Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Xây dựng website hỗ trợ đặt tour du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG WEBSITE
HỖ TRỢ ĐẶT TOUR DU LỊCH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Thái Thụy Hàn Uyển
Sinh viên: Nguyễn Công Đồn - 20520447
Phan Nhật Lâm - 20520608

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được cảm ơn cô Thái Thụy Hàn Uyển đã tạo điều kiện
cho nhóm được thực hiện đồ án, và đã cung cấp những kiến thức hữu ích, những góp ý
thực tế nhất để từ đó nhóm có thể phát triển thêm hiểu biết của mình trong mảng lập
trình web, nhất là trong dự án hiện tại này.
Dù có nhiều cố gắng thực hiện, song lượng kiến thức về mảng này cũng như thời gian để
phát triển dự án là có hạn, nên nhóm khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm
mong nhận được sự thơng cảm, những góp ý hữu ích nhất từ cơ để từ đó nhóm có thể
hồn thiện sản phẩm hơn nữa.
Nhóm thực hiện
Trường Đại học Cơng nghệ Thông tin, tháng 6 năm 2023

1



MỤC LỤC

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.........................................................................................................

1.1. Giới thiệu chung............................................................................................................................

1.2. Mục tiêu đề tài...............................................................................................................................

1.2.1. Lý thuyết...............................................................................................................................

1.2.2. Mục tiêu.................................................................................................................................

1.3. Quá trình hiện thực......................................................................................................................

1.4. Tổng quan về chức năng...............................................................................................................

1.4.1. Khách du lịch........................................................................................................................

1.4.2. Quản lý..................................................................................................................................

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................................

2.1. ReactJS..........................................................................................................................................

2.1.1. Tổng quan.............................................................................................................................

2.1.2. Đặc trưng của ReactJS.........................................................................................................

2.1.3. Ưu điểm và nhược điểm.......................................................................................................


2.1.3.1. Ưu điểm..............................................................................................................................

2.1.3.2. Nhược điểm........................................................................................................................

2.2. NodeJS...........................................................................................................................................

2.2.1. Tổng quan.............................................................................................................................

2.2.2. Lý do nên sử dụng NodeJS..................................................................................................

2.2.3. Ưu và nhược điểm................................................................................................................

2.2.3.1. Ưu điểm..............................................................................................................................

2.2.3.2. Nhược điểm........................................................................................................................

2.3. MongoDB.......................................................................................................................................

2.3.1. Tổng quan.............................................................................................................................

2


2.3.2. Cách thức hoạt động.............................................................................................................

2.3.3. Ưu điểm và nhược điểm.......................................................................................................

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG...............................................................................................


3.1. Xây dựng kiến trúc hệ thống........................................................................................................

3.1.1. Công nghệ sử dụng...............................................................................................................

3.1.2. Kiến trúc hệ thống: Mô hình MVC.....................................................................................

3.1.3. Sơ đồ Use-case.......................................................................................................................

3.1.4. Mơ tả Use-case......................................................................................................................

3.1.5. Đặc tả Use-case.....................................................................................................................

3.2. Mơ tả các màn hình.......................................................................................................................

3.2.1. Màn hình đăng nhập............................................................................................................

3.2.2. Màn hình đăng ký.................................................................................................................

3.2.3. Màn hình trang chủ..............................................................................................................

3.2.4. Màn hình tour du lịch..........................................................................................................

3.2.5. Màn hình chi tiết tour du lịch..............................................................................................

3.2.6. Màn hình thanh tốn hóa đơn.............................................................................................

3.2.7. Màn hình chọn hình chuyển khoản.....................................................................................

3.2.8. Màn hình cập nhật tài khoản...............................................................................................


3.2.9. Màn hình danh sách người dùng.........................................................................................

3.2.10. Màn hình thêm người dùng mới........................................................................................

3.2.11. Màn hình chỉnh sửa thơng tin người dùng.......................................................................

3.2.12. Màn hình danh sách tour du lịch......................................................................................

3.2.13. Màn hình tour du lịch mới.................................................................................................

3.2.14. Màn hình chỉnh sửa thơng tin tour du lịch.......................................................................

3.2.15. Màn hình danh sách đặt tour du lịch................................................................................

3


3.2.16. Màn hình chi tiết đặt tour du lịch......................................................................................

3.3. Sơ đồ lớp........................................................................................................................................

3.4. Sơ đồ hoạt động.............................................................................................................................

3.4.1. Đăng nhập.............................................................................................................................

3.4.2. Đăng ký..................................................................................................................................

3.4.3. Đặt tour và thanh tốn.........................................................................................................

3.4.4. Tìm kiếm tour.......................................................................................................................


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN......................................................................................................................

4.1. Kết quả đạt được...........................................................................................................................

4.2. Ưu điểm.........................................................................................................................................

4.3. Nhược điểm và giải pháp..............................................................................................................

4


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Giới thiệu chung
-

Ngày nay, công nghệ thơng tin càng phát triển nhanh chóng, và ngày càng nhiều
lĩnh vực cần ứng dụng của nó như sản xuất, tài chính, y tế,... Và việc ứng dụng
cơng nghệ thông tin đã giúp cho các thao tác cơ bản trong từng lĩnh vực trở nên
dễ dàng và nhanh chóng.

-

Nhất là trong lĩnh vực du lịch, công nghệ thông tin đã giúp tiết kiệm thời gian và
tiền bạc của người dân khi đi du lịch. Việc đặt tour sẽ không cịn là vấn đề q lớn
khi giờ đây họ có thể đặt tour trực tuyến, mà không cần phải đến trực tiếp các
trung tâm tư vấn tour.


-

Tuy nhiên, khi nhu cầu ngày càng tăng cao, và số lượng địa điểm du lịch càng
tăng, người dân lại càng hoang mang, không biết nên đặt tour du lịch nào. Hơn
nữa, họ cũng phân vân, khơng biết lịch trình, hay chất lượng tour là như thế nào,
dẫn đến việc khi hoàn thành đặt tour và đi du lịch, chất lượng trải nghiệm thực tế
của họ sẽ khơng như mong muốn. Vì thế, việc xây dựng một ứng dụng đặt tour có
thể giải quyết vấn đề trên là cần thiết

-

Bắt nguồn từ ý tưởng như trên, nhóm đã xây dựng và phát triển đồ án “XÂY
DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ ĐẶT TOUR DU LỊCH” để hỗ trợ cho người dân có được
những gợi ý tour du lịch hay, những nguồn thông tin tham khảo hữu ích, cũng
như trải nghiệm người dùng được thuận lợi nhất

1.2.

Mục tiêu đề tài
1.2.1.

Lý thuyết

-

Nghiên cứu về ngơn ngữ lập trình Javascript và framework ReactJS.

-

Nghiên cứu về các thao tác làm việc và phát triển ứng dụng web trên Visual

Studio Code.

-

Nghiên cứu và sử dụng ứng dụng lưu trữ cơ sở dữ liệu trên đám mây - MongoDB.

-

Nghiên cứu phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng.

5


1.2.2.

Mục tiêu

-

Người dùng có thể đặt tour một cách dễ dàng.

-

Người dùng có thể tìm kiếm, nhận gợi ý tour từ ứng dụng, tương tự như một
website đặt tour điển hình.

1.3.

Giao diện phái thân thiện với người dùng.
Quá trình hiện thực


-

Trải qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, nhóm đã giải quyết được các vấn
đề đặt ra ban đầu, từng bước giải quyết và liên tục đặt ra những vấn đề mới để
ngày càng hoàn thiện sản phẩm. Những bước thực hiện:
-

Phân tích u cầu bài tốn

-

Lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp với yêu cầu

-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của công nghệ lựa chọn

-

Áp dụng lý thuyết vào xây dựng ứng dụng thực tiễn

-

Kiểm tra và khám phá các ứng dụng tương tự để tối ưu hóa trải nghiệm
người dùng và cải thiện các tính năng cho ứng dụng

1.4.

Tổng quan về chức năng

1.4.1.

Khách du lịch.
-

Khách hàng có thể đăng nhập thơng qua tài khoản đã đăng ký (bao gồm
username, password).

-

Khách có thể xem thơng tin cơ bản về tour du lịch, và các tiện nghi có lên
quan

-

Khách hàng có thể sắp xếp thời gian chuyến đi, đặt chỗ tour du lịch.

-

Khách hàng có thể xem review của những người dùng khác, hoặc có thể để
lại đánh giá của mình.

-

Khách hàng có thể thêm địa điểm du lịch vào danh sách u thích của
mình.

-

Khách hàng có thể tìm kiếm thơng tin tour du lịch, thơng qua từ khóa mà


6


họ nhập vào, hoặc thơng qua những nhóm tour được phân loại.
1.4.2.

Quản lý

Quản lý có trách nhiệm thêm những tour mới, xóa những tour cũ, hoặc khơng
phù hợp, và cập nhật thông tin của các tour (VD: thời gian chuyến đi, địa điểm dừng
chân,...)

7


CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

ReactJS
2.1.1.
-

Tổng quan

ReactJS là một thư viện JavaScript mã nguồn mở được thiết kế bởi Facebook để
tạo ra những ứng dụng web hấp dẫn, nhanh và hiệu quả với mã hóa tối thiểu.
Mục đích cốt lõi của ReactJS không chỉ khiến cho trang web phải thật mượt mà
còn phải nhanh, khả năng mở rộng cao và đơn giản.


-

Sức mạnh của nó xuất phát từ việc tập trung vào các thành phần riêng lẻ. Chính vì
vậy, thay vì làm việc trên tồn bộ ứng dụng web, ReactJS cho phép một
developer có thể phá vỡ giao diện người dùng phức tạp thành các thành phần
đơn giản hơn.
2.1.2.

Đặc trưng của ReactJS

2.1.2.1.

JSX

Hình 2.1. Đặc trưng đầu tiên - JSX
-

Trong React, thay vì thường xuyên sử dụng JavaScript để thiết kế bố cục trang
web thì sẽ dùng JSX. JSX được đánh giá là sử dụng đơn giản hơn JavaScript và cho
phép trích dẫn HTML cũng như việc sử dụng các cú pháp thẻ HTML để render các
subcomponent. JSX tối ưu hóa code khi biên soạn, vì vậy nó chạy nhanh hơn so
với code JavaScript tương đương.

8


2.1.2.2.

Redux


Hình 2.2. Đặc trưng thứ hai - Redux
-

Redux là một predictable state management tool cho các ứng dụng Javascript. Nó
giúp bạn viết các ứng dụng hoạt động một cách nhất quán, chạy trong các môi
trường khác nhau (client, server, and native) và dễ dàng để test. Redux ra đời lấy
cảm hứng từ tư tưởng của ngôn ngữ Elm và kiến trúc Flux của Facebook. Do vậy
Redux thường dùng kết hợp với React.
2.1.2.3.

Single-way data flow (Luồng dữ liệu một chiều)

9


Hình 2.3. Đặc trưng thứ ba - Single-way Data flow
-

ReactJS khơng có những module chun dụng để xử lý data, vì vậy ReactJS chia
nhỏ view thành các component nhỏ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tại sao
chúng ta phải quan tâm tới cấu trúc và mối quan hệ giữa các component trong
ReactJS?

-

Câu trả lời chính là luồng truyền dữ liệu trong ReactJS: Luồng dữ liệu một chiều
từ cha xuống con. Việc ReactJS sử dụng one-way data flow có thể gây ra một chút
khó khăn cho những người muốn tìm hiểu và ứng dụng vào trong các dự án. Tuy
nhiên, cơ chế này sẽ phát huy được ưu điểm của mình khi cấu trúc cũng như
chức năng của view trở nên phức tạp thì ReactJS sẽ phát huy được vai trị của

mình.
2.1.2.4.

Virtual DOM

Hình 2.4. Đặc trưng thứ tư - Virtual DOM
10


-

Những Framework sử dụng Virtual-DOM như ReactJS khi Virtual-DOM thay đổi,
chúng ta không cần thao tác trực tiếp với DOM trên View mà vẫn phản ánh được
sự thay đổi đó. Do Virtual-DOM vừa đóng vai trị là Model, vừa đóng vai trò là
View nên mọi sự thay đổi trên Model đã kéo theo sự thay đổi trên View và ngược
lại. Có nghĩa là mặc dù chúng ta khơng tác động trực tiếp vào các phần tử DOM ở
View nhưng vẫn thực hiện được cơ chế Data-binding. Điều này làm cho tốc độ
ứng dụng tăng lên đáng kể – một lợi thế không thể tuyệt vời hơn khi sử dụng
Virtual-DOM.

2.1.3.

Ưu điểm và nhược điểm

2.1.3.1.
-

Ưu điểm

Reactjs dễ học và sử dụng:

-

Công nghệ này được cung cấp rất nhiều tài liệu và hướng dẫn cụ thể, bên
cạnh đó rất cộng đồng đơng đảo nên phần lớn thắc mắc của bạn sẽ được
giải quyết.

-

Vì Reactjs là thư viện mã nguồn mở của Javascript, cho nên bất kì develop
nào có nền tảng về Javascript đều tiếp cận công nghệ này dễ dàng.

-

Nâng cao hiệu suất:
-

Reactjs cải thiện hiệu suất nhờ DOM ảo. DOM là API lập trình và xử lý đa
nền tảng. Hầu hết các lập trình viên đều gặp vấn đề về DOM khi chúng
được cập nhật, khi đó sẽ làm giảm đi hiệu suất của trang web. React giải
quyết vấn đề này bằng việc cung cấp DOM ảo. Khi viết các component,
chúng ta khơng viết trực tiếp vào DOM. Thay vào đó chúng ta viết vào các
components ảo, và sau đó sẽ chuyển thành DOM. Vì thế, React sẽ cải thiện
hiệu suất của trang web.

-

React component:
-

Với React component, trang web của bạn sẽ được chia ra thành các thành


11


phần nhỏ để việc quản lý dễ dàng hơn. Hơn thế thế, các component có
tính tái sử dụng cao. Cho nên bạn có thể sử dụng lại nó một cách độc lập.
-

React Developer Tools:
-

Reactjs không chỉ là một thư viện tốt để thiết kế giao diện người dùng, mà
nó cịn được hỗ trợ bởi React Developer Tools. Đây là extension trên trình
duyệt giúp bạn tránh được nhiều lỗi bằng cách cung cấp cho bạn cái nhìn
tổng quan về các state và prop hiện tại của từng Component, Component
tree cụ thể, cũng như theo dõi được hiệu năng các quá trình trong
component với các khoảng thời điểm khác nhau

2.1.3.2.
-

Nhược điểm

Reactjs không phải là framework, cho nên bạn phải tự xây dựng dự án bằng thủ
cơng.

-

Tích hợp Reactjs vào các framework MVC truyền thống u cầu cần phải cấu hình
lại


-

Poor Document: Đó là một nhược điểm khá phổ biến đối với các công nghệ cập
nhật liên tục. Các công nghệ cập nhật và tăng tốc nhanh đến mức khơng có thời
gian để tạo tài liệu phù hợp. Để khắc phục điều này, các nhà phát triển tự viết
hướng dẫn với việc phát triển các bản phát hành và công cụ mới trong các dự án
hiện tại của họ.

12


2.2.

NodeJS
2.2.1.

Tổng quan

Hình 2.5. Tổng quan về NodeJS
-

NodeJS là một mơi trường runtime chạy JavaScript đa nền tảng và có mã nguồn
mở, được sử dụng để chạy các ứng dụng web bên ngồi trình duyệt của client.
Nền tảng này được phát triển bởi Ryan Dahl vào năm 2009, được xem là một giải
pháp hoàn hảo cho các ứng dụng sử dụng nhiều dữ liệu nhờ vào mơ hình hướng
sự kiện (event-driven) không đồng bộ.
2.2.2.

-


Lý do nên sử dụng NodeJS

Tốc độ cực nhanh: Được xây dựng dựa trên engine JavaScript V8 của Google
Chrome, do đó các thư viện của nó có khả năng thực thi code chỉ rất nhanh.

-

NPM: Với hơn 50,000 package khác nhau, các developer có thể dễ dàng lựa chọn
bất kỳ tính năng nào để xây dựng cho ứng dụng của mình.

-

Lập trình khơng đồng bộ: Mọi API của Node.JS đều có tính khơng đồng bộ (nonblocking), do đó một server dựa trên Node.JS không cần phải đợi API trả về dữ
liệu.

-

Khơng có buffering: Node.JS giúp tiết kiệm thời gian xử lý file khi cần upload âm

13


thanh hoặc video vì các ứng dụng này khơng bao giờ buffer dữ liệu mà chỉ xuất
dữ liệu theo từng phần (chunk).
-

Đơn luồng: Node.JS sử dụng mơ hình đơn luồng với vịng lặp sự kiện. Do đó các
ứng dụng có thể xử lý số lượng request lớn hơn rất nhiều so với các server truyền
thống như Apache HTTP Server.

2.2.3.

Ưu và nhược điểm

2.2.3.1.

Ưu điểm

-

IO hướng sự kiện không đồng bộ, cho phép xử lý nhiều yêu cầu đồng thời.

-

Sử dụng JavaScript – một ngơn ngữ lập trình dễ học.

-

Chia sẻ cùng code ở cả phía client và server.

-

NPM(Node Package Manager) và module Node ngày càng phát triển mạnh mẽ.

-

Cộng đồng hỗ trợ tích cực.

-


Cho phép stream các file có kích thước lớn.
2.2.3.2.

-

Nhược điểm

Khơng có khả năng mở rộng, vì vậy khơng thể tận dụng lợi thế mơ hình đa lõi
trong các phần cứng cấp server hiện nay.

-

Khó thao tác với cơ sử dữ liệu quan hệ.

-

Mỗi callback sẽ đi kèm với rất nhiều callback lồng nhau khác.

-

Cần có kiến thức tốt về JavaScript.

-

Khơng phù hợp với các tác vụ địi hỏi nhiều CPU.

14


2.3.


MongoDB
2.3.1.

Tổng quan

Hình 2.6. Tổng quan về mongoDB
-

MongoDB là một cơ sở dữ liệu mã nguồn mở và là cơ sở dữ liệu NoSQL hàng đầu,
được hàng triệu người sử dụng. MongoDB được viết bằng C++.

-

Ngoài ra, MongoDB là một cơ sở dữ liệu đa nền tảng, hoạt động trên các khái
niệm Collection và Document, nó cung cấp hiệu suất cao, tính khả dụng cao và
khả năng mở rộng dễ dàng.

15


2.3.2.

Cách thức hoạt động

Hình 2.7. Kiến trúc MongoDB
-

MongoDB hoạt động dưới một tiến trình ngầm service, ln mở một cổng (Cổng
mặc định là 27017) để lắng nghe các yêu cầu truy vấn, thao tác từ các ứng dụng

gửi vào sau đó mới tiến hành xử lý.

-

Mỗi một bản ghi của MongoDB được tự động gắn thêm một field có tên “_id”
thuộc kiểu dữ liệu ObjectId mà nó quy định để xác định được tính duy nhất của
bản ghi này so với bản ghi khác, cũng như phục vụ các thao tác tìm kiếm và truy
vấn thơng tin về sau. Trường dữ liệu “_id” luôn được tự động đánh index (chỉ
mục) để tốc độ truy vấn thông tin đạt hiệu suất cao nhất.

-

Mỗi khi có một truy vấn dữ liệu, bản ghi được cache (ghi đệm) lên bộ nhớ Ram,
để phục vụ lượt truy vấn sau diễn ra nhanh hơn mà khơng cần phải đọc từ ổ
cứng.

-

Khi có u cầu thêm/sửa/xóa bản ghi, để đảm bảo hiệu suất của ứng dụng mặc
định MongoDB sẽ chưa cập nhật xuống ổ cứng ngay, mà sau 60 giây MongoDB
16


mới thực hiện ghi toàn bộ dữ liệu thay đổi từ RAM xuống ổ cứng.
2.3.3.

Ưu điểm và nhược điểm

2.3.3.1.
-


Ưu điểm

Ít schema hơn: Vì schema được sinh ra là để nhóm các đối tượng vào 1 cụm, dễ
quản lý. Ví dụ như tạo 1 schema tên là Students chẳng hạn thì chỉ có những gì liên
quan đến student thì mới được cho vào schema này. Trong khi đó trong
mongodb thì chỉ 1 collection ta có thể chứa nhiều document khác nhau . Với mỗi
document thì số trường, nội dung, kích thước lại có thể khác nhau.

-

Cấu trúc của một đối tượng rõ ràng.

-

Khơng có các Join phức tạp.

-

Khả năng mở rộng cực lớn: việc mở rộng dữ liệu mà không phải lo đến các vấn đề
như khóa ngoại, khóa chính, kiểm tra ràng buộc, ... MongoDB cho phép thực hiện
replication và sharding nên việc mở rộng cũng thuận lợi hơn.

-

Sử dụng bộ nhớ trong để lưu giữ cửa sổ làm việc cho phép truy cập dữ liệu nhanh
hơn. Việc cập nhật được thực hiện nhanh gọn nhờ update tại chỗ (in-place).
2.3.3.2.

-


Nhược điểm

Dữ liệu được caching, lấy RAM làm trọng tâm hoạt động vì vậy khi hoạt động yêu
cầu một bộ nhớ RAM lớn

-

Như đã giới thiệu ở trên, mọi thay đổi về dữ liệu mặc định đều chưa được ghi
xuống ổ cứng ngay lập tức vì vậy khả năng bị mất dữ liệu từ nguyên nhân mất
điện đột xuất là rất cao.

17


CHƯƠNG III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG
3.1.

Xây dựng kiến trúc hệ thống
3.1.1.

Công nghệ sử dụng

-

Ngôn ngữ: Javascript, CSS

-

UI framework: ReactJS


-

Database: MongoDB

-

IDE: Visual Studio Code
3.1.2.

Kiến trúc hệ thống: Mơ hình MVC

Hình 3.1. Kiến trúc hệ thống MVC
-

View
-

View là một phần của ứng dụng đại diện cho việc trình bày dữ liệu.

-

View được tạo bởi các dữ liệu mà chúng ta lấy từ dữ liệu trong model. Một
view yêu cầu model cung cấp đầy đủ dữ liệu để nó hiển thị đầu ra cho
người dùng.

-

View chính là nơi chứa những giao diện như một nút bấm, khung nhập,
menu, hình ảnh… nó đảm nhiệm nhiệm vụ hiển thị dữ liệu và giúp người

dùng tương tác với hệ thống.

-

Controller
-

Controller là một phần của ứng dụng xử lý tương tác của người dùng. Bộ
18


điều khiển diễn giải đầu vào chuột và bàn phím từ người dùng, thông báo
cho model và view để thay đổi khi thích hợp.
-

Controller là nơi tiếp nhận những yêu cầu xử lý được gửi từ người dùng,
nó sẽ gồm những class/ function xử lý nhiều nghiệp vụ logic giúp lấy đúng
dữ liệu thông tin cần thiết nhờ các nghiệp vụ lớp Model cung cấp và hiển
thị dữ liệu đó ra cho người dùng nhờ lớp View.

-

Controller gửi các lệnh đến model để làm thay đổi trạng thái của nó (Ví dụ:
ta thêm mới 1 user hoặc cập nhật tên 1 user). Controller cũng gửi các lệnh
đến view liên quan của nó để thay đổi cách hiển thị của view (Ví dụ: xem
thơng tin 1 user).

-

Model: Thành phần model lưu trữ dữ liệu và logic liên quan của nó. Bao gồm các

class function xử lý các tác vụ như truy vấn, thêm, sửa hoặc xóa dữ liệu. Ví dụ,
một đối tượng Controller sẽ lấy thông tin khách hàng từ cơ sở dữ liệu. Nó thao
tác dữ liệu và gửi trở lại cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng nó để hiển thị dữ liệu.

3.1.3.

Sơ đồ Use-case

Hình 3.2. Sơ đồ use-case

19



×