Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
XDCB nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất vật chất có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sự đòi hỏi phải ra đời các đô thị mới,
các công trình mới, xây dựng lại khiến cho ngành XDCB càng cần thiết hơn
bao giờ hết. Chi phí cho đầu tư XDCB chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
ngân sách Nhà nước cũng như của doanh nghiệp. Do đó việc xác định giá
thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác, đầy đủ có một ý nghĩa vô cùng to
lớn trong công tác quản lý hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh của
đơn vị xây lắp. Muốn vậy đòi hỏi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp ngày càng phải được
hoàn thiện.
Thấy được tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ
phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng em đã chủ động đi sâu tìm hiểu
về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của
Công ty.Vì vậy, em lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công
nghệ Xây dựng” làm chuyên để tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp của em được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty CP Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây
dựng - CDTC
Chương 2: Thực trạng kế toán CPSX và tính GTSPXL tại Công ty Cổ
phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính
GTSPXL tại Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng.
Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của
cô giáo TS. Phạm Thị Bích Chi, ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kế toán cũng như các phòng ban chức năng khác của Công ty Cổ phần tư vấn
Thiết kế công nghệ Xây dựng. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song vì
thời gian có hạn, khả năng còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo cũng như tập thể Công ty CDTC để em có thể bổ sung, nâng
cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công việc của mình sau này.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nhung B
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - CDTC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Tư vấn Thiết
kế Công nghệ Xây dựng
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây thành lập ngày 30 tháng 12
năm 2003 và được sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số: 0103003435.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ yêu cầu phải mở rộng
ngành nghề kinh doanh cũng như tăng về vốn và nâng cao năng lực quản lý.
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng thay đổi đăng ký kinh
doanh vào ngày 27 tháng 02 năm 2007.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng
Tên tiếng Anh: Consultant design technology construction., JSC
Tên giao dịch viết tắt: CDTC
Địa chỉ: Phòng 808 CT 3-3 Khu ĐTM Mễ Trì Hạ, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà
Nội
Điện thoại: 04.7875075 Fax: 04.7875076
Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh là 10.200.000.000VNĐ (Mười tỷ hai trăm
triệu VNĐ)
Mã số thuế: 0101439192
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của CDTC
- Khảo sát, tư vấn đầu tư, thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình, thiết kế
kiến trúc công trình, thiết kế nội ngoại thất công trình.
- Xây dựng công trình kỹ thuật, bưu chính viễn thông, công trình dân dụng,
công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi, cơ sở hạ
tầng.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Lắp đặt: mạng tin học, ăngten truyền hình, cáp và mạng thông tin, hệ thống
điện thoại trong nhà, thang máy,băng truyền tự động, hệ thống điều hoà
không khí, hệ thống chống cháy nổ, đường dây và trạm biến thế đến 35KV,
ống cấp nước, thoát nước, bơm nước.
- Sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử, điện thanh, điện lạnh và trong
các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm xây lắp là chính. Ngoài
ra công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực thương mại như buôn, bán các vật
liệu, máy móc công nghệ khác như chủ yếu để hỗ trợ cho sản phẩm xây lắp.
Vì vậy các sản phẩm của công ty có những đặc trưng chủ yếu sau :
Sản phẩm xây lắp thường được thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư
để đảm bảo các mục tiêu: Tổ chức thực thi để thoả mãn các yêu cầu công
năng của chủ đầu tư; Hoàn thành dự án trong phạm vi giá thành quy định;
Hoàn thành dự án trong phạm vi thời gian quy định; Xây dựng đạt chất lượng
tiêu chuẩn; Bảo đảm sức khoẻ và an toàn đối với những người tham gia.
Sản phẩm xây lắp rất đa dạng, thường có quy mô lớn, thời gian thi
công khá dài, yêu cầu về chất lượng cao.
Còn đối với các sản phẩm thương mại thì công ty sẽ nhập của những
hãng uy tín và trực tiếp phân phối theo yêu cầu của chủ đầu tư và khách hàng.
Những sản phẩm này chỉ cần theo đúng mẫu mã và chất lượng mà chủ đầu tư
hoặc khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên cần phải kịp thời để giữ được uy tín với
các nhà cung cấp cũng như khách hàng.
Sản phẩm là các dự án, công trình nên được cố định tại nơi xây dựng,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương. Do vậy, các điều kiện
sản xuất như máy móc, thiết bị, nhân công... thường phải di chuyển theo công
trình. Đây là tính chất đặc thù của sản phẩm xây lắp, điều này làm phát sinh
chi phí vận chuyển, bảo quản máy móc thiết bị và chi phí nhân công.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Đặc điểm về thị trường của CDTC
Vì sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xây lắp và hoạt động
kinh doanh thương mại nên thị trường tiêu thụ của công ty rất rộng. Tuy
nhiên, để có thể nắm bắt được thị trường thì công ty cần chú trọng đến vấn đề
marketing để có thể ký kết được những hợp đồng lớn.
Trong những năm qua công ty đã tạo được hình ảnh và uy tín lớn đối với
khách hàng chủ đầu tư thông qua những công trình, dự án có giá trị lớn, chất
lượng cao như khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì Hạ, Nam Trung Yên... ( Hà
Nội ); bệnh viện các tỉnh Hải Dương; …
Để có được kết quả tốt như vậy, ngoài sự cố gắng của các cán bộ, CNV
công ty, còn có sự phối hợp và tạo điều kiện của các đối tác như Ngân hàng,
các nhà cung cấp, các bạn hàng,…
Công ty quan hệ tốt với Ngân hàng No&PTNT Long Biên, Ngân hàng
VP Bank Mỹ Đình, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Techcombank
Thăng Long. Nhờ đó công ty đã huy động được một lượng vốn lớn với lãi
suất ưu đãi và các giao dịch thanh toán được ưu tiên đáng kể,…
Công ty có các nhà cung cấp lớn và lâu dài như công ty TNHH thang
máy và thiết bị Thăng Long, Công ty TNHH Ban Mai, Công ty CP điện nước
Văn Duy, Công ty Cổ phần Sao Việt, Công ty CP 3C, …
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Danh mục các công trình công ty đã và đang thực hiện
ST
T
Tên công trình Chủ đầu tư Năm
1
Xây lắp mạng điện thoại, truyền hình nhà
CT1-1, CT1-2, CT3-3, CT5A,B,C,D Khu
ĐTM Mễ Trì Hạ, Hà Nội
Công ty CP Tu tạo và
Phát triển nhà
2004,
2005
2
Xây lắp mạng điện thoại, truyền hình nhà
B6A, B6C, B11A, B3A Khu ĐT Nam
Trung Yên, Hà Nội
Ban QLDA Khu tái
định cư Nam Trung
Yên
2005,
2006
3
Cung cấp và lắp đặt máy phát điện nhà lô
B6 Nam Trung Yên;
Ban QLDA Khu tái
định cư Nam Trung
Yên
2006
4
Xây dựng trường tiểu học, trường trung
học thị trấn Phố Mới, xây dựng nhà văn
hóa Phượng Mao, nhà hội trường thị trấn
Phố Mới, Quế Võ, Bắc Ninh
UBND huyện Quế Võ
2006,
2007
5
Xây dựng nhà kho, nhà khách công an tỉnh
Bắc Ninh
Công an tỉnh Bắc Ninh 2007
6
Cung cấp và lắp đặt máy phát điện, điều
hòa, điện nhẹ, điện chiếu sáng tòa nhà văn
phòng 16 Liễu Giai
Công ty TNHH Đào và
Cộng Sự
2007,
2008
7
Xây dựng trạm xử lý nước thải bệnh viện
đa khoa tỉnh Hải Dương
Bệnh viện đa khoa tỉnh
Hải Dương
2008
8
Cung cấp thiết bị tổng đài, thiết bị chống
sét, máy tính văn phòng cho CA tỉnh Bắc
Ninh,
Công an Tỉnh Bắc
Ninh
2008
… … … …
1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của CDTC
Công ty có 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và 06 phòng ban chuyên môn
gồm phòng dự án, phòng kế toán, phòng hành chính- nhân sự, phòng tư vấn
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh XNK. Sơ đồ tổ chức quản lý công
ty theo mô hình trực tuyến-chức năng, vừa chỉ đạo trực tiếp vừa phân công
nhiệm vụ chức năng đến từng phòng ban một cách cụ thể. Đây là kiểu kết cấu
chặt chẽ và hiệu quả. (sơ đồ minh họa trang kế tiếp)
Bảng cơ cấu lao động của công ty
2005 2006 2007
LĐ gián tiếp 20 35 40
LĐ trực tiếp 65 120 160
Tổng 85 155 200
Bảng chất lượng lao động năm 2005
2005 2006 2007
Trình
độ
Cao
học
Đại
học
CĐ,
TC
Công
nhân
Cao
học
Đại
học
CĐ,
TC
Công
nhân
Cao
học
Đại
học
CĐ,
TC
Công
nhân
Số
lượng
2 21 22 30 2 62 35 56 3 77 50 70
Tổng 85 155 200
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo đó, lực lượng lao động của công ty được cơ cấu như sau:
Hàng năm công ty đều có một lực lượng lớn lao động thường xuyên và
mùa vụ nhưng chủ yếu là hai loại:
Lao động gián tiếp : Đó là những người làm việc trong văn phòng,
được đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong mỗi phòng ban. Công ty
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Giám đốc
P.GĐ
Kinh doanh
P.GĐ
Kỹ thuật
P. Tư vấn
Thiết kế
P. Kỹ thuật P.Kế toán
P.kinh
doanh XNK
P.Hchính-
Nhân sự
Đội thi công
Kho vật tư
Đội thi
công 1
Đội thi
công 2
Đội thi
cụng 3
P. Dự án
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
luôn chú trọng đến việc hạn chế số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ
lao động này. Năm 2005 lực lượng lao động gián tiếp chiếm 23,53% tổng số
lao động nhưng đến năm 2006 và 2007 thì tỷ lệ này ngày càng giảm dần,
chứng tỏ bộ máy quản lý ngày càng được tinh giảm và hoạt động có hiệu quả.
Trong số lao động gián tiếp đó thì khoảng trên 80 % trong số đã tốt nghiệp đại
học và cao học nên có kiến thức rất vững vàng. Tuy nhiên cũng có một vấn đề
cần đặt ra đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ thì rất nhiệt tình và sáng tạo
nhưng vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm, luật pháp nên ảnh hưởng đến khả
năng tham gia và thực hiện các hợp đồng và dự án phức tạp.
Lao động trực tiếp: Đó là những người thuộc ban chỉ huy công trường,
các cán bộ, công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao. Ngoài ra, công ty còn có
chính sách thuê mướn lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công
trình. Số lượng lao động trực tiếp năm 2005 chiếm 76,47% tổng số lao động
nhưng các năm sau thì tỷ lệ này tăng dần để đáp ứng yêu cầu của công trình.
Trong số lực lượng lao động gián tiếp thì tỷ lệ tốt nghiệp đại học kỹ thuật
chiếm khoảng 30%, còn lại là các công nhân kỹ thuật đã được đào tạo.
1.5. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu:
Doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản của công ty liên tục tăng qua các
năm 2005, 2006 2007. Mặc dù, tốc độ tăng của tài sản năm 2007 lớn hơn năm
2006 nhưng tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận năm 2007 lại chậm hơn.
Điều này là do quy mô của công ty ngày càng tăng lên nhờ vốn góp và vay
ngày càng nhiều nên chi phí sử dụng vốn vay cao, khiến cho lợi nhuận tăng
chậm hơn. Nhưng nếu lấy năm 2005 để so sánh thì thấy tốc độ tăng năm 2007
lại lớn hơn năm 2006 khá nhiều. Điều này là do năm 2007 phần vốn đầu tư
cho XDCB của công ty nhiều hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tốc độ tăng
liên hoàn (%)
Tốc độ tăng
định gốc (%)
06/05 07/06 06/05 07/05
1 Doanh thu 16.066.641.388 30.748.799.029 45.686.518.056 205,45 48,58 205,45 353,84
2
Lợi nhuận
ròng
227.636.053 1.121.808.346 1.050.208.989 261,02 27,8 261,02 361,35
3
Tổng tài
sản
10.208.857.558 17.803.927.012 36.016.388.858 74,4 102,3 74,4 252,8
(Nguồn số liệu: báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007, phụ lục)
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng/ tổng doanh thu năm 2005 là: 2,26%, năm 2006
là: 2,67% năm 2007 là: 2,3%. Nhìn chung là chỉ tiêu này biến động không
nhiều. Năm 2006 là cao hơn cả. năm 2007 do biến động của thị trường giá cả
nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Cùng với sự làm ăn hiệu quả đó thì đời sống của cán bộ công nhân viên
của công ty không ngừng được cải thiện và nâng cao thể hiện thu nhập bình
quân đầu người luôn đạt mức kế hoạch đặt ra hàng năm và tăng dần qua mỗi
năm. Năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005 nhưng tốc độ tăng năm 2007
lại giảm so với năm 2006
Thu nhập bình quân đầu người
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Thu nhập bình quân
(Nghđ/người/tháng)
2.150 2.570 3.020
Tốc độ tăng liên hoàn (%) 100 119,5 117,5
Tốc độ tăng định gốc (%) 100 119,5 140,1
1.6. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty CP Tư vấn thiết kế Công nghệ
Xây dựng
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ thông tin
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định, thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế độc lập. Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo mô hình tập
trung, mọi nghiệp vụ hạch toán kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán
của công ty. Bộ máy kế toán của công ty gồm 5 người trong đó
(1) Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kế toán, hệ
thống hạch toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch thu chi và chỉ đạo
chung cho tất cả các hoạt động của phòng kế toán.
(2) Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ trực tiếp tổng hợp số liệu kế toán, lên các
báo cáo tài chính, giám sát, kiểm tra công tác kế toán của các kế toán viên,
chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về chức năng và nhiệm vụ của mình.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
(kế toán TSCĐ)
Kế toán chi phí SX
và tính giá thành SP
Kế toán công nợ Kế toán tiền lương,
Kế toán quỹ
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(3) Kế toán chi phí – giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí theo khoản mục
và theo từng công trình theo dự toán, kết toán giai đoạn và quyết toán.
(4) Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào đề
nghị ứng lương, bảng duyệt trên lương, bảng chấm công, quyết toán lương
của các sản phẩm để lập bảng thanh toán lương. Giao dịch với các cơ quan
BHXH để thanh toán các khoản bảo hiểm như: đau ốm thai sản…thu chi tiền
mặt hàng ngày.
(5) Kế toán công nợ (với người bán, Ngân sách Nhà nước, người mua): theo
dõi khoản thu chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản công nợ phải
trả, phải thu của công ty cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao
vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, các khoản phải nộp Ngân sách
Nhà nước về phí, lệ phí, thuế…
1.6.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán
Chính sách kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 25/10/2000. Niên độ kế toán: Bắt
đầu từ 1/1/N và kết thúc vào 31/12/N.
Chứng từ kế toán: Theo đó công ty áp dụng chứng từ kế toán theo
quyết định số 167/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 25/10/2000. Đồng
tiền hạch toán: là VNĐ, theo đó các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, vàng
bạc kim đá quý đều được quy đổi ra VNĐ để hạch toán. Công ty áp dụng
phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tài khoản kế toán: Hầu hết là TK kế toán theo quyết định số
167/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 25/10/2000. Tuy nhiên để vận dụng
tốt hơn và phù hợp với phần mềm kế toán của công ty, công ty áp dụng đã tạo
thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sổ sách kế toán: Hình thức áp dụng là sổ nhật ký chung (Hạch toán
trên phần mềm kế toán). Các mẫu sổ được thiết kế theo đúng hình thức và kết
cấu quy định và phù hợp với phần mềm kế toán.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
( Hình thức nhật ký chung)
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Báo cáo tài chính: BCTC của công ty bao gồm 03 phần cơ bản là Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh BCTC. BCTC
được lập theo đúng quy định của chế độ. (Minh họa phụ lục).
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH
GTSPXL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
13
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài
chính
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất tại CDTC
CPSX là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết,
lao động vật hoá và một số chi phí khác mà DNXL đã bỏ ra để tiến hành các
hoạt động SX trong một kỳ nhất định.
CPSX của công ty được phân loại rõ ràng theo mục đích và chức năng của
chi phí, bao gồm:
- Chi phí nguyên, vật liệu: bao gồm tất cả các khoản chi phí về nguyên vật
liệu chính, phụ , phụ tùng thay thế (xi măng, sắt, thép…) sử dụng trong quá
trình SX.
- Chi phí nhân công: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH,
BHYT, KPCĐ) của người lao động.
- Chi phí nhiên liệu, động lực: Là toàn bộ chi phí về nhiên liệu, động lực
(Xăng, dầu…) sử dụng trong công ty.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao cho các loại
TSCĐ sử dụng cho SX của công ty.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền công ty chi trả cho các dịch
vụ (điện, nước, điện thoại…) phục vụ cho quá trình SXKD.
- Chi phi bằng tiền khác: Gồm tất cả các chi phí không thuộc các khoản chi
phí trên.
Cách phân loại này giúp công ty biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu
tố chi phí; giúp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch; là cơ sở lập
báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu quản trị. Để từ đó giúp công ty lập dự
toán CPSX cho kỳ sau.
Ngoài ra, theo mục đích, công dụng của chúng có các loại sau::
-Chi phí NVL trực tiếp: Là toàn bộ hao phí về NVL sử dụng trực tiếp để
SXSP như vật liệu chính, vật liệu phụ…
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản
trích theo lương của những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình
hoạt động sản xuất (tính cả lao động thuê ngoài theo từng công việc)
- Chi phí sử dụng MTC: là các chi phí sử dụng xe, máy phục vụ trực tiếp cho
công trình. Chi phí sử dụng MTC gồm chi phí tiền công của công nhân điều
khiển máy, chi phí khấu hao MTC, chi phí nhiên liệu, động lực và các khoản
chi phí bằng tiền khác liên qua trực tiếp đến việc sử dụng MTC.
- Chi phí sản xuất chung: Gồm lương, các khoản trích theo lương (BHXH,
BHYT, KPCĐ) của công nhân viên quản lý tổ, đội nhân viên sử dụng MTC,
nhân viên quản lý đội thuộc biên chế công ty; chi phí khấu hao TSCĐ dùng
chung cho hoạt động của đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của
đội.
Cách phân loại này giúp cho công ty quản lý chi phí sản xuất theo định
mức, là cơ sở cho công tác tính giá thành sản phẩm, lập định mức chi phí sản
xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng
chịu chi phí như một sản phẩm, một phân xưởng SX….
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu
chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng
phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn hợp lý.
2.2. Đối tượng và phương pháp kế toán CPSX tại CDTC
Đặc điểm sản phẩm xây lắp là có thời gian sản xuất lâu dài, sản phẩm
sản xuất ra là đơn chiếc, có quy mô lớn, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ… Vì
vậy để đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán, đối
tượng tập hợp chi phí được Công ty xác định là công trình, hạng mục công
trình. Đồng thời phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là phương
pháp trực tiếp. Theo phương pháp này chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
theo từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí trực tiếp như chi phí
vật liệu, nhân công, máy thi công ở công trình nào thì được hạch toán trực
tiếp vào chi phí của công trình, hạng mục công trình đó. Phương pháp này
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính tổng giá trị sản phẩm dễ dàng. Các
chi phí được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối
tượng sử dụng. Vì vậy khi công trình hoàn thành kế toán chỉ cần tổng cộng
chi phí sản xuất theo từng khoản mục của công trình, hạng mục công trình từ
lúc bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành sẽ được gíá thành thực tế của
công trình, hạng mục công trình đó.
Tại Công ty công tác kế toán áp dụng theo quyết định số 167/2000/QĐ-
BTC của Bộ tài chính ngày 25/10/2000, do đó Công ty áp dụng phương pháp
kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho
Các tài khoản mà công ty sử dụng để hạch toán CPSX gồm:
TK 621- Chi phí NVL trực tiếp
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2.3. Kế toán các khoản mục CPSX tại CDTC
2.3.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
NVL là một bộ phận chủ yếu trong chi phí tiêu dùng để sản xuất ra sản
phẩm. Sản phẩm của Công ty đa dạng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau,
do đó phải sử dụng đến nhiều loại NVL với khối lượng lớn. NVL dùng để
phục vụ xây dựng công trình rất phong phú và đa dạng, thông thường mỗi
công trình giá trị NVL chiếm 50% đến 60% tổng giá trị công trình.Vì vậy,
việc sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, hạch toán chi phí NVL có chính
xác hay không có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành công trình. Khoản mục chi
phí NVL trực tiếp trong giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty bao gồm:
- NVL chính: xi măng, cát, vôi, gạch, sắt, thép…
- NVL phụ: sơn, phụ gia bê tông, tấm đan, cốp pha, nẹp khuôn…
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nhiên liệu: Dầu Diezen, xăng Mogas 92… sử dụng cho máy thi công
- Vật liệu khác: van, cút nước, đinh, chổi sơn…
Do NVL sử dụng đa dạng, phong phú về chủng loại, được cung cấp từ
nhiều nguồn khác nhau nên công tác hạch toán NVL được tiến hành thường
xuyên. Chi phí NVL trực tiếp phát sinh ở tháng nào sẽ được tập hợp ngay cho
tháng đó giúp cho Công ty quản lý hiệu quả chi phí thi công công trình.
Do đặc điểm của ngành XDCB và của sản phẩm xây lắp, địa điểm phát
sinh chi phí ở nhiều nơi nên để thuận tiện cho việc thi công công trình, tránh
tốn kém trong việc vận chuyển NVL thi công, Công ty giao cho các đội sản
xuất tổ chức kho NVL ở ngay công trình, việc nhập xuất NVL diễn ra ngay tại
đó. Công ty cho phép đội trưởng thay mặt đội sản xuất tạm ứng tiền để mua
NVL ngay gần công trình.
Trường hợp mua NVL về nhập kho:
Để tiến hành mua NVL, đội trưởng phải viết Giấy đề nghị tạm ứng kèm theo
Kế hoạch mua vật tư và Phiếu báo giá trình lên ban lãnh đạo Công ty xét duyệt
cấp vốn. Sau khi nhận được tiền tạm ứng các đội tiến hành mua vật tư. Khi nhập
kho, thủ kho công trình cùng với người giao vật tư tiến hành kiểm tra số
lượng, chất lượng NVL mua vào. Căn cứ vào các chứng từ mua vật tư như
các Hoá đơn GTGT, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán, Biên bản
kiểm nghiệm vật tư, thủ kho làm Phiếu nhập kho. Mẫu Phiếu nhập kho được
nêu tại biểu số 2.1 như sau:
Biểu số 2.1
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
P808 CT3-3 Khu ĐTM Mễ Trì Hạ- Từ Liêm - HN
Mẫu số: 01 - VT
Ban hành theo QĐ số : 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 25 Tháng 01 năm 2007 Số: NVT0701/016
Tài khoản nợ: 152,13311
Tài khoản có: 331
Họ và tên người giao hàng: Mai Văn Dương
Diễn giải: Nhập kho thép hình U80
Nhập tại kho: Kho Công ty
ST
T
Tên vật tư (hàng
hóa)
ĐVT
Mã
số
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
nhập
1 Thép hình U80 Kg 0024 2,200 7,500 16,500,000
Tổng Cộng 16,500,000
Ngày 25 tháng 01 năm 2007 Tổng cộng : 16,500,000
Thuế GTGT : 825,000
Chi phí : 0
Tổng tiền thanh toán: 17,325,000
Số tiền bằng chữ: Mười bảy triệu, ba trăm hai mươi lăm nghìn đồng
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người giao hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên)
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư để thi công công trình, các đội lập phiếu
xin lĩnh vật tư có chữ ký của người phụ trách bộ phận, sau đó xuống kho để
lĩnh. Thủ kho lập Phiếu xuất kho, chuyển cho kế toán để ghi đơn giá và tính
thành tiền của từng loại vật tư. Phiếu xuất kho được lập theo mẫu trình bày tại
biểu số 2.2 như sau:
Biểu số 2.2
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Mẫu số: 01 - VT
Ban hành theo QĐ số : 167/2000/QĐ-BTC
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
P808 CT3-3 Khu Đ TM Mễ Trì Hạ- Từ Liêm - HN ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 25 Tháng 01 năm 2007 Số: XVB0701/0002
Tài khoản nợ: 621
Tài khoản có: 152
Họ và tên người nhận hàng: Lê Văn Thảo
Diễn giải: Xuất vật liệu cho công trình nhà tiểu học Quế Võ
Xuất tại kho: Kho Công ty
ST
T
Tên vật tư
(hàng hóa)
ĐVT
Mã
số
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
1 Thép hình U80 kg 0024 1,528 7,500 11,460,000
2 Thép từ phi 10 đến
phi 25
kg 0016 2,027 7,714 15,636,866
… … … … … …
Tổng Cộng 3,779 29,112,882
Ngày 25 tháng 01 năm 2007 Tổng cộng : 29,112,882
Chi phí : 0
Tổng tiền thanh toán: 29,112,882
Số tiền bằng chữ: Hai chín triệu, một trăm mười hai nghìn, tám trăm tám mươi
hai đồng
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cuối tháng, kế toán tập hợp Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT và các
chứng từ khác, liệt kê vật tư xuất vào bảng kê chứng từ xuất kho theo từng
công trình, hạng mục công trình. Mẫu Bảng kê chứng từ xuất kho được trình
bày tại biểu số 2.3 như sau:
Biểu số 2.3
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT KHO
Tháng 01 năm 2007
Số : 01
STT Diễn giải Tổng số
Ghi Nợ các TK
621 627 …
A B C 1 2 3
1 Công trình … …. ….
…. …. …
Cộng … …
2 Trường tiểu học thị trấn
Phố Mới Quế Võ
Phiếu xuất kho số
XVB0701/0002
29,112,882 29,112,882
Phiếu xuất kho số…
Cộng ….. ….
Tổng cộng … …
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đội trưởng
(Ký, họ tên)
Hàng tháng các hoá đơn chứng từ liên quan đến việc nhập, xuất vật tư,
các hoá đơn mua vật tư… sẽ được đội trưởng gửi lên phòng kế toán Công ty
làm thủ tục hoàn ứng. Kế toán Công ty sau khi nhận được các chứng từ, tiến
hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp đồng thời phân loại các chứng từ theo
từng đội sản xuất, từng công trình thi công, lập bảng kê thuế GTGT và thanh
toán. Sau đó kế toán Công ty phản ánh vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái.
Cuối quý, kế toán tiến hành tính tổng chi phí sản xuất NVL trực tiếp phát
sinh cho toàn bộ công trình, hạng mục công trình xây lắp. Đồng thời tiến hành
kết chuyển để tính giá thành sản phẩm xây lắp và ghi vào Sổ chi tiết TK 621.
Đồng thời kế toán ghi Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 621 - Chi phí NVL
trực tiếp để theo dõi tổng hợp chi phí NVL cho tất cả các công trình. Mẫu Sổ
chi tiết TK 621 và Sổ cái TK 621 được trình bày tại biểu số 2.4; 2.5.
Biểu số: 2.4
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/12/2007 Dư nợ đầu kỳ: 0
Tài khoản: 621 – Chi phí NVLTT Phát sinh nợ: 39,256,249
0013 - Trường tiển học TT Phố Mới Quế Võ Phát sinh có : 39,256,249
Dư nợ cuối kỳ: 0
NGÀY SỐ CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI TK Đ/Ư PS NỢ PS CÓ
25/01 XVB0701/0002 Xuất thép hình U80 152 11,460,000
25/01 XVB0701/0002 Xuất thép fi 10-fi25 152 15,636,866
25/01 XVB0701/0002 Xuất cây chống 152 616,000
25/01 XVB0701/0002 Xuất dây điện 2x2.5 152 440,017
25/01 XVB0701/0002 Xuất đinh 152 960,000
30/01 XVB0701/0004 Xuất gạch chỉ 152 2,129,950
30/01 XVB0701/0004 Xuất đinh 152 256,000
31/01 PCK0701/0080 Kết chuyển chi phí NVLTT
621:0013 154:0013
154 31,498,832
31/01 PCK0701/0080 Kết chuyển chi phí NVLTT
621:0013 154:0013
154 7,757,417
……. …………. …….. ……. …… ……
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ
Biểu số 2.5:
SỔ CÁI
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007 Dư nợ đầu kỳ:
Tài khoản: 621 – Chi phí NVLTT Phát sinh nợ : 1,627,712,721
Phát sinh có : 1,627,712,721
Dư nợ cuối kỳ:
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI TK ĐƯ PS NỢ PS CÓ
NGÀY SỐ
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
P808 CT3-3 Khu Đ TM Mễ Trì Hạ- Từ Liêm - HN
Mẫu số: S38 - DN
Ban hành theo QĐ số : 167/2000/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
P808 CT3-3 Khu Đ TM Mễ Trì Hạ- Từ Liêm - HN
Mẫu số: S38 - DN
Ban hành theo QĐ số : 167/2000/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
25/01/2007 XVB0701/001 Xuất NVL cho Ctrình 152 7,727,971
25/01/2007 XVB0701/0002
Xuất NVL cho Ctrình nhà
Tiểu học TT Phố Mới
152 29,112,882
30/01/2007 XVB0701/0004
Xuất NVL cho Ctrình nhà
Tiểu học TT Phố Mới
152 2,385,950
31/01/2007 PKC0701/0080
Kết chuyển NVL trực tiếp 154:0013 31,498,832
Kết chuyển NVL trực tiếp 154:0024 7,727,971
….. …… ……… …… …… ………
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Trong giá thành sản phẩm xây lắp, bên cạnh chi phí NVL trực tiếp thì
chi phí nhân công trực tiếp cũng là một khoản mục chi phí quan trọng,
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, thường xuyên
chiếm 10% - 20%. Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý
nghĩa quan trọng trong khâu tính lương, thanh toán lương chính xác, kịp thời
cho từng lao động. Nó còn thực hiện việc phân bổ quỹ lương đến các đối
tượng lao động, đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ
tiền lương của Công ty
Chứng từ phản ánh chi phí lao động gồm: Bảng phân bổ tiền lương và
BHXH, Bảng chấm công, Bảng tổng hợp lương…
Chi phí nhân công trực tiếp tháng nào được tập hợp vào tháng đó. Cuối
tháng đội trưởng gửi các chứng từ liên quan lên phòng kế toán Công ty để làm thủ
tục thanh toán. Nhận được các chứng từ đó, kế toán kiểm tra, định khoản và ghi
vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái TK 622.
Bảng chấm công tổ trưởng, đội trưởng hoặc uỷ quyền cho 1 người trong
tổ, đội căn cứ vào tình hình làm việc thực tế tại đơn vị để chấm công cho từng
người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng. Cắn cứ vào số tiền lương 1
ngày công trong hợp đồng lao động, kế toán sẽ tính ra tiền lương của cả đội,
từ đó tính ra tiền lương phải trả cho người lao động. Tiền lương của một công
nhân sản xuất được tính theo công thức sau:
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tiền lương của một công
nhân
=
Lương 1 ngày công
x
Số công của từng
công nhân
Đội trưởng căn cứ vào Bảng chấm công và các chứng từ có liên quan để
tiến hành chia lương cho từng thành viên trong tổ. Bảng thanh toán tiền lương
có mẫu tại Biểu số 2.6
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số 2.6
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CÔNG TRÌNH
Tháng 01 năm 2007
Công trình: Trường tiểu học thị trấn Phố Mới – Quế Võ
Tổ: Nề (Đỗ Huy Bình)
TT Họ và tên
Lương
1 ngày
công
Lương sản phẩm
Trách
nhiệm
Tổng cộng
Công Tiền
1 Đỗ Huy Bình 90.000 30 2.700.000 300.000 3.000.000
2 Trần Thanh Tùng 90.000 30 2.700.000 2.700.000
3 Nguyễn Văn Quý 90.000 30 2.700.000 2.700.000
4 Nguyễn Văn Duy 90.000 29 …
… … …
Tổng cộng … 13.960.000 300.000 14.260.000
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Đội trưởng
(Ký, họ tên)
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cuối tháng, kế toán sẽ tập hợp các chứng từ về tiền lương bao gồm:
Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương... tập hợp chi phí và ghi Sổ
chi tiết TK 622. Mẫu sổ chi tiết TK 622 được trình bày tại biểu số 2.7
Biểu số 2.7
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/12/2007 Dư nợ đầu kỳ:
Tài khoản: 622 – Chi phí NCTT Phát sinh nợ :59,650,000
0013 - Trường tiển học TT Phố Mới Quế Võ Phát sinh có: 59,650,000
Dư nợ cuối kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
TK
Đ/Ư
PS Nợ PS Có
Ngày Số
31/01 PKT0701/0014
Tính lương NC nhà Tiểu học TT
Phố Mới
3341 14,260,000
31/01 PKC0702/0073
Kết chuyển chi phí NCTT
622:0013154:0013
154 14,260,000
28/02 PKT0702/0005
Tính lương NC nhà Tiểu học TT
Phố Mới
3341 14,912,500
28/02 PKC0702/0073
Kết chuyển chi phí NCTT
622:0013154:0013
154 14,912,500
… ….. …… … …… …….
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ
Đồng thời kế toán ghi Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 622 - Chi phí
nhân công trực tiếp để theo dõi tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho tất
cả các công trình. Mẫu Sổ cái TK 622 được trình bày tại biểu số 2.8 .
Biểu số 2.8
SVTH: Nguyễn Thị Nhung B Lớp: Kế toán ban ngày K17
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
P808 CT3-3 Khu Đ TM Mễ Trì Hạ- Từ Liêm - HN
Mẫu số: S38 - DN
Ban hành theo QĐ số : 167/2000/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính
25