Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích những ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội trong giảng dạy.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.3 KB, 16 trang )

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN

BÀI THU HOẠCH
MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

ĐỀ BÀI
Phân tích những ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội
trong giảng dạy.


MỤC LỤC
I.

Tổng quan về Mạng xã hội:...............................................................................4

II.

Khái niệm và tính năng nổi bật:........................................................................5
1.

Khái niệm:.....................................................................................................5

2.

Một số trang Mạng xã hội.............................................................................5

3.

Tính năng nổi bật:.........................................................................................5


III.

Sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy.............................................................6

IV.

Ưu điểm, nhượng điểm khi sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy.................9

1.

Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên:........................................9

2.

Ưu điểm:.....................................................................................................10
2.1.

Tính linh hoạt:......................................................................................10

2.2.

Một thế giới mở....................................................................................11

2.3.

Tính lặp lại:...........................................................................................11

2.4.

Gia tăng sự tích cực; Tìm kiếm kiến thức, thơng tin nhanh chóng......12


2.5.

Tính thuận tiện và dễ truy cập; Trải nghiệm học từ xa.........................13

2.6.

Giới thiệu bản thân – Kết nối mọi người:.............................................14

3.

Nhược điểm:...............................................................................................14
3.1.

Tính bảo mật:........................................................................................14

3.2.

Dễ tiếp cận các thơng tin tiêu cực.........................................................14

3.3.

Lãng phí thời gian và xao nhãng mục tiêu thực của cá nhân...............15

3.4.

Giao tiếp không đầy đủ - Giảm tương tác giữa người với người.........16

V.


Giải pháp.........................................................................................................16

VI.

Kết luận:.........................................................................................................17

I.

Tổng quan về Mạng xã hội:

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự thâm nhập
mạnh mẽ của internet, cuộc sống của con người ngày càng gắn bó nhiều hơn với
2


mơi trường ảo. Trong đó, Mạng xã hội đã và đang dần trở thành một phần không
thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nó mang đến cho con người cơ hội được kết
nối dễ dàng, để chia sẻ sở thích, thói quen và suy nghĩ. Ngày nay, các trang Mạng
xã hội chẳng hạn như MySpace, Facebook, Twitter, Cyworld,… đã thu hút hàng
triệu người sử dụng và ngày càng trở nên thu hút với cộng đồng sử dụng mạng
Internet.
Mạng xã hội ngày nay quá phổ biến, sự bùng nổ của Mạng xã hội làm cho
thế giới trở nên nhỏ bé hơn và con người thì xích lại gần nhau hơn, tin tức xã hội
được truyền tai nhanh chóng và sự lan truyền rộng rãi đến cộng đồng. Sự ra đời
của Mạng xã hội làm cho con người có thêm một kênh giải trí thú vị, kế nối bạn bè
khắp nơi trên thế giới, chia sẻ tin tức, hình ảnh, nhắn tin đến bạn bè người thân vô
cùng tiện lợi và nhanh chóng. Mạng xã hội có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đối với
thế giới hiện nay từ giải trí đến việc kinh doanh và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối
với tất cả mọi đối tượng, con người đã dần chuyển đời sống thực của mình lên
internet. Nhiều người đã sử dụng các trang Mạng xã hội theo cách được tích hợp

với cuộc sống, công việc hàng ngày của họ.
Với số lượng người sử dụng các trang Mạng xã hội đa số là học sinh, sinh
viên, việc đưa giáo dục vào thế giới Mạng xã hội là một xu hướng cần được quan
tâm nhằm tăng hiệu quả của giáo dục. Trong giáo dục, Mạng xã hội là một công cụ
lý tưởng để truyền tải những kiến thức, bài tập, những cuộc thảo luận giữa giáo
viên và học sinh – sinh viên hay giữa giáo viên và phụ huynh học sinh – sinh viên
giúp người học và người dạy gần gũi nhau hơn, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục.
II.

Khái niệm và tính năng nổi bật:

1. Khái niệm:
Mạng xã hội khác một trang web thông thường ở chỗ, Mạng xã hội có khả
năng truyền tải thơng tin và tích hợp các ứng dụng tương tác. Một trang web bình
thường sẽ giống như truyền hình cung cấp càng nhiều thơng tin, thơng tin càng hấp
3


dẫn càng tốt. Còn Mạng xã hội được tạo ra để mọi người có thể trao đổi, trị
chuyện với nhau bằng cách gửi tin nhắn, hình ảnh, video,…
“Dịch vụ Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng
rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông
tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn
(forum), trị chuyện trực tiếp (chat) và các hình thức tương tự khác”.1
2. Một số trang Mạng xã hội.
Hiện nay có rất nhiều Mạng xã hội như Facebook, Google+, Twittet, Zalo,..
và một số trang web trình chiếu tất cả các loại video như Youtube.com,…
Tại Việt Nam, cũng như trên thế giới mọi người sử dụng Mạng xã hội
Facebook nhiều hơn các Mạng xã hội khác, tiếp đến là Zalo, Twitter,
Youtube….

3. Tính năng nổi bật:
Ngày nay, Mạng xã hội có rất nhiều tính năng khác nhau và thuận tiện cho
người sử dụng như: chat, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, livestream, chơi trị
chơi trực tuyến,... Nhưng nhìn chung, Mạng xã hội có các chức năng chính như
sau:
(1) Chức năng “danh tính” cho biết thơng tin bao gồm: tên, tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, địa điểm… của người sử dụng;
(2) Chức năng “giao tiếp” là chức năng chủ yếu của Mạng xã hội. Giao tiếp
là hoạt động không thể thiếu trong các trang Mạng xã hội;
(3) Chức năng “chia sẻ” trên Mạng xã hội là người sử dụng có thể trao đổi,
truyền đi hay nhận được một nội dung bất kỳ từ những người dùng khác, ví dụ
như: một văn bản, video, hình ảnh, âm thanh,….;

Quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên internet.
1

4


(4) Chức năng “hiển thị sự có mặt” cho người dùng biết được trong số bạn
bè trên Mạng xã hội của họ có những ai đang truy cập Mạng xã hội hay nói theo
cách khác là đang online cùng họ;
(5) Chức năng “liên kết” là không thể thiếu đối với bất kì một trang Mạng
xã hội nào. Điều này có nghĩa là hai hay nhiều người có thể liên kết với nhau thông
qua việc thiết lập các mối quan hệ như: bạn bè, người thân, đồng nghiệp,…
trên một trang Mạng xã hội bất kỳ;
(6) Chức năng “thể hiện mức độ truy cập và chất lượng” của thông tin. Trên
các trang Mạng xã hội khác nhau sẽ có cách thể hiện khác nhau. Ví dụ, trên
YouTube, mức độ truy cập và chất lượng của một video có thể được đánh giá

dựa vào ‘số lượt xem’, hoặc ‘thứ tự xếp hạng’ của video đó. Video càng được
nhiều lượt xem hay xếp hạng càng cao thì càng tốt. Trong khi đó, trên
Facebook mức độ truy cập và chất lượng của thông tin lại được đánh giá dựa
vào ‘số lượt thích’, ‘số lượt chia sẻ’. Thơng tin càng được nhiều người thích
và nhiều lượt chia sẻ thì càng hay, càng nổi tiếng;
(7) Chức năng “nhóm”: Nhóm được tạo ra bởi những người sử dụng Mạng
xã hội có cùng sở thích hoặc có chung một đặc điểm nào đó.
III.

Sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy

Việc sử dụng Mạng xã hội vô cùng dễ dàng và phổ biến. Có thể sử dụng các
loại điện thoại thông minh Smartphone như Iphone, Samsung Galaxy, Oppo hoặc
sử dụng máy tính xách tay, máy tính để bàn hoặc máy tính bảng,…miễn là có kết
nối internet thì chúng ta có thể truy cập Mạng xã hội ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Chính vì sự tiện ích, dễ dàng sử dụng như vậy mà hầu hết giới trẻ hiện đại đều
tham gia vào Mạng xã hội. Lợi dụng xu thế này, giáo viên hồn tồn nên vận dụng
nó vào phục vụ dạy và học nhằm giúp sinh viên nâng cao hiệu quả việc học, cũng
như giáo viên có thể linh động và mở rộng tầm ảnh hưởng hơn với sinh viên.
Trước sự bao phủ rộng khắp mạnh mẽ của Mạng xã hội đối với mọi mặt
trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với giới học sinh, sinh viên, các trường học
5


đã đưa Mạng xã hội sử dụng vào việc dạy học như một cơng cụ hữu ích phục vụ
đắc lực cho việc học tập và giảng dạy.
Chúng ta có thể xem xét một số chức năng của các trang mạng xã hội phổ
biến để từ đó có phương án vận dụng một cách hiệu quả vào công tác dạy học:
(1) Twitter
Twitter là trang web cho phép bạn đăng các bài viết ngắn, các blog nhỏ. Các

sinh viên và giảng viên có thể theo dõi nhau, điều này cho phép sinh viên xem
dòng thời gian của những người khác. Đây là một công cụ tuyệt vời để sử dụng
trong lớp học. Kết nối các sinh viên và giáo viên và thu hút sự tham gia của sinh
viên. Sử dụng Twitter giáo viên có thể định hướng cho sinh viên của mình đăng
những cảm nghĩ về những việc diễn ra trong lớp, các bài tập và dự án mình đã
hồn thành.
(2) Blogs (Nhật ký trực tuyến)
Viết Blogs là một cách hay để sinh viên cải thiện được kỹ năng viết. Yêu cầu
sinh viên tạo Blog cá nhân có nội dung liên quan đến bài học sẽ giúp rút ngắn
khoảng cách giữa lớp học và cuộc sống thường nhật của sinh viên. Giáo viên có
thể giao cho sinh viên nhiệm vụ viết Blog về các lĩnh vực thuộc phạm vi ngành
nghề của mình.
(3) Pinterest
Pinterest là một cách thú vị để sinh viên đóng góp ý tưởng của mình vào các
bài học ở cả hiện tại và tương lai sau này. Giáo viên có thể tạo bảng trên Pinterest
và cho phép sinh viên thoải mái chia sẻ những ý tưởng liên quan đến chủ đề mà
các em cảm thấy thú vị. Cách làm này tạo cho sinh viên cơ hội tham gia vào quá
trình học tập nhiều hơn cũng như nêu lên và chia sẻ ý kiến, kích thích sự sáng tạo
cho sinh viên.
(4) Youtube

6


Youtube ngày càng thịnh hành trong giới trẻ, giáo viên có thể sử dụng các
video cho các tiết dạy của mình để giới thiệu về các kiến thức muốn truyền đạt.
Việc sử dụng Youtube vào giảng dạy giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách
sinh động hơn, dễ tiếp thu hơn.
(5) Facebook
Mạng xã hội này cung cấp nhiều cách để sử dụng nó như là một cơng cụ hỗ

trợ việc học tập một cách đắc lực, giáo viên có thể tạo cho mình một tài khoản và
xây dựng hồ sơ cá nhân. Tài khoản này được dùng để giao tiếp với Sinh viên thông
qua email, chat hoặc đăng tải thông tin trên “tường nhà”. Qua tài khoản cá nhân
của mình, giáo viên có thể gửi tới các sinh viên của mình những file văn bản, hình
ảnh, âm thanh, đường link tới các trang web khác… Facebook được sử dụng để kết
nối với sinh viên, thiết lập thông báo cho sinh viên về bài tập, thời hạn nộp bài tập,
chia sẻ thơng tin và tài liệu một cách nhanh chóng… Nhất là trong tình hình hiện
nay, khi mơ hình học tập kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đang ngày càng phát
triển. Giáo viên ở các khối lớp có thể tạo trang Facebook riêng cho lớp và đăng các
nội dung cập nhật về lớp học,… nhằm tạo cho sinh viên thói quen chủ động hơn
trong học tập.
Ngồi ra, tiện ích hữu dụng cho việc giảng dạy mà Facebook mang lại đó là:
“Group”. Giáo viên có thể tạo các lớp học riêng, đó chính là các Group. Giáo viên
có thể gửi file văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link tới các sinh viên của mình,
là các thành viên của Group đó.

(6)

Zalo

Zalo là một trong những ứng dụng được nhiều người sử dụng hàng đầu tại
Việt Nam. Bên cạnh việc giao tiếp, liên lạc, Zalo cịn là cơng cụ hữu hiệu cho
giảng dạy trực truyến với nền tảng Zalo PC. Để trao đổi dễ dàng, giáo viên thường
tạo nhóm chat Zalo cho lớp. Thầy cơ và học sinh có thể trao đổi thoải mái 24 giờ
7


miễn phí mà khơng gián đoạn cuộc gọi. Ngồi ra, Zalo PC cho phép gọi video với
100 người tham dự, chất lượng ổn định.
IV.


Ưu điểm, nhượng điểm khi sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy

1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều
nguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua Mạng xã hội với tốc độ lan
truyền nhanh chóng. Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người
nhất là đối với giới trẻ.
Trong lĩnh vực giáo dục, các trang web Mạng xã hội cho phép các sinh viên
kết nối với nhau, các nhà giáo dục, các quản trị viên, cựu học sinh, cả trong và
ngoài tổ chức sự hiện tại mà sinh viên đó tham gia. Các trang Mạng xã hội có
những tính năng khiến cho nó có lợi thế trong việc thu hút sinh viên, giảng viên sử
dụng nó là một cơng cụ đắc lực cho việc học tập.
Môi trường đa phương tiện trên Mạng xã hội, kết hợp những văn bản, hình
ảnh video, camera …, cùng với các hình thức dạy học như: dạy học đồng loạt, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân, cá nhân làm việc tự lực với máy tính có kết nối
internet, dạy học qua cầu truyền hình đem lại hiệu quả cao trong học tập và
giảng dạy.
Trong các mạng xã hội được sinh viên sử dụng hiện nay thì Youtube được
đa số sinh viên ưa dùng với tỷ lệ lên đến 92%. Điều đó cho thấy mức độ phổ biến
của Mạng xã hội này. Hiện nay, trên thế giới, Youtube đang được xếp thứ nhất
trong số 10 Mạng xã hội lớn bởi nền tảng giải trí, học tập, hay như các hoạt động
kiếm tiền từ Youtube Partner, YouTube Shorts…
Mạng xã hội phổ biến thứ hai là Facebook với tỷ lệ sinh viên sử dụng là
91,7%. Facebook có tính tương tác cao, kho lưu trữ ứng dụng lớn,
đa ngôn ngữ và phát triển sớm trên mạng di

động nên

mức độ


sử

dụng

của Facebook đối với sinh viên là rất cao. Facebook cũng là nền tảng để các nhà
8


trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên thành lập Fanpage bởi tính đơn giản, tiện lợi
hơn so với các nền tảng Blog, website. Các hội, nhóm, lớp cũng phát huy được
hoạt động hiệu quả trên Facebook.
Mạng xã hội Zalo cũng được sinh viên sử dụng rất phổ biến với tỷ lệ
đến 76,5%. Bên cạnh tính năng kết nối, trao đổi thông tin, Zalo cung cấp nhiều
dịch vụ như tổ chức hội họp, chia sẻ file, đa số các bạn sinh viên đều sử dụng
nhóm Zalo để liên lạc, trao đổi thơng tin.2
Mạng xã hội đóng góp khá lớn trong việc chia sẻ, tương tác và phối hợp giữa
các thành viên trong nhóm với nhau khi họ làm việc cùng nhau. Như vậy, có
thể nói ứng dụng Mạng xã hội trong học tập là vơ cùng hữu ích và có tiềm năng
phát triển lớn sau này.
2. Ưu điểm:
2.1. Tính linh hoạt:
Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ, Mạng xã hội mở rộng sự lựa chọn cho người
học về học cái gì, học khi nào, học nơi nào và học như thế nào,… đáp ứng được
nhu cầu luôn thay đổi của giáo dục.
Mạng xã hội góp phần thể hiện các quan điểm khác nhau của Sinh viên, diễn
đàn chẳng hạn như chat rooms tồn tại trong Mạng xã hội cung cấp cơ hội để Sinh
viên trao đổi quan điểm về các chủ đề, làm tăng cơ hội để các Sinh viên nắm bắt
kiến thức.
Các lý thuyết giáo dục xác nhận rằng sự tương tác của con người là một yếu

tố quan trọng trong quá trình học tập. Và Mạng xã hội cung cấp sự tương tác này
một cách hiệu quả thông qua những lớp học ảo, phòng chat và các cuộc họp qua
video.

2

Website:
/>hinhtrichosinhvienhiennay/id/15884

9


Sinh viên có thể trao đổi thơng tin học tập, thông báo lịch học, trao đổi bài
hay chia sẻ cho nhau những phần kiến thức bổ ích, các trang web và những đường
link phục vụ công việc học tập, tra cứu thông tin.
2.2. Một thế giới mở
Mạng xã hội là một thế giới mở, là nơi khuyến khích chia sẻ thơng tin, có
nghĩa người học được đẩy nhanh sự phát triển của quá trình sáng tạo, mạch tư duy
và giao tiếp theo những cách nhất định khi sử dụng.
Mạng xã hội hỗ trợ người học tự định hướng, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra
quyết định một cách chủ động và độc lập. Khi được củng cố trong môi trường lớp
học, người học được hướng dẫn và cải tiến để tạo ra kết quả tốt hơn. Mạng xã hội
cho phép người học tự do hơn để kết nối ngoài lớp học trực tiếp. Điều đó nghĩa là
cho dù ở bất cứ đâu, người học cũng có thể kết nối và tiếp cận với những kiến
thức, chương trình học chất lượng.
2.3. Tính lặp lại:
Việc ghi nhớ thơng tin tri thức phụ thuộc vào tất cả các giác quan của chúng
ta, trong khi phản ứng phụ thuộc vào các tính năng của cá nhân và động lực học.
Vì vậy, thơng tin phải được cung cấp một cách lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này
hiếm khi được cung cấp bởi các phương pháp giáo dục truyền thống. Thông tin

trên các trang Mạng xã hội được cung cấp thông qua các trang web, nghĩa là,
người học có thể lấy thơng tin được cung cấp trên các trang web ngay lập tức hoặc
sau này và có thể xem đi xem lại nhiều lần.
Ví dụ: Các bài giảng trên Youtube, các tài liệu được giáo viên gửi lên
Facebook,…
2.4.

Gia tăng sự tích cực; Tìm kiếm kiến thức, thơng tin nhanh chóng

Mạng xã hội có thể định hình và trình bày thơng tin theo cách có ý nghĩa
giúp kích thích người học hơn các cơng cụ truyền thống, cho dù đó là một bài viết

10


được chia sẻ với chức năng bình luận, phát trực tiếp một sự kiện quan trọng hay
khảo sát liên quan đến tài liệu khóa học.
Hơn nữa, người học có thể chia sẻ kiến thức với người học khác, thúc đẩy sự
tham gia sâu hơn và hiệu suất tốt hơn của mọi người. Nếu người học tương tác lẫn
nhau với các tài liệu khóa học trên những mang xã hội, họ có thể cùng nhau nỗ lực
tham gia các chương trình đào tạo nhiều hơn.
Mạng xã hội hoặc website có thể cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho người
học. Thơng qua các nguồn tin tức trên mạng xã hội (cần có sự minh bạch và các
nguồn cung cấp uy tín), người học có thể tìm thấy thơng tin mình tìm kiếm một
cách nhanh chóng.
Lợi ích giáo dục mà mạng xã hội mang lại giúp người học tìm kiếm, tiếp
nhận những kiến thức quan trọng và học các khái niệm nhất định với hiệu quả
tuyệt vời, giúp họ giải quyết được vấn đề của mình. Mạng xã hội ln cập nhật và
chứa đựng những thông tin mới nhất về các chủ đề khác nhau. Mạng xã hội như
một Wikipedia cho người học. Chúng ta đang được chứng kiến một kỷ nguyên học

tập thông qua mạng xã hội.
Mạng xã hội hỗ trợ người học tự định hướng, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra
quyết định một cách chủ động và độc lập. Khi được củng cố trong môi trường lớp
học, người học được hướng dẫn và cải tiến để tạo ra kết quả tốt hơn. Mạng xã hội
cho phép người học tự do hơn để kết nối ngoài lớp học trực tiếp. Điều đó nghĩa là
cho dù ở bất cứ đâu, người học cũng có thể kết nối và tiếp cận với những kiến
thức, chương trình học chất lượng.
2.5.

Tính thuận tiện và dễ truy cập; Trải nghiệm học từ xa

Các Mạng xã hội cung cấp sự dễ dàng và nhanh chóng trong việc truy cập,
rà soát, cập nhật và chỉnh sửa tài liệu học tập cần thiết bất cứ lúc nào và bất cứ nới
đâu. Ngồi ra, nó cho phép tuỳ chọn để lựa chọn tài liệu học tập từ số lượng lớn
các khoá học đã được cung cấp trực tuyến mà người học cần và nó cũng làm cho
việc phân phối các tài liệu học tập trở nên dễ dàng hơn.
11


Hơn nữa, các trang Mạng xã hội giúp các sinh viên dễ dàng để tham gia các
cuộc thảo luận ở bất kỳ lúc nào, hoặc có thể thăm các lớp học khác và các giáo
viên từ xa trong chat room. Có nhiều trường hợp người học cách xa về địa lý hoặc
gị bó thời gian khơng thể tham dự các lớp học trực tiếp, nhưng với sự trợ giúp của
công nghệ cùng mạng xã hội, giảng viên có thể thu hút người học thơng qua các
chương trình đào tạo từ xa.
Trong tương lai gần, mạng xã hội sẽ trở thành một phần không thể tách rời
trong hệ thống giáo dục hiện đại. Nếu được sử dụng đúng, mạng xã hội có thể ảnh
hưởng tích cực đến mỗi cá nhân và nâng cao khả tiếp thu kiến thức trong lớp học.
Kết hợp mạng xã hội vào một môi trường đào tạo truyền thống có thể mở rộng sự
tự do sáng tạo của người học và khuyến khích họ làm việc chăm chỉ và tham gia

nhiều hơn.
Mạng xã hội cho phép truy cập vào các khố học có sẵn trong trang web của
họ, cho phép người học theo dõi trực tuyến tại bất kỳ thời điểm nào nếu xét thấy
thích hợp và khắc phục những hạn chế của không gian và thời gian trong q trình
giáo dục. Kết quả là, nó giúp giải quyết sự xung đột của thời gian biểu.
Mạng xã hội giúp sinh viên dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin
quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kỹ năng giúp cho
Sinh viên hoàn thiện bản thân.
2.6. Giới thiệu bản thân – Kết nối mọi người:
Mỗi Sinh viên và kể cả giảng viên có thể dễ dàng tạo tài khoản và giới thiệu
tích cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên chính trang Mạng xã hội đó. Sinh
viên có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn
trên Mạng xã hội và từ đó có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người
có cùng sở thích, quan điểm hay cùng mối quan tâm. Từ đó có thể xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau trong công việc và học tập.

12


3. Nhược điểm:
3.1. Tính bảo mật:
Ngày nay, các trang Mạng xã hội như Facebook và Twitter luôn mở cửa cho
bất cứ ai muốn tham gia. Mặc dù việc cung cấp thông tin cá nhân trên các trang
Mạng xã hội là tự do, người dùng ngày càng thoải mái hơn với việc hiển thị rất
nhiều thơng tin cá nhân tuyến. Vì vậy, một trong những mối quan tâm chính cho
người dùng đăng ký vào các trang Mạng xã hội là tính bảo mật thông tin cá nhân.
Thông tin cá nhân người dùng cung cấp trên Mạng xã hội ai có quyền truy cập vào
và được sử dụng cho mục đích gì? Vai trò của sinh viên, giảng viên được hiểu như
thế nào để đảm bảo một cá nhân hiểu quyền riêng tư của mình và thực hiện nó cho
phù hợp? Vì vậy, việc bảo mật thông tin cá nhân là một trong những trở ngại phải

đối mặt khi sử dụng Mạng xã hội trong việc dạy học.
3.2. Dễ tiếp cận các thông tin tiêu cực
Thông qua Mạng xã hội, mỗi sinh viên có thể kết bạn với rất nhiều bạn,
nhưng chất lượng độ tin cậy của những mối quan hệ này không phải là luôn ổn.
Mặc khác, dữ liệu trên các trang web Mạng xã hội cho một người không phải luôn
trung thực và đáng tin cậy.
Mạng xã hội cung cấp cơ hội để các cá nhân thể hiện rõ ràng và chính xác
bản thân mình, nhưng chính điều này cũng mang lại khả năng các thông tin trên
Mạng xã hội có thể bị lợi dụng vào mục đích xấu. Càng nhiều bạn bè, thông tin của
mỗi cá nhân càng được phổ biến rộng rãi hơn và càng có nguy cơ bị lợi dụng. Vì
vậy, có nhiều bạn bè thơng qua các trang web Mạng xã hội có thể sẽ có hại hơn là
có lợi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các Mạng xã hội trong giảng dạy.
Ngoài ra, Mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ khi những thơng tin, nội dung, hình
ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè... vô tình bị kẻ
xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu. Tình trạng nhiễu loạn thơng tin, thật
giả lẫn lộn trên Mạng xã hội đang ở mức báo động đã và đang ảnh hưởng trực tiếp
đến giới trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng. Việc sinh viên không được
13


định hướng về lượng thông tin mà sinh viên đọc được hoặc xem được trên Mạng
xã hội sẽ dễ dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, sai lầm và xa rời thực tế.
3.3. Lãng phí thời gian và xao nhãng mục tiêu thực của cá nhân
Các trang Mạng xã hội trở thành một thành phần không thể thiếu được trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi người dùng internet.
Thời lượng sử dụng Mạng xã hội của sinh viên rất lớn. Theo thống kê sơ bộ
hiện nay thời lượng sinh viên sử dụng Mạng xã hội trung bình là 5 giờ/ngày. Sinh
viên sử dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, thậm chí nhiều sinh viên “nghiện”
Mạng xã hội. Trong đó, đa số sinh viên sử dụng Mạng xã hội trong khoảng thời
gian 1 giờ mỗi ngày (chiếm tỉ lệ 29.8%); tỷ lệ sử dụng Mạng xã hội từ 2 đến 3 giờ

mỗi ngày là 16.7%; đặc biệt có tới 4.8% sinh viên sử dụng Mạng xã hội trên 5 giờ
mỗi ngày, thậm chí có 2.4% sinh viên ngồi các việc thiết yếu dành phần lớn thời
gian cho mạng xã hội.3
Quá chú tâm vào Mạng xã hội dễ dàng làm cho người ta quên đi mục tiêu
thật sự của cuộc sống. Thay vì tập trung vào những kiến thức bổ ích được chia sẻ
qua Mạng xã hội, Sinh viên dễ bị sa vào tình trạng “sống ảo”, “anh hùng bàn
phím” hay u thích sự nổi tiếng trên Mạng xã hội. Việc sử dụng Mạng xã hội quá
nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, ảnh hưởng đến sức khoẻ về
thể chất và tinh thần, gây ra thiếu động lực hướng tới học tập và có thể gây ra
nhàm chán do ngồi trước máy tính trong thời gian dài. Mặt khác, ngồi những nội
dung về học tập Mạng xã hội cịn rất nhiều thơng tin khác về giải trí, quảng cáo,…
gây sự chú ý của sinh viên, khiến sinh viên xao nhãng việc học tập. Lãng phí thời
gain khi lên mạng chỉ tán gẫu, bình luận lung tung trêu chọc nhau,… Quỹ thời gian
tự học của học sinh, sinh viên giảm đi do dành nhiều thời gian cho các hoạt động
trên các trang mạng.

3

Website:
/>hinhtrichosinhvienhiennay/id/15884

14


3.4. Giao tiếp không đầy đủ - Giảm tương tác giữa người với người
Giáo dục điện tử dựa trên môi trường mạng là sự giao tiếp gián tiếp thông
qua văn bản, người học và người dạy không được mặt đối mặt với nhau vì vậy nó
sẽ khơng thể có những tranh luận, giải thích thuyết phục và rõ ràng như trong giáo
dục truyền thống. Sinh viên phải đối mặt với một số khó khăn thơng qua các Mạng
xã hội để bày tỏ quan điểm và ý tưởng của mình bằng văn bản. Giao tiếp trên môi

trường trực tuyến làm hạn chế khả năng biểu cảm của mối cá nhân thông qua nét
mặt, cử chỉ, ngữ điệu giọng nói của mình.
Ngồi ra, việc nghiện Mạng xã hội khiến Sinh viên dành ít thời gian cho
người thật việc thật ở quanh mình, làm rạn nứt các mối quan hệ và khiến Sinh viên
trở nên ngại giao tiếp ngồi thế giới thực. Chìm đắm trong thế giới ảo khiến Sinh
viên dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có của giới trẻ.
V.

Giải pháp

Bên cạnh phát huy được những mặt tích cực của Mạng xã hội thì cần loại bỏ
và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó. Để phịng, chống những tiêu cực từ
mạng xã hội đối với học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục, nhà trường cần:
(1) Ban hành các quy định, quy tắc sử dụng mạng xã hội. Cán bộ, giáo viên
và Đoàn Thanh niên các nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cho
học sinh, sinh viên sử dụng Mạng xã hội một cách hiệu quả, nhắc nhở học sinh,
sinh viên về những quy định của nhà trường khi tham gia các trang Mạng xã hội,
yêu cầu học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm túc quy định, nội quy của nhà
trường.
(2) Hướng dẫn sinh viên cách hoạt động học tập, tìm hiểu, nghiên cứu tài
liệu trên Mạng xã hội, khuyến khích sử dụng Mạng xã hội như một cơng cụ học
tập hữu ích.
(3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; của ngành Giáo dục và các địa phương.
15


Tuyên truyền, giáo dục tới học sinh, sinh viên về Luật An tồn thơng tin mạng,
Luật An ninh mạng và các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng Internet,
Mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet, các nội dung về đạo

đức, lối sống; văn hóa ứng xử trong trường học; kỹ năng nghề nghiệp, việc làm,
khởi nghiệp; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường... qua các
hoạt động nhằm tự điều chỉnh hành vi tương tác của cá nhân trên mơi trường Mạng
xã hội theo hướng tích cực, hiệu quả.
(4) Kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo bảo đảm an ninh mạng, an tồn
thơng tin, phịng ngừa, ngăn chặn các website, trang thơng tin giả mạo.
VI.

Kết luận:

Mạng xã hội đã là một phần căn bản của xã hội ngày nay. Nó đã đem lại cho
cuộc sống con người rất nhiều tiện ích thú vị nhưng bên cạch đó Mạng xã hội cũng
mang lại những hệ lụy khiến nhiều người lo lắng. Với mức độ phổ biến hiện nay
thì việc từ bỏ sử dụng Mạng xã hội trong sinh viên là rất khó do đó sinh viên cần
hiểu đúng mục đích và sử dụng Mạng xã hội linh hoạt, khai thác kiến thức, thơng
tin chính thống làm nguồn tư liệu cho việc học tập đạt hiệu quả cao và xây dựng
những ứng xử thông minh, lành mạnh trong cộng đồng mạng, góp phần ổn định
chính trị, kinh tế - xã hội.

16



×