Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hình ảnh dân tộc trong hai tập thơ việt bắc và ra trận của tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 89 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG s ư PHẠM NHA TRANG

HÌNH ẢNH DÂN T ộ c TRONG HAI TẬP THƠ
“VIỆT BẮC” VÀ “RA TRẬN” CỦA TÓ HỮU
TPƯỚHO HDSP.NHATRANG

T ỉ - s ư v ỉ Ễn
Họ và tên tác giả: Trần Mộng Huyền
Khoa: Xã Hội
Lớp: Sư phạm Ngữ Văn

Khóa: 34

Nha Trang, tháng 04 năm 2011


__ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG s ư PHẠM NHA TRANG

HÌNH ẢNH DÂN T ộ c TRONG HAI TẬP THƠ
“VIỆT BẲC” VÀ “RA TRẬN” CỦA TỐ HỮU
f Ị S ƯỚÍ I G H P S ?.ii !
■!ÁTrang



T H Ư____
’ V ỉ E* N

í._____ __



Họ và tên tác giả : Trần Mộng Huyền
Khoa: Xã Hội
Lớp: Sư phạm Ngữ Văn

Khóa: 34

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Đinh Thị Chúc

Nha Trang, tháng 04 năm 2011


CHỨNG NHẬN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC
Nehiên cứu khoa học với đề tài :
“HÌNH ẢNH DÂN T ộ c TRONG HAI TẬP THƠ “VIỆT BẮC" VÀ “RA
TRẬN” CỦA TỔ HỮU”.
Do Trần Mộng Huyền thực hiện và bảo vệ, và đã được Hội đồng nghiệm thu nghiên
cứu Khoa học Khoa Xã Hội thông qua.
c -’

.................. *

Chấp thuận bởi Hội đồng Khoa học Khoa Xã Hội với kết quả xếp loại :
trong ngày bảo vệ ngày . .Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Khoa Xã Hội

Ths. Trần Viết Thiện

Uỷ viên

Ths. Đinh Thị Chúc

7T1C N ơ nvpn T h i Tnvết

ủy viên

ủy viên
Ths. Thái Thị Phương Thảo

CN Trần Thị Thanh Huyền

Ths. Lê Thanh Bình


LỜI MỞ ĐÀU
Trong tiên trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu nổi lên
như một bông hoa thơm ngát trong vườn hoa cách mạng, Với lòng yêu nước thiết
tha, yêu người sâu nặng, vần thơ Tố Hữu ngân nga theo dây đàn của những cảm
xúc, tình cảm cách mạng. Những vần thơ ấy mang tầm vóc thời đại và lịch sử,
hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và say mê với con đường
cách mạng. Thơ ca kháng chiến của Tố Hữu gắn với dân tộc, đậm hương vị Việt
Nam chiêm lĩnh tâm hồn bao thế hệ. Thơ của ông như một cuốn từ điển về hình
ảnh dân tộc Việt Nam.
u thích thơ Tố Hữu và thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học ở trường Cao
đẳng sư phạm, tôi quyết định chọn thơ Tố Hữu để khai thác. Khơng đủ trình độ và
thời gian để tìm hiểu hết những vấn đề của thơ Tố Hữu, tơi chỉ tìm hiểu “hình ảnh
dân tộc” trong hai tập thơ “Việt Bắc” và

trận”. Là một sinh viên cao đẳng,


việc chọn và làm tốt một đề tài quả là một thử thách lớn. Dù biết kiến thức tích lũy
cịn ít ỏi, hạn hẹp, tư duy và lập luận chưa chặt chẽ, logic nhưng với lịng u
thích, say mê, muốn rèn luyện kĩ năng cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo ân cần của các
giảng viên, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài của
mình. Tuy nội dung đề tài chưa thật bao quát, đầy đủ và sâu sắc nhưng tôi hy vọng
đề tài này sẽ được ủng hộ.
Để có được một đề tài hồn chỉnh, khơng chỉ là sự cố gắng của riêng bản
thân tơi. Vì vậy, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Xã Hội
trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - đặc biệt tơi xin tỏ lịng tri ân sâu sắc nhất
đến cơ Đinh Thị Chúc đã tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tơi hồn thành đề
tài này.
Do trình độ và thời gian có hạn, lại bước đầu tập nghiên cứu khoa học nên đề
tài của tôi nhất định không thể tránh khỏi thiếu sót, nơng cạn. Kính mong nhận
được sự góp ý chân thành, sâu sát của quý thây cơ và các bạn đê đê tài được hồn
thiện hơn. Kính chúc q thầy cơ sức khỏe!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................

1

1. Lí do chọn đề tài...................................
2. Phạm vi giới hạn đề tài.................................

1

.

2


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ .............

2

4. Mục đích nghiên cứu....................................................................................

3

5. Phương phảp nghiên cứu........................................................................................

4

6. Cấu trúc đề tài.........................................................................................................

4

NỘI DUNG.........................................................................

6

CHƯƠNG 1: NHƯNG VÁN ĐÈ KHÁI QUÁT CHUNG.......................................

6

1. Cuộc đời và sự nghiệp Tố Hữu.................................. ........................................... 6
1.1 Cuộc đời..........................................................................................................

6


1.2 Sự nghiệp........................................................................................................

6

2. Một tài năng thuộc về nhân dân và dân tộc.......................................:...................

7

CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP TÂM HÒN VÀ s ứ c MẠNH THẦN KÌ CỦA DÂN T ộ c
VIỆT NAM QUA HAI TẬP THƠ “VIỆT BẮC” VÀ “RA TRẬN”.......................

18

1. Hình ảnh Bác - một vị lãnh tụ mang “tinh hoa khí phách của dân tộc”.................

18

2. Hình ảnh người chiến sĩ hiền lành, chất phác nhưng dũng cảm, kiên
cường.....................................................................................................................

33

3. Hình ảnh quần chúng nhân dân bình dị, chân chất, nồng hậu nhưng rất anh dũng
và giàu đức hi sinh.................................................................................................

46

CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU.......................................................

60


1. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu
biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị...........................................

60

2. Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với
khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.............................................................

63

3. Giọng thơ đặc trưng thơ Tố Hữu...........................................................................

65

4. Thơ Tổ Hữu đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là trong nghệ thuật biểu
hiện.........................................................................................................................

67

4.1 Thơ Tố Hữu mang phong vị ca dao, dân ca và tính cổ điển..............................

67


4.2 Tố Hữu đã vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc tinh tế, giàu sức sáng tạo
(lục bát, song thất lục bát, thơ bốn —năm - bảy chữ).........................................

74


4.3 Tính nhạc trong thơ Tố Hữu là nét phong cách đặc sắc nhất (phong phú về vần
và phối câu tràm bổng, nhịp nhàng).............................. .....................................

76

KÉT LUẬN.................................................................................................................

81


MỞ ĐẦU
1, Lí do chọn đề tài
Tơ Hữu là nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của nền thơ cách mạng. Trong văn học
hiện đại, Tô Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám.
Chàng thanh niên trẻ tuổi ấy đã sớm bắt gặp lí tưởng cách mạng và hiến dâng đời
mình, đời thơ cho lí tưởng cao cả đó. Thơ Tố Hữu song hành với cách mạng, gắn bó
mật thiết với các chặng đường đấu tranh của dân tộc hơn nửa thế kỉ. Sức hút của thơ
ông với những thế hệ người đọc là niềm say mê lí tưởng và sức sống bền bỉ, kiên
cường của dân tộc v iệ t Nam. Tố Hữu là người đã thể hiện sâu sắc tinh thần thời đại,
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đặc điểm và xu hướng vận động của nền thơ cách mạng Việt
Nam, đánh dấu bước phát triển mới của thơ ca dân tộc.
Đọc thơ Tố Hữu, ta như sống cùng lịch sử, sống cùng dân tộc để trải qua những
thăng trầm, sóng gió của cuộc chiến tranh gay go ác liệt, giành độc lập tự do. Trong
nỗi buồn nào cũng có niềm tin thắp sáng, có hi vọng tràn đầy để vượt qua khó khăn,
hướng vào tương lai. Và trong niềm vui nào cũng có những bùi ngùi, xót xa, những
đóng góp hy sinh để giành thắng lợi. Những trái tim vĩ đại của những con người cống
hiến hết mình cho Tổ quốc đã viết nên những trang sử vẻ vang, chói lọi trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tố Hữu đã tái hiện một cách chân
thực hai bản anh hùng ca của dân tộc trong hai tập thơ “Việt Bắc” và “Ra Trận” với
bao tình cảm trân trọng và lịng kính u vơ bờ.

Mang trong mình dịng máu Việt Nam với lịng cảm phục và tự hào, yêu mến
và trân trọng hồn thơ Tố Hữu, với ý thức mong muốn tìm hiểu, khai thác, phát triển
phẩm chất cao đẹp dân tộc Việt Nam trong ý thức hệ những con người hôm nay, tôi
quyết định chọn nghiên cứu khoa học “Hình ảnh dân tộc” trong hai tập thơ “Việt
Bắc” và “Ra Trận” của Tố Hữu. Mong ràng trong q trình nghiên cứu đề tài này, tơi
sẽ hiểu một cách sâu sắc về quá trình sáng tác, cuộc sống chiến đấu và phẩm chất dân
tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, qua đó nắm bắt phong
cách nghệ thuật thơ Tố Hữu . Tuy cơng việc nghiên cứu khoa học cịn hạn chế nhưng
tin chắc rằng nó sẽ giúp ích cho tơi trong việc học tập hiện tại và việc giảng dạy ở
trường Trung học cơ sở sau này, đặc biệt là dạy vê thơ Tô Hữu.


2. Phạm vi giói hạn đề tài
Thơ Tơ Hữu là một nguồn đề tài phong phú cho các nhà phê bình, nghiên cứu
văn học từ phong cách nghệ thuật, nội dung, quan niệm sáng tác...
Với đê tài này, người nghiên cứu khơng có tham vọng đi sâu tìm hiểu nhiều vấn
đê vê thơ Tơ Hữu hay có đóng góp gì mới mẻ. Do hạn chế về trình độ và thời gian, tơi
chỉ đi sâu vào một vân đê: “Hình ảnh dân tộc” trong hai tập thơ “Việt Bắc” và “Ra
Trận” của Tố Hữu”, qua đó khái quát phong cách thơ Tố Hữu.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Hình ảnh dân tộc” trong thơ Tố Hữu là một vấn đề hết sức hấp dẫn, lí thú,
khơi gợi sự tìm tịi về cội nguồn dân tộc. Vì thể đề tài này đã có mặt trong nhiều bài
viết, phê bình, nhiều chun đề và cơng trình nghiên cứu... Có thể kể ra một số tên
tuổi sau:
3.1 Huỳnh L í trong “Tổ Hữu về tác giả, tác phẩm ” nhận xét: Tố Hữu càng về sau
càng thâm nhập vào quần chúng và khi tìm cách diễn tả đúng nguyện vọng tâm tình
của người nơng dân, Tố Hữu đã gặp lại tinh thần dân tộc trong ca dao...Tố Hữu đã
thốt ra ngồi vịng cá nhân, luôn ở tiền tuyến của cuộc đấu tranh, luôn luôn gắn mình
với nhiệm vụ của giai cấp, đổi với dân tộc, đối với nhân loại.”
3.2 Nguyễn Văn Hạnh trong “Tạp chỉ Văn học số 2/1979” có ý kiến: “Quan tâm

đến vấn đề dân tộc trong thơ, đến đặc điểm và sức mạnh Việt Nam không phải ngay từ
đầu Tố Hữu đã có những suy nghĩ tập trung, sâu sắc và mới mẻ như chúng ta thấy
trong thơ anh giai đoạn về sau này.”
3.3 Hà Minh Đức trong “Một tài năng thơ ca về nhân dân và dân tộc” nhấn mạnh:
“Tiếng nói thơ ca của anh đã biết quy tụ và kết tinh được nhiều mặt giá trị nhân văn và
sức mạnh tinh thần của đời sống dân tộc... Có thể nói rằng tất cả những gì gần gũi
thân u của đời sống dân tộc đều được Tố Hữu trân trọng miêu tả trong thơ”.
3.4 Chế Lan Viên trong “Tỏ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố
Hữu” nhận định: “Thành công của Tố Hữu phải chăng là đã vẽ nên cái chân dung tinh
thần của Tổ quốc Việt Nam, cái diện mạo tư tưởng của con người Việt Nam”.
3.5 Lê Đình Kị trong “Tác giả và tác phẩm” đã nhấn mạnh: “Thơ Tổ Hữu đã đạt tới
một nội dung Xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa khái quảt lớn vê thơi đại va dan tọc, ve sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Nhưng nội dung ấy muốn được hoàn chỉnh
và nhuần nhụy lại phải đi đơi với tính dân tộc sâu săc.;


3.6 Trong Thơ To H ữu” đã có đoạn viết: “Thơ Tố Hữu rất đại chúng, rất gần gũi
VỚI lời ăn tieng nói thường ngày của nhân dân mà vẫn rất điêu luyện, nhuần nhụy, cái
hay cái đẹp của thơ Tô Hữu là cái hay cái đẹp mà quần chúng nhân dân đều có thể hiểu
được... Do đó, đọc thơ Tồ Hữu, quân chúng nhân dân nhận được mình và nâng được
mình lên.”
3.7 Pie Emmanuel —nhà thơ và viện sĩ hàn lâm Pháp trong “Giáo trình Văn học
Việt Nam hiện đại” đã nhận định về thơ Tố Hữu: “Thơ đã tự nhiên là sự diễn đạt, sự
giác ngộ của anh vê sơ phận của dân tộc mình... Nhà thi sĩ ấy muốn mình là tiếng nói
của dân tộc mình.”
3.8 Chê Lan Viên trong “Thơ Tố Hữu” có viết: “Phong cách dân tộc của Tố Hữu
thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững các âm điệu, vần điệu của dân
tộc”.
3.9 Nguyễn Phú Trọng trong “Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu” nhấn
mạnh: “Nhà thơ đã triệt để khai thác sử dụng và phát triển một cách sáng tạo những

tinh hoa của thơ ca dân gian cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn hình thức biểu hiện. Tiếp
thu văn học cổ truyền là để góp phần diễn tả một cách sinh động những tư tưởng, tình
cảm mới của thời đại, làm tăng tính chất dân tộc trong cảc bài thơ để cho thơ gần với
quần chúng”.
3.10 Nguyễn Đình Thỉ trong “Tập thơ Việt Bắc” nhận xét: “Diễn tả sự sống dân tộc
cũng nhờ đi vào quần chúng, cố gắng nói tiếng nói của quần chúng, Tố Hữu đã tìm
được tiếng nói Việt Nam trong sáng của ca dao.”
Ngồi những ý kiến trên cịn rất nhiều ý kiến khác của các nhà nghiên cứu, phê
bình như: Hồng Trung Thơng, Hồi Thanh, Đặng Thai Mai, Xuân Diệu...đánh giá
thơ Tố Hữu. Qua quá trình tìm hiểu, tơi nhận thấy những bài nghiên cứu, phê bình đều
đánh giá đủng đắn những đóng góp về nội dung lẫn nghệ thuật của Tô Hữu cũng như
chỉ ra một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hóa ý kiến của những
người đi trước tơi xin nghiên cứu một lĩnh vực trong thơ Tô Hữu —vân đê “hình ảnh
dân tộc”.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề “Hình ảnh dân tộc” tơi nhàm mục đích đi tìm hiểu dân tộc
Việt Nam trên hai chặng đường sáng tác của Tố Hữu qua hai tập “Việt Bắc” và “Ra
Trận”. Đồng thời qua đó hiểu dược bước chuyển đổi về tư tưởng nhận thức trong hai


giai đoạn nay, hieu được tính chât lịch sử, yếu tố thời đại được thể hiện trong mỗi tập
thơ. Phong cach nghệ thuật mang đậm tính dân tộc cũng là mục đích tơi hướng tới. Đề
tài nghiên cứu này sẽ giúp tôi mở rộng và nâng cao vốn kiến thức cho mình, nâng cao
lịng tự hào, tự tơn dân tộc trong tơi và mọi người.
5. Phương pháp nghiên cứu
Có rât nhiêu phương pháp nghiên cứu cho một đề tài. Riêng tôi, để triển khai đề
tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1 Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: đọc những bài thơ trong hai
tập thơ “Việt Băc” và “Ra Trận” của Tố Hữu, tìm đọc bài viết, bài phê bình, các sách
báo và những tư liệu có liên quan để tham khảo.

5.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: từ việc đọc sách báo, những tư liệu liên
quan, những bài tiểu luận, phê bình của các tác giả, tơi học hỏi ưu điểm, khắc phục
khuyết điểm, rút ra kinh nghiệm cho bản thân để hồn thành bài viết của mình tốt hơn.
5.3 Phương pháp logic:
Phương pháp phân tích, giảng bình: từ khả năng và sự học hỏi của bản thân
tơi sẽ phân tích, giảng giải và bình luận về “hình ảnh dân tộc” trong hai thời kì kháng
chiến chống Pháp và Mỹ qua các bài thơ trong hai tập “Việt Bắc” và “Ra trận”.
Phưong pháp tổng họp: tổng họp có lựa chọn tất cả những kiến thức đã có
được thơng qua q trình tìm hiểu, tham khảo để đưa vào bài viết.
Phương pháp so sánh đối chiếu: qua hai chặng đường lịch sử “hình ảnh dân
tộc” trong tư tưởng, nhận thức của nhà thơ sẽ trưởng thành hơn. cần áp dụng phương
pháp này để làm rõ những nét khác nhau trong bước trưởng thành đó.
Phương pháp thống kê: thống kê một cách có hệ thống, logic từng hình ảnh
con người Việt Nam thuộc mọi tầng iớp đoàn kết tham gia vào cuộc kháng chiến qua
hai chặng đường. Thống kê những phong cách nghệ thuật nổi trội, xuyên suốt thơ Tố
Hữu.
6. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu như trên, phần nội dung gơm:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ KHÁI QUÁT CHƯNG
1. Cuộc đời và sự nghiệp Tố Plữu.
2. Một tài năng thuộc về nhân dân và dân tộc.


CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP TẨM HỒN VÀ s ứ c MẠNH THẦN KÌ CỦA DÂN
TỘC VIỆT NAM QUA HAI TẬP THO “VIỆT BẮC” VÀ “RA TRẬN”.
1. Hình ảnh Bác - một vị lãnh tụ mang “tinh hoa khí phách của dân tộc”.
2. Hình ảnh người chiến sĩ hiền lành, chất phác nhưng dũng cảm, kiên
cường.
3. Hình ảnh quần chúng nhân dân bình dị, chân chất, nịng hậu nhưng rất
anh dũng và giàu đức hi sinh.

CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU
1. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu
tiêu biểu cho khuynh hưóng thơ trữ tình chính trị.
2. Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền
với khuynh hướne sử thi, cảm hứng lãng mạn.
3. Giọng thơ đặc trưng thơ Tố Hữu.
4. Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là trong nghệ thuật biểu hiện.
4.1 Thơ Tố Hữu mang phong vị ca dao, dân ca và tính cổ-điển.
4.2 Tổ Hữu đã vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc tinh tế, giàu sức
sáng tạo (lục bát, song thất lục bát, thơ bốn - năm - bảy chữ).
4.3 Tính nhạc trong thơ Tố Hữu là nét phong cách đặc sắc nhất (phong
phú về vần và phổi câu trầm bổng, nhịp nhàng).
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐÈ KHÁI QUÁT CHUNG
1. Cuộc đời và sự nghiệp Tố Hữu
1.1 Cuộc đời
Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 04/10/1920, mất ngày 09/12/2002
(Hà Nội). Quê ông ở làng Phù Lai - Quảng Thọ - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế
(“Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ”). Cha ông là một nguời yêu thơ ca, thích suu tầm thơ
ca dân gian. Mẹ thuộc nhiều ca dao, dân ca. Đó là những yếu tố ni duỡng hồn thơ
Tố Hữu với giọng điệu ngọt ngào tha thiết.
Tố Hữu mồ côi mẹ năm 12 tuổi, sống xa gia đình. Vì vậy mà ơng rất khao khát
tình thuơng, dễ rung động với nhiều sổ phận. Ông từng nếm trải quãng đời bế tắc,
tuyệt vọng của lớp thanh niên trí thức tiểu tu sản Việt Nam: “ Bâng khuâng đứng giữa
đơi dịng nuớc, Chọn một dịng hay để nuớc trơi?” và ông đã chọn con đuờng cách

mạng.
Tuổi thanh niên trở thành nguời lãnh đạo chủ chốt của đoàn dân chủ Huế. Năm
1938 ông đuợc kết nạp Đảng Cộng Sản Đông Duơng. Tháng 4/1939 bị bắt và giam tại
nhà lao Thừa Thiên, miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3/1942 vuợt ngục, bắt liên lạc
với Thanh Hóa, tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 8/1945 là chủ tịch ủy ban khởi
nghĩa ở Huế. Từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đến năm 1986 giữ nhiều
chức vụ trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nuớc: Truởng ban tuyên
huấn, Bí thu trung uơng Đảng, ủ y viên bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phó
chủ tịch hội đồng Bộ truởng.
Tố Hữu may mắn sớm gặp đuợc cách mạng, quyết tâm dâng hiến cuộc đời cho
lí tuởng cách mạng. Phong trào cách mạng tác động mạnh đến Tố Hữu làm chuyển
huớng hồn thơ của ông (lúc đầu định theo thơ lãng mạn).
1.2 Sự nghiệp
Tố Hữu quan niệm: “Thơ là chuyện tri âm, tri kỉ. Thơ là một điệu hồn đi tìm
những hồn đồng điệu. Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Với
ơng, thơ là vũ khí đấu tranh. Thơ song hành với con đuờng cách mạng. Thơ là sụ
thống nhất của nhà cách mạng, nhà thơ, con đuờng cách mạng và con đuờng thơ.
Tố Hữu có bảy tập thơ —phân năm chặng đuờng:


Tạp Tư ay (1937 - 1946): Tập thơ đâu tay, chia thành ba phần, phản ánh rõ nét
,quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:
Mau lửa: thơ của thời kì Mặt Trận Dân Chủ, tập trung vào những vấn đề lớn
của thơi đại như chong phát xít, phong kiên địi hịa bình, cơm áo, vấn đề quyền sống
con người và cách mạng giải phóng dân tộc.
Xiêng Xích: thơ viêt trong tù, thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của
người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù.
Giải phóng', thơ viêt từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập, chủ yếu
ngợi ca lí tưởng, quyêt tâm đánh giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng.
Tập Việt Băc (1947 - 1954); sáng tác chủ yểu trong thời kì kháng chiến chống

Pháp. Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến, thể
hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Nổi bật nhất là hình ảnh quần chúng
nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trền vai. Trên hết là hình ảnh Bác
Hồ, lãnh tụ kính yêu —vừa cao cả, lớn lao, vừa bình dị, gần gũi.
Tập Gió lộng (1955 - 1961): Tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng
CNXH miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam.
Tập Ra trận ( 1962 - 1972 ) và Tập Máu và hoa (1972-1977): cả nước chống
Mỹ, là bài ca ra trận, khẩu lệnh tiến cơng, có ý nghĩa tổng két quá trình phát triển của
dân tộc, của cách mạng Việt Nam - một hành trình đầy máu, đầy hoa:
Máu: biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nơ lệ và sự hi
sinh, xả thân vì nghĩa lớn, xối máu nóng rửa vết nhơ nơ lệ.
Hoa : biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng .
và niềm vui ngày chiến thắng.
Tập Một tiếng địn (1979-1992), Tập Ta vói ta (1992-1999): Hai tập thơ là
những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời hịa bình. Đê tài thơ phong
phú, đa dạng : ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, con người; công cuộc xây dựng đât nước
đầy phức tạp; tình yêu và số phận con người ...
2. Một tài năng thuộc về nhân dân và dân tộc
Dường như Tố Hữu sinh ra là để thuộc về nhân dân và dân tộc. Ông sinh ra, lớn
lên và chứng kiến bao nỗi buồn, niêm vui, bao bước thăng trâm, chìm nơi của đât nươc
Việt Nam trong nạn ngoại xâm. Đó là cách mạng tháng tám rồi hai cuộc kháng chiến
chống Pháp Mỹ kỉ nguyên độc lập, tự do, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội.


Những sự kiện lớn lao ây đi hêt cuộc đời của Tố Hữu. Không chỉ là người chứng kiến,
Tô Hữu đã hăng hái tham gia, đem hết tài năng và tuổi trẻ của mình phục vụ cho cách
mạng với tư cách người chiên sĩ kiên cường, dày dạn trong bom đạn. Đồng thời với tài
năng và tâm hôn nhạy cảm, u đời, u người, lịng tự hào, tự tơn dân tộc, Tố Hữu đã
hoàn thành xuât sắc sứ mệnh ghi chép lịch sử trong những trang thơ hào hùng, nồng
hậu nghĩa tình, bản lĩnh, chí khí, linh hồn người Việt - một nhà thơ mang hồn thơ của

thời đại.
Nhắc đến Tố Hữu không ai quên được một người chiến sĩ nhiệt tình, hăng say,
hết lịng vì cách mạng và một nhà thơ tài năng, trách nhiệm, hoàn thành sứ mệnh lịch
sử: dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu. Sở dĩ có được những tác động to lớn,
những lan tỏa rộng rãi và sự đón nhận của đơng đảo quần chúng nhân dân, chiến sĩ vì
thơ ca của Tố Hữu đã quy tụ và kết tinh được nhiều mặt giá trị nhân văn và sức mạnh
tinh thần của đời sống dân tộc. Để có một Tố Hữu trên con đường thơ ca với một hồn
thơ trữ tình chính trị hào hùng, ân nghĩa, nhà thơ đã trải qua những trăn trở, suy nghĩ
và chọn lựa hướng đi đúng đắn cho mình. Ơng từng nếm trải qng đời bế tắc, tuyệt
vọng của lóp thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam, khơng phương hướng:
“Bâng khng đứng giữa đơi dịng nước
Chọn một dịng hay để nước trơi?”
(Dậy lên thanh niên)
Quả là khó khăn cho chàng thanh niên mới lớn, chưa kịp thích ứng hồn cảnh thời
đại, đất nước đau thương trong nô lệ lầm than. Thế nhưng cuối cùng, chàng trai ấy
cũng đã tìm được hướng đi cho mình. Đó là đến với cách mạng, gắn bó mật thiết với
cuộc đấu tranh cách mạng, được lí tưởng cách mạng soi sáng. Niêm VUI sướng của ong
khi bắt gặp chân lí cuộc đời thật trong sáng, hồn nhiên. Niềm vui ấy rợn ngợp trên
từng trang giấy:

“Từ ây trong tôi bưng năng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
(Từ ấy)

Và hướng đi cho cuộc đời ấy là về với nhân dân, về với anh em lao động cùng khổ, mà
trang trải to tình:

“ Tơi buộc lịng tơi vói mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi


Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gân gũi nhau thêm mạnh khối đời”
(Từ ấy)
Lơi thơ như một lời hứa, lời mong ước của tác giả, tình nguyện hóa thân, tình nguyện
hoa nhạp cai toi cá nhân vào cái “tôi” chung của cộng đồng. Muốn gắn bó, muốn
chia sẻ, cùng nhân dân làm nên một sức mạnh đoàn kết vĩ đại: “mạnh khối đời”. Một
cai toi tự y thức sâu săc vê mình, cũng là cái tơi gắn bó với mn người, ở giữa mọi
nỗười:

“ Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất, cù bơ”
(Từ ấy)

Sự hóa thân diệu kì giữa những người khơng quẹn biết thành ruột thịt, coi mỗi mái nhà
trên đất nước Việt Nam là nhà của mình, mỗi con người Việt Nam lả người thân của
mình. Tài sản to lớn nhất của nhà thơ lúc này là một trái tim nồng nhiệt, cởi mở đón
nhận và ban tặng tất cả tình u với nhiều hồi bão, lí tưởng, bởi “sống là cho đâu chỉ
nhận riêng mình”. Giọng thơ đằm thắm, thiết tha của con tim như lời thủ thỉ, tâm tình,
chia sẻ nỗi lòng, suy nghĩ trên từng trang giấy. Sự gắn bó tha thiết giữa cuộc đời riêng
và cuộc đời chung đã làm cho thơ Tố Hữu khác với chính mình nhưng vẫn là mình.
Từ đây, hồn thơ Tố Hữu đã thuộc về nhân dân và dân tộc, vui cùng niềm vui, buồn
cùng nỗi buồn, ln sóng đơi trên mỗi chặng đường tranh đấu.
Chính vì một tâm hồn, một con người luôn hướng đến đại chúng mà ta không
ngạc nhiên khi tập thơ đầu tay “ Từ ấy ”(1946) đã dành tình thương cho tất cả mọi kiếp
người. “Từ ấy” ghi lại quá trình giác ngộ đến trưởng thành của người thanh niên cộng

sản trẻ tuổi qua ba phần: “Máu lửa” đến “Xiềng xích” đến “Giải phóng”, phản ánh một
thời kì lịch sử sôi động của phong trào cách mạng giành độc lập, dân chủ trên đất nước
ta. Ngay lúc đầu đến với thơ, ơng đã hướng ngịi bút về những người cùng khổ với sự
đồng cảm, chia sẻ:

“ Em len lét, cúi đâu, tay sách gói
Áo quần dơ cắp chiếc nón le te
vẫn chưa thơi lời day dứt, nặng nề
Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ”
( Đi đi em )


Sô phận đi ở của em bé thật đáng thương khiến tác giả khơng thể kìm lịng trưởc hình
ảnh sợ sệt, khô sở của em với những lời đay nghiến, hành hạ của chủ nhà. Từ đó mới
thây hêt những bât công của xã hội, sự phân chia giai cấp, sang hèn. Hay hình ảnh
những cơ gái giang hồ:

“Trời ơi, em biết khi mơ?
Thân em hết nhục giày vị năm canh
Tình ơi gian dối là tình
Thuyền em rách nát cịn lành được không?”
(Tiếng hát sông Hương)

Thật đáng trân trọng tấm lòng yêu thương tất cả các số phận kể cả những hạng người
bị khinh miệt, mỉa mai trong xã hội. Tố Hữu đã thấu hiểu được những nỗi niềm sâu kín
để thay họ bộc bạch tâm sự bị ức chế, bị dồn nén khơng biết thổ lộ cùng ai. Đó là
những khát khao làm người lương thiện, có cuộc sống bình n như bao người mà
khơng biết bao giờ thực hiện được.
Hướng đến những sổ phận cụ thể, nhà thơ cũng nhìn bao qt tồn cảnh đất nước,
con người Việt Nam trước tội ác của kẻ thù dẫn đến những trang thơ đau xót:

“Đây một thân rơi thành xác chết,
Hàng ngàn thây khác nối nhau rơi...
Ngổn ngang sương lạnh đầy ao huyết
Giữa lúc tầng cao dội tiếng cười!”
( Hầm người)
Còn cảnh nào đau thương hơn thể nữa, khi lóp lớp người ngã xuống dưới lưỡi giáo
quân thù. Ba dấu chấm lửng gợi lên nỗi đau khôn cùng, gia tăng mức độ tang thương,
một căn hầm chôn đầy xác chết, bao nhiêu người vơ tội bị chơn vùi vào lịng đất giữa
những tiếng cười man rợ, hôi tanh của bọn hút máu người.
Phải có một tấm lịng u q hương sâu sắc, yêu con người tha thiết, gắn bó với
nhân dân và dân tộc bằng tình cảm sâu nặng, đau nơi đau chung, thịt xương tac gia như
run lên hai hàm răng như nghiên chặt, hai bàn tay ghì nen bao nhieu cam giạn, khat
khao tiêu diệt lũ ác ôn. Tất cả đang dâng trào trên ngòi bút, tràn đầy và khơng lúc nào
vơi.
Và muốn có được cuộc sơng tự do chăng con cach nao hơn chung ta phai hanh
động, phải đứng dậy, bền gan chiên đâu:
“Hãy đứng dậý, ta có quyền vui sống


Cứ xương tan, cứ chảy tủy, cứ rơi đầu!
Môi thây rơi sẽ là một nhịp cầu
Cho ta bước đến cõi đời cao rộng”.
( Hãy đứng dậy )
Tieng noi cua niêm tin, tiêng nói của hy vọng và tiếng nói của tinh thần quyết chiến,
quyêt thăng. Nêu không thuộc vê nhân dân, thuộc về dân tộc, sống, suy nghĩ, trái tim
đập cùng nhíp và chảy chung dịng máu thì sao nhà thơ có thể am hiểu sâu sắc nhân
dân, dân tộc như thế.
Bước vào cuộc kháng chiên chống Pháp, sau thắng lợi Việt Bắc 1947, ngòi bút Tố
Hữu lại hướng vào quần chúng công —nông - binh trong kháng chiến bàng một hồn
thơ giàu tính dân tộc, đại chúng. Và nếu “Từ ấy” là tiếng nói của một tâm hồn tự ca

hát, thì Việt Bắc lại là bản hợp xướng của nhân dân kháng chiến. Tập thơ là bản anh
hùng ca phản ánh chặng đường gian lao, anh dụng và trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đó cịn là lịng tự hàị, gắn với ý thức
làm chủ đất nước của quần chúng nhân dân trước những chiến thắng vẻ vang của dân
tộc. Làm sao quên được trận Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, giành lại hịa bình và
giải phóng đất nước, cất thành khúc ca hào sảng, say sưa trong thơ Tố Hữu:
“Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên
Hoan hơ đồng chí Võ Ngun Giáp
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp
Vinh quang tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta ngàn năm sống mãi...”
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Những năm đất nước bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành
đấu tranh thống nhất ở miền Nam, tập thơ “Gió lộng” ra đời. Tố Hữu bám sát đời sống
chính trị của đất nước, khai thác hai ngn cảm hứng lớn găn VỚI những tình cảm cơng
dân bao trùm trong đời sông tinh thân con người Viẹt Nam. Đo la tinh cam: Tat ca VI
miền Nam ruột thịt” là ý chí quyết tâm thống nhất nước nhà, là niềm vui chiến thắng
được nhân lên cùng niềm tự hào của con người làm chủ đất nước. Nhờ đó con người
hăng say lao động, sản xuất xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tăng cường chi


viẹn cho mien Nam. Chính lịng vững tin vào tương lai tươi sáng đã đem lại cho tập
“Gió lộng” một cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với thiên hướng sử thi đậm nét.
Hmh anh cua một miên Băc hô hởi, náo nức bước vào công cuộc xây dựng Chủ
nghĩa xã hội khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh,
hợp tác hóa nơng nghiệp đi vào thơ Tơ Hữu với mn vẻ kì diệu. Đây là quang cảnh
nông thôn Việt Nam mới đi lên con đường hợp tác hóa:
“Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê

Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”.
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Ngược từ vùng nơng thơn lên thành thị, Tố Hữu đã tạo hình rất đẹp về một con
người mới trong xã hội mới. Một chị lao cơng bền bỉ, dẻo dai, hết lịng vì cơng việc:
“Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác”.
(Tiếng chổi tre)
Cảnh tấp nập xây dựng của công nhân:
“Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
Như hơm nay giữa cơng trường đỏ bụi
Những đồn xe vận tải nối nhau đi”.
(Bài ca mùa xuân 1961)
Dĩ nhiên trong thơ Tố Hữu không thể thiếu một miền Nam anh dũng. Trong “Gió
lộng” hình ảnh nhân dân là những con người có “trái tim vĩ đại, cịn một giọt máu tươi
còn đập mãi”, đấu tranh cho lẽ phải, cho sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất
tổ quốc và giải phóng lồi người. Lẽ sống của họ là độc lập, tự do cho dân tộc, là tinh
thần xả thân vì lí tưởng:
“Dù phải chết mà cịn trời, cịn đất


Mà tơ quốc ta hịa bình, thống nhất”.
(Thù mn đời mn kiếp khơng tan)
Vì q hương ta có những con người quá anh hùng, quá gan dạ, quá quên mình. Trang
thơ To Hữu đã hiện lên những con người Việt Nam với vẻ đẹp hết sức rạng rỡ, sáng

ngời qua nhiêu thê hệ:

“ Sông trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời”.
(Mẹ Tơm)

Đó là trái tim vĩ đại của một người mẹ - một cuộc đời lặng lẽ, âm thầm mà đẹp
rạng ngời tình yêu thương bộ đội, u cách mạng và hết lịng vì cách mạng. Đó là vẻ
đẹp cuộc đời hiên ngang của chàng trai trẻ:
“Sống trong quả bom nổ
Chết như dòng nước xanh”
(Phạm Hồng Thái)
Bà “mẹ Tơm” và “Phạm Hồng Thái” hai cuộc đời khác nhau nhưng đều dạy cho chúng
ta một điều: sống chết như thế nào cho phải, quan niệm về sự nghiệp như thế nào cho
đúng, phải góp phần dầu lớn, dầu nhỏ vào sự nghiệp chung.
Đó cịn là vẻ đẹp của người con gái Việt Nam:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay khơng có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đơi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giơng
Thịt da em hay là sắt là đồng?...
.. .Điện giật dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng”
(Người con gái Việt Nam)
Hình ảnh “người con gái Việt Nam” hiện lên thật rực rỡ - đó là vẻ đẹp cứng cỏi với
sức chịu đựng phi thường “trên mình em đau đớn ca than canh nhưng em khong phai
là cô gái dễ dàng khuất phục trước đòn roi tra tấn của quân thù.
Những hình ảnh được Tố Hữu làm sống dậy trong thơ đã cho thấy một tâm hồn
luôn hướng về miền Nam ruột thịt với tất cả tấm lòng và một trái tim rạo rực yêu
thương. Nhà thơ đau xót, ray rứt trước nỗi đau của người con gái Việt Nam nhưng vẫn

mang một niềm tin sắt son trong hình ảnh chị Lý:


“Em sẽ đứng trên đơi chân tuổi trẻ
Đơi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Em sẽ đi trên đường ấy thênh thang
Như ngày xưa rực rỡ sao vàng”.
( Con gái Việt N am )
Quả đúng! “Gió lộng” khơng chỉ chứa đựng một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy,
trong trẻo, phơi phới khơng thể cưỡng được mà cịn là tiếng hát chiến đấu, tiếng hát
căm thù đôi với Mỹ - Ngụy, tiếng thét dân tộc đòi độc lập, tự do, dân chủ ở miền Nam,
tiếng hát lạc quan, tin tưởng và cháy bỏng nhớ thương.
Hai tập “Ra Trận”, “Máu và Hoa” là những bài được sáng tác 1962 - 1977. Đó là
lời kêu gọi hào hùng và tha thiết, là bài ca ra trận, khẩu hiệu và mệnh lệnh, ca ngợi
cuộc chiến đấu của hai miền Nam - Bắc. Đồng thời đó là những tập thơ phản ánh cuộc
đấu tranh anh dũng, khẳng định ý nghĩa thời đại .của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Thơ Tố Hữu cũng thể hiện những suy nghĩ, phát
hiện của nhà thơ về dân tộc trong quan hệ với lịch sử, với thời đại, phẩm chất con
người Việt Nam.
Ở “Ra Trận” trong những năm “cả nước có chiến tranh” chống Mỹ, thơ Tố Hữu
đã ghi nhận hình ảnh một miền Nam trong tư thế chiến đấu:
“Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu
Người không hề tiếc máu hy sinh
Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu
Người hiên ngang khơng chịu cúi mình?”
(Miền Nam)
Một miền Nam anh dũng, một miền Nam kiên cường đang dàn thế trận, tiến về phía
trước đối đầu với quân thù. Và khi đi vào từng con người cụ thể với những hành động
cụ thể ta sẽ thấy rõ hơn tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc. Hình ảnh một
anh giải phóng qn:


“Anh đi xi ngược tung hồnh
Bước dài như gió, lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương.”
(Tiếng hát sang xn)

Ẳy là hình ảnh một cơ du kích:

“O đu kích nhỏ giương cao súng


Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu”
(Tấm ảnh)
Và hình ảnh một bà mẹ chổng Mỹ:

“Một tay lái chiếc đò ngang

Bến sơng Nhật Lệ qn sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió, tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua
Ke chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng”
(Mẹ Suốt)
Hay hình ảnh của một em bé:

“Một tay em chấp mười tay quân thù”
(Chuyện em)

Họ sẵn sàng xơng vào, dối diện và khơng quản khó khăn, nguy hiểm, bởi họ là những

con người “do chân lý sinh ra” và cái chết đối với họ chỉ là sự hóa thân vào non sơng,
gấm vóc:

“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hon mọi lời ca
Có con người như chân lý sinh ra”
(Hãy nhớ lấy lời tơi)

Chính vì thế mà cuộc sống chống Mỹ cứu nước được phản ánh trong thơ là cuộc sống
của cả một đất nước đang hành quân ra trận:
“Xuân hãy xem! Cuộc diễu binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành dũng sĩ
Hiện đại, thô sơ
Của ngày xưa và của bây giờ
Với cách mạng đều là vũ khí”.
(Chào xuân 1967)
Dường như sức mạnh của lòng yêu thương, lòng căm thù đã xua tan tat ca chi con
lại là ý chí vươn lên đấu tranh giành thắng lợi. Họ vui, họ tin tưởng vào sức mạnh của
mình và dân tộc mình:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước


Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Theo chân Bác)
Co le chính niêm tin ây đã giúp Tố Hữu viết được rất nhiều những trang thơ xuân
đay sang khoai,


SOI

noi, trẻ trung. Người ta bảo: “Chưa bao giờ Tố Hữu viết "nhiều thơ

xuan như the . Đung là một tâm hôn vui buôn cùng dân tộc'
“Xuân vui ca hát mọi vùng
Bắc - Nam đâu cũng anh hùng, vì sao?
Ngẩn ngơ nghe tiếng ai chào
Chị hàng hoa rẽ lối vào Đồng Xuân...”
(Bài ca xuân 1968)
Hay:

“Hôm nay sao vui thế, sáng xuân nay
Ta đi đây, lòng ta như bay
Với mỗi làn mây, với từng cơn gió
Gió miền Bắc đang thổi vào Nam đó!
Gió mây ơi không đợi nắng xuân về
Hãy bay đi mà che những đồn xe
Và những đồn qn tn ra tiền tuyến”
(Bài ca xuân 1968)

Mùa xuân của đất nước - mùa xuân của niềm vui, mùa xuân gắn với dân tộc anh hùng.
Có thể nói, cả cuộc đời Tố Hữu đã gắn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồn
thơ của ông từ những ngày đầu tiên đã thuộc về nhân dân, về dân tộc. Từ tập thơ đầu
tiên “Từ ấy” đến “Máu và Hoa”, ta thấy thơ Tố Hữu đi song song với lịch sử dân tộc.
Đọc thơ Tố Hữu, người đọc có thể thấy được những chặng đường đấu tranh của dân
tộc Việt Nam. Qua thơ ông, ta hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam trong những
năm kháng chiến. Gần đây, trong bài “Với Đảng mùa xuân”(1977) Tố Hữu đã tự hỏi:
“Việt Nam!
Người là ta mà ta chưa bao giờ hiểu hết

Người là ai mà sức mạnh thần kì
Giữa cái chết khơng lúc nào chịu chết
Lửa quanh mình một tấc cũng khơng đi”
(Với Đảng mùa xn)


}Ị0
JÌ*
Khám phá sức mạnh của dân tộc, những phẩm chất truyền thống bền vững của con
người Việt Nam, Tố Hữu vừa có niềm say mê của nhà thơ, vừa có sự suy tư của một
nhà tư tưởng. Vì thế trong thơ ơng có nhiều câu hỏi và lời đáp, lời ngợi ca, phân tích,
luận giải và khơng ít lần nhà thơ bộc lộ sự ngạc nhiên, thán phục đến ngỡ'ngàng về
dân tộc và đất nước mình —một dân tộc anh hùng, kiên cường và gan dạ đến khôn
cùng.
Đúng là vấn đề dân tộc, đặc điểm, tính cách, tâm hồn Việt Nam, vấn đề bản lĩnh
và sức mạnh Việt Nam đã ám ảnh nhà thơ suốt cuộc đời sáng tác. Ông luôn đứng cạnh
dân tộc để lắng nghe bước đi của đất nước. Ơng ln ở trong dân tộc để nói lên tâm tư,
tình cảm, khám phá vẻ đẹp tâm hịn của dân tộc. Chính vì thế, đọc thơ Tố Hữu ta càng
thêm yêu quý tâm hồn và tính cách con người Việt Nam.


CHƯƠNG 2
VẺ ĐẸP TÂM HỒN VÀ s ứ c MẠNH THÀN KÌ CỦA DÂN T ộ c VIỆT NAM
QUA HAI TẬP “VIỆT BẮC” VÀ “RA TRẬN”
1. Hình ảnh Bác —vị lãnh tụ mang “ tinh hoa khí phách của dân tộc”
Thơ là tiêng nói cảm xúc. Mn có thơ hay, trước hết nhà thơ phải có cảm xúc sâu
săc vê đơi tượng viêt. Bác Hơ là một hình tượng tuyệt vời để các nhà thơ bộc lộ cảm
xúc của mình một cách nghệ thuật nhất. “ Bác Hồ - Người là tình u thiết tha nhất
trong lịng dân và trong trái tim nhân loại”. (Bác Hồ - một tình yêu bao la —Thuận
Yến). Có thể khẳng định một điều, khó có hình ảnh nào có sức lay động mạnh mẽ

người nghệ sĩ bằng hình ảnh Hồ Chủ Tịch. Bác đã trở thành nguồn cảm hứng không
bao giờ vơi cạn của người nghệ sĩ. Tố Hữu là một trong những nhà thơ viết về Bác Hồ
sớm nhất, nhiều nhất và hay nhất. Trong thơ Tổ Hữu, Bác là hình ảnh thân thiết và
cảm động hơn bất kì hình ảnh nào, “ là người Việt Nam hơn mọi người Việt Nam”, “là
tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại ”. Từ cách mạng tháng tám
cho đến những năm tháng cuối đời, nhà thơ vẫn viết về Bác với tất cả tấm lịng u
kính, biết ơn theo tiếng gọi trái tim mà cũng để đáp lại phần nào những tình cảm mãnh
liệt của tồn thể dân tộc đối với vị lãnh tụ vĩ đại của mình.
Bài thơ “ Hồ Chí Minh ” viết chỉ sau mấy ngày khi cách mạng tháng tám thành
công, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng xây dựng lâu đài thi ca Việt nam ca ngợi
lãnh tụ, là lời giải đáp đúng đắn, kịp thời nỗi mong chờ tha thiết của dân tộc ta muốn
biết vị cứu tinh của mình là ai, người như thế nào? Lịch sử trả lời:
“Hồ Chí Minh
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trên đầu ta ngọn cờ dân tộc
Trăm thế kỉ trong tên Người: Ái Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương !”
(Hồ Chí Minh)
Tuy trong thời giun này, Tô Hưu chưa gặp Bac lan nao nhưng đa ve nen mọt net rat
đúng, rất đẹp về Bác bằng bút pháp tượng trưng :
“ Người xơng lên
Và cả đồn qn thừa huyết khí thanh niên
Rập bước tiến bên người cha anh dũng


Tiếng Người thét
Mau lên gươm, lắp súng ”
(Hồ Chí Minh)
Hình ảnh Bác ở đây chưa đạt đến cái giản dị, hàm súc, giọng thơ chưa cỏ được cái
thăm thiêt, đậm đà rât tiêu biêu với Tố Hữu sau này. Cũng dễ hiểu, bởi bài thơ nằm

trong tập “ Từ ây

lúc này tâm hồn say sưa lí tưởng của tác giả cịn chưa được tiếp

xúc nhiêu băng vơn hiểu biết thực tế phong phú và sâu sắc. Nhưng dẫu sao đó cũng là
những thành cơng đáng ghi nhận, nó ra đời đúng lúc và cần thiết. Tố Hữu bao giờ cũng
nắm bắt được rất nhạy và trúng những vấn đề lớn của cách mạng, làm nổi bật những
tâm tư, ước vọng của đơng đảo quần chúng bằng hình thức thích họp, gần gũi với cảm
nghĩ của họ. “ Bà mẹ Việt Bắc ”và “ Bài ca tháng Mười ” là một trong những sáng tác
đầu tiên của Tố Hữu đi sâu diễn tả hình tượng Hồ Chủ Tịch. Hình tượng Bác Hồ xuất
hiện từ điểm nhìn trữ tình của một bà mẹ Việt Bắc - lời bài thơ là lời người mẹ :
“ Tưởng rồi chết tất
Biết đâu có ngày
Trời cịn có mắt
Cụ Hồ về ngay
...Cụ Hồ mở nước
Chia thóc cho dân
Tơi cũng lĩnh được
Tơi cũng có phần ”
( Bà mẹ Việt B ắc)
Lời kể của một người mẹ có khi còn chưa biêt chữ nhưng cảm đọng vo cung. Đo la
tâm trạng mừng vui, hạnh phúc được diên tả bởi một tâm long mọc mạc, chan tinh. Ca
đất nước dân tộc nay sống lại. Cụ Hồ vừa là người mở nước cũng là người cứu dân,
chia thóc cho dân, đên người mẹ tận Việt Băc xa XOI cung co phan. Chi gian dị như
thể chỉ là một lời kể nhưng sao mà thấm thìa, sâu sắc. Hay ở khổ cuối bài thơ “Bài ca
tháng Mười” Tố Hữu viết:

“ Hoan hô Hồ Chí Minh
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh

Lửa trường kì kháng chiến ”
( Bài ca tháng M ười)


×