Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

9 ngữ văn khối 10 chuyên lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.5 KB, 8 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

NĂM 2023

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi này có 01 trang gồm 02
câu)

Câu 1. (8,0 điểm)
Trong bộ phim anime “Assassination Classroom” nhân vật thầy giáo Koro
đã từng nói với những học trị của mình rằng:
“Dù cá có sống trong một dòng suối trong hay một vũng nước đục, chỉ cần
nó cịn tiếp tục bơi, nó sẽ lớn lên một cách đẹp đẽ mà thôi.”
Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trên, hãy trình bày suy nghĩ của bản
thân về bài học được rút ra.
Câu 2. (12,0 điểm)
Nhà vua Samin giải thích cho những cận thần về hành vi lạ lùng của mình khi
ra lệnh cấm mọi người làm thơ và ném những bài thơ xoàng của Xait Arakamxki
xuống sơng với những lí lẽ độc đáo như sau:
"Ta muốn chỉ cịn tồn những nhà thơ chân chính mà thơi. Vì những nhà thơ
chân chính vẫn sẽ làm thơ, cịn những kẻ vơ lại, đạo đức giả tự gọi mình là nhà
thơ tất sẽ sợ hãi lệnh cấm của ta, hèn nhát mà im lặng không dám làm thơ nữa"
Cịn về hành vi ném thơ xuống sơng, nhà vua nói:
"Những bài thơ chân chính khơng thể nào ném xuống sơng được, chúng sống
trong lịng mọi người. Cịn những bài thơ chỉ có giá trị ngang với tờ giấy ghi lại


nó cũng đáng ném xuống sơng. Xait Arakamxki nên làm một việc gì đó có ích hơn
là làm những bài thơ nhạt thếch mà dịng sơng có thể cuốn đi được".
(Theo Raxun Gamzatop - Đaghextan của tôi)
Anh (chị) hiểu thế nào về câu chuyện trên? Hãy bình luận.
1


---- Hết ---Người ra đề: Nguyễn Thị Hạnh – SĐT: 0967949575
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2023
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10
(HDC gồm 05 trang)

Câu 1 (8,0 điểm)
Ý

1

Nội dung

Điể
m
8.0

I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: biết vận dụng các thao tác
lập luận, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả,
dùng từ đặt câu.
II. u cầu về kiến thức
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác
nhau, nhưng cần hợp lí, rõ ràng, thuyết phục…Sau đây là một định

hướng:
Giải thích ý kiến
1.5
- Một dịng suối trong: là mơi trường, hồn cảnh
sống tốt, có đầy đủ mọi điều kiện cần thiết cho sự
phát triển toàn diện của con người. Hoàn cảnh sống
tốt đẹp là điều mà ai cũng mong muốn được hưởng
nhưng khơng ai có quyền lựa chọn được điều đó.
- Một vũng nước đục: ý chỉ điều kiện, hồn cảnh
sống khơng lành mạnh, thiếu đi sự thanh sạch để nuôi
dưỡng cho sự phát triển của con người. Đây cũng có
thể là mơi trường sống với nhiều cạm bẫy, rủi ro, thử
thách luôn thường trực để quật ngã con người.
- Chỉ cần nó tiếp tục bơi, nó sẽ lớn lên một cách
đẹp đẽ mà thơi: ý chí, nghị lực để vươn lên vượt qua
mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. “Tiếp tục bơi” là
không bao giờ bỏ cuộc, là cách tốt nhất để hướng tới
những điều tốt đẹp, hoàn thiện bản thân qua chông
gai, thử thách.
=> Ý kiến đã nhấn mạnh đến mối tương quan
giữa môi trường sống và con người: Môi trường không
quyết định số phận, quan trọng là ở mỗi người có
dám chiến đấu, nỗ lực để vươn lên, trưởng thành từ
2


“vũng nước đục” làm cho giá trị của con người ngày
càng được khẳng định.
2


Bàn luận, đánh giá vấn đề
5.5
a. Khẳng định vấn đề:
b. Lí giải:
* Khơng có quyền lựa chọn cho mình hồn cảnh,
mơi trường mình sống
- Cuộc sống như là một món quà của tạo hóa,
được sống đã là hạnh phúc. Con người khơng có
quyền lựa chọn nơi mình sinh ra, hồn cảnh gia đình,
điều kiện sinh sống…
- Dù khơng thể lựa chọn cho mình mơi trường
sống nhưng bình đẳng ở chỗ sinh ra ta đều có cơ hội
để tự mình thay đổi số phận, tìm đến tương lai tương
sáng hơn. Tất cả phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của
bản thân.
* Môi trường không quyết định tất cả bởi ta có
quyền chọn cho mình cách sống và hãy giữ ý chí vững
vàng để khơng bị nghịch cảnh đánh bại:
- Giống như con cá chỉ cần tiếp tục bơi dù là
trong một con suối trong hay một vũng nước đục thì
con người cũng phải ln giữ vững niềm tin, ý chí, tự
tạo cơ hội để thốt khỏi nghịch cảnh vươn đến những
điều tốt đẹp:
+ Sẽ thật may mắn nếu ta được sống trong một
hồn cảnh thuận lợi, gia đình giàu có, cha mẹ u
thương. Nhưng nếu ta khơng thể tận dụng tốt những
lợi thế ấy để trang bị đầy đủ cho bản thân thì sớm
muộn cũng sẽ bị nhấn chìm trước những cam go, thử
thách của cuộc đời. Bởi cuộc đời không là con đường
trải đầy hoa hồng, thành công sẽ không tự nhiên đến

với những kẻ sống phụ thuộc, khơng dám tự mình
bước đi.
+ Nếu số phận khơng cho bạn cuộc sống giàu có
mà là hồn cảnh thiếu thốn thì nó cũng ít nhiều ảnh
hưởng đến cách bạn sống. Sự thiếu thốn, khiếm
khuyết nghèo khó có thể đẩy con người đến thất bại,
sự tha hóa. Nhưng nếu ta có quyết tâm, có ý chí vững
3


vàng thì những bất lợi ấy sẽ trở thành động lực để
thay đổi, nắm trong tay số phận của chính mình.
+ Hồn cảnh, mơi trường tốt hay xấu cũng chỉ là
yếu tố bên ngồi, quyền quyết định cách mình trưởng
thành, tạo nên nhân cách, bản chất tốt đẹp là ở chính
con người.
- Hồn cảnh éo le, nghịch cảnh là một phần của
cuộc sống, nó đẩy ta đến bước đường cùng. Nó buộc
ta đưa ra những lựa chọn, tự lên kế hoạch để chiến
thắng. Đã có người có người chiến thắng nhưng cũng
đã có người đầu hàng hồn cảnh.
- Nghịch cảnh sống dễ dàng đánh bại con người
ta, chèn ép, đẩy họ vào sự đưa đẩy của số phận.
Những lúc như vậy thì con người càng cần tỉnh táo,
đừng để cho những điều xấu xa, ý nghĩ đầu hàng xâm
lấn mà phải đấu tranh mạnh mẽ, tiếp tục đứng lên
sau vấp ngã, cám dỗ, hướng về tương lai.
- Xét cho cùng thì con người tự tạo ra hồn cảnh
nên khơng có lí do để ta chấp nhận chịu thua. Con
người có đủ trí tuệ, sức mạnh để vượt qua mọi thử

thách chông gai. Hơn nữa ta không hề đơn độc mà
bên cạnh ta ln có những người sẵn sàng dìu dắt,
nâng đỡ ta trên con đường đến thành công. Quan
trọng là con người có dám chấp nhận nghịch cảnh để
tiếp tục hướng về tương lai, đấu tranh để vượt qua nó
hay không.
3

Đánh giá mở rộng, bài học
1.0
- Phê phán: những người khơng có ý chí vươn
lên, dễ dàng thỏa mãn với cuộc sống người khác đem
lại, chỉ biết dựa dẫm, chịu thua nghịch cảnh,…
- Bài học nhận thức:
+ Cuộc sống vẫn tiếp diễn dù ta có phải đón
nhận những đau đớn, nghịch cảnh trớ trêu đến đâu.
Chỉ cần còn sống là còn hi vọng, là “tiếp tục bơi” về
tương lai, ánh sáng phía trước.
+ Cịn trẻ là cịn thời gian, tư duy và trí tuệ để
vươn lên, đừng bỏ cuộc vì con người ln phải đứng
cao hơn hồn cảnh.
4


Câu 2 (12,0 điểm)
Ý

Nội dung

I. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, vận
dụng tốt các thao tác lập luận ; biết cách chọn và phân tích dẫn
chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận ; bài viết mạch lạc, có
cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. u cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý cơ bản sau:

Điể
m
8.0

1

Giới thiệu được vấn đề nghị luận

0,5

2

Ý nghĩa của câu chuyện
2,0
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhà thơ
và cơ sở xác định, đánh giá sức sống của những bài
thơ chân chính.

3

Bàn luận
3,5

a, Phẩm chất năng lực của một nhà thơ chân
chính
- Mối quan hệ giữa "lệnh cấm" và thơ ca:
+ Lệnh cấm: sự cản trở của bạo lực, sự trừng
phạt của bạo quyền có thể gây tổn thương, mất
5


mát đến sự sống ở phương diện vật chất.
+ Những nhà thơ chân chính: là người sáng
tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Mà
NT chân chính ra đời do sự thôi thúc từ những nhu
cầu của đời sống, từ khát vọng và niềm tin của con
người, từ năng lực và sức mạnh tinh thần ở con
người.
- Một nhà thơ chân chính cần có dũng khí để
nói tiếng nói thực sự của đời sống (chứ không phải
sự tô vẽ giả tạo đời sống), của khát vọng và niềm
tin. Đó là sức mạnh của nhà thơ. Sức mạnh ấy sẽ
giúp nhà thơ chiến thắng mọi thương tổn về vật
chất mà quyền lực và lệnh cấm có thể tạo ra.
- Sự khác biệt giữa nhà thơ chân chính và nhà
thơ giả mạo: biểu hiện qua cách ứng xử trước lệnh
cấm, trước những đe dọa và trừng phạt - nhà thơ
chân chính vẫn sẽ làm thơ, kẻ mạo danh nhà thơ sẽ
hèn nhát mà im lặng.
 Thái độ phê phán những kẻ mạo danh nhà
thơ và chỉ đích danh bản chất của sự giả mạo ấy là
vô lại, lừa dối, đạo đức giả... Tạo ra một tương quan
đối lập như vậy cũng là cách khẳng định và tôn

vinh những nhà thơ chân chính.
b, Sức sống của những bài thơ chân chính:
+ Hành động ném thơ xuống sơng có ý nghĩa
như một thử thách đối với thơ ca. Ném thơ xuống
sông là hủy hoại cái tồn tại vật chất của bài thơ tức là văn bản. Sự hủy hoại đó chỉ có tác dụng
trong trường hợp bài thơ chỉ có cái xác chữ mà
khơng có cái hồn của tư tưởng, tình cảm.
+ Cái làm nên giá trị, làm nên sự tồn tại của
thơ ca là tư tưởng, tình cảm, là tấm lịng và tài năng
của nhà thơ chân chính. Nghĩa là thơ chỉ tồn tại
được khi tự nó là một giá trị tinh thần và có ý nghĩa
đối với đời sống tinh thần của mọi người. Vì thế mà
những bài thơ chân chính không thể bị ném xuống
sông khi chúng được lưu giữ trong lịng mọi người,
được mọi người đón nhận và u mến. Điều đó chỉ
có khi thơ cất lên vì con người và cuộc sống của
6


4

5

con người, cất lên một cách chân thành từ trái tim
nhà thơ. Sự chân thành ấy là biểu hiện dũng khí ở
một nhà thơ chân chính.
+ Mối quan hệ giữa nhà thơ chân chính và thơ chân
chính: nhà thơ chân chính sẽ tạo ra thơ chân chính.
Sự trung thực và dũng cảm của nhà thơ là động lực
để thơ cất lên bất chấp mọi cản ngăn. Tài năng và

tấm lòng của nhà thơ với con người là sinh khí, là
linh hồn để thơ ca sống mãi trong lòng mọi người.
Chọn một vài tác phẩm và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
5.0
Yêu cầu thí sinh chọn dẫn chứng phù hợp và phân tích để làm
rõ các phương diện sau đây:
- Yêu cầu làm rõ về phẩm chất, năng lực của
nhà thơ
- Phân tích làm rõ giá trị, sức sống của những
bài thơ chân chính.
Đánh giá, mở rộng
1,0
- Trong câu chuyện này, vua Samin đã có một
cách thức độc đáo và một sự nhìn nhận tinh tường
để phân biệt nhà thơ đích thực và nhà thơ giả mạo,
giữa nghệ thuật chân chính và những thứ giả danh
nghệ thuật: ngăn cấm làm thơ để phân biệt nhà thơ
thật và nhà thơ giả, hủy hoại nghệ thuật để nhận
diện nghệ thuật chân chính. Điều này tuy lạ mà
đúng: những giá trị chân chính ln tồn tại bất chấp
sự ngăn cấm, thậm chí hủy diệt.
- Qua câu chuyện này, Raxun Gamzatop đã
thể hiện được một cách sinh động quan điểm của
ông về nghệ sĩ và sản phẩm nghệ thuật của họ:
nghệ sĩ cần trung thực, dũng cảm và nghệ thuật
phải hướng tới sự thật cuộc đời, cất tiếng nói vì nó.
Đây là một yêu cầu chính đáng xuất phát từ ý thức
sâu sắc và nghiêm túc về thiên chức nghệ sĩ và sứ
mạng của nghệ thuật.


LƯU Ý

7


1) Những nội dung trên chỉ mang tính gợi ý. Trong q trình làm bài, HS có
thể có hướng triển khai, sắp xếp ý theo cách khác nhưng phải đảm bảo làm nổi bật
được trọng tâm vấn đề. Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo độc đáo của HS.
2) Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo
--------------HẾT-------------

8



×