Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

khảo sát thực tế trạm thông tin di động tại địa phương – trung tâm viễn thông iii – tp buôn ma thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.91 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
  
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I : CẤU HÌNH HỆ THỐNG TTDĐ SỐ GMS 2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TTDĐ VÀ SƠ ĐỒ KHỐI 2
1.1. Tổng quan về hệ thống TTDĐ GMS 2
1.2. Cấu trúc của hệ thống TTDĐ GMS 3
1.3. Một số đặc điểm của GMS 4
1.4. Các băng tần của GMS 5
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH LIÊN KẾT CÁC PHẦN TỬ TRONG KHỐI.6
2.1. Máy di động GMS 6
2.2. Bộ điều khiển trạm gốc BSC …………………………………………

2.3. Trạm thu phát gốc BTS………………………………………………
2.4. Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động…………………………
Phần II : KHẢO SÁT THỰC TẾ TRẠM DI ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Sơ lược về sự phát triển
1.2. Cấu trúc mạng Vinaphone KV III
1.2.1. Tổng đài MSC/VLR
1.2.2. Hệ thống HLR
1.2.3. Hệ thống vô tuyến BSC
1.2.4. Hệ thống quản lí, khai thác và bảo dưỡng (OMC )
1.2.5. Trạm thu phát gốc BTS
1.2.6. Khối diều khiển gói PCU
1.2.7. Hệ thống dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS
1.2.8. Một vài dịch vụ gia tăng trên mạng Vinaphone
CHƯƠNG II : CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRAM BTS.
2.1. Cơ sở hạ tầng và các thiết bị phụ trợ trạm BTS
2.1.1. Phòng đặt thiết bị


2.1.2. Trụ anten, cầu cáp
2.1.3. Hệ thống tiếp đất, chống sét
CHƯƠNG III : QUÁ TRÌNH DIỀU HÀNH XỬ LÍ SỰ CỐ TRẠM BTS
3.1. Hiện trạng điều hành, xử lí sự cố trạm BTS
3.1.1. Trung tâm điều hành thông tin (OMC)
3.1.2. Trung tâm dịch vụ viễn thông KV III
3.2. Phối hợp điều hành xử lí sự cố trạm BTS
3.2.1. Trung tâm điều hành thông tin (OMC)
3.2.2. Trung tâm dịch vụ Viễn thông KV III
3.2.3. Viễn thông tỉnh, thành phố
3.2.4. Trang Wed điều hành thông tin
CHƯƠNG IV : QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ BTS VINAPHONE

4.1. Mục đích công tác bảo dưỡng
4.2. Các nội dung bảo dưỡng trực thuộc VT Tỉnh và Vinaphone
4.2.1. Bảo dưỡng thuộc Viễn thông Tỉnh
4.2.2. Bảo dưỡng thuộc Vinaphone
4.3. Nội dung bảo dưỡng nhà trạm, cột anten-cầu cáp
4.4. Bảo dưỡng hệ thống cung cấp và phân phối nguồn AC
4.5. Bảo dưỡng thiết bị chống sét nguồn AC
CHƯƠNG V : QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ BTS VINAPHONE.
5.1. Dụng cụ và nội dung bảo dưỡng thuộc VT Tỉnh và Vinaphone
5.1.1. Dụng cụ chính phục vụ bảo dưỡng
5.1.2. Chuẩn bị cho đợt bảo dưỡng
5.2. Nội dung bảo dưỡng
5.2.1. Hệ thống anten, bộ gá anten
5.2.2. Feeder
5.2.3. Thiết bị truyền dẫn Viba
5.2.4. Thiết bị BTS
5.2.5. Thiết bị tủ nguồn DC

5.2.6. Hệ thống acqui dự phòng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
  
Trang
Hình 1.1 : Cấu trúc hệ thống GMS……………………………………….
Hình 1.2 : Băng tần GMS 900 …………………………………………
Hình 1.3 : Băng tần DCS 1800 …………………………………………
Hình 2.1.1 : Sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng máy mẫu …………………
Hình 2.1.2 : Trụ anten ……………………………………………………
Hình 2.1.3 : Thiết bị chống sét cho anten ………………………………
CÁC TỪ VIẾT TẮT
  
- BSC : Base Station controler - Điều khiển trạm gốc
- BSS : Base Sation system - Hệ thống trạm gốc
- BTS : Base Tranceive Sation - Trạm thu phát gốc
- GPRS : General Packet Radio Service - Dịch vụ vô tuyến gói chung
- GMS : Global System for Mobile Telecom- Hệ thống TTDĐ
- HLR : Home Location Rigister - Bộ định vị thường trú
- ISDN : Intergrated Service Digital Network - Mạng số dịch vụ tích hợp
- MS : Mobile Station - Trạm di động
- MSC : Mobile Switching Center – Trung tâm chuyển mạch di động
- MMSC : Multimedia Message Service Center - Hệ thống cung cấp dịch
vụ tin đa phương tiện
- PDSN : Packet Data Service Node – Nút dịch vụ số liệu gói
- PSTN : Public Switched Telephone Network - mạng điện thoại chuyển
mạch công cộng
- PPS – IN : Prepard Service – Intelligen Network - Hệ thống mạng thông
minh cung cấp dịch vụ trả trước
- SMSC : Short Message Service Center - Hệ thống cung cấp dịch vụ bản

tin ngắn
- TRAU : Trancoder and Rate Adaption Unit - Khối chuyển đổi và thích
ứng tốc độ
- VMS : Voice Message Service - Hệ thống cung cấp dịch vụ hộp thư thoại
- WAP : Wirless Aplication Protocol – Ưngs dụng dịch vụ không dây
LỜI NÓI ĐẦU
  
Thông tin di động ngày nay đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu đối với
mỗi con người chúng ta và là một dịch vụ kinh doanh của các nhà khai thác Viễn
thông trên Thế giới. Ta thấy các hệ thống thông tin di động hiện nay đang được
phát triển, tăng cường bằng cách đưa thêm các dịch vụ mới như : thông tin số liệu
tốc độ cao, hình ảnh…Để làm được điều này TTDĐ số băng hệp đang được thay
thế bằng TTDĐ số băng rộng.
Trên lộ trình tiến tới công nghệ 3G, để đáp ứng đựoc nhu cầu ngày cang cao
của khách hàng về các dịch vụ trao đổi thông tin,di động, truyền số liệu,thông tin
truyền có tính bảo mật. Chính vì thế mà mạng điện thoại ngày càng phát triển và
thêm nhiều dịch vụ mới (GPRS, WAP…).
Qua thời gian thực tập, tham khảo tài liệu và các giáo trình có liên quan
cùng với sự nhận thức về việc truyền thông, liên lạc. Đồng thời nói lên sự phát
triển ngày càng cao của đất nước ta nói chung và nghành Viễn thông nói riêng. VÌ
thế em chọn đè tài thực tâp : “KHẢO SÁT TRẠM BTS ” để làm đề tài thực tập và
báo cáo thực tập tốt nghiệp. Cấu trúc của bản báo cáo này bao gồm hai phần :
Phần I : Cấu hình hệ thống Thông tin di động số GMS.
Phần II : Khảo sát thực tế trạm Thông tin di động tại địa phương – TRUNG
TÂM VIỄN THÔNG III – TP BUÔN MA THUỘT.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập và viết báo cáo, bản thân em có nhiều cố
gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế cho nên đề tài báo cáo chưa được đầy
đủ và không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự góp ý chân thành của ban lãnh
đạo TTVT III cũng như quí Thầy Cô để rút kinh nghiệm trong quá trình công tác
sau này. Em xin chân thành cám ơn !

Phần I. CẤU HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG SỐ GMS.
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TTDĐ VÀ SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG
TTDĐ SỐ GMS

1.1 Tổng quan về Hệ thống TTDĐ GSM :
Hiện tại mạng GSM đang hoạt động trên ba băng tần 900, 1800, 1900MHz.
Chuẩn GSM 900MHz gọi là phiên bản P-GSM (Primary-GSM). Để tăng dung
lượng băng tần dần được mở sang 1800MHz và 1900MHz gọi là phiên bản mở
rộng (E-GSM).
GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thuộc vào
phần cứng, mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống.
Điều này tạo điều kiện cho nhà thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho
phép công ty vận hành mạng mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.
GSM với tiêu chuẩn thông số toàn Châu Âu mới, sẽ giải quyết sự hạn chế dung
lượng hiện nay. Thực chất dung lượng sẽ tăng 2 – 3 lần nhờ việc sử dụng tần số tốt
hơn và kỹ thuật ô nhỏ, do vậy số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên.
Lưu động là hoàn toàn tự động, người sử dụng dịch vụ có thể đem máy di động
của mình đi sử dụng ở nước khác. Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin về vị trí.
Người sử dụng cũng có thể gọi đi và nhận cuộc gọi đến mà người gọi không biết vị
trí của mình. Ngoài tính lưu động quốc tế, tiêu chuẩn GSM còn cung cấp một số
tính năng như thông tin tốc độ cao, faxcimile và dịch vụ thông báo ngắn. Các máy
điện thoại di động sẽ ngày càng nhỏ hơn và tiêu thụ ít công suất hơn các thế hệ
trước chúng.
Tiêu chuẩn GSM được thiết kế để có thể kết hợp với ISDN và tương thích với
môi trường di động. Nhờ vậy tương tác giữa hai tiêu chuẩn này đảm bảo.
Ở GSM việc đăng ký thuê bao được ghi ở module nhận dạng thuê bao SIM
(Subscribe Identity Module). Card thuê bao chỉ được sử dụng với một máy. Hệ
thống kiểm tra là đăng ký thuê bao đúng và card không bị lấy cắp. Quá trình này
được tự động thực hiện bằng một thủ tục nhận thực thông qua một trung tâm nhận

thực.
Tính bảo mật cũng được tăng cường nhờ việc sử dụng mã số để ngăn chặn hoàn
toàn việc nghe trộm ở vô tuyến. Ở các nước điều kiện tương đối tốt, chất lượng
tiếng ở GSM ngang bằng với hệ thống tương tự. Tuy nhiên, ở các điều kiện xấu do
tín hiệu yếu hay do nhiễu giao thoa nặng, GSM có chất lượng vượt trội.
1.2. Cấu trúc của Hệ thống TTDĐ GMS.
Hệ thống GSM được mô tả như hình vẽ sau:
MS
MS
MTTE
MS
BTS
BTS
BTS BSC
BSS
MS
BSS
BSS
MSC
EIRAuC
HLR
VLR
GATEWAY
MSC
MSC & SUPPORT
Other
networks
A
A
A

ADC
NMCOMC
Um
Um
Abis
Abis
Abis
Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống GSM.
 MS (Mobile Suscriber): là thiết bị mà thuê bao sử dụng để thực hiện
một cuộc gọi thông qua mạng GSM. MS gồm 2 bộ phận là MT và TE.
 BTS (Base Transceiver Station): thực hiện tất cả những chức năng
truyền nhận dữ liệu trên giao diện vô tuyến.
 BSC (Base Station Controller): có nhiệm vụ cấp phát các kênh vô
tuyến cho MS trong quá trình thiết lập cuộc gọi, xác định khi nào cần thực hiện
chuyển giao, điều khiển công suất phát của MS để đảm bảo rằng BTS có thể nhận
được tín hiệu từ MS chuyển đến.
 MSC (Mobile Service Switching Center): thực hiện định tuyến cho
các cuộc gọi đến các thuê bao di động cũng như các cuộc gọi đi của thuê bao.
 HLR (Home Location Register): lưu trữ các thông tin riêng biệt, đặc
trưng của các thuê bao đăng ký tại vùng quản lý của nó.
 VLR (Visitor Location Register): lưu trữ những thông tin về các thuê
bao đang định vị tại vùng của MSC mà VLR đó nối đến.
 EIR (Equipment Identity Register): lưu trữ thông tin của tất cả các
thiết bị di động.
 AuC (Authentication Center): lưu trữ các thông tin liên quan đến vấn
đề bảo mật trong hệ thống GSM.
 OMC (Operation and Maintenance Center): cung cấp cho các nhà
khai thác các phương tiện để điều khiển hệ thống.
 NMC (Network Management Center): quản lý OMC về mặt kỹ thuật.
 ADC (Administration Center): thực hiện các chức năng về quản trị

trong hệ thống.
1.3. Một số đặc điểm của GSM
- Các giao diện trong hệ thống là giao diện chuẩn.
- Hệ thống sử dụng kỹ thuật chuyển mạch kênh.
- Kỹ thuật điều chế được dùng là GMSK.
- Bên cạnh dịch vụ thoại, GSM còn có thể cung cấp các dịch vụ số liệu với tốc độ
9,6Kbps.
- Để tiến hành một “cuộc gọi” (thoại, số liệu), MS sẽ được cấp phát 1 kênh vật
lý có băng thông là 200 KHz. Kênh vật lý này sẽ bị MS chiếm trong suốt cuộc gọi
(cho dù có dữ liệu truyền đi hay không).
- GSM tính cước dựa trên thời gian kết nối, nghĩa là cước phí được tính từ lúc
thuê bao thiết lập kết nối cho đến khi kết thúc kết nối.
1.4. Các băng tần số trong GSM :
Hệ thống GSM có 2 băng tần làm việc : D900 làm việc ở băng tần 900 MHz và
DSC1800 làm việc ở tần số 1800 MHz.
- D900 làm việc trong khoảng tần số 890 - 960 MHz được phân bố như sau :
Hướng lên
25 MHz
890 MHz
915 MHz
935 MHz 960 MHz
Hướng xuống
25 MHz
Hình1.2: Băng tần GSM 900
Băng tần hướng lên (MS phát, BTS thu) nằm trong khoảng tần số 890 – 915
MHz (độ rộng là 25 MHz). Băng tần hướng xuống (BTS phát, MS thu) nằm trong
khoảng tần số 935 – 960 MHz (độ rộng là 25 MHz).
Trong D900 chia làm 124 kênh tần số, mỗi kênh có 2 tần số : 1 cho hướng lên
và 1 cho hướng xuống, khoảng cách giữa 2 tần số hướng lên và hướng xuống trong
cùng 1 kênk là 45 Mhz, độ rộng băng mỗi kênh là 200 KHz.

- DCS1800 làm việc trong khoảng tần số 1710 - 1880 MHz, phân bố như sau :
Băng tần hướng lên (MS phát, BTS thu) nằm trong khoảng tần số 1710 – 1785
MHz (độ rộng là 75 MHz). Băng tần hướng xuống (BTS phát, MS thu) nằm trong
khoảng tần số 1805 – 1880 MHz (độ rộng là 75 MHz).
Trong DCS1800 chia làm 374 kênh tần số, mỗi kênh có 2 tần số : 1 cho hướng
lên và 1 cho hướng xuống, khoảng cách giữa 2 tần số hướng lên và hướng xuống
trong cùng 1 kênk là 95 Mhz, độ rộng băng mỗi kênh là 200 KHz.
Hướng lên
75 MHz
1710 MHz
1785 MHz
1805 MHz 1880 MHz
Hướng xuống
75 MHz
Hình 1.3: Băng tần DCS1800
CHƯƠNG II :
QÚA TRÌNH LIÊN KẾT CÁC PHẦN TỬ TRONG KHỐI
2.1 Máy di động MS.
Máy di động có các tính năng : Tính năng bắt buộc và tùy chọn, tính năng bắt
buộc phải được thực hiện chừng nào chúng còn là tính năng của MS. Việc thực
hiện các tính năng tùy chọn được dành cho ý muốn của nhà sản xuất. Đối với tính
năng MS hiện nay và trong tương lai, các nhà sản xuất phải có trách nhiệm đảm
bảo cho các tính năng MS sẽ không mâu thuẫn với giao tiếp vô tuyến, cũng như
không gây nhiễu đến mạng hoặc đến MS khác hay bản thân MS của mình.
Để có thể sử dụng tinh năng MS một cách đơn giản và thống nhất, độc lập với
kiểu MS và hãng sản xuấtt MS, cần có sự phối hợp, điều khiển tập hợp tối thiểu
các tính năng.
2.2. Bộ điều khiển trạm gốc BSC.
BSC quản lí giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa của BTS và
MS đó là các lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và quản lí chuyển giao. BSC

được đặth giữa các BTS và MSC. BSC là mộy tổng đài nhỏ có khả năng tinh toán
nhất định. Vai trò chủ yếu của BSC là quản lí các kênh vô tuyến và quản lí chuyển
giao. Một BSC có thể quản lí hàng chục BTS, tạo thành một trạm gốc. Giao diện A
được quyết định giưa BSC và MSC, sau đó giao diện A bit được quyết định giữa
BSC với BTS.
BTS sẽ đảm bảo việc điều khiển BSS. Một thông tin bất kì của BTS yêu cầu
cho khai thác sẽ thu qua BSC. Cũng như vậy, thông tin bất kì được yêu cầu về BTS
( ví dụ như : OMC ) sẽ thu dược bằng BSC.
BSC sẽ kết hợp với một ma trận số dược dùng đẻ kết nối các kênh vô tuyến trên
giao diện vô tuyến với các mạch hệ thống trong MSC.
2.3. Trạm thu phát gốc BTS
BTS chứa phần cứng RF tức là các thiết bị thu, phát, anten và khối xử lí tín hiệu
cho giao diện vô tuyến. BTS như là một Modem vô tuyến phức tạp, BTS sẽ cung
cấp việc kết nối giao diện vô tuyến với máy di động,nó cũng có nhiều hạn chế về
chức năng điều khiển, điều này giảm nhiều lưu lượng cần được truyền giữa BTS và
BSC.
Mỗi BTS sẽ cung cấp lần lượt từ 1 đến 6 sóng mang RF, và sẽ cung cấp từ 8
đến 48 cuộc gọi đồng thời.
BTS,BSC sẽ điều khiển riêng hoặc cả hai cùng điều khiển một chức năng.
2.4. Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSC.
Trung tâm di động MSC dùng để chuyển mạch cuộc gọi, tức là thiết lập cuộc
gọi đến MS và đi từ MS, toàn bộ mụch đích của nó giống như một tổng đài điện
thoại bất kì. Tuy nhiên do cần phải bổ sung thêm nhiều mặt điều khiển, bảo mật
phức tạp trong hệ thống tế bào GMS và độ rộng băng tần cho thuê bao nên sẽ có
nhiều ưu điểm hơn, MSC có khả năng đáp ứng nhiều chức năng bổ sung khác.
MSC sẽ thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó
trong hệ thống. Khi MSC cung cấp giao diện giữa PSTN và các BSS trong hệ
thông GMS nó sẽ được hiểu như là một MSC cổng. Ở vị trí này nó ssẽ đảm bảo
yêu cầu chuyển mạch cho toàn bộ quá trìng thông tin di động từ khi bắt đầu đến
khi kết thúc.

Mỗi MSC thực hiện :
- Chức năng xử lí cuộc gọi : Bao gồm điều khiển thiết lập cuộc gọi thoại/
số liệu, liên kết các BSS, liên kết các MSC,các chuyển vùng, điều khiển việc quản
lí di động ( tính hợp lệ và vị trí của thuê bao ).
- Chức năng hỗ trợ và bảo dưỡng thuê bao : Bao gồm việc quản lí cơ sở dữ
liệu, định hướng và đo lưu lượng thông tin, giao tiếp giữa người và máy.
- Chức năng hoạt động tương tác giữa các mạng : Quản lí giao tiếp giữa hệ
thống GMS và hệ thống điện thoại công cộng PSTN.
- Chức năng Billing : Thu thập số liệu, lập hóa đơn cước cuộc gọi
Phần II :
KHẢO SÁT THỰC TẾ TRẠM DI ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
TTVT VINAPHONE KV III .
CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TAỊ ĐỊA PHƯƠNG
(VINAPHONE KV III)
1.1. Sơ lược về sự phát triển mạng Vinaphone KV III
Được thành lập từ tháng 6 – 1996, qua 12 năm không ngừng phát triển đến
nay mạng Vinaphone đẫ vươn lên trở thành một trong những mạng thông tin di
động lớn nhất Việt Nam, với diện tích phủ song rộng lớn tại 64/64 tỉnh/TP.
Mạng Vinaphone có một hệ thống chuyển mạch và hệ thống từ các hang
cung cấp thiết bị lớn, nổi tiếng trên thế giới, cung cấp các dịch vụ đa dạng với chất
lượng ổn định.
Trên lộ trình tiến tới công nghệ 3G, để đáp ứng nhu cầu của khách hang về
tốc độ truy cập số liệu, các dịch vụ sau đang được triển khai:
. Dịch vụ GPRS: Đang được khai thác và triển khai cho tất cả các tỉnh thành
phố với tốc độ truy cập dữ liệu có thể lên đến 171,2 Kbps
. Dịch vụ EDGE: Đã dược thử nghiệm tại các thành phố lớn với tốc độ truy
cập lên đến 473,6 Kbps ( trên lí thuyết )
1.2. Cấu trúc mạng Vinaphone khu vực III
Mạng Vinaphone có cấu trúc là mạng được hình thành phân tán về thiết bị

tập trung về thiết bị quản lí.
Mạng thông tin di động Vinaphone được phân chia thành 3 vùng theo cấu
trúc địa lí như sau :
Khu vực I : Gồm Hà Nội và các tỉnh phía bắc.
Khu vực II : Gồm Thành Phố HCM và các tỉnh phía Nam.
Khu vực III : Gồm các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên ( từ Quảng
Bình – Khánh Hòa và tỉnh Gia Lai, KonTum, Đăklak, Lâm Đồng ).
Mạng thông tin di động Vinaphone là mạng thông tin di động kỹ thuật số
GMS, sử dụng dải băng tần 900 MHZ và 1800 MHZ. Hệ thống thiết bị GMS của
Vinaphone bao gồm rất nhiều nút mạng với các phần tử chính sau :
1.2.1 Tổng đài MSC/VLR : Tổng đài di động/Bộ điịnh vị tạm trú ( Mobile
Sưitching Cente/Vister Location Register ).
- MSC/VLR là thành phần trung tâm của mạng GMS có nhiệm vụ quản l
điều khiển chuyển mạch cuộc gọi cho các thuê bao di động.
- Hiện tại Vinaphone 3 có 2 tổng đài MSC/VLR là tổng đài 3A
củaSiemens( dung lượng 400k ), 3B Ericsson ( dung lượng 400k ), và tổng đài
Ericsson 3C dung lượng 850k đang giai đoạn hòa mạng.
1.2.2. Hệ thống HLR : Bộ định vị thường trú ( Home Location Register )
- Hệ thống HLR lưu giữ số liệu tập trung và thuê bao mạng.
- Các thuê bao đươc khai thác ban đầu tại HLR.
- Hiện nay mạng Vinaphone KV III có 1 HLR do hãng Siemens cung cấp
với dung lượng 1600k.
1.2.3. Hệ thống vô tuyến BSC : Điều khiển trạm gốc ( Base Station
Controler ).
. Hệ thống vô tuyến của Vinaphone 3 do 3 hãng cung gấp thiết bị chính là
Motorola, Ericson và Huawei.
- 20 BSC ( 9 Motorola + 5 Ericsson + 6 Huawei )
- Hiện nay số BTS trên địa bàn là 720 BTS. Các tỉnh trong KV III sử dụng
của hang Huawei.
- Giai đoạn 2007 – 2008 đang triển khai lắp đặt phát song trên 900 BTS.

- Giai đoạn 2008 – 2009 dự kiến sẽ đầu tư them 1300 BTS.
1.2.4. Hệ thống quản lí, khai thác và bảo dưỡng mạng ( OMC ).
-Hệ thống OMC của mạng Vinaphone là hệ thống quản lí tập trung, kết nối
tới tất cảcác phần tử của mạng Vinaphone.
- OMC là nơi tập trung giám sát, điều hành thông tin và quản lí mạng. Hệ
thống OMC được phân chia thành :
+OMC – R : Quản lí phần vô tuyến.
+OMC – S :Quản lí phần chuyển mạch.
1.2.5. Trạm thu phát gốc BTS ( Base Transceiver Station ). Thực hiện chức
năng truyền nhận dữ liệu trên giao diện vô tuyến-
1.2.6. Khối điều khiển gói PCU ( Packet Control Unit ).
1.2.7. Hệ thống dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS ( General Packet Radio
Service )
Hiện nay mạng Vinaphone đã và đang triển khai rất nhiều dịch vụ gia tăng
khác trên các hệ thống sau :
- Hệ thống GPRS : Dịch vụ vô tuyến gói chung
- Hệ thống PPS – IN ( Prepaid Service – Intelligen Network ) : Sử dụng giải
pháp mạng thông minh ứng dụng cho hệ thống cung cấp dịch vụ trả trước.
- Hệ thống MMSC ( Multimedia Message Service Center ) : Hệ thống cung
cấp dịch vụ bản tin đa phương tiện.
- Hệ thống SMSC ( Short Message Service Center ) : Hệ thống cung cấp
dịch vụ bản tin ngắn.
- Hệ thống WAP (Wireless Aplication Protocol ) : Hệ thống sử dụng các ứng
dụng không dây để cung cấp dịch vụ kết nối internet.
- Hệ thống VMS ( Voice Massage Service ) : Hệ thống cung cấp dịch vụ hộp
thư thoại.
1.2.8. Một vài dịch vụ gia tăng trên mạng Vinaphone.
- Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ, Info 360, USSD.
- Dịch vụ nạp tiền mã thẻ trả trước, Vina Eload, Ringtunes, Easy TopUp…
- Các hệ thống dịch vụ gia tăng như tải Logo, bình trọn từ xa, các trò chơi

tương tác với truyền hình…
CHƯƠNG II :
CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRẠM BTS.
2.1 : Cơ sở hạ tầng và các thiết bị phụ trợ trạm BTS.
2.1.1. Phòng đặt thiết bị :
+ Cách bố trí trong phòng thiét bị :
Trong phòng thiết bị, BTS là thiết bị quan trọng nhất. Nguyên tắc bố trí thiết
bị trong phòng máy như sau : Tính từ lỗ cáp nhập trạm, vị trí đầu tiên dành cho
BTS, vị trí thứ hai dùng để dự phòng cho BTS khi cần thêm Rack BTS, vị trí thứ
ba dành dành cho rack chứa thiét bị truyền dẫn và DDF, tiếp theo là vị trí của rack
nguồn và phần tử cắt lọc sét, phần tử điện AC…( như hình vẽ trên ).
Hình 2.1.1 : Sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng máy mẫu
+ Yêu cầu chung : Được xây dựng kiên cố, chịu được gió bão cấp 12, diện tích
tốt nhất từ 9 – 15 m². Nếu diện tích lớn hơn thì phải ngăn vách. Độ cao đảm bảo
chống được ngập lụt. Nên đặt phòng máy tại tầng cao nhất để chiều dài feeder ngắn
nhất có thể.
+ Tường phòng máy : Độ dày tốt nhất từ 20 cm trở lên, được sơn màu sáng ;
nếu vách ngăn là tường che mưa, nắng phải làm 2 lớp ; nếu vách ngăn trong nhà
làm 1 lớp. Tường sạch sẽ, không thấm nước, không bị hở nứt.
+ Cửa ra vào : Từ 1 – 2 lớp phải đảm bảo chắc chắn, đảm bảo mỹ quan. Có
gờ ngăn nước tràn vào phòng nếu cửa vào bố trí ở nơi có nguy cơ nước chảy vào
phòng máy.
+ Cửa sổ : Nếu có cửa sổ thì phải làm 2 lớp, khoảng cách giữa 2 lớp từ 10
cm trở lên, giưa 2 lớp phải có song sắt bảo vệ chống dột nhập, cách nhiệt, chống
nắng, chống thấm.
+ Trần nhà : không nứt, nếu là tầng trên cùng phải có chống nóng và chống
thấm, độ cao trần tốt nhất từ 2,8m – 3m.
+ Sàn nhà : Lát gạch men, không trải thảm, tải trọng sàn từ 300 kg/m². Nếu
có them BSC thì phải 900kg/² trở lên.
+ Lỗ feeder : Cách nền nhà đặt thiết bị tốt nhất 2,5 m. Kích thước lỗ feeder

đảm bảo chứa được 12 feeder.
2.1.2. Trụ anten, cầu cáp.
+ Trụ anten :
Hình 2.1.2 : Trụ anten
. Bằng sắt và phải mạ kẽm hoặc sơn 3 lớp chống rỉ; Nếu trụ tự đứng phải sơn
thêm 1 lớp sơn phủ bên ngoài màu đỏ - trắng xen kẽ
. Trụ anten phải có kết cấu chịu được gió trên cấp 12. Trụ được thiết ké để
đảm bảo lắp tối thiểu được 6 anten di động và 2 anten truyền dẫn. Dây đất của hệ
thống thu lôi phải được nối trực tiếp với tổ đất chung của trạm bằng dây M90.
+ Cầu cáp ngoài trời ( outdoor ) :
. Cầu cáp outdoor phải được sơn 3 lớp chống rỉ, có khả năng chịu được tải
trọng 200 kg/m. Cầu cáp được đi theo đường ngắn nhất từ lỗ feeder đến trụ anten,
nếu độ dài quá 10m thì phải có thanh ( cột ) chống.
. Hệ thống ầu cáp phải được tiếp đất, tại các điểm nối của cầu cáp phải có
dây đấu nhảy hoặc hàn cố định. Độ rộng cầu cáp outdoor phải đảm bảo từ 50 cm
trở lên.
. Cầu cáp phải lắp đặt thấp hơn 10 cm so với mép dưới của lỗ feeder vào
phòng máy.
+ Cầu cáp trong phòng máy ( indoor ) : Cầu cáp phải được lắp đặt trên thiết
bị, ngang bằng với mép dưới của lỗ feeder.
Tất cả cầu cáp phải được tiếp đất, các điểm nối giưa 2 cầu cáp phải có dây đấu
nhảy.
. Độ rộng cầu cáp indoor từ 30 – 50 cm.
2.1.3. Hệ thống tiếp đất, chống sét.
+ Hệ thống chống sét :
Hình 2.1.3 : Thiết bị chống sét cho anten.
. Cột anten và nhà trạm phải trang bị hệ thống chống sét đánh trực tiếp. Các
đường feeder, cáp đồng trục, cáp mạng, đường điện lưới phải được trang bị hệ
thống chống sétlan truyền tuân thủ tiêu chuẩn nghành TCN 68 – 135 : 2001.
. Đường cấp nguồn vào trạm phải được đấu chống sét hai cấp : cắt sét và lọc

sét. Các thiết bị chống sét cho đường cấp nguồn phải đảm bảo chỉ tiêu kĩ thuật theo
TCN 68 – 174 : 2006. Qui phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn
thông.
+ Hệ thống tiếp đất :
. Mỗi trạm BTS phải được trang bị một hệ thống tiếp đất để thực hiện các
chức năng:
. Tiếp dất công tác, tiếp đất bảo vệ, tiếp đất chống sét phù hợp với tiêu chuẩn
nghành TCN 68 – 141 : 1999.Mỗi trạm được trang bị 2 bảng đất ( outdoor và
indoor ) kích thước 100 * 10 * 300 mm, có ít nhất 14 lỗ bắt dây tiếp đất.
. Bảng tiếp đất indoor đặt cách mặt sàn 30 cm, cách tường 10 cm, cách điện
với tường, nối trực tiếp tới các mạng tiếp đất của trạm viễn thông. Bảng đất
outdoor đặt cách mép dưới lổ feeder 30cm; nối trực tiếp với tổ tiếp đất, các vỏ
feeder trước khi vào trạm, thiết bị chống sét theo đường feeder
+ Hệ thống điện AC/indoor
- Yêu cầu:
. Hệ thống nguồn AC : Sử dụng nguồn 3 pha 380V ± 10%/50Hz (
hoặc nguồn 1 pha 220V ± 10%/50 Hz ), điện áp giữa trung tính và đất nhỏ hơn 5V
.Một trạm trang bị 2 ổ cắm điện AC, hai dền neon máng kép(đảm bảo độ
sáng để xử lí kĩ thuật và phục vụ bảo dưỡng)
-Thứ tự:
► Chống sét AC ► Hộp phân phối AC ► Các thiết bị tiêu thụ điện AC
- Chú ý:
. Các đầu dây đấu vào Automat phải siết chặt tránh đánh lửa, phát nhiệt.
. Trong trường hợp điện lưới không ổn định phải trang bị them thiết bị ổn áp
( điện áp đầu vào sai lệch lớn hơn ± 15% so với điện áp danh định ) thì ổn áp lắp
ngay phía sau chống sét AC
- Nguồn điện dự phòng:
. Trạm phải được trang bị hệ thống Acqui máy nổ dự phòng tuân thủ theo
nguyên tắc tổ chức hệ thống nguồn điện trạm viễn thông ( Ban hành theo QD số
401/QD – VT ngày 16/02/2006 của TGD VNPT ) đảm bảo nguồn điện cho thiết bị

hoạt động khi mất điện lưới
+ Hệ thống cảnh báo :
. Thiết bị cảnh báo được lặp đặt tập trung vào một khu vực, dễ quan sát và
thao tác xử lí.Phân loại trạm để lắp đặt thiết bị cảnh báo ngoài như : nhiệt độ, mở
cửa, báo khói, báo cháy.
+ Điều hoà :
- Vị trí : Lắp đặt điều hoà tốt nhất đối diện với tủ thiết bị; tuyệt đối không
dược lắp đặt trên thiết bị. Mỗi điều hoà phải có 1 Automat riêng. Có hệ thống điều
khiển tự động để khởi động lại sau khi mất điện.
- Cục lạnh ( Indoor Unit ) : Không lắp đặt phía trên thiết bị khác, an toàn
cháy, dễ bảo dưỡng. Có độ nghiêng về phía lỗ thoát nước. ống thoát nước đảm bảo
thoát dễ dàng.
. Cục nóng ( outdoor Unit ) ) : chon vị trí lắp đặt để dễ xử lí, bảo dưỡng; ống
đồng nối cục lạnh ngắn nhất.
CHƯƠNG III :
QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÀNH, XỬ LÍ SỰ CỐ TRẠM BTS VINAPHONE KV III
3.1. Hiện trạng điều hành xử lí sự cố trạm BTS Vinaphone KV III.
3.1.1.Trung tâm điều hành thông tin ( OMC ).
- Quản lí tập trung về lưu lượng, tình trạng hoạt động của thiết bị BTS, BSC
(lưu lượng, nhiễu,nghẽn mạng, các BTS hiệu quả thấp. v.v ) và các thiết bị phụ trợ
liên quan đến trạm BTS, BSC ( nguồn điện, điều hoà …), gửi thông tin cho trung
tâm khu vực của Vinaphone.
- Thực hiện khai báo mạng lưới thay đổi cấu hình, nâng cấp phần mềm…
- Thực hiện chế độ báo cáo theo qui định.
- Số liệu phần vô tuyến VNP3
. BTS:720 trạm (Motorola:295,huawei:284, Ericson:107,siemens:34)
. BSC:20 trạm (Motorola:09, Ericson:05,Huawei:06)
3.1.2. Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 3
- Có OMC_Remote giám sát các cảnh báo và tình trạng hoạt động các thiết
bị BTS, BSC, TRAU trên địa bàn Trung tâm VNP3,quản lí bao gồm thiết bị là

Motorola, Ericson, Huawei (720 trạm)
- Thực hiện ứng cứu sự cố thiết bị BTS,BSC,TRAU, thiết bị nguồn
- Thực hiện ứng cứu thiết bị phụ trợ cảnh báo, điều hoà, chống sét, máy nổ
(các trạm do Viễn thông tỉnh làm CSHT thì thông báo cho Viễn thông tỉnh thành
phố xử lí ứng cứu).
- Xử lí truyền dẫn do VNP lắp đặt
- Xử lí chất lượng mạng, nhiễu tần số
- Xác định vị trí BTS lắp mới, di chuyển nhà trạm….
- Bảo dưỡng thiết bị BTS, Viba, cáp quang….
3.2. Phối hợp điều hành xử lí sự cố tại trạm BTS Vinaphone KVIII
3.2.1.Trung tâm điều hành thông tin OMC
- Công ty Vinaphone xây dựng trang Web điều hành thông tin, các thông tin
được gửi lên trang Web điều hành, cập nhật 24/24 giờ, bao gồm các nội dung: Tên
trạm BTS, địa chỉ lắp đặt BTS, nội dung sự cố, thời gian xảy ra sự cố, quá trình xử
lí sự cố và các ghi chú khác, các đầu mối điều hành thông tin của các VT/T, các
trung tâm khu vực sẽ được cấp user truy cập trang Web này.
- Trung tâm điều hành thông tin cập nhật danh sách trạm.gồm 24 trạm tại
TTVT KV III.
- Thực hiện khai báo mạng lưới thay đổi cấu hình, nâng cấp phần mềm…
- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thông tin lên điều hành Viễn thông của
Tập đoàn BCVT VN
3.2.2. Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 3
- Theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của các trạm BTS, cập nhật
thông tin sự cố mạng về BTS, nhiệt độ cao, AC, điện áp quá thấp, truyền dẫn…
+ Sự cố BTS nhanh chóng tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục
ứng cứu (BTS, anten, fider đơ, nguồn DC…), chất lượng mạng lưới, sau khi xử lí
xong cập nhật báo cáo lên trang Web
+ Nếu sự cố do phần cơ sở ha tầng (nguồn điên AC, truyền dẫn, điều hoà,
chống sét, cảnh báo…) thì phối hợp cùng VT/T xử lí.
- Thực hiện xử lí nhiễu, chất lượng mạng lưới.

- Đề xuất và thực hiện nâng cấp mạng lưới.
- Chủ trì bảo dưỡng trạm BTS.
- Thông báo cho viễn thông tỉnh, thành phố các công việc có liên quan đến
thông số trạm BTS, BSC như: Thay đổi cáu hình, thay đổi Cell ID
- Thục hiện chế độ báo cáo theo quy định.
3.2.3. Viễn thông tỉnh, thành phố.
- Chủ động truy cập trang Web điều hành thông tin
( để tiếp nhận thông tin và điều hành các đơn vị trực thuộc
khắc phục sự cố liên quan tới trách nhiệm và phạm vi quản lí của đơn vị.
+ Cơ sở hạ tầng: Nhà trạm, cột anten.( Gồm 94 cột trên toàn tỉnh ).
+ Điện AC : Có cấp điện áp là 220V, máy nổ công suất thường từ
5Kw trở lên.
+ Xử lí truyền dẫn: truyền dẫn cho các trạm BTS của Vinaphone sử
dụng chủ yếu là cáp quang với thiết bị truyền dẫn có thể là truyền dẫn PDH (các bộ
RAD) hoặc SDH (các bộ Metro). Ngoài ra còn dùng phương thức truyền dẫn viba
với các bộ Pasolink. Dung lượng truyền dẫn cho mỗi trạm BTS thường là 2Mbps
+ Xử lí điều hoà (mỗi trạm có 2 điều hoà)
+ Xử lí cảnh báo (các loại cảnh báo như : điện áp thấp, nhiệt độ, mất
truyền dẫn…)
- Trong quá trình xử lí phối hợp với bộ phận OMC – remote để thực hiện
- Sau khi xử lí xong cập nhật báo cáo vào trang Web ( http:
vinaphone.com.vn ) điều hành thông tin
- Phối hợp cùng trung tâm khu vực xử lí chất lượng mạng
3.2.4. Trang Web điều hành thông tin
a. Mô hình hệ thống : Sẽ có một sever quản lí dữ liệu tập trung đặt tại Hà
Nội, khi có cảnh báo qua OMC- Remote các Trung tâm VNP 1,2,3 sẽ truy cập vào
Sever cập nhật sự cố ngay lập tức, các Bưu điện tỉnh truy cập vào Sever lấy thông
tin về sự cố, cập nhật thông tin về quá trình xử lí sự cố. Hệ thống được trang bị có
tính bảo mật, an toàn cao, chạy liên tục 24/24 giờ.
b. Phương thức truy cập đến Sever :

- Các trung tâm VNP 1,2,3 dùng qua mạng truyền số liệu công ty.
- Các Viễn Thông tỉnh truy cập qua mạng Internet.
c. Phân loại sự cố: Có 4 loại cần đưa vào theo dõi, xử lí:
- Nhiệt độ cao: Xảy ra do các nguyên nhân điều hoà hỏng, nhà trạm bị hở.
- Mất điện AC : Không cung cấp điện xoay chiều cho máy nắn, điều hoà
của trạm BTS hoạt động bằng nguồn acqui dự phòng.
- Cảnh báo điện áp thấp : Cảnh báo xảy ra khi điện áp một chiều cung cấp
cho trạm BTS bị thấp : ( Mức cảnh báo được đặt theo từng chủng loại acqui, lúc
này BTS sắp mất liên lạc).
- Mất truyền dẫn : Lúc này BTS mất liên lạc (Có thể do mất truyền dẫn hoặc
chất lượng truyền dẫn kém kết nối từ BTS về BSC hoặc Card kết nối truyền dẫn
của BTS bị hỏng…).
d. Phân quyền.
- Quyền quản trị: Có thể xem, sửa tất cả thông tin về sự cố về danh sách đài
trạm ( Dùng cho trung tâm ĐHTT)
- Lãnh đạo công ty, phòng Mạng Dịch vụ xem được toàn bộ các sự cố xảy ra
trên toàn quốc.
- Các trung tâm VNP 1,2,3 có thể cập nhật / Xem được sự cố của các tỉnh tại
khu vực mình quản lí.
- 64 viễn thông tỉnh, thành phố chỉ cập nhật / Xem được sự cố tại tỉnh của
mình.
e. Nội dung của trang Web điều hành.
- Trong chương trình có menu để các đơn vị cập nhật thông tin về đầu mối
xử lí sự cố : Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, Email. Mỗi đơn vị chỉ
cập nhật/ Sửa được thông tin của đơn vị mình.
- Hình thức lấy số liệu đầu vào : Giai đoạn 1 các trung tâm khu vực nhập
vào, giai đoạn 2 lấy tự động từ hệ thống OMC.
- Trang Web phải có khả năng kết xuất các báo cáo phục vụ công tác quản lí
theo nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ báo cáo theo tỉnh, theo ngày tháng, theo số
phút mất liên lạc, theo số lần mất liên lạc trong tháng của một BTS…

- Có khả năng gửi tin nhắn, Email, Fax tự động đến các địa chỉ đã định trước
ngay khi cập nhật sự cố.
- Nội dung tin nhắn SMS gửi di: Tên thiết bị, vị trí, loại sự cố, tình trạng sự
cố (Đang xảy ra hay kết thúc).
CHƯƠNG IV :
QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG CSHT VÀ THIẾT BỊ
TRẠM BTS VINAPHONE KV III
4.1. Mục đích công tác bảo dưỡng.
1. Duy trì chất lượng mạng vinaphone so với lúc nghiệm thu ban dầu.
2. Hạn chế mức độ suy giảm thiết bị, chất lượng dịch vụ do thời gian sử
dụng.
3 . Phát hiện, xử lí kịp thời thiết bị lỗi, hỏng hóc mà hệ thống cảnh báo mà hệ
thống trên mạng không phát hiện
4.2. Các nội dung bảo dưỡng trực thuộc viễn thông tỉnh và thuộc
Vinaphone
4.21. Bảo dưỡng thuộc Viễn thông tỉnh
- Bảo dưỡng nhà trạm, cột anten, cầu cáp.
- Bảo dưỡng truyền dẫn cho BTS.
- Bảo dưỡng hệ thống cung cấp và phân phối nguồn AC (Kể cả máy nổ dự
phòng).
- Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất.
- Bảo dưỡng thiết bị chống sét nguồn AC.
- Bảo dưỡng thiết bị điều hoà nhiệt độ.
- Bảo dưỡng thiết bị báo cháy, báo khói, bình CO2.
- Bảo dưỡng hệ thống cảnh báo ngoài trời (nếu có ).
4.2.2. Bảo dưỡng thuộc Vinaphone.
- Hệ thống anten- feeder.
- Thiết bị BTS.
- Hệ thống nguồn DC (Máy nắn- ăcqui).
4.3. Nội dung bảo dưỡng nhà trạm, cột anten- cầu cáp.

a. Tần suất bảo dưỡng.
- Bảo dưỡng định kì: 1 năm/1 lần (nên thực hiện trước mùa mưa bão).
- Bảo dưỡng đột xuất: Sau các đợt mưa bão lớn, hoặc có sự thông báo của
VNP về tình trạng nhà trạm, cột anten không đảm bảo.

×