Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

hệ thống thông tin vệ tinh inmarsat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.88 KB, 32 trang )

Hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat
Inmarsat được sáng lập vào năm 1979 để phục vụ cho những người đi biển, với
mục đích theo dõi quản lý tầu thuyền và cung cấp các ứng dụng ứng cứu và tiêu khiển
ngoài khơi qua vệ tinh. Các dịch vụ mang tính thương mại bắt đầu vào năm 1982, và
kể từ đó, một loạt các dịch vụ phân phối của Inmarsat đã bành trướng nhằm thâu tóm
các khu vực thị trường trên đất liền và hàng không. Đến những năm đầu của thập kỷ 90,
Inmarsat có 64 nước thành viên. Vào tháng 4 năm 1999, Inmarsat trở thành một công ty
trách nhiệm hữu hạn có trụ sở chính đặt tại Luân Đôn.
1. Hệ thống Inmarsat
Inmarsat được sáng lập vào năm 1979 để phục vụ cho những người đi biển, với mục
đích theo dõi quản lý tầu thuyền và cung cấp các ứng dụng ứng cứu và tiêu khiển ngoài khơi
qua vệ tinh. Các dịch vụ mang tính thương mại bắt đầu vào năm 1982, và kể từ đó, một loạt
các dịch vụ phân phối của Inmarsat đã bành trướng nhằm thâu tóm các khu vực thị trường trên
đất liền và hàng không. Đến những năm đầu của thập kỷ 90, Inmarsat có 64 nước thành viên.
Vào tháng 4 năm 1999, Inmarsat trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn có trụ sở chính
đặt tại Luân Đôn. Hệ thống Inmarsat bao gồm ba thành phần cơ bản sau:
- Phần không gian Inmarsat, là phần bao gồm các vệ tinh địa tĩnh được bố trí trên
vùng Đại Tây Dương (Đông (AOR-E ) và Tây (AOR-W)), Thái Bình Dương (POR) và Ấn Độ
Dương (IOR).
- Các trạm đất liền mặt đất (LES), là các trạm được các nhà điều hành viễn thông sở
hữu và tạo ra các kết nối tới hạ tầng cơ sở mạng mặt đất. Gần đây, có khoảng 40 trạm đất liền
mặt đất bố trí xuyên suốt thế giới với ít nhất là một trạm trong mỗi vùng bao vệ tinh.
- Các trạm mặt đất di động, là các trạm đem lại cho người sử dụng khả năng giao tiếp
qua vệ tinh.
Inmarsat bắt đầu phân phối dịch vụ bằng việc thuê dung lượng của vệ tinh gồm ba phi
thuyền không gian MARI-SAT được Tổng công ty Comsat General cung cấp định vị lần lượt
tại 72,5
o
Đông, 176,5
o
Đông, và 106,5


o
Tây.
Giữa những năm 1990 và 1992, Inmarsat phóng bốn trong số các vệ tinh Inmarsat-2
của chính mình. Chúng có một sức chứa bằng khoảng 250 mạch Inmarsat-A, gấp khoảng 3
đến 4 lần dung lượng của các vệ tinh đã phóng trước kia. Các vệ tinh có một lượng tải tin bao
gồm hai bộ tách sóng hỗ trợ khoảng không tới các liên kết di động trong các băng tần L/S (1,6
GHz cho liên kết uplink, 1,5 GHz cho liên kết downlink) và các liên kết Không gian - Trái đất
trong các dải băng tần C/S (6,4 GHz cho liên kết uplink, 3,6 GHz cho liên kết downlink). Các
vệ tinh có một khối lượng khi phóng là 1300 Kg, và sẽ giảm xuống còn 700 Kg khi nằm trên
quỹ đạo. Các vệ tinh phát các chùm sóng phủ toàn cầu với một công suất bức xạ đẳng hướng
hiệu dụng là 39 dBW ở băng thông L.
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển của phần không gian là giai đoạn cùng
với việc phóng các vệ tinh Inmarsat-3. Điều đáng chú ý là các vệ tinh này tuyển dụng công
nghệ chùm điểm để tăng EIRP và các khả năng sử dụng lặp tần. Mỗi vệ tinh Inmarsat-3 có
một chùm phủ sóng toàn cầu cộng với 5 chùm điểm. Các vệ tinh cho ra một EIRP chùm điểm
lên tới 48 dBW, gấp 8 lần công suất của các chùm phủ sóng toàn cầu thuộc Inmarsat-2. Băng
thông và công suất có thể được phân phối một cách năng động giữa các chùm tia nhằm tối ưu
hoá độ bao phủ theo nhu cầu. Điều này tạo ra một dấu hiệu đầy ý nghĩa cho các loại hình dịch
vụ mà Inmarsat giờ đây có thể cho ra mắt và cũng như cho các thiết bị mà có thể sử dụng để
truy nhập mạng. Bên cạnh lượng tải tin truyền thông, các vệ tinh Inmarsat-3 cũng mang một
tải lượng thông tin hàng hải để nâng cao các hệ thống hàng hải qua vệ tinh thuộc GPS và
GLONASS.
Hiện tại, Inmarsat tuyển dụng bốn vệ tinh điều hành thuộc Inmarsat-3 và sáu vệ tinh
dự phòng, tất cả bao gồm ba vệ tinh Inmarsat-3 và ba vệ tinh Inmarsat-2. Ba vệ tinh Inmarsat
nữa đang được đưa ra để mời thuê dung lượng. Cấu hình vệ tinh được liệt kê trong bảng 1.
Bảng 1: Cấu hình vệ tinh Inmarsat

ng
Thuộc vận hành Dự phòng
AO

R-W
INMARSAT-3 F4 (54
o
W) INMARSAT-2 F2 (98
o
W)
INMARSAT-3 F2 (15.5
o
W)
AO
R-E
INMARSAT-3 F2 (15.5
o
W) INMARSAT-3 F5 (25
o
E)
INMARSAT-3 F4 (54
o
W)
IO
R
INMARSAT-3 F1 (64
o
E) INMARSAT-2 F3 (65
o
E)
PO
R
INMARSAT-3 F3 (178
o

E) INMARSAT-2 F1 (179
o
E)
Độ bao phủ trên toàn thế giới do tổ chức Inmarsat cung cấp được mô tả trong hình 1.
2. Các dịch vụ của Inmarsat
Hàng hải và điện thoại di động đất liền Inmarsat cung cấp một dải rộng lớn các dịch
vụ qua một trong những hệ thống của Inmarsat.
Vào năm 1982, Inmarsat-A là một hệ thống đầu tiên được góp mặt vào loại hình dịch
vụ dưới thương hiệu có tên STANDARD-A. Các thiết bị đầu cuối có kích cỡ khoảng một
hoặc hai chiếc valy, tuỳ thuộc vào nhà sản xuất, và nặng khoảng 20 Kg đến 50 Kg. Thiết bị
đầu cuối này hoạt động với một chiếc ăngten parabol có đường kính khoảng 1m với một công
suất EIRP là -36dBW và một mức nhiệt G/T là -4 dBK
-1
. Về tính sẵn có của vệ tinh và LES,
thông thường, người sử dụng có thể lựa chọn tuyến để thiết lập cuộc gọi. Các dịch vụ thoại
Inmarsat-A chiếm băng thông từ 300 đến 3000 Hz qua việc sử dụng một kênh đơn lẻ
(SCPC/FM). Người ta sử dụng các kỹ thuật về hoạt hoá âm thoại và về chỉ định nhu cầu để
tăng hiệu suất của nguồn vệ tinh. Điều chế BPSK được sử dụng cho việc truyền dữ liệu với
tốc độ lên tới 19,2 Kbit/s, và cho các dịch vụ truyền fax với tốc độ 14,4 Kbit/s. Tốc độ truyền
dữ liệu cũng có thể lên đến 64 Kbit/s sử dụng điều chế khoá dịch pha lệch 90
o
(QPSK). Một
thiết bị kết cuối đòi hỏi phải có một kênh để thiết lập cuộc gọi bằng việc phát một tín hiệu
điều chế 4,8 Kbit/s theo BPSK sử dụng thủ tục ALOHA. Inmarsat-A hoạt động trong băng tần
truyền phát từ 1636 đến 51645 MHz và trong dải băng tần thu nhận từ 1535 đến 1543,5 MHz.
Các kênh thoại hoạt động với một khoảng cách tần số là 50 KHz, trong khi các kênh dữ liệu
lại được tách biệt một khoảng 25 KHz.
Hình 1: Độ bao phủ của dịch vụ Inmarsat
Inmarsat-B được hiện diện trong loại hình dịch vụ vào năm 1993, thực chất để cung
cấp một phiên bản kỹ thuật số cho dịch vụ thoại thuộc Inmarsat-A. Hệ thống này kết hợp hoạt

hoá âm thoại với điều khiển nguồn điện tích cực để giảm thiểu các yêu cầu về EIRP qua vệ
tinh. Các thiết bị đầu cuối hoạt động với công suất 33,29 hoặc 25 dBW với một mức nhiệt
G/T là -4 dBK
-1
. Thoại được tạo ra với tốc độ bít 16 Kbit/s bằng việc sử dụng phương pháp
mã hoá tiên đoán tương thích (APC), mã mà sau đó được mã hoá bằng mã chập 3/4 mức tốc
độ, làm tăng tốc độ kênh lên tới 24 Kbit/s. Tín hiệu được điều chế qua offset-QPSK. Dữ liệu
được truyền đi với tốc độ từ 2,4 đến 9,6 Kbit/s, trong khi fax lên tới 9,6 Kbit/s qua điều chế
offset-QPSK. Các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao (HSD) thuộc Inmarsat-B cho ra các truyền thông
số tốc độ 64 Kbit/s tới những người sử dụng trên biển và đất liền, và cho ra khả năng kết nối
tới các mạng ISDN qua một LES đấu nối phù hợp. Một thiết bị kết cuối đòi hỏi phải có một
kênh để thiết lập một cuộc gọi bằng việc phát đi một tín hiệu điều chế qua offset-QPSK có tốc
độ 34 Kbit/s bằng thủ tục ALOHA. Các kênh được ấn định việc sử dụng một kênh BPSK
TDM. Inmarsat-B hoạt động trên băng tần truyền phát là 1626,5 đến 1646,5 MHz và băng tần
thu nhận là 1525 đến 1545 MHz.
Các thiết bị kết cuối INMARSAT-C cung cấp các dịch vụ có tốc độ dữ liệu thấp với
tốc độ thông tin là 600 bit/s. Loại mã chập bán mức tốc độ, với độ dài ràng buộc là 7, tạo ra
tốc độ truyền là 1200 bit/s. Các tín hiệu được truyền đi bằng phương pháp điều chế BPSK,
trong một dải băng thông là 2,5 KHz. Các kết cuối là các thiết bị có kích thước và trọng lượng
nhỏ. Phần lớn các thiết bị này hoạt động với một ăngten vô hướng. Các thiết bị đầu cuối hoạt
động với một mức nhiệt G/T là -23dBK
-1
và một công suất EIRP xê dịch từ 11 đến 16 dBW.
Kênh yêu cầu hồi tiếp sử dụng các tính hiệu được điều chế theo ALOHA BPSK với tốc độ
600 bit/s. Các kênh được gán cho việc sử dụng một tín hiệu điều chế theo TDM BPSK. Hệ
thống này cung cấp các dịch vụ dữ liệu và tin nhắn và truyền tiếp theo hai đường, và các dịch
vụ báo cáo dữ liệu, báo cáo định vị và quảng bá cuộc gọi nhóm nâng cao (EGC). EGC cho
phép hai loại hình quảng bá được truyền phát: đó là SafetyNET, thực hiện việc truyền phát
thông tin bảo an hàng hải; nhóm FleetNet, cho phép các thông tin thương mại được gửi đi tới
một nhóm người sử dụng cụ thể. Các thiết bị kết cuối có thể gắn vào các phương tiện giao

thông hoặc các tàu thuyền trên biển, đồng thời các thiết bị kết cuối hình dạng như chiếc cặp
tài liệu cũng hiện diện phong phú. INMARSAT-C, bằng cách tăng mỗi dải tần lên 5 KHz,
hoạt động trong băng tần truyền phát từ 1626,5 MHz đến 1645,5 MHz và băng tần thu nhận từ
1530 MHz đến 1545 MHz.
Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi về một chiếc điện thoại di động cá nhân cầm tay kết nối
qua vệ tinh đầu tiên, vào tháng 12 năm 1992, người ta đã tung ra thị trường dịch vụ thương
mại, hệ thống INMARSAT-M. Hệ thống này cung cấp loại hình điện thoại với tốc độ 4,8
kbit/s bằng việc sử dụng loại mã kích thích đa băng tần cải tiến (IMBE), loại mã mà sau khi
được mã hoá bằng mã chập 3/4 tỉ mức tốc độ, sẽ tăng một tốc độ truyền là 8 Kbit/s. Ngoài ra,
các dịch vụ dữ liệu và chuyển fax tốc độ 2,4 Kbit/s (1,2-2,4 Kbit/s) cũng được xuất chúng.
INMARSAT-M hoạt động trong lĩnh vực hàng hải và loại hình di động trên đất liền. Các thiết
bị kết cuối phục vụ ngành hàng hải hoạt động trên công suất EIRP thuộc một trong hoặc tất cả
hai giá trị 27 dBW hoặc 21 dBW và với một mức nhiệt G/T là -12 dBK
-1
. Kênh yêu cầu hồi
tiếp sử dụng các tín hiệu điều chế theo slotted-ALOHA BPSK với tốc độ 3 Kbit/s. Các kênh
được gán cho việc sử dụng một tín hiệu điều chế theo TDM BPSK. Vệ tinh hàng hải
INMARSAT-M hoạt động trong các băng tần truyền phát từ 1626,5 MHz đến 1646,5 MHz và
các băng tần thu nhận từ 1525 MHz đến 1545 MHz, với khoảng cách kênh là 10 KHz. Phiên
bản di động trên đất liền hoạt động trên băng thông truyền phát là 1626,5-1660,5 MHz và
băng tần thu nhận là 1525 đến 1559 MHz, với khoảng cách kênh cũng là 10 KHz.
Thiết bị kết cuối INMARSAT-M khai thác năng lượng chùm điểm của các vệ tinh
INMARSAT-3 để cho ra đời các dịch vụ loại M, song sử dụng các thiết bị kết cuối nhỏ gọn
hơn so với của INMARSAT-M. Các kết cuối là những thiết bị thu gọn và có kích cỡ nhỏ,
khoảng bằng kích thước của chiếc máy tính laptop, trọng lượng dưới 5Kg. Các phiên bản dành
cho hàng hải và các phương tiện giao thông cũng hiện diện rất phong phú, cũng như các phiên
bản cho điện thoại vùng nông thôn, chỉ cần một chiếc đĩa 80 cm.
Các hệ thống khác do Inmarsat cho ra mắt gồm có INMARSAT-D+, hệ thống được sử
dụng để lưu trữ và hiển thị các tin nhắn có số ký tự chữ và số lên đến 128. Các ứng dụng nổi
trội bao gồm các nhắn tin cá nhân, điều khiển giám sát và yêu cầu dữ liệu (SCADA), cũng

như quảng bá điểm-đa điểm. Thông qua vệ tinh Inmarsat, hệ thống INMARSAT-E được sử
dụng để cung cấp các dịch vụ cảnh báo và giải trí thư giãn cho lĩnh vực hàng hải trên toàn cầu.
Hàng không Inmarsat cung cấp một loạt các dịch vụ thuộc lĩnh vực hàng không có
xấp xỉ 2000 phi cơ mà hiện tại đang được lắp ráp bởi các kết cuối không gian. Cũng như các
vùng di động và hàng hải, các kết cuối hàng không hiện diện trong một loạt các loại hình kết
cuối được tung ra phục vụ các nhu cầu của từng thị trường riêng biệt. Dựa theo tính tương
đương của di động đất liền, hệ thống MIMI-AERO nhằm vào những người sử dụng phi cơ
loại nhỏ và tạo nên một kênh đơn lẻ cho truyền fax và các cuộc gọi điện thoại.
Hệ thống AERO-C là thực thể tương đương mang tính dịch vụ hàng không của kết
cuối INMARSAT-C, đồng thời cho phép các tin nhắn dữ liệu hoặc đoạn khoá văn bản lưu và
chuyển tiếp ở tốc độ thấp được gửi hoặc nhận bởi một phi thuyền vệ tinh. Tại bất kỳ đâu trong
vùng chùm phủ sóng toàn cầu, truyền thông thoại, fax, và dữ liệu đa kênh đạt tới tốc độ 10.5
Kbit/s đều được AERO-H đáp ứng. AERO-H hoạt động trên băng tần truyền phát là 1530 đến
1559 MHz, và trên băng tần thu nhận là 1626,5 đến 1660,5 MHz. Hệ thống AERO-H+ là một
bước tiến hoá của AERO-H, và hoạt động chủ yếu trong các vùng bao phủ chùm điểm được
tạo ra bởi các vệ tinh thuộc hệ INMARSAT-3 và hơn nữa có thể chuyển mạch sang chùm
sóng phủ toàn cầu khi nằm ngoài vùng bao phủ chùm điểm.
Hệ thống AERO-I cũng khai thác các chùm điểm là các khả năng của các vệ tinh thuộc
INMARSAT-3, đồng thời nhằm vào các thị trường của các phi cơ vệ tinh tải lượng ngắn và
trung bình. AERO-I đáp ứng tới bảy kênh cho một trạm phi cơ dưới đất. Các dịch vụ dữ liệu
gói cũng có mặt phong phú thông qua chùm sóng toàn cầu. Hệ AERO-L cho ra các truyền
thông dữ liệu tốc độ thấp với mức 600 Kbit/s và được sử dụng chủ yếu cho các thủ tục điều
khiển lưu lượng không gian, điều hành và quản lý.
Mạng truy nhập toàn cầu (GAN) Inmarsat đã phóng lên mạng vệ tinh GAN vào cuối
năm 1999. Mục đích của GAN là cung cấp các dịch vụ mạng thuộc mobile-ISDN và thuộc
giao thức Internet (IP) di động. Các dịch vụ được GAN hỗ trợ này là các dịch vụ HSD
64Kbit/s, các dịch vụ âm thoại 4,8Kbit/s sử dụng các thuật toán mã hoá sinh động đa băng
thông tiên tiến, và các dịch vụ kỹ thuật tuần tự băng thông âm thoại có modem. Các kết cuối
thường hoạt động ở mức công xuất 2,5 dBW với một mức nhiệt G/T là 7 dBK
-1

. Các tốc độ
kênh lần lượt là 5,6 và 65,5 Kbit/s với khoảng cách kênh là 5 và 40 KHz. Các kết cuối hoạt
động trên các băng tần khi truyền phát là 1626,5-1660,5 MHz, và thu nhận là 1525-1559
MHz.
Hình 2: Một ví dụ về thiết bị kết cuối mạng GAN
Các kết cuối là các thiết bị có dạng laptop, nặng khoảng 4Kg, và được đấu nối với các
vệ tinh thông qua các ăngten có hai hoặc ba tầng. Các nhà sản xuất có xu hướng cho ra sự lựa
chọn về việc thêm một trạm cơ sở (BS) CDCT vào khối modem hoạt động trên băng thông
1880 đến 1900 MHz. Điều này cho phép các kết cuối hoạt động với một máy điện thoại
DECT, tạo lợi nhuận trong vận hành vô tuyến điện. Như trên hình vẽ 2.
Dự án Hosizons tháng 12 năm 1999, ban Giám đốc của Inmarsat đã phê duyệt giai
đoạn tiếp theo của quá trình phát triển phần không gian với quyết định tiến hành tiếp với một
yêu cầu về tính mềm dẻo cho các vệ tinh INMARSAT-4 trị giá 1,4 tỷ đô la Mỹ. Thế hệ sau
của các vệ tinh sẽ bao gồm hai vệ tinh nằm trong vòng quỹ đạo cộng với một trạm dự phòng
trên mặt đất. Các vệ tinh sẽ được đặt tại các vị trí 54
o
Tây và 64
o
Đông và mỗi vệ tinh sẽ có
trọng lượng là 3 tấn, gấp ba lần trọng lượng của các vệ tinh INMARSAT-3. Các vệ tinh sẽ
được thiết kế để hỗ trợ các dịch vụ có tốc độ dữ liệu trong khoảng từ 144 đến 432 Kbit/s và sẽ
cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho các dịch vụ thuộc mạng UMTS/IMT-2000 trên mặt đất. Mạng
này sẽ được gọi là mạng GAN băng rộng (BGAN). Hai loại dịch vụ chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói sẽ được hỗ trợ trên mạng. Kết cuối người sử dụng có lẽ sẽ chẳng khác gì
thiết bị kết cuối dạng laptop đang được sử dụng cho các dịch vụ mạng GAN. FES hàng
không, hàng hải, và vùng xa xôi cũng sẽ được hỗ trợ. Lượng tải tin sẽ bao gồm 200 chùm
điểm hẹp với một công suất EIRP là 67 dBW, bao trùm đất liền và các tuyến thuộc hàng
không và hàng hải chủ chốt; ngoài ra còn 19 chùm bao phủ toàn cầu thuộc công suất 39dBW.
Các vệ tinh sẽ hoạt động trong băng tần 1,5/1,6 GHz và là dịch vụ có mặt vào cuối năm 2004,
hai năm sau sự ra mắt của các dịch vụ UMTS mặt đất.

- Thiết bị Inmarsat-B: có các dịch vụ thoại(16 kbps), fax(9,6 kbps), data(9,6 kbps) và
Telex(50 baund)
- Thiết bị Inmarsat-C: có các dịch vụ Telex(50 baund), fax(chiều tàu-bờ) và email.
- Thiết bị Inmarsat-M: có các dịch vụ thoại(4,8 kbps), fax(6.4 kbps), data(6.4 kbps).
- Thiết bị Inmarsat-mM: có các dịch vụ thoại(4,8 kbps), fax(2,4 kbps), data(2,4 kbps).
- Thiết bị Inmarsat-Fleet(F77,F55, F33): có các dịch vụ thoại(4,8 kbps), fax(HSD:64
kbps,LSD:9,6 kbps), data(F33:9,6 kbps; F55: 64 kbps; F77: 128 kbps).
- Thiết bị Inmarsat-FleetBroadband(FBB): có các dịch vụ thoại, fax, data, SMS.
+ FBB150: Thoại(4,8 kbps), Data: StandardIP(max 150 Kbps) và SMS.
+ FBB250: Thoại(4,8 kbps và 3.1 kHz Audio); Data: StandardIP(max 284 kbps),
StreamingIP(32,64,128 kbps); Fax(G3 w 3.1kHz Audio) và SMS.
+ FBB500: Thoại(4,8 kbps và 3.1 kHz Audio); Data: StandardIP(max 432 kbps),
StreamingIP(32,64,128, 256 kbps); Fax(G3 w 3.1kHz Audio) và SMS.
Thân chào.
1. V-Sat (C-band) trên tàu có chức năng gì?
VSAT: là hệ thống thông tin Vệ tinh địa tĩnh băng thông rộng. Có thể dùng cho nhiều
ứng dụng cho các dịch vụ thương mại như: thoại, fax, truy cập internet, truyền video Có thể
dùng cả trên bờ lẫn dưới tàu.
2. V-Sat (C-band) phải áp dụng bắt buộc trên tàu trong trường hợp nào? theo quy phạm
nào?
Theo như tôi được biết, hiện nay chưa có qui định bắt buộc phải trang bị VSAT trên
tàu. Vì VSAT dùng chủ yếu cho dịch vụ thương mại, không có hệ thống báo động khẩn cấp
cấp cứu (Như INM-C) hay báo vị trí (như LRIT).
3. V-Sat (C-band) khác Inmarsat-C, F, B cơ bản là gì?
Chủ yếu VSAT có băng thông lớn hơn, nên ứng dụng được nhiều dịch vụ hơn. Ví dụ
INM-C tốc độ rất thấp chỉ dùng truyền Telex hoặc Email và gửi tín hiệu cấp cứu, không có
dịch vụ thoại hay truy cập internet.
4. Sự khác nhau cơ bản giữa Inmarsat-C, F,B, Mini-M. Cái này Bác Satellite-
researcher, đã nói rất kỹ
5. Chức năng của MF/HF radio trên tàu là gì?

Là hệ thống vô tuyến sử dụng băng tần MF/HF (Trung tần/Cao tần). Đây là hệ thống
sử dụng sóng đất kết nối máy thu với máy phát vô tuyến trên mặt đất (Khác với sóng vệ tinh).
Các ứng dụng chủ yếu là thoại, NPDP, DSC. Hệ thống MF/HF radio dùng bắt buộc
trên các tàu hoạt động trên vùng biển A2 và A3.
6. Chức năng của Navtex trên tàu là gì? Có quan hệ gì với Weather facimile?
Navtex (Navigation Telex) là máy thu tự động tín hiệu Telex trên tần số 518 hoặc
4209Khz. Các bản tin thu được bao gồm: Khí tượng thủy văn, cảnh bảo hàng hải, thời tiết. Các
bản tin này được phát từ các đài phát (Ở Việt Nam là các Đài thông tin Duyên hải của Công ty
Vishipel). Weather facimile chỉ thu bản tin thời tiết. Trang bị Máy thu Navtex là qui định bắt
buộc trên tàu.
7. LRIT khác với AIS về cơ bản là gì?
AIS (Automatic Identification System): dùng sóng vô tuyến VHF( Sóng ngắn), sử
dụng ở cự ly gần (Trong luồng lạch, cửa biển, ven biển ) có thể tương tác giữa tàu với tàu,
thông tin trao đổi bao gồm cả: Tên tàu, hô hiệu, vị trí hiện tại, tên tàu, tốc độ, hướng, mớn tàu,
loại hàng hóa, nơi đến, thời gian đến đích Như vậy ngoài việc xác định vị trí, nó còn có các
thông tin khác để nhận biết tàu, tránh va Thiết bị trên tàu có cả màn hình hiển thị vị trí tàu
xung quanh (có AIS).
LRIT (Long Range Identification and Tracking ò Ship): dùng sóng vệ tinh, sử dụng ở
cự ly xa (toàn cầu - trừ 2 vùng cực), không tương tác tàu với tàu (Chỉ từ tàu với trạm bờ qua
Vệ tinh), thông tin gửi từ tàu chỉ đơn giản bao gồm Tên tàu và vị trí. Như vậy thông tin này
chỉ xác định vị trí tàu và hành trình của tàu mà thôi
Dịch vụ thông tin an toàn hàng hải SafetyNet qua hệ thống Inmarsat
08/10/2010
Hiện nay khi yêu cầu tiếp nhận các Thông tin An toàn Hàng hải ngày càng trở nên
quan trọng đối với mọi tàu thuyền hoạt động trên biển thì việc tìm hiểu các dịch vụ phát
Thông tin An toàn Hàng hải là vô cùng cần thiết. Các dịch vụ này giúp cho mọi tàu thuyền có
thể tiếp nhận được các thông tin cần thiết khi hoạt động trên biển.
Chúng tôi xin giới thiệu Dịch vụ thông tin An toàn Hàng hải SafetyNet được phát đi từ Đài
Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải phòng.
An toàn Hàng hải (MSI) là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO)

thì Thông tin An toàn Hàng hải bao gồm:
- Cảnh báo Khí tượng và Dự báo thời tiết biển;
- Cảnh báo Hành hải;
- Thông tin Tìm kiếm Cứu nạn;
- Các thông tin liên quan đến an toàn ở mức độ khẩn cấp khác.
Thông tin này giúp các tàu thuyền hoạt động trên biển phòng, tránh và chủ động xử lý
các tình huống bất trắc để giảm thiểu tối đa rủi ro về tính mạng và tài sản trong quá trình hoạt
động trên biển.
Dịch vụ SafetyNet là gì?
Là dịch vụ thông tin in chữ trực tiếp tự động trên phạm vi Quốc tế, được dùng để phát
quảng bá các Thông tin An toàn Hàng hải tới các tàu nhằm đảm bảo an toàn cho người và các
phương tiện hoạt động trên các vùng biển.Dịch vụ này đã trở thành dịch vụ an toàn của hệ
thống gọi nhóm tăng cường thuộc Tổ chức Vệ tinh Di động Quốc tế, nó đáp ứng được các yêu
cầu của công ước SOLAS 74 cũng như các phiên bản sửa đổi.
Dịch vụ SafetyNet cung cấp phương thức nhận Thông tin An toàn Hàng hải như thế
nào? Dịch vụ này cung cấp phương thức nhận Thông tin An toàn Hàng hải đơn giản, tự động,
tin cậy cho các tàu hành hải trên biển và các vùng ven biển. Thông tin được phát liên quan đến
tất cả các tàu đang hành trình trên biển và với đặc tính có thể đặt tuỳ chọn thu bức điện (theo
vùng, theo tính chất bức điện ) đảm bảo rằng người đi biển có thể nhận các thông tin an toàn
phù hợp với nhu cầu của người đi biển.
Nguồn thông tin An toàn Hàng hải được cung cấp bởi các đơn vị có trách nhiệm như
Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải
Việt Nam
Tàu thuyền cần làm gì để thu được các bức điện An toàn Hàng hải phát đi từ dịch
vụ SafetyNet?
Các phương tiện hoạt động trên biển trang bị máy thu EGC để thu được các bản tin
một cách từ động. Thiết bị này giúp cho các tàu có thể tự động thu các Thông tin An toàn
Hàng hải và lưu trữ lại các thông tin này và không in lại các thông tin đã có trong phần lưu trữ.
Máy thu EGC có thể lưu trữ khoảng 250 tin và có thể xoá đi các tin cũ khi bộ nhờ lưu trữ đầy.
Dịch vụ SafetyNet là một trong những dịch vụ Phát Thông tin An toàn Hàng hải đáng tin cậy.

Hiện nay đa phần các tàu biển nước ngoài đã sử dụng dịch vụ này vì những thông tin An toàn
Hàng hải mà tàu nhận được phù hợp với từng chuyến hành hải.
Với sự phát triển của nền kinh tế và các chính sách ưu đãi của nhà nước, càng ngày
càng có nhiều các tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản hoạt động trên biển. Vì thế các thông tin
An toàn Hàng hải càng được coi trọng. Nếu có khả năng thì mỗi tàu thuyền này nên trang bị
một thiết bị thu EGC, nhất là những tàu thuyền hoạt động tại vùng biển A3 và những vùng
không có nghiệp vụ phát Navetx để có thể thu được các thông tin An toàn Hàng hải phù hợp
và góp phần đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến hành hải trên biển.
Để biết thêm thông tin về việc sử dụng dịch vụ Thông tin An toàn Hàng hải SafetyNET
cũng như tìm hiểu thêm thông tin về Đài Thông tin Vệ tinh Mặt đất Inmarsat Hải Phòng
(HPLES) do VISHIPEL quản lý và khai thác, các chủ phương tiện hãy truy cập vào trang
web hoặc liên hệ trực tiếp với Công ty Thông tin Điện tử Hàng
hải Việt Nam để được trợ giúp
Hệ thống thông tin trên tàu và an toàn hàng hải
Vận tải biển và khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mỗi một chuyến ra biển, tàu và con
người trên tàu lại phải chuẩn bị đối mặt với những nỗi cô đơn và bao nguy hiểm không lường
trước được. Những nguy hiểm này có cả do thiên nhiên như bão tố, cũng có thể do con người
như cướp biển, hay chính do người vận hành tàu khi chủ quan, hoặc khi quá mệt có thể vận
hành sai dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Khi hành trình trên biển, con thuyền như bị cô lập và
cách li hoàn toàn với đất liền. Khi gặp nguy hiểm chỉ một mình nó chống chọi giữa biển nước
mênh mông. Để làm vơi đi nỗi cô đơn khi hành trình trên biển và hỗ trợ kết nối thông tin giữa
tàu với đất liền, nhiều trang thiết bị thông tin đã được lắp đặt trên tàu như máy thu phát
VHF/MF/HF, máy thu Navtex, Inmarsat, EPIRB, AIS, hay LRIT.
Từ xa xưa, khi cần báo tin hỗ trợ người ta phải sử dụng pháo sáng hoặc cờ hiệu.
Phương thức này quá thô sơ, là thông tin một chiều, không có giọng nói, chỉ bắt được thông
tin bằng thị giác, chỉ sử dụng được ở cự ly gần và phải có người nhìn thấy. Qua những tai nạn
xảy ra ví dụ như vụ tai nạn Titanic gây thiệt hại rất lớn cho người và tài sản, cho thấy các
phương thức cũ này có quá nhiều nhược điểm, không hỗ trợ được công tác đảm bảo an toàn
hàng hải cũng như tìm kiếm cứu nạn. Và thực tế đòi hỏi phải có những phương thức thông tin

mới, đa dạng về hình thức, nội dung, nhanh chóng thuận tiện áp dụng trên tàu. Từ khi kỹ thuật
Vô tuyến điện ra đời, điều này dần dần đã được đáp ứng. Các công nghệ thông tin mới dần dần
được áp dụng đã thay đổi toàn bộ phương thức thông tin của nhân loại nói chung và của ngành
hàng hải nói riêng. Kể từ đó việc thông tin liên lạc cho ngành hàng hải đã thay đổi không
ngừng từ việc sử dụng điện báo Morse, điện thoại vô tuyến sử dụng sóng đất, truyền dữ liệu
băng hẹp đến các công nghệ thông tin liên lạc hiện đại ngày nay như Vệ tinh.
Công nghệ thông tin thay đổi dẫn đến các hình thức thông tin liên lạc cũng thay đổi.
Nếu như trước đây việc thông tin chủ yếu là trao đổi các bản tin dạng văn bản, dung lượng
nhỏ, hình thức chuyển tiếp và mất rất nhiều thời gian để truyền phát và thu nhận thì hiện nay
thông tin rất đa dạng kể cả về hình thức, nội dung và tốc độ truyền tin. Ngoài việc thực hiện
các cuộc gọi thoại trực tiếp, tin nhắn tới tất các thuê bao khác nhau thì hiện nay chúng ta có
thể thực hiện việc truy cập internet, gửi thư điện tử, truyền hình từ xa, hội nghị truyền hình
trên các kênh thông tin băng thông rộng. Và thông tin thì gần như được truyền và xử lý ngay
lập tức.
Những thay đổi này đã giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người
thủy thủ, đảm bảo An toàn an ninh trên biển, và công tác tìm kiếm cứu nạn.
Trước đây để giải trí, thuyền viên chỉ được xem những tờ báo, những băng đĩa được mua
mang lên tàu trước khi tàu hành trình hoặc mua tại các cảng mà tàu ghé qua. Việc liên lạc với
gia đình hầu như rất ít, chỉ một đôi lần cho mỗi chuyến đi. Như vậy có thể thấy hình thức giải
trí trước kia khá nghŠo nạn về nội dung và lạc hậu về mặt thông tin. Hiện nay với những công
nghệ thông tin mới như nêu ở trên, thuyền viên trên tàu có thể thư giãn bằng cách nghe đài,
xem ti vi, xem phim trực tuyến, truy cập internet. Thêm vào nữa qua các phương tiện thông tin
thuyền viên cũng có thể tìm tòi cập nhật các thông tin cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ, luật
pháp và những kiến thức bổ ích khác. Việc liên lạc với người thân cũng dễ dàng hơn, có thể
bằng thoại, tin nhắn hoặc gửi thư điện. Điều này giúp cho thuyền viên xua tan những mệt mỏi
sau khi làm việc, giảm bớt những nỗi cô đơn khi xa nhà hay giúp cho họ điều vận hành con tàu
an toàn hơn.
Về công tác An toàn an ninh hàng hải, qua việc thu các bản tin an toàn (MSI), dự báo
thời tiết, cảnh báo hàng hải bằng Navtex, Inmarsat C hay trên các kênh thoại, thuyền viên trên
tàu sẽ được cập nhật đầy đủ các thông tin về dự báo thời tiết, an toàn, an ninh hàng hải tại

những khu vực mà tàu đang và sẽ đi tới. Thêm vào nữa với các công nghệ mới ra đời như Hệ
thống nhận dạng tự động (AIS), Hệ thống giám sát tàu (VTS) hay Hệ thống nhận dạng và truy
theo tàu tầm xa (LRIT), thuyền viên trên tàu và nhà chức trách trên bờ có thể nắm được lưu
lượng tàu, hướng đi và tốc độ của tàu tại các khu vực nhất định điều đó giúp cho việc phòng
tránh đâm va, điều động tàu giảm thiểu các rủi ro về tai nạn, tăng cường an toàn an ninh cho
tàu.
Một trong những ứng dụng quan trọng của hệ thống thông tin cho tàu đó là hỗ trợ việc thông
tin khẩn cấp cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn. Hiện nay để truyền đi tín hiệu khẩn cấp cấp cứu,
thuyền viên có thể sử dụng các kênh tần thoại dành sẵn cho cấp cứu như 2182Khz, 7603Kz,
8291Kz. Hoặc họ chỉ cần sử dụng một thao tác là bấm vào nút phát tín hiệu khẩn cấp
‘Distress” trên các thiết bị thông tin như Inmarsat C, B thì ngay lập tức tín hiệu cấp cứu được
phát đi. Thậm chí không cần sử dụng thao tác gì nếu tàu có thiết bị EPIRB, nó sẽ tự động phát
tín hiệu cấp cứu khi tàu chìm. Tùy theo từng hệ thống, thì các tính hiệu cấp cứu có thể bao
gồm các thông tin về tàu như tên, vị trí, tính chất bị nạn. Và tín hiệu cấp cứu sau khi được phát
đi gần như ngay lập tức được truyền tới và xử lý bởi các Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn khu
vực. Dựa vào các thông tin nhận được cùng với các hệ thống hỗ trợ khác như bản đồ, cơ sở dữ
liệu, thông tin liên lạc sẵn có mà nhà chức trách có thể biết thêm thông tin về tàu để điều các
phương tiện hỗ trợ kịp thời chính xác.
Như vậy có thể thấy, hệ thống thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc
đảm bảo an toàn an ninh cho mỗi con tàu khi ra khơi. Do vậy thuyền viên trên tàu, chủ tàu cần
phải hết sức chú trọng trong việc trang bị cho tàu các trang thiết bị thông tin cần thiết cũng
như tăng cường công tác bảo trì bảo dưỡng đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của các trang
thiết bị đó trước mỗi chuyến hành trình.
Hệ thống VTS
Hệ thống Giám sát Tàu thuyền Nội thủy (Vessel Traffic Service - VTS) là hệ thống
thông tin phức hợp để hỗ trợ việc theo dõi và điều khiển tàu thuyền ra vào một vùng nước một
cách chính xác và an toàn nhất, đặc biệt là tại các cảng biển.
Các lợi ích chính của hệ thống VTS
• Tăng cường an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng
• Điều khiển giao thông nội thủy

• Góp phần bảo vệ môi trường
• Bảo vệ các công trình nổi tránh đâm va
• Ngăn chặn tàu thuyền xâm nhập trái phép
Các lĩnh vực ứng dụng chính
Các tính năng nổi bật
Với thành phần chính là các trạm radar, AIS, vô tuyến, CCTV, các cảm biến, các trạm
làm việc từ xa, các máy chủ v.v hệ thống cung cấp những tính năng thiết yếu nhất phục vụ
công tác điều khiển, giám sát
• Giám sát tàu thuyền ra vào
o Theo dõi vị trí mục tiêu, tốc độ, vết đường đi. Theo dõi cùng lúc hàng trăm mục
tiêu khác nhau
o Hiển thị toàn bộ các thông tin nhận dạng tự động của mục tiêu trên các màn
hình làm việc như tên tàu, hô hiệu, MMSI, cảng đích, tổng trọng tải, loại tàu, chiều dài, mớn
nước v.v
o Hình ảnh video qua CCTV thời gian thực của mục tiêu. Tính năng tự động theo
dõi mục tiêu di động
o Tất cả các màn hình radar, AIS và hải đồ có thể xếp chồng lên nhau (overlay)
hoặc tách rời cho phép lựa chọn hiển thị và thao tác thông tin ở dạng trực quan nhất
o Hệ thống radar 2 dải tần X và S cho phép làm việc ở cả các điều kiện thời tiết
xấu
o Liên lạc vô tuyến với các mục tiêu qua VHF/DSC
• Chức năng cảnh báo
o Hệ thống sẽ tự động kích hoạt cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh trong các
tình huống: cảnh báo đâm va sớm, cánh báo mục tiêu chạy sai tốc độ quy định, mục tiêu vào
luồng hoặc khu vực cấm đã được thiết lập trước
• Lưu trữ tự động thông tin tàu
o Toàn bộ các thông tin liên quan đến mục tiêu sẽ được tự động lưu trữ vào cơ sở
dữ liệu hệ thống: tên đăng ký, MMSI, loại tàu, thời gian đến v.v
• Lưu trữ và xem lại toàn bộ thông tin các phiên làm việc phục vụ cho công tác
phân tích, đánh giá, huấn luyện hay điều tra.

o Toàn bộ thông tin về phiên làm việc kể cả hình ảnh ghi lại qua CCTV, hình ảnh
radar, đàm thoại qua điện đàm v.v đều được ghi lại và đồng bộ hóa theo đúng trình tự thời
gian
• Thông tin khí tượng thủy văn
o Thông qua các cảm biến, hệ thống thể hiện mọi thông tin khí tượng thủy văn
phục vụ công tác điều hành như các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, sức gió và hướng gió, áp suất,
thủy triều và các thông tin dự báo thời tiết
• Điều khiển mọi thiết bị từ trung tâm
o Mọi hoạt động của thiết bị và các trạm làm việc đều được theo dõi tại trung tâm.
Hệ thống sẽ cảnh báo khi có thiết bị làm việc không ổn định
o Hầu hết mọi thiết bị đều có thể điều khiển từ trung tâm
o Các thành phần chính yếu của hệ thống đều có cơ chế tự khắc phục sự cố - hệ
thống tự động kích hoạt bộ phận thứ cấp hoạt động khi có sự cố
o Bộ phận hỏng hóc có thể được sửa chữa riêng rẽ mà không gây gián đoạn dịch
vụ
• Dễ bảo trì và cập nhật
o Mọi hoạt động bảo trì và cập nhật hệ thống được thực hiện tại máy chủ trung
tâm, các hệ thống khác và các trạm làm việc sẽ được tự động cập nhật
• Giải pháp VTS của Jason Electronics được thiết kế tuân thủ và vượt quá mọi
khuyến nghị của IALA và IMO về hệ thống VTS
Để biết thêm về hệ thống VTS do Jason cung cấp, vui lòng tải bản giới thiệu chi tiết tại
(Mục VTS).
GMDSS (Global Maritime Distress and Safety System)- Hệ thống thông tin an toàn và
cứu nạn hàng hải toàn cầu là một hệ thống quốc tế dùng công nghệ liên lạc mặt đất, vệ tinh và
các hệ thống vô tuyến trên tàu nhằm đảm bảo gửi báo động cấp cứu nhanh chóng, tự động đến
các cơ sở có nhiệm vụ thông tin và cứu nạn trên bờ và cả đến các tàu thuyền ở lân cận trong
trường hợp bị nạn.
Theo GMDSS, tất cả các tàu khách hoạt động tuyến quốc tế và tàu hàng có trọng tải từ
300GRT trở lên họat động tuyến quốc tế, phải được trang bị thiết bị vô tuyến phù hợp các tiêu
chuẩn quốc tế đã được quy định cho hệ thống. Khái niệm cơ bản là các đơn vị tìm kiếm và cứu

nạn trên bờ, cũng như tàu thuyền trong vùng lân cận tàu bị nạn sẽ nhận được tín hiệu báo động
cấp cứu nhanh chóng nhờ kỹ thuật thông tin liên lạc vệ tinh và mặt đất để có thể phối hợp
trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trong thời gian nhanh nhất.
Các tàu được trang bị hệ thống GMDSS thì an toàn hơn trên biển và thường xuyên
nhận được sự trợ giúp khi cần cứu nạn - bởi vì hệ thống GMDSS sẽ tự động gửi báo động cấp
cứu và vị trí cần cứu nạn khi người vận hành không có thời gian để gọi cứu nạn. Hệ thống
GMDSS cũng yêu cầu các tàu nhận các bản tin về thông tin an toàn hàng hải nhằm hạn chế tai
nạn xảy ra và cũng yêu cầu các tàu trang bị Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp qua vệ tinh
(EPIRB), phao này sẽ tự nổi khi tàu chìm và thông báo cho đơn vị cứu nạn biết vị trí và mã
nhận dạng của tàu.
Tất cả các tàu theo quy định ở chương 4 của Công ước SOLAS phải trang bị hệ thống
GMDSS, nói chung, tất cả các tàu khách và tàu hàng có 300GRT trở lên chạy tuyến quốc tế.
Theo Công ước Quốc tế về An toàn Sinh mạng trên biển SOLAS, mỗi tàu khi hoạt
động trên biển phải có những phương tiện cho các thông tin liên lạc thiết yếu như sau:
- Phải có thiết bị phát báo động cấp cứu từ tàu tới bờ, ít nhất 02 bộ riêng biệt và làm
việc độc lập.
- Nhận những tin báo động cấp cứu từ bờ tới tàu.
- Phát và nhận những báo động cứu nạn từ tàu tới tàu.
- Phát và nhận những thông tin phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
- Phát và nhận những thông tin liên lạc tại hiện trường.
- Phát và nhận (như là bắt buộc) những tín hiệu về xác định vị trí.
- Phát và nhận những thông tin an toàn hàng hải.
- Phát và nhận những thông tin vô tuyến từ và đến các hệ thống trạm bờ và
- Phát và nhận thông tin liên lạc giữa buồng lái với nhau.
Những yêu cầu về thiết bị đối với các tàu là khác nhau tùy theo vùng biển mà tàu hoạt
động. Hệ thống GMDSS kết hợp một số hệ thống phụ (với những giới hạn khác nhau về mặt
phủ sóng) thành 1 hệ thống tổng quát, và vùng đại dương được chia làm 4 vùng biển sau:
- Vùng A1: trong tầm phủ sóng của các đài bờ VHF ven biển với khả năng nhận được
những cảnh báo DSC thường xuyên (khoảng 20-30 dặm).
- Vùng A2: ngoài vùng A1, nhưng nằm trong tầm phủ sóng của trạm bờ MF với khả

năng nhận được những cảnh báo DSC thường xuyên (khoảng 100 dặm).
- Vùng A3: ngoài 2 vùng trên, nhưng trong tầm phủ sóng của vệ tinh thông tin hàng
hải địa tĩnh (trên thực tế là hệ thống INMARSAT). Vùng bao phủ khoảng từ vĩ độ 70 nam- 70
bắc.
- Vùng A4: khu vực biển còn lại. Phần quan trọng nhất của vùng này là vùng biển
xung quanh cưc Bắc của trái đất (cực Nam hầu hết là đất liền). Vệ tinh địa tĩnh nằm trên mặt
phẳng xích đạo nên không phủ đến vùng này.
Ví dụ với các tàu ven biển chỉ phải trang bị tối thiểu các thiết bị nếu không hoạt động
ngoài vùng phủ sóng VHF của trạm bờ, nhưng có thể trang bị thiết bị liên lạc vệ tinh. Tuy
nhiên, một số bờ biển không có phương tiện của trạm bờ, vì thế mặc dù tàu chạy gần bờ nhưng
vẫn xem là vùng A2 hay A3. Các tàu hoạt động ngoài vùng biển A1 phải trang bị thiết bị MF
cũng như VHF hoặc thiết bị liên lạc vệ tinh Inmarsat. Các tàu hoạt động ngoài tầm phủ sóng
MF phải trang bị thêm thiết bị liên lạc vệ tinh Inmarsat cùng với VHF và MF. Tàu hoạt động
vùng A4 phải trang bị thiết bị vô tuyến HF, MH, VHF.
Hiện tại, hầu hết các tàu cá và tàu giải trí không cần tham gia GMDSS. Nhưng các tàu
này nhận thấy nhiều ích lợi và có thể muốn trang bị những thiết bị như là EPIRB mà phải đăng
ký với các cơ quan thích hợp.
Những tàu nhỏ cũng được khuyên là trang bị thiết bị DSC ngay sau khi hệ thống
GMDSS được thực thi đầy đủ, những tàu không có DSC sẽ gặp khó khăn trong việc liên lạc
với các tàu khác đang chỉ trực kênh gọi DSC. Tuy nhiên, trong các vùng có dịch vụ VTS
(vessel traffic service), các tàu sẽ vẫn phải trực thu trên tần số thích hợp.
Hầu hết các tàu cá và tàu giải trí có sẵn Máy vô tuyến VHF hàng hải, tuy nhiên, chúng
không tương thích với DSC.
Gọi chọn số (DSC- Digital selective calling) đã được giới thiệu trên thiết bị vô tuyến
hàng hải: VHF, MF và HF như là một phần của hệ thống GMDSS. DSC là phần căn bản để
khởi phát thông tin liên lạc thoại giữa tàu-tàu, tàu-bờ và bờ-tàu cũng như những cuộc gọi vô
tuyến điện tín MF/HF. Những cuộc gọi DSC cũng có thể tiến hành giữa các tàu riêng lẻ hoặc
những nhóm tàu. Những báo động cứu nạn DSC, bao gồm các tin nhắn cứu nạn được định
dạng trước, được dùng khởi phát các thông tin liên lạc cấp cứu với các tàu và các trung tâm
phối hợp tìm kiếm cứu nạn.

Khi đuợc thực hiện đầy đủ, DSC làm giảm nhẹ những việc cần người trực trên buồng
lái của tàu hay đài bờ để liên tục canh các máy thu vô tuyến trên các kênh thoại dùng cho cứu
nạn, an toàn và cuộc gọi bao gồm kênh 16 VHF (156.8MHz) và 2182KHz. Thiết bị trực canh
trên tàu trang bị theo GMDSS được chấm dứt yêu cầu cần có đối với tần số 2182KHz vào
01/02/1999 và đối với VHF kênh 16 vào 01/02/2005.
COSPAS-SARSAT là hệ thống tìm kiếm và cứu nạn Quốc tế dựa vào liên lạc vệ tinh,
được thành lập bởi Canada, Pháp, Mỹ và Nga. Bốn Quốc gia đã cùng nhau phát triển phao vô
tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp qua vệ tinh (EPIRB) 406Mhz, là một phần của hệ thống GMDSS
được thiết kế để hoạt động với hệ thống COSPAS-SARSAT. Những EPRIB tự động kích hoạt
này được thiết kế để phát tới trung tâm điều phối cứu nạn một thông tin nhận dạng và vị trí
chính xác của tàu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
NAVTEX là một hệ thống tự động có tính quốc tế để phân phối tức thì các cảnh báo
hàng hải, dự báo và cảnh báo thời tiết, thông báo tìm kiếm cứu nạn và các thông tin cần thiết
đến các tàu. Một thiết bị thu vô tuyến nhỏ, giá thấp, có sẵn máy in trong đó, được lắp ở phòng
điều khiển của tàu hay thuyền, để kiểm tra mỗi bản tin đến để xem nó đã được thu trước đó
chưa hoặc nó là loại mà thuyền trưởng không quan tâm hay không. Nếu là bản tin mới và được
mong đợi thì sẽ được in ra với giấy cuộn trong máy, nếu không thì bản tin không được để ý
tới. Khi một tàu mới vào khu vực biển nào đó sẽ nhận nhiều bản tin đã được phát trước đi cho
lần đầu tiên, còn những tàu đã ở trong khu vực đó rồi sẽ không nhận được những bản tin đó
nữa. Không cần có con người trong suốt quá trình phát sóng để nhận thông tin quan trọng.
Inmarsat (International Mobile Satellite Organization)- Tổ chức vệ tinh di động quốc
tế, trước đây là Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, được thành lập bởi IMO vào năm 1976 để
vận hành hệ thống thông tin liên lạc hàng hải bằng vệ tinh và đã trở thành công ty tư nhân
trong khi vẫn duy trì nghĩa vụ lĩnh vực công đối với hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải.
Ba loại thiết bị đầu cuối trạm mặt đất Inmarsat sử dụng trên tàu biển được công nhận
bởi hệ thống GMDSS: Inmarsat A, B và C. Inmarsat A và B (một phiên bản nâng cấp mới của
A), cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc: điện thoại, điện tín, truyền dữ liệu tốc độ cao giữa tàu-
bờ, bờ-tàu và tàu-tàu, trong đó bao gồm ưu tiên dịch vụ điện thoại và điện tín ưu tiên cho cứu
nạn đến và từ các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Inmarsat C cung cấp dịch vụ giữ và
chuyển tiếp dữ liệu, bản tin điện tín giữa tàu-bờ, bờ-tàu, tàu-tàu, có khả năng gửi bản tin cứu

nạn tới Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu hộ và dịch vụ SafetyNET. Dịch vụ SafetyNET của
Inmarsat C là dịch vụ phát các thông tin an toàn hàng hải toàn cầu qua vệ tinh như các cảnh
báo thời tiết ở các vùng biển, cảnh báo hàng hải, cảnh báo vô tuyến dẫn đường, cảnh báo và
báo cáo băng trôi của tổ chức tuần tra băng quốc tế IIP và các thông tin tương tự khác mà
không được cung cấp bởi NAVTEX. SafetyNET họat động tương tự như NAVTEX nhưng ở
những khu vực ngoài tầm phủ sóng của NAVTEX.
Hệ thống GMDSS lắp trên tàu bao gồm 1 hay nhiều hơn Bộ phát đáp radar tìm kiếm
cứu nạn (SART), những thiết bị này được dùng để xác định vị trí của xuồng cứu sinh hoặc tàu
bị nạn bằng cách tạo ra mỗi dãy các dấu chấm trên màn hình Radar 3cm của tàu cứu hộ. Tầm
xa phát hiện giữa thiết bị này và các tàu phụ thuộc vào độ cao của cột anten Radar và độ cao
của SART, bình thường không quá 10 dặm.
EPIRB là gì?
EPIRBs, là thiết bị vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp, được thiết kế để nâng cao khả
năng cứu sống nạn nhân bị tai nạn, bằng cách thông báo vị trí chính xác tai nạn xảy ra tới hệ
thống Đài TTDH VN và các cơ quan tìm kiếm cứu nạn, cho dù tai nạn xảy ra ở bất kỳ đâu
trên thế giới. Ngoài việc thuyền viên cần trang bị và mặc áo phao, thì tàu thuyền nhất thiết cần
trang bị thêm thiết bị EPIRB phòng khi tai nạn xảy ra. Việc đầu tư thêm thiết bị EPIRB có thể
tốn của bạn 1 khoản tiền, nhưng việc đầu tư này hoàn toàn thỏa đáng so với sự an toàn sinh
mạng của chính bản thân mình.
EPIRB hoạt động như thế nào?
Thiết bị EPIRB có thể phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh tự động hoặc nhân công.
- Phát tín hiệu cấp cứu tự động: khi tàu chìm xuống độ sâu khoảng 2-4m, dưới áp lực
của nước khóa của bộ nhả thủy tĩnh được bật tung ra, làm phao được giải phóng ra giá đỡ và
nổi lên trên mặt biển. Nước biển lúc này sẽ làm dây dẫn điện ngắn mạch phao, làm phao kích
hoạt, tự động phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh.
- Phát tín hiệu cấp cứu nhân công: trong các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp có thể gây
nguy hiểm tới sự an toàn của người và phương tiện cần phải có sự trợ giúp từ các cơ quan tìm
kiếm cứu nạn, thuyền trưởng có thể chủ động kích hoạt thiết bị phát tín hiệu cấp cứu bằng tay.
Khi được kích hoạt thông qua một trong hai cách trên, các thiết bị trên phát tín hiệu cấp
cứu lên vệ tinh. Các tín hiệu đó được chuyển tiếp tới Đài thu và xử lý tín hiệu vệ tinh

LUTMCC của Việt nam , ở đó thông tin thu nhận sẽ được xử lý để xác định vị trí bị nạn cùng
các thông tin liên quan đến người và phương tiện bị nạn. Các thông tin này sẽ được hệ thống
Đài TTDH VN ngay lập tức chuyển tới trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hoặc hoặc các
đơn vị tìm kiếm cứu nạn khác để có các biện pháp cứu hộ cứu nạn tàu thuyền bị nạn.
Đăng ký phao EPIRB
Bà con ngư dân và các bạn lưu ý, sau khi mua thiết bị cấp cứu EPIRB, bà con ngư dân
và các bạn nhất thiết phải đăng ký thiết bị EPIRB với Trung tâm dịch vụ khách hàng, Công ty
VISHIPEL.
Việc đăng ký thiết bị EPIRB giúp hệ thống Đài TTDH nhanh chóng xác định được tên
tàu thuyền bị nạn, chủ tàu, số thuyền viên trên tàu cùng các thông tin có giá trị liên quan để có
thể ngay lập tức thực hiện việc cứu hộ cứu nạn tàu thuyền.
Nều thiết bị EPIRB không được đăng ký, khi nhận được tín hiệu cấp cứu từ EPIRB, hệ
thống Đài TTDH sẽ phải mất một vài giờ đồng hồ để tìm kiếm các thông tin trên, do vậy việc
cứu nạn tàu thuyền bị chậm trễ một cách không đáng có, điều này làm tăng thiệt hại, tổn thất
đối với tàu thuyền.
Việc đăng ký thiết bị EPIRB hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng, tiện lợi. Các thông tin
đăng ký phao gồm mã nhận dạng phao, tên tàu, MMSI, số liên lạc của chủ tàu, số người trên
tàu .v.v là những thông tin vô giá phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn. Chủ tàu có thể
đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký qua fax với Trung tâm DVKH – Vishipel tại số điện thoại
031.3842070, fax: 031.3842073., xin nhắc lại chủ tàu có thể đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký
qua fax với Trung tâm DVKH – Vishipel tại số điện thoại 031.3842070, fax: 031.3842073.
Trong quá trình hoạt động, khi có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến thông tin đã đăng
ký, chủ tàu cần thông báo với Trung tâm DVKH – Vishipel biết để cập nhật vào cơ sở dữ liệu,
làm cơ sở cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Chỉ một thao tác đơn giản là gọi điện đăng ký thiết bị EPIRB, bà con ngư dân, người đi
biển đã góp phần tự bảo vệ cuộc sống của mình trước những hiểm họa khôn lường trên biển.
Hệ thống đài thông tin duyên hải: Đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc trên biển
Việt Nam là một quốc gia biển với hơn 3.200km bờ biển, trải dài theo suốt dọc bờ biển
đất nước, là những “vùng đất hứa” để các ngành kinh tế biển phát triển. Tận dụng thế mạnh này,
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ đã chọn kinh tế biển là ngành kinh tế

mũi nhọn.
Theo đà đổi mới của kinh tế, các hoạt động trên biển như vận tải biển, khai thác hải sản,
thăm dò và khai thác dầu khí… đang phát triển rất nhanh và mạnh, làm tăng nguy cơ rủi ro, gây
nhiều thiệt hại cho người và tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Việt Nam mỗi khi có mưa bão
hay sự cố, tai nạn trên biển. Do vậy, thông tin liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển
đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, biển Việt Nam và những vùng lân cận là một
trong những khu vực thường xuyên xảy ra mưa bão, áp thấp nhiệt đới.
Trước tình hình đó, để kinh tế biển phát triển và hội nhập, năm 1997, Thủ tướng Chính
phủ ký quyết định đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống các đài thông tin duyên hải (TTDH)
Việt Nam phù hợp với Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 74/78), theo
tiêu chuẩn GMDSS của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Đây là một hệ thống gồm 32 đài
TTDH, trải dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau với các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, ngang tầm
với những hệ thống TTDH các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống các đài TTDH do Công ty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam(VISHIPEL)
tổ chức quản lý và khai thác, hoạt động theo phương thức thường trực 24/24h (cả ngày lễ và
Chủ nhật), phủ sóng toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần vùng biển quốc tế. Hệ
thống gồm 29 đài TTDH được bố trí dọc theo bờ biển Việt Nam, 01 đài thông tin vệ tinh mặt
đất Inmarsat, 01 đài thu tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh COSPAS-SARSAT (LUT/MCC) và 1
Trung tâm xử lý thông tin tại Hà Nội. Hệ thống TTDH Việt nam đang đáp ứng tất cả các
phương thức thông tin liên lạc trên biển hiện có như: thoại, fax, telex, Data trên các sóng vô
tuyến điện, sóng vệ tinh.
Thực hiện nhiệm vụ công ích, hệ thống các đài TTDH đang phục vụ miễn phí tàu thuyền
hoạt động trên biển 2 dịch vụ sau:
Dịch vụ TTDH theo GMDSS: Phục vụ tàu hàng, tàu có trọng tải lớn, máy bay bị nạn
trên biển trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin theo quy định của GMDSS.
Dịch vụ cấp cứu - cứu nạn: tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi cấp cứu - khẩn cấp từ tàu
thuyền hoặc phương tiện bị nạn trên biển.
Dịch vụ thông tin an toàn hàng hải: Gồm các cảnh báo về an toàn hành hải, cảnh báo khí
tượng, thông báo khí tượng biển, các cảnh báo cấp cứu và các thông tin quảng bá liên quan đến
khẩn cấp phát cho tàu.

Dịch vụ TTDH cho tàu cá: Phục vụ các tàu đánh bắt thủy, hải sản Việt Nam có trang bị
thiết bị đơn giản, chủ yếu là máy TTDH hoạt động trên sóng vô tuyến điện.
Dịch vụ cấp cứu - cứu nạn: Phục vụ liên tục 24/24 giờ; tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi
cấp cứu, khẩn cấp từ tàu thuyền đánh bắt thủy sản trên tần số 7903 KHz, sóng vô tuyến điện.
Dịch vụ dự báo thời tiết biển, dự báo thiên tai: Phát dự báo thời tiết biển, dự báo thiên tai
trên 2 tần số 8494 KHz và 7906 KHz. Trong những ngày thời tiết bình thường, các đài TTDH
phát trên tần số 7906 KHz, với tần suất 16 phiên/ngày/8 đài TTDH. Phát trên tần số 8294 KHz 6
phiên/ngày/3 đài TTDH.Trong trường hợp có tin áp thấp nhiệt đới xa, tin áp thấp nhiệt đới trên
biển Đông, tin áp thấp nhiệt đới gần bờ, tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền, tin bão xa, tin bão
trên biển Đông, tin bão gần bờ, tin bão khẩn cấp, các đài TTDH phát 132 phiên/ngày.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc giữa ngư dân với gia đình và người thân,
hệ thống TTDH còn cung cấp dịch vụ điện thoại tàu-bờ tới ngư dân.
Trong khi hệ thống đài TTDH dọc bờ biển Việt Nam luôn sẵn sàng phục vụ ngư dân
trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, thì vẫn còn nhiều tàu cá chưa trang bị đầy đủ thiết bị
thông tin liên lạc, do một số nguyên nhân:
- Điều kiện kinh tế của ngư dân còn khó khăn, việc bỏ ra gần 10 triệu đồng để trang bị
một thiết bị thông tin liên lạc khiến ngư dân còn suy tính; do ngư dân chưa nhận thức hết tầm
quan trọng của việc trang bị thiết bị thông tin liên lạc đối với hoạt động nghề cá trên biển.
- Do ngư dân tránh sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước, tự trang bị thiết bị thông
tin, không liên lạc qua hệ thống TTDH để giấu ngư trường- Điều này rất nguy hiểm mỗi khi có
sự cố bất ngờ xảy, ra do ngư dân không thể tổ chức trực canh 24/24 giờ. Nguy hại hơn nữa là
gây nhiễu loạn các tần số vốn không được phép sử dụng.
- Do chế tài của Nhà nước chưa nghiêm.
Thực hiện nhiệm vụ công ích, VISHIPEL đang triển khai hàng loạt chương trình giới
thiệu dịch vụ đến tàu cá dưới nhiều hình thức như tặng quà, phát tờ rơi, đặt bảng thông báo cỡ
lớn tại các bến cá và trên những phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giới thiệu dịch vụ,
hướng dẫn sử dụng dịch vụ và thiết bị… Với mục tiêu: 70% ngư dân biết về đài TTDH và các
dịch vụ, 80% tàu cá đã sử dụng và được hướng dẫn về dịch vụ của VISHIPEL, đồng thời phát
triển thêm hàng nghìn tàu cá sử dụng dịch vụ của Công ty.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho ngư dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vu

TTDH của hệ thống đài TTDH Việt Nam, VISHIPEL đang giảm 40% cước đài duyên hải cho
tất cả tàu thuyền đánh cá Việt Nam liên lạc qua hệ thống TTDH.
Đặc biệt, trong năm 2008, Quỹ Viễn thông công ích, Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ
trợ cho mỗi tàu cá lần đầu trang bị thiết bị duyên hải số tiền 4 triệu đồng thông qua cước điện
thoại tàu-bờ.
Việc đầu tư nâng cấp và mở rộng dịch vụ công ích, miễn phí kết hợp với hỗ trợ, ưu đãi
nhiều dịch vụ thông tin duyên hải thể hiện tính nhân đạo và sự quan tâm của Nhà nước đối với
ngư dân. Do vậy, ngư dân cần nhận thức được tầm quan trọng của thông tin liên lạc trên biển
đối với an toàn sinh mạng và tài sản của chính mình.
Để nâng cao hiệu quả của sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước đối với ngư dân, các cơ
quan chức năng cũng cần sớm đưa ra quy định bắt buộc tàu thuyền đánh bắt hải sản phải có thiết
bị thu nhận thông tin từ hệ thống TTDH như một điều kiện bắt buộc về an toàn.
Tàu cá phải làm gì khi gặp sự cố trên biển?
Khi gặp bất cứ sự cố nào nguy hiểm đến tính mạng và tài sản…, hãy gọi đài TTDH trên
tần số 7903 KHz để được trợ giúp.
Ngay sau khi nhận được lời kêu cứu, kêu gọi giúp đỡ từ các phương tiện trên biển, Đài
TTDH sẽ:
- Phát ngay quảng bá thông tin cấp cứu của tàu bị nạn đến các tàu thuyền khác trong khu
vực để việc cấp cứu, cứu nạn được kịp thời.
- Chuyển tiếp thông tin cấp cứu đến Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN,
Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan liên quan để có phương án cứu nạn kịp thời
và hiệu quả nhất.
Vishipel quản lý và khai thác Đài thu và xử lý tín hiệu cấp cứu qua Hệ thống vệ tinh Cospas - Sarsat VNLUT/MCC.
Đây là Đài Thông tin Duyên hải sử dụng sóng vệ tinh, hoạt động trong Hệ thống vệ tinh Cospas – Sarsat, có chức
năng tiếp nhận, xử lý các thông tin cấp cứu nhận được từ thiết bị phát tín hiệu cấp cứu qua hệ thống vệ tinh
Cospas -Sarsat. Đồng thời, lưu trữ và truyền phát kịp thời các thông tin trên đến các cơ quan chuyên trách về tìm
kiếm cứu nạn.
Vùng trách nhiệm VNMCC
Kể từ ngày 1/8/2008, hệ thống VNLUT/ MCC đã được tổ chức Cospas-Sarsat quốc tế công bố hoạt động chính
thức đảm nhiệm một vùng rộng lớn (Vùng trách nhiệm VNMCC) về tiếp nhận, xử lý, phân phối dữ liệu báo động

và vị trí cấp cứu.
Vùng trách nhiệm VNMCC bao phủ toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam; vùng biển quốc tế và toàn bộ khu vực
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải Campuchia và lãnh thổ Lào. Theo đó, toàn bộ thông
tin từ các thiết bị phát tín hiệu cấp cứu (lắp đặt trên máy bay, trên tàu thuyền hoặc trên các phương tiện đường
bộ) trong khu vực này sẽ được Đài LUT/ MCC Việt Nam thu nhận, xử lý, truyền phát tới các cơ quan phối hợp tìm
kiếm cứu nạn của Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước trong khu vực nhằm trợ giúp hiệu quả cho hoạt động
tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên không và trên đất liền.
Bản đồ Vùng trách nhiệm VNMCC

DSC là một phương thức kết nối thông tin mới và là một phần công nghệ quan trọng của Hệ thống thông tin cấp
cứu an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) trên các dải sóng HF, MF và VHF. Chức năng DSC trên các thiết bị thu
phát VHF/ MF/ HF được sử dụng để tàu phát tín hiệu cấp cứu tới bờ cũng như bờ phát xác nhận điện cấp cứu tới
tàu.
Khi tàu gặp nạn, khai thác viên trên tàu gửi các thông tin ngắn gọn về tình trạng của tàu theo mẫu điện sẵn có trên
máy thông tin VHF/ MF/ HF. Nội dung của bức điện cấp cứu phát đi gồm các thông tin tên tàu gọi, quốc tịch tàu, vị
trí, thời gian bị nạn, tính chất bị nạn và phương thức liên lạc tiếp theo… Khi gửi điện DSC, tàu có thể lựa chọn gửi
điện tới một Đài TTDH, hoặc tới một nhóm đài TTDH, hoặc tất cả các Đài TTDH trong một khu vực địa lý. Trong
trường hợp khẩn cấp, không còn thời gian để gửi thông tin, Khai thác viên có thể nhấn nút cấp cứu trên thiết bị để
gửi các thông tin cơ bản của tàu cho Đài TTDH.
Thời gian phát mỗi bức điện DSC từ tàu đến Đài TTDH mất khoảng 0.6 giây trên sóng VHF và khoảng 7 giây trên
sóng MF/ HF.
Bức điện DSC đài TTDH thu nhận được là một bức điện ngắn tương tự như tin nhắn SMS trên điện thoại di động.
Trường hợp là điện cấp cứu hoặc khẩn cấp, chuông báo hiệu reo liên tục tại đài TTDH cho tới khi Khai thác viên
tại Đài TTDH đọc bức điện. Các thông tin về tàu bị nạn như tên tàu, vị trí tàu, tính chất tai nạn và yêu cầu trợ giúp
của tàu ngay lập tức được Đài TTDH chuyển tới các cơ quan chức năng về tìm kiếm cứu nạn để phối hợp thực
hiện công tác cứu hộ cứu nạn cho tàu.
Các tần số quốc tế DSC Đài TTDH trực canh:
2187.5 kHz; 4207.5 kHz; 6312 kHz; 8414.5 kHz; 12577 kHz; 16804 kHz; Kênh 70.
=======================
 !"!#$%&'

Phương thức Vô tuyến Thoại VHF là phương thức liên lạc ở cự ly ngắn (khoảng trên dưới 30 hải lý) thuộc phân
hệ sóng mặt đất. Trong các trường hợp cấp cứu, việc sử dụng phương thức này vừa đảm bảo yếu tố kết nối
thông tin đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, theo GMDSS thiết bị Vô tuyến Thoại VHF là một trong
những điều bắt buộc phải trang bị trên tàu.
Hệ thống Đài TTDH Việt Nam luôn đảm bảo trực canh 24/24 giờ trên kênh 16 VHF để thu nhận và xử lý các báo
động cấp cứu. Bằng phương thức này, hệ thống đã thu nhận và chuyển tiếp thông tin đến các cơ quan Tìm kiếm
Cứu nạn liên quan. Từ đó góp phần cứu sống hàng ngàn người và phương tiện.
Trong các tình huống khẩn cấp, phương thức thoại VHF không chỉ được coi là phương thức báo động ban đầu
mà còn có thể sử dụng để liên lạc các thông tin tiếp theo.
Ngoài việc báo nạn bằng phương thức thoại trên MF/HF, các tàu cũng được khuyến cáo phát tín hiệu báo nạn
bằng phương thức thoại VHF để các tàu lân cận biết và trợ giúp.
=======================
()*+, -
Hệ thống Đài TTDH VN thu nhận và xử lý báo động cấp cứu phát đi từ các thiết bị Inmarsat B, Inmarsat-C.
Hệ thống Inmarsat thiết kế một kênh thông tin vệ tinh ưu tiên riêng trong các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp. Mỗi
thiết bị Inmarsat-B, C đều có khả năng tạo một bức điện yêu cầu với mức ưu tiên cấp cứu với cách thức khá đơn
giản cho người sử dụng. Chỉ cần nhấn nút được thiết kế sẵn trên thiết bị, khai thác viên trên tàu có thể chuyển
bức điện cấp cứu tới Đài Thông tin vệ tinh Inmarsat (Đài LES) đã được chọn sẵn trong máy.
Đặc tính nổi bật của phương thức cấp cứu từ thiết bị Inmarsat là ngay sau khi gửi đi điện cấp cứu, tàu bị nạn và
Đài LES có thể thiết lập ngay liên lạc 2 chiều với nhau bằng các phương thức Thoại hoặc Telex.
Với chất lượng thông tin cao, ổn định, tầm phủ sóng rộng khắp toàn cầu (ngoại trừ hai vùng Cực Bắc và Cực
Nam), việc trang bị các thiết bị Inmarsat theo GMDSS được quy định bắt buộc đối với các tàu hàng, tàu vận tải
hành trình trên các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế.
=======================
()*./&/01/--2
 -
Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu qua Hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat gồm 3 loại:
• Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu ELT (Emergency Locator Transmitter): dùng trong ngành hàng không
• Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu EPIRB (Emergency Position Indicating Radio Beacon): dùng trong ngành
hàng hải.

• Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu PLB (Personal Locator Beacon): dùng trên đất liền.
Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh hoạt động theo 2 cơ chế: tự động và nhân công.
• Phát tín hiệu cấp cứu tự động: khi tàu chìm xuống độ sâu khoảng 2-4m, dưới áp lực của nước
khóa của bộ nhả thủy tĩnh được bật tung ra, làm thiết bị được giải phóng ra giá đỡ và nổi lên
trên mặt biển. Nước biển lúc này sẽ làm dây dẫn điện ngắn mạch phao, làm phao kích hoạt, tự
động phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh.
• Phát tín hiệu cấp cứu nhân công: trong các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp, người bị nạn có thể chủ động
kích hoạt thiết bị phát tín hiệu cấp cứu bằng tay.
Khi các thiết bị trên phát tín hiệu cấp cứu và được các vệ tinh trong hệ thống COSPAS-SARSAT thu nhận và xử lý
tín hiệu. Các tín hiệu đó được chuyển tiếp tới Đài thu và xử lý tín hiệu vệ tinh LUT, ở đó thông tin thu nhận sẽ
được xử lý để xác định vị trí bị nạn cùng các thông tin liên quan đến người và phương tiện bị nạn. Các thông tin
này sẽ cùng được gửi tới Trung tâm Điều hành MCC (Mission Control Centre) và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm
cứu nạn RCC (Rescue Co-ordination Centre) quốc gia cũng như tới các MCC khác hoặc tới một tổ chức tìm kiếm
và cứu nạn thích hợp xác định tính chất bị nạn của thông tin này để phối hợp hành động.
Sơ đồ thông tin phối hợp tìm kiếm cứu nạn
&+345&678+79':&'
#;9<=>?2
@A$:BA$:CA$D?E
Công suất phát:
250W/500W/800W.
Tx: 1.6 to 27.5MHz
(100Hz steps)
Rx: 0.1 to 29.9999MHz
(100Hz steps)
Có đầy đủ các chức
năng theo yêu cầu
GMDSS, IMO A804(19)
Lắp đặt cho tàu chạy ở
các vùng biển A2, A3, A4
Điện áp AC: 180 ~240V 50/60Hz

Brochure JSS-296
@;9<=>'2#BFG:@BFGD'HEH7<
Tx: 1.6 to 27.5MHz (100Hz steps)
Rx: 0.1 to 29.9999MHz (100Hz steps)
FS-1570/2570 có chức năng DSC cộng với
DSC Watch Receiver ở tất cả các tần số về
an toàn và cứu nạn trong dải tần MF và HF.
Công suất phát: 150W/ 250W
Điện áp nguồn: 24V DC.
Brochure FS-1570
I;9<=>+29F#GD+<9
Tx: 1.6 to 27.5MHz
Rx: 0.1 to 29.9999MHz
Số kênh: 150
Công suất: 150 W
Điện áp: 13.6 VDC
Brochure
IC-M710
J; 9<=>E82##BG7:E82#@BG7DK9LH78
Tx: 1.6 to 27.5MHz
Rx: 0.1 to 29.9999MHz
Thiết bị đáp ứng theo yêu cầu của ITU, IMO và hệ thống GMDSS
Tích hợp DSC, NBDB
Màn hình rộng LCD(10.4), đọc thông tin dễ dàng
Có thể lưu được 100 bức điện thu, 100 bức điện phát và 50 bức điện thu báo động cấp
cứu.
Công suất phát: 150W/250W.
Điện áp: 24V DC
Brochure SRG-1150D
==================================

&+345&678+7>+M7>N%&'
#;9<=>?&2FFG:FCGD?E
Công suất phát: 25W/1W
Lưu trữ 200 kênh
Gọi trực tiếp bởi AIS
Dễ dàng sử dụng
Màn hình 3.8" LCD
Điện áp DC: 24V
Brochure JHS770S
@;9<=>'92JGGGD'HEH7<
Công suất phát: 25W
Chức năng DSC theo yêu cầu Class D ITU-R M493-11.
Trực canh kênh: 70
Là loại kín nước.
Điện áp sử dụng: 13.8 VDC
Brochure VHF FM4000
I;9<=>+29BGJD+<9
Có thể chịu ngập sâu 1.5m nước tới 30 phút (IPX8)
Có sẵn chức năng DSC đạt cấp độ Class D ITU (Thu
trực canh tại kênh 70) Công nghệ âm thanh chất
lượng cao FORCE 5 AUDIO
Brochure

J;9<=>+29$GJD+<9
Có thể chịu ngập sâu 1m nước tới 30 phút (IPX7)
Có sẵn chức năng DSC cấp độ Class D ITU (Thu trực canh
tại kênh 70 với mạch thu riêng biệt)
Kết nối loa phóng thanh với mạch khuyếch đại 30W. Công
suất phát 25w
Brochure

B;9<=>+29IGJD+<9
Phổ biến nhất tại Việt nam, màn hình LCD lớn
Có sẵn chức năng DSC theo tiêu chuẩn RTCM SC101
Cấu trúc chắc chắn chịu ngập sâu 1m nước tới 30 phút (IPX7)
Công nghệ âm thanh chất lượng cao FORCE 5 AUDIO
Brochure M304
===================================
&+345%&'O<OKL
#;9<=>?&2FD?E
Bộ đàm cầm tay được thiết kế để thông tin liên lạc 2 chiều trên tàu.
Bao gồm 16 kênh, thời gian hoạt động của Pin là 8 giờ.
Brochure JHS7


@;9<=>+9F@D+<9
Chống thấm nước khi bị ngập sâu 1.5m nước tới 30 phút (IPX8)
Công suất 6 W, Pin chuẩn theo máy Li-ion 200mAh
Công nghệ âm thanh chất lượng cao FORCE 5 AUDIO
Brochure
I;9<=>+29IJD+<9
Thông dụng, hiệu quả, kinh tế nhất trong dòng máy bộ đàm hàng hải
"Waterproof". Chống thấm nước khi bị ngập
Brochure


J;9<=>+29CCD+<9
Chống thấm nước IPX7 (ngập sâu 1m nước trong 30phút)
Công suất phát 5 W, Pin chuẩn Li-ion 1700 mAh.
22 kênh dùng trên bộ trong dải 146-174Mhz
Brochure M88


B;9<=>+289#$GGD+<9
Máy bộ đàm hàng hải cấp cứu đạt chuẩn GMDSS theo Qui định IMO
resolutions A.809(19), A.694(17), IEC 61097-12 khi dùng chung phụ kiện
LITHIUM BATTERY PACK BP-234.
Brochure GM1600
===================================
&+345&678+7%P+7&+79KEKQ
#;?H=2CBD
?E
JUE-85C là
trạm di động
mặt đất được
thiết kế sử dụng
cho các loại
tàu.
Đáp ứng đầy đủ
theo tiêu chuẩn
của IMO
Dùng để thông
tin liên lạc 2 chiều ở mọi nơi trên thế giới, có thể phát
báo động cấp cứu tự động hoặc bằng tay.
Tx: 1626.5 Mhz ~ 1646.5 Mhz
Rx: 1530.0 Mhz ~ 1545.0 Mhz
Điện áp: 220VAC và 24VDC
Brochure JUE 85C
@;'=><9#BD'HEH7<
Đáp ứng theo yêu cầu của IMO Res.A664(16).Felcom-15, 14" colour LCD
với đầy đủ các dịch vụ của Inmarsat-c: EGC, internet mail, distress message
handling, Polling, data report, data exchange, telex.

Điều khiển từ xa báo động cấp cứu.
Điện áp: 24V DC.
Brochure Felcom 15
===================================
R&K<S57&%5%6HL37=R+E4
#;=R+E4?T=2#GID?E
JQE-103 là phao Epirb được thiết kế để phát cấp cứu ở tần số 406 MHz và 121.5MHz.
Đáp ứng theo yêu cầu IMO/CCIR.
Hạn pin: 5 năm
Brochure JQE103


@;99 U=B
Hoạt động trên tần số 406MHz theo tổ chức COSPAS-SARSART, phù hợp với SOLAS
Hạn pin: 5 năm
Bộ nhả thuỷ tĩnh sẽ tự động kích hoạt khi chìm ở độ sâu từ 2-4m
Brochure

I;=RJG$
Đáp ứng theo tiêu chuẩn của IMO làm việc ở tần số 406 Mhz và 121.5 Mhz.
Thiết bị được thiết kế kín nước, dễ lắp đặt, thiết bị sẽ tự động nhả dưới tác động áp lực của nước.
Hạn pin: 5 năm
Brochure
===================================
&+345R&V7WNEKKE2KE
#;9<=>?TW2IGKD?E
Tần số: 9200- 9500 MHz
Thiết bị sử dụng trong việc tìm kiếm cứu nạn trên biển, đáp ứng theo
yêu cầu của: IMO, ITU, IEC.
Chế độ Standby: 96h

Phát báo động cấp cứu liên tục trong vòng 8h
Hạn pin: 5 năm
Brochure
@;9<=>JD99 U
Tần số: 9200- 9500 MHz
Phản xạ radar McMurdo S4 hoạt động trên dải tần số 9Ghz-X Band Radar
Phù hợp với IMO về yêu cầu thiết bị GMDSS
Công suất phát: 400 mW
Có thể hoạt động ở chế độ Standby 96h
S4 được thiết kế với chế độ Test dễ dàng
Hạn pin: 5 năm
Brochure

×