Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

báo cáo thực tập tại nhà máy lọc dầu dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 63 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG I: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT (HSE-
Health- Safety-Environment) 4
1.1 Mục đích: 4
1.2 Những nội quy trên công trường: 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT 9
2.4.1. Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) (Phân xưởng số 011): 19
2.4.5. Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi (RFCC) (Phân xưởng số 015) 22
2.4.6. Phân xưởng xử lý LPG (LTU) (Phân xưởng số 016) 23
2.4.7. Phân xưởng xử lý Naphtha của phân xưởng RFCC (NTU)( 017) 23
2.4.8. Phân xưởng xử lý nước chua (SWS) (Phân xưởng số 018) 23
2.4.9. Phân xưởng tái sinh Amine (ARU) (Phân xưởng số 019) 24
2.4.10. Phân xưởng trung hòa kiềm (CNU) (Phân xưởng số 020) 25
2.4.11. Phân xưởng thu hồi Propylene (PRU) (Phân xưởng số 021) 25
2.4.12. Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU) (Phân xưởng số 022) 26
2.4.13. Phân xưởng đồng phân hóa (ISOM) (Phân xưởng số 023) 26
2.4.14. Phân xưởng xử lý LCO bằng hydro (Phân xưởng số 024) 26
CHƯƠNG III: PHÂN XƯỞNG RFCC-015 31
(Residue Fluid Catalytic Cracking) 31
3.1. Mục đích và công suất của phân xưởng: 31
3.2. Lý thuyết công nghệ: 33
3.3. Sơ đồ công nghệ của cụm tháp phân tách chính: 45
3.3.1. Vùng đáy tháp: 45
3.3.2. HCO section: 46
3.3.3. LCO section: 47
3.3.4. Khu vực MTC và Heavy Naphtha: 47
3.3.5. Khu vực đỉnh tháp: 48


3.4. Sơ đồ công nghệ của cụm thu hồi khí trong phân xưởng RFCC: 49
3.4.1. Mục đích: 49
3.4.2. Các thiết bị và nguyên tắc hoạt động của cụm thu hồi khí: 49
KẾT LUẬN
Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Trang bị bảo hộ lao động
Hình 2: Phương pháp chữa cháy
Hình 3: Phương pháp dùng nước để chữa cháy
Hình 4: Phương dùng bột để chữa cháy
Hình 5: Các biển báo sự nguy hiểm trong nhà máy
Hình 6: Sơ đồ tổng thể vị trí các khu vực trong nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Hình 7: Sơ đồ tổ chức của công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn
Hình 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn
Hình 9: Sơ đồ tổ chức bộ máy phân xưởng RFCC
Hình 10: Sơ đồ tổ chức của cụm phân xưởng RFCC/LTU/NTU/PRU
Hình 11: Sơ đồ mặt bằng nhà máy
Hình 12: Sơ đồ công nghệ của nhà máy
Hình 13: Cụm phân xưởng RFCC/LTU/NTU/PRU
Hình 14: Sơ đồ công nghệ của RFCC
Hình 15: Ống riser
Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY
LỌC DẦU DUNG QUẤT (HSE- Health- Safety-Environment)
1.1 Mục đích:

Hiểu được những vấn đề về sức khỏe, an toàn và môi trường tại công trường nhà máy
lọc dầu Dung Quất nhằm:
- Không để tai nạn hoặc thương tích xảy ra cho người nào.
- Không để ô nhiễm môi trường
- Không để cho thiệt hại, hư hỏng các thiết bị, dụng cụ đã và đang sử dụng tại
công trường.
1.2 Những nội quy trên công trường:
- Không uống rượu bia và sử dụng ma túy trong công trường.
- Không đùa giỡn đánh nhau trong công trường.
- Chỉ hút thuốc trong những khu vực được quy định.
- Vật dư thừa và rác thải phải được tách biệt và sắp đặt cho phù hợp.
 Các quy tắc an toàn trước khi ra field:
- Phải được sự cho phép của người hướng dẫn.
- Không hút thuốc lá.
- Không mang theo thuốc hoặc bật lửa.
- Phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
- Không được chụp ảnh.
- Tắt điện thoại di động.
- Không chạm vào thiết bị, máy móc.
Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Hình1: Phương tiện bảo hộ lao động.
 Các mối nguy hiểm trong khi làm việc:
- Khi làm việc trên cao thì phải có dây an toàn, dây an toàn phải có bộ phận giảm
xóc. Nếu như làm ở độ cao >2m thì phải được lắp đặt sàn thao tác và giàn tháo chỉ
được lắp dựng và tháo dỡ bởi những người có chuyên môn.
- Khi làm việc trong không gian hạn chế có các mối nguy hiểm:
 Hàm lượng oxy thấp <19,5%
 Hàm lượng oxy cao >23,5%
 Chứa chất dễ cháy

 Chứa chất độc hại (H
2
S, CO)
 Mối nguy hiểm về độ sâu.
 Mối nguy hiểm về vật lý: tiếng ồn, ẩm ướt, vật rơi.
Do vậy bạn phải:
 Được huấn luyện về làm việc ở không gian hạn chế.
 Phải có giấy phép còn giá trị để vào khu không gian hạn chế.
 Chỉ định một người canh chừng thường xuyên.
 Thông gió cho khu vực không gian hạn chế.
 Kiểm soát không khí ở bên trong khu vực không gian hạn chế.
 Cung cấp một lối ra vào đúng tiêu chuẩn đến khu không gian hạn chế.
Trang 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
- Các mối nguy hiểm về điện.
Khi bị điện giật:
 Cắt điện ngay lập tức khi có người chạm vào điện.
 Dùng bình chữa cháy CO2
Các biện pháp an toàn khi làm việc với các mối nguy hiểm về điện:
 Không sử dụng thiết bị hư hỏng phần vỏ dây cứng.
 Tránh xa nguồn điện.
 Tủ điện phải được đóng.
 Tiếp đất cho tất cả các thiết bị điện
 Công tác hàn: vật cần hàn phải được tiếp xúc tốt trước khi hàn.
 Cầu sao tự động ngắt điện.
 Dây điện có 2 lớp bảo vệ.
- Phòng cháy và chữa cháy:
+ Một vật cháy khi có đầy đủ 3 yếu tố: oxy, chất cháy, nguồn gây cháy.
Hình 2: phương pháp chữa cháy
+ Chữa cháy:

 dùng nước để đập tắt đám cháy chất rắn.
Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Hình 3: phương pháp dùng nước để chữa cháy
 chất lỏng (dầu và các sản phẩm dầu mỏ) sử dụng CO2.
Hình 4:phương pháp dùng bột để chữa cháy
 thiết bị chữa cháy bằng bột: có 2 loại:
 BC dùng cho đám cháy chất rắn và khí.
 ABC sử dụng cho tất cả đám cháy trừ kim loại.
 Khi làm việc với hóa chất: cần chú ý các biển báo.
-Mỗi hóa chất đều có bảng dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS- Material Safety Data
Sheet).
-Phải hiểu được MSDS.
-Tại nơi làm việc liên quan đến hóa chất phải có MSDS.
Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
-Mang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết theo yêu cầu.
Hình 5: Các biển báo sự nguy hiểm trong nhà máy
Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
2.1. Tổng quan:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với tổng
mức đầu tư 2,5 tỷ USD, được xây dựng tại xã Bình Thuận, Bình Trị huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi. Có tổng diện tích sử dụng khoảng 338ha mặt đất và 471ha mặt biển.
Công suất thiết kế của nhà máy là 6,5tr tấn dầu thô/năm (148 000BPSD). Nguyên liệu
của nhà máy là 100% dầu thô Bạch Hổ hoặc 85% dầu thô Bạch Hổ và 15% Dầu chua
Dubai.
Nhà máy được xây dựng với 7 gói thầu chính như sau:
-Gói thầu EPC số 1: Các phân xưởng công nghệ (15) và phụ trợ (11).

-Gói thầu EPC số 2: Khu bể chứa dầu thô.
-Gói thầu EPC số 3: Khu bề chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn và xuất sản
phẩm.
-Gói thầu EPC số 4: Phao rót dầu một điểm neo và hệ thống ống dẫn dầu thô
vào nhà máy.
-Gói thầu EPC số 5A: Đê chắn sóng.
-Gói thầu EPC số 5B: Cảng xuất sản phẩm.
-Gói thầu EPC số 7: Khu nhà hành chính và điều hành
Các gói thầu EPC số 1,2,3,4 do nhà thầu TECHNIP đảm nhận
Mặt bằng dự án gồm các khu vực chính: các phân xưởng công nghệ và phụ trợ,
khu bể chứa sản phẩm, cảng xuất sản phẩm và phao rót dầu không bến và hệ thống lấy
và xả nước biển. Những khu vực này được nối với nhau bằng hệ thống ống với đường
phụ liền kề.
Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Hình 6: Sơ đồ tổng thể vị trí nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Diện tích tổng dự án được tính toán xấp xỉ là 338 hecta mặt đất, bao gồm như sau:
- Toàn bộ các phân xưởng công nghệ, phụ trợ và thiết bị ngoại vi: khoảng 110
hecta.
- Diện tích mặt biển : 471 hecta
- Khu bể chứa dầu thô và đuốc đốt: khoảng 42 hecta.
- Khu bể chứa sản phẩm: khoảng 44 hecta.
Ngoài ra, khu vực cảng xuất sản phẩm sẽ chiếm khoảng 35 hecta.
Trang 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà máy:
2.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn
Hình 7: Sơ đồ tổ chức của công ty
Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT

2.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty lọc hóa dầu Bình Sơn:
Hình 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Trang 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
2.2.3. Sơ đồ tổ chức phân xưởng
Hình 9: Sơ đồ tổ chức phân xưởng
Phân xưởng đang làm việc theo chế độ 3 ca 4 team. Đối với phân xưởng RFCC ta có
thể hình dung được cơ cấu tổ chức như sau:
Trang 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Hình 10: Sơ đồ tổ chức của cụm phân xưởng RFCC/LTU/NTU/PRU
2.3. Các phân xưởng công nghệ và phụ trợ:
• Các cụm phân xưởng công nghệ:
• Cụm phân xưởng 1A:
Phân xưởng 012 xử lý Naphtha bằng Hydro (NHT) (*)
Phân xưởng 013 Reforming xúc tác liên tục (CCR) (*)
Phân xưởng 023 đồng phân hóa Naphtha nhẹ (ISOM) (*)
• Cụm phân xưởng 1B:
Phân xưởng 011 chưng cất dầu thô (CDU)
Phân xưởng 014 xử lý Kerosene (KTU) (**)
• Cụm phân xưởng 2:
Phân xưởng 015 Cracking xúc tác tầng sôi cặn chưng cất khí
quyển(RFCC) (***)
Phân xưởng 016 xử lý LPG (LTU) (**)
Trang 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Phân xưởng 017 xử lý Naphtha của phân xưởng RFCC (NTU) (**)
Phân xưởng 021 tách propylene (PRU)
• Cụm phân xưởng 3A:
Phân xưởng 018 xử lý nước chua (SWS)

Phân xưởng 019 tái sinh Amine (ARU)
Phân xưởng 020 trung hòa kiềm thải (CNU) (**)
Phân xưởng 022 thu hồi lưu huỳnh (SRU)
Phân xưởng 024 xử lý LCO bằng H
2
(LCO_HDT) (***)
Phân xưởng 058 xử lý nước thải (ETP)
• Cụm phân xưởng phụ trợ nóng:
Phân xưởng 032 hệ thống hơi nước và nước ngưng
Phân xưởng 040 nhà máy điện
• Cụm phân xưởng phụ trợ nguội:
Phân xưởng 031 hệ thống cấp nước
Phân xưởng 033 cung cấp nước làm mát
Phân xưởng 034 hệ thống lấy nước biển
Phân xưởng 035 cung cấp khí điều khiển và khí công nghệ
Phân xưởng 036 sản xuất khí Nitơ
Phân xưởng 039 cung cấp kiềm
Phân xưởng 100 lọc nước Reserve Osmosis (RO)
• Cụm phân xưởng P1 Offsite
Phân xưởng 038 hệ thống dầu nhiên liệu: k
Phân xưởng 051 hệ thống bể chứa trung gian
Phân xưởng 054 phối trộn sản phẩm
Phân xưởng 055 bể chứa Flushing Oil
Phân xưởng 056 bể chứa dầu thải
Phân xưởng 060 bể chứa dầu thô
Phân xưởng 082 phao rót dầu không bến một điểm neo (SPM)(Single
Point Mooring)
• Cụm phân xưởng P3-Jetty
Trang 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT

Phân xưởng 052 bể chứa sản phẩm
Phân xưởng 053 trạm xuất sản phẩm bằng đường bộ
Phân xưởng 081 cảng xuất sản phẩm
• Chú ý: (*): Theo bản quyền của UOP
(**): Theo bản quyền của MERICHEM
(***): Theo bản quyền của IFP
Hình 11: Sơ đồ mặt bằng nhà máy
• Các sản phẩm chính của nhà máy:
• Khí hóa lỏng LPG (cho thị trường nội địa)
• Hạt nhựa Polypropylene
• Xăng Mogas 92/95
• Dầu hỏa
• Nhiên liệu phản lực Jet A1
• Diesel
Trang 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
• Dầu đốt (FO).
Trang 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
2.4. Tổng quan một số phân xưởng chính:
Hình 12: Sơ đồ công nghệ của nhà máy
Dầu thô được bơm từ tàu chở dầu qua hệ thống SPM qua đường ống phân phối,
đường ống dẫn dầu thô đến bể chứa dầu thô. Sau khi qua bộ phận tách muối, nó làm
nguyên liệu cho phân xưởng đầu tiên của nhà máy – phân xưởng chưng cất khí quyển
(CDU) và được gia nhiệt sơ bộ bằng các dòng sản phẩm và dòng bơm tuần hoàn trước
khi vào lò gia nhiệt. Tại đây dầu thô được phân đoạn thành một số sản phẩm trong
tháp chưng cất chính dựa trên sự khác nhau về độ bay hơi tương đối của các cấu tử
trong dầu thô.
Sản phẩm nhẹ từ đỉnh tháp chưng cất CDU được đưa qua cụm xử lý khí của
phân xưởng RFCC và sau đó qua phân xưởng xử lý khí hóa lỏng LPG.

Trang 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Dòng Naphtha được đưa tới phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro và sau đó
tới tháp tách Naphtha, tại đây dòng Naphtha được tách thành dòng Naphtha nhẹ và
dòng Naphtha nặng.
 Dòng Naphtha nhẹ từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Isomer hóa
(ISOM)
 Dòng Naphtha nặng từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Reforming
xúc tác liên tục (CCR).
Dòng Kerosene từ phân xưởng chưng cất khí quyển được đưa trực tiếp tới bể
chứa Kerosene hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trộn để sản xuất Diesel và dầu đốt,
hoặc nó được đưa tới phân xưởng xử lý Kerosene (KTU). Tại phân xưởng KTU hàm
lượng của mercaptan (RSH), Hydrosulfide (H
2
S) và acid Naphthenic (RCOOH) được
giảm xuống và nước bị loại bỏ. Kerosene đã xử lý sau đó được đưa tới bể chứa tại đây
nó được sử dùng làm nhiên liệu phản lực JetA1.
Dòng dầu nhẹ LGO từ phân xưởng chưng cất khí quyển được bơm trực tiếp tới
các hệ thống pha trộn Diesel và cuối cùng tới bể chứa tại khu vực bể chứa sản phẩm.
Dòng dầu nặng HGO được bơm tới bể chứa tại nhà máy, từ đó nó được bơm tới
hệ thống pha trộn Diesel/dầu đốt.
Do nguyên liệu ban đầu là dầu thô Bạch Hổ (dầu ngọt) nên cặn chưng cất khí
quyển có chất lượng tốt, làm nguyên liệu cho phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi
(RFCC) - đây là một trong những phân xưởng quan trọng nhất của nhà máy. Các sản
phẩm của RFCC như Heavy Naptha, LCO, DCO được đem đi phối trộn các thành
phẩm như Mogas 92/95, Auto Diesel và FO, hoặc làm dầu Flushing (dầu rửa).
Để ổn định các bán sản phẩm cũng như làm chức năng vận chuyển, cung cấp,
lưu trữ thì nhà máy còn có hệ thống các bồn bể chứa (sản phẩm trung gian, thành
phẩm) và các trạm bơm tương ứng, và các hệ thống phụ trợ khác.
2.4.1. Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) (Phân xưởng số 011):

- Công suất thiết kế: 6.5 triệu tấn/năm (tương đương 148.000 thùng/ngày
trường hợp dầu ngọt và 141.000 thùng/ngày trường hợp dầu chua).
- Mô tả chung :
Dầu thô được đưa vào phân xưởng chưng cất dầu thô và được gia nhiệt sơ bộ
bằng các dòng sản phẩm và dòng bơm tuần hoàn trước khi vào lò gia nhiệt. Dầu thô
Trang 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
được phân đoạn thành một số sản phẩm trong tháp chưng cất. Sản phẩm Naphtha ở
đỉnh được xử lý thêm trong một tháp ổn định và một thiết bị tách.
Các sản phẩm của phân xưởng chưng cất dầu thô gồm có:
Sản phẩm Đi đến
Toàn bộ phân đoạn Naphtha Phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro (NHT)
Kerosene Phân xưởng xử lý Kerosene (KTU)
Dầu nhẹ (LGO) Bể chứa ( Qua hệ thống blending)
Dầu nặng (HGO) Bể chứa
Cặn chưng cất khí quyển (RA) Phân xưởng RFCC
Sản phẩm nhẹ từ đỉnh tháp chưng cất CDU được đưa qua cụm xử lý khí của
phân xưởng RFCC và sau đó qua phân xưởng xử lý khí hóa lỏng LPG.
Dòng Naphtha được đưa tới phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro và sau đó
tới tháp tách Naphtha, tại đây dòng Naphtha được tách thành dòng Naphtha nhẹ và
dòng Naphtha nặng.
Dòng Naphtha nhẹ từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Isomer hóa.
Dòng Naphtha nặng từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Reforming xúc tác
liên tục.
Dòng Kerosene từ phân xưởng chưng cất khí quyển được đưa trực tiếp tới bể
chứa Kerosene hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trộn để sản xuất Diesel và dầu đốt,
hoặc nó được đưa tới phân xưởng xử lý Kerosene. Tại phân xưởng KTU hàm lượng
của mercaptan (RSH), Hydrosulfide (H
2
S) và acid Naphthenic (RCOOH) được giảm

xuống và nước bị loại bỏ. Kerosene đã xử lý sau đó được đưa tới bể chứa tại đây nó
được sử dùng làm nhiên liệu phản lực JetA1.
Dòng dầu nhẹ từ phân xưởng chưng cất khí quyển được bơm trực tiếp tới các hệ
thống pha trộn Diesel và cuối cùng tới bể chứa tại khu vực bể chứa sản phẩm.
Dòng dầu nặng được bơm tới bể chứa tại nhà máy, từ đó nó được bơm tới hệ
thống pha trộn Diesel/dầu đốt.
Phần cặn từ CDU được chuyển qua phân xưởng RFCC để nâng cấp lên thành
các sản phẩm trung gian có giá trị thương phẩm cao hơn.
2.4.2. Phân xưởng xử lý Naphtha bằng hydro (NHT) (Phân xưởng số 012)
- Công suất: 23.500 thùng/ngày
Trang 20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
- Nhà cung cấp bản quyền: UOP.
- Mô tả chung:
Phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro được thiết kế để xử lý toàn bộ phân
đoạn Naphtha từ phân xưởng chưng cất khí quyển. Phân xưởng gồm một lò phản ứng
xúc tác tầng cố định và tuổi thọ xúc tác tối thiểu 2 năm. Các thiết bị sẽ được lắp đặt để
tái sinh xúc tác. Sản phẩm Naphtha từ phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro được dẫn
trực tiếp đến tháp tách Naphtha. Khí thoát ra từ phân xưởng NHT sẽ được đưa vào cụm
xử lý khí của phân xưởng RFCC và được làm sạch bằng quá trình hấp thụ bằng Amine.
2.4.3. Phân xưởng reforming xúc tác liên tục (CCR) (Phân xưởng số 013)
- Công suất: 21.100 thùng/ngày
- Nhà cung cấp bản quyền: UOP
- Mô tả chung:
Phân xưởng Reforming xúc tác liên tục xử lý nguyên liệu Naphtha nặng từ tháp
tách Naphtha.
Nguyên liệu vào lò phản ứng được tiếp xúc với chất xúc tác tuần hoàn (sẽ được
tái sinh liên tục để duy trì hoạt tính xúc tác). Dòng sản phẩm từ lò phản ứng được tách
thành dòng hydrocarbon lỏng và dòng khí giàu hydro. Dòng lỏng reformat được phân
đoạn để sinh ra sản phẩm reformat và khí hóa lỏng LPG chưa ổn định.

Sản phẩm reformat được đưa trực tiếp tới bể chứa tại nhà máy lọc dầu. LPG
chưa ổn định được chia làm 2 dòng : đi qua bể chứa sản phẩm trung gian (Offspec
LPG) và đi vào phân xưởng LTU ( unit 016)
2.4.4. Phân xưởng xử lý Kerosene (KTU) (Phân xưởng số 014)
- Công suất: 10.000 thùng/ngày
- Nhà cung cấp bản quyền: Merichem.
- Công nghệ: Tiếp xúc màng-sợi (Fiber-Film)
- Mô tả chung:
Phân xưởng xử lý Kerosene được thiết kế để giảm hàm lượng mercaptan (RSH),
hydrosulfide (H
2
S) và acid naphthenic (RCOOH) từ nguyên liệu là Kerosene chưng cất
trực tiếp sinh ra trong CDU. Xút tinh khiết dùng cho phân xưởng được cung cấp từ các
thiết bị bên ngoài với nồng độ thích hợp. Phân xưởng xử lý Kerosene loại bỏ toàn bộ
nước ra khỏi sản phẩm. Tiêu chuẩn sản phẩm đạt được bằng chiết một giai đoạn.
Trang 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Sản phẩm từ phân xưởng xử lý Kerosene được dẫn tới bể chứa, từ bể chứa nó
được bán như nhiên liệu phản lực JetA1 hoặc sử dụng làm nguyên liệu trộn Diesel.
Phân xưởng xử lý Kerosene tạo ra Kerosene đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu phản lực
JetA1.
2.4.5. Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi (RFCC) (Phân xưởng số 015)
- Công suất: 69.700 thùng/ngày
- Nhà cung cấp bản quyền: IFP
- Chế độ vận hành:
• Max Naphtha RFCC ( Tối đa xăng)
• Max Distillat ( Tối đa LCO )
- Mô tả chung:
Phân xưởng RFCC nhận trực tiếp phần cặn chưng cất khí quyển nóng từ phân
xưởng chưng cất khí quyển, hoặc phần cặn nguội từ bể chứa.

Cụm chuyển hóa và phân tách: gồm có thiết bị phản ứng, thiết bị tái sinh, tháp chưng
cất chính, thiết bị kiểm soát xúc tác và các thiết bị phụ trợ khác.
Bộ phận chuyển hóa của phân xưởng RFCC sẽ chế biến ra các dòng sau:
• Dòng khí ướt được dẫn tới cụm xử lý khí RFCC
• Dòng naphta được dẫn tới phân xưởng NTU
• Dòng dầu nhẹ (LCO) được đưa đến bể chứa và phân xưởng LCO-HDT.
• Dòng dầu cặn (DCO) được đưa tới hệ thống pha trộn dầu đốt hoặc bồn
chứa dầu đốt dùng cho nhà máy.
Cụm xử lý khí RFCC: Cụm xử lý khí RFCC gồm có hai tháp hấp thụ bằng Amine và
một thiết bị stripping để xử lý khí nhiên liệu và khí hóa lỏng LPG trước khi chúng ra
khỏi thiết bị và sẽ sử dụng dòng Amine sạch từ tháp tái sinh Amine (ARU). Dòng
Amine bẩn sẽ được đưa trở lại ARU để tái sinh.
Dòng khí ướt và sản phẩm đỉnh từ tháp chưng cất chính được đưa tới cụm xử lý
khí của phân xưởng RFCC, sẽ tạo ra các dòng sau:
• Dòng FG chưa bão hòa đi ra từ tháp hấp thụ bằng Amine
• Dòng hỗn hợp C3/C4 được đưa tới phân xưởng xử lý LPG (LTU) trước
khi phân tách ra trong phân xưởng thu hồi Propylene (PRU)
Trang 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
• Toàn bộ dòng Naphtha thu hồi được đưa tới phân xưởng xử lý Naphtha
của phân xưởng RFCC (NTU).
2.4.6. Phân xưởng xử lý LPG (LTU) (Phân xưởng số 016)
- Công suất: 21.100 thùng/ngày
- Nhà cung cấp bản quyền: Merichem
- Công nghệ: Tiếp xúc màng-sợi (Fiber-Film)
- Mô tả chung :
Phân xưởng xử lý LPG được thiết kế làm giảm hàm lượng mercaptan, carbonyl
sulfide và H
2
S trong dòng LPG bằng thiết bị tiếp xúc FILBER-FILM

TM
(hấp thụ bằng
Amine) trước khi đưa tới phân xưởng thu hồi Propylene.
2.4.7. Phân xưởng xử lý Naphtha của phân xưởng RFCC (NTU)( 017)
- Công suất: 45.000 thùng/ngày
- Nhà cung cấp bản quyền: Merichem
- Công nghệ: Tiếp xúc màng-sợi (Fiber-Film)
- Mô tả chung :
Phân xưởng xử lý Naphtha được thiết kế làm giảm hàm lượng mercaptan,
carbonyl sulfide và H
2
S trong dòng Naphtha bằng thiết bị tiếp xúc FILBER-FILM
TM
.
Sản phẩm từ phân xưởng NTU được đưa tới hệ thống phối trộn xăng hoặc tới bể
chứa light slop nếu sản phẩm không đạt chất lượng.
Xút sạch ở nồng độ thích hợp được cung cấp cho phân xưởng để dùng cho xử
lý. Xút đã qua sử dụng từ tháp xử lý được dẫn tới phân xưởng trung hòa kiềm (CNU)
2.4.8. Phân xưởng xử lý nước chua (SWS) (Phân xưởng số 018)
- Mô tả chung:
Phân xưởng xử lý nước chua (SWS) được thiết kế để xử lý các dòng nước chua
được trộn từ phân xưởng CDU, NHT, RFCC, LCODHT, hệ thống đuốc chua và CCR.
Nước đã qua xử lý được đưa đến phân xưởng CDU sử dụng để tách muối hoặc
đến phân xưởng ETP.
Phân xưởng xử lý nước chua SWS được thiết kế với lưu lượng nguyên liệu
82.91m
3
/h và 74.2m
3
/h tương ứng với trường hợp chạy dầu hỗn hợp và dầu Bạch Hổ.

Phân xưởng này có khả năng vận hành với công suất từ 40% đến 100% lưu lượng thiết
kế.
Trang 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Phân xưởng SWS được thiết kế để đạt được tiêu chuẩn của dòng nước được đề
cập ở mục 1.2 sau khi được xử lý như sau :
Tính chất Tiêu chuẩn
Hàm lượngH
2
S 10 wt.ppm max (ASTM D4658)
Hàm lượng NH
3
50 wt.ppm max (ASTM D1426)
Nước chua từ các phân xưởng CDU, NHT và RFCC được đưa tới bình ổn định,
tại đây dòng nước chua được tách khí và gạt váng dầu trên bề mặt. Dòng khí chua này
được đưa tới đầu đuốc đốt khí chua. Hỗn hợp nước chua được bơm qua thiết bị trao đổi
nhiệt nguyên liệu và sản phẩm đáy tới cột tách, tại đây ammoniac và H
2
S hòa tan được
loại ra khỏi nước chua.
Nước đã khử chua được làm mát bằng dòng nguyên liệu và không khí trước khi
dẫn tới phân xưởng xử lý nước thải.
2.4.9. Phân xưởng tái sinh Amine (ARU) (Phân xưởng số 019)
- Mô tả chung:
Phân xưởng tái sinh amine (ARU) được thiết kế để tách hyđro sunphua ra khỏi
dòng amine bẩn quay về từ các tháp hấp thụ của phân xưởng Cracking xúc tác (FCC)và
phân xưởng xử lý LCO bằng hydro (LCOHDT), và cung cấp amine sạch trở lại cho các
phân xưởng nói trên.
Phân xưởng ARU thiết kế để tái sinh 102,5 m
3

/h amine bẩn trong trường hợp
dòng nguyên liệu vào tháp tái sinh amine chứa 0,29mol H
2
S/mol DEA.
Phân xưởng ARU có khả năng vận hành trong khoảng 50% đến 100% công suất
thiết kế của phân xưởng.
- Tiêu chuẩn sản phẩm
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Hàm lượng H
2
S 0,022mol/mol DEA
Nồng độ amine 20% wt/wt DEA
Trang 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Dòng Amine bẩn từ phân xưởng RFCC được đưa tới bình ổn định để tách bỏ
các hydrocarbon và khí khỏi Amine. Dầu hớt ra được dẫn tới bể chứa dầu thải nhẹ và
khí chua được làm sạch và dẫn tới hệ thống khí nhiên liệu.
Dòng Amine bẩn được đưa tới thiết bị trao đổi nhiệt giữa nguyên liệu và sản
phẩm, rồi tới tháp tái sinh để tách hydrosulfide (H
2
S).
Khí chua từ đỉnh cột được ngưng tụ và hồi lưu, và khí chua còn lại nồng độ cao được
đưa đến đuốc đốt khí chua.
Dòng Amine sạch tách ra được làm mát bằng dòng nguyên liệu và không khí.
Amine sạch sau đó được xử lý bằng tác nhân chống tạo bọt và bơm ngược trở lại các
tháp hấp thụ H
2
S trong phân xưởng RFCC. Một phần dòng Amine được lọc để loại bỏ
tạp chất.
Trong trường hợp phân xưởng dừng hoạt động, một bể có khả năng chứa toàn

bộ lượng Amine đã qua sử dụng . Amine sạch được chứa trong một bể nhỏ bổ sung để
pha chế dung dịch Amine ban đầu và dung dịch Amine bổ sung.
2.4.10. Phân xưởng trung hòa kiềm (CNU) (Phân xưởng số 020)
- Mô tả chung :
Phân xưởng trung hòa kiềm có khả năng xử lý dòng kiềm từ phân xưởng xử lý
LPG (LTU), phân xưởng xử lý Kerosen (KTU) và phân xưởng xử lý Naphtha sau
cracking xúc tác tầng sôi RFCC(NTU). Ngoài ra, phân xưởng này còn có khả năng xử
lý dòng nước kiềm từ quá trình tái sinh trong phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro
(NHT).
Xút thải được tách khí và sau đó được trung hòa bằng acid sulfuric. Nước muối
trung hòa được đưa tới phân xưởng xử lý dòng thải. Khí chua sinh ra từ phân xưởng
được đưa đến đuốc đốt khí chua. Các dòng đưa tới phân xưởng trên cơ sở từng mẻ và
liên tục.
2.4.11. Phân xưởng thu hồi Propylene (PRU) (Phân xưởng số 021)
- Mô tả chung:
Phân xưởng thu hồi Propylene được thiết kế để xử lý dòng hỗn hợp C3/C4 từ
phân xưởng xử lý LPG. Phân xưởng PRU sẽ tách và tinh chế Propylene để đạt được
đặc tính kỹ thuật của loại Propylene 99.6% khối lượng. Cụm phân xưởng PRU gồm có
3 tháp chính: tháp T2101 tách C4
+
ra khỏi hỗn hợp C3
-
, tháp T2102 tách các khí C2
-
ra
Trang 25

×