Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tóm tắt các loại thảo dược cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.13 KB, 7 trang )

Chữa cảm sốt : bạc hà,sả chanh,gừng, tía tơ

CÂY 1: BẠC HÀ - 𝑀𝑒𝑛𝑡ℎ𝑎 𝑎𝑟𝑣𝑒𝑛𝑠𝑖𝑠 L., thuộc họ Hoa Môi
(Lamiaceae)
1. Tên thông thường: bạc hà nam, bạc hà á, nạt nặm.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây trên mặt đất, tinh dầu Bạc hà thường được chưng cất từ lá.[1]
3. Thành phần
Thành phần chủ yếu của cây Bạc hà thường được sử dụng là tinh dầu. Thành phần
chính của tinh dầu là menthol chiếm tỷ lệ lên đến 65-85%.[2]
4. Công dụng, cách dùng
- Tinh dầu Bạc hà, menthol có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ho, cải thiện triệu
chứng ngạt mũi, khó thở. Ngoài ra, tinh dầu Bạc hà/ lá Bạc hà pha với nước nóng cịn
được dùng để xơng hơi, ống hít Axe Brand Inhaler bạn hay sử dụng cũng chứa thành
phần chính là menthol.[3]
- Bạc hà có vị cay, tính mát. Tinh dầu Bạc hà có tác dụng giảm đau, gây tê tại chỗ nên
thường dùng để thoa, xoa bóp tại vị trí sưng đau.[3]
- Lá cây Bạc hà đem sắc nước uống có thể trị chứng khó tiêu, đầy bụng.[4],[5]
5. Tác dụng có hại/Phản ứng khơng mong muốn (ADR)
- Đối tượng
+ Chống chỉ định: trẻ sơ sinh, trẻ em dưới tám tuổi, người có thể trạng gầy yếu, suy
nhược tồn thân, táo bón kéo dài, người bệnh tim mạch, huyết áp cao. [1]
+ Cẩn trọng: phụ nữ có thai.[1],[5]
- Mô tả ADR và nguyên nhân
+ Nếu uống tinh dầu Bạc hà, thì dù một lượng nhỏ menthol trong tinh dầu cũng có thể
gây hưng phấn, gây tăng bài tiết tuyến mồ hôi, làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Liều
lớn có thể kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và tê liệt thần kinh. [1]
+ Bôi tinh dầu bạc hà lên mũi hay cổ họng của trẻ có thể gây hiện tượng ức chế hơ hấp,
dẫn đến ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. [1]

CÂY 2: SẢ CHANH - 𝐶𝑦𝑚𝑏𝑜𝑝𝑜𝑔𝑜𝑛 𝑐𝑖𝑡𝑟𝑎𝑡𝑢𝑠 (DC.) Stapf thuộc họ


Lúa (Poaceae)
1. Tên thơng thường: hương mao, sả.
2. Bộ phận dùng
Tồn cây (tươi hoặc phơi khô) và tinh dầu.[1]
3. Thành phần
Tinh dầu (1-2%), thành phần chủ yếu trong tinh dầu là citral.[1]
4. Công dụng, cách dùng
- Chữa cảm sốt, làm ra mồ hơi, thơng tiểu tiện.[1]
- Thuốc trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị khó tiêu và nơn mửa.[1]
- Khử mùi, chất xua đuổi côn trùng.[6]
- Lá sả được dùng pha nước uống giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.[1]
- Dùng 15-30g/ngày phần lá hoặc củ sả dưới dạng thuốc sắc hay nấu nước xơng cịn
giúp tăng tiết mồ hơi, chữa cảm sốt.[1]
5. Tác dụng có hại/Phản ứng khơng mong muốn (ADR)
- Thành phần Citral trong Sả chanh có thể gây ra các hiện tượng kích ứng da.[7]
- Liều sử dụng tinh dầu C. citratus đường uống khuyến cáo tối đa để đảm bảo khơng gây
độc tính là 2000mg/kg.[7]


CÂY 3: GỪNG - 𝑍𝑖𝑛𝑔𝑖𝑏𝑒𝑟 𝑜𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑛𝑎𝑙𝑒 (Willd.) Roscoe, thuộc họ
Gừng (Zingiberaceae)
1. Tên thông thường: khương, sinh khương (thân rễ tươi), can khương (thân rễ khô).[2]
2. Bộ phận dùng
Thân rễ (được gọi là củ).[3]
3. Thành phần
Tinh dầu (thành phần chính trong tinh dầu bao gồm D-camphene, B-phellandrene,
zingiberene, borneol, geraniol), nhựa dầu (chứa shogaol, gingerol mang lại vị cay đặc
trưng của gừng).
4. Cơng dụng, cách dùng
- Có tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm ra mồ hơi.[8],[9]

- Có tác dụng chống nơn, đặc biệt là chống say tàu xe. Ăn trực tiếp gừng sống hoặc sắc
gừng tươi để uống, ngày dùng khoảng 4-8 g.[3],[9]
- Điều trị lạnh bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu. Dùng làm thuốc pha hoặc ngâm rượu
gừng, mỗi ngày dùng 2-5 ml để chữa cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa. Có thể dùng
gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10 g, thái nhỏ.[3]
- Điều chế siro: Ngâm gừng với 5 g muối và siro đơn (vừa đủ 100 ml) trong 3 ngày rồi
dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2
thìa canh/người lớn. Trẻ em dùng 1/2 liều của người lớn.[3]
- Gừng khô sắc uống như Gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi tiêu lỏng, mệt lả,
nôn mửa.[3]
- Gừng sao vàng dùng chữa nhức mỏi, tê thấp, tứ chi lạnh.[3]
5. Tác dụng có hại/Phản ứng khơng mong muốn (ADR)
- Tác dụng phụ của gừng không phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng lượng lớn chúng có
thể gây một số tác dụng khơng mong muốn ở đường tiêu hóa như: ợ nóng, tiêu chảy,
kích ứng miệng, khó chịu ở bụng và cổ họng.[10],[11]
- Vì gừng có khả năng làm tiêu sợi huyết, nên cần thận trọng đối với những bệnh nhân
đang sử dụng thuốc chống đông máu (Warfarin, Coumarin…). Đối với các bệnh nhân
đang sử dụng thuốc chống đông máu mà sử dụng gừng cần cân nhắc theo dõi tình
trạng đơng máu qua chỉ số INR (International Normalized Ratio). [10]
- Cần cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia nếu bạn đang cân nhắc sử
dụng gừng khi đang mang thai.[11]

CÂY 4: TÍA TƠ 𝑃𝑒𝑟𝑖𝑙𝑙𝑎 𝑓𝑟𝑢𝑡𝑒𝑠𝑐𝑒𝑛𝑠 (𝐿.) Britt. Họ Hoa môi
(Lamiaceae)
1. Tên thông thường: Tử tô.[2]
2. Bộ phận dùng
Lá Folium Perillae, thường gọi Tử tô diệp; Quả - Fructus Perillae, thường gọi là Tử tô tử;
Thân - Caulis Perillae, thường gọi là Tử tô ngạnh.[3]
3. Thành phần
- Tinh dầu, thành phần chính trong tinh dầu là perillaldehyd 55%, limonen 20-30% và

i-perilla alcohol.[3]
- Trong hạt tía tơ có 45-50% chất dầu lỏng, màu vàng, mùi và vị của dầu lanh, thuộc
loại dầu khơ.[3]
4. Cơng dụng, cách dùng
- Lá Tía tơ tươi thái nhỏ với hành, ăn với cháo nóng chữa cảm cúm, làm rau ăn hằng
ngày giúp tiêu hoá tốt, giải cảm, giải nhiệt. Uống nước vắt lá tươi hoặc nước sắc lá khơ
(10-20 g) có tác dụng giải độc cua, cá. Lá tươi ngâm giấm, uống mỗi lần hai thìa cà
phê trị nhức đầu, nóng lạnh, ho khị khè.[3]
- Bên cạnh cách dùng đã giới thiệu ở trên, Tía tơ đã được chứng minh có nhiều hoạt


tính sinh học, tuy nhiên các nghiên cứu đa phần ở mức thử nghiệm trên động vật mà
chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người như sau [12]
+ Chống oxy hóa.
+ Kháng khuẩn và kháng nấm.
+ Chống dị ứng.
+ Kháng viêm.
+ Chống ung thư.
5. Tác dụng có hại/Phản ứng khơng mong muốn (ADR)
Có rất ít nghiên cứu báo cáo về các khía cạnh độc tính từ cây tía tơ. Tuy nhiên, có
nghiên cứu đã chứng minh rằng việc hít khói từ thao tác rang hạt tía tơ có thể dẫn đến
bệnh hen suyễn nghề nghiệp thông qua cơ chế qua trung gian IgE.[13]

NHÓM DƯỢC LIỆU CHỮA ĐAU DẠ DÀY, NHUẬN GAN, LỢI MẬT
Diệp hạ châu, Rau má, Actiso, Nghệ

Cây 1: 𝐃𝐢ệ𝐩 𝐡ạ 𝐜𝐡𝐚̂𝐮- 𝑃ℎ𝑦𝑙𝑙𝑎𝑛𝑡ℎ𝑢𝑠 𝑢𝑟𝑖𝑛𝑎𝑟𝑖𝑎 𝐋.; 𝐡ọ 𝐓𝐡ầu 𝐝ầu
𝐄𝐮𝐩𝐡𝐨𝐫𝐛𝐢𝐚𝐜𝐞𝐚𝐞
𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: Chó đẻ răng cưa, cam kiềm, rút đất.[1]
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠: Toàn cây (𝘩𝘦𝘳𝘣𝘢 𝘱𝘩𝘺𝘭𝘭𝘢𝘯𝘵𝘩𝘪 𝘶𝘳𝘪𝘯𝘢𝘳𝘪𝘢𝘦). Dạng tươi hoặc sấy khơ.

𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂
̀𝐧
- Lignans (trong đó có phyllanthin) được coi là hợp chất có hoạt tính sinh học chính của
Diệp hạ châu và chứa nhiều ở phần lá. [2],[3],[4]
- Ngồi ra cịn có tanin, flavonoid, phenolics và terpenoid. [1]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Diệp hạ châu có thể dùng tươi hoặc phơi khơ, có tính giải nhiệt( mát gan), kháng khuẩn,
kháng viêm [5], chống oxy hóa [6] và điều hịa miễn dịch. [7]
- Cần phân biệt với loài 𝑷𝒉𝒚𝒍𝒍𝒂𝒏𝒕𝒉𝒖𝒔 𝒂𝒎𝒂𝒓𝒖𝒔 S. - Diệp hạ châu đắng hay còn gọi là chó
đẻ thân xanh, lá nhỏ hình bầu dục thn, đầu lá tròn, vị rất đắng. 𝑃ℎ𝑦𝑙𝑙𝑎𝑛𝑡ℎ𝑢𝑠 𝑢𝑟𝑖𝑛𝑎𝑟𝑖𝑎 L.
được đề cập trong bài viết có thân có màu đỏ, mũi lá nhọn, vị ít đắng hơn. [8]
- Dịch chiết nước từ lá khô của Diệp hạ châu ức chế sự tiết HBsAg và HBcAg cũng như
sự tổng hợp DNA của vi rút Viêm gan B (HBV) trong các tế bào HepG2 nhiễm virus
HBV và kháng Lamivudine thông qua con đường truyền tín hiệu COX-2 và IL-6.[9] Do
đó, nó có thể là tác nhân trị liệu tiềm năng ở bệnh nhân viêm gan B mãn tính kháng
Lamivudine.
- Liều dùng 8-16g cây khơ sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống
chữa tưa lưỡi ở trẻ em hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp chữa nhọt độc, sưng đau. [8]
𝟓. 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢/𝐏𝐡𝐚̉𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂
́𝐧 (𝐀𝐃𝐑)
- Thận trọng khi sử dụng ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hạ đường huyết.[10]
- Tránh dùng 𝑃ℎ𝑦𝑙𝑙𝑎𝑛𝑡ℎ𝑢𝑠 𝑢𝑟𝑖𝑛𝑎𝑟𝑖𝑎 L. cho phụ nữ có thai/đang cho con bú, hoặc ở những
người có dự định mang thai.[10]

Cây 2: 𝐑𝐚𝐮 𝐦𝐚́ - 𝐶𝑒𝑛𝑡𝑒𝑙𝑙𝑎 𝑎𝑠𝑖𝑎𝑡𝑖𝑐𝑎 (𝐋.) 𝐔𝐫𝐛. 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐡ọ 𝐇𝐨𝐚 tán
(𝐀𝐩𝐢𝐚𝐜𝐞𝐚𝐞)
𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: Liên tiền thảo, tích tuyết thảo.[1]
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣𝐧
̂ 𝐝𝐮̀𝐧𝐠: Tồn cây (dùng tươi hoặc phơi, sấy khô).
𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂

̀𝐧


Trong rau má có chứa saponin (asiaticoside, madecassoside, acid asiatic, acid
madecassic…). Ngồi ra cịn có flavonoid (kaempferol, quercetin), alkaloid
(hydrocotylin), triterpene glucoside (asiaticoside, centellasaponin), steroid (βsitosterol, stigmasterol, campesterol), tinh dầu và một hàm lượng nhỏ vitamin C.[1],
[8]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Rau má có tính thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng, kháng khuẩn.[11]
- Trị chứng đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ: rửa sạch 30-40 gam cả dây và lá rau má, ăn
sống (nhai kèm với một ít muối cho có vị, dễ nuốt.).[8],[12]
- Đối với đau bụng kinh ở phụ nữ: dùng cả cây rau má (lúc cây ra hoa). Phơi khơ,
nghiền nhỏ; mỗi lần uống thì pha 2 muỗng cà phê với nước. Ngày uống một lần vào
buổi sáng.[8],[12]
- Đối với rơm sảy, mẩn ngứa: có thể luộc ăn như các rau khác, hoặc ép lấy nước uống.
[8],[12]
- Asiaticoside trong rau má có tính kháng khuẩn, giúp hình thành da non làm lành vết
thương nên được ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm với tên thường gặp là
Madecassol hoặc Emdecassol.[8],[13]

Cây 3: 𝐀𝐂𝐓𝐈𝐒𝐎 - 𝐶𝑦𝑛𝑎𝑟𝑎 𝑠𝑐𝑜𝑙𝑦𝑚𝑢𝑠 𝐋., thuộc họ Cúc 𝐀𝐬𝐭𝐞𝐫𝐚𝐜𝐞𝐚𝐞
(𝐂𝐨𝐦𝐩𝐨𝐬𝐢𝐭𝐚𝐞)
𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: Artichoke, atiso.
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠: Toàn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa). ( tươi, khô, cao )
𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂
̀𝐧
- Cụm hoa: chứa 3 - 3,15% protid; 0,1 - 0,3% lipid; 11 - 15,5% đường (các loại đường
chuyển hóa chậm), 82% nước. Ngồi ra, có các chất khống như Mn, P, Fe, các loại
vitamin: vitamin A; vitamin B1, vitamin B2, vitamin C. [8]
- Lá cây: có một chất kết tinh (thường là phức hợp với Ca, Mg, K, Na) là Cynarin. Ngồi

ra, cịn có một tannoid, hai heterosid flavonic là cyanosid và một chất khác không tan
trong ete gọi là scolymosid.[8]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Actiso có tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, thanh nhiệt, lợi tiểu. Ngoài
ra, nhờ vào hỗn hợp acid-alcol mà tạo nên hoạt lực lợi mật.[8]
- Lá: có thể dùng loại tươi hoặc khô để chế biến thành dạng cao lỏng. Ngày uống 1-3
lần, mỗi lần 10-40 giọt. Ngồi ra, có thể nấu thành dạng cao mềm hoặc viên nang.
Cynarin trong lá có tác dụng làm giảm cholesterol máu nên thường được sử dụng làm
thuốc. Một số chế phẩm trên thị thường: cao Actiso, trà Actiso, Cynaraphytol viên,
thuốc ngọt Cynaraphytol, thuốc nước đóng ống Actisamin.[12]
- Thân và rễ: thái mỏng, phơi khô, sắc thành nước uống có tác dụng thơng mật lợi tiểu,
giải nhiệt, mát gan.[12]
- Cây Actiso còn non (thường sử dụng cụm hoa)[8] nấu chín có giá trị dinh dưỡng cao,
giàu vitamin và khống chất, có thể sử dụng ở cả bệnh nhân đái tháo đường, tim
mạch, thích hợp cho những người bệnh gan, dạ dày.[12]
𝟓. 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢/𝐏𝐡𝐚̉𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂
́𝐧 (𝐀𝐃𝐑)
Actiso khơng có độc.[12] Tuy nhiên, khơng nên lạm dụng cây Actiso, nếu sử dụng quá
nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: đầy hơi, tiêu chảy.[14],
[15]

Cây 4: 𝐍𝐠𝐡ệ - 𝐶𝑢𝑟𝑐𝑢𝑚𝑎 𝑙𝑜𝑛𝑔𝑎 𝐋.; họ Gừng (𝐙𝐢𝐧𝐠𝐢𝐛𝐞𝐫𝐚𝐜𝐞𝐚𝐞)
𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: Nghệ vàng, khương hoàng.
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠:
- Thân rễ (khương hoàng) [12]


- Rễ củ (uất kim) [12] ( dạng tươi, khô, bột, cao )
𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂
̀𝐧

- Thân rễ có thành phần chính là tinh dầu và curcuminoids. [16]
- Rễ củ chứa chủ yếu là 3 loại curcuminoids: curcumin, demethoxycurcumin,
bisdemethoxycurcumin). Ngoài ra cịn có đường, protein, tinh dầu gồm các
sesquiterpen dễ bay hơi như natlantone, tumerone và zingiberone.[17]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ nên thường được dùng trong
bệnh đau dạ dày, vàng da do tắc mật, kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu sau sinh,
bị té ngã tổn thương ứ huyết.f Liều dùng hằng ngày 1-6g dưới hình thức bột chia làm
2,3 lần uống trong ngày. [12]
- Dùng ngoài, lấy Nghệ tươi vắt nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét mau lên da non.
[12]
- Dịch chiết từ nghệ giúp hạn chế sự hình thành gan nhiễm mỡ bởi chống lại sự tích tụ
lipid và hỗ trợ điều hịa sự hấp thu axit béo. Tác dụng bảo vệ tế bào gan này là do hợp
chất curcumin có trong thân rễ. [18]
- Curcumin cũng cho thấy có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và xơ
vữa động mạch. [19]
𝟓. 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢/𝐏𝐡𝐚̉𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂
́𝐧 (𝐀𝐃𝐑)
Không dùng cho phụ nữ có thai. [12]

NHĨM DƯỢC LIỆU CHỮA HO
Dâu tằm,Húng Chanh,Quýt, CamThảo Bắc
𝐂𝐚𝐦 𝐭𝐡ả𝐨 bắ𝐜 - 𝐺𝑙𝑦𝑐𝑦𝑟𝑟ℎ𝑖𝑧𝑎 𝑢𝑟𝑎𝑙𝑒𝑛𝑠𝑖𝑠 𝑭𝒊𝒔𝒄𝒉., 𝐡ọ Đậu (𝐅𝐚𝐛𝐚𝐜𝐞𝐚𝐞)
𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: cam thảo.[1]
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠: rễ phơi khô hoặc sấy khô.[18]
𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂
̀𝐧: Glyxyridin - hoạt chất chính (với tỷ lệ 6 - 14%, có khi lên đến 23%),
ngồi ra cịn có acid glyceric và muối kali.[3]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Cam thảo nướng rồi tán thành khoảng 120g bột, mỗi lần uống 4g, ngày uống 3-4 lần

có tác dụng trị ho. [20]
- Cam thảo sống rửa sạch nhanh, đồ mềm, thái thành phiến mỏng 2mm khi cịn nóng;
nếu khơng kịp thái thì nhúng ngay vào nước lã, ủ mềm để khi thái được dễ dàng; sau
đó sấy hoặc phơi khô được dùng chữa ho, mất tiếng, viêm họng.[13]
- Ngoài ra, dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày uống 1- 2 thìa cà phê chữa, mụn nhọt,
ngộ độc. Dùng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo thêm vào đồ uống nóng giúp giảm
đau dạ dày, tiêu chảy.[19]
- Cam thảo chích (thái thành phiến, sau khi sấy khơ, tẩm mật với tỷ lệ 1 kilogram cam
thảo thì dùng 200 gam mật và thêm 200 gam nước sôi, sau đó sao vàng cho thơm)
[18] có thể dùng để bồi bổ khi cơ thể mệt mỏi, kén ăn.[19]
- Cả 2 dạng dùng là cam thảo sống và cam thảo chích điều trị các bệnh đường tiêu hóa
(trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy,...).[18]
- Glyxyridin có vị ngọt (gấp 60 lần saccharose), vậy nên Tây y thường dùng dược liệu
này làm tá dược cho các loại thuốc khó uống.[3]
𝟓. 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢/𝐏𝐡𝐚̉𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂
́𝐧 (𝐀𝐃𝐑)
- Không nên sử dụng cam thảo dài ngày vì glyxyridin trong cam thảo có vị rất ngọt, dễ
gây tăng đường huyết và hạ kali máu.[19]
- Những trường hợp không nên dùng Cam thảo:


+ Cam thảo dùng chung với Nhân trần sẽ gây giảm tiết sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có
thai và cho con bú.[19]
+ Đối với nam giới, nếu dùng Cam thảo với liều trên 8g/ngày trong thời gian dài sẽ gây
giảm sinh lực, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.[19]
+ Bệnh nhân viêm thận, tăng huyết áp, huyết áp khơng ổn định, bị táo bón lâu ngày,
người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở thì khơng nên sử dụng cam
thảo vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.[19]

Quýt - 𝐶𝑖𝑡𝑟𝑢𝑠 𝑟𝑒𝑡𝑖𝑐𝑢𝑙𝑎𝑡𝑎 𝑩𝒍𝒂𝒏𝒄𝒐, 𝐡ọ 𝐂𝐚𝐦 (𝐑𝐮𝐭𝐚𝐜𝐞𝐚𝐞)

𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: quýt xiêm, quất thực.[1],[3]
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠: vỏ quả, lá, là quýt.
- Vỏ quả chín: Pericarpium Citri Reticulatae, thường gọi là Trần bì.[1]
- Vỏ quả còn xanh: Pericarpium Citri Reticulatae Viride, thường gọi là Thanh bì.[1]
- Vỏ quả ngồi: Exocarpium Citri Rubrum, gọi là Quất hồng.[1]
- Hạt quýt: Semen Citri Reticulatae, gọi là Quất hạch.[1]
- Lá Quýt.[1]
𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂
̀𝐧:
- Vỏ: Tinh dầu bao gồm D-limonene, DL-limonene, Linalool, Citral, Nonylic, Decylic
aldehyde và Methyl anthranilate.[13]
- Nước ép: Đường, Acid citric, Vitamin C và Carotene.[13]
- Lá và hạt cũng chứa tinh dầu.[1]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧g
- Quả Quýt (chủ yếu là dịch ép quả): vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát
phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.[1]
- Vỏ quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu nhưng tập trung chủ yếu ở vỏ quả ngồi, có
tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hố.[1]
- Vỏ Qt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, giải tỏa cơ thể, phá chất
kết tụ ở gan, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hóa.[1]
- Vỏ Qt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện
tỳ, táo thấp.[1]
- Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng điều hịa khí quyết , tiêu
viêm / giảm viêm.[1]
- Ngồi ra, Qt có vai trị kích thích gen WRKY TrF - yếu tố đóng vai trị quan trọng
trong việc điều chỉnh biểu hiện gen trong vấn đề stress, q trình lão hóa và các phản
ứng hormone khác nhau.[14]
𝟓. 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢/𝐏𝐡𝐚̉𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂
́𝐧 (𝐀𝐃𝐑)
- Một số nghiên cứu cho rằng, Quýt có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc chuyển

hố qua gan. Vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc cho gan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ
về việc dùng Quýt.[15]
- Không nên sử dụng chung rượu và nước chứa Qt vì có thể làm tăng cảm giác buồn
ngủ và khiến dạ dày dễ bị tổn thương hơn.[16]
𝟔. 𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐢𝐧 𝐤𝐡𝐚́𝐜
Hesperidin trong Quýt nói riêng và thực phẩm họ cam quýt nói chung gần đây đã thu
hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu vì Hesperidin có thể ngăn chặn coronavirus xâm
nhập vào tế bào chủ thông qua các thụ thể ACE2, có thể ngăn ngừa sự nhân lên của
virus. [17]

𝐇úng 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐡 - 𝑃𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑎𝑛𝑡ℎ𝑢𝑠 𝑎𝑚𝑏𝑜𝑖𝑛𝑖𝑐𝑢𝑠/ Coleus aromaticus, 𝐡ọ 𝐇𝐨𝐚
𝐦ô𝐢 (𝐋𝐚𝐦𝐢𝐚𝐜𝐞𝐚𝐞)
𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: Rau tần dày lá, Rau thơm lông
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣𝐧
̂ 𝐝𝐮̀𝐧𝐠: Lá và ngọn non - Folium et Gemma Plectranthi.[1]


𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂
̀𝐧:tinh dầu (chủ yếu là carvacrol và thymol), flavonoid và este.[7]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Bên cạnh được dùng làm gia vị, húng chanh còn được sử dụng hỗ trợ điều trị triệu
chứng như: sổ mũi, viêm họng, chảy máu cam, nôn ra máu. Dùng lá Húng chanh giã
nhỏ 15-20g với ít nước lọc, vắt lấy nước cốt. Uống ngày 2 lần.[1],[3],[4]
- Chữa chứng khó tiêu, tiêu chảy: rửa sạch 1-2 lá Húng chanh non rồi nhai với một ít
muối.[1]
- Bị nứt nẻ môi: giã lá rồi đắp lên mơi.[1]
- Húng chanh có tính kháng khuẩn, giảm sốt.[1]
- Giã lá tươi rồi đắp trên vết thương, làm lành vết thương do côn trùng cắn.[1]
Sử dụng trong chống co giật và động kinh.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết Húng chanh có tính kháng

viêm và chống oxy hóa tốt, là nguyên liệu tiềm năng trong điều trị ung thư.[9]
𝟓. 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢/𝐏𝐡𝐚̉𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂
́𝐧 (𝐀𝐃𝐑)
Húng chanh là dược liệu tương đối an toàn [10],[11]. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai
hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi dùng húng chanh để trị bệnh, tốt nhất nên
tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.[12]

𝗗âu tằm - 𝑀𝑜𝑟𝑢𝑠 𝑎𝑙𝑏𝑎 𝗟.; 𝗵ọ 𝗗âu 𝘁ằm (𝗠𝗼𝗿𝗮𝗰𝗲𝗮𝗲)
𝟏. 𝐓𝐞̂𝐧𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠: dâu tằm trắng, dâu ta, tầm tang.
𝟐. 𝐁𝐨̣̂ 𝐩𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Lá dâu: tang diệp (Folium Mori).[1]
- Vỏ rễ cây dâu: tang bạch bì (Cortex Mori radicis).[1]
- Quả dâu: tang thầm (Fructus Mori).[1]
- Cây mọc ký sinh trên cây dâu: tang ký sinh (Ramulus Loranthi).[1]
- Tổ bọ ngựa trên cây dâu: tang phiêu tiêu (Ootheca Mantidis).[1]
𝟑. 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂
̀𝐧: tanin, steroid, phytosterol, sitosterol, glycoside, alkaloid,
carbohydrate, protein, acid amin và các chất khác.[2]
𝟒. 𝐂𝐨̂𝐧𝐠𝐝𝐮̣𝐧𝐠, 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠
- Dâu tằm được biết đến và một vị thuốc dân gian chữa ho hiệu quả, cụ thể bộ phận
dùng ở đây là vỏ rễ cây dâu (tang bạch bì):
+ Đối với ho ra máu: Ngâm 600 gam vỏ rễ cây với nước vo gạo 3 đêm. Sau đó tước
nhỏ, sao vàng cùng 250g gạo nếp rồi tán nhỏ thành dạng bột. Ngày uống 8g với nước
cơm. [3]
+ Đối với ho lâu năm: Chuẩn bị 10g vỏ rễ cây dâu, 10g vỏ rễ cây chanh. Đem hỗn hợp
sắc lấy nước, uống trong ngày. [3]
+ Đối với ho có đờm ở trẻ con: cho uống 4g/ngày vỏ rễ cây dâu dưới dạng thuốc sắc.[3]
- Bên cạnh đó, các bộ phận khác của cây dâu cũng có cơng dụng chữa bệnh, cụ thể:
+ Lá dâu tằm có thể được dùng để nấu canh / sắc thuốc như các loại rau khác hoặc dùng
dưới dạng thuốc sắc với liều 6-8g/ngày trị sổ mũi, ho và đặc biệt là mất ngủ.[1],[4]

+ Vỏ rễ cây dùng sắc nước uống với lượng 6-12g/ngày có thể trị hen suyễn, thiểu niệu
(tiểu ít), bệnh thấp khớp.[1],[4]
+ Dịch chiết nước của lá có rutin cùng với quercetin-3-O-β-D-glucoside (Q3G) có tính
chống oxy hóa, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.[5]
- Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hợp chất flavonoid có trong rễ
dâu tằm có thể làm ức chế sự hình thành của các tế bào sắc tố; từ đó cải thiện làn da
khơng đều màu. [6]=> cành và rễ có tác dụng kháng viêm.
𝟓. 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐚̣𝐢/𝐏𝐡𝐚̉𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂
́𝐧 (𝐀𝐃𝐑)
Người bị tiêu chảy khơng nên ăn quả dâu tằm vì quả có tính hàn có thể làm tình trạng
bệnh nặng hơn. [3]



×