Hùng bạn Tuấn và bạn Lan đều là học sinh ngoan.
b. Ngôi trường củaêm vừa đẹp vừa xinh.
……………………………………………………………………………………………….
CHÍNH TẢ
Bài “Ngày khai trường” (viết tựa bài và 3 khổ thơ đầu. Sách TV3 tập 1 trang 49.
……………………………………………………………………………………………….
TẬP LÀM VĂN
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây đều có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Hãy
khoanh tròn vào chữ đứng trước câu trả lời đúng.
Bài 1: My bắt đầu đi đến trường lúc 12 giờ 20 phút và đến trường lúc 12 giờ 50 phút.
My đã đi trong thời gian là:
A. 45 phút B. 30 phút C. 25 phút D. 15 phút
Bài 2. Số liền trước của 890 là:
A. 890 B. 889 C. 891 D. 900
Bài 3.
5

1
của 50 m là:
A. 7 m B. 8 m C. 9 m D. 10 m
Bài 4. Hình bên có mấy hình tam giác.
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Phần 2.
Bài 5: Đếm thêm 6 ô rồi viết số thích hợp vào ô trống.
8 14 20 38
Bài 6. a. Tính nhẩm
6 x 8 = ……… 54 : 6 = ……… 20 x 3 = ……… 32 : 4 = ………
b. Đặt tính rồi tính:
234 + 529 606 – 324 57 x 6 55 : 5
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài 7. a. Tính: b. Tìm X:
364 + 6 x 4 = ………………………… X : 5 = 35
………………………… …………………………………
…………………………………
Bài 8. Trong chuồng có 36 con gà. Mẹ đã bán đi
6
1
số gà đó. Hỏi mẹ đã bán bao
nhiêu con gà?
Giải
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài 9. Viết các số có hai chữ số, biết tổng các chữ số của nó bằng 15.
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Bài đọc: Hoa tặng mẹ
Một người đàn ông dựng xe trước cửa hàng để mua hoa để tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện.
Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một cô
bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè Anh đến gần hỏi vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng nhưng cháu chỉ có 2.000 đồng mà giá một
bông hồng những 5.000 đồng.
Người đàn ông mỉm cười nói:
- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua
dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn rồi chỉ đường cho
anh lái xe đến một nghĩa trang nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.
Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua
một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa
Theo Ca dao
Em đọc thầm bài: “Hoa tặng mẹ” rồi làm các bài tập sau:
(Khoanh tròn vào các ý đúng trong các câu trả lời 1,2,3,4 dưới đây):
1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì?
a. Mua hoa về tặng mẹ.
b. Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện.
c. Hỏi han cô bé đang khóc bên vỉa hè.
2. Vì sao cô bé khóc?
a. Vì cô bé bị lạc mẹ.
b. Vì cô bé không đủ tiền mua cho cô một bông hồng.
c. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ.
3. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua dịch vụ
bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa.

a. Ngồi khóc vì không đủ tiền mua hoa cho mẹ.
b. Đi một quãng đường dài đến gặp mẹ để tặng hoa.
c. Đặt một bông hồng lên ngôi mộ để tặng cho người mẹ đã mất
4. Bộ phận được gạch dưới trong câu: “Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở chọn bút” trả
lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì b. Là gì c. Thế nào
5. Em hãy điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống thích hợp trong câu sau:
Những ngày có gió heo may  thời tiết thật dễ chịu 

×