Tải bản đầy đủ (.ppt) (56 trang)

Bài giảng điện tử môn sinh học: lớp chim ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 56 trang )


CHƯƠNG VI: LỚP CHIM
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA
CHIM BỒ CÂU VÀ NHỮNG ĐẠI DIÊN
KHÁC CỦA LỚP CHIM.
1. Hình dạng
1.1.Chim bồ câu.
- Thân chim có hình thoi da khô được lông vũ bao
phủ.Ở cuối thân có tuyến phao câu ít phát triển so
với các loài chim khác.


- Lông đuôi mọc trên
tuyến phao câu lông đuôi
dài và có phiến lông rông.
- Lông đuôi chim có thể
xoè ra cụp lai có tác dụng
như bánh lái, giúp chim
định hường khi bay.

- Đầu chim có cổ dài nối
với thân .
- Cổ chim rất linh hoạt giúp
chim dễ dàng quan sát ở
mọi phía, dễ dàng mổ thức
ăn…
- Đầu chim nhỏ hàm không
có răng nhưng có bao sừng
bao bọc khéo dài thành mỏ
- Mỏ yếu, gốc mở mền có
da bao bọc và có hai lỗ


mũi.

- Chi trước biến đổi thành
cánh.
- Xương cánh tay không có
lông lớn bám vào tạo điều
khiện cho sự xoay cách dễ
dàng để hướng cánh theo
chiều gió khi chim bay.

- Chi sau có vảy sừng bao bọc
như vỏ bò sát, có xương cổ - bàn
dài tạo thành giò chim
- Các xương ngón chân gồm 3
ngón hướng phía trước, một
ngón hướng phía sau tạo thành
một diện tích đủ để nâng đỡ cho
cơ thể chim và tạo điều kiện cho
chim bám chặt vào thành cây.
- Khi chân chim khuỵu xuống
(khi ngủ) gân dọc đi từ cơ đùi
xuống các ngón trở nên ngắn lại
làm cho chân chim co lại bám
chặt vào cành cây một cách tự
động.

- Chân ngắn, yếu lên chim đi lại vụng về.
- Khi chim cất cánh hoặc hạ cánh, các chi sau và cánh chim
được phối hợp hoạt động theo một trật tự hợp lý.
- Các tư thế của chim khi bay.


1.2. Các đại diện khác
trong lớp.
- Hình dạng các bộ phận
trên cơ thể chim phụ thuộc
vào các nhóm sinh thái như
nhóm chim chạy , nhóm
chim bay, nhóm chim ở
nước…

- Hoặc dựa vào các tập tính
đặc tính như chim hút mật
hoa, chim bới đất…

2 Vỏ da
2.1. Chim bồ câu
- Da chim mỏng, khô, thiếu
tuyến.
- Tuyến da chỉ gồm tuyến phao
câu, ít phát triển. Chất nhờn do
tuyến phao câu không những
làm lông chim không thấm nước
mà còn là nguồn cung cấp sinh
tố D cho chim.
- Sản phẩm sừng của vỏ da chủ
yếu là bộ lông vũ, mỏ sừng, vảy
sừng ở bàn chân, ngón chân,
móng sừng ở đầu ngón chân.

- Lông: vai trò của lông:

- Cách nhiệt.
- Làm nhẹ cơ thể.
- Tham gia chức năng bay
(Lông cánh, lông đuôi)
- Lông không phân bố đều trên
khắp mặt da mà tập trung ở nhiểu
vùng – vùng lông.
- Vùng không lông là vùng trụi
nhờ đó mà thân chim được nhẹ
hơn, cử động được dễ dàng hơn.

2.1.1. Cấu tạo lông.
- Lông chim có 1 ống dài gồm
2 phần: Phần rỗng là gốc cắm
vào da và phần đặc là thân.
- Hai bên thân lông có những
sợi lông mảnh song song hợp
thành phiến lông.
- Hai bên mỗi sợi lông có móc
nối với nhau → phiến lông trở
thành một tấm rộng, khi phiến
lông chim bị tẽ vẫn dễ dàng
liền lại khi chim rỉa lông.


2.1.2. Các loại lông
- Có 2 loại lông chính:
- Lông bao (lông mình, lông cánh, lông đuôi): phủ ở bên
ngoài.
- Lông tơ: dưới lông bao.


2.2 Các đại diên khác.
- Tuyến phao câu rất phát
triển ở những loài chim
nước, không phát triển ở đà
điểu.
- Gà đực có thêm cựa.
- Đà điểu có đuôi không phát
triển ít cánh hoặc không phát
triển.
- Chim cánh cụt có cánh phát
triển.

3. Bộ xương.
3.1. Chim bồ câu.
- Bộ xương nhẹ và chắc.
Xương nhẹ vì rất xốp.
Xương xốp vì có nhiều
xoang rỗng chứa khí. Bộ
xương chắc vì có nhiều phần
gắn chặt với nhau.


3.1.1. Cột sống.
Gồm 4 phần:
- Phần cổ có các đốt sống có mặt khớp hình yên ngựa khớp
rất dộng với nhau nên rất linh hoạt.
- Các đốt sống ngực có 1 số lớn đốt gắn liền nhau.
- Các đốt sống chậu hoàn toàn gắn liền nhau và gắn liền với
xương chậu thành 1 khối vững đứng chắc đảm bảo dáng

đứng 2 chân của chim.
- Phần đuôi không phát triển, có 1 số đốt ở đốt phía trước tự
do. Những đốt cuối gắn liền nhau thành xương cùng hay
xương phao câu là chỗ bám vững chắc của các lông đuôi.

3.1.2. Sọ.
- Sọ nhẹ, xương mỏng, hộp sọ lớn có lỗ chẩm ở đáy sọ có 1
lồi cầu chẩm, hốc mắt rất lớn ngăn cách nhau bằng 1 tấm
xương rất mỏng. Hàm không có răng, hàm trên gắn chặt vào
sọ. Hàm dưới ăn khớp với sọ nhờ xương vuông tự do.

3.1.3. Đai và các chi tự do.
Đai vai và chi trước:
- Có 2 xương bả hình lưỡi
kiếm, có 2 xương quạ lớn, 2
xương đòn dài.
- Xương mỏ ác phát triển đặc
biệt, có 1 mào xương lớn ở
giua gọi là mấu lưỡi hái.
- Xương sườn gồm 2 khúc:
Khúc lưng và khúc bụng
Chi trước có xương cánh tay,
xương trụ ngắn hơn xương
quay, cổ tay, ngón tay.

Đai hông và chi sau:
- Có xương chậu, xương ngồi, 2 xương háng, xương đùi,
xương ống chân, xương chày, các xương bàn chân và 1 số
xương cổ chân, ngón chân.
3.2. Các đại diện khác trong lớp.

- Hàm trên của vẹt không gắn liền với xương trán của hộp
sọ mà khớp động với xương trán nên cử động được.
- Đà điểu là chim chạy đã mất khả năng bay, xương quạ,
xương bả, xương đòn rất nhỏ hoặc không có, đa điểu không
có mấu lưỡi hái.


4. Hệ cơ.
- Cơ ngực, cơ dưới đòn, cơ đùi và cơ ống chân khá lớn, hệ
cơ cổ cũng phát triển.
- Các cơ vùng lưng ít phát triển do các đốt sống của chim
gắn liền nhau, nên không cần thiết phải có khối cơ lớn.

5. Hệ tiêu hoá.
5.1. Chim bồ câu
- Có xoang miệng hẹp, có
nhiều tuyến nhờn.
- Hàm dài và có bao sừng
bao bọc thành mỏ, ko có
răng.
- Đáy miệng có lưỡi hoá
sừng.
- Thực quản dài và phình ở
dưới thành diều.Diều là nơi
dự trữ thức ăn làm thức ăn
mềm ra.

- Dạ dày gồm 2 phần: dạ dày
tuyến và dạ dày cơ.
+ Dạ dày tuyến: tiết chủ

yếu men pepsin và axit
clohydric.
+ Dạ dày cơ có vách cơ
dày nghiền thức ăn và nhận
dịch vị từ dạ dày tuyến chảy
xuống.
- Tuyến tiêu hoá:
+ Tuyến tuỵ: tiết dịch
tuỵ
+ Tuyến gan tiết dịch
mật đổ thẳng vào ruột non.

- Ruột dài. ở chỗ chuyển tiếp
từ ruột non xuống ruột già có 1
đôi ruột bít (manh tràng) không
phát triển.
- Ruột già không phân hoá
thành ruột thẳng do đó chim
không có nơi dự trữ phân.
- Phân được đổ thẳng vào lỗ
huyệt qua 9-10 lần co bóp của
ruột non

×