Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

phát biểu cam nghĩ:tuổi trẻ phát huy truyền thống CM của dân tộc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.4 KB, 4 trang )



1

TUỔI TRẺ PHÁT HUY TRUYỀN thống CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC
( Bài phát biểu của thầy giáo Thiều Quang Hùng – PBT – PHT
Ngày 22/12/2009)

Kính thưa các thầy cô giáo!
Các em học sinh yêu quý!
Nhân dịp kỉ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (
22/12/1944 – 22/12/2009) và 20 năm ngày hội quốc phòng toàn dân ( 22/12/1989 –
22/12/2009), hôm nay thầy trò trường THCS Sốp Cộp cùng nhau ôn lại truyền
thống cách mạng của dân tộc và suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay
trước vận mệnh mới của đất nước.
Các em học sinh thân mến!
Các em được học, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, những năm tháng hào hùng
của dân tộc chắc hẳn các em đều có cảm nhận và ý thức sâu sắc được: Lịch sử dân
tộc Việt Nam là lịch sử chống xâm lăng. Ông cha ta mất đi còn truyền lại cho con
cháu thanh gươm báu im đậm dấu ấn của lịch sử oai hùng đó. Con người Việt Nam
chúng ta đã trân trọng cầm thanh gươm ấy để anh dũng chống lại mọi thế lực hung
bạo để dành quyền sống cho dân tộc mình. Từ trong đêm đen điêu tàn của khổ đau,
con người Việt Nam luôn vươn tới, rũ bùn để vươn tới ngày mai chói lòa tươi đẹp.
Sức sống của con người Việt Nam không gì dập tắt nổi, nó như đài hoa sen mọc tự
bùn lầy mà cái hương, cái dáng vẻ thật cao đẹp biết bao. Có thể nói sức sống đó,
cái hương vị ngọt ngào ấy mãi mãi lan tỏa cho chúng ta và mọi thế hệ sau.
Con người Việt Nam từ lúc sinh ra phải đương đầu với biết bao thế lực hung
hãn: nào hạn hán, nào thú dữ khó, nguy nan, bao phen tưởng dân tộc ta không thể
tồn tại được. Nhưng kì lạ thay con người Việt Nam lại tiềm ẩn một sức sống mãnh
liệt chưa từng thấy. Chúng ta hẳn không quên hình ảnh người anh hùng làng Gióng
năm xưa trong câu chuyện cổ tích “Thánh Gióng”. Đứa trẻ lên ba mà vẫn chưa


biết nói, biết cười. Nhưng khi biết nói thì tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yên nước,
là tiếng nói đòi xông ra giết giặc cứu nước. Đến thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí,
Ngô Quyền, Quang Trung… thời nào cũng có những người con ưu tú cùng dân tộc
ta phát huy truyền thống chống ngoại xâm quật khởi.
Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, càng ngày
càng lớn dậy cao đẹp hơn, con người Việt Nam. Truyền thống ấy được kết tinh và
nở rộ trong thời đại Hồ Chí Minh từ khi có ánh sáng của Đảng chiếu rọi thì truyền
thống cách mạng đó “Kết tinh thành những đợt sóng mạnh nhấn chìm mọi bè lũ
bán nước và cướp nước”.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, nhân dân Việt Nam anh dũng xông lên
đáp lời kêu gọi của Bác Hồ, ở đâu chúng ta cũng gặp biết bao hình ảnh đẹp của con
người Việt Nam chiến đấu:


2

Chân toạc máu chân dồn đuổi giặc
Tay chém thù tay sắc như gươm.
Anh hùng Núp đi đánh Pháp, bao bỡ ngỡ, gian khổ nhưng cuối cùng với ý
chí quyết không cho kẻ thù đụng đến đất nước, Núp đã chứng minh sức mạnh tiềm
tàng của con người Việt Nam mà qua anh đã biểu hiện rõ nhất. Anh đã cùng với lũ
làng giết bao tên giặc Pháp, máu của chúng đã nhuộm đỏ đất rừng quen thuộc. Đó
chính là sức mạnh tổng hợp của lòng căm thù giặc và lòng yêu nước lại được ánh
sáng của Đảng chiếu rọi, đã có biết bao con người Việt Nam:
Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xuân chẳng tiếc sá chi bạc đầu.
Để thực hiện chân lí của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Hồ
Chủ Tịch đã nêu cao quyết tâm sắt đá của dân tộc ta: “Dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải giành độc lập” Quyết tâm ấy của Người đã được bao con
người Việt Nam đồng lòng chung sức thi hành và đã chiến thắng. Trong kháng

chiến chống Mỹ, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi
phới dậy tương lai”, bao lớp người con trai con gái đã lên đường đánh giặc cứu
nước. Truyền thống đó vươn lên một tầm cao mới mà chính con người Việt Nam
cũng không thể hiểu hết mình, thật kiên cường bất khuất, thật giản dị mà cao đẹp
với chị Út Tịch “Đánh giặc dù cho còn cái lai quần cũng đánh”. Đó là anh Trỗi
người công nhân ưu tú căm thù giặc, anh đã hiến dâng đời mình cho cách mạng, hy
sinh hạnh phúc cá nhân chọn con đường cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc là
hạnh phúc lớn nhất đời mình. Đối với anh “Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh
phúc nổi cả”, anh đã đánh giặc đến hơi thở cuối cùng anh dũng của đời mình. Anh
là con người viết hoa, xứng đáng được ca ngợi:
Có những phút giây làm nên lịch sử
Có những cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có những con người như chân lí sinh ra.
Đó còn là chị Lý - người con gái anh hùng “Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa
nung”, nhưng chúng “Không giết được em người con gái anh hùng”. Đó là liệt sĩ
Nguyễn Văn Thạc – là cậu học sinh giỏi văn nhất Miền Bắc một thời đang học năm
thứ 3 Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân lên đường đánh
giặc, xa quê hương và xa cả những gì thân yêu nhất.
Nếu như Trần Hưng Đạo thời Trần thế kỉ XIII đã nói tiếng nói yêu nước đầy
nhiệt huyết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt,
nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, ăn gan, uống máu quân thù.
Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta
cũng cam lòng…”.


3

Thì trong kháng chiến chống Mỹ những con cháu của các bậc tiền bối cũng :
Máu sôi lên và nước mắt tuôn trào

…Vỗ bên lòng dội mãi tới trăng sao
Và còn đó hình ảnh người Việt Nam nhỏ bé luôn sẵn sàng cầm súng diệt thù:
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
Có lẽ như thế mà chúng ta không ngạc nhiên và cũng không nói quá rằng “Ở
Việt Nam có bao nhiêu bông hoa đẹp có bấy nhiêu anh hùng”, ra ngõ là gặp anh
hùng, “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tự hào lắm chứ, Tổ quốc Việt Nam ta:
Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng.
Đó còn là những chiến sĩ núi Thành (Quảng Nam) xác định cho mình vị trí
quan trọng và tự hào về vị trí ấy:
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa
Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng trong kháng chiến chống thù, không phải
chúng ta thích chiến tranh để trở thành anh hùng mà chúng ta bị bắt buộc phải tự vệ
“Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Do kẻ thù dày xéo
quê hương, chúng đã:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm sâu tai vạ
Trong gian khó con người Việt Nam vẫn vươn lên thật diệu kì :
Vì thế bạn đừng hỏi vì sao đất nước này.
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Và thật kì diệu thay đất nước Việt Nam, đất nước của những truyền thống
anh hùng, của những con người dũng cảm kiên cường:
Đêm đêm rì rầm trong đất hát
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Và đó còn là đất nước của những con người đằm thắm yêu thương:



4

Đất nước của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt
Chính vì tình yêu đất nước thiết tha mà họ đã nguyện hy sinh hạnh phúc
riêng, biết nén nỗi đau để làm nên chiến thắng.
Các em học sinh thân mến!
Ngày nay kế tiếp truyền thống ngày xưa của tổ tiên, thế hệ những con người
Việt Nam đang thi đua lao động sản xuất trên nhiều lĩnh vực, bao khó khăn gian
khổ nhưng họ hiểu ý nghĩa lớn lao của công việc mình làm. Cùng chung tay xây
dựng quên hương Việt Nam giàu đẹp viết tiếp những trang sử vàng truyền thống
cách mạng của cha anh trong thời kì mới: thời kì Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Chúng ta sống trong thời đại ngày nay cần hiểu rõ rằng để có được hoà bình
độc lập tự do ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ có những lớp người đi
trước đã đổ bao mồ hôi nước mắt và cả bao xương trắng máu đào nhuộm thắm từng
tấc đất quê hương :
Phải bao máu thấm trong lòng đất
Mới ánh hồng lên sắc tự hào
Là những học sinh đang ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa hôm nay
các em học sinh cần phải ra sức học tập tốt để hiểu và tự hào hơn nữa về truyền
thống cách mạng của quê hương đất nước. Kế thừa và phát huy để những truyền
thống ấy còn đẹp mãi. Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc
cần. Tham gia tích cực vào công tác đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các chú thương,
bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các bà mẹ Việt
Nam anh hùng đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” của dân tộc ta. Có như vậy chúng ta mới không cảm thấy hổ thẹn với

những người đã ngã xuống mảnh đất này để “ Cho em thơ ngủ ngon và sớm hôm
cắp sách tới trường”. Chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng để sau này không phải
hối tiếc về những ngày đã qua chúng ta sống hoài, sống phí.









×