Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn thạc sĩ thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.56 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------

 -------

HÀ THỊ HẠNH

THƠ TRẦN DẦN, TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
ĐẾN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2009

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------  -------

HÀ THỊ HẠNH

THƠ TRẦN DẦN - TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
ĐẾN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN BÁ THÀNH

Hà Nội - 2009

z


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................11
5. Cấu trúc của Luận văn ............................................................................................................12
B. NỘI DUNG ............................................................................................................................13
Chương 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN SỰ HÌNH THÀNH,
VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI .................................................................................................13
1.1. Trần Dần – sơ lược về tiểu sử và con người ...................................................................13
1.1.1. Sơ lược về tiểu sử Trần Dần ...........................................................................................14
1.1.1.2. Cách tham dự của kẻ ngoài lề (1961 -1997) .............................................................18
1.1.2. Con người Trần Dần ........................................................................................................20
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần ..............................................................................24
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật – những cách hiểu và tinh thần cơ bản .................................24
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần - những vấn đề tiêu biểu ................................25
1.2.2.1. Quan niệm về đặc trưng của thơ .................................................................................26
1.2.2.2. Quan niệm về Viết, Đọc ..............................................................................................35
1.3. Cơ sở khoa học và giá trị quan niệm nghệ thuật của Trần Dần ...............................42
1.3.1. Cơ sở khoa học của quan niệm nghệ thuật Trần Dần ................................................42


1

z


1.3.1.1. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ đời sống và ngơn ngữ thi ca hay tính tự trị của chức
năng thẩm mỹ ................................................................................................................42
1. 3.1.2. Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại ..............................44
1.3.2. Giá trị của hệ thống quan niệm nghệ thuật Trần Dần ..............................................46
Chương 2. CÁI TƠI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN VÀ MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG ĐẶC
SẮC TRONG THƠ TRẦN DẦN ........................................................................................49
2.1. Cái tơi trữ tình đa diện trong thơ Trần Dần ....................................................................49
2.1.1. Cái tôi trong thơ và đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ hiện đại.........................49
2.1.2. Bản sắc cái tơi Trần Dần: Cái tơi trữ tình đa diện .......................................................50
2.1.2.1. Cái tơi lưỡng phân, thai nghén và dự phóng .............................................................51
2.1.2.2. Cái Tơi đa diện và những biến thể .............................................................................55
2.1.2.3. Khép kín và đắm đuối suy tư ......................................................................................62
2.2. Biểu tượng trong thơ Trần Dần ........................................................................................65
2.2.1. Biểu tượng trong thơ, những đặc trưng cơ bản ...........................................................65
2.2.2. Một số biểu tượng đặc thù trong thơ Trần Dần ...........................................................66
2.2.2.1. Biểu tượng thân thể đa nguyên................................................................................... 66
2.2.2.2. Biểu tượng khơng gian .................................................................................................73
Chương 3. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NHÌN TỪ GĨC ĐỘ NGƠN NGỮ
NGHỆ THUẬT …....................................................................................................................80
3.1. Làm mới ngôn ngữ hay tái sinh và tạo sinh Tiếng Việt................................................. 80
3.1.1. Giải phóng chữ khỏi thân phận cũ .................................................................................80
3.1.1.1. Ý thức mới về vật liệu .................................................................................................80

2


z


3.1.1.2. Mở rộng biên giới những khả năng của chữ ...........................................................81
3.1.2. Cách ứng xử với từ theo tinh thần cacnaval.................................................................88
3. 1.2.1. Tinh thần Cacnaval ......................................................................................................88
3.1.2.2. Ngôn từ thơ Trần Dần sống trong ngày hội cacnaval............................................. 89
3.1.2. Khai sinh hệ thống từ láy mới: từ nỗ lực biểu ý đến hứng thú biểu âm.......... 95
3.2. Biến đổi cấu trúc câu: Câu thơ phi tuyến tính và những trật tự đầy nghịch lý .........99
3.2.1. Từ cách hành ngôn của thơ cổ điển đến quan niệm thẩm mỹ mới thời hiện đại ...99
3.2.2. Câu thơ Trần Dần, sự vận động từ câu thơ tuyến tính đến câu thơ phi tuyến tính
hay những trật tự đầy nghịch lý .................................................................................. 100
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 111

3

z


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Đêm trước của ngày Thơ Việt Nam 2008, giới văn chương gần như

lên cơn sốt vì tin tập Trần Dần thơ sẽ bị cấm phát hành. Cơn sốt ấy khởi từ
nhiều nguyên nhân: sự bất bình của những người “cùng một lứa bên trời lận
đận” với thi nhân; nỗi thất vọng của những kẻ tị mị, nơn nóng muốn lập
tức có chân dung thơ của vị “thủ lĩnh trong bóng tối”. Để rồi, khi tập thơ

bình n đến tay độc giả, nó khơng những khơng làm hạ nhiệt cái cơ thể
vốn chưa thích nghi được với cái mới, cái lạ kia; mà liền đó, nó đưa tới một
cơn sốt khác, mạnh mẽ và dai dẳng. Lí do: giới phê bình và đơng đảo người
đọc vốn có thói quen nhận xét (thậm chí là phán xét) trước khi thấu hiểu đã
không được thỏa mãn ham muốn giải nghĩa thơ của họ. Niềm hi vọng giải
mã thơ của một huyền thoại, với phần đa, bị dội gáo nước lạnh bởi chính
huyền thoại đó. Dồn dập, trên các diễn đàn văn học và phi văn học, chính
thống và phi chính thống, trong và ngồi nước, người ta nhắc tới Trần Dần.
Nhưng, câu hỏi đặt ra từ khi Trần Dần thơ chưa xuất hiện, vẫn cịn ngun
đó, như một thách đố: Trần Dần, ông là ai? Câu trả lời cuối cùng vẫn ở phía
trước. Nhưng tìm hiểu thơ Trần Dần, sau cơn sốt nhất thời ấy, lại hứa hẹn
những trải nghiệm thú vị và sâu sắc.
1.2. Sáng tác của Trần Dần vốn là một khối mới mẻ. Nên, muốn hiểu Trần
Dần, tránh những kết luận chủ quan và phiến diện, người đọc phải tự trang bị
cho mình hệ kiến thức mới khi bảng giá trị thẩm mỹ cũ không đủ để đánh giá
thơ ông. Viết về Trần Dần, do đó, thách thức lại mở ra cho người viết cơ hội
thẩm thấu những giá trị hiện đại của sáng tác và nghiên cứu. Tôi nhận thấy,
trong các hướng tiếp cận Trần Dần, điểm khởi đầu quan trọng chính là hệ
thống quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Sự hình thành, vận động và biến
đổi, cơ sở khoa học và giá trị của quan niệm nghệ thuật Trần Dần là một vấn
đề lớn, hạt nhân cho mọi động thái sáng tác của Trần Dần. Vì từ điểm cốt
yếu đó, lao động của Trần Dần liên tiếp bung ra những ứng nghiệm và thể

4

z


nghiệm ráo riết. Sự liên đới giữa quan niệm và sáng tạo trong đời thơ Trần
Dần, khi được soi tỏ một cách hệ thống, sẽ phát lộ những nét căn bản nhất

trong văn cách của ơng.
Tất cả sự khó khăn và hấp dẫn này của đối tượng, thúc đẩy người viết lựa
chọn luận văn với đề tài: Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành
trình sáng tạo.
1.3. Trong khn khổ luận văn, người viết tiến hành tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật của Trần Dần, từ bước đầu hình thành đến quá trình vận động và
biến đổi, chỉ ra ngun nhân của sự hình thành và biến đổi đó. Đồng thời, đặt
hệ thống quan niệm đó trong tương quan so sánh với những tiến bộ của lí
thuyết nghiên cứu văn học trên thế giới, để thấy nó có hạt nhân khoa học cụ
thể, chứng minh sự tiên nghiệm của Trần Dần. Tiếp đó, khảo sát sự đổ bóng
của quan niệm nghệ thuật lên hành trình sáng tạo của thi nhân, trên các
phương diện cơ bản: Cái tơi trữ tình, hệ thống thi ảnh biểu tượng, ngôn ngữ.
Nhận diện đặc điểm cái tơi trữ tình, nét bảo lưu và sự vận động qua các tập
thơ; định vị cái tôi bên lề đó với những cái tơi ngoại biên gần gũi nó, với
những cái tơi của dịng văn chính thống đa phần xa lạ nó. Xác định các biểu
tượng căn bản trong thơ Trần Dần, tính liên đới của các biểu tượng. Phân
tích các phương thức tái sinh và tạo sinh ngôn ngữ trong thể nghiệm của ông,
đánh giá những thành tựu mà ông đạt được trong công cuộc mở mang bờ cõi
chữ. Với các luận điểm đó, luận văn hi vọng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi
mà đơng đảo người đọc quan tâm. Trên cơ sở đó, đưa đến cách tiếp cận thơ
ca theo một số tiêu chuẩn thẩm mỹ mới, định vị giá trị sáng tạo của Trần Dần
trong lộ trình cách tân thơ Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Nếu hành trình sáng tạo của Trần Dần là một con đường thăng trầm, thì
bản thân lịch sử nghiên cứu, hay chính xác hơn, lịch sử của cái đọc – hiểu

5

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Trần Dần, cũng là một cuộc phiêu lưu kì thú. Dưới đây, tơi sẽ tái hiện cuộc
phiêu lưu đó qua 3 chặng.
- 1958- 1988: Kể từ vụ Nhân văn – Giai phẩm đến trước ngày đổi mới,
cái tên Trần Dần là “nỗi hổ thẹn” của những người làm văn nghệ, đối tượng
để lên án và kết án của số đông. Vấn đề mà các bài viết về Trần Dần tập
trung phản ánh trong giai đoạn này là thái độ chính trị trong sáng tác của nhà
thơ. Tiêu biểu cho cái đọc – hiểu Trần Dần ở chặng đầu tiên (trước những
năm 60) là sự đánh giá của Hữu Mai, một người cùng văn giới. Trong bài
Để rõ thêm chân tướng phản động của Trần Dần, đăng lần đầu trên Văn
nghệ Quân đội, 5/1958, tác giả công phu miêu tả lại quá trình mà Trần Dần
từ “một đứa con hư hỏng của Hà thành”, nên người “nhờ công ơn giáo dục to
lớn của Đảng”, nhưng đã “phản bội lại quyền lợi của quần chúng nhân dân”,
đi vào “con đường sáng tác bất lương”. Tác giả Huy –Vân, viết Trần Dần –
Một tâm hồn đồi trụy, đăng trên báo Nhân dân, ngày 25-4-1958, khẳng định
“Trần Dần cũng đi vào kháng chiến, nhưng vẫn không chịu từ bỏ quan điểm
nghệ thuật sa đoạ của hắn. Trong nhóm Văn nghệ Sơn La, hắn đã vẽ tồn lối
tối tăm khó hiểu, biến những hình ảnh anh dũng và đẹp đẽ của bộ đội ta
thành những hình thù rất quái gở, làm thơ cũng vậy” [71,tr.91]. Nhà thơ Tố
Hữu kết tội Trần Dần mang “những quan điểm văn nghệ phản động”, trong
đó, để chứng tỏ hùng hồn cho kết luận của mình, ơng trích lời tự thú (hay bị
tự thú) của chính Trần Dần: “Đó (tức những sáng tác của Trần Dần thời gian
này) là lời xúc xiểm phiến nghịch, có cái hèn nhát của sự dã man, cái ngu si
của sự hiểm độc và có cái bất lực của sự phá hoại điên rồ” [71,tr.162]. Hầu
hết các bài viết toát lên một tinh thần tranh đấu nóng bỏng – sự nóng bỏng
khơng nảy sinh và phát triển trên cơ sở học thuật. Đó là kết quả của lối phê
bình xã hội học, lấy tư duy chính trị làm chuẩn. Một thực tế khác hiển lộ
trong nhóm bài này, đó là các tác giả chú ý tới con người ngoài đời của Trần

Dần hơn chú ý tới nghệ thuật, trong nghệ thuật, lại tìm những động thái, ẩn ý
chính trị hơn là những cố gắng cách tân, nếu nói về những cách tân, vì khó

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

6

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

hiểu, họ vội vàng xếp nó vào hàng quái dị! Cách nhìn này xuất phát từ đặc
điểm lịch sử của giai đoạn mà chiến tranh địch ta gay cấn trên từng phương
diện: Khi tiếng nói Nhân văn vừa cất lên, lập tức Đài Sài Gòn đã loan tin:
miền Bắc đang có phong trào chống cộng trong lịng cộng. Hành động đòi tự
do trong sáng tạo bị đối phương lợi dụng, nên phía chính thống khơng thể
ủng hộ những tên tuổi như Trần Dần, e ngại nó bất lợi cho cách mạng.
Cũng có đơi bài tỏ ý bênh vực Trần Dần. Tiếng nói yếu ớt của kẻ cùng hội
cùng thuyền Hồng Cầm trong bài viết Con người Trần Dần, tiến tới xét lại
một vụ án văn học, đã giúp hé mở một Trần Dần khác, từ góc nhìn trái tuyến.
Ý kiến của Hồng Cầm có lẽ là sự ghi nhận đầu tiên: “do thơ Trần Dần, tôi
suy nghĩ nhiều về trách nhiệm người làm thơ trước cuộc đời: đi sâu vào đời
sống có suy nghĩ của con người, tìm cách diễn tả riêng, tạo ra một thế giới
riêng cho mình. Tơi thấy thơ Trần Dần có phần đau xót, u ám, nhiều khi rất
buồn, vừa cộc cằn lại vừa có cái tự hào sơi nổi, nhiệt tình thẳng thắn, táo
bạo”[9]. Rõ ràng, hai lối đọc khác nhau đã đưa đến những kết luận trái
ngược, một bên gọi là quái gở, một bên trân trọng sự khác thường. Nhưng
tựu chung, phủ nhận là tinh thần chính của hầu hết các bài viết về Trần Dần.
Thực ra, nguyên cớ để Trần Dần trở nên là đối tượng phê phán khơng phải

chỉ vì tiêu chí Văn học cách mạng, mà chính bởi những yêu cầu quyết liệt
của ơng trong nghệ thuật. Chính xác hơn, Trần Dần muốn trả văn học về cứu
cánh của nó. Theo tơi, thời kì này, cái gọi là cách tân trong thơ Trần Dần
chưa bộc lộ nhiều, có thể coi Trần Dần của Nhân văn -Giai phẩm là người
lên diễn đàn chứ không phải là kẻ tiên phong nghệ thuật.
- 1989 – 1995: Thời đầu đổi mới, những ấn phẩm của các tác giả Nhân
văn bấy lâu bị “treo bút” được xuất bản trở lại, trong tinh thần khá dè dặt của
các nhà xuất bản. “Việc đầu tiên đánh dấu sự trả lại quyền công bố tác phẩm
cho các tác giả Nhân văn –Giai phẩm là hãy in vài bài thơ trên tờ tạp chí của
Hội Nhà văn”[18,tr.80], nhưng vài bài được chọn này không hẳn là những
bài ưu tú nhất, mà là những bài đưa in dễ nhất, tức là ít vấn đề nhất. Bài thơ

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

7

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Việt Bắc (Nguyên bản Đi!Đây Việt Bắc), viết 1957, được in 1990 cũng bị cắt
bỏ chương 13 (Hãy đi mãi). Giới phê bình, cũng với sự dè dặt chung, ít nhắc
tới Trần Dần, vì đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm trong một giai đoạn nhạy
cảm. Động thái này hàm ngôn: cơ hội cho cái đọc Trần Dần đã trở lại, nhưng
cơ hội cho cái hiểu còn xa ngái.
- 1995 – nay: Năm 1995 đánh dấu sự công nhận Trần Dần, bằng giải
thưởng của Hội Nhà văn dành cho Cổng tỉnh. Điều đó, như nhận xét của
Phạm Thị Hồi, “dừng ở mức một cử chỉ thiện chí, với một quá khứ oan
khiên, với một nhà thơ lớn khi ấy đã gần đất xa trời. Vì thực chất, nó khơng

mang lại cho Trần Dần nhiều người đọc hơn”[35]. Ý nghĩa lớn hơn mà giải
thưởng này mang lại, chính là sự mở đường cho việc xuất bản các tác phẩm
tiếp theo của ông: Mùa sạch (1998), Trần Dần thơ (2007). Giới nghiên cứu
phê bình, do đó, có điều kiện tiếp cận trực tiếp, sâu rộng hơn để đưa ra
những đánh giá ở tầm hệ thống. Trọng tâm của các bài viết, vượt qua cái
nhìn cũ, đã dần khai thác một số phương diện chính trong sáng tác của Trần
Dần, như ngơn ngữ và cách ứng xử với ngôn ngữ của nhà thơ, giá trị những
cách tân, đặc biệt phần Ngoại luật. Theo đó, mỗi xu hướng cũng dần đi tới sự
đối lập nhau gay gắt khi giải quyết vấn đề. Lịch sử của cái đọc – hiểu Trần
Dần lại chứng kiến sự không đội trời chung của những kẻ đồng sáng tạo.
Thuộc xu hướng phủ nhận Trần Dần là Nguyễn Ly với hai bài viết Trần
Dần, giữa giai thoại và văn bản [49]; Bệnh đại ngôn [86], Lê Dã Thảo -Đôi
điều trao đổi về việc phân tích Jờ joạc [77]. Nguyễn Hồ - Về thơ và khơng
chỉ về thơ [34], Nhị Hà- Một giải thưởng kinh dị [24]. Tựu trung lại, các tác
giả phê phán Trần Dần trên mấy điểm cơ bản sau: Thứ nhất, sáng tác của
Trần Dần không xứng đáng với những giai thoại về nó, vì thơ văn Trần Dần
là thứ văn chương “sụt sùi tả oán”, đem lại cảm giác “mệt mỏi, nhàm chán”,
khiến người ta thất vọng. Thứ hai, nội dung tác phẩm Trần Dần bị xem nhẹ
vì “ơng đang là lời biện hộ đáng ngờ cho một lối làm văn chương tự nhận là
duy mỹ, chỉ có chức năng giải trí, sau khi các tác giả của lối làm văn chương

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

8

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66


ấy đã kiêu hãnh tẩy rửa mọi chức năng khác ra khỏi tác phẩm, nhân danh
tinh thần hiện đại và hậu hiện đại” [49]. Thứ ba, Trần Dần mang ám ảnh tình
dục, nên đã làm chữ trở nên “bẩn thỉu”. Các tác giả phê phán Trần Dần, tất
nhiên có căn cứ lý luận của họ, căn cứ đó xuất phát từ hệ thống quan niệm
thẩm mỹ truyền thống về chức năng thơ, đặc trưng ngôn ngữ thơ (tác giả Nhị
Hà còn tỏ ra mới mẻ, vận dụng phân tâm học vào phân tích Trần Dần, nhưng
rất tiếc lại áp đặt khiên cưỡng và sống sượng). Có thể khẳng định một điều,
nếu nhận định về Trần Dần theo bảng giá trị ấy, thì danh sách khơng thể
dừng lại ở con số tác giả ít ỏi này. Nhưng cũng chắc chắn một điều, nội dung
để phê phán Trần Dần sẽ mãi dừng lại ở những vấn đề đã nói, với các kết
luận: thơ vô nghĩa, thơ tắc tị, phản thơ. Lối phê bình như vậy có nguy cơ
chấm hết mọi tìm tịi. Chấm hết ở nhà phê bình (với quyền phủi tay: thơ
khơng đáng tìm hiểu! thay vì đặt ra câu hỏi cho bản thân: vì sao khơng hiểu?
Vì sao một bản lĩnh như Trần Dần lại dành cả đời để làm ra cái - không hiểu ấy?). Và chấm hết đồng thời ở vô số độc giả, những người quen chờ sự
dẫn dắt của phê bình về những hiện tượng thơ phức tạp. Mới dừng lại ở một
phần Di cảo đã vậy, giả sử đứng trước Toàn tập Trần Dần, người ta sẽ phản
ứng ra sao? Lịch sử cái đọc hiểu Trần Dần, đến đây, cho thấy: cơ hội tiếp
xúc với Trần Dần càng lớn, càng có nguy cơ bội tăng sự phủ nhận Trần Dần!
Nhưng cũng ngay tại khúc quanh này, chứng kiến một đối lưu mạnh mẽ.
Đó là xu hướng khẳng định cách tân và đóng góp của nhà thơ. Trong đó phải
kể tới Phạm Thị Hồi với Thủ lĩnh trong bóng tối [35], Thuỵ Khuê – Trần
Dần, Mỹ học khổ đau [41], Đặng Đình Ân – Để đến với Jờ joạcx [2],
Nguyễn Như Huy – Tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần qua góc nhìn của
nghệ thuật ý niệm [36], Đoàn Cầm Thi – Thu Trần Dần [78], Thuận – Tôi ở
phố Sinh Từ [80], Nguyễn Phượng, Mayakovsky và Trần Dần - từ những
tương đồng đến những dị biệt [ 63], Nguyễn Liên – Vì sao thơ có họa [48],
Dương Tường – Trần Dần là người cách tân thơ số 1 [91], Đỗ Lai Thúy Trần Dần, một thi trình sạch [84] , Khánh Phương - Độc thoại Trần Dần

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99


9

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

[62]. Điểm thống nhất của các bài này là sự ghi nhận đóng góp của Trần Dần
trên một số phương diện cơ bản. Thứ nhất, xác định vấn đề bao trùm và
xuyên suốt những sáng tác của Trần Dần: “Cách tân thơ, ga đi và ga đến, vẫn
là ngôn ngữ, quan niệm về ngôn ngữ…Trần Dần làm thơ là làm với chữ,
bằng chữ, nhưng là những con chữ đã được tẩy sạch nghĩa tiêu dùng để rồi
lại phục sinh chữ bằng những nghĩa mới mẻ, trinh nguyên” [84]. Thứ hai,
xác định mối liên hệ nội tại giữa những cách tân về mặt hình thức với nhu
cầu bộc lộ tâm thức của tác giả, phủ nhận quan điểm cho rằng Trần Dần chỉ
đơn thuần làm thơ như một trị giải trí: “Con OEE, Con I, Hậu con
OEE…tiếp tục là sự tràn ra của cái Tơi khép kín, cái Tơi bị chặn mất kênh
giao tiếp bình thường với chung quanh, tự tìm mình trong sự nhịe mờ,
khơng trùng khít với những phiên bản của chính mình”[62]. Thứ ba, khẳng
định tính tiền phong, hiện đại trong các sáng tác của Trần Dần, như tính đa
thể loại, đa điểm nhìn, đa cốt truyện trong một tác phẩm; sự khai mở của
Trần Dần cho Nghệ thuật Ý niệm, tính chất thị giác, nghệ thuật tạo hình
trong thơ của ơng.
Nhìn lại cuộc phiêu lưu của cái đọc - hiểu Trần Dần, nhận thấy hai tâm
điểm có tính chi phối mọi phê bình và tranh luận: với thời Nhất định thắng,
kết luận phân thành hai cực: kẻ phản động hay người yêu nước xót xa; hậu
Nhân văn, kẻ phá hoại thơ hay người cách tân thơ số 1? Lần lượt, cách trả lời
của mỗi người và mỗi thời sẽ tiết lộ hệ thẩm mỹ mà họ đã chọn lựa. Sự phân
hoá rõ rệt này chứng tỏ thơ Trần Dần buộc người ta phải đưa ra chủ kiến.
Mọi quyết liệt phê phán hay khẳng định, thực chất đều xuất phát từ phẩm

tính của Trần Dần – người đã quyết liệt thơ. Người viết khơng xuất phát từ
tiêu chí khen hay chê Trần Dần để đánh giá, mà trên nguyên tắc nhận định
nào thấu đáo và thuyết phục, có khả năng hiểu Trần Dần. Rõ ràng, dưới ảnh
hưởng của thành tựu lí luận thế giới, các nhà nghiên cứu, phê bình đã dần
đưa ra những cách đọc mới, khả dĩ tiếp cận sáng tác của Trần Dần. Họ đã chỉ
ra những luận điểm quan trọng trong quan niệm và quá trình sáng tạo của

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

10

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

nhà thơ. Tuy mới dừng lại ở những nhận xét còn tản mạn, chưa được triển
khai hệ thống và chi tiết, nhưng đây thực sự là những gợi ý giá trị cho luận
văn.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượngt rung tâm mà luận văn nghiên cứu là thơ Thơ Trần Dần,
nhưng do đặc trưng của đối tượng: nhiều tác phẩm của ơng có tính đa thể
loại chứ khơng thuần là thơ, nên phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm
cả những tác phẩm thơ -tiểu thuyết - hồi ký - một bè đệm. Tức là cả ba tác
phẩm Cổng tỉnh, Mùa sạch, Trần Dần thơ và cuốn Trần Dần ghi, 1954-1960
đã xuất bản đều nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp lịch sử: Luận văn đánh giá Trần Dần và các vấn đề trong
thơ của ông trong sự gắn kết với hoàn cảnh của cá nhân, dân tộc và thời đại
mà ông sống; với lịch sử thơ ca Việt Nam nói riêng và sự phát triển của thơ
ca thế giới nói chung, để thấy sự tác động của lịch sử lên một đời thơ và cách
thức phản ứng đặc biệt của Trần Dần.
- Phương pháp thống kê, hệ thống và phân loại: Tiếp cận ngôn ngữ Trần
Dần, luận văn thống kê và phân loại các từ trong thơ Trần Dần tuỳ theo
trường biểu hiện, kiểu chữ hay kiểu láy, để làm nổi bật cách ứng xử độc đáo
với ngôn ngữ của ông.
- Phương pháp so sánh: qua so sánh đối tượng với những người cùng thế
hệ, cùng dịng thơ, thậm chí với các nhà thơ trẻ hiện nay hay một số nhà thơ
lớn trên thế giới, người viết định vị vai trò cách tân của Trần Dần. Mặt khác,
so sánh ơng với chính ơng trong từng giai đoạn để thấy sự đổi mới liên tục
của nhà thơ trong suốt chặng đường thơ.

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

11

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm,
người viết tổng hợp khái quát để có những kết luận, tránh những áp đặt chủ
quan không bám sát văn bản thơ.

5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của luận

văn được triển khai theo 3 chương:
Chương 1. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần - sự hình thành, vận
động và biến đổi
Chương 2. Cái tơi trữ tình đa diện và một số biểu tượng thi ca qua các
chặng đường sáng tạo
Chương 3. Hành trình sáng tạo nhìn từ góc độ ngơn ngữ

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

12

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

B. NỘI DUNG
Chương 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN
SỰ HÌNH THÀNH, VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI
1.1. Trần Dần – sơ lược về tiểu sử và con người
Về Trần Dần, huyền thoại ln có nguy cơ che lấp con người thật, dù sinh
thời, ông đã tiên liệu những bi hài mà lịch sử có thể trút lên số phận một cá
nhân. Trần Dần liên tiếp bị đẩy va vào những thái cực mà đám đơng, bởi
lịng sùng kính tụng ca hay sự chối bỏ thơ ông trong vội vã tạo ra. Chìm
khuất trong bóng tối, tính huyền thoại về ơng càng lớn, và vì thế, càng khó
tiếp cận hơn chân dung con người của sáng tạo này. Nhưng rõ ràng, đã đến
lúc Trần Dần cần được tách khỏi bức màn huyền thoại, để sống một đời thơ
như vốn có. Vì cuộc đời và thơ ơng, so với những gì người ta đã nói và đã
tưởng, giản dị hơn mà cũng đáng kinh ngạc hơn nhiều.
Trước tiên, cần thấy, Trần Dần và thế hệ ông là lớp người đã kinh qua

những biến động dữ dội của đời sống dân tộc: Tổng khởi nghĩa và Cách
mạng tháng Tám 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đồng
thời thể nghiệm rõ hơn bao giờ hết – nghĩa của tính từ thế giới, như
M.Kundera bày tỏ: “khơng cịn gì xảy ra trên hành tinh này mà lại có tính
cách địa phương, từ nay tất cả mọi tai họa đều liên quan đến mọi người và do
đó, chúng ta ngày càng bị quyết định bởi ngoại cảnh, bởi những tình thế
khơng ai có thể tránh thoát được” [44,tr.34]. Trong khẳng định này, hé lộ
một sự thực: sức lan toả, sự cộng hưởng, vang động của mỗi sự kiện văn hố
và chính trị mang tầm thế giới. Theo đó, một nhà thơ hiện diện như một trí
thức, khơng chỉ sinh hoạt văn chương trong giới hạn quốc gia mình, mà lao
động nghệ thuật như một cơng dân thế giới. Điều này có thể trở thành thừa
khi viết về con người và cuộc đời của nhiều nhà thơ khác, nhưng lại thiết yếu
khi tìm hiểu Trần Dần. Bởi, theo chúng tôi, cái ngoại cảnh này là một trong
những cơ sở quan trọng kiến tạo nên hành trình thơ của ơng. Đồng thời, đặt

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

13

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

cá nhân Trần Dần trong nguồn mạch chung đó, chúng ta sẽ rõ hơn căn
nguyên mỗi bước ngoặt cuộc đời; định vị chính xác hơn cơ sở những thay
đổi trong quan niệm và thể nghiệm của ông trên con đường nghệ thuật.

1.1.1. Sơ lược về tiểu sử Trần Dần
1.1.1.1. Từ nhiệt huyết dấn thân đến vị thế kẻ ngoài lề (1926 -1960)

Sự in dấu của cái đọc đầu đời và khao khát lập ngôn (1926- 1946)
Những năm đầu thế kỷ 20, Nam Định là một trong những trung tâm đô
hội sầm uất của miền Bắc. Tại phố Năng Tĩnh, trong một gia đình khá giả
nhưng muộn con, ngày 23/8/1926 (tức 16/7 năm Bính Dần), Trần Dần đã
chào đời. Thuở nhỏ, ông có một người bạn thân hơn ruột thịt. Đó là Vũ
Hoàng Địch, em trai nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Họ ở cùng khu phố, lớn lên
cùng nhau, cùng bú một bầu sữa mẹ (nên Trần Dần gọi Vũ Hoàng Địch là
người anh em sữa), cùng học. Hai cậu trai rất mê thơ Baudelaire, Verlaine,
Rimbaud và phái Tượng trưng. Họ chơi cùng hai nhà thơ đang nổi trên thi
đàn lúc bấy giờ là Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng. 18 tuổi, Trần Dần và
Vũ Hoàng Địch đỗ Tú tài Tây, hai chàng lên Hà Nội tiếp tục học với ăm ắp
mộng mơ về nghệ thuật. Thần tượng của Trần Dần là Rimbaud, Trần Dần
ngưỡng mộ cả đời sống phiêu bạt, tính triệt để, tinh thần tự do vượt ngồi
mọi khn khổ của nhà thơ này. Vì thế, khơng khó hiểu khi chàng trai trẻ
luôn sống sôi sục, đầy cực đoan, ôm ấp những dự định "quá cỡ" về thi ca.
Khi người thanh niên ấy mới bắt đầu làm thơ, Thơ Mới đã đạt đến thời kì rực
rỡ. Lần lượt, Trần Dần chứng kiến sự ra đời của những tác phẩm quan trọng
làm nên diện mạo thơ ca Việt - những cái tên mà sau này, trong nỗ lực “chôn
tiền chiến”, chắc chắn ông đã coi như điểm mốc phải vượt qua: Tiếng thu của
Lưu Trọng Lư, Tinh huyết của Bích Khê (1939); Thơ say của Vũ Hoàng
Chương, Lửa thiêng của Huy Cận (1940). Năm 1942, khi Thi nhân Việt Nam
1932-1941 của Hoài Thanh và Hoài Chân xuất bản và vinh danh Thơ Mới,
thì ở Trung Quốc, Mao Trạch Đơng nói chuyện tại hội nghị Diên An với các

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

14

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

nhà văn Trung Quốc về đường lối văn nghệ phục vụ chính trị. Cuộc nói
chuyện này, rồi sẽ vượt ngồi giới hạn quốc gia, manh nha cho một cuộc
Cách mạng có tính quyết định tới hành trình và sinh mệnh bao nghệ sĩ.
Cho tới lúc này, Trần Dần vẫn là kẻ bình n ngồi dịng sự kiện. Nhưng
1943, Trần Dần bắt đầu quan hệ với nhóm văn nghệ cánh tả xung quanh nhà
xuất bản Hàn Thuyên, gồm: Trương Tửu (tức Nguyễn Bách Khoa), Lương
Đức Thiệp...Cũng năm đó, bản Đề cương văn hố Việt Nam được cơng bố,
có tính chất như kim chỉ nam về đường lối cho các văn nghệ sĩ Việt Nam.
Một năm sau, Trần Dần cho ra đời Chiều mưa - trước cửa (thơ) và Hồn xanh
dị kỳ (thơ), tuyệt nhiên chưa ảnh hưởng bản đề cương văn hố đó. 19 tuổi,
đam mê thơ ca và nhận thấy Thơ Mới đã đi tới thối trào của nó – dù vẫn
đang được đông đảo tụng ca – Trần Dần cùng các thi sĩ tượng trưng Trần
Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hồng Địch, Vũ Hồng Chương, lập ngơn để
khai mở một dịng thơ ca khác. Tạp chí Dạ Đài ra số 1 ngày 16/11/1946,
đăng bản tuyên ngôn của phái Tượng Trưng do Trần Dần chấp bút, Số 2
chưa kịp ra mắt thì kháng chiến bùng nổ. Bước ngoặt lịch sử quyết định khúc
rẽ của cá nhân, Trần Dần lúc này khơng ngoại lệ.
Hồ nhập với người người lớp lớp (1947 -1954)
Trở lại thành Nam, con người thi sĩ khao khát lập ngôn của Trần Dần đã
nhường chỗ cho một con người khác, khi quê hương thất thủ: dấn thân theo
nghĩa trực tiếp nhất - đảm nhận công tác tuyên truyền. Trong ý thức người
trẻ tuổi Trần Dần lúc đó, Cách mạng thơ ca trước hết phải tìm thấy qua cuộc
Cách mạng mà cả xã hội đang sục sôi này. Vậy nên, ơng gia nhập Vệ quốc
đồn, ban đầu chiến đấu ở biên giới Thượng Lào và biên giới Tây Bắc, sau
được cử lên mặt trận Sơn La. Trần Vũ, một người bạn thân của Trần Dần
thời kháng chiến, hồi tưởng lại: “Trần Dần phụ trách đi các mặt trận, nơi
địch đóng đồn bốt, tiếp cận những binh lính người Việt kêu gọi họ, tuyên

truyền cho họ hiểu rõ cái chính nghĩa cuộc chiến. Cơng việc này địi hỏi

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

15

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

người thực thi phải linh hoạt, tinh tế, hiểu biết và dũng cảm. Nguy hiểm cận
kề vì đạn địch có thể tìm tới bất cứ lúc nào” [41]. Ơng đã chia cùng đồng đội
từ “nước lũ, cơm thiu” đến “những thỏi đạn cuối cùng” chứ khơng chỉ đứng
n bình nơi xa “trơng về Việt Bắc mà ni chí bền” (Tố Hữu). Nhưng ngay
cả với cơng việc nguy hiểm đó hay khi giảng dạy chính trị và văn hố cho
anh chị em văn công, Trần Dần vẫn để lại ấn tượng với giọng cười quen
thuộc, vô tư và rất yêu đời. Tuy tham gia sáng lập nhóm Văn nghệ Quân đội
đầu tiên, tên gọi Sơng Đà, với Trần Thư, Hồi Niệm, nhưng là một văn nghệ
sĩ, ơng khơng tìm được tiếng nói chung với các cán bộ chính trị cấp trung
đồn. Đến năm 1951, khi bị phê bình là giảng sai đường lối của Đảng, ông
xin đi công tác tiền tuyến và được cử lên mặt trận Điện Biên Phủ. Xúc cảm
trước sự tấn công ào ạt của quân đội kháng chiến, nhất là trước cái chết thê
thảm của Tô Ngọc Vân, bạn đồng hành của ông, Trần Dần sáng tác cuốn
Người người lớp lớp - cuốn tiểu thuyết duy nhất của Việt Nam thời kì đó về
chiến dịch này. “Trần Dần thức thâu đêm suốt sáng để viết bản thảo lần thứ
ba cuốn truyện về những người đã tạo ra chiến thắng lịch sử lớn lao đó. Dạo
ấy tơi thấy anh gầy rộc đi, mắt trũng trong một quầng thâm rộng. Nhưng mắt
anh có những tia sáng mới. Anh biết anh đang luyện ngòi bút cho thật sắc
sảo” [9]. Cũng có thể vì thành cơng của tác phẩm này, Trần Dần được cử

sang Trung Quốc viết truyện phim Điện Biên Phủ. Dù việc làm phim không
thành công như mong muốn, nhưng chính sự hiện diện nơi đây, đã khiến
Trần Dần sớm tiếp xúc với một tư tưởng mới mẻ và táo bạo. Vì Tháng 7
cùng năm, tại Trung Quốc, Hồ Phong đã công bố bức thư ngỏ gửi
BCHTƯĐCS Trung Quốc phê phán "năm lưỡi dao" đâm vào óc các nhà văn
cách mạng. Hẳn Trần Dần không ngờ, chỉ một năm sau, nhân vật cách tân
này bị bắt và kết án. Điều ông càng không ngờ được nữa, là số phận ông sau
này sẽ có những tương đồng với con người mà khi ấy, ông chỉ nghe tên.

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

16

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Những ngày tháng Nhân văn – Giai phẩm (1955 -1960)
Sau những năm tháng hoà nhập với người người lớp lớp trong cuộc kháng
chiến, hồ bình, con người nghệ sĩ Trần Dần trở lại với ngổn ngang suy
tưởng. Ham muốn đưa thơ ca theo hướng mới và nỗi khao khát có một chính
sách tự do cho văn nghệ đã khiến ơng quyết liệt trong bàn trịn phê bình tập
thơ Việt Bắc. Liền đó, cùng một số bạn văn đệ trình Dự thảo đề nghị cho một
chính sách văn hóa, nguyện vọng sửa đổi chính sách văn nghệ trong quân
đội. Cũng trong thời gian này, chuyện tình yêu của Trần Dần với người con
gái phố Sinh Từ vấp phải sự phản đối dữ dội từ nhiều phía. Cùng với Tử
Phác, Trần Dần bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp và
đi ngược lại đường lối của Đảng và bị giam 3 tháng tại Hoả Lò, Hà Nội. “Ba
tháng hết nằm lại ngồi, anh đã trải qua một đoạn đời đau khổ. Nhưng ở Trần

Dần luôn luôn có tình u sự sống rất mãnh liệt nó đã ngăn khơng cho anh
đến chỗ huỷ hoại cuộc đời cịn rất trẻ của mình. Anh viết bài thơ “Nhất định
thắng” [9]. Bài thơ mở đầu bi kịch Trần Dần, được Hoàng Cầm cho đăng
trên Giai phẩm mùa xuân khi Trần Dần đang đi học tập Cải cách ruộng đất ở
Bắc Ninh. Cùng năm này, tháng 10 tại Sài Gịn, nhóm văn học Sáng Tạo ra
đời gồm Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ...với tham vọng đưa
thơ Mới vào quá khứ, mở ra một trang khác cho lịch sử thơ ca. Tất nhiên,
văn nghệ sĩ hai miền, không nghe thấy tiếng gọi cách tân của nhau lúc này,
để cùng hô ứng (Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hồng Văn Chí ở
miền Nam có điểm mặt các văn sĩ đòi tự do sáng tạo ở Bắc Hà). Trong hồn
cảnh đất nước chưa thống nhất, mục tiêu chính trị lớn của dân tộc chưa đạt
được, thì hành động địi tự do sáng tạo này dễ bị coi là sự chối bỏ trách
nhiệm mà các nhà văn được uỷ thác từ lúc nhận đường (1945). Thế nên, tuy
Trần Dần không hề đơn độc, nhưng tiếng nói của các nhà văn thông qua Báo
Nhân văn và tập Giai phẩm đã sớm bị làm cho im bặt, khi ngày 5/6/1958,
Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ hoan nghênh kết quả thắng lợi của cuộc đấu

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

17

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

tranh chống Nhân Văn-Giai Phẩm. Kết quả: các cây bút liên quan bị kỉ luật.
Trần Dần chính thức bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và đình chỉ xuất bản trong
thời hạn 3 năm. Trong thời gian nóng bỏng này, tại Liên Xô, Ba Lan, CHDC
Đức, chỉnh huấn văn nghệ đều đồng loạt diễn ra.

Sau những tháng ngày đi lao động cải tạo tại nơng trường Chí Linh cùng
với Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Tử Phác, đầu năm 1959, ơng được phân công
dịch các tác phẩm văn học của nước ngoài, chủ yếu là văn học Nga và Pháp,
ở ga-ra Hội Nhà văn. Lần đi cải tạo tiếp sau đó, tại khu gang thép Thái
Nguyên, Trần Dần ghi trong nhật kí: “Tơi đang gặp kì tứ khổ: 1. khổ lao
động nặng. 2. khổ đối xử. 3. khổ nhớ. 4. khổ nắng mưa bất nhất, đùng đến
đùng đi”. Dẫu vậy, Trần Dần vẫn tìm cách biến tứ khổ thành tứ khối: “Tơi
vẫn có: 1. khối làm thơ. 2. khối thu tài liệu. 3. khối dự định viết. 4. Khối
nhìn nghe, ngẫm ngợi và hy vọng” [18,tr.108]. Khối lượng công việc nặng
“một quãng ngày 2, 3 tấn trở lên” vẫn không ngăn nổi ơng, mỗi đêm về,
trong cái nóng như lị hun và cái rét đột ngột của Thái Nguyên, thay đổi sửa
chữa và hoàn thành Cổng tỉnh. Sự gắng sức và mệt óc đó đã khiến Trần Dần
kiệt sức và ốm nặng. Trở về Hà Nội, kể từ đó, ơng sống âm thầm bằng nghề
dịch sách, đứng ngoài mọi sinh hoạt văn chương chính thống.
1.1.1.2. Cách tham dự của kẻ ngồi lề (1961 -1997)
Suốt gần 40 năm sau vụ Nhân văn, cuộc đời Trần Dần thưa vắng sự kiện sự kiện theo nghĩa là kết quả của sự dấn thân ngoài xã hội. Rất nhiều nhân
vật của Nhân văn đã ngưng con đường sáng tạo sau tấn bi kịch đó. “Họ mãi
dừng lại ở cột mốc ấy và chỉ còn ngoảnh lại phía sau. Với Trần Dần, cột mốc
ấy, ngược lại, đánh dấu một sự lên đường quyết liệt hơn, là thời gian sung
sức nhất cho tích luỹ và sáng tạo” [35]. Các tác phẩm liên tiếp ra đời tạo
thành niên biểu đích thực của một nhà văn - Cách thức dấn thân của một kẻ
ngoài lề: Đêm núm sen (tiểu thuyết – 1961), Jờ Joạcx (thơ -tiểu thuyết - một
bè đệm, 1963), Mùa sạch ( thơ, 1964), Những ngã tư và những cột đèn (tiểu

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

18

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

thuyết, 1964), Một ngày Cẩm Phả (tiểu tuyết, 1965), Con trắng (thơ -hồi kí,
1967), 177 cảnh (hùng ca lụa), Động đất tâm thần (nhật kí – thơ, 1974), Thơ
khơng lời (thử nghiệm thơ thị giác, 1976), Thơ không lời – mây không lời
(thơ - họa), Bộ tam thiên thanh -77 ngày ngày (1979), Bộ tam 36 thở dài –
Tư Mã dâng sao (1980), Thơ mini (1987)…Chỉ những người trong cuộc, gần
gũi mới biết Trần Dần đã đi qua những năm tháng đó ra sao. Bởi Trần Dần
sống và sáng tạo chủ yếu trong tình thế: người viết thì ngồi, cái được viết ra
thì nằm. Mà cuộc mưu sinh khơng dễ. Trong gần 40 năm, viết mà không một
phản hồi, thúc giục, xuất bản, Trần Dần đã cho thấy sự kiên định phi thường
của ông. Điều mà hiếm nhà văn làm được, ngay cả những nhà văn lớn trên
thế giới. Như Milan Kundera bàn về trường hợp Kafka: “Kafka cũng đã là
nạn nhân của sự nhỏ bé của môi trường của mình. Ơng bị cách ly với thế giới
văn học và nhà xuất bản Đức, và điều đó với ơng là trí mạng. Con trai một
người chủ xuất bản lớn ở Đức có viết một cuốn sách chứng minh rằng đó là
lí do có khả năng hơn cả khiến Kafka khơng hồn thành các cuốn tiểu thuyết
mà khơng ai địi hỏi ông cả. Bởi nếu một tác giả không có triển vọng xuất
bản những tác phẩm của mình, thì chẳng có gì thúc giục anh hồn tất nó,
chẳng có gì ngăn anh tạm thời gạt nó sang một bên và chuyển sang làm việc
khác” [44,tr.430].
Có một khía cạnh nhỏ nhưng lại đóng vai trị quan trọng trong việc kiến
tạo nên một Trần Dần uyên thâm và hiện đại. Đó là những năm tháng dịch
các tác phẩm văn học nước ngoài. Nhờ đó, ơng có điều kiện tiếp xúc với
nguồn sách ngoại văn khổng lồ của Thư viện Quốc gia, nói theo cách của Lê
Đạt là “du học tại chỗ. Lúc đó cũng may rằng anh em Việt kiều ở Paris vừa
biếu Việt Nam một loạt sách về hoạt động những năm 50 của Pháp, tức là
những năm sôi nổi nhất về hoạt động trí tuệ Pháp, nào là phái cấu trúc, nào là
phái phê bình mới, Roland Barthes” [42]. Cần thấy rõ một thực tế, một số

nhân vật tiêu biểu của Nhân văn có trình độ ngoại ngữ cao, ngồi Trần Đức
Thảo là người thường xuyên tiếp xúc với ngoại văn thông qua những tờ báo

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

19

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

tiến bộ của nước ngoài, Trần Dần đã chứng tỏ ông thông thạo ngoại ngữ qua
những tác phẩm dịch, như: Thơ Maiacôpxki, Tiểu thuyết Tội ác và trừng
phạt của Đôttôiepxki, Căn cứ nguyên tử của Laxmex, Truyện ngắn Pháp,
một số sách dịch khác khơng ghi tên của nhà văn, ví dụ bộ ba tiểu thuyết
dịch Jăc Vanhtrax (trilogie) gồm Chú bé, Cậu Tú, Người khởi nghĩa. Một
người học vào loại xuất sắc thời Pháp, tư duy sắc sảo như Trần Dần mà, mấy
chục năm trời, ngày này qua ngày khác, miệt mài đọc và tích luỹ, thì kết quả
của cái sự đọc ấy là không thể nhỏ. Và sự thực theo cách này, Trần Dần sớm
thẩm thấu trực tiếp thành tựu của khoa học nhân văn (và khơng ít thành tựu
khoa học tự nhiên) trên thế giới. Thiết nghĩ đây là nguyên nhân sâu sắc dẫn
tới sự thay đổi thi pháp của Trần Dần, khiến ơng dứt khốt đoạn tuyệt với lối
thơ của mình giai đoạn trước.

1.1.2. Con người Trần Dần
Dương Tường khi nhớ về Trần Dần, đã khẳng định: “Trong nhãn chữ của
tôi, Trần Dần là một người khổng lồ, cái nòi mà ở thời nào và nơi nào cũng
hiếm” [41]. Ông là một ca rất đặc biệt trong văn học hiện đại, người chịu
nhiều hiểu nhầm (hay bị khơng hiểu) nhất trên cả bình diện văn học lẫn

chính trị và xã hội. Trong một thời gian dài (cái dài đáng sợ với hầu hết ai rơi
vào tình cảnh đó vì nó chiếm q nửa đời người, cả sau cái chết), Trần Dần
liên tục chịu nhiều điều tiếng. Phía bên ngồi đa số nhìn ơng như một người
tuẫn đạo hay chống đối. Khơng phủ nhận yếu tố đó trong con người Trần
Dần, nhưng đó chỉ là cách biểu hiện tất yếu của một tính cách quyết liệt,
thẳng thắn nhiều khi đến cực đoan trong nghệ thuật của ông. Những ai gần
gũi thân thiết ông đều cho rằng Trần Dần là một người yêu ghét rõ ràng, sự
yêu ghét không nhắm vào chuyện đời cụ thể. Chuyện đời ông dễ dàng bỏ
qua, nhưng chuyện văn thì khơng. Đơn giản vì “ơng thậm duy mỹ mà sâu xa
và có một giác quan không thể đánh lừa cho mọi giá trị thực. Điều đó kéo
theo sự trân trọng và ngưỡng mộ, rất bất chấp, rất hồn nhiên của ông trước

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

20

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

những tài năng và nhân cách thật…đồng thời sự thẳng thắn đến phũ phàng
của ông trước những thứ của rởm cũng khơng chừa bạn bè thân thích” [35].
Nên, nhắc tới Trần Dần, người ta thường khơng qn hình ảnh hai con mắt
“hiếp đáp thiên hạ” của con cọp ngày, kẻ kiệm lời nhưng mỗi lời nói ra đều
có uy dũng riêng của nó. Sự hấp dẫn, nét cuốn hút của con người Trần Dần
khởi từ đó, nhưng hoạn nạn của đời ông cũng bắt nguồn từ sự không chịu
“lùi một li chữ” này. Dương Thụ nhớ lại, có lần nhạc sĩ bị stress nên đôi khi
lơ đãng đến mức đãng trí, thì Trần Dần bảo: “Đãng trí đến mức mất trí từng
lúc cũng được, vì nó chỉ tạm thời. Căng thẳng nhìn thấy được là căng thẳng

cịn đang q độ, chưa đủ mức, phải chữa bằng căng thẳng nữa, căng thẳng
tăng cường, đủ mức nó sẽ bình thường. Dù sao mắc bệnh ấy cịn hơn là mắc
bệnh nhạt” [41]. Vì theo ơng, đáng sợ nhất ở nước ta chính là bênh nhạt. Cuối
những năm 80, khi phong trào hát lại nhạc tiền chiến rộ lên trong các tụ điểm
âm nhạc, trò chuyện với một nhạc sĩ, Trần Dần vẫn cho rằng nhạc tiền chiến
là nhạc lãng mạn cuối mùa, là nhạc nhạt. Mà nhạt, trong tự điển ngôn ngữ
của riêng ông, bị đẩy gần nghĩa với cái sa đoạ, cái thấp và cái bẩn.
Các bạn văn nghệ sĩ của Trần Dần cũng khơng phải đã có ngay cách đánh
giá thống nhất về ơng, nhưng tất cả đều nhất trí khi Lê Đạt cho rằng: Trần
Dần vượt tất cả chúng tôi một đầu về lòng tận tuỵ chữ. Chỉ cần biết ông,
trong dằng dặc những ngày sau vụ Nhân văn, đã đương đầu với cuộc mưu
sinh và gìn giữ lịng u nghệ thuật: ngày vã mồ hôi dịch sách đêm lại thức
mờ mắt tô ảnh màu để kiếm sống nhưng rảnh một phút là viết, viết hăm hở,
mải mê. Một chiều mùa đông, Lê Đạt tới thăm, thấy Trần Dần ngồi bên góc
nhà tối, dưới ngọn đèn hoa kì leo lét, mặt rạng rỡ như một người vừa trúng
số độc đắc. Mới đó, Trần Dần có nhờ Lê Đạt vay hộ một số tiền. Lê Đạt thấy
Trần Dần sung sướng như vậy tưởng Trần Dần đã vay đâu được tiền nhưng
không phải. Ơng đang đọc và sửa thơ Đặng Đình Hưng, ông hớn hở khoe với
Lê Đạt: Thằng Hưng có câu thơ đã quá: Tìm một cái ao ngồi giặt áo cả ngày!
Rồi lại mê mải bàn về thơ và những vấn đề trong thơ hiện đại, như tất cả trên

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

21

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66


đời này chỉ có thơ là điều đáng bận tâm. Cũng ở góc nhà tối đó, trên căn gác
ở phố Vũ Lợi, bức tường còn ghi dấu những năm dài Trần Dần âm thầm lao
động. Nguyễn Trọng Tạo nhớ lại: “tơi nhìn lên bức tường và thấy hiện rõ
một hình nhân. Đấy là nơi Trần Dần tựa lưng suốt mấy chục năm qua. Tơi
rùng mình hình dung ra cái bóng đang động cựa như một con người thật”
[73,tr.307]. Trần Dần khơng ngồi để thiền như một cách dưỡng sinh. Ơng
thiền để nghĩ, đủ thấy sức nghĩ đó ghê gớm tới mức nào. Cách viết của Trần
Dần cũng khiến khơng ít kẻ trong nghề phải “thất kinh”: “Anh viết nắn nót
cịn hơn người ta viết chữ bằng khen, nét sổ thì đậm, nét đá thì mảnh, trăm
chữ như một. Một ngày ròng rã, cật lực mới viết được một trang giấy học trị.
Đó là may khơng viết hỏng chữ nào, chỉ cần hỏng một chữ, anh chép lại cả
trang, lại một ngày trời ròng rã, cật lực” [48,tr.174]. Sự lao động ấy diễn ra
trong thiếu thốn và bệnh tật. Ngoài năm mươi, Trần Dần trông đã già nua và
chậm chạp như một ông lão khổ hạnh. Khi ông mắc bệnh não, trầm lặng,
chẳng nói năng, trong bộ quần áo ố màu, ngồi bất động trên ghế để nghệ sĩ
nhiếp ảnh Dương Minh Long chụp, chân dung ơng được ghi lại có những nét
giống Đôtxtôiepxki, đặc biệt là vầng trán rộng, đôi mắt lúc nào cũng như có
lửa. Người ta dễ có cảm giác, hai con người ấy là những kẻ tử vì đạo rồ dại:
suốt mấy chục năm mà sự nghèo túng tựa một cái giũa lấy đi mọi sự dịu
dàng ở thời thanh niên và sự minh mẫn ở tuổi già, họ vẫn ném mình cho cái
viết, cịn cái viết ném trả họ về sự cùng khốn, trắng tay. Phải cân nhắc tồn
bộ những số phận đó, cũng như số phận của Franz Kafka, Herta Muller …để
hiểu rằng, nó chì chiết họ như vậy là vì muốn tạo ra sự vĩnh cửu, nó phải thái
quá để được xứng đáng với tài năng ở những con người này. Vì ở họ, mọi cái
đều quá cỡ, họ không bao giờ dấn thân vào con đường vạch sẵn của những
nhà văn khác của thế kỷ mà họ sống. Ngay khi ở “tuổi thu không lắm rồi”,
Trần Dần vẫn hăm hở với những cuộc lên đường, tìm những nẻo đường mới
cho nghệ thuật. “Tơi còn muốn viết, lần này một tiểu thuyết, và cứ chiêm bao
nó là một roman poem hoặc poem roman” [41]. Nhưng cơn gió đổi mới cuối


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

22

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

những năm 80 của nước ta không mở ra khoảng sinh tồn rộng cho cái mới.
Những sáng tạo của Trần Dần dường khó thấy đường ra, tưởng hồn tồn bế
tắc. Lúc đó, Trần Dần, với cái lạc quan ngoan cố của người làm thơ, vẫn nói
“khơng sao, khơng sao, thơ tơi đã đóng chai 30 năm rồi, nó có thể chờ.
Chúng ta phải đánh hết ván, lại 30 năm nữa với một bình tĩnh tựa như trong
túi cịn rủng rỉnh đầy cả một thiên thu chưa tiêu dùng đến” [41]. Nói con
người ấy “hăng hái mà dại khờ, nhìn xa trơng rộng mà lại ngây thơ q” là vì
vậy. Ơng rất quý những người cách tân trong thơ và ông gọi họ là những
người vác cờ chữ, người có óc sang trang. Trần Dần bảo công to ở đấy và tội
hình cũng ở đấy. Những người có óc sang trang trong đời này hiếm hoi biết
bao nhiêu và Trần Dần chính là người có óc sang trang đó. Người sang trang
quê Nam Định, quê của Tú Xương, Vũ Hoàng Chương, q của những lị
văn và cả lị võ, võ đơng người đánh giáp lá cà đánh chết thôi, ai bước vào
cuộc văn võ đều đánh cuộc cả cái đầu, cái mạng mình. Loại người ấy q
lắm đến già cũng khơng có một nếp nhăn nào trong suy nghĩ, lời nói, trên
gương mặt. Trần Dần chính là một người như thế.
Tơi cho rằng, chính những năm tháng hậu Nhân văn bị ruồng bỏ, thiếu
thốn và cơ độc lại có tính chất quyết định với đời và thơ Trần Dần. Vì hai lẽ:
nó hình thành con người nội tâm Trần Dần, đồng thời, bảo lãnh cho Trần
Dần thoát khỏi một cuộc a dua văn nghệ. Tổng kết đời ơng, chỉ có thể dùng
chính những chữ mà ơng đã viết, “đó là một người đi suốt ván chiêm bao của

những cái bị nợ và tự nợ, đánh suốt một ván đời với cái biết và chưa biết”
[35]. Những tác phẩm nằm của ông tất nhiên là khó đọc, vì nó là kết quả của

những cơn “động đất tâm thần”. Trần Dần là người tìm kiếm khơng biết mệt
nhiều khám phá và giờ chúng ta phải nỗ lực nhận chân những giá trị sáng tạo
của thơ ông.

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

23

z


×