Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

ôn tập hóa kỹ thuật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.36 KB, 52 trang )

Ô NHIỄM VÀ THOÁI HÓA ĐẤT
A. GiỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm
-Ô nhiễm đất là quá trình biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm làm thay
đổi tính chất và cấu trúc của nó theo hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho
các nhu cầu của con người.
-Thoái hoá đất đai là dấu hiệu chung của sự suy giảm nhất thời hoặc thường
xuyên khả năng sản xuất của đất đai (UNEP, 1992). Hoặc là những quá trình thay đổi
các tính chất lý-hóa-sinh học của đất dẫn đến đất giảm ( hoặc mất ) khả năng thực
hiện các chức năng của mình.
2. Phân loại đất bị ô nhiễm
Nguồn gốc phát sinh
-Tự nhiên: Do lắng đọng của các chất và hoạt động địa chất của trái đất.
-Nhân tạo :Chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp
Tác nhân gây ô nhiễm: Tác nhân vật lí Tác nhân hóa học tác nhânsinh học
3. Các kiểu thoái hóa đất
Phèn hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất.
Bạc màu hóa.
Kết von đá ong hóa.
Xói mòn, rửa trôi.
Quá trình sa mạc hóa.
Quá trình mặn hóa.
B. NỘI DUNG
1.Hiện trạng
a. Trên thế giới
Tổng diện tích 14.777 triệu ha. Trong đó, 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ,
32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.
Tài nguyên đất của thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi,
bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm đất và biến đổi khí hậu. Hiện nay 10%
đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.
b. Việt Nam


Việt Nam còn khoảng 9,34 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện
tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha
đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng.
Ninh Thuận, Bình Thuận là hai địa phương có chỉ số khô hạn cao nhất và có quá
trình sa mạc hóa diễn ra mạnh nhất VN.
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :
ÔN do phân hóa học: sử dụng không đúng kỹ thuật, trên 50% lượng đạm, 50%
lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư gây ô nhiễm đất. Các loại phân vô cơ như
K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, xuất hiện nhiều độc tố trong đất như
ion Al3+, Fe3+, Mn2+…
ÔN thuốc BVTV: khối lượng thuốc BVTV được sử dụng ở VN còn ít, trung bình
từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc BVTV
trong đất.
ÔN chất thải vào đất do hoạt động CN: hàm lượng KLN trong đất gần các khu CN
đã tăng lên những năm gần đây. Tại cụm CN Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15
lần, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao gấp 1,3 lần so với tiêu chuẩn.
2. Nguyên nhân
a. Tự nhiên
Nhiễm phèn : do nước phèn từ nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+,
Al3+, SO42
Nhiễm mặn : do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,…
Các khoáng vật hình thành đất chứa một hàm lượng nhất định các kim loại nặng,
khi chúng vượt quá giới hạn thì trở thành chất ô nhiễm.
Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S.
FeS, )
Các chất phóng xạ có sẵn trong lòng đất (U238, Ra226,…) gặp điều kiện thuận lợi
thì phân rã, gây phóng xạ với nồng độ cao gây hại
đất.
Vận động địa chất của trái đất : sóng thần, sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở
Do thay đổi khí hậu, thời tiết : mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão

b. Nhân tạo
Chất thải công nghiệp
Chất thải xây dựng :gạch ngói, thủy tinh,bê tông,…trong đất các chất này bị biến
đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rất khó bị phân hủy,…
Chất thải kim loại các loại bình điện, sắt phế liệu, chất dẻo (Ni, Cd),…
Chất thải khí CO : sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn của các phương tiện giao
thông, núi lửa, khói lò gạch…
CO2 và SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa acid,
làm tăng quá trình chua hóa đất.
Chất thải hữu cơ và hóa học Chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, công nghiệp sản xuất pin-
ắcquy, sản xuất hóa chất,…
Nước từ cống rãnh thành phố được sử dụng làm nguồn nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp.
Chất thải nông nghiệp Phân và nước tiểu động vật Lan truyền từ môi trường đã
ô nhiễm (không khí, nước), từ xác bã thực, động vật.
Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như phân bón hóa học, chất kích thích sinh
trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,…
Chất thải sinh hoạt : chôn rác, bãi rác và hầm cầu tự hoại, nước và bùn cống rãnh,
độc chất kim loại nặng từ nước thải thành phố.
Các nguyên nhân khác :
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông.
Vi sinh vật : chất thải của người, động vật, đặc biệt của bệnh viện chưa qua xử lý
tạo điều kiện cho nhiều vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Chất thải phóng xạ : các thảm họa nhà máy điện hạt nhân, các trung tâm nghiên cứu
khoa học.
Do chiến tranh.
Ô nhiễm dầu : các sản phẩm dầu mỏ bị rò rỉ hay đổ tràn trên mặt đất.
Sự tăng dân số và đói nghèo.
Đốt phá rừng làm nương rẫy.
Canh tác trên đất dốc lạc hậu

3. Hậu quả
Làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi.
Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp
thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người.
4. Biện pháp
a. Các biện pháp giảm thiểu và cải tạo đất.
Điều tra và phân tích đất.
Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm.
Làm sạch hóa đồng ruộng.
Đổi đất, lật đất.
Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu vi sinh vật.
Thực hiện luật môi trường.
b. Các biện pháp hạn chế.
Công nghệ biogas (công nghệ khí sinh học)
Cải tạo đất nhiễm kim loại nặng bằng thực vật
Cơ chế : Sử dụng thực vật hấp thụ và tích các kim loại này trong các bộ phận khác
nhau của chúng.
Cỏ Vertiver hấp thụ được Al, Zn, Mn, Ni…có trong đất.
Loài thực vật Pteris vittata L, có thể hút As từ đất
Tái chế rác thải
Sáng chế ra ni lon dễ phân huỷ.
C. KẾT LUẬN
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá
Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô
thị hoá như hiện nay
Ô nhiễm và thoái hóa đất cần được ngăn chặn và giải quyết có hiệu quả.
DIOXIN
I. Giới thiệu về dioxin
1. Dioxin là gì ???

Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền
vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác
2. Tính chất
Ở trạng thái rắn, không màu, không mùi, kết tinh ở trạng thái tinh khiết
Bền vững trong môi trường và ít bị phân hủy do các yếu tố bên ngoài như: nhiệt
độ, độ ẩm, hóa chất,…
Ít tan trong các dung môi hữu cơ, không tan trong nước.
II. Các Nguồn Phát Sinh
Từ quá trình đốt cháy (các hợp chất hữu cơ với sự có mặt của clo).
Từ quá trình sản xuất và sử dụng một số thuốc diệt cỏ.
Từ các quá trình tự nhiên như: cháy rừng, phun trào núi lửa. Ngoài ra, những con
đường phân hủy sinh học hoàn toàn cũng tạo ra Dioxin.
Phát thải vào nước các hóa chất chứa Dioxin.
Phát thải các sản phẩm chứa thành phần Dioxin
Phát thải trực tiếp các sản phẩm tạp nhiễm, nước thải chứa thành phần Dioxin vào
đất hay lắng tụ từ không khí vào đất.
III.Thực trạng dioxin ở Việt Nam
Trong 10 năm(1961 – 1971), trải dải trên các tỉnh của miền Nam Việt Nam, quân đội
Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc hóa học diệt cây, trong đó trên 40 triệu lít chất
độc da cam có chứa dioxin.
Diện tích đất bị rải ở Việt Nam từ 1962-1969
Đất rừng Đất canh tác Tổng số
1824240 ha 202000 ha 2026240 ha
Địa phương Diện tích tự nhiên Diện tích bị rải % Sr/Sr
Các tỉnh trung trung bộ 960.120 323.866 33,73
Các tính nam trung bộ 4.588.022 930.723 20,28
Các tỉnh tây nguyên 5.613.390 740.393 13,19
Các tỉnh đông nam bộ 2.350.414 1.338.423 56,94
Tổng cộng 13.511.945 3.333.405 24,67
IV.Tác động của dioxin đối với môi trường và con người

1. Tác động tới môi trường
a.Môi trường đất:
- Việc thải chất diệt cỏ chứa 2,4 D và 2,4,5-T đã làm thúc đẩy nhanh quá trình phân
hủy lớp đất màu mỡ trên mặt, tăng nguy cơ đất bị xói mòn, làm thay đổi thành phần
thổ nhưỡng của đất.
Các vùng còn lưu tồn dioxin ở trong đất lượng cao sau 30 năm thường là các vùng
trầm thủy (ngập nhiều tháng trong năm), đất rất chua phèn (pH < 3,5), do đó khó tìm
loài vi sinh vật thích nghi và phát triển hữu hiệu trong điều kiện này.
b.Môi trường nước
- Dioxin ít tan trong nước nên được tìm thấy rất ít trong nước, chủ yếu có ở đáy bùn,
trầm tích biển.
- Các phần tử của chất độc này lơ lửng và bám vào các loại rong rêu, bùn đất trong
các ao hồ và ngấm vào lòng đất
c.Môi trường không khí:
- Dioxin tồn tại dưới dạng hơi hoặc bám vào các hạt bụi.
d.Đối với thưc vật
Làm cho cây cối bị rụng lá, gây ra hiện tượng xói mòn khi có các trận mưa lớn, đất
lở cuốn theo đất xuống các dòng sông làm cho nước bị nhiễm, dẫn đến các loài thủy
sinh cũng bị nhiễm và cuối cùng là con người.
2. TÁC HẠI CỦA DIOXIN ĐẾN CON NGƯỜI
Dioxin cũng là chất gây ung thư.
Dioxin tác động lên bộ phận sinh sản nữ giới.
Biến đổi hormon
Tác động lên bộ máy
sinh sản phụ nữ
Giảm khả năng sinh
sản Phụ nữ
Rối loạn chứcnăng
buồng trứng
Viêm màng

dạ con
Giảm lượng
testosterone
Tác động lên bộ máy sinh sản
nam giới
Giảm số lượngtinh trùng
Giảm kích thước cơ quan sindục
Tinh hoàn biến đổi
bất thường
VI. Các biện pháp giảm thiểu và xử lý Dioxin
1Biện pháp giảm thiểu:
Trồng rừng nhằm tránh xói mòn đất mang theo dioxin ra khỏi nơi tích tụ ban đầu.
Lắp đặt các thiết bị lọc - hấp thụ khói bụi có chứa có chứa Dioxin trong các nhà
máy.
Ngăn chặn các con đường nhiễm Dioxin vào thức ăn.
Có những nghiên cứu sâu hơn về thời gian bán phân hủy của Dioxin trong Môi
trường.
Nghiên cứu về cơ chế tương tác giữa dioxin và sinh vật.
Ngăn chặn sự phát tán sinh học của Dioxin trong môi trường.
Mỗi người dân phải có ý thức hơn trong những bảo vệ môi trường sống xung
quanh.
2. Phương pháp xử lý
A: Phương pháp xử lý hóa lý.
Phương pháp phá hủy bằng nhiệt là phương pháp trực tiếp nhất để xử lí và hủy
những vật chất bị nhiễm CDD vì dưới điều kiện thích hợp, sự phá vỡ CDD được bảo
đảm người ta sử dụng lò nung, lò quay, lò thiêu có bơm dịch, lò thiêu bằng tia hồng
ngoại.
Phương pháp khử hấp thu nhiệt
*Một giếng đặc biệt bằng bê tông được thiết kế cho công việc xử lý dioxin. Bên
trong giếng là một bể bằng thép được đặt ngăn với giếng bê tông bằng một lớp ngăn

cách. Các thiết bị gia nhiệt được đặt bên trong lớp thùng bằng thép, nhiệt độ được
điều chỉnh bằng nhiệt kế cho phù hợp. Một thiết bị được đặt ở giữa bể, rồi qua cylon,
đến thiết bị õi hóa nhiệt. Khí được làm mát qua trao đổi nhiệt được hấp thụ bằng than
hoạt tính và cuối cùng không khí sạch đã được xử lý.
B: Phương pháp sinh học
TCDD VSV
Tiết ezim ngoại bào,oxh hchc
Chất hữu cơ trung gian, đơn giản hơn

quá trình sinh trưởng, phát triển vsv
Chất hữu cơ không độc + Khí (CO2, CH4 )
* Việc xử lí Dioxin trên cơ thể người gặp nhiều khó khăn. Dioxin tích lũy trong
cơ thể người tại các mô mỡ, không bị phân giải trong cơ thể và bài tiết nguyên vẹn
qua đường mật, sữa.
Một số giải pháp loại trừ Dioxin ra khỏi cơ thể:
Làm giảm độc tính Dioxin trên cơ thể bằng cách sử dụng những chất có tác dụng
khử mạnh như: axit béo chứa vitamin C, E, Fe, Se với liều lượng nhỏ.
Giảm trọng lượng cơ thể: tiêu mỡ làm giảm lượng Dioxin trong cơ thể.
Người mẹ nhiễm Dioxin không cho con bú sữa.
BĂNG CHÁY,
GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG SẠCH ?
I: BĂNG CHÁY LÀ GÌ?
1 Băng cháy là một dạng năng lượng hóa thạch ở dạng rắn, được hình thành từ
khí thiên nhiên và nước ở điều kiện thích hợp
Nó thường có màu trắng như băng tuyết hoặc có thể có màu nâu, màu vàng hoặc
có thể có màu đỏ
2)Quá trình hình thành và cấu tạo
Băng cháy hình thành ở dưới điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp
(dưới 0 độ C),
Băng cháy không phải là một hợp chất hữu cơ mà cấu trúc của nó là cấu trúc lồng

Thường gặp ở 2 dạng cấu trúc tinh thể lập phương và lục phương.
3)Phân bố băng cháy
Băng cháy phân bố ở khắp các đáy biển và trong lòng đất trên thế giới .Nói chung
ở các đáy biển sâu hơn 300 m có nguồn methane hình thành từ xác sinh vật biển trầm
tích, và nhiệt độ thấp (dưới Oo C) là có thể có .
Ở nước ta băng cháy tập trung chủ yếu ở biển đông
4)trữ lượng băng cháy
Do cấu trúc đặc biệt của băng cháy nên khi nhiệt độ tăng hoặc giảm áp suất, băng
cháy sẽ phân giải theo tỷ lệ: 1 m3 băng cháy cho ra 164 m3 khí methane và 0,8 m3
nước
Theo thông tin từ chương trình nghiên cứu của cơ quan tài nguyên thiên nhiên
Canada, trữ lượng băng cháy vừa phát hiện dưới đáy biển có thể đáp ứng 100% nhu
cầu năng lượng của thế giới trong 2.000 năm nữa.
Sức mạnh của băng cháy
Băng cháy có mặt dưới đáy các đại dương và lòng đất trên khắp thế giới. Trước hết,
nó hiện diện trên một vùng rộng lớn ở các cực của Trái Đất, trên sườn các lục địa ở
độ sâu từ 600 đến 1.000 mét.
Khai thác băng cháy
Hiện nay các nước trên thế giới đã và đang nỗ lực tiềm kiếm, nghiên cứu và khai
thác băng cháy trong đó diển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Việt
Nam….
II) BĂNG CHÁY CÓ LÀ NĂNG LƯỢNG SẠCH ?
Ở DẠNG THÔ: không như các nhiên liệu khác (như xăng, dầu…) khi cháy có thể
tạo ra nhiều chất có hại như CO2,SO2,CO…băng cháy khi cháy chỉ tạo ra sản phẩm
là CO2 và nước
+ Do cấu trúc đặc biệt, các lồng của băng cháy thường có CO2 trong lõi. Vì thế,
nếu CO2 được bơm vào băng cháy, nó sẽ thay thế metan ngay tức thì. Nhờ đó mà
chúng ta có thể thu được metan và “nhốt” CO2 trong tinh thể băng. “Metan trong
băng cháy có thể trở thành nguồn năng lượng sạch trong tương lai”, Tim Collett, một
chuyên gia của Cơ quan Địa chất Mỹ, phát biểu

=băng cháy hoàn toàn có thể là năng lượng sạch của tương lai
ỨNG DỤNG BĂNG CHÁY
Băng cháy có thể dùng để làm năng lượng thắp sáng và để đốt thay thế cho xăng
và dầu mỏ
MƯA ACID
Mở đầu
Mưa rất quan trọng đối với sự sống của các loài sinh vật. Mưa mang tới cho sinh
vật nước để sinh sống. Thế nhưng ở nhiều nơi trên trái đất mưa đang trở thành mối
nguy hại bởi vì khí quyển đã bị ô nhiễm bởi các khí thải từ các nhà máy, xe ôtô và
các hoạt động của con người đã làm cho những cơn mưa trở nên nguy hiểm cho sự
sống của mọi loài sinh vật.
Loại mưa đó được gọi là “mưa axit”
Mưa axit là gì???
Mưa axit là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6.
Mưa axít là sự lắng đọng thành phần axít trong những cơn mưa, sương mù, tuyết,
băng, hơi nước v.v.
Mưa axit xảy ra ở đâu?
Ở các khu vực công nghiệp hay những khu vực có khí quyển bị ô nhiễm do hơi đốt
và khói các nhà máy thải ra.
Nước mưa cũng kết hợp với khí thải của các nhà máy-có thể bị gió mang đi đến
những vùng rất xa khu vực bị ô nhiễm đó
Nguyên nhân gây ra mưa axit
Do trong nước mưa có chứa các oxit lưu huỳnh và oxit nitơ, các oxit này tan vào
nước tạo nêncác axit tương ứng của chúng làm cho độ PH thấp gây nên hiện tượng
mưa axit.
Các nhà khoa học đều khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do “các hoạt động của
con người gây nên”.
Ngoài ra còn do những vụ phun trào của núi lửa, hay các đám cháy
Các phản ứng hoá học :
1. Lưu huỳnh:

Quá trình đốt cháy lưu huỳnh
S + O2 → SO2
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxít:
SO2 + OH → HOSO2
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2 và O2:
HOSO2 + O2→ HO2 + SO3
Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước:
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)
→ Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.
2. Nitơ
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k)
Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.
Ảnh hưởng của mưa acid lên ao hồ và hệ thủy sinh vật
Mưa acid rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang
các kim loại độc xuống ao hồ
Acid sulfuric ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ oxy, muối và các dưỡng
chất để sinh tồn của các sinh vật sống dưới nước.
Các phân tử acid trong nước tạo nên các nước nhầy trong mang của cá làm ngăn
cản khả năng hấp thu oxygen của các làm cho chúng bị ngạt
Các ảnh hưởng của pH đến hệ thủy sinh vật có thể tóm tắt như sau
pH < 6,0 Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết (như phù du, stonefly), đây
là nguồn thức ăn quan trọng của cá
pH < 5,5 Cá không thể sinh sản được. Cá con rất khó sống sót. Cá lớn bị dị dạng
do thiếu dinh dưỡng. Cá bị chết do ngạt
pH < 5,0 Quần thể cá bị chết
pH < 4,0 Xuất hiện các sinh vật mới khác với các sinh vật ban đầu
Ảnh hưởng của mưa acid lên thực vật và đất
Khi có mưa acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm

trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và
gây độc cho cây
Khí SO2 tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể soma của lá cây gây cản trở quá
trình quang hợp
Ảnh hưởng đến khí quyển
Các sương mù acid làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt trời.
Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc
Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng
Ảnh hưởng đến các vật liệu
Mưa acid cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quý giá. Hệ thống thông khí của các
thư viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt acid vào trong nhà và chúng tiếp xúc và phá
hủy các vật liệu nói trên.
Ảnh hưởng lên con người
Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí acid lên người bao gồm các
bệnh về đường hô hấp như: suyển, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau
mắt, đau họng Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích tụ sinh học các kim
loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại này do
mưa acid.
Mưa axit không phải lúc nào cũng có hạiMưa axit làm mát trái đất:
Những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm
lầy, nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên.
Mây acid làm lợi cho các đại dương
Các nhà khoa học đến từ đại học Leeds đã chứng minh rằng axit trong khí quyển
phân chia các phân tử sắt lớn trong bụi thành những hạt sắt cực nhỏ hòa tan mà các
sinh vật phù du dễ dàng hấp thu.
Giáo sư Michael Krom đến từ đại học Leeds, khảo sát viên chính của nghiên cứu,
cho biết: “Quá trình này đang diễn ra với các đám mây trên khắp thế giới, và có
những tác động rất lý thú đối với các đại dương. Những gì chúng tôi khám phá được
lần này là một nguồn sắt hòa tan có lợi cho sinh vật đang được đưa xuống bề bặt Trái
đất qua các trận mưa.”

VIỆT NAM VÀ MƯA ACID
Tháng 8/1999 Việt Nam chính thức tham gia vào Mạng lưới giám sát lắng đọng axit
vùng Đông á (EANET)
Năm 2005 đo tại 2 trạm quan trắc Hà Nội, Hoà Bình và khẳng định, hiện tượng
mưa axit đã xuất hiện tại một số nơi tại Việt Nam với độ
pH < 5, 5
Trong cả nước, mưa axit chiếm tới 30-50% số lần mưa.
Những nơi có tần suất cao lên tới 50%, điển hình như Việt Trì, Tây Ninh và Huế.
Theo số liệu quan trắc, Hà Nội và TP.HCM có tần suất mưa axit thấp hơn các
vùng khác.
Mưa axit cũng bị ảnh hưởng theo mùa, ở miền Bắc lượng ion vào mùa khô cao
hơn. Tại Huế, Quy Nhơn lượng ion vào mùa mưa lại cao hơn. Tại miền Nam lượng
ion thấp vào mùa mưa…
Biện pháp
Biện pháp quản lý việc xả khí thải.
Xây dựng công ước và điều luật về môi trường trong việc xả thải các khí SO2 và
NO2 ra môi trường.
Công ước và điều luật đó phải được áp dụng trên toàn cầu, các quốc gia phải thực
hiện.
Biện pháp giảm bớt phát thải khí SO2 và NOx
Đối với SO2
Sử dụng than sạch - than đã được phân loại bằng trọng lực để loại FeS2 - hoặc sử
dụng than có hàm lượng sulfur thấp (subbituminuos).
Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc ướt, sử dụng dung dịch nước vôi hoặc xút để
làm chất hấp thụ. Phản ứng xảy ra như sau:
CaCO3 + SO2 + H2O + O2 → CaSO4 + CO2 + H2O
Phương pháp làm sạch SO2 bằng sữa vôi
SO2 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O
Phương pháp làm sạch SO2 bằng amoniac
(NH4)2SO3 + SO2 + H2O = 2NH4HSO3

Phương pháp kẽm
ZnO + SO2 + H2O = ZnSO3. H2O
Đối với NOx
Sử dụng phương pháp đốt gọi là "Overfire Air". Theo phương pháp này một phần
không khí cần thiết cho quá trình đốt sẽ được chuyển hướng lên phía trên của buồng
đốt. Làm như vậy, quá trình đốt sẽ diễn ra trong điều kiện có ít oxy hơn và làm giảm
quá trình oxy hóa nitơ trong không khí thành NOx.
Xử lý khí thải bằng chất xúc tác. Trong quá trình này người ta cho ammonia tác
dụng với NO trong một buồng xúc tác.
4NO + 4 NH3 + O2 > 4N2 + 6 H2O
2NO2 + 4 NH3 + O2 > 3N2 + 6 H2O
Trong các động cơ xe người ta gắn thêm một bộ phận lọc khí có hình tổ ong được
mạ platinum, pallandium hoặc Rhodium. Ở tại bộ phận này sẽ diễn ra phản ứng oxy
hóa, phản ứng khử để biến NOx, CO các hydrocacbon thành các chất khí không gây
hại như CO2 , N2, O2
Sử dụng nhiên liệu sạch Xe đạp điện Xe sử dụng khí hoá lỏng Sử dụng năng
lượng mặt trời
Hạn chế sự bay hơi của nhiên liệu: cải tiến vòi bơm xăng
Phương pháp sinh học khắc phục hậu quả mưa acid
Để bảo vệ các công trình kiến trúc và điêu khắc khỏi sự ăn mòn người ta sử dụng
vi khuẩn Myxococcus xanthus. Chúng tạo nên một lớp cacbon hydrat (vữa sinh học)
bền hơn đá vôi và chịu được mưa axit.
Phân tử kỳ lạ quét sạch mưa axit
Các nhà khoa học thuộc đại học Purdue và đã phát hiện phân tử cần thiết có khả
năng phá vỡ các chất ô nhiễm trong bầu khí quyển. Đây là một phân tử không bình
thường với hai liên kết hyđrô và chưa từng được phát hiện trước đây. Bức ảnh trên
chỉ rõ cấu trúc của phân tử, với hình cầu màu xanh là nguyên tử nitơ, màu đỏ là
nguyên tử hyđrô, màu trắng là nguyên tử oxy, và phần màu vàng cho thấy vị trí của
liên kết hyđrô kép. (Ảnh: Joseph Francisco/ Purdue News Service)
Một số thông tin về mưa axit

Trận mưa có độ acid thấp ở mức kỷ lục (pH = 2,4) diễn ra ở New England.
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1872 tại Anh.
Vào năm 1976 cây cầu bắc ngang sông Ohio đã sập làm chết 46 người do mưa axit
MẶT TRỜI -
NGUỒN NĂNG LƯỢNG
I.Một số khái niệm
Năng lượng mặt trời?
Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời,
cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi
sao này.
Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi
phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
II. Cơ sở khoa học
:1. Phản ứng hạt nhân trên mặt trời:
41H → 4He + 2e+ + 2νe + năng lượng
2.Trái đất nhận năng lượng mặt trời?
Trái đất nhận được 174 petawat (PW) của bức xạ mặt trời đến (sự phơi nắng) ở phía
trên không khí. Khoảng 30% được phản xạ trở lại không gian trong khi phần còn lại
được hấp thụ bởi các đám mây, đại dương và vùng đất.
3. Công nghệ điện mặt trời:

Quang điện mặt trời

Nhiệt điện mặt trời
III.VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG MẶT TRỜI
1.Thực vật:
Ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát
triển cho tới khi cây ra hoa kết trái rồi chết.
2. Động vật
Các loài động vật cần ánh sáng mặt trời để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát

hiện rra những nguy hiểm cần tránh.
Ngoài ra ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ánh hưởng đến sự sinh sản của một
số động vật.
3. Con người
Ánh sáng mặt trời tác dụng tích cực tới sức khỏe và đời sống của con người, đặc
biệt là quá trình chuyển hóa và tổng hợp năng lượng của các tế bào sống.
Những lợi ích từ ánh sáng mặt trời:
Khỏe xương
Tăng cường hệ miễn dịch
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Làm khỏe da
Phòng ung thư
Làm tinh thần vui tươi, sảng khoái
Bên cạnh đó thì ánh sáng mặt trời còn có các tác dụng không có lợi nếu tiếp xúc
với ánh sáng mặt trời quá nhiều
Tạo ra hồng ban trên da, tạo ra sắc tố làm nâu da.
Làm tăng sự sinh sản các tế bào sừng của da
Còn có tác dụng làm lão hóa da
Có thể bị cảm nắng, hỏng mắt.
IV. Ứng dụng của năng lượng Mặt trời:
1 Hoạt động công nghiệp:
Công nghiệp điện mặt trời trên thế giới
Trong vòng khoảng 15 năm qua điện mặt trời phát triển rất nhanh, với tốc độ trung
bình là 25%/năm.
Chương trình điện mặt trời siêu công suất 2010 – 2025 ở Việt Nam
Tình trạng sử dụng năng lượng mặt trời hiện nay ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, NLMT tuy được sử dụng nhưng còn hạn chế do những nguyên nhân
khách quan như: giá thành thiết bị còn cao, hiệu suất thiết bị thấp, việc triển khai ứng
dụng thực tế còn hạn chế , nhưng vẫn có chung xu hướng là tăng cường sử dụng
NLMT để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch.

Ở một số vùng nông thôn miền núi, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời trong sấy
khô nông sản, trong sinh hoạt là rất phổ biến.
Hiện tại, Việt Nam cũng đã sản xuất được những tấm pin mặt trời, và sử dụng
nguồn năng lượng này một cách rộng rãi và triệt để hơn. Tin rằng, trong tương lai
không xa, chúng ta có thể khai thác tốt nguồn năng lượng quý giá này.
Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước nóng lớn phục vụ trong sản xuất chế biến
thì các nhà sản xuất đã cho ra đời dòng sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt
trời công nghiệp có dung tích lớn từ 500l , 1000l … 5000l trở lên.
Công nghiệp sản xuất pin mặt trời
Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời trên dàn khoan ngoài biển.
2. Hoạt động nông nghiệp:
Thiết bị sấy khô nông sản dùng năng lượng mặt trời
Tạo oxy cho mô hình nuôi tôm công nghiệp, thay thế máy chạy bằng dầu diesel.
Máy ấp trứng tự động:
3. Trong đời sống:
Bếp năng lượng mặt trời
Hệ thống đèn chiếu sáng đường bộ sử dụng bóng compact tiết kiệm điện và được
thiết kế mang tính thẩm mỹ cao.
Hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời lắp đặt trên nhiều tòa nhà
Hàng cột đèn hiện đại “đốt” bằng năng lượng mặt trời ở đảo Song Tử Tây thuộc
huyện đảo Trường Sa - Ảnh: Vũ Thanh Bình
Hầu hết các mái nhà trên quần đảo Trường Sa, cả đảo nổi lẫn đảo chìm, đều được
triển khai các tấm pin năng lượng mặt trời.
Một số ứng dụng độc đáo từ năng lượng mặt trời:
V. ƯU ĐiỂM VÀ NHƯỢC ĐiỂM:
Ưu điểm: Nguồn năng lượng dồi dào, vô hạn
Nguồn năng lượng xanh và sạch và thân thiện với môi trường.
Lựa chọn thích hợp cho việc sử dụng tiết kiệm và thay thế năng lượng hóa thạch.
Nhiều ứng dụng trong đời sống
Vd: Mỗi cột đèn chiếu sáng dùng bóng đèn led 28W vừa tiết kiệm năng lượng vừa

có tuổi thọ chiếu sáng dài. Trong ảnh, hệ thống chiếu sáng được bố trí ở trước cửa
một hộ dân trên đảo Song Tử Tây.
Nhược điểm:
Chi phí sản xuất các vật dụng hấp thụ năng lượng mặt trời cao.
Khó khăn trong việc thu thập ánh sáng mặt trời vào những ngày thời tiết mây mù.
Khó khăn trong việc tích trữ đủ năng lượng để sử dụng cho cả ngày và đêm.
Cần chú trọng trong việc hiện đại hóa thiết bị thu trữ năng lượng tránh làm ô
nhiễm thứ cấp môi trường.
VI. Một số ý tưởng mới, triển vọng:
1. Thu điện mặt trời từ trên vũ trụ
2. Xây dựng một vệ tinh để có thể thu năng lượng mặt trời và đưa nó trở lại
xuống Trái Đất
Hiện nay NASA đã tài trợ truyền hình vệ tinh tia điện năng lượng Mặt Trời xuống
Trái Đất
3. Tháp năng lượng mặt trời cao 800m tại
sa mạc Arizona Mỹ
Rừng và biến đổi khí hậu
I. Rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu,quần xã sinh
vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã và sinh vật và môi trường, các thành phần
trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn
cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
II. Biến Đổi Khí Hậu
Theo IPCC “Biến Đổi Khí Hậu” là “bất cứ thay đổi nào của khí hậu so với thời
gian, do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người”.
Theo UNFCCC thì “Biến Đổi Khí Hậu” là “Sự thay đổi khí hậu trực tiếp hay gián
tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất mà
cùng với biến đổi khí hậu tự nhiên đã quan sát trong một thời kì nhất định”
II. Vai trò của rừng đối với ứng phó biến đổi khí hậu.
1. Vai trò chung của rừng

Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối thì rừng chiếm
37 tỷ tấn. Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn oxy để phục vụ cho hô hấp của con
người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm. Theo (S.V. Belov
1976).
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy.
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to
lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều
hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của
vùng đất không có rừng.
Rừng có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ cân
bằng nồng độ oxi trong khí quyển.
Rừng không chỉ cung cấp oxi mà còn có tác dụng lọc không khí, làm cho không
khí trong lành. Rừng hấp thụ một lượng lớn khí CO2 trong khí quyển, làm giảm tác
nhân gây ra “Hiệu ứng nhà kính”.
Tán cây rừng có tác dụng giữ hơi nước trong rừng tạo nên độ ẩm cao, có tác dụng
bảo vệ đất, chống lại bức xạ mặt trời.
Cây rừng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước, bảo vệ nguồn nước, hạn
chế thiên tai.
Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn trên
sườn đất dốc, chống được bồi lấp lòng sông, lòng hồ
V. Hiện trạng tài nguyên rừng
1. Thế giơí
Tài nguyên rừng trên Trái Đất ngày càng thu hẹp về diện tích lẫn trữ lượng.Số liệu
thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái Đất thay đổi theo thời gian như sau:
-Đầu thế kỷ XX: 6 tỷ ha
-Năm 1958: 4.4 tỷ ha
-Năm 1973: 3.8 tỷ ha
-Năm 1995: 2.3 tỷ ha

Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) ngày 14/11/2011 cho biết tình trạng
phá rừng trên toàn cầu đang dần giảm đi nhưng rừng vẫn đang biến mất ở mức báo
động.
Tổ chức này cũng cho biết tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990 đến năm
2000, với 8,9 triệu hecte rừng bị biến mất hàng năm.
FAO cho biết trong bản đánh giá nguồn tài nguyên rừng toàn cầu rằng mỗi năm thế
giới mất 7,3 triệu hecta rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầu trong thời gian từ
2000 đến 2005
2.Việt Nam
Ở Việt Nam, năm 1943, có khoảng 14 triệu ha rừng, chiếm 43% diện tích tự nhiên,
năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn khoảng 34%, năm 1985
còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%, năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là
28% (Jyrki Salmi và cộng sự)
Biến động diện tích rừng qua các năm
Tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha đất có rừng, nhiều
hơn 140.070 ha so với năm 2008, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha
và rừng trồng là 2.919.538 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc năm 2009 là 39,1%; tăng
0,4% so với năm trước.
Đến cuối năm 2010 cả nước sẽ có 13.390.000 ha rừng và còn 2.850.000 ha đất
trống quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 42% - 43% vào năm
2010 và 47% vào năm 2020.
V. Nguyên Nhân và Hậu Quả của việc phá rừng
1.Nguyên Nhân
Nguyên nhân khách quan:
Khí hậu đang nóng dần lên làm thay đổi cơ cấu và sự đa dạng sinh học.
Nhiệt độ tăng lên còn làm tăng khả năng cháy rừng.
Những trận thiên tai, động đất, núi lửa, lũ quét lớn ảnh hưởng đến diện tích rừng
Nguyên nhân chủ quan:

Nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch, quy hoạch một số
việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề
Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém, hệ thống kiểm lâm chưa chặt chẽ,
kỷ luật tốt.
Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con
dân tộc vùng cao.
Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.
Do hoạt động phá rừng của bọn lâm tặc nhằm để lấy lâm sản
2. HẬU QUẢ CỦA PHÁ RỪNG
Thoái hóa đất và xói mòn: đất không có độ che phủ của rừng làm mất làmkhả năng
giữ nước của nó.
Thay đổi điều kiện khí hậu: mất cân bằng độ ẩm, điều hòa nhiệt độ, phá vỡ vận tốc
gió và lượng mưa ảnh hưởng.
Tiêu hủy môi trường sống tự nhiên: ảnh hưởng đến nơi trú ẩn của một số loài động
vật,đe dọa đến môi trường sống thích hợp của hệ thực vật.
Tiêu hủy một bồn rửa có giá trị cho các chất gây ô nhiễm môi trường: làm giam
khả năng phân giải các chất độc và khi độc như CO2, SO2, oxit nitơ…
Dẫn chứng về hậu quả của việc phá rừng
Việt Nam:
Lũ quét xảy ra với cường độ và tần suất ngày càng cao do rừng đầu nguồn bị phá
hủy mạnh.
Nguy cơ sa mạc hóa ở khu vực miền Trung do quá trình xói mòn, rửa trôi của ra
mạnh vào mùa mưa hằng năm
THẾ GiỚI:
Hiện tượng sa mạc hóa ảnh hưởng tới khoảng từ 3.000 tới 3.500 triệu mẫu đất, tức
khoảng 1/4 số đất đai của thế giới.
Lượng khí thải hàng năm do việc đốt những loại nhiên liệu ước lượng lên tới
khoảng 6.000 triệu tấn carbon, chủ yếu dưới dạng carbon dioxide. Trong đó 2.000
triệu tấn, tức khoảng 25% tổng số khí carbone dioxide thải ra là hậu quả của nạn phá
rừng, hoặc do các vụ cháy rừng gây ra.

Ước tính, tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20 phần trăm dân số thế giới sẽ bị
thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang
phát triển.
VI. Biện Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng
Thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm,
Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp
Các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân
những hiểu biết.
Những ngành tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ rừng
phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thực thi nhiệm.
Nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân, giảm dần áp lực của người dân
vào rừng, tạo cho người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản
phẩmlấy từ rừng, đồng thời, tạo sự phát triển bền vững cả về mặt sinh thái môi
trường cũng như về kinh tế, giúp người dân hưởng lợi từ rừng một cách lâu dài và
khoa học.
NĂNG LƯỢNG SẠCH
I. NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Pin mặt trời: là nguồn điện trong đó quang năng chuyển hóa thành điện năng. Pin
quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong của các chất bán dẫn:
german, silic, selen
Cấu tạo pin quang điện
II. NĂNG LƯỢNG GIÓ
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển trái đất.
Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi
trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ cổ đại.
Ứng dụng
Năm 2007 thế giới đã xây mới được khoảng 20073 MW điện, trong đó Mỹ với
5244 MW, Tây Ban Nha 3522MW, Trung Quốc 3449 MW, 1730 MW ở Ấn Độ và
1667 ở Đức, nâng công suất định mức của các nhà máy sản xuất điện từ gió lên
94.112 MW.

Tiềm năng phong điện ở Việt Nam chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Điều kiện tự
nhiên ở nước ta rất thích hợp phát triển phong điện với tổng công suất ước tính lên
đến 513.360MW. Tỉnh Bình Thuận có 75.000ha có tiềm năng đưa vào quy hoạch
sản xuất phong điện, với tổng công suất có thể lắp đặt khoảng 5.030MW.
III. NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
A. Xăng sinh học
Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử
dụng ethanol như là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì.
Ethanol được chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh
bột, xen-lu-lô, lignocellulose.
Xăng sinh học E5 pha 5% ethanol với 95% xăng A92. Ethanol được sản xuất từ
sắn, lá, mía, là loại cồn biến tính dùng để pha vào xăng cho ra E5. Tập đoàn dầu khí
Việt Nam đang xây dựng 3 nhà máy sản xuất ethanol tại Phú Thọ, Quảng Ngãi và
Bình Phước, với tổng mức đầu tư 240 triệu USD.
Sơ đồ sản xuất xăng sinh học
Năng lượng sinh học
B. Khí sinh học ( Biogas)
Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm Methane và các đồng đẳng khác.
Biogas được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông
nghiệp, chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm
nhiên liệu khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
IV. NĂNG LƯỢNG THỦY ĐIỆN
a Nguồn gốc
Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước, đa số năng lượng thuỷ điện
có được từ thế năng của nước được tích các đập nước làm quay một tuốc bin
nước và máy phát điện.
b. Cơ chế tạo năng lượng từ nước
Ứng dụng
Trên thế giới:
Thuỷ điện, sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông hiện

nay chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của mình
bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Canada là
nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này chiếm
hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.
Việt Nam:
Tỷ trọng thủy điện của Việt Nam hiện khoảng 38% nguồn điện. Cả nước hiện có
khoảng 600 công trình thủy điện với tổng công suất khoảng 21.000 MW, trong đó,
thủy điện nhỏ có khoảng 480 công trình. Các lưu vực sông có nhiều công trình thủy
điện là sông Đồng Nai, sông Đà, sông Sesan, Vu Gia-Thu Bồn …
V. NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU
Năng lượng thủy triều là lượng điện thu được từ năng lượng chứa trong khối nước
chuyển động do thủy triều.
Ứng dụng năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều trên thế giới
Hàng năm thế giới có thể sản xuất được trên dưới 450 tỷ kWh điện từ thủy triều.
Khu vực châu Âu có trên 100 địa điểm, nhất là các eo biển có dòng nước chảy xiết
như Pentland Firth của Scotland.
Năng lượng thủy triều tại Việt Nam
Chúng ta có tiềm năng lớn về năng lượng này, với bờ biển dài 3500 km. Sóng
thường đạt độ cao 2 - 3m với thời gian 6 - 7 giây, đủ để quay tua - bin phát điện.
VI. NĂNG LƯỢNG TỪ BĂNG CHÁY
Băng cháy là một hợp chất rắn, được hình thành từ sự kết hợp giữa chất khí methane,
ethane, propane… và nước ở điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp
(dưới 0 độ C).
Nước chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng của băng cháy chứa metan, nhưng các phân
tử nước được sắp xếp thành các “lồng” và mỗi “lồng” có một số phân tử khí metan.
Chỉ cần nâng nhiệt độ hoặc giảm áp lực là băng cháy sẽ phân giải, 1m3 chất này sẽ
cho ra 164m3 khí methane và 0,8m3 nước.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công việc khai thác khí metan trong băng
cháy bằng cách giảm áp bên trong khối băng và thay thế khí metan bên trong khối

băng đó bằng khí CO2
Tiềm năng của băng cháy
Tại những nơi đã thăm dò được, hàm lượng carbon trong băng cháy cao gấp hai
lần tổng hàm lượng carbon trong mọi loại nhiên liệu hóa thạch (bao gồm than, dầu
mỏ, khí thiên nhiên).
Canada được xem là quốc gia có trữ lượng băng cháy lớn nhất thế giới, có thể đáp
ứng 100% nhu cầu năng lượng của thế giới trong 2.000 năm nữa.
VII. Địa nhiệt năng
Địa nhiệt năng là loại năng lượng lấy từ nguồn nhiệt tự nhiên trong lòng quả đất
bằng cách khoan sâu xuống lòng đất. Độ biến thiên địa nhiệt trong lỗ khoan vào
khoảng 1oC/36 mét. Nguồn nhiệt này được đưa lên mặt đất dưới dạng hơi nóng hoặc
nước nóng.
Ứng dụng của địa nhiệt
Sản xuất điện năng : người ta có thể khoan các giếng xuống các bể địa nhiệt để hút
hơi nước hoặc nước nóng cho việc vận hành turbine trên mặt đất, một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp.
Sử dụng địa nhiệt năng tại Việt Nam
Việt Nam có khoảng 200 nguồn, suối nước nóng phân bố tương đối đều trên cả
nước: như suối nước nóng Kim Bôi-Hòa Bình, Thạch Bích-Quảng Ngãi, Bình Châu-
Bà Rịa-Vũng Tàu,….với nhiệt độ trung bình từ 70-100oC ở độ sâu 3km. Hiện nay
một số nguồn nước nóng này được khai thác chủ yếu cho việc tắm thư giãn, chữa
bệnh.
Các nguồn nhiệt này có khả năng xây dựng các nhà máy điện có công suất từ 3
đến 30MW. Riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, nơi có các
nguồn địa nhiệt với nhiệt độ từ 70-150oC, được xem là có tiềm năng lớn để khai thác
và xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất khoảng 200MW.
Điện địa nhiệt được sản xuất tại 24 quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa
Kỳ, Ý, Đức, Nhật Bản, Pháp Trong năm 2005, các hợp đồng được ký kết để nâng
công suất phát điện thêm 0.5 GW ở Hoa Kỳ, trong khi cũng có các nhà máy đang
trong giai đoạn xây dựng ở 11 quốc gia khác.

VIII. Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng
lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm
soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù
các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ.
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng
lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm
soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù
các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ.
Sử dụng điện hạt nhân trên thế giới
Đến năm 2005, năng lượng hạt nhân cung cấp 2,1% nhu cầu năng lượng của thế
giới và chiếm khoảng 15% sản lượng điện thế giới, trong khi đó chỉ tính riêng Hoa
Kỳ, Pháp, vàNhật Bản sản lượng điện từ hạt nhân chiếm 56,5% tổng nhu cầu điện
của ba nước này.
Đến năm 2007, có 439 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên thế giới,
thuộc 31 quốc gia.
Ứng dụng điện hạt nhân tại Việt Nam
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận được chọn đặt nhà máy điện
nguyên tử đầu tiên ở nước ta. Dự kiến nhà máy bắt đầu được xây dựng vào năm
2012, để đến năm 2017 có thể hòa điện lưới quốc gia, với 2 lò phản ứng có công suất
tổng cộng 2.000 MW
PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ - TẠO BÔNG
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC
1. Định nghĩa:
Keo tụ là phương pháp xử lý nước có sử dụng hóa chất, trong đó các hạt keo nhỏ
lơ lửng trong nước nhờ tác dụng của chất keo tụ sẽ liên kết với nhau tạo thành bông
keo có kích thước lớn hơn.
Muc đích: tách các hạt cặn có kích thước 0,001µm<Ф<1µm khó tách loại được
bằng các quá trình lý học thông thường như lắng, loc, tuyển nổi.
2. Nguyên tắc:

-Quá trình keo tụ: dựa trên nguyên tắc phá bền hạt keo.
-Quá trình tạo bông: tiếp xúc (kết dính) giữa những hạt keo đã bị phá bền. Cơ chế
tiếp xúc giữa những hạt này bao gồm:
Tiếp xúc do chuyển động nhiệt (chuyển động Brown)
Tiếp xúc do quá trình chuyển động của lưu chất.
Tiếp xúc do quá trình lắng của các hạt.
II. CẤU TẠO HỆ KEO
2.1. Hệ keo:
a. Muc đích:tách các hạt cặn có kích thước 0,001µm<Ф<1µm khó tách loại
được bằng các quá trình lý học thông thường như lắng,loc,tuyển nổi
Hạt keo:thường có 2 dạng chính:
Keo háo nước (hydrophilic): là loại hấp phụ các phâ tử nước như:vi
khuẩn.virut,lòng trắng trứng….
Thể hiện ái lực với nước
Hấp thụ nước và làm chậm quá trình keo tụ
Đa số là những hạt keo hữu cơ
Keo kỵ nước (hydropholic) :là loại chống lại phân tử nước như:đất sét,oxit kim
loại,…
Không có ái lực với môi trường nước
Dễ keo tụ
Đa số là những hạt keo vô cơ
b.Đặc tính của hạt keo:
- Khả năng lắng rất chậm (chuyển động Brown gây cản trở quá trình lắng do trọng
lực)
- Là tác nhân gây ô nhiễm nước làm tăng độ đục
- Đặc tính bề mặt (điện thế ζ,…) là yếu tố quan trọng
Có xu hướng kết hợp với các chất từ môi trường xung quanh
Có xu hướng tăng diện tích
Cấu tạo :
2.2. Tương tác giữa các hạt keo

- Giữa hai hạt keo luôn luôn tồn tại 2 loại lực tương tác:
Lực đẩy tĩnh điện Coulomb giữa hai lớp kép có điện tích cùng dấu.
Lực hút Van der Waals tác động trong một khoảng ngắn.
- Lực tổng hợp quyết định trạng thái ổn định hạt keo:
Lực đẩy > lực hút: hệ keo bền vững.
Lực đẩy ≤ lực hút: xảy ra sự keo tụ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ
Quá trình keo tụ xảy ra phụ thuộc vào các yếu tố:
Tăng nhiệt độ → tăng chuyển động Brown → tăng số va chạm có hiệu quả giữa
các hạt
Thêm chất điện ly → giảm ζ .Quá trình keo tụ bắt đầu xảy ra khi ζ đạt giá trị tới
hạn
Thay đổi nồng độ hạt phân tán
Tác dụng cơ học
Thời gian
1. Keo tụ bằng chất điện li đơn giản.
Bản chất: Nén lớp điện tích kép, giảm thế điện động zeta nhờ ion trái dấu
Cơ chế: Tăng nồng độ hoặc hóa trị của ion trong dd, ion chuyển từ khuếch tán vào
lớp điện tích kép → giảm bề dày lớp điện kép → giảm điện thế ζ
Khi ζ → 0 thì lực đẩy của hạt giảm đến cực tiểu, sự keo tụ sẽ xảy ra, các hạt
thường kết dính, tập hợp lại và sa lắng
Quy tắc:
 - Ion gây keo tụ có điện tích ngược dấu với ion
keo (hạt keo)
 - Ngưỡng keo tụ: là nồng độ tối thiểu của chất điện ly cần có trong hệ keo để
hiện tượng Keo tụ bắt đầu xuất hiện. Ngưỡng keo tụ tỷ lệ nghịch với hóa trị của ion
gây keo tụ
Cn =
Trong đó: C là nồng độ dung dịch điện ly
Vk ,Vđ là thể tích hệ keo và thể tích dung dịch điện ly

Ví dụ:
Các hệ keo âm: As2S3, AgI bị keo tụ bởi các ion
Na+, Ca2+, Al3+,…
Các hệ keo dương Fe(OH)3 , Al(OH)3 bị keo tụ bởi các ion Cl-, SO42-,…
Nhược điểm:
-Nồng độ chất điện ly để đạt tới việc phá vỡ trạng thái ổn định của hệ keo đòi hỏi

×