Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.86 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền
LỜI MỞ ĐẦU

Năm 1986, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện để nhiều lĩnh vực kinh tế có cơ hội phát triển trong
đó có lĩnh vực bảo hiểm. Năm 1993, việc ban hành Nghị Định 100/NĐ-CP cho
phép thành lập công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một bước tiến của thị
trường bảo hiểm Việt Nam. Khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, chúng ta đã ký nhiều điều khoản liên quan
đến lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Theo đó từ đầu năm 2008, nước ta hồn tồn
mở cửa thị trường bảo hiểm trong nước cho cả các doanh nghiệp có vốn 100%
nước ngồi. Có thể nói, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển nhanh, vẫn
là thị trường mới và nhiều tiềm năng nhưng sẽ theo chiều hướng gia tăng áp lực
cạnh tranh giữa các công ty đã, đang và cả sẽ gia nhập thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro về tái sản được triển khai từ năm
1989 và tiếp tục phát triển. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường cạnh
tranh với nhau một cách gay gắt trong nghiệp vụ bảo hiểm này bằng những biện
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản. Qua
một thời gian thực tập ở Phịng Tái bảo hiểm của Cơng ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (PJICO), tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi
rủi ro tài sản chịu nhiều tác động từ các hoạt động khác của cơng ty, trong đó có
hoạt động tái bảo hiểm. Tôi quyết định chọn đề tài:
“Đánh giá tác động của hoạt động tái bảo hiểm đến hiệu quả kinh
doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO giai đoạn 2003-2008.”
Tơi hy vọng nghiên cứu của mình sẽ lý giải được mối quan hệ giữa hoạt
động tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

SVTH: Đỗ Thanh Hương



Page 1


Chun đề thực tập

GVHD: Ths.Tơn Thị Thanh Huyền

và tìm ra phương thức tái bảo hiểm tác động tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh
nghiệp vụ này tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Chuyên đề được chia thành các phần chính sau:
Phần 1: Lý thuyết về hoạt động kinh doanh cháy nổ và mọi rủi ro tài sản và
về tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản.
Phần 2: Đánh giá tác động của hoạt động tái bảo hiểm đến bảo hiểm cháy
nỏ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO (từ 2003 đến nay)
Phần 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhầm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo
hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài san qua tái bảo hiểm.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị Phịng Tái Bảo hiểm tại Cơng ty cổ
phần bảo hiểm Petrolimex đã nhiệt tình chỉ bảo và Thạc sĩ Tơn Thị Thanh Huyền
đã hướng dẫn tận tình để tơi có thể hồn thành chun đề này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thanh Hương

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 2



Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

PHẦN 1: LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN VÀ VỀ TÁI BẢO HIỂM CHÁY NỔ
VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN.
1. LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ
VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN.
1.1.Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản.
Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với vô vàn rủi ro, trong đó có rủi
ro cháy và các rủi ro thiên tai khác. Nếu chỉ nhắc riêng rủi ro cháy chưa nói đến
các rủi ro khác thì sức tàn phá rất lớn, hậu quả để lại nặng nề và không dễ giải
quyết hết.
Hàng năm trên thế giới có hàng triệu vụ tổn thất về tài sản lên tới con số
hàng trăm tỷ đô. Những vụ tổn thất lớn về tài sản đã làm mất ổn định trật tự xã hội,
ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Có thể điểm qua một số tổn thất lớn
về tài sản trên thế giới gần đây như:
Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương (2004) làm hơn 200000 người chết và
mất tích 30000 người.
Cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 gây tử vong hàng ngàn người, hơn 1triệu
người mất nhà cửa, thiệt hại về tài sản lên đến 25 tỷ đô.
Năm 2008, Động đất ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc (12/5) cũng khiến
70.000 người chết, 18.000 người mất tích và gần 5 triệu người mất nhà cửa, co số
thiệt hại vật chất lên tới 85 tỷ USD.
Vụ cháy rừng ở Úc (2/2009) diễn ra trong nhiều ngày mới dập tắt được, đã
làm ít nhất 200 người thiệt mạng.
Ở Việt Nam, thống kê cho thấy gần đây cũng xảy ra không ít những vụ tổn
thất nghiêm trọng như:


SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 3


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

Năm 2004, vụ cháy ở nhà máy Thượng Thăng và ở nhà máy nhựa Formosa
gây tổn thất 3,5 triệu đô mỗi vụ.
Vụ cháy ở Công ty dệt Vina Chungshing (3/2008) thiệt hại gần 4 triệu đô.
Trận mưa lụt lịch sử (10/2008) ở Hà Nội làm thiệt hại kinh tế hơn 3000 tỷ
đồng với tổn thất tài sản được bảo hiểm khoảng 70-80 tỷ đồng.
Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản là một biện pháp của con người
nhằm đối phó với rủi ro liên quan đến tài sản. Đặc biệt khi cuộc sống của con
người ngày càng tiến bộ, tài sản vật chất mà con người tạo ra tăng thêm cả về số
lượng và giá trị, biện pháp này càng tỏ ra hữu hiệu.
Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan thì Bảo hiểm Cháy nổ và mọi
rủi ro về tài sản đã giúp họ an tâm trong sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời, bảo hiểm
giúp họ khắc phục nhanh hậu quả, giảm thiểu tổn thất về tài chính, khơi phục cuộc
sống hay sản xuất kinh doanh.
Đối với nền kinh tế và xã hội, bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản
giúp nâng cao cơng tác đề phịng và hạn chế rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn và
ổn định kinh tế xã hội.
Nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được triển khai đầu tiên ở Anh sau vụ cháy kinh
hồng 1966, từ đó phát triển và khơng ngừng hồn thiện để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Ở Việt Nam, nghiệp vụ này được triển khai vào năm 1989 theo Quyết định

số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đến năm 1995, nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được cho phép kinh doanh bởi
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế thay vì độc quyền như thời gian
trước đó. Sau đó các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cũng dần được hoàn thiện
hơn.
1.2.Các loại sản phẩm Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro
SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 4


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

Hiện nay, sản phẩm bảo hiểm liên quan đến tài sản của các công ty bảo hiểm
phi nhân thọ không chỉ bảo đảm cho rủi ro cháy nổ mà còn mở rộng ra các rủi ro
khác. Thơng thường loại hình này được chia ra thành các đơn bảo hiểm như:
 Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
 Đơn bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt
 Đơn bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản
 Đơn bảo hiểm phụ cho gián đoạn kinh doanh sau cháy
1.2.1. Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc ở Việt Nam
Văn bản pháp quy liên quan đến chế độ bảo hiểm Cháy Nổ bắt buộc:
 Luật Phòng cháy chữa cháy
 Luật Kinh doanh bảo hiểm
 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ban hành ngày 08/11/2006 quy định về Chế
độ bảo hiểm Cháy Nổ bắt buộc.



Một số văn bản pháp quy khác: Thông tư Liên tịch số 41/2007/TTLT-BTCBCA ngày 24/4/2007 ; Quyết định số 28 /2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đây là loại hình bảo hiểm theo hình thức bắt buộc, ý nghĩa quan trọng nhất

trong nên được nhà nước quy định rất rõ ràng nhằm đảm bảo tránh tổn thất lớn,
mang tính thảm họa xảy ra, và bảo vệ cho từng cá nhân, cơ quan và cả xã hội. Tuy
nhiên, đây không phải là loại hình được nghiên cứu trong chuyên để này.
1.2.2. Bảo hiểm Cháy nổ và rủi ro đặc biệt
Sản phẩm Bảo hiểm Cháy Nổ và các rủi ro đặc biệt phù hợp hơn với nhu cầu
bảo hiểm của khách hàng vì nó bảo vệ thêm một số loại rủi ro đặc biệt như: Máy
bay và các phương tiện hàng không rơi (C), Gây rối, bạo động, đình cơng, sa thải
(D), Tổn hại do hành động ác ý (E), Động đất hoặc núi lửa phun (F), Giông, bão và
lụt (H), Vỡ tràn từ bể và thiết bị đường ống (I), Đâm va do xe cộ hay súc vật (J),
Cháy ngầm (K), Cháy tự lên mem (L).
SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 5


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

1.2.3. Bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản
Loại hình sản phầm này bảo vệ mọi rủi ro về tài sản mà không nằm trong rủi
ro được loại trừ chung. Phạm vi và đối tượng của sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro tài
sản là rộng nhất so với các loại trên.
Ngoài ra, các cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ có nghiệp vụ bảo hiểm tài sản
đều có đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau hỏa hoạn. Có thể coi đây là sản
phẩm phụ, kèm theo và là một bộ phận không tách rời khỏi đơn bảo hiểm cháy nổ.

1.3.Nội dung Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản
1.3.1. Đối tượng tham gia
Về cơ bản bảo hiểm cháy và mọi rủi ro tài sản này thì khuyến khích mọi đối
tượng tham gia.Tuy nhiên , đối với loại hình bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc thì đối
tượng tham gia được quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày
04/4/2003 của Chính Phủ.
1.3.2. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của
các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế trong xã hội.
Đối tượng này được phân thành các loại sau:
 Cơng trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).
 Máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
 Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền
 Sản xuất vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
 Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở thành phẩm, thành phẩm trên dây
chuyền sản xuất.
 Các loại tài sản khác (kho, bãi, chợ, của hàng, khách sạn).
1.3.3. Phạm vi bảo hiểm
SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 6


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách
nhiệm của công ty bảo hiểm. Trong bảo hiểm cháy, người bảo hiểm có trách nhiệm

bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:
 Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản.
 Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo
hiểm trong và sau khi cháy.
 Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy.
1.3.3.1. Rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm cháy rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
a) Rủi ro chính: “cháy”. Rủi ro loại A
Rủi ro này thực chất bao gồm: Cháy, sét và nổ.
Cháy: sẽ được bảo hiểm nếu có đủ 3 yếu tố: Phải thực sự có phát lửa, lửa
đó khơng phải là lửa chun dùng, lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên phát
ra.
Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên nhân được
cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy
hoặc do nhiệt hay khói gây ra.
Sét: người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp
do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không phát lửa hoặc không phá
hủy trực tiến tài sản thì khơng thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
Cần lưu ý rằng khi sét đánh phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì được
bồi thường, cịn sét đánh là thay đổi dòng điện dẫn dến thiệt hại cho thiết bị điện tử
thì khơng được bồi thường.
Nổ: Nổ trong rủi ro A, phạm vi bảo hiểm gồm:
 Nồi hơi phục vụ sinh hoạt.

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 7


Chuyên đề thực tập


GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

 Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sang hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà
không phải nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt.
 Các trường hợp nổ gây ra hỏa hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm. Như
vậy ở đây chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây cháy.
 Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà khơng gây cháy thì khơng được bồi
thường, trừ khi nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện sự nổ đó
khơng phải do các ngun nhân bị loại trừ.
 Tổn thất và thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy. Thiệt hại ban đầu do cháy
được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thì khơng được
bồi thường.
b) Các rủi ro phụ
Bên cạnh các rủi ro chính có các rủi ro phụ. Các rủi ro này chỉ có thể được
bảo hiểm khi đi kèm theo các rủi ro chính, tùy thuộc vào quyết định của người
tham gia bảo hiểm. Các rủi ro phụ bao gồm:
 Máy bay và các phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương
tiện đó rơi vào, nổi loạn, bạo động dân sự, đình cơng, bể xưởng, động đất,
lửa ngầm dưới đất, giông bão, hệ thống chữa cháy rò rỉ nước…
1.3.3.2. Rủi ro loại trừ:
Trong các nghiệp vụ bảo hiểm, đều có những rủi ro loại trừ bởi trên thực tế
thì có những loại rủi ro mà khơng thể bảo hiểm được. Trong bảo hiểm cháy, những
rủi ro loại trừ thong thường là:
 Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra.
 Những tổn thất về:
 Hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi khi những hàng hóa đó được xác nhận
trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo
hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định.


SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 8


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

 Tiền bạc, kim loại, đá quý, chứng khóan, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài
liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử,
bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi những
hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
 Chất nổ nhưng không bao gồm nhiên liệu, xăng, dầu.
 Người, động vật và thực vật sống.
 Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn
bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm Hàng
hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn bảo
hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm Hàng hải.
 Tài sản bị cướp hay bị mất cắp. Trong trường hợp tài sản bị cướp, mất
cắp trong khi xảy ra hỏa hoạn mà người bảo hiểm khơng chứng minh
được là mất cắp thì vẫn được bảo hiểm.
 Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ
thiệt hại về tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm
là được bảo hiểm.
 Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba.
 Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường.
Phạm vi bảo hiểm là phần khác nhau cơ bản giữa các đơn bảo hiểm tài sản,
cụ thể minh họa bằng bảng sau:
Đơn BH Cháy nổ bắt

buộc
Rủi ro loại A và

Đơn BH Cháy nổ và rủi ro

Đơn BH Mọi rủi ro tài sản

đặc biệt
Rủi ro loại:

Tất cả rủi ro bất ngờ không

Loại B (tất cả liên quan A,B,C,D,E,G,K,P,Q,S

lường trước được nhưng

đến nổ)
1.3.4. Giá trị Bảo hiểm

loại trừ các điểm:

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 9


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền


Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị của tài sản được bảo hiểm. Giá trị này là
giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới.
Tài sản được bảo hiểm cháy thường có giá trị rất lớn như nhà cửa, cơng
trình, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa vật tư trong kho. Có thể xác
định GTBH như sau:
 GTBH của các ngơi nhà (nhà xưởng, văn phịng, nhà ở) được xác định theo
giá trị mới hoặc giá trị còn lại.
 Giá trị mới là giá trị mới xây của ngôi nhà bao gồm cả chi phí khảo sát
thiết kế.
 Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời gian.
 GTBH của máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác được xác định
trên cơ sở giá mua mới (bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt nếu có) hoặc
giá trị còn lại.
 GTBH của thành phẩm và bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá
thành sản xuất.
 GTBH của hàng hóa mua về để trong kho, cửa hàng được xác định theo giá
mua cộng với chi phí vận chuyển.
1.3.5. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm
trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất tồn bộ STBH cịn là căn cứ để
xác định phí bảo hiểm. Vì thế xác định chính xác STBH có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Cơ sở xác định STBH là GTBH.
Đối với tài sản cố định, việc xác định STBH căn cứ vào GTBH của tài sản.
Đối với tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến đổi. Vì thế, STBH có thể
xác định theo giá trị trung bình hoặc theo giá trị tối đa.

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 10



Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm ước tính và
thơng báo cho cơng ty bảo hiểm biết giá trị số hàng hóa trung bình có trong kho,
trong cửa hàng. Trong thời gian bảo hiểm giá trị trung bình này được coi là STBH.
Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường
thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai báo.
Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính và thơng
báo cho công ty bảo hiểm biết giá trị của số lượng hàng hóa tối đa có thể đạt được
vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ
sở giá trị tối đa và thường được thu trước 75%. Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi
bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá
trị tối đa đã khai báo. Đầu mỗi tháng, mỗi quý (tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên),
người được bảo hiểm thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong
tháng, trong q trước đó.
1.3.6. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là giá cả của loại hình dịch vụ bảo hiểm. Tính phí bảo hiểm
khơng hề đơn giản, phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng và phải đảm bảo lợi
nhuận hợp lý của công ty bảo hiểm. Phí bảo hiểm rất đa dạng do đặc tính của bảo
hiểm cháy có đối tượng là tài sản nhiều chủng loại, nhiều giá trị và mức độ rủi ro
khác nhau.
Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở Thời hạn bảo hiểm là 1 năm. Trường hợp
thời gian bảo hiểm khác 1 năm, phí bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của
thời hạn bảo hiểm.
Phí bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản được tính theo tỷ lệ phần nghìn
(%o) với Tổng số tiền bảo hiểm.
P= Sb x R


Cơng thức:
Trong đó:

Sb: STBH
R: tỉ lệ phí bảo hiểm

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 11


Chun đề thực tập

GVHD: Ths.Tơn Thị Thanh Huyền

P: phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí trong bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản hiện nay được xác
định trên cơ sở tỷ lệ phí trong Biểu phí bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc (Quyết định
số 28/2007/QĐ-BTC). Trên thực tỷ lệ phí bao gồm tỷ lệ phí cơ bản và tỷ lệ phí
phụ.

R = R cơ bản + R phụ
1.3.6.1. Tỷ lệ phí cơ bản

Tỷ lệ phí cơ bản được xác định theo 2 cách: phân loại và danh mục.
a) Xác định theo phân loại
Đây là cách kết hợp các đơn vị rủi ro có thể so sánh với nhau thành cùng
một loại, sau đó tính tỷ lệ mỗi loại phản ánh số tổn thất và các chi phí khác của loại
đó. Phương pháp này phù hợp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau như

nhà ở của dân cư, nhà thờ…
Nhưng cách xác định tỷ lệ phí theo phân loại cần xét các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ phí:
 Vật liệu xây dựng bằng gì?
 Khả năng phòng cháy chữa cháy
 Người sử dụng
 Những vật bố trí xung quanh, bên ngồi ( những cơng trình đặc biệt dễ cháy
để gần lửa lan nhanh tới tài sản được bảo hiểm).
b) Xác định theo danh mục
Bíc 1: Rµ xét lại các danh mục tài sản tham gia bảo hiểm rồi phân loại tài
sản theo danh mục khác nhau(vì mỗi loại tài sản có khả năng cháy nổ khác nhau).
Bớc 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỉ lệ phí
thích hợp trong bảng tỉ lệ phí có sẵn.
Bớc 3 : Điều chỉnh tỉ lệ phí đà chọn theo yếu tố tăng(giảm).
Việc điều chỉnh này phải căn cứ vào : vật liệu xây dựng
Tất cả những yếu tố này đều có thể làm tăng hoặc giảm tỉ lệ phí.
SVTH: Thanh Hng

Page 12


Chuyờn thc tp

GVHD: Ths.Tụn Th Thanh Huyn

Các công ty bảo hiểm thờng quy định nh sau :
Loại D: Giảm tối đa 10%phí bảo hiểm trong biểu phí.
Các công trình loại D phải đạt đợc những yêu cầu sau:
Bộ phận chịu lửa : gồm cột chịu lực, xà, dầm, tờng chịu lực làm bằng vật
liệu không cháy, mái nhà có khả năng chịu lửa ít nhất là 30 phút.

Bộ phận không chịu lực : gồm tờng ngăn cách bên trong và bên ngoài,
trần không chịu lực đợc xây bằng vật liệu không cháy (gạch ngói bê
tông cốt thép).
Loại N :giữ nguyên tỉ lệ phí.
Các công trình này không đạt các tiêu chuẩn nh loại D, nhng ít nhất thì các
bộ phận chịu lực và các cấu kiện khác cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy.
Loại L: tăng tối đa 10% tỉ lệ phí trong biểu phí.
Là loại công trình không đạt đợc các yêu cầu loại D và N.
Trong bảng tỉ lệ phí ngời ta quy định mức từ 0 đến 9 cho tỉ lệ phí cơ bản thao
các loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau ứng với loại N. Nếu trong đơn vị rủi
ro bao gồm nhiều đối tợng bảo hiểm có các tỉ lệ phí khác nhau thì chọn và áp dụng
tỉ lệ phí cao nhất (ứng với đối tợng nguy hiểm nhất ) cho toàn bộ đơn vị rủi ro.
Căn cứ vào những chỉ tiêu trên ngời đi đàm phán kí kết hợp đồng có cơ sở để
quyết định kí hay không kí hợp đồng bảo hiểm cháy, điều này làm cho ngời kí kết
hợp đồng tự chủ đợc trong việc tăng phí hay giảm phí không quá 10%.
1.3.6.2. T lệ phí phụ
Tỷ lệ phí phụ là tỷ lệ phí được cộng thêm vào tỷ lệ phí cơ bản do khách hàng
tham gia bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt hoặc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản,
nhận được sự bảo vệ lớn hơn. (Xem phụ lục 1)
Nếu người được bảo hiểm yêu cầu tham gia cho tất cả các rủi ro phụ thì thu
thêm phí bảo hiểm 15% phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
1.3.6.3. Tăng, giảm tỷ lệ phí
Trên thực tế trong kinh doanh bảo hiểm Cháy, có một số điều khoản làm
tăng và giảm rủi ro được bảo hiểm. Khi đó phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng hay
giảm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bảo hiểm trong điều kiện bình

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 13



Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

thường. Tuy nhiên tỷ lệ phí chỉ được tăng hay giảm trong một khoảng nhất định
theo quy định đối với từng đối tượng bảo hiểm.
1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh Bảo hiểm Cháy nổ
và mọi rủi ro tài sản.
Để đánh giá được kết quả và hiệu quả cảu hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản có thể sử dụng:
1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu kết quả
Chỉ tiêu kết quả là số tuyệt đối cho biết bản chất, đặc tính và quy mơ của hiện
tượng. Trong bảo hiểm thì những chỉ tiêu kết quả chủ yếu là:
 Doanh thu phí: đây là chỉ tiêu đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá hoạt
động kinh doanh bảo hiểm bởi doanh thu phí là nguồn thu chủ yếu của công
ty bảo hiểm.
 Số tiền bảo hiểm: cho biết năng lực bảo hiểm của công ty bảo hiểm đối với
nghiệp vụ bảo hiểm.
 Số đơn vị tham gia, Doanh thu phí bình qn từng đơn vị, STBH bình quân
từng đơn vị.
 Hoa hồng bảo hiểm cháy: là chi phí phải bỏ ra trong cơng tác khai thác
nghiệp vụ bảo hiểm Cháy.
 Chi phí ( chủ yếu chi bồi thường)
1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả
Chỉ tiêu hiệu quả cho biết sự thay đổi, phát triển, nguyên nhân và tính chất
của sự thay đổi hiện tượng nghiên cứu. Ta có thể kể ra một vài chỉ tiêu loại này:
tốc độ phát triển doanh thu phí , tỷ lệ hoa hồng/ doanh thu phí, lợi nhuận, doanh
thu/ chi phí, lợi nhuận/ chi phí.


SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 14


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

2. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO
TÀI SẢN
2.1.Giới thiệu về Tái bảo hiểm
2.1.1. Bản chất và vai trò tái bảo hiểm.
Sau khi tiếp nhận các rủi ro mà người tham gia bảo hiểm chuyển giao cho,
đến lượt mình các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể gặp phải những rủi ro dẫn
đến tình trạng phá sản. Để phân tán rủi ro đó và đảm bảo hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp bảo hiểm thường lựa chọn phương pháp tái bảo hiểm.
Như vậy, thực chất tái bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro lẫn nhau giữa
những nhà bảo hiểm và giữa các nhà tái bảo hiểm với nhà tái bảo hiểm, sự chuyển
giao có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi giới bảo hiểm.
Tái bảo hiểm bao gồm 2 hoạt động: nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo
hiểm.
 Nhượng tái bảo hiểm là tái bảo hiểm đi: có nghĩa là cơng ty bảo hiểm gốc
phân tán rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm. Trong trường hợp này, công ty
bảo hiểm gốc phải chuyển phí cho cơng ty tái bảo hiểm và nhận được yếu tố
đảm bảo ổn định kinh doanh của mình.
 Nhận tái bảo hiểm là tái bảo hiểm nhận: có nghĩa là một cơng ty tái bảo
hiểm nhận một phần rủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty gốc. Trong
trường hợp này, công ty nhận tái bảo hiểm sẽ nhận được phần phí từ cơng ty
gốc và đồng thời phải gánh vác trách nhiệm cho công ty gốc như thỏa thuận

giữa 2 bên.
Biểu đồ 1.1: Mô tả mối quan hệ trong tái bảo hiểm giữa các bên
Nhà tái bảo
Chuyển
Người tham

giao rủi ro

hiểmHương
SVTH:gia
Đỗbảo
Thanh

hiểm 1
Người bảo

Nhà tái bảo

hiểmPage 15

hiểm 2


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

Nhà tái bảo

Hợp đồng bảo hiểm gốc


hiểm 3
Hợp đồng tái bảo hiểm

Rủi ro liên quan đến tài sản có thể gây ra những tổn thất rất lớn, có tính chất
thảm họa vì thế khi tiếp nhận nó, nhà bảo hiểm cịn phải đối mặt với rủi ro lớn hơn.
Nhu cầu san sẻ rủi ro đó với các nhà tái bảo hiểm là vơ cùng cần thiết. Trên thực
tế, tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản có vai trị khá lớn với nghiệp vụ bảo
hiểm gốc.

2.1.2. Hình thức Tái bảo hiểm
2.1.2.1. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn(Facultative)
Đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản, ra đời sớm nhất. Theo đó, cơng ty
nhượng có tồn quyền quyết định lựa chọn rủi ro cần tái bảo hiểm và ngược lại,
công ty nhận có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó. Thủ tục tái theo hình thức tái
bảo hiểm tùy ý lựa chọn như sau:
 Công ty nhượng thông báo cho nhà nhận tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó
mà mình cần tái dưới hình thức một phiếu đề nghị (slip), trong đó ghi những
đặc điểm chính nhất của rủi ro được chào tái bảo hiểm như:
 Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm
 Tính chất của rủi ro được bảo hiểm
 Ngày bắt đầu và chấm dứt của thời gian bảo hiểm
 Số tiền được bảo hiểm
 Phí bảo hiểm, phần giữ lại của cơng ty nhượng
SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 16


Chuyên đề thực tập


GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

 Tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm
 Sau khi nhận được phiếu đề nghị này, nhà nhận tái bảo hiểm có toàn quyền
quyết định lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay nhận một số
tiền bảo hiểm nhất định trên cơ sở rủi ro chào tái bảo hiểm. Nhà tái xác nhận
phần tham gia của mình bằng cách ghi trực tiếp vào phiếu đề nghị và gửi lại
cho công ty nhượng. Để tiết kiệm thời gian, việc xác nhận cũng có thể thực
hiện bằng điện tín, điện thoại nhưng sau đó vẫn phải xác nhận bằng văn bản
để đảm bảo tính pháp lý.
Nhà nhận tái cũng có thể từ chối tham gia nếu khơng muốn, đơn giản nhất
bằng việc không trả lời.
Trước khi ra quyết định từ chối hay nhận lời, nhà tái bảo hiểm có thể yêu
cầu biết thêm những chi tiết khác để đánh giá rủi ro mình sẽ nhận.
 Chỉ khi nhận được thông báo chấp nhận của nhà nhận tái bảo hiểm thì dịch
vụ theo hình thức này mới hồn thành, trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa 2
bên. Hình thức này tự chấm dứt khi đến ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm
gốc mà khơng có tái tục.
2.1.2.2. Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory)
Hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là sự thỏa thuận giữa 2 công ty: nhượng và
nhận tái bảo hiểm mà trong đó cơng ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái
bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro trong bảo hiểm gốc theo như thỏa thuận 2 bên đã
ký trước. Ngược lại, nhà nhận tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị
rủi ro đó. Hình thức này cho phép cơng ty nhượng tồn quyền quyết định định phí
bảo hiểm và chấp nhận bảo hiểm cho đơn vị rủi ro người được bảo hiểm yêu cầu
mà không cần tham khảo ý kiến của nhà nhận tái.
Cơng ty nhượng cũng tồn quyền thanh tốn các vụ tổn thất có liên quan đến
rủi ro được bảo hiểm với mục đích bảo vệ quyền lợi của cả công ty nhượng và


SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 17


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

nhận tái bảo hiểm. Nhà nhận tái chấp nhận thanh toán cho tổn thất thuộc phạm vi
trách nhiệm của mình sau khi được công ty nhượng thay mặt giải quyết.
Thủ tục tái bảo hiểm:
 Đầu năm nghiệp vụ, công ty nhượng và công ty nhận thỏa thuận trước về
loại rủi ro, nghiệp vụ cần tái bảo hiểm, đặc biệt là đàm phán về hạn mức
trách nhiệm của mỗi bên.
 Sau đó, các bên ký kết và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu có gì
vướng mắc, khơng rõ hoặc cần bổ sung thêm những vấn đề cần thiết để thực
hiện hợp đồng thì các bên cần ngồi lại với nhau để thỏa thuận thêm.
2.1.2.3.

Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc (Fac- Obli)

Hình thức tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc cho phép công ty nhượng không
bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng nhà
nhận tái buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thỏa thuận,
với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy
ước trong hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận.
Hình thức này khiến nhà nhận tái gặp bất lợi hơn do không được từ chối
những rủi ro khơng muốn, vì thế nên tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm thường cao hơn
hoa hồng của hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Thực tế, loại hình này thường

được áp dụng với lĩnh vực có đối tượng mang giá trị bảo hiểm hay số tiền bảo
hiểm lớn và công ty nhân tái thường là công ty tiềm lực tài chính mạnh, uy tín cao
trên quốc tế.
2.1.3. Phương pháp tái bảo hiểm
2.1.3.1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (Proportional Reinsurance)
Tái bảo hiểm theo tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm,
theo đó trách nhiệm của cơng ty nhượng và nhận bảo hiểm đối với rủi ro được bảo
hiểm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền bảo hiểm.
Cụ thể, trách nhiệm của cơng ty nhượng, nhận tái bảo hiểm tính theo tỷ lệ tương
SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 18


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

ứng của mỗi bên tham gia, phí và số tiền bồi thường (nếu có) được phân bổ theo tỷ
lệ mà các bên đảm nhận.
a) Tái bảo hiểm số thành (Quota share)
Công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ % nhất định so với số tiền bảo
hiểm, phần vượt quá đem tái đi cho các cơng ty khác. Phí bảo hiểm và số tiền bồi
thường (nếu có) cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận.
Đặc điểm:
 Đơn vị rủi ro nào cũng phải đem đi tái cho dù lớn hay nhỏ.
 Mức giữ lại số tiền bảo hiểm trên mỗi đơn vị rủi ro thường là không giống
nhau.
 Rất đơn giản trong áp dụng hay theo dõi tình hình kinh doanh.
Phương pháp này có thể kết hợp với những phương pháp tái bảo hiểm khác.

Tái bảo hiểm số thành thương được áp dụng cùng hình thức tùy ý lựa chọn hoặc
lựa chọn - bắt buộc.
b) Tái bảo hiểm mức dơi (Surplus)
Cơng ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bảo hiểm nhất, phần vượt quá
đem tái đi cho các cơng ty khác. Phí bảo hiểm và số tiền bồi thường (nếu có) cũng
được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận.
Đặc điểm:
 Không phải đơn vị rủi ro nào cũng phải đem đi tái mà chỉ tái phần vượt quá
hạn mức giữ lại.
 Nếu số tiền bảo hiểm tái đi q nhiều, phần cịn lại thơng thường phải giải
quyết như sau:
 Cơng ty nhượng trong năm có thể lập một hợp đồng tạm thời, đàm phán
lại với các nhà tái bảo hiểm nếu họ chấp thuận lại tiếp tục quay về phân
bổ tiếp lần 2, lần 3 đến khi hết số tiền bảo hiểm thì thơi.

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 19


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths.Tôn Thị Thanh Huyền

 Nếu sau đàm phán, công ty nhận không chấp nhận và không có hợp đồng
tạm thời thì số cịn lại quay về cơng ty nhượng phải gánh vác tồn bộ.
 Đây cũng là phương pháp đơn giản, dễ hiểu nên cũng dễ áp dụng thực hiện
nên phù hợp với nhiều nghiệp vụ.
Để xác định có nên lập hợp đồng tạm thời khơng cần chú ý đến độ phân tán
số tiền bảo hiểm của từng nghiệp vụ trong một số năm trước, đến quy trình đàm

phán lại với các nhà tái bảo hiểm mức dơi về những đơn vị rủi ro cịn dư thừa số
tiền bảo hiểm trong một số năm trước.
2.1.3.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non- proportional Reinsurance)
Tái bảo hiểm phi tỷ lệ là hình thức tái bảo hiểm mà trong đó cơng ty nhượng
ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu, phần
tổn thất vượt quá hạn mức đó được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu.
Đặc điểm:
 Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm khơng chia sẻ theo tỷ
lệ phí và trách nhiệm đối với số tiền bảo hiểm.
 Tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa các bên là số tiền bồi
thường.
 Công ty nhượng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất dưới
hoặc bằng mức bồi thường tự giữ lại, được gọi là “mức tự bồi thường”
(priority).
 Nhà tái bảo hiểm chỉ bồi thường phần tổn thất chênh lệch của những tổn thất
vượt quá mức tự bồi thường của công ty nhượng cho tới một hạn mức tối đa
được thỏa thuận trước trong hợp đồng tái bảo hiểm. Hạn mức tối đa này
được gọi là “Hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm” (Liability
limitation of Reinsurance).
a) Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of Loss)

SVTH: Đỗ Thanh Hương

Page 20



×